Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN VI mô tìm hiểu về cây chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.86 KB, 12 trang )

I . Tổng quan về cây chè
1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân
1. 1 Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và chữa được
nhiều loại bệnh:
Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính tốt của nú,
chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ biến rộng rói hơn cả cà
phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và các chất dinh dưỡng của nước chè đã được các
nhà khoa học xác định như sau:
Cafein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích
hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt
động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau những lúc làm
việc căng thẳng.
Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương
hàn. Nhiều thầy thuốc còn dựng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng
quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được
chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin củacây chè. Dựa vào số
liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì
hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều
lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích
cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch,
trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hụ hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái
chức năng của hệ thống điều tiết mỏu.v.v
Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều nhất là
vitamin C.
Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ. Điều này
đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được
chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm. Qua việc quan sát thống kê nhận thấy
nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirụsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì
vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không trồngchè. Các tiến sĩ Teidzi Ugai
và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch
tanin chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90.


1. 2 Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm,
cho hiệu quả kinh tế cao.
Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận
lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn bỳp/ha. Các năm
thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2 - 3 tấn
bỳp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất.
Nếu như ở miền xuôi, cây lúa là cây chủ đạo thì ở miền núi cây chè là cây chủ lực mang
tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội, là cây xoá đói giảm nghèo cho đồng bào ta ở
miền ngược. Sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng cây chè Việt lại có một sức
sống mãnh liệt, thích nghi với môi trường, địa hình miền núi. Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc
khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển
cây chè. Đây cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia.
Năm 2008, số liệu thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế hoạch đến
năm 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150. 000 ha. Nếu phát triển được những giống chè mới đạt
năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ ha tương đương với 2, 5 tấn khô/ ha và giá xuất khẩu đạt mức
3. 000 USD/ tấn thì cây chè hoàn toàn có thể trở thành cây xoá đói giảm nghèo.
1. 3 Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao.
Căn cứ vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông trường quốc
doanh (42, 39 tạ bỳp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè của khu vực nông
trường quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài
ngày của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng
suất chè đạt 100 tạ búp/ ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân húa học, hoặc 3, 1
tạ bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy một ha chè có năng suất 100 tạ búp có giá trị xuất khẩu
ngang với 200 tấn than. Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng
được mở rộng. Năm 2009, sản lượng chè xuất khẩu của nước ta là 134. 000 tấn, với mức giá bình
quân 1336 USD/tấn.
1. 4. Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo công ăn việc
làm cho lao động nông thôn.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản
xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lương thực, chè là một

trong những cây có ưu thế nhất.
Hiện nay nước ta mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động củanước ta
dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại cây yêu
cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và
miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao
động dồi dào trong phạm vi cả nước. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi
dẫn tới việc phân bổ các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do
đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi mau
chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn húa.
Cây chè còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống xói mòn và phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc.
2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè
Cõy chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình
sống của nú. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến
nay đã được phân bố khá rộng rói, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều
kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè
sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh
tác. Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các
vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo
từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất
chè.
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện sống thích
hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng như khả năng thích ứng
của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện
pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt, chua, thoát
nước, khí hậu ẩm và ấm.Dưới đây, ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:
2. 1 Điều kiện đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây
chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt,

nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4, 5 - 6,0. Đất trồng
phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình
thường.
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên
đá granit, nai, phiến thạch sột và mica. ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển
trên đá mẹ phiến thạch sột. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của
chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường
nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung
dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng
việc bón đủ và hợp lý phân húa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho
biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại.
Bởi thế không bao giờ người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH
quá thấp, dưới 4.
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố quyết định và
tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì điều kiện dinh dưỡng của
đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng
trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè
thành phẩm đều tốt. Chè trồng
trên đất nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương
không thơm, vị nhạt và chất hũa tan ít.
Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè. Thực tiễn ở
Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi cao có hương thơm và mùi
vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ
nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong
chè trồng ở khu vực thấp.Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới
thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ
cao cách mặt biển 2. 000 mét. Nghiên cứu của Viện nông học HồNam (1957) cho thấy ảnh hưởng
của độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin trong búp chè như sau:
Bảng 1. 1:Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè
Độ cao so với mặt biển (m) 3 75 113 130 150 260

