Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.1 KB, 103 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐINH THỊ MINH ĐỨC
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT LỊCH
SỬ
NGUYỄN TRIỆU LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH
Nghệ An, 2014
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật
1.1. Về cuộc đời Nguyễn Triệu Luật
1.1.1. Gia đình và quê hương
1.1.2. Đời sống cá nhân
1.2. Vài nét về đời văn Nguyễn Triệu Luật
1.3. Tiểu thuyết lịch sử - Thể tài thành công của Nguyễn Triệu Luật
1.3.1. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1930 - 1945


1.3.2. Quan niệm của Nguyễn Triệu Luật về tiểu thuyết lịch sử
1.3.3. Những thành tựu nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật
Chương 2. Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật

2.1. Cốt truyện
2.1.1. Giới thuyết khái niệm
2.1.2. Các kiểu cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật
2.1.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.2. Nhân vật
2.2.1. Giới thuyết khái niệm
2.2.2. Hệ thống nhân vật
2.2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu
Luật
3.1. Ngôn ngữ
3.1.1. Sử dụng kết hợp nhiều lớp ngôn ngữ
3.1.2. Đan xen nhiều hình thức ngôn ngữ
3
3.2. Giọng điệu
3.2.1. Giới thuyết khái niệm
3.2.2. Các sắc thái giọng điệu
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XX đã chứng kiến nhiều thành tựu của tiểu thuyết lịch sử,
"vượt qua những quy phạm cằn cỗi, đem lại sinh khí cho văn chương về lịch
sử". Nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước nhưng

tên tuổi Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946) không được nhắc tới suốt thời gian
dài sau đó. Hội thảo khoa học về Nguyễn Triệu Luật gần đây đã thu hút sự
chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. Nhiều vấn đề đã được gợi mở,
trong đó có việc nhìn nhận đánh giá những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật
trong tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử.
1.2. Nguyễn Triệu Luật là một tác giả nổi tiếng thời kì trước cách mạng
tháng Tám. Ông tham gia viết báo, truyện cho các tạp chí như Tiểu thuyết thứ
bảy, Trung Bắc tân văn, Phổ thông bán nguyệt san Ông được biết đến nhiều
với chùm tiểu thuyết lịch sử về thời kì Lê tàn Trịnh mạt. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học cũng như tiểu thuyết lịch sử của ông
chưa nhiều. Năm 1998, các tiểu thuyết lịch sử của tác giả được tập hợp và in
lại với tiêu đề Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
1.3. Thế giới văn chương là thế giới của những tâm hồn riêng, mỗi nhà
văn có cách cảm nhận riêng về cuộc sống, thời cuộc, con người. Nhờ đó,
4
người đọc hôm nay có thể nhận ra diện mạo riêng của một thời kỳ văn học nói
chung và mỗi nhà văn nói riêng.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật của
tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn
góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu nhà văn tài năng này, trước
hết là ở thể loại tiểu thuyết lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước, Nguyễn Triệu Luật được
biết đến trong tư cách một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử. Các sáng tác của
ông sau khi được công bố trên một số tờ báo, lập tức nhận được sự quan tâm
của công chúng, nhất là giới trí thức Tây học. Nhiều nhà văn cùng thời với
ông như Lan Khai, Nguyễn Tuân đã giành cho tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật một sự quan tâm, trân trọng. Nhận xét về tác phẩm Bà chúa Chè
của Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Tuân viết: “Viết đến chính sử, người ta
thường kể đến cái học - khảo cứu của sử gia. Viết về tiểu thuyết, người ta

thường bàn tới nghệ thuật của tác giả. Nói về lịch sử tiểu thuyết, ngoài cái học
kê cứu, sở cứu vào tài liệu, người ta còn phải điểm đến cả cái tài của bố cục,
của tưởng tượng. Cuốn Bà Chúa Chè toàn thể được cả…” [8]. Là nhà văn viết
tiểu thuyết lịch sử, sống cùng thời với Nguyễn Triệu Luật, Lan Khai đã chỉ ra
những khác biệt giữa cách viết về lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Trong lời
giới thiệu tiểu thuyết Bà Chúa Chè của ông, Lan Khai viết: “Cũng như tôi,
ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng, khác với tôi, ông Luật
riêng chú trọng về sự thực, trong khi tôi chỉ khuynh hướng về nghệ thuật”.
Đọc các tác phẩm của Lan Khai, độc giả sẽ “mơ màng, say đắm bởi những cái
có thể có được”, thì khi đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật “người
ta phải sống đầy đủ những cái đã có rồi Các truyện và người của ông hoạt
động hiển nhiên, không được ông tô điểm cho, nhưng cũng không bị ông làm
cho mất đi bản sắc. Đọc các tiểu thuyết của ông, tức là xem những bức ảnh.
5
Người có thể mất đi rồi, cảnh có thể mất đi rồi, mà hình ảnh vẫn là của những
người và cảnh đã có thực” [30,15].
Từ góc nhìn của nhà khảo cứu, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt
Nam hiện đại đã có những phân tích, đánh giá khá sâu sắc, chi tiết về tiểu
thuyết Nguyễn Triệu Luật. Ông xếp Nguyễn Triệu Luật vào số các nhà văn
viết kí sự lịch sử, như Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất, Trần Thanh Mại,
Trúc Khê Và theo ông, viết kí sự lịch sử thì “nhà văn có thể viết một cách tỉ
mỉ những việc cá nhân không ảnh hưởng gì đến dân chúng mà chỉ có cái thú
vị riêng của nó thôi. Không những thế, khi viết một quyển lịch sử kí sự, nhà
văn lại cần phải lưu tâm đến những việc tư lắm, lối ấy cũng gần như lối chép
dã sử vậy Còn như viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn chỉ phải căn cứ vào vài
việc cỏn con đã qua, rồi vẽ vời cho ra một truyện lớn, cốt giữ cho mọi việc
đừng trái với thời đại, còn không cần phải toàn sự thật” [41,489-490]. Từ
những dẫn giải về quan niệm tiểu thuyết lịch sử, Vũ Ngọc Phan nhận thấy
Nguyễn Triệu Luật không coi lịch sử là cái đinh để treo các bức họa tư tưởng.
Từ đó, cho rằng “tôi dám quyết ông cho in mấy chữ “lịch sử tiểu thuyết” ở

