BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
MAI TUẤN SƠN
NỘI DUNG, QUY TRÌNH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH ÂM NHẠC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc tiểu học)
Mã số: 60.14.01. 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN QUỐC LÂM
VINH – 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập nghiên cứu, mặc dù có nhiều khó khăn vất vả nhưng
tôi thấy rằng, đó là thời gian để tôi trưởng thành về nhiều mặt. Nhờ có công lao
giảng dạy tận tình của các Thầy, Cô giáo trong quá trình học tập và nghiên
cứu tôi đã đạt được một số kết quả về nhận thức, lý luận để vận dụng vào
thực tiễn công tác, đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước.
Với tình cảm chân thành , cho phép tôi được được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Sau đại học, các
Phòng, Ban liên quan và các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Chi Bộ, Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Quốc Lâm, người
thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Vinh, tháng 8 năm 2014
Tác giả
MAI TUẤN SƠN
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1. Nội dung, Quy trình 12
1.2.2. Âm nhạc và dạy học âm nhạc 14
1.2.3. Hoạt động, hoạt động dạy học ÂN và hoạt động thực hành ÂN 17
1.2.4. Nhạc lý, Ký - xướng âm 19
1.3. Một số vấn đề về hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH ĐH Vinh 21
1.3.1. Hoạt động thực hành ÂN 21
1.3.2. Nội dung hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH 23
1.3.3. Hình thức t chức 26
1.3.4. Phương pháp dạy thực hành ÂN 27
1.3.5 . Đánh giá kết quả hoạt động thực hành ÂN 30
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thực hành ÂN 32
1.4.1. Yếu tố khách quan 32
1.4.2. Yếu tố chủ quan 34
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 38
2.1. Vài nét về sự phát triển của Trường Đại học Vinh và Khoa Giáo dục 38
2.1.1. Vài nét về truyền thống Trường Đại học Vinh 38
2.1.2. Vài nét về sự phát triển Khoa Giáo dục 39
2.2. Một số nhận xét về nội dung, chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy
môn Âm nhạc ngành GDTH ĐH Vinh 39
2.2.1. Một số nhận xét về chương trình môn học 39
2.2.2. Một số vấn đề về việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy môn
ÂN 40
2.3. Thực trạng t chức hoạt động thực hành âm nhạc cho SV ngành GDTH ĐH
Vinh. 41
4
2.3.1. Mục tiêu thực hành âm nhạc 41
2.3.2. Thực trạng t chức hoạt động thực hành âm nhạc 42
2.3.3. Thực trạng kết quả học tập môn ÂN của SV 45
2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học môn ÂN 46
2.3.5. Phương pháp 46
2.4. Đánh giá chung về thực trạng 47
2.4.1. Đánh giá chung 47
2.4.2. Nguyên nhân của thành công 49
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 49
Chương 3. NỘI DUNG, QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
ÂM NHẠC CHO SINH VIÊN NGÀNH GDTH TRƯỜNG ĐH VINH 51
3.1. Xây dựng quy trình 51
3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình t chức hoạt động thực hành ÂN 51
3.1.2. Quy trình chung cho việc t chức hoạt động thực hành ÂN 53
3.1.3. Quy trình cụ thể 56
3.1.3.1. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành nhạc lý 56
3.1.3. 2. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành Ký - Xướng âm 69
3.1.3.3. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành hát 74
3.1.3.4. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành nghe nhạc và thường thức 81
3.1.3.5. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành chỉ huy hát tập thể 85
3.1.3.6. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành vận động theo nhạc 88
3.1.3.7. Nội dung, quy trình hoạt động trò chơi âm nhạc 94
3.1.3.8. Nội dung, quy trình hoạt động thực hành đàn organ 95
3.2. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của việc xây dụng nội dung, quy trình
t chức hoạt động thực hành ÂN cho sinh viên ngành GDTH trường ĐH Vinh . 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
TÀI LIU THAM KHO 105
PHỤ LỤC 109
5
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
ÂN : Âm nhạc
PPDH : Phương pháp dạy học
TĐN : Tập đọc nhạc
SV : Sinh viên
HS : Học sinh
HSSV : Học sinh, sinh viên
GDTH : Giáo dục Tiểu hoc.