Hàm lượng tanin % 23, 28 23, 28 24, 96 25, 20 25, 66 26, 06
(Nguồn: Nghiên cứu của viện Nông học Hồ Nam năm 1957)
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp. Hướng
dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng
cường độ tích lũy tanin và vật chất hũa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía
nam hàm lượng tanin và chất hũa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc.Ở độ vĩ càng
cao phẩm chất và sản lượng chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và
ngày dài đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
2. 2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo thành cơ thể
của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá
non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại
càng quan trọng hơn.
tính di truyền tốt … thì mới cho phép cây chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Hiện nay có bốn phương pháp nhân giống phổ biến là nhân giống bằng hạt, bằng cành, sử
dụng vườn hom giống và vườn ươm. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm của mình, vì vậy
cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp nhân giống nhằm giảm thiểu nhược điểm
và phát huy ưu điểm để có được sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt và chi phí thấp
- Công nghệ sản xuất chè:
Công nghệ sản xuất chè bao gồm hệ thống quy trình sản xuất, các biện pháp kỹ thuật
trồng, chăm sóc, thu hoạch. Ngày nay công nghệ sản xuất chè ngày càng được cải tiến và hoàn
thiện góp phần tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh chè. Tuy nhiên để áp dụng thành công các phương pháp đó, đòi hỏi người nông dân phải
không ngừng học hỏi, tích luỹ kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực hành.
- Công nghệ bảo quản:
Sản phẩm nông nghiệp nói chung và chè nói riêng là những cơ thể sống, sau khi thu hoạch
chúng sẽ rất dễ bị hao hụt tổn thất. Sự hao hụt này là do các quá trình vật lý (chẳng hạn sự thoát
hơi nước, sự sinh nhiệt); các quá trình sinh lý (như sự hụ hấp, sự chín) và quá trình thay đổi thành
phần hoá chất (như sự thay đổi màu sắc, sự chuyển hoá các chất) xảy ra trong búp chè sau thu

hoạch. Vì vậy công nghệ bảo quản sau thu hoạch có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất, kinh doanh chè.
- Công nghệ chế biến sản phẩm:
Công nghệ chế biến sản phẩm cho phép đa dạng hoá sản phẩm chè phục vụ nhu cầu tiêu
dùng ngày càng đa dạng, cho phép kéo dài thời gian tiêu thụ, cho phép vận chuyển đi xa, nâng
cao giá trị sản phẩm. Qua đó tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu
thụ cho ngành hàng này.
Các phương pháp chế biến chè phổ biến hiện nay như chế biến sấy khô, chế biến đóng hộp, chế
biến nghiền (trà túi lọc)… khả năng khai thác đất phục vụ cho sản xuất chè nhiều, quy mô sản
xuất lớn và ngược lại.
Năng suất chè là lượng chè thu được trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất
định. Sản lượng chè là toàn bộ khối lượng chè thu được trên toàn bộ diện tích gieo trồng trong vụ
hoặc trong năm. Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh chè ở những
cơ sở khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc cùng một cơ sở nhưng ở những thời kỳ khác nhau.
4. 1. 2 Các chỉ tiêu giá trị
Kết quả sản xuất chè về mặt giá trị được phản ánh ở 2 chỉ tiêu chủ yếu là giá trị sản xuất
và giá trị sản phẩm hàng hoá.
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm chè được tạo ra trong năm, tức là
bằng tổng sản lượng chè trong năm nhân với giá bán chè. Nú phản ánh kết quả đạt được sau một
năm sản xuất kinh doanh của một cơ sở nào đó. Giá trị sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, là tổng giá trị khối lượng sản phẩm chè hàng hoá được sản
xuất ra trong năm. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá kết quả chuyên môn hoá sản phẩm chè của một
cơ sở nào đó.
Khi xem xét 2 chỉ tiêu này cần chú ý yếu tố giá. Nếu xem xét kết quả sản xuất kinh
doanh giữa các thời kỳ, giữa các cơ sở khác nhau thì dùng giá cố định, hoặc phải tính đến chỉ số
biến động giá cả. Nếu xem xét trong cùng một thời gian thì dùng giá hiện hành. Đồng thời cũng
cần xem xét chúng trong nhiều năm, do sản xuất chè phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sản lượng
chè biến động không lường, nhằm loại trừ yếu tố ngẫu nhiên.
4. 2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè
Hiệu quả sản xuất là phạm trù được dùng để chỉ trình độ sử dụng các nguồn lực để tạo ra