ngoài bìa là sai”. Vũ Ngọc Phan đã dẫn lời Nguyễn Triệu Luật, khi ông tự
nhận mình là “người thợ vụng, có thế nào làm nên thế ấy”. Tuy nhiên, Vũ
Ngọc Phan đánh giá cao ưu điểm trong lối viết về lịch sử của Nguyễn Triệu
Luật. Ông viết: “Tôi nhận thấy Nguyễn Triệu Luật đã xếp mọi việc khéo, có
những đoạn tự nhiên, tuy là nhắc nhớ đến một điển tích hay một sự tích mà
không cầu kì, không làm vướng động tác. Văn ông sáng suốt, những lời nói
của người xưa vừa hợp thời, vừa có ý nghĩa. Thật là một lối văn thích hợp với
một quyển lịch sử kí sự”. Nhận xét về ba tác phẩm Bà Chúa Chè, Loạn kiêu
binh, Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật, Vũ Ngọc Phan cho rằng nên
nhập làm một quyển. Bởi vì, trong đó có sự trùng lặp câu văn về cả ý lẫn lời.
Theo ông, Nguyễn Triệu Luật đã rút tài liệu từ Hoàng Lê nhất thống chí,
nhiều đoạn trong Chúa Trịnh Khải gần như được dịch lại, “được cái ông dàn
việc khéo và biết thận trọng trong dùng tài liệu. Nếu ông biết loại bớt những
6
cái rườm rà ra, như lời bàn, những điều so sánh vô lí, những sự giảng giải
không đâu, thì những thiên kí sự của ông sẽ được nhẹ nhàng biết bao! Khi
viết về những người thời xưa, ông đã không thể quên được những cái ông viết
về thời nay. Bởi thế ông hay đem những việc cổ kim ra so sánh, thành ra ông
hay bàn suông tán hão, lắm khi ra ngoài cả vấn đề”. Vũ Ngọc Phan đánh giá
cao lối hành văn của Nguyễn Triệu Luật. Ông viết: “trong số các nhà văn viết
lịch sử kí sự, có lẽ lối văn của Nguyễn Triệu Luật là lối văn gọn gàng và sáng
suốt hơn cả” [41,396-397].
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một thời gian sau đó, tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Triệu Luật không còn được quan tâm. Nguyễn Đăng Mạnh trong
giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, khi bàn về trào lưu văn học
lãng mạn có đề cập tới thể tài tiểu thuyết lịch sử, trong đó có Nguyễn Triệu
Luật. Ông viết: “Dòng tiểu thuyết lịch sử với những cây bút như Lan Khai,
Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng Ở đây, cảm hứng
lãng mạn có dịp thêu dệt nên những mối tình lâm li giữa những tráng sĩ và
giai nhân thời phong kiến xa xưa Nhìn chung, chúng ít để lại được những

thành tựu nghệ thuật thật sự có giá trị” [36, 66]. Việc xếp tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật vào trào lưu lãng mạn là điều cần phải được xem xét
thêm. Mặt khác, xem tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật là nhằm thêu
dệt những câu chuyện tình lâm li, lãng mạn liệu có phù hợp? Trong một số bài
viết của Nguyễn Vy Khanh, Bùi Văn Lợi khi viết về các giai đoạn phát triển
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, đã đánh giá Nguyễn Triệu Luật là cây bút có
phong cách, có đóng góp cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -
1945.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tiểu thuyết lịch sử phát
triển mạnh và có nhiều thành tựu đặc sắc. Nhiều hội thảo khoa học, nhiều
công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện. Năm 1998, Nhà xuất
bản Văn học đã xuất bản tám tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật trong
cuốn Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Đây là cơ sở để đánh giá tài
7
năng, phong cách và những đóng góp của Nguyễn Triệu Luật cho văn học
hiện đại Việt Nam. Trong lời giới thiệu cuốn sách, Đinh Xuân Lâm đã đánh
giá cao giá trị của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Thứ nhất, khác với
các tác giả cùng thời đã chọn đề tài xuyên qua nhiều thế kỉ, từ cổ trung đại
đến cận đại, Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn cuối Lê
đầu Nguyễn (thế kỉ XVIII). Thứ hai, trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật
có nhiều chi tiết vụn vặt, nhưng đó chính là thế mạnh của ông. Các sự kiện
lịch sử được tái tạo trong đúng bối cảnh của chúng, với cái không khí lịch sử
đích thực của chúng, cả với ngôn ngữ của con người thời đó, tất cả làm cho
người và việc như hiện lên, sống lại và đang hoạt động trước mắt chúng ta.
Thứ ba, đọc tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật, bạn đọc sẽ rất thích
thú khi bắt gặp những tiếng cổ trong giao tiếp, những cảnh cũ, những tên
phường lạ, những loài hoa hiếm, thấy cả bóng dáng của thành Thăng Long
xưa [30,6-8]. Ngày 23/ 8/ 2012, Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức “Hội thảo
Nguyễn Triệu Luật - con người và tác phẩm”. Hội thảo đã thu hút sự quan
tâm, tham dự của đông đảo nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Hội

thảo được xem như “một buổi cấp lại giấy khai sinh cho một con người, một
nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử gần như bị quên lãng, giúp nhiều người biết
được Nguyễn Triệu Luật là ai và giá trị những tác phẩm văn chương của
ông” [3]. Với hơn 10 bản tham luận các tác giả đã tiếp cận con người và tác
phẩm Nguyễn Triệu Luật theo nhiều hướng khác nhau. Lần đầu tiên nhiều
vấn đề bí ẩn, những khúc quanh trong cuộc đời Nguyễn Triệu Luật đã được
nói tới, qua hồi ức của những người đã có thời gian gần gũi với Nguyễn Triệu
Luật, như nhà nghiên cứu Hữu Ngọc, người học trò Nguyễn Chí Tình, con
trai Nguyễn Triệu Căn Phần có ý nghĩa khoa học nhất là những tham luận
về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Theo Phạm Toàn, tác phẩm của
Nguyễn Triệu Luật đã giúp ông nhận ra một định nghĩa về tiểu thuyết lịch sử.
Ông viết: “…viết tiểu thuyết lịch sử không cần theo phép Sử học. Tác giả chỉ
phải tưởng tượng ra một “truyện có thể có” ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy
8
lồng vào khung thời đại ấy. Mục đích là lấy một chuyện không đâu mà làm
sống một thời đại”, và “Theo Phạm Toàn, lịch sử là một dòng chảy, sử gia chỉ
là những người câm và nhà văn viết lịch sử là người góp phần gợi nỗi niềm
cho người đời về những sự thật của lịch sử. Khác với các sử gia, người viết
tiểu thuyết lịch sử tham gia vào tâm lý của nhân vật. Nguyễn Triệu Luật đã
viết tiểu thuyết lịch sử với tinh thần như thế chứ không phải một sử gia chép
sử.” [3]. Là người viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng:
“Nguyễn Triệu Luật là người phổ biến quan niệm tiểu thuyết lịch sử phương
Tây vào Việt Nam, khác với Nguyễn Huy Tưởng - một người gần thời và
cũng viết tiểu thuyết lịch sử - không trực tiếp đưa ra quan niệm. Nguyễn Xuân
Khánh cho rằng, ông đã học được nhiều điều trong cách viết tiểu thuyết lịch
sử của Nguyễn Triệu Luật mà điều quan trọng nhất là hư cấu - hư cấu là một
đặc quyền của tiểu thuyết và không ngoại lệ với tiểu thuyết lịch sử” [3]. Ông
nêu lên ba quan điểm của Nguyễn Triệu Luật khi viết tiểu thuyết lịch sử. Đó
là: “có thể hư cấu hoàn toàn, có thể dựa trên sự kiện có thật 100% nhưng phải
bằng đánh giá khách quan và có thể trộn lẫn giữa cái hư, cái thực”[3]. Mai