GV : Giáo viên
CBGV : Cán bộ giáo viên
CBCC : Cán bộ công chức
THCS : Trung học cơ sở
SGK : Sách giáo khoa
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
CSVC : Cơ sở vật chất
QL : Quản lý
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước chúng ta đang ngày càng phát triển và hội nhập, vấn đề cấp thiết đặt
ra là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước
ta đã xác định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho phát triển. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
được coi là nền tảng, là động lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ r mục tiêu
chiến lược nhằm phát triển KT - XH đặt ra đối với sự nghiệp GD&ĐT: “ T nay
đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước CNH, HĐH, nâng cao dân trí,
phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng
lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nước”. Đảng và Nhà nước ta cũng đã chỉ ra
phương hướng và giải pháp lớn cho GD&ĐT là: “Tiếp tục đi mới nội dung,
phương pháp giáo dục của tất cả các cấp học, bậc học, phấn đấu nâng cao r rệt
chất lượng, hiệu quả của giáo dục. Tích cực triển khai chương trình học, sách
giáo khoa và phương pháp dạy học mới…”[14].
Hoạt động dạy học là hoạt động chủ yếu trong nhà trường, quyết định trực
tiếp tới nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục và đào tạo va là mục tiêu, va là
động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển. Vì vậy, nâng cao
chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường xuyên trong quá
trình phát triển của nhà trường và của hệ thống giáo dục nói chung.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng
cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy
nghĩ của học sinh, sinh viên” [15].
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt
Nam cũng nêu r: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng
7
nguồn nhân lực. Đi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương
pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện…”
[16].
Nền giáo dục toàn diện là một nền giáo dục bao gồm: Đức - Trí - Thể -
Mỹ. Giáo dục Âm nhạc (ÂN) là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và
đào tạo, với vai trò: Giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất và
giáo dục thẩm mỹ, vai trò giáo dục ÂN nhằm giúp con người phát triển cao về trí
tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần và thể chất.
ÂN có sức lay động tình cảm k lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người
bằng những âm thanh nh nhàng, bay bng. Các hoạt động ÂN có ảnh hưởng
trực tiếp đến tr bởi sự phong phú và đa dạng về hình thức, thể loại, các phương
tiện và môi trường diễn xướng. Giáo dục ÂN được thực hiện trong điều kiện có
sự tác động trực tiếp của GV và cả những hoạt động tích cực, độc lập của HS.
T những luận điểm chủ yếu của lí luận Mác - Lê nin về nhận thức cho thấy: Tr
nhận thức thế giới xung quanh qua ÂN có hình ảnh và cảm xúc. Đặc trưng của
ÂN là âm thanh tác động lên tri giác, gợi lên sự đồng cảm với các hình tượng
nghệ thuật. Hoạt động tư duy được phản ánh trong lời nói của giáo viên (GV)
ảnh hưởng đến suy nghĩ, sự tưởng tượng và hành vi của HS.
Ở trường tiểu học, môn ÂN đã được chính thức đưa vào t những năm 90
của thế kỷ trước. Tuy vậy, do tình hình thực tế của giáo dục nước ta, không phải
trường nào cũng dạy đúng, dạy đủ cả hát và nhạc. Trên bình diện cả nước, đa số
trường tiểu học mới thực hiện phần dạy hát (các bài hát quy định), còn phần dạy
nhạc, dạy thường thức, dạy nghe, dạy vận động theo nhạc… thì phần lớn chưa
đảm nhận được trong đó có cả những GV chuyên và không chuyên môn ÂN.
1.3. Trường Đại học Vinh, một trong những trường trọng điểm quốc gia, là
cái nôi của các ngành sư phạm, rất coi trọng yếu tố chất lượng trong dạy học.
Bên cạnh việc đề ra các phương hướng nhiệm vụ, nhà trường đồng thời triển
khai hàng loạt các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các
ngành đào tạo mà Giáo dục Tiểu học (GDTH) luôn được quan tâm hàng đầu. Để
8
góp phần vào việc khắc phục những hạn chế yếu kém trong công việc giảng dạy
môn Âm nhc v PPDH âm nhc cho sinh viên ngành GDTH ĐH Vinh, chúng
tôi chọn đề tài: “Ni dung, quy trnh t chc hot đng thc hnh âm nhc
cho sinh viên ngnh Gio dc Tiu hc, Trưng Đi hc Vinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định nội dung, xây dựng quy trình t chức hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn ÂN cho SV ngành GDTH.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình t chức hoạt động thực hành ÂN của SV ngành GDTH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung, quy trình t chức hoạt động thực hành âm nhạc cho SV ngành
GDTH, Trường ĐH Vinh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được nội dung, quy trình t chức hoạt động thực hành ÂN
có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng học tập môn ÂN
cho SV ngành GDTH, Trường Đại học Vinh.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề t chức các hoạt động thực hành
ÂN của SV ngành GDTH.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề t chức các hoạt động thực hành
ÂN của SV ngành GDTH.