những kết quả sản xuất kinh doanh nhất định. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta
sử dụng kết quả và chi phí để phân tích. Cụ thể là những chỉ tiêu sau:
Giá trị sản xuất tính trên một ha chè, tính trên một đồng chi phí sản xuất bằng giá trị sản
xuất trên một ha chè chia cho tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh mức tạo ra giá trị sản
lượng của một đồng chi phí bỏ vào sản xuất, kinh doanh.
Tổng GDP của tỉnh năm 2007 đạt 4.716, 17 tỷ đồng (giá so sánh 1994), 9.868, 69 tỷ đồng
theo giá hiện hành. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) của tỉnh đạt khoảng 8, 67 triệu
đồng, cao hơn so với mức bình quân của vùng nhưng thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả
nước (13, 43 triệu đồng). Như vậy, tỉnh có điểm xuất phát thuận lợi hơn nhiều tỉnh khác trong
vùng nhưng lại không thuận lợi bằng hầu hết các địa phương khác trong cả nước.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 9,89% cả thời kỳ 2000 - 2007
(năm 2000 đạt 2.436, 6 tỷ đồng, năm 2007 đạt 4.716, 17 tỷ đồng, giá so sánh). Sự tăng trưởng
kinh tế của tỉnh được thể hiện ở cả 3 khu vực sản xuất, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng
có mức tăng trưởng cao nhất 13,54%/năm, thương mại dịch vụ tăng 11,04%, nông lâm thuỷ sản
tăng 4,5%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2007 đạt trên 64, 5 triệu USD.
Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như vậy nhưng do xuất phát điểm ban
đầu của tỉnh thấp nên trong tương lai, nếu chỉ duy trì mức tăng trưởng như hiện nay thì Thái
Nguyên không thể tăng đáng kể phần đóng góp của mình cho GDP của toàn vùng, nhất là về
công nghiệp và dịch vụ, và khoảng cách phát triển giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả
nước sẽ ngày càng tăng lên.
Một số ngành, sản phẩm mũi nhọn có sự phát triển tương đối nhanh, vững chắc, quy mô
ngày càng tăng.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế tỉnh tính theo GDP giá so sánh 1994 tăng tương
đối nhanh, năng suất lao động trong khu vực nông - lâm - thuỷ sản tăng nhanh nhất, tiếp đó là
khu vực công nghiệp - xây dựng, năng suất lao động của trong khu vực dịch vụ tăng chậm nhất
Một số sản phẩm công, nông nghiệp của Thái Nguyên có khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng truyền thống.
Trong những năm gần đây, với môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, với những lợi thế
tiềm năng đầu tư sẵn có và chính sách ưu đói đầu tư cởi mở, tỉnh Thái Nguyên đã và đang thu hút

khá nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt năm 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, Thái Nguyên đã
thu hút được 127 dự án với số vốn đăng ký gần 50. 000 tỷ VNĐ (3, 3 tỷ USD) trong đó có nhiều dự
án đầu tư của các tập đoàn mạnh
Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong
nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh có chủ trương
phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp
phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh.
Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005 và 2006-2010. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản
lượng chè tăng đáng kể.Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao
cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vấn đề an
toàn sản phẩm gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được
1. Thực trạng phát triển diện tích, sản lượng chè ở tỉnh Thái Nguyên
1. 1 Về diện tích
Chè được trồng ở tất cả các huyện và thị xã của tỉnh Thái Nguyên.Nhìn vào bảng 2.1 ta có
thể thấy diện tích trồng chè phân bố không đều giữa các huyện, 3 huyện có diện tích trồng chè ít
nhất là huyện Phú Bình, huyện Võ Nhai và thị xã Sông Công. Huyện tập trung chè nhiều nhất là
huyện Đại Từ, đó là do đất đai và khí hậu, điều kiện tự nhiên của huyện phù hợp với sự sinh
trưởng và phát triển của cây chè, mặt khác người dân ở Đại Từ cũng có kinh nghiệm, truyền
thống trồng chè từ lâu đời.
Trong những năm qua, tỉnh không ngừng xây dựng, phát triển những khu công nghiệp, hệ
thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hoá
ngày càng tăng, mặt khác quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy diện
tích đất nông nghiệp ngày càng bị hạn chế. Tuy vậy, diện tích trồng chè vẫn tăng lên hàng năm do
tỉnh xác định cây chè là cây công nghiệp chủ lực.
Trong giai đoạn 2004 – 2006, diện tích trồng chè của tỉnh tăng mạnh. Năm 2005 so với
2004, diện tích trồng chè của tỉnh tăng 3,96% tương đương với 607 ha. Năm 2006 so với 2005,
diện tích tăng 435 ha (2.73%). Trong đó, diện tích tăng mạnh nhất phải kể đến các huyện: Phú
Lương chiếm 21,72% tổng diện tích toàn tỉnh, huyện Đại Từ chiếm 30,72% tổng diện tích (năm
2006)