Thục trong bài viết Nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật đã có
những phân tích, đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật. Tác giả viết: “Nguyễn Triệu Luật đã nghiên cứu sâu sắc
bản chất thời đại, qua các sự kiện lịch sử, qua cuộc đời con người sống trong
thời đó, mà tưởng tượng và cấu trúc tác phẩm. Đây là tư duy khoa học chính
xác, hiện đại của người phương Tây. Lịch sử là hình bóng con người thật. Họ
đã sống và đã chết trong hoàn cảnh xã hội của họ. Cuộc đời họ còn in dấu
trong nhiều sự kiện, liên quan đến nhiều người trong quá khứ, không dễ phai
mờ. Người viết tiểu thuyết lịch sử là viết về chính những con người thật đó,
không thể tưởng tượng, hư cấu một cách tuỳ tiện, theo cách nghĩ phóng túng
của mình” [8]
Điểm lại những thành tựu nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật hơn tám mươi năm qua, có thể thấy, cho đến nay con người, văn
9
chương Nguyễn Triệu Luật vẫn còn nhiều điều chưa được biết đến. Hầu hết
các ý kiến đánh giá cao tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Song tất cả
mới dừng lại ở những nhận xét mang tính khái quát. Cho đến nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Triệu Luật.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu
những đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra vị trí của thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn
Nguyễn Triệu Luật.
Thứ hai, khảo sát, phân tích một số phương diện nổi bật trong thế giới
nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
Thứ ba, qua so sánh, đối chiếu, bước đầu nhận diện phong cách tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Triệu Luật, trong đó tập trưng một số phương diện tiêu biểu.
4.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn khảo sát một số tiểu thuyết sau:
- Hòm đựng người (1936)
- Bà chúa Chè (1938)
- Loạn kiêu binh (1939)
- Ngược đường Trường Thi (1939)
- Chúa Trịnh Khải (1940)
- Rắn báo oán (1941)
- Bốn con yêu và hai ông đồ (1943)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử - xã hội; Phương pháp cấu trúc -
10
hệ thống; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp phân tích - tổng
hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Thể tài tiểu thuyết lịch sử trong đời văn Nguyễn Triệu Luật.
Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Triệu Luật.
Chương 1
THỂ TÀI TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ TRONG ĐỜI VĂN
NGUYỄN TRIỆU LUẬT
1.1. Về cuộc đời Nguyễn Triệu Luật
1.1.1. Gia đình và quê hương
Nguyễn Triệu Luật sinh ra và lớn lên tại làng Du Lâm, huyện Đông
Ngàn, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) [27,1200]. Nhắc

đến Bắc Ninh chúng ta không thể không nhớ đến vùng đất Kinh Bắc đầy
truyền thống với một nền tảng văn hóa - lịch sử lâu dài, nơi được coi như cái
nôi của nền văn hóa Việt cổ với biết bao hình thức sinh hoạt văn hóa, biết bao
sự kiện lịch sử trải dài trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Chính mảnh đất giàu
truyền thống văn hóa này đã tạo điều kiện lớn giúp Nguyễn Triệu Luật sớm
được tiếp xúc với lịch sử dân tộc từ thưở ấu thơ, qua những câu chuyện kể
dân gian từ các bà, các mẹ, các chị trong làng, thậm chí là qua các trò chơi, lễ
hội, các hình thức diễn xướng dân gian vốn được diễn ra thường xuyên tại đây
(như chèo, múa rối, tuồng cổ ).
Nguyễn Triệu Luật được sinh ra trong một gia đình có truyền thống học
hành, khoa cử. Ông là cháu 5 đời của danh sĩ Nguyễn Án, tác giả tập Tang
thương ngẫu lục (cùng soạn với Phạm Đình Hổ). Ông nội của Nguyễn Triệu
11
Luật là Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản, một bậc đại nho đồng thời là một tác
giả lớn của văn học thế kỷ 19, một đại thần triều Tự Đức [3]. Sinh trưởng
trong một gia đình có truyền thống như vậy, ngay từ bé, Nguyễn Triệu Luật
đã được rèn giũa một cách nghiêm khắc, lại có điều kiện tiếp xúc sớm với
sách vở, đặc biệt là các sách lịch sử, văn chương cổ. Chính điều này đã kích
thích tinh thần ham học, ham tìm hiểu trong con người nhà văn, đặc biệt là
niềm đam mê đối với lịch sử dân tộc.
Có thể nói, quê hương và gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự
nghiệp, cũng như tư duy nghệ thuật của Nguyễn Triệu Luật, góp phần đưa
ông đến với thể tài tiểu thuyết lịch sử về sau.
1.1.2. Đời sống cá nhân
Nguyễn Triệu Luật tốt nghiệp khoa Sử, trường Sư phạm Hà Nội, sau đó
đi dạy nhiều nơi tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng. Không lâu sau
đó, theo tiếng gọi yêu nước, ông tham gia Việt Nam Quốc Dân đảng
[27,1200]. Trong thời gian tham gia cách mạng, ông đã tiếp thu được nhiều tư
tưởng yêu nước mới, để làm đầy thêm tư duy chính trị, lí luận của mình. Sau
khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại (1930), ông bị thực dân Pháp bắt giam, rồi bị

đưa về quê quản thúc, sau đó bị đuổi, không được dạy ở các trường công [3].
Để kiếm sống, ông phải đi dạy tại trường tư Lễ Văn, Nghệ An. Những năm
tháng thăng trầm, khổ cực, phải lăn lộn tại nhiều mảnh đất, chứng kiến nhiều
mảnh đời khác nhau. Những gông cùm hà khắc mà thực dân Pháp đeo lên cổ
nhân dân đã giúp Nguyễn Triệu Luật hiểu một cách sâu sắc hơn về đất nước,
con người dân tộc mình, từ đó mà đau đáu những nỗi niềm về nhân sinh, thời
cuộc. Vì vậy, từ một nhà giáo dạy lịch sử, ông đã chuyển hướng trở thành một
nhà văn, kết hợp những kiến thức lịch sử học được với tư duy nghệ thuật, cái
nhìn thẩm mỹ của văn chương, để viết nên những trang tiểu thuyết lịch sử có
giá trị đến tận ngày nay.
Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc trong hồi ức về Nguyễn Triệu Luật đã từng
nói: “Đó là một người tầm thước, đi nghiêng trái, hay nháy mắt phải, đứng
12
đắn, diện comple tím và cà vạt đen, luôn đúng giờ, không sai một phút”
[3]. Còn Nguyễn Chí Tình, con của Nguyễn Đức Bính, hiệu trưởng trường Lễ
Văn năm xưa có miêu tả lại hình ảnh người thầy giáo ấy thường “mặc bộ
comple màu tím thẫm, chiếc áo khoác dài màu cà phê sữa quen thuộc và đôi
mắt sâu, hiền và đượm buồn” [3]. Một người học trò cũ của Nguyễn Triệu
Luật năm xưa cũng từng nhận định: “Ông Luật vào tuổi cha chú của tôi, lúc
nào cũng trầm ngâm ít nói, tâm tư u uất nên tôi ít gần ông. Chỉ biết ông là nhà
viết tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng, người thầy gương mẫu, được học trò khâm
phục” [35]. Qua các ý kiến trên, có thể thấy, Nguyễn Triệu Luật là một người
sống rất điềm đạm, chuẩn mực, gương mẫu và hiền lành, đúng nghĩa một nhà
giáo, một người nho học, và cũng rất giống với cái tên của ông. Đặc điểm về
tính cách này cũng lí giải phần nào lí do ông lại chọn đi theo con đường văn
chương lãng mạn, đặc biệt là dòng tiểu thuyết lịch sử.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho giáo, chịu ảnh hưởng từ nền
giáo dục của Nho gia, Nguyễn Triệu Luật, theo Nguyễn Chí Tình là "một trí
thức thuộc thế hệ con cái các nhà Nho chuyển sang Tây học, nên ôm ấp trong
lòng những đạo lý làm người truyền thống, tư chất khí khái và nỗi ưu tư sừng