- Xây dựng và thử nghiệm nội dung, quy trình.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: SV K 52 GDTH - Trường ĐH Vinh
- Thời gian khảo sát: 3 tháng (t 10 đến tháng 12 năm 2013)
6. Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm Phương pháp nghiên cứu lí luận
9
Sử dụng phương pháp phân tích - tng hợp các lý thuyết, hệ thống hóa lý
thuyết để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý về định lượng các số liệu đã thu thập được, xác nhận giá trị của
các số liệu sau xử lý.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lí luận
Luận văn đã đưa ra một số khái niệm và hệ thống hóa các vấn đề lý luận
về dạy học ÂN, thực hành ÂN cũng như làm r những đặc trưng của bộ môn ÂN
và phương pháp dạy học ÂN ở Trường ĐH Vinh.
7.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đã khảo sát tương đối toàn diện việc dạy học ÂN nói chung,
thực hành ÂN nói riêng của SV ngành GDTH, t đó đưa ra các giải pháp thực
hiện mang tính đặc thù có cơ sở khoa học và tính khả thi để xây dựng nội dung,
quy trình t chức hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH, Trường ĐH
Vinh.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 3. Nội dung, quy trình t chức hoạt động thực hành âm nhạc cho SV
ngành GDTH ở Trường ĐH Vinh.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là
động lực, là nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì
vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là nhiệm vụ thường
xuyên của quá trình dạy học nói riêng, xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của
nhà trường và hệ thống giáo dục nói chung.
Ở nước ta trong những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên
cứu về dạy học ÂN, đi mới PPDH ÂN, phát triển đội ngũ giảng viên ÂN như:
- Nguyễn Minh Toàn và Nguyễn Hoành Thông, (2000), Âm nhạc và
phương pháp dạy học T1 + T2 [43].
- Hoàng Long - Hoàng Lân, (2002), Phương pháp dạy học Âm nhạc, tập I,
II, III, Nxb Giáo dục [34].
- Hoàng Long - Hoàng Lân, (2004), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb
Đại học sư phạm [35].
- Hoàng Long - Hoàng Lân, (2005), Phương pháp dạy học Âm nhạc, Nxb
Giáo dục [36].
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Âm nhạc và phương pháp dạy học âm
nhạc, Nxb Giáo dục [5].
- Bộ Giáo dục và đào tạo, (2006), Đi mới phương pháp dạy học âm nhạc
ở Tiểu học, Nxb Giáo dục [4].
- Lê Anh Tuấn (chủ biên), (2010), Lý thuyết âm nhạc, Tập I, Nxb ĐH sư
phạm [37].
- Đoàn Tiến Dũng, (2009), Một số biện pháp QL hoạt động dạy học môn
ÂN ở các trường THCS thành phố Thanh Hóa, Luận văn Th.s, Đại học Vinh[22]
11
- Mai Ngọc Trâm, Một số biên pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng
dạy môn Âm nhạc cho tr 5 tui ở trường mầm non, Luận văn Th.s, Đại học
Hồng Đức [40].
- Thái Khắc Cung, (2010), Dự báo nhu cầu giáo viên giảng dạy môn Âm
nhạc và Mỹ thuật ở tỉnh Nghệ An đến 2010, Luận văn Th.s, Đại học Vinh [20].
- Mai Thị Cúc, (2010), Một số biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng
dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa,
Luận văn Th.s, Đại học Vinh [21].
- Nguyễn Thị Hồng Thư, (2010), Một số giải pháp phát triển đội ngũ
giảng viên Âm nhạc - Mỹ thuật ở trường ĐHSP Nghệ thuật TW giai đoạn 2010-
2015, Luận văn Th.s, Đại học Vinh [39].
- Âu Thị Ánh Tuyết, (2008), Quy trình t chức dạy học theo hướng tự
phát hiện tri thức trong môn khoa học ở tiểu học, Luận văn Th.s, Đại học Vinh
[38].
- Nguyễn Thị Hường, Quy trình t chức cho học sinh quan sát kết hợp
thảo luận nhóm trong dạy học môn Tự nhiên xã hội ở trường tiểu học, Tạp chí
GD, Số 7/2001, tr 40-42 [28].
- Nguyễn Thị Hường, Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường
tiểu học, Tạp chí GD, Số 7/2003, tr 25-27 [29].