Tuy nhiên đến giai đoạn 2007 – 2008, tốc độ tăng của sản lượng chè giảm so với giai
đoạn 2004 – 2006. Năm 2007, sản lượng chè đạt 140. 182 ha, tăng 10. 269 tấn (7,9%) so với năm
2006. Năm 2008, sản lượng chè toàn tỉnh đạt 149. 255 tấn, tăng 9073 tấn (6,47%) so với năm
2007.
Huyện Đại Từ là huyện có sản lượng chè lớn nhất toàn tỉnh qua các năm. Năm 2008, sản
lượng chè của huyện đạt 46. 124 tấn, chiếm 30,9% sản lượng chè toàn tỉnh. Là huyện trung du
miền núi, nhờ có điều kiện khí hậu và đất đai được thiên nhiên ưu đãi nên nhìn chung rất thích
hợp với sự phát triển của cây chè. Do đó trong cơ cấu các cây trồng của huyện, chè được xác định
là cây trồng tiềm năng thế mạnh của Huyện - Là cây trồng xoá đói giảm nghèo tiến tới làm giàu
trong việc phát triển kinh tế của Huyện vì vậy diện tích chè hàng năm không ngừng tăng nhanh.
Huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đưa các giống chè mới có chất lượng và năng
suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ, Chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho
năng suất và chất lượng cao. Nhờ có những cơ chế chính sách đúng đắn phù hợp để quy hoạch
phát triển sản xuất chè, đồng thời nhân dân trong huyện có truyền thống canh tác, sản xuất chè,
ham học hỏi và ứng dụng KHKT vào sản xuất, thâm canh, chế biến chè đã hình thành nên nhiều
vùng sản xuất có sản phẩm chè đặc sản thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như chè La Bằng,
Hoàng Nông, Hùng Sơn, Quân Chu… chuyên sản xuất những loại chè có uy tín và giá trị kinh tế
cao.
2. Tình hình thâm canh sản xuất chè ở Thái Nguyên
2. 1 Các vùng chuyên canh trong tỉnh
Phát triển sản xuất có hai hình thức: quảng canh và thâm canh. Trong đó, quảng canh là
hình thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách mở rộng diện tích đất đai với cơ sở
vật chất kỹ thuật thấp kém, trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng sử dụng độ
phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Thâm canh là hình thức sản xuất tiên tiến nhằm mục đích tăng
sản lượng nông sản bằng cách tăng độ phì nhiêu của đất thông qua đầu tư thêm vốn và kỹ thuật
vào sản xuất.
2 năm 2007-2008, có 14 chế phẩm húa học được sử dụng trong tổng số 20 chế phẩm. Rất
ít chế phẩm sinh học và thảo mộc được sử dụng trong sản xuất chè.
Một điều đáng lưu ý là hầu hết người trồng chè không tuân thủ thời gian cách ly. Kết quả
phỏng vấn cho thấy hầu hết người trồng chè hiện nay chỉ để thời gian cách ly khoảng 7 - 10 ngày.

Hầu hết người trồng chè ở Thái Nguyên ít chú ý tới bảo hộ lao động. Nhiều hộ nông dân
sau phun thuốc đã không thu gom bao bì đựng thuốc, mà bỏ trên nương chè, nhất là các nương
chè không gần nhà ở.
2. 3 Giống chè và nguồn cung cấp
2. 3. 1 Giống chè
Thực hiện đề án Phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010. Mỗi năm Thái
Nguyên tổ chức trồng mới và trồng lại 600 ha chè. Việc tổ chức trồng lại chè thực hiện đối với
những diện tích chè Trung Du già cỗi được phá đi trồng thay thế bằng các giống chè mới có năng
suất chất lượng cao. Từ năm 2006 đến hết năm 2009 đã trồng mới 1. 259 ha và trồng lại (thay
thế) 813 ha chè, toàn bộ diện tích này đều dược trồng bằng các giống mới nhân bằng phương
pháp giõm cành (Năm 2010 kế hoạch trồng mới và trồng lại 600 ha chè).
Trước năm 2001 hầu hết diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên là giống chè Trung Du trồng
bằng hạt. Từ sau năm 2001, thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-
2005 và giai đoạn 2006- 2010, cùng với Dự án phát triển chè và cây ăn quả của Bộ Nông nghiệp
bằng nguồn vốn ADB, hầu hết các giống mới có năng suất, chất lượng cao đều đã có trồng tại
Thái Nguyên. Giống chủ lực được chuyển đổi là giống chè LDP1, bên cạnh đó là các giống chè
như TRI777, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, PT95, Bát Tiên
Đến nay cơ cấu giống chè tại Thái Nguyên như sau: Giống Trung Du: chiếm 72%, LDP1,
LDP2, TRI777: 25,5%, Các giống nhập nội (Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Hùng
Đỉnh Bạch, PT95 ): 2,5%, trong đó chủ yếu là giống Phúc Vân Tiên (180 ha), giống Kim Tuyên
(25 ha).
trồng và sản xuất chè chủ yếu do dân tự lo là chính cho nên khi gặp khó khăn người dân tự ý chặt
phá vườn chè, làm giảm sút diện tích và sản lượng
+Việc phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chưa thực hiện tốt: Giống
chè là yếu tố quan trọng số một quyết định năng suất và sản lượng chè. Hiện nay ở nhiều địa
phương vẫn còn sử dụng giống chè Trung du lá nhỏ cho năng suất, chất lượng thấp. Công tác
giống đã được quan tâm nghiên cứu, chọn tạo nhưng vẫn chưa thể cung cấp đủ giống tụt cho sản
xuất
Quy trình kỹ thuật canh tác vẫn còn bất cập, vườn chè chưa được thâm canh đầy đủ.
Diện tích vườn chè cũ, năng suất thấp còn lớn. Cần có biện pháp trồng mới, trồng lại

bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao.
Mối liên kết giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến còn lỏng lẻo. Hiện nay một số nhà
máy đã đầu tư trực tiếp cho vùng nguyên liệu để tạo vùng nguyên liệu riêng cho mình, nhưng số
lượng còn ít, hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá còn phổ biến.
+ Vấn đề thương hiệu cho sản phẩm chè chất lượng cao, chè an toàn, chè đặc sản chưa
được quan tâm đúng mức. Tuy đã có nhãn hiệu chè tập thể “chố Thỏi Nguyờn” và thương hiệu
chè Tân Cương, Trại Cài, La Bằng…nhưng tỉnh chưa có bộ tiêu chuẩn sản phẩm và các chế tài
xử lý về vi phạm bản quyền thương hiệu nên nhiều người sản xuất chè chất lượng thấp nhưng lại
rao bán với thương hiệu chè đặc sản làm giảm uy tín của các sản phẩm chất lượng tốt.

Thứ hai: Nông dân rất dễ nhận ra tiêu chuẩn mà người mua đặt ra để có thể hái theo đúng
yêu cầu bởi vì tôm và lá rất cụ thể và xác định được ngay.
- Chè bảo quản tại chỗ chờ chế biến cần được rũ tơi, rải đều trên nền sạch, nhẵn, chiều dài
rải chè không quá 20 cm, cách tường 20 cm.
- Cố gắng rải riêng từng loại chè A, B và C, D giữa có khoảng trống làm lối đi lại, tránh
dẫm đạp lên chè
- Phòng bảo quản phải thoáng, mát, không bị mưa nắng hắt vào.
- Sau 2 - 3h bảo quản dùng sào tre hoặc dùng tay rũ nguyên liệu một lần, không dùng cào
sắt để tránh làm dập nát chè.
- Chè vào dây truyền sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng không để ùn đống ở đầu dây
chuyền.
- Nguyên liệu chè phải được chế biến với qui trình công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên
tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. 3 Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, giúp họ hiểu được
những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp, có được các kỹ năng về quản lý kinh tế nông nghiệp và những thông tin về thị
trường nông sản hàng hoá. Như vậy, công tác khuyến nông được coi là cầu nối giữa tiến bộ khoa
học kỹ thuật, chính sách, thị trường với những người tham gia sản xuất nông nghiệp. Tăng cường
công tác khuyến nông là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất chè

ở tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện tốt công tác này cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
+ Đối với hệ thống khuyến nông nhà nước:
- Củng cố và kiện toàn trạm khuyến nông cấp huyện, thành thị.Đảm bảo các cán bộ
khuyến nôngcó kỹ năng khuyến nông và có đủ năng lực, trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật.
2. 4 Phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà trong việc tiêu thụ sản phẩm chè
Cần tăng cường mối liên kết 4 nhà nhằm thúc đẩy sản xuất chè phát triển bền vững và thực
hiện công nghiệp húa – hiện đại húa nông nghiệp, nông thôn, tiến tới nền sản xuất hàng hoá quy
mô lớn, hiện đại. Mối liên kết 4 nhà bao gồm:
- Nhà nông (người sản xuất): có trách nhiệm cung ứng nông sản phẩm hàng húa theo tiêu
chuẩn đã được cam kết trong hợp đồng.
- Nhà doanh nghiệp (người tiêu thụ nông sản hàng húa): có trách nhiệm tổ chức tiêu thụ
hàng húa đã được cam kết trong hợp đồng.
- Nhà nước: Cơ quan quản lý giá hướng dẫn nguyên tắc định giá sàn nông sản phẩm hàng
húa đảm bảo người sản xuất có lợi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; Hàng năm ngân sách
dành khoản kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung và hỗ trợ hàng
sản xuất, chế biến khẩu.
- Nhà khoa học: Thực hiện các hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, quy trình sản xuất.
3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh chè
nói riêng thì ngoài việc quy hoạch bố trí vùng sản xuất, tỉnh cần tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng kinh tế kỹ thuật bao gồm hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông, các trại, trạm như trung
tâm sản xuất giống chè, cơ sở chế biến và bảo quản chè cho các vùng sản xuất chè hàng hoá tập
trung và cho toàn tỉnh.
+ Hệ thống thủy lợi:
Thủy lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói
riêng. Trên cơ sở quy hoạch, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, nâng cao diện
tích chủ động tưới và diện tích chủ động tiêu, tiên tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển của cây
chè, nhất là đối với vùng sản xuất chè hàng hoá tập trung. Từng bước áp dụng công nghệ tưới