sững vì đất nước, một con người biết giữ lối sống thanh đạm và biết dấn thân
vì lý tưởng của mình" [9]. Ông luôn mang trong mình những điểm tích cực
của tư tưởng nho học, mà tiêu biểu là tư tưởng chính nhân quân tử. Là một
người quân tử thì phải có Đạo, Hiếu, Đức, tức là sống phải có lí tưởng, hành
động rõ ràng, đó phải là một lí tưởng cao đẹp, vì nhân nghĩa, vì thiên hạ. Đặc
biệt, trong thời loạn, tư tưởng mà nhà văn cần phát huy là yêu nước một cách
chân chính và nghiêm túc. Cũng theo Nguyễn Chí Tình, Nguyễn Triệu Luật là
người rất quan tâm đến tình hình chính sự của đất nước: "Như tôi nhớ, lần đầu
tiên tôi được thấy ông Nguyễn Triệu Luật là vào một buổi chiều dịu mát,
không nắng cũng không mưa, có lẽ là vào mùa thu, ông đến nhà chúng tôi
trên một chuyến xe kéo, bước xuống với một cái va-li, mặc một bộ com-lê
màu tím thâm và một chiếc áo khoác dài màu cà phê sữa - chiếc áo khoác mà
13
sau này rất hiếm khi ông rời ra. Khi thầy tôi ra cổng đón, ông bắt tay rất vồn
vã nhưng mắt lại nhìn vào bọn trẻ chúng tôi. Tôi quên sao được đôi mắt sáng
và sâu, nửa như đùa đùa nhưng lại đượm buồn và đặc biệt toát lên một vẻ hiền
lành mà trực giác của bất cứ một đứa trẻ nào cũng nhận ra được. Hôm ấy, ông
ăn cơm tối với gia đình tôi, và ở lại nói chuyện với thầy tôi khá lâu. Theo thầy
tôi kể lại, vì cả ông Luật và thầy tôi đều rất quan tâm đến thời sự chính trị - xã
hội, nên hôm ấy họ đã trao đổi rất nhiều về cục diện của cuộc Chiến tranh thế
giới thứ Hai vừa bùng nổ, về tình hình rối ren của nước Tàu, về tự do ngôn
luận - báo chí và vai trò của người trí thức thời nay. Cũng ngay hôm đó, trước
khi bắt đầu giờ dạy sử đầu tiên ở trường Lễ Văn, ông Luật đã nói với thầy tôi
là tuy ông rất yêu cả nghề văn cùng nghề giáo, nhưng ông cảm thấy hai nghề
ấy vẫn chưa đủ cho cái chí trai ''tang bồng hồ thỉ" của ông, và có lẽ thành phố
Vinh chỉ là nơi ông dừng chân tạm thời trên con đường lữ thứ vạn dặm"
[9]. Tuy nhiên, là một nhà giáo được đào tạo trong môi trường Tây học, cũng
như bao trí thức Tây học khác của thời kì văn học hiện đại hóa bấy giờ,
Nguyễn Triệu Luật không đi theo con đường xưa cũ của các nhà nho mà
mang ánh sáng của phương Tây đến soi sáng cho nền văn hóa cũ, vốn đang nỗ

lực để theo kịp thời đại.
Xuất thân trong môi trường Nho giáo, Nguyễn Triệu Luật luôn mang
trong mình một chủ thể dấn thân. Theo Phạm Toàn, thế hệ ông, "không có
điều kiện biết nhiều về Nguyễn Triệu Luật. Đến hôm nay mới biết Nguyễn
Triệu Luật cùng Nguyễn Thái Học là đồng sáng lập nên Việt Nam Quốc dân
đảng, đã ra vào tù vì chống chế độ cai trị của người Pháp, đã bị cấm không
được dạy học ở các trường công thời Pháp thuộc… và kỳ lạ thay, chỉ trong
vòng dăm bảy năm từ 1938 đến 1941 đã xuất bản ào ạt bảy tám tập tiểu
thuyết, tập nào cũng hay.
Phương thức dấn thân của Nguyễn Triệu Luật sẽ hiện rõ nếu ta kết nối
những cách biểu đạt tưởng như khác nhau trong những bối cảnh tưởng như
giống nhau. Những bối cảnh tưởng như giống nhau là cuộc sống thời thuộc
14
Pháp: Nguyễn Triệu Luật dù ngồi dạy học ở đâu thì bối cảnh vẫn thế, nhà giáo
uyên bác đó phải “bổ đầu” đám học trò ngơ ngác đến vô cảm trước vận nước
để làm cách gì nhồi nhét một chút tinh thần ái quốc cho họ. Với tư cách người
thời hiện đại bắt gặp đầy dẫy quanh mình những gương mặt và tâm hồn cũng
vô cảm như thế trước thời cuộc, có thể hình dung chắc chắn Nguyễn Triệu
Luật phải bi quan, ít nhất cũng phải bi quan bằng thế hệ thất bại đương
thời" [9]
Nguyễn Chí Tình kể lại, khi bố ông, Nguyễn Đức Bính, hỏi: “Tại sao
anh lại chọn những giai đoạn đất nước đầy những chuyện đau thương, hỗn
loạn, rối ren mà viết", Nguyễn Triệu Luật trả lời: “Tôi cứ thấy mình bị cuốn
hút về những chuyện u ám trong lịch sử. Mà nói cho cùng, chính trong những
thời kỳ lắm cái đau, cái khổ ấy, lịch sử và dân tộc mới để lộ hết thực chất, hết
muôn mặt có thực của nó, và chúng ta cũng rút ra được nhiều bài học hơn”
[3]. Qua đây, có thể thấy Nguyễn Triệu Luật là một người hết sức yêu nước,
yêu bằng cả trái tim và tâm hồn của một người con đất Việt, và luôn đau đáu
về việc làm thế nào để truyền dạy cho công chúng, cho học trò những bài học
lịch sử một cách sinh động và sâu sắc nhất, để thấy được toàn bộ diện mạo