- Phạm Thị Hoàng Hiền, (2011), Một số biện pháp QL nâng cao chất
lượng hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường Tiểu học thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Th.s, Đại học Vinh [25].
- Chu Thị Thủy An, Quy trình rèn luyện kỹ năng viết chữ đp cho sinh
viên ngành Giáo dục tiểu học ở các trường Đại học sư phạm, Tạp chí GD, Số đặc
biệt, 12/ 2008, tr 28-31 [17].
- Chu Thị Thủy An, (2009), Rèn luyện kỹ năng t chức hoạt động ngoại
khóa Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học [18].
12
- Phan Quốc Lâm, Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên học kì 4 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học
Vinh, Tạp chí GD, Số đặc biệt, 12/ 2007, tr 2-3 [30].
- Phan Quốc Lâm, Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên học kì 7 của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học
Vinh, Tạp chí GD, Số đặc biệt, 12/ 2007, tr 4-5 [31].
- Phan Quốc Lâm, Nội dung, quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học - Trường Đại học Vinh,
Tạp chí GD, Số 204, K 2, 12/ 2008, tr 43 [32].
- Lê Thế Đạt, (2010), Quy trình sử dụng các phương tiện trực quan trong
dạy học lịch sử ở tiểu học, Luận văn Th.s, Đại học Vinh [23].
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ÂN, hoạt động dạy học
ÂN, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng dạy học ÂN, phương pháp giảng dạy ÂN ở
ph thông …và các công trình nghiên cứu về hoạt động thực hành như: Quy
trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Quy trình sử dụng các phương tiện trực quan,
Quy trình rèn luyện kỹ năng viết chữ đp, Quy trình t chức học môn khoa học,
tự nhiên xã hội … Song chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung, quy
trình t chức hoạt động thực hành ÂN cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Trường ĐH Vinh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nội dung, Quy trình
1.2.1.1. Ni dung
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì Nội
dung là: “Cái được chứa bên trong hình thức, l bản chất sự vật”. Ví dụ: Nội
dung và hình thức phải tương hợp, hài hòa nhau [50,tr.1280].
Nội dung có bản chất hoạt động là những việc làm (logíc việc làm), cần
phải thực hiện để đạt tới một kết quả nào đó. Nội dung có thể được thực hiện
theo kinh nghiệm hoặc được trải tuyến tính bằng một hệ thống việc làm…
1.2.1.2. Quy trình
13
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì Quy
trình là:“Các bước phải tuân theo khi tiến hnh công việc no đó”. Ví dụ: Quy
trình sản xuất; Quy trình xử lý kỹ thuật ngâm giống lúa [50].
Khi bàn về quy trình là chúng ta bàn về quá trình thực hiện một công việc
nào đó bao gồm trình tự các bước thực hiện để hoàn thành công việc một cách
thuận tiện nhất. T đó, chúng ta nhận thấy quy trình thực hiện một công việc
gồm những đặc điểm sau:
- Toàn bộ quy trình phải nhằm hướng tới một kết quả, một mục đích đã
được xác định trước, phải có kết thúc quy trình (có khi sự kết thúc quy trình này
lại là khởi đầu quy trình khác). Bước cuối cùng hoàn tất quy trình sẽ tạo ra một
sản phẩm do cả quy trình đem lại và sản phẩm đó đã được xác định t trước.
- Quy trình thực hiện một công việc, một nhiệm vụ nhất định phải có ít
nhất t hai khâu (bước) trở lên. Không thể có quy trình mà chỉ gồm một bước,
mà chúng ta phải đảm bảo nhiều bước có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo
ra sản phẩm tốt nhất.
- Mỗi bước của quy trình thực hiện một nhiệm vụ nhất định, thống nhất và
liên kết với các bước khác trong toàn bộ quy trình. Quy trình thật sự hiệu quả khi
không có các bước tha, rườm rà nhưng cũng không thể thiếu một bước nào của
quy trình đó.
- Quy trình có hiệu quả khi được thử nghiệm nhiều lần và trên diện rộng,
đồng thời được đưa ra so sánh với những quy trình tương đương, để thấy được
tính khoa học cũng như chất lượng của nó.
- Các bước của quy trình phải được sắp xếp theo một quy luật, quan điểm
nhất định để đảm bảo tính khoa học và có hiệu quả. Nếu các bước trong quy
trình không lôgic, trình tự trước sau không r ràng thì quy trình đó đang có vấn
đề và hiệu quả công việc sẽ chưa thực sự tốt. Thay đi các bước của quy trình sẽ
tạo ra một kết quả khác, không giống như mục đích đã đề ra t trước.