hiện đại. Đảm bảo đủ nước tưới cho cây chè trong vụ đông.
+ Về hệ thống trại, trạm:
Đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật và phương tiện
hoạt động cho các trạm bảo vệ thực vật và các trạm khuyến nông cấp huyện, xã.
Đầu tư cho các cơ sở sản xuất và khảo nghiệm giống, tập trung vào các trạm trại sản xuất
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học
+ Khuyến khích đầu tư trang bị cơ giới húa các khâu sản xuất, trọng tâm là khâu thu hái,
chế biến chè. Tăng cường đầu tư vào xây dựng các cơ sở chế biến hiện đại, năng suất cao
4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng thì khoa học
công nghệ có vai trò hết sức quan trọng. Nhờ đó mà người ta tạo được những giống chè có chất
lượng tốt, năng suất cao và những sản phẩm chè mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè tỉnh cần phải:
+ Tăng cường hợp tác với các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực để thử
nghiệm nhiều mô hình trình diễn giống mới, quy trình công nghệ sản xuất, thiết bị máy móc chế
biến và đóng gói.
+ Xây dựng một số trang trại chè khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ để ứng dụng các
mô hình khuyến nông, khuyến công (trang bị cơ khí hoá trong sản xuất) hình thành phát triển
danh trà và thương hiệu.
+ Tiếp tục xây dựng và mở rộng những mô hình quản lý chất lượng toàn diện từ khâu sản
xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở gắn sản xuất với hệ thống thu mua, bán
hàng và phân phối, tạo mô hình thuyết phuc về liên kết 4 nhà.
+ Đầu tư cho xây dựng các thương hiệu chè xanh chất lượng cao, xây dựng bộ tiêu chuẩn
chè Thái Nguyên.
+ Đối với chè chất lượng cao cần áp dụng quy trình sản xuất chè giống chất lượng cao.
Trong đó cần chú trọng vào các khâu trọng yếu như sau:
- Cung cấp giống tốt và điều khiển mật độ hợp lý, tạo hình đúng tiêu chuẩn, trồng cây che
bóng hợp lý và cây chắn gió.
- Tưới nước chủ động bằng nguồn nước không bị ô nhiễm và theo công nghệ tưới phun
với chế độ tưới khoa học, hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở phù hợp với yêu cầu sinh thái từng giống và

điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái.
- Bón phân hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường. Chủng loại: Ngoài đạm, lân, kali cần
chú trọng các loại phân Mg, Zn, Ca, bánh dầu, đặc biệt chú trọng bón phân hữu cơ. Thường
xuyên thay đổi chủng loại phân giữa các lần bón. Để tăng thêm hương thơm có thể dùng hỗn hợp
cám gạo + bánh dầu + bắp + các loại đỗ phế phẩm xay trộn với phân gia súc.
- Bảo vệ thực vật theo hướng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Đặc biệt coi
trọng vấn đề cải tạo đất, chống xói mòn và thoái hoá để đảm bảo sản xuất bền vững.
+ Ứng dụng công nghệ phù hợp sau thu hoạch: Do chè là sản phẩm có đặc trưng khác so
với các sản phẩm khác là nú có nguồn gốc hữu cơ. Sau khi hái về còn tươi, nếu không được bảo
quản ngay sẽ mất đi phẩm chất vốn có. Vì thế chế biến đúng kỹ thuật và bảo quản tốt là nhân tố
cơ bản để giữ được phẩm chất tốt nhất của chè trước khi bán. Cần đổi mới công nghệ chế biến
sau khi thu hoạch và bảo quản sản phẩm thông qua hình thức giảm nhẹ lao động thủ công, tăng
cường các loại máy sao, sấy chè, đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng chè.
Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng công nghệ chế biến, đa dạng hoá công nghệ
để đa dạng hoá sản phẩm và thay đổi cơ cấu sản phẩm chè đen: chè CTC, OTD, chè đen cánh
nhỏ, Chè canh như Ô Long, chè xanh sao suốt… Chú trọng các loại thiết bị hiện đại chế biến chè
xanh, chè lên men bán phần quy mô nhỏ và vừa của Đài Loan, Trung Quốc.
Thiết kế hệ thống bao bì mẫu mã, bảo quản tốt sản phẩm hình thức đẹp tương xứng với sản
phẩm chè Thái Nguyên, áp dụng cơ giới hoá khâu đóng gói với thiết bị chân không.
Cần đẩy mạnh việc trang bị hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống vận chuyển, hệ thống thông tin
nhà xưởng… phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, đảm bảo các hoạt động truyền
thông, hoạt động marketing, hoạt động nghiên cứu thị trường diễn ra thuận lợi.
5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn
Sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn, chất lượng cao không chỉ là nhu cầu của
người dân các nước phát triển mà cũng là nhu cầu của mọi người chúng ta. Điều này đã được nêu
trong nghị quyết của Chính phủ ngày 15/6/2000: “Phải sản xuất được các loại chè phù hợp với thị
hiếu của thị trường trong nước đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế”. Một
trong các yêu cầu của nông sản thực phẩm an toàn chất lượng cao là không có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật hoặc có ở dưới ngưỡng cho phép.
Trong sản xuất chè, phần thu hoạch là búp chè. Búp chè bị khá nhiều sâu hại tấn

