Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Vận dụng nguyên tắc dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy kỹ năng dạy nghe hiểu bài 8 the story of my village

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.4 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐẠI MỖ
*******
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy kỹ năng dạy nghe hiểu
Bài 8 “The story of my village”
( Chương trình Tiếng Anh 10 ban cơ bản )
Môn học: Tiếng Anh
Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,
Văn học, Tin học…

HÀ NỘI, THÁNG 12 - 2014
PHIẾU THÔNG TIN
VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Trường THPT Đại Mỗ
- Địa chỉ: An Thái, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 04.38.392.121; Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Nhung
Ngày sinh : 08/ 12/ 1980
Môn : Tiếng Anh
Điện thoại : 0988771463
Email :
PHIẾU MÔ TẢ
HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học: Vận dụng nguyên tắc dạy học theo chủ đề tích hợp
trong dạy kỹ năng dạy nghe hiểu bài 8 “ The story of my village”, SGK Tiếng
Anh 10 ban cơ bản nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học
sinh.


2. Mục tiêu dạy học
* Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Có thể so sánh sự thay đổi của một làng quê, một thị trấn, một thành phố
hay cụ thể hơn trong bài học sinh có thể so sánh được Hà nội xưa và Hà nội nay
qua các hình ảnh và đoạn video clip.
- Có kiến thức thực tế về Hà Nội trước đây và bây giờ nơi các em học sinh
được sinh ra và lớn lên.
* Về kỹ năng: - Luyện tập được kỹ năng nghe hiểu qua các bài tập chọn
đúng hoặc sai và điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.
- Giúp học sinh biết cách nói so sánh về sự thay đổi của Hà nội xưa và
nay hay mở rộng ra ở bất kỳ nơi nào.
* Về giáo dục:
- Giáo dục học sinh biết trân trọng và gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc và bảo
vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, yêu con người và yêu thiên nhiên.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Các lớp 10A1, 10A2, 10A7 trường THPT Đại Mỗ
- Số lượng: lớp 10A1: 36 học sinh; lớp 10A2: 38 học sinh; lớp 10A7: 45
học sinh
- Đặc điểm:
+ Hầu hết học sinh có khả năng nhận thức trung bình, khá.
+ Rất nhiều học sinh hổng kiến thức là do thái độ học tập của học sinh ở
những năm trước (học sinh chỉ học hai môn Văn và Toán để thi vào 10 và bỏ
qua không học môn Tiếng Anh).
+ Nhiều học sinh còn hạn chế về từ vựng và ngữ pháp nên giáo viên gặp
nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động nghe, nói.
4. Ý nghĩa của bài học
- Góp phần rèn luyện kỹ năng nghe hiểu của học sinh theo hướng tích
hợp.
-Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan đến

các bài học của môn Tiếng Anh.
- Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về mỗi bài học, mở rộng kiến thức để
nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Anh và các môn học khác, vận dụng kiến
thức của các môn học (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, tin học, …) để giải
quyết các vấn đề trong học tâp.
- Giúp học sinh có thêm hiểu biết về dời sống xã hội và hình thành kỹ
năng sống tích cực, biết giải quyết các tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng
ngày một cách nhanh và hiệu quả.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a, Thiết bị, đồ dùng dạy học
- * Giáo viên:
+ Tranh ảnh về Hà nội xưa và nay.
+ Bài văn viết về sự thay đổi về Hà nội xưa và nay dựa trên các ý về nhà
cửa, đường phố, cây cối, giao thông, nhà máy xí nghiệp và mức sống của người
dân.
+ Đoạn video tự thiết kế của giáo viên về Hà nội dựa trên các ý ở trên.
+ Bài ghi âm do người bản ngữ đọc.
+ Giáo án word, giáo án điện tử powerpoint, handouts cho học sinh.
+ Phần thưởng cho học sinh.
* Học sinh:
+ Sưu tầm tranh ảnh, video về Hà nội xưa và nay
+ Chuấn bị bài viết so sánh về Hà nội xưa và nay.
b, Mô tả các ứng dụng CNTT
* Giáo viên:
+ Giáo viên soạn bài trên phần mềm word và powerpoint.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tự làm video, ghi âm phần tapescript.
* Học sinh:
+ Sưu tầm trên mạng internet và sách vở về Hà nội xưa và nay.
+ Sưu tầm phim tài liệu, tranh ảnh.
+ Trình chiếu tranh ảnh và tài liệu trên powerpoint.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Giáo án word và powerpoint.
Mô tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học,
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh,
hoạt động của giáo viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong
thực tiễn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Cách thức:
+ Học sinh trình bày miệng các phần đã được chuẩn bị ở nhà theo cá nhân
và theo đội.
+ Học sinh tham gia vao bài học theo hình thức một cuộc thi đường lên
đỉnh Olympia giữa 4 đội. Với mỗi câu trả lời đúng học sinh được nhận môt thẻ.
Cuối mỗi môt hoạt động, giáo viên gom lại thẻ của tất cả học sinh trong đội. Đội
nào nhận được nhiều thẻ nhất đội đó sẽ được bước lên môt bậc ở đỉnh núi của
mỗi đội. Kết thúc bài học, đội nào đứng ở bậc cao nhất đội đó sẽ thắng cuộc, học
sinh nào nhận được nhiều thẻ nhất thì học sinh đó cũng được tuyên dương và ghi
điểm.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Sưu tầm tài liệu phong phú, đúng chủ đề.
+ Trả lời nhanh, đúng câu hỏi.
+ Thảo luận tích cực, thống nhất ý kiến chuẩn xác.
+ Trình bày sản phẩm lưu loát, diễn cảm, đúng yêu cầu.
8. Các sản phẩm của học sinh
- Tranh ảnh, video sưu tầm về Hà nội xưa và nay.
- Sau khi luyện tập kỹ năng nghe hiểu, học sinh thuyết trình được về Hà
nội trước đây và bây giờ.
* Đánh giá:
- Bài học đã đạt được sử dụng trong tiết thi giáo viên giỏi cụm Từ Liêm
- Kết quả: được BGK đánh giá cao về các mặt:
+ Đảm bảo nội dung, kiến thức trọng tâm, cơ bản

+ Phương pháp dạy hoc sáng tạo.
+ Nội dung tích hợp liên môn sâu sắc, gắn liền với thực tế địa
phương
+ Học sinh hoạt động tích cực, hiệu quả, nắm vững kiến thức cơ
bản và nội dung tích hợp.




ROADS AT THE PRESENT
HOUSES IN THE PAST
HOUSES AT THE PRESENT
ROADS IN THE PAST
TRAFFIC IN THE PAST
TRAFFIC AT THE PRESENT
FACTORIES IN THE PAST
FACTORIES AT THE PRESENT

×