- Xây dựng một quy trình phải dựa trên một nguyên tắc hoạt động và
hướng tới một mục đích nhất định. Vì vậy, có thể cùng mục đích nhưng khác
14
nhau về điều kiện liên quan thì có quy trình khác nhau. Vì thế mà một quy trình
hoạt động có hiệu quả khi nó đảm bảo các yêu cầu hoạt động và nguyên tắc làm
việc của nó.
T những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể nói rằng: Quy trình l trình tự
thực hiện một công việc. Trong đó, các bước thuộc quy trình có mối quan hệ mật
thiết v thống nhất với nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ, hướng tới một mục
đích nhất định v được xây dựng dựa trên một nguyên tắc hot động cho trước.
1.2.2. Âm nhạc và dạy học âm nhạc
1.2.2.1. Âm nhc
a) Khái niệm Âm nhc
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì: Âm
nhạc là nghệ thuật sắp xếp, t chức, phối hợp các âm thanh của giọng nói, các
loại nhạc cụ hoặc cả hai thành một bản chỉnh thể để diễn đạt tư tưởng tình cảm
[50, tr. 63]
b) Thuộc tính của âm thanh ÂN
Âm thanh ÂN có 4 thuộc tính sau:
- Cao độ: thể hiện độ cao thấp, trầm bng của âm thanh.
- Trường độ: thể hiện độ dài, ngắn của âm thanh.
- Cường độ: thể hiện độ mạnh, yếu của âm thanh.
- Âm sắc: thể hiện màu sắc sáng, tối, trong, đục của âm thanh.
c) Thể loi Âm nhc
Thể loại ÂN là những loại, những dạng tác phẩm mang nét đặc trưng nhất
định liên quan đến phương pháp biểu hiện mà khi nghe chúng ta dễ nhận biết
nhờ vào đặc điểm giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu hoặc nội dung lời ca.
ÂN được chia ra hai thể loại lớn là thanh nhạc và khí nhạc.
c.1) Thanh nhc: Là nhạc có lời, được vang lên t dây thanh đới. Là loại nghệ
thuật dựa trên âm sắc của giọng hát, ý nghĩa của lời ca để truyền tải nội dung, hình
tượng tác phẩm. Thanh nhạc bao gồm hai thể loại là ca khúc và dân ca.
- Ca khúc gồm các thể loại nhỏ:
15
+ Hành khúc có giai điệu chắc kho, tiết tấu hợp với bước đi khi diễu
hành.
+ Chính ca là những bài hát chính thức dùng trong các nghi lễ như quốc
ca, những bài hát chính thức của các đoàn thể, thanh thiếu niên, sinh viên, phụ
nữ, các lực lượng vũ trang.
+ Hợp xướng là loại hình thanh nhạc có nhiều bè, nhiều giọng biểu diễn.
+ Trữ tình là những tác phẩm có tiết tấu tự do giai điệu phóng khoáng, mềm
mại.
+ Hát ru là loại ca khúc được lấy âm hưởng t làn điệu ru gốc, tính chất
âm nhạc giống với thể loại nhạc trữ tình, có nhịp độ chậm, đằm thắm nhưng
cũng rất tự hào trong sáng như: “M yêu con” của Nguyễn Văn Tý, “Ru con”
của Đặng Hữu Phúc
- Dân ca gồm nhiều thể loại:
+ Chèo, tuồng, Quan họ, Chầu văn (Khu vực Bắc Bộ)
+ Ví, dặm, hò, ru (Khu vực Trung Bộ)
+ Cải lương, đờn ca ti tử (Khu vực Nam Bộ)
c.2) Khí nhc: Là nhạc không lời, được vang lên t các loại nhạc cụ. Là
nghệ thuật dựa trên đặc điểm âm thanh của các loại nhạc cụ để diễn tả nên tru
tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng. Khí nhạc gồm các thể loại nhỏ:
- Giao hưởng, Uvectuya, Conxecto, viết cho dàn nhạc giao hưởng biểu
diễn (nhạc giao hưởng).
- Xonate, Etuyt, Preluyt viết cho một nhạc cụ độc tấu hoặc nhóm nhạc
cụ hòa tấu (nhạc thính phòng).
d) Hình thức Âm nhc
d.1) Các bộ phận của bản nhc:
- Mô típ nhc là một t âm (khoảng 3 đến 5 âm) bao quanh một phách
mạnh, là chất liệu để phát triển thành tiết nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc.