công, gây tổn thất lớn không chỉ năng suất mà còn giảm đáng kể cả chất lượng. Trong số sâu hại
búp chè có những đối tượng rất khó phòng trừ (rầy xanh, bọ xớt, muỗi…). Do đó, để bảo vệ năng
suất và chất lượng búp chè, người trồng chè đã lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu. Đây là nguyên
nhân làm cho nhiều lô chè của nước ta chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho
phép. Muốn có sản phẩm chè phù hợp thị hiếu thị trường trong nước và yêu cầu thị trường quốc
tế thì cần giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Để thực hiện mục tiêu đã nêu cần phải tiến hành nghiên cứu giải pháp giảm thiểu sử
dụng thuốc hoá học trong phòng chống sâu chính hại chè. Một trong các hướng cần quan tâm là
nghiên cứu lợi dụng thiên địch, chế phẩm sinh học và thảo mộc trong sản xuất chè.
- Đối với các hộ sản xuất nhỏ
+ Các nông hộ cần tự nguyện thành lập nhóm/ HTX/ câu lạc bộ với qui mô 20 – 30 hộ,
diện tích từ 15 – 25 ha.
+ Không để nguồn nước ô nhiễm chảy vào vùng sản xuất, không sử dụng nguồn nước
tưới dễ bị ô nhiễm ô nhiễm.
+ Thực hiện canh tác theo qui trình sản xuất chè an toàn, quản lý dịch hại tổng hợp sâu bệnh hại
chè (IPM).
+ Thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm soát cộng đồng trong các đơn vị sản xuất chè an
toàn.
+ Mỗi tổ chức sản xuất cần xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất, đăng ký chất
lượng sản phẩm, bao bì nhãn mác và từng bước phát triển thương hiệu của mình.
- Đối với quá trình tổ chức và quản lý sản xuất:
+ Sản xuất chè tại các vùng chè tập trung, các cơ sở sản xuất do các doanh nghiệp quản
lý việc thực hiện qui trình kỹ thuật, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo hơn những nơi
sản xuất nhỏ lẻ.
+ Để sản xuất chè an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải có các hình thức tổ
chức, quản lý phù hợp với mỗi khu vực và loại hình sản xuất.
+ Sản xuất chè trong các doanh nghiệp cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 – 2000, từng bước áp dụng tiêu chuẩn HACCP, thực hiện cung ứng thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón cho các hộ sản xuất và có tổ chuyên phòng trừ sâu bệnh cho doanh nghiệp.
+ Khu vực sản xuất hộ nông dân, cần có sự liên kết, ký kết tiêu thụ sản phẩm chung và