lịch sử dân tộc. Đây là một lí giải quan trọng về việc tại sao Nguyễn Triệu
Luật lại chọn con đường viết tiểu thuyết lịch sử, khác với nhiều nhà văn lãng
mạn, hiện thực đương thời.
Cũng trong dòng hồi tưởng kí ức, một người học trò của Nguyễn Triệu
Luật đã kể lại rất chi tiết: “… Một hôm, giáo sư đến trễ, vẫm com-lê và cà vạt
đen, nhưng trước ngực còn đính một mẩu băng tang đen nhỏ. Để tang cho ai?
Một lúc sau, giáo sư ngậm ngùi nói: “Hôm nay, đúng vào ngày đồng chí của
tôi, Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng bị đưa lên máy chém,
khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại”. Giáo sư muốn tả thái độ hiên ngang
của ông Nguyễn Thái Học trước lúc lên đoạn đầu đài… Hôm đó, chúng tôi
không được nghe giảng theo chương trình mà đã được học bài lịch sử yêu
nước mà nhân chứng là người bằng xương bằng thịt đang đứng trước mặt
15
chúng tôi” [35]. Qua lời kể này, ta thấy Nguyễn Triệu Luật là một chí sĩ yêu
nước, luôn theo sát mọi biến cố của cách mạng, luôn cố gắng truyền đi tình
yêu nước nồng nàn vào mỗi bài giảng lịch sử của mình. Từ đó, ông tìm đến
tiểu thuyết lịch sử như một phương tiện để hiện thực hóa các bài giảng của
mình, lồng nội dung yêu nước vào những trang sử.
Là một trí thức Tây học xuất thân từ dòng dõi Nho gia, Nguyễn Triệu
Luật rất giỏi tiếng Pháp lẫn tiếng Hán: "Về sau, ông Luật còn đến nhà tôi
nhiều lần trò chuyện với thầy tôi, cũng có lúc có mặt một vài người bạn khác.
Không ít lần họ nói chuyện bằng tiếng Pháp. Thỉnh thoảng, ông Luật ngâm
hoặc đọc mấy câu thơ, trong đó có khá nhiều câu chữ Hán, tôi nghe không
hiểu gì, nhưng biết rằng ngoài tiếng Pháp, ông rất giỏi chữ Hán. Cũng có khi
ông đọc thơ tiếng Việt. Tôi nhớ một lần ông đọc mấy câu gì đó rồi cười thành
tiếng - có lẽ đó là lần duy nhất tôi thấy ông cười thành tiếng, khiến thầy tôi
cũng cười theo" [9]. Vì vậy, Nguyễn Triệu Luật nhanh chóng tiếp thu và sở
hữu một vốn kiến thức dày dặn về văn học Pháp cũng như văn học chữ Hán.
Hai yếu tố này sẽ tổng hòa với nhau làm thành nét đặc trưng riêng trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật sau này. Đó là sự pha trộn giữa chất cổ

kính, ước lệ của văn học chữ Hán và các kết cấu, nghệ thuật của văn học
Pháp.
1.2. Vài nét về đời văn Nguyễn Triệu Luật
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, Nguyễn Triệu Luật khởi đầu con
đường văn chương của mình vào năm 1935 [33]. Đọc cuốn Vua Hàm
Nghi của Phan Trần Chúc, ông đã nhận ra nhiều điểm bất hợp lí, những tư
tưởng lệch lạc. Từ đó ông đã bắt tay vào viết cuốn Ông Phan Trần Chúc bôi
nhọ quốc sử để đính chính, trả lại sự thật lịch sử, phê phán những kẻ mượn
lịch sử để bôi nhọ dân tộc.
Ngoài ra, ông còn có nhiều tiểu luận, tạp luận, những bài viết ngắn trên
nhiều báo và tạp chí đương thời, chẳng hạn như Nam Phong tạp chí (1923) do
Phạm Quỳnh làm chủ bút, Phụ nữ thời đàm mà ông là chủ bút kế nghiệp nhà
16
văn Phan Khôi trong 4 số cuối cùng, rồi cả các tạp chí như Tri tân, Tao đàn
Đó là các loạt bài khoa học xã hội, phổ biến tâm lý học cổ điển của phương
Tây, các tác phẩm dịch thuật, ngôn ngữ học Người ta phỏng đoán, ông còn
có rất nhiều bài viết trên các tờ báo khác, nhưng hiện nay chưa sưu tầm được
đầy đủ.
Trong cuốn sách và các bài viết thời kì đầu, Nguyễn Triệu Luật mới chỉ
đơn thuần viết một cuốn sách lịch sử, các bài chuyên luận, các bài báo để diễn
giải, trình bày, phân tích lại lịch sử, có kèm theo quan điểm của mình, dưới
góc độ nghiên cứu, học thuật, bình luận. Tuyệt nhiên, ông chưa có ý thức sáng
tạo văn học, đưa lịch sử vào văn chương.
Là một nhà nghiên cứu, một nhà sư phạm lịch sử, các thể tài chính của
Nguyễn Triệu Luật ban đầu vẫn là báo chí, chuyên luận, và sau này là tiểu
thuyết lịch sử. Những thành tựu nổi bật đầu tiên của Nguyễn Triệu Luật nằm
ở mảng học thuật, nghiên cứu, phê bình, khi ông dám lật lại lịch sử, phê bình
những bài viết không chính xác, tìm lại chính xác sự thật lịch sử, xây dựng
những quan điểm đúng đắn trong giới nghiên cứu cũng như công chúng khi
nhìn nhận một vấn đề lịch sử. Ngoài ra, ông cũng góp một phần không nhỏ

tạo nền móng cho báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỉ. Bằng việc đóng
góp những bài chuyên luận, phê bình, ông đã đặt tiền đề cho một số chuyên
mục chất lượng cao trên báo chí, biến báo chí thành kênh giao tiếp hiệu quả
nhất để truyền đạt thông tin, kiến thức, tư tưởng. Thành tựu lớn nhất của ông
nằm ở mảng tiểu thuyết lịch sử.
1.3. Tiểu thuyết lịch sử - thể tài thành công của Nguyễn Triệu Luật
1.3.1. Diện mạo tiểu thuyết lịch sử thời kỳ 1930 - 1945
Trước khi khái quát về diện mạo tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 -
1945, cần phải tìm hiểu qua về sự hình thành tiểu thuyết lịch sử trong giai
đoạn trước đó, tức là giai đoạn đầu thế kỉ XX. Vào năm 1858, thực dân Pháp
tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam, và nhiều năm sau đó thì bình định và tiến
hành khai thác thuộc địa, ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa - xã hội ở Việt Nam.
17
Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cùng với sự xâm lăng của văn hóa Tây
phương, văn học Việt Nam có nhiều biến động. Nhiều quan niệm, thể loại văn
học trung đại tỏ ra không còn phù hợp. Trong khi đó, quan niệm văn học mới
còn chưa ra đời. Văn học dân tộc cùng lúc chịu ảnh hưởng của hai nền văn
học Pháp và Trung Quốc.
Quan niệm về văn học mới lần đầu tiên được nói đến là trong Truyện
thầy Lazarô Phiền. Ở đó đã xuất hiện một quan niệm nghệ thuật khác với tiểu
thuyết trung đại về cuộc sống, nhân sinh: “Đã biết rằng dân ta chẳng thiếu chi
thơ văn phú truyện nói về những đấng anh hùng hào kiệt, những tay tài cao trí
cả rồi đó, mà những đấng thuộc về đời xưa, nay chẳng còn nữa. Bởi vì đó tôi
mới dám bày đặt một chuyện đời nay là sự thường có trước mắt ta luôn như
vậy sẽ có nhiều người lấy lòng vui mà đọc, kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì
cho đặng giải buồn một giây” [39]. Qua lời tuyên ngôn này, có thể thấy được
phần nào đặc điểm và tính chất của nền văn học mới, đó là “dùng tiếng nói
hằng ngày”, viết những chuyện “đặt ra” cho “mọi người hiểu đặng”. Đây là
con đường thể hiện sự dân chủ hoá trong văn học. Như vậy, có thể thấy đã có
sự manh nha của một nền tiểu thuyết mới.