- Tiết nhc được hình thành t mô típ, có khuôn kh khoảng 4 ô nhịp, ở
đó lời ca va trọn 1 ý nên cũng được coi là câu hát.
16
- Câu nhc là một ý nhạc khá trọn vn, có khuôn kh khoảng 8 ô nhịp,
thường gồm hai tiết nhạc.
- Đon nhc là một tư duy âm nhạc có tính lôgic và hoàn chỉnh, thường
gồm hai câu nhạc, giữa các câu của đoạn nhạc luôn có sự đối đáp nhau. Câu một
có chức năng nghi vấn; câu hai có chức năng khẳng định. Cấu trúc đoạn nhạc có
thể dùng để làm một tác phẩm độc lập (tác phẩm một đoạn đơn) hoặc một bộ
phận của một tác phẩm lớn hơn nó (tác phẩm hai đoạn, ba đoạn )
d.2) Các hình thức Âm nhc
Cũng như trong văn học, các tác phẩm âm nhạc có nhiều hình thức lớn
nhỏ khác nhau. Có tác phẩm đơn giản chỉ gồm 2 câu, mỗi câu 4 nhịp nhưng lại
có tác phẩm đồ sộ gồm nhiều đoạn, nhiều chương, phải trình tấu trong thời gian
hàng giờ.
- Hình thức một đon đơn là tác phẩm âm nhạc có cấu trúc một đoạn đơn
2 câu nhạc hoặc 3 câu nhạc.
- Hình thức hai đon đơn là tác phẩm có cấu trúc hai đoạn, mỗi đoạn là
một đoạn đơn 2 câu. Đoạn 1 là phần trình bày, đoạn 2 lấy chất liệu t đoạn 1 (2
đoạn đơn phát triển) hoặc sử dụng chất liệu khác với đoạn 1 (2 đoạn đơn tương
phản)…
1.2.2.2. Dy hc Âm nhc
a) Khái niệm dy học
- Theo PGS. TS Thái Văn Thành:“Dy học l quá trình tác động qua li
giữa GV v HS nhằm truyền thụ v lĩnh hội những tri thức khoa học, những kỹ
năng, kỹ xảo, hot động nhận thức v thực tiễn, để trên cơ sở đó phát triển
năng lực tư duy v hình thnh thế giới quan khoa học” [44].
- Theo PGS. TS Phạm Viết Vượng: “Dy học l một bộ phận của quá
trình sư phm tổng thể, l một trong những con đường để thực hiện mục đích
giáo dục”.
b) Khái niệm dy học ÂN
17
Dạy học âm nhạc là một quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm
truyền thụ hệ thống kiến thức ÂN, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và
thái độ cần thiết trong lĩnh vực ÂN cho HS, HS nhận thức và lĩnh hội chúng,
qua đó thực hiện được mục đích giáo dục ÂN.
1.2.3. Hoạt động, hoạt động dạy học ÂN và hoạt động thực hành ÂN
1.2.3.1. Hot đng
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì Hoạt
động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội
(như: hoạt động nghệ thuật, hoạt động quân sự) [50,tr.827]
Hoạt động của con người luôn xuất phát t những động cơ, mục đích nào
đó do nhu cầu, những đòi hỏi của cuộc sống… Cả động cơ và mục đích cùng
thúc đẩy con người tích cực, kiên trì khắc phục khó khăn để đạt được kết quả
như ý muốn. Tuy vậy, có khi cùng một mục đích hoạt động nhưng có thể có những
động cơ rất khác nhau. Ngoài các yêu tố mục đích và động cơ, hoạt động còn có
đặc trưng là phải biết sử dụng các phương tiện nhất định mới thực hiện được như:
công cụ và cách sử dụng công cụ, phương tiện ngôn ngữ và các tri thức chứa đựng
trong ngôn ngữ…
Có thể nói rằng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng
cách tác động vào sự vật để tạo ra sản phẩm để phục vụ cuộc sống. Hoạt động
mang những đặc điểm:
- Luôn luôn có đối tượng
- Con người là chủ thể
- Thường sử dụng các công cụ để tác động vào đối tượng
- Được thực hiện trong những điều kiện xã hội nhất định
1.2.3.2. Hot đng dy hc ÂN
ÂN là môn nghệ thuât gồm nhiều nội dung, hoạt động dạy học ÂN tuy là
một bộ phận của quá trình sư phạm tng thể nhưng lại rất đa dạng. Đó là quá
trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những kiến
thức cơ bản về nhạc lý, kí - xướng âm, kỹ thuật ca hát, sử dụng nhạc cụ, cách bắt
18
nhịp chỉ huy, phân tích tác phẩm ÂN, trò chơi ÂN, vận động theo nhạc, cách
trình diễn tác phẩm ÂN và phương pháp dạy học ÂN… Hoạt động dạy – học
ÂN xuất phát t nhu cầu đòi hỏi của xã hội, thúc đẩy con người không ngng
vươn lên, khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống, hình thành những kỹ năng,
kỹ xảo để trên cơ sở đó phát triển khả năng thẩm mỹ và kỹ năng thực hành ÂN.