mua vật tư chung cho cả nhóm. Có thể áp dụng mô hình liên kết hộ trồng chè với cơ sở chế biến
thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ và ứng trước vốn đầu tư. Có thể tổ chức hợp tác xã chuyên
ngành sản xuất chè an toàn tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
6. Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè
6. 1 Đối với các doanh nghiệp sản xuất chè
- Nhà nước hỗ trợ bằng cách cho vay vốn, tín dụng ưu đãi giúp mở rộng kinh doanh mua
sắm dây truyền công nghệ qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá nguồn vốn vay
phát triển chè (đầu tư cho trồng mới, đối mới công nghệ, xúc tiến
thương mạivà phát triển thương hiệu).Phần lớn những doanh nghiệp sản xuất chế biến chè
của Thái Nguyên hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, trang thiết bị cơ sở hạ tầng lạc hậu, điều
này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và chất lượng các sản phẩm chè của Thái Nguyên trên thị
trường. Với những khoản vay ưu đãi của Nhà nước sẽ giúp cho doanh nghiệp mua sắm những
dây truyền công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất và chế biến chè qua đó làm tăng tính hiệu
quả cũng như làm tăng chất lượng chè sản xuất ra. Mặt khác vốn tín dụng ưu đãi cũng giúp cho
các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng sản xuất tiến tới mở rộng
quy mô sản xuất tăng năng suất và chất lượng.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp sản
xuất và chế biến chè của Thái Nguyên chưa có sự chú trọng tìm hiểu thị trường, đối tác đặc biệt
là thị trường quốc tế. Đây là một trong số những lý do mà hoạt động sản xuất chế biến chè xuất
khẩu của Thái Nguyên chưa có được những thành công như mong muốn. Nếu có được đầy đủ
những thông tin về thị trường, trong về thị hiếu người tiêu dùng thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng
hơn trong việc sản xuất những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đó.
- Nhà nước cũng cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè. Các nhà doanh nghiệp sẽ lấy bộ tiêu chuẩn chất lượng đó
làm căn cứ để sản xuất và chế biến chè tạo ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chè an toàn chất lượng cao và có
chế tài xử phạt các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè kém chất lượng.
6.2 Đối với những người trồng chè
+ Nhà nước hỗ trợ về giống cho những người, cơ sở, xí nghiệp sản xuất chè:Việc có được

những giống chè mới phù hợp với thể nhưỡng khí hậu của từng vùng chè, sẽ nâng cao năng suất,
chất lượng chè nguyên liệu, cải thiện chất lượng những sản phẩm chè xuất khẩu.Trong những
năm vừa qua tỉnh đã sử dụng ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% giá giống cho người trồng chè bằng
giống chè mới chất lượng cao.
- Nhà nước cần hỗ trợ người dân phá bỏ chè cũ để trồng giống chè mới, trồng thay thế
nương chè cũ, trồng chè thâm canh năng suất cao với lãi suất ưu đãi.Đồng thời miễn thuế đối với
các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ trồng chè mới. Ưu đãi nhập thiết bị, máy móc
công nghệ cao, vật tư phù hợp cho các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuấtchè. Khuyến khích các
hộ tư nhân, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao.
- Nhà nước cũng cần hỗ trợ những người trồng chè về vốn để có thể mở rộng diện tích
trồng.Cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi: Mức vay 20 triệu đồng/ ha đối với trồng mới,
trồng thay thế, thời gian vay 36 tháng. Đối với thâm canh, cải tạo chè các hộ được vay 15 triệu
đồng/ ha thời gian vay 12 tháng (đối với chè thâm canh) và 24 tháng (đối với cải tạo chè).
- Nhà nước nên mở những lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng và chế biến cho người dân. Cung
cấp cho họ kỹ thuật để đảm bảo việc chăm sóc thu hái chè được thực hiện một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN

Thái nguyên là tỉnh có diện tích chè, sản lượng chè đứng thứ 2 toàn quốc (sau tỉnh Lâm
Đồng); chất lượng chè của Thái Nguyên nổi tiếng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước
ngoài. Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi thế trong
nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân. Tỉnh có chủ trương
phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng và thế mạnh của cây chè, góp
phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm
gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2001 - 2005 và 2006-2010.
Sau gần 10 năm thực hiện chính sách đầu tư của tỉnh cho sản xuất chè đã đạt được những
thành tựu như: Các chính sách đầu tư của tỉnh đã thực sự tạo nên sự chuyển biến cho nông dân
trong việc ứng dụng KHKT từ khâu giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, chế biến chè,
chất lượng chè trong tỉnh đã được nâng lên, đã xây dựng được nhãn hiệu Chè Thái Nguyên và các
thương hiệu: Chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cúi nổi tiếng trong nước và xuất khẩu….

Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất chè của Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế trong cơ chế thực
hiện công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn, thông tin, thị trường, v.v.
Chính những mặt hạn chế này đã giảm sự đầu tư và phát triển ngành chè của tỉnh. Do đó Nhà
nước cần có các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp và người trồng chè bằng các giải pháp như: hỗ
trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, phân bón, hỗ trợ thông tin về thị trường, đào tạo nhân
lực về quản lý và sản xuất… để ngành chè phát triển vững chắc trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.

×