Trong những năm đầu xâm lược, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng
cự quyết liệt của nhân dân ta, đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ. Giai đoạn này,
có nhiều cuộc nổi dậy, điển hình là cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long
(1913). Cùng với đấu tranh quân sự là đấu tranh chính trị, nhiều cuộc bãi công
diễn ra quyết liệt, tiêu biểu là vào năm 1912 nổ ra cuộc đình công của công
nhân Ba Son, để phản đối Pháp trục xuất những người miền Trung và miền
Bắc hoạt động chính trị ra khỏi Nam Kỳ, vạch trần mưu đồ chia rẽ đất nước
của chúng. Rồi liên tiếp những năm sau đó diễn ra các cuộc đảo chính, biểu
tình chính trị. Trong không khí thời đại, các nhà văn nhận thấy cần có một
hướng đi mới trong sáng tác, ngoài những đề tài quen thuộc. Nhằm đáp ứng
yêu cầu cấp thiết của thời đại, trong điều kiện bấy giờ, để tránh sự kiểm duyệt
khắt khe của thực dân Pháp, không còn cách nào khác là mượn chuyện lịch sử
18
hàng trăm năm trước, để gửi gắm vào đó nội dung hiện thực đương thời. Mặt
khác, việc tái hiện quá khứ oanh liệt của dân tộc cũng là để khơi gợi lòng yêu
nước nồng nàn, truyền lại ngọn lửa yêu nước, giữ nước của cha ông vào con
người hiện tại. Như vậy, việc tiểu thuyết lịch sử ra đời và phát triển thành một
khuynh hướng văn học là có cơ sở khách quan từ yêu cầu của đời sống đấu
tranh của nhân dân, dân tộc lúc bấy giờ.
Sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan
về sự đa dạng hóa các thể loại văn học trong tiến trình hiện đại hóa văn học
dân tộc, thoát khỏi những thể loại xưa cũ. Nếu ở thời trung đại thường có hiện
tượng “văn - sử - triết bất phân” thì tiểu thuyết lịch sử ra đời với tư cách một
thể loại văn chương có khả năng biến lịch sử thành hình tượng sống động.
Không những vậy, tiểu thuyết lịch sử ra đời còn để chống lại việc dịch thuật
truyện Trung Quốc quá nhiều lúc bấy giờ, gây xói mòn văn hóa, văn học dân
tộc. Chỉ trong 6 năm từ 1904 đến 1910, đã có 46 truyện Trung Quốc được
dịch và lưu hành ở Nam Bộ. Trong khoảng thời gian từ đầu 1900 đến 1932 có
gần 30 dịch giả có sách in, dịch trên 70 quyển khác nhau [26]. Trong lượng
sách dịch này, có chen lẫn cả những tác phẩm có tư tưởng, nội dung không

lành mạnh, mà tác hại lớn nhất là khiến cho dân ta quên đi sử ta, thay vào đó
thuộc làu làu sử Trung Quốc. Tác giả Trương Duy Toản trong lời tựa cuốn
tiểu thuyết lịch sử Phan yên ngoại sử - tiết phụ gian truân (1910) đã từng
viết: “Theo trí mọn của tôi nay phải bỏ những Lê Huê pháp thuật, Kim Đính
thần thông, Khương Thương phong trần, Thế Hùng tróc quỷ, Chung Ly lập
trận, Bồ Tát cứu Binh, Đại Thánh loạn thiên cung, Anh Đăng về trên
cảnh mà sắp bày những chuyện chi mới, bây giờ mặc dầu, miễn là cho lánh
khỏi cái nẻo dị đoan và báo ứng phân minh thì đủ rồi” [26]. Nhà văn Hồ Biểu
Chánh trong Nặng gánh cang thường (1930) thì cho rằng: “Trung Hoa có sử
rồi có truyện nữa. Việt Nam cũng có sử há lại không có truyện hay sao? Ấy
vậy, một bộ truyện An Nam ví dầu không giúp vui cho độc giả được đi nữa
thì cũng biên chép một đoạn sự tích của nước mình, làm như thế tưởng có lẽ
19
không phải là một việc làm vô ích” [26]. Bởi vậy, các nhà văn chân chính lúc
này nhận thấy cần phải đưa lịch sử thành hình tượng văn học hấp dẫn như
những cuốn truyện Trung Quốc, để lôi cuốn mọi người quay về cội nguồn lịch
sử dân tộc.
Việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử, lấy đề tài từ lịch sử dân tộc, từ những
năm tháng đau thương và hào hùng cũng là một cách để các nhà văn thể hiện
một tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào
phong trào đấu tranh của nhân dân. Phạm Quỳnh đã từng nói: "Truyện Kiều
còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn". Như vậy, có thể thấy, tiểu thuyết
lịch sử hình thành do yêu cầu thực tiễn, cấp bách của đời sống dân tộc, đồng
thời cũng do yêu cầu của sự đa dạng hoá về thể loại, nội dung, hình thức văn
học trong tiến trình hiện đại hoá trong văn học. Tuy nhiên, văn học dân tộc
đang trong giai đoạn quá độ để thoát thai hình hài mới, tiến đến hiện đại hóa
toàn diện, nên các nhà văn đang phải đi tìm hướng đi mới. Thêm nữa, đa số
các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là các nhà nho, hoặc những
người ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Nho học, nên tiểu thuyết lịch
vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, còn chịu ảnh hưởng lớn của tiểu thuyết cổ

điển Trung Quốc (đời Minh - Thanh) từ ngôn ngữ, kết cấu, bốc cục, cho đến
cách xây dựng hình tượng nhân vật, tạo dựng nội dung, cốt truyện Những
cách tân nghệ thuật đã có nhưng không nhiều.
Những phương pháp, cách thức viết tiểu thuyết hiện đại xuất hiện trong
Truyện Thầy Lazarô Phiền, đến những năm đầu thế kỷ vẫn chưa được các tác
giả kế thừa và phát triển thêm. Dường như những gì Nguyễn Trọng Quản đã
làm là quá mới, quá sớm so với hiện thực thời đại. Văn học Việt Nam trong
30 năm đầu thế kỷ XX vẫn đang trong thời kỳ vận động chuyển mình từ văn
học trung đại sang văn học hiện đại. Các tác giả còn chịu ảnh hưởng nhiều từ
nền giáo dục Nho học. Những trí thức Tây học đích thực như văn nghệ sĩ sau
1930 vẫn chưa xuất hiện. Vì vậy, nền văn học có những bước quá độ, chưa
thích ứng được ngay với yêu cầu của thời đại, vẫn còn ảnh hưởng nặng nề từ
20
những mô típ, yếu tố xưa cũ. Nhưng nhìn nhận một cách khách quan, đây là
một điều tất yếu và cần thiết để tạo tiền đề cho sự đổi mới văn học sau này.
Từ 1920 đến 1930, tiểu thuyết lịch sử phát triển nhanh chóng với số
lượng tác gia, tác phẩm ngày càng nhiều, chất lượng cũng cao hơn trước. Tiểu
thuyết lịch sử giai đoạn này ít đi theo hướng ngoại sử mà chuyển sang hướng
dã sử, với đặc trưng về nhân vật chính là những anh hùng dân tộc, nhân vật có
thật trong lịch sử. Nguyên do xuất phát từ các phong trào yêu nước đang dâng
cao một cách mạnh mẽ, điển hình như phong trào đòi thả các chí sĩ yêu nước
như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã góp phần tạo nên những "cơn bão
lớn" của thời đại, thu hút các văn sĩ, khiến các nhà văn hồi tưởng về những
anh hùng trong lịch sử dân tộc, nên cảm thấy cần phải viết về họ để thể hiện
quan điểm chính trị, yêu nước của mình. Hơn nữa, việc các tiểu thuyết lịch sử
của Trung Quốc viết về các anh hùng có thật được dịch sang chữ quốc ngữ
cũng tác động không nhỏ đến tầng lớp trí thức. Trong những năm từ 1924 đến
1932, tiểu thuyết lịch sử đã gặt hái được những thành quả đáng kể, với những
tác phẩm nổi bật như Việt Nam anh kiệt (1927), Việt Nam Lý Trung hưng
(1929) , Vì nước hoa rơi (1925), Lê Triều Lý thị (1931), Tiền Lê vận mạt, Một