1.2.3.3. Hot đng thc hnh ÂN
a)Thực hnh ÂN
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì Thực
hành là: làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế (như: lý thuyết đi đôi với thực
hành…) [50,tr.1615].
Trong dạy học hiện đại nói chung, người GV đến với HS không chỉ bằng
phương pháp thuyết trình mà còn phải kết hợp phương pháp thực hành, làm mẫu.
“Khi dạy điều gì, GV làm mẫu rồi t chức cho HS làm để có điều đó theo cơ
chế: Thầy t chức, trò hoạt động; thầy thiết kế, trò thi công” [26].
Trong dạy học ÂN, phải thường xuyên t chức thực hành bởi đây là hoạt
động quan trọng, tạo ra các sản phẩm ÂN đa dạng, có thể sờ mó, nhìn thấy (các
bài tập làm trên giấy, bằng hình thể) và các sản phẩm ÂN không nhìn thấy mà
chỉ nghe và “cảm thấy” (các bài tập đọc bằng miệng, đánh trên đàn). Thực hành
ÂN nhằm củng cố lý thuyết ÂN.
b) Hot động thực hnh ÂN
Hoạt động thực hành ÂN là quá trình tác động của con người (chủ thể) lên
bản nhạc, nhạc cụ, đạo cụ (công cụ) như: luyện cách hít thở, cách khống chế, điều
tiết hơi thở để tạo ra âm thanh đúng, đp; tập các bài hát, tập cách trình diễn trên
sân khấu; tập ghi âm, tập xướng âm, cách ghép lời cho bài hát; tập đánh gam,
luyện ngón, đánh tác phẩm trên đàn phím điện tử; tập các động tác đánh nhịp, chỉ
huy hát tập thể, đồng ca; tập vận động theo nhạc như: nhún nhảy theo nhịp điệu,
vỗ tay theo tiết tấu, minh họa điệu bộ theo nội dung của lời ca và múa theo tính
chất âm nhạc… Nội dung thực hành tuy khác nhau nhưng cùng để tạo ra sản
phẩm cho người học đó là giọng hát, tay đàn, bài múa… nhằm thực hiện mục tiêu
19
giáo dục.
Hoạt động thực hành là khâu vô cùng quan trọng trong dạy học ÂN. T
hoạt động thực hành mà hiểu thêm về lý thuyết, củng cố để nắm chắc lý thuyết
và mở rộng kiến thức của lý thuyết.
Hoạt động thực hành ÂN gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung lại có tuần tự
các bước thực hiện khác nhau. Bởi vậy, quy trình t chức hoạt động thực hành
ÂN bao gồm quy trình chung cho việc t chức hoạt động thực hành ÂN và quy
trình riêng cho tng nội dung. Để đi đến khái niệm về quy trình t chức hoạt động
thực hành ÂN trong dạy học, chúng ta có thể xem xét các yếu tố cấu thành khái
niệm đó:
- Quy trình t chức hoạt động thực hành ÂN trong dạy học là tiến trình
gồm nhiều bước.
- Các bước của quy trình (dù là tng nội dung hay toàn bộ chương trình)
phải thống nhất với nhau theo một hệ thống, nguyên tắc, quan điểm nhất định.
- Trong toàn bộ quy trình phải thể hiện quan điểm dạy học đặc thù của
môn nghệ thuật, kết hợp các giác quan mà trong đó, thị giác và thính giác đóng
vai trò quan trọng.
- Quá trình t chức hoạt động thực hành ÂN phải đảm bảo tính chính xác,
khoa học sát với lý thuyết, nhằm hướng tới mục tiêu dạy học nhất định, trong đó
có việc hình thành các khái niệm về sự vật, hình tượng trong tác phẩm.