đôi hiệp khách (1929), Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt;
Nam cực tinh huy (1924) của Hồ Biểu Chánh, Giọt máu chung tình, Gia Long
tẩu quốc (1930), Gia Long phục quốc (1932). Hoàng tử Cảnh như Tây,
Chuyện Đức Thánh Trần, Đinh Gia Thuyết với Ngọn cờ vàng Tiêu biểu là
các sáng tác của Nguyễn Tử Siêu, như: Tiếng sấm đêm đông (1928), Vua bà
Triệu ẩu (1929), Hai bà đánh giặc, Việt Thanh chiến sử (1929), Trần Nguyên
Chiến Kỷ (1932) [26]. Nhìn chung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước 1930
vẫn chưa thoát khỏi kết cấu chương hồi, bố cục thời gian tuyến tính, đơn tính,
không có sự đa dạng trong kết cấu, từ ngoại hình để miêu tả tính cách nhân
vật, sử dụng ngôi kể thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu, kết thúc đa phần có
hậu theo kiểu truyện dân gian. Tuy nhiên, ta cũng thấy được một số chuyển
biến rõ rệt so với trước đó, đặc biệt ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật
21
chính trong các tác phẩm đều là những nhân vật trong lịch sử, nhưng được
miêu tả một cách sinh động, có hồn với đầy đủ ngôn ngữ, tình cảm và tính
cách của một con người, với những suy tư, vui buồn, cảm xúc, lo nghĩ rất
thường nhật. Không những vậy, dưới một thời đại đề cao tinh thần yêu nước,
đấu tranh chống ngoại xâm, con người còn được nhìn nhận từ nhiều phạm trù
đối lập nhân cách như lòng yêu nước và sự phản bội, độc ác và lương thiện,
giữa cao thượng và thấp hèn. Vì vây, nội dung tư tưởng của tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn này không những khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh sôi sục,
lòng tự hào dân tộc, mà còn mang đến cho công chúng những bài học về đạo
đức, nhân cách hết sức sâu sắc. Đây chính là chất nhân văn ở các tiểu thuyết
lịch sử, định hình nên một dòng văn học có giá trị.
Trở về với quá khứ dân tộc, bằng cảm hứng yêu nước dạt dào, cảm
hứng dân tộc sâu sắc, bằng việc ngợi ca những người anh hùng dũng cảm,
những người phụ nữ thủy chung, các tác giả muốn đánh thức hiện tại, khích lệ
lòng yêu nước, yêu quê hương, phong thổ, lòng tự hào dân tộc. Trong tác
phẩm của mình nhà văn đã tận dụng mọi cơ hội để ám chỉ thời cuộc, nói lên
sự đau xót đối với đất nước bị giặc ngoại xâm. Bằng tài năng của mình họ đã

làm sống lại một số giai đoạn lịch sử, khắc họa được chân dung của nhiều
nhân vật anh hùng trong lịch sử. Với tư cách là một thể tài, tiểu thuyết lịch sử
Nam Bộ đã đem lại cho văn học dân tộc một nội dung tích cực. Trong hoàn
cảnh bấy giờ, nó thực sự đã đóng góp cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc của nhân dân ta.
Nhà văn là người sống trong xã hội, chịu sự tác động của quy luật xã
hội. Một khi ý thức xã hội phát triển, con người có nhu cầu thẩm định lại
những thang bậc giá trị, thì văn học là nơi in dấu ấn đậm nét nhất. Sự thay
đổi này thể hiện trong lập trường sáng tác, trong quan niệm nghệ thuật của
nhà văn, trong đó có quan niệm về con người. Nhân vật lịch sử bước vào
trang viết của các nhà văn với đầy đủ đặc tính của một con người bình
thường. Điều này khiến cho tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ ít
22
nhiều đổi khác so với lịch sử truyền thống. Bakhtine đã từng phân biệt giữa
tiểu thuyết và sử thi cổ điển ở chỗ sử thi thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc
mà cơ sở của nó là truyền thống, còn tiểu thuyết miêu tả cuộc sống không
ngừng biến đổi sinh thành, là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, yếu tố đời
tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng. Việc chú ý đến tính chất đời
thường của nhân vật lịch sử đã trở thành một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của
các nhà văn Nam Bộ, điều này không chỉ nằm trong ý đồ nghệ thuật của các
tác giả mà nó còn là một đặc điểm thẩm mỹ của thể loại tiểu thuyết.
Đó cũng là điểm mạnh của tiểu thuyết lịch sử so với khoa học lịch sử.
Nó vừa là nguyên nhân, cũng vừa là hiệu quả trong quá trình khám phá và
nhận thức về con người của tiểu thuyết lịch sử, vốn là một chủng loại nhỏ
trong thể loại tiểu thuyết thường hướng tới sự phản ánh đời thường. Bên cạnh
miêu tả những nhân vật lịch sử có thật, những nhân vật được nhà văn hư cấu
đã chiếm một vị trí đáng kể trong tác phẩm. Đây là một cố gắng lớn trong
việc thể hiện những con người bình thường, chân chất bước lên vũ đài lịch sử.
Nhìn sâu hơn trong việc miêu tả lý giải con người lịch sử, đặc biệt là người
anh hùng, là sự cố gắng thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, cũng có

nghĩa là một cố gắng trong quá trình cách tân và hiện đại hoá văn học. Thủ
pháp độc thoại nội tâm bắt đầu được sử dụng như một phương tiện để thoát
khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại. Các tác giả có ý thức miêu tả
đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện đa dạng, phức tạp, phong phú trong
cuộc sống cá nhân của con người.
Có thể thấy, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này chủ yếu là ở các tác giả
miền Nam, mục đích sáng tác của họ còn mang tính thị trường, tức là sáng tác
chỉ để phục vụ tầng lớp độc giả bình dân, đại chúng, nên cố gắng viết sao cho
dễ đọc, dễ hiểu. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều tác phẩm ra đời, nhưng ít
tác phẩm gây được tiếng vang lớn, có giá trị sâu sắc. Ngược lại, tiểu thuyết
lịch sử miền Bắc giai đoạn sau 1930 lại hướng tới tầng lớp trí thức, học sinh,
sinh viên, nên người viết phải không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và
23
nghệ thuật, nên có thể đứng vững và sánh ngang với các phong trào Thơ Mới,
Tự Lực Văn Đoàn, văn học hiện thực phê phán.
Về nguyên nhân ra đời của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 - 1945,
Đinh Xuân Lâm trong lời giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu
Luật viết: "Có thể nói rằng từ sau khởi nghĩa Yên bái thất bại (1930), tiểu
thuyết lịch sử nở rộ là một biểu hiện của nền văn học yêu nước, một phương
tiện để ký thác tình cảm yêu nước của một số người cầm bút. Và tiểu thuyết
lịch sử được người đọc tìm đến chính là để tìm thấy ở đấy một niềm an ủi,
một ý chí tự hào và lòng hy vọng thầm kín vào tiền đồ đất nước.
Hồi đó không phải chỉ có tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật
mà còn có của Lan Khai, Phan Trần Chúc, Đào Trinh Nhất…kể cả Ngô Tất
Tố với các cuốn Gia định tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt, Vua Tây chúa
Nguyễn, Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề
Thám…" [8]. Cũng cách nhìn ấy, Lê Văn Ba trong bài Nguyễn Triệu Luật -
Tiểu thuyết lịch sử - Văn hóa lịch sử tiểu thuyết viết: "Trong 80 năm người
Pháp đô hộ Việt Nam đã có biết bao cuộc nổi dậy và tiếp theo là những cuộc
đàn áp đẫm máu: Chống sưu thuế ở miền Trung, Xô Viết Nghệ Tĩnh, khởi

nghĩa Nam Kỳ… Tại sao sau những diễn biến long trời lở đất bốc cao lửa đỏ
và chan hòa máu tươi này không thấy “nở rộ” tiểu thuyết lịch sử?
Nhớ lại ngày ấy Việt Nam quốc dân đảng (VNQDĐ) phát triển nhanh
trong giới nhà giáo, nhà binh, các đô thành, thị trấn…Trong số này có nhà thơ
Nhượng Tống, nhà văn Nguyễn Triệu Luật, nhà thơ Trúc Khê Ngô Văn Triện,
nhà thơ Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch, Nguyễn Khắc Nhu…đứng đầu là
Nguyễn Thái Học lúc này đang học trường cao đẳng thương mại…Đây là
những người trong Nam Đồng thư xã, tổ chức tiền thân của VNQDĐ. Hệ
thống VNQDĐ lỏng lẻo và lộ liễu nên sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất
bại đã có hàng nghìn người bị bắt (trong hồi ký viết về Nguyễn Thái Học của
Nhượng Tống nói con số lên tới 3000 người).
24
Đầu những năm 30 của thế kỉ trước, thực dân Pháp mở một chiến dịch
khủng bố hết sức dã man hòng làm cho người dân Việt Nam khiếp sợ và dằn
mặt những ai còn nuôi chí lật đổ chính quyền thống trị.
Thời gian này Nguyễn Triệu Luật cũng bị bắt, bị tù. Năm 1932 mới
được về nhà “hồi dân quản thúc” (lời Nguyễn Triệu Luật) dần dà mới ra Hà
Nội kiếm kế sinh nhai. Ông làm báo, viết văn rồi tiếp tục nghề dạy học
(trường tư, ở tận Nghệ An), vừa hết sức “giữ mình” vừa đeo đuổi ý chí muốn
làm gì đó tiếp tục con đường yêu nước, cứu nước không chịu bỏ dở nửa
chừng” [8].
Như vậy, sự ra đời của tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này là đáp ứng yêu
cầu khách quan của hiện thực đời sống. Hiện thực đau thương càng gây uất
hận trong lòng các văn sĩ nỗi bức bách của tâm trạng mất nước, làm nô lệ. Họ
họ muốn dùng văn chương để thể hiện rõ ý chí, hào khí của dân tộc. Tất
nhiên, với tình hình kiểm duyệt văn chương khắt khe thời ấy, các nhà văn
không thể bộc lộ một cách trực tiếp, nếu không muốn bị đàn áp, nhất là những
người đã từng tham gia cách mạng và bị bỏ tù. Họ phải tìm một con đường
mới, là thông qua hiện thực lịch sử để thể hiện hào khí của dân tộc.
Tiểu thuyết lịch sử giai đoạn 1930 - 1945 tiếp thu những tinh hoa và tư

tưởng tiến bộ của phong trào hiện đại hóa văn học lúc bấy giờ, cộng thêm
những giá trị chắt lọc được từ giai đoạn tiểu thuyết lịch sử trước đó, đã phát
huy đến một đỉnh cao mới, hiếm có trong văn học Việt Nam trước nay. Tiểu
thuyết lịch sử rất phát triển và thu hút sự quan tâm của giới học giả trong giai
đoạn này. Trên các diễn đàn văn học từ 1935 đến 1942, người ta thảo luận rất
nhiều về các quan niệm, đường lối sáng tác của tiểu thuyết lịch sử. Các tác giả
như Trương Tửu, Trương Chính, Vũ Ngọc Phan từng tỏ ý không đồng tình về
vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai - một “lão tướng trong
làng tiểu thuyết” đương thời. Trong bài Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử (Loa
số 82, Thứ Năm, 12/1935), Trương Tửu cho rằng Lan Khai “có thể trở nên
một nhà tiểu thuyết lịch sử có tài”, nhưng cũng không nhất trí với lối viết của
25
Lan Khai ở chỗ: “Bởi chỉ thích tả tình và cảnh, nên ông dễ sa vào tính cách
chung (caraclère universet), không theo sự thực của lịch sử. Vì thế, tiểu thuyết
của ông thiếu phong vị và màu sắc thời đại (couleur locale). Ông cho những
người ở thế kỷ trước sống những tình cảm và tư tưởng chỉ riêng có ở thế kỷ
XX” [26]. Trương Chính qua phê bình 5 tiểu thuyết Gái thời loạn, Chiếc ngai
vàng, Chế Bồng Nga, Ai lên phố Cát, Cái hột mận trong cuốn Dưới mắt tôi
(1939), cũng không tán thành với cách xây dựng nhân vật không giống với
nguyên mẫu lịch sử của Lan Khai. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện
đại, mục Lan Khai (tập IV quyển thượng, 1942), cũng nhận định: “Trong một
cuốn lịch sử tiểu thuyết, việc không cần toàn đúng sự thật, nhưng ngôn ngữ
cử chỉ các nhân vật cũng cần phải hợp với thời đại. Vào thời Mạc Đăng Dung
mà một vị tiểu thư lại thốt ra lời này trước mặt một viên gia tướng: Thế mà ta
đã yêu Vũ Mật! Chính tấm lòng ta đã lừa dối ta, còn để làm gì. Lời trên này
thật là lời một gái tân thời Việt Nam ở thế kỷ XX đã chịu Âu hoá. Chữ “yêu”
theo cái nghĩa về tình ái, cổ nhân chưa biết dùng…” [26]. Như vậy, có thể
thấy, trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu, phê bình đã chú trọng tới tiểu
thuyết lịch sử và các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của nó, từ đó đưa ra
những định hướng, quan niệm nghệ thuật cho loại thể này. Lần đầu tiên trong

lịch sử văn học, tiểu thuyết lịch sử được đem ra bàn luận một cách công khai
và có quy mô, có tính đầu tư, nghiêm túc.
Lan Khai và Nguyễn Triệu Luật được coi là những người đầu tiên mở
ra hướng đi mới cho tiểu thuyết lịch sử. Bên cạnh đó là Ngô Tất Tố, Nguyễn
Tử Siêu… Lan Khai cho rằng: "Cho nên sưu tầm nguyên sự thực, nhà làm sử
gác bỏ những điều huyền hoặc đã đành. Nhà tiểu thuyết, trái lại, có thể tự do
biên chép hết cả để thêm hứng thú cho câu chuyện mình định kể" [24]. Như
vậy, các nhà văn đều biết mục tiêu của nhà sử học và nhà tiểu thuyết là khác
nhau, trong khi nhà sử học tìm chân lí trong lịch sử bằng tư duy khoa học, thì
nhà văn lại tìm chân lí trong cuộc sống bằng tư duy nghệ thuật, nên phải có sự
hư cấu, sáng tạo hình tượng. Thế giới nhân vật người phụ nữ trong tiểu thuyết

×