T đó chúng ta có thể hiểu: Quy trình tổ chức hot động thực hnh ÂN là
tiến trình GV v HS thực hiện các nội dung thực hnh ÂN, trong đó GV tổ chức,
điều khiển hot động nhận thức của HS theo trình tự các bước nhất định, cùng với
đó, HS chiếm lĩnh tri thức, hình thnh những kỹ năng v khái niệm tương ứng
thông qua những hot động trực tiếp nhằm thực hiện mục đích dy học cho trước.
1.2.4. Nhạc lý, Ký - xướng âm
1.2.4.1. Nhc lý
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì Nhạc
lý: là lý thuyết về âm nhạc [50,tr.1229].
Ngày xưa, người Châu Âu thường dùng hình vẽ để đánh dấu các âm điệu
20
cao thấp trong bài nhạc. Cách này không được thuận tiện vì nếu ghi cả độ dài
của âm thanh thì số lượng dấu hiệu rất nhiều, gây rườm rà cho bản nhạc.
Mãi đến cuối thế kỷ X, một linh mục người Italia tên là Ghi - đô - Đa -
Rết - dô, đã nghĩ ra cách lấy tên những âm đầu của bảy câu thơ trong một bài
kinh thánh bằng tiếng La tinh để gọi tên bảy nốt nhạc: Út, Rê, Mi, Pha, Son, La,
Xi. Về sau, người ta đi “út” thành “Đô” cho dễ phát âm. Đây là tên gọi để chỉ
độ cao của âm thanh mà khi ghép với ký hiệu độ dài: (nốt tròn); (nốt
trắng); (nốt đen)…để được tên nốt nhạc hoàn chỉnh (Đô tròn; Rê trắng; Mi
đen…)
Ở Việt Nam, nền ÂN dân gian trước đây là ÂN truyền miệng, không có ký
tự, chữ nhạc. Ông cha ta thường dùng các tiếng “tình - tính - tang” để diễn đạt
âm điệu trong các bài hát dân ca. Về sau, những nhạc công trong cung đình đã
dùng các tiếng “Hò - X - Xang - Xê - Cống - Phan - Liu - U” để định tên các
nốt trên phím đàn. Đến những năm đầu thế kỷ XX chúng ta bắt đầu sử dụng
nhạc lý theo ký âm: Đô - Rê - Mi…
Việc nghĩ ra nốt nhạc là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử ÂN thế
giới, bởi đó là một trong những căn cứ để hoàn thiện về chữ nhạc, cách ghi nhạc,
và các lý thuyết về ÂN.
1.2.4.2. Ký - xướng âm
Ký, xướng âm là khái niệm gồm ký âm và xướng âm.
a) Ký âm :
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì ký âm
là: Ghi âm bằng nốt nhạc và dấu nhạc [50, tr.934].
Như vậy, ký âm là nghe âm thanh rồi viết thành ký hiệu nốt nhạc, đây là
quá trình mã hóa gồm hai nội dung: một là ghi trường độ tng nốt đơn l và các
bài tập tiết tấu; hai là ghi cao độ tng âm đơn l và giai điệu các câu nhạc, đoạn
nhạc.
b) Xướng âm:
21
Theo Đại t điển Tiếng Việt do GS. Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì xướng
âm là: Đọc tên các nốt nhạc trong bài hát theo đúng cao độ, trường độ, cường độ
quy định cho mỗi cung bậc trong một gam, một bản nhạc (ví dụ: tập xướng âm
bài Đội ca) [50,tr.1882].
Xét về mặt hoạt động thính giác thì xướng âm là cách xác lập, tái tạo âm
thanh sau khi tai nghe đã thu nhận được, nó mang tính đặc trưng vận động của
cái có dưới dạng cái không. Xét về mặt thị giác thì ngược lại, cách đọc ở đây lại
biến ký hiệu (đã được mã hoá) thành âm thanh (giải mã). Nó mang đặc trưng vận
động giữa cái không dưới dạng cái có.
Như vậy, ký xướng âm bao gồm ghi chép thành nốt nhac và đọc các nốt
nhạc thành âm thanh, trong đó hoạt động đọc là chính. Về bản chất âm thanh
không phải là một hiện tượng “nhìn” - “thấy”, nó phải được vang lên mới “nghe”
rồi “thấy”. Bởi vậy, muốn đọc thì phải nghe, không nghe không có âm thanh để
đọc. Đó là con đường duy nhất để tích lũy, ghi nhớ và tái tạo.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH ĐH
Vinh
1.3.1. Hoạt động thực hành ÂN
1.3.1.1. Mc tiêu của hot đng thc hnh ÂN
Dạy học ÂN cho SV là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc
thù. Nó có khả năng liên kết cũng như hỗ trợ, đan xen vào tất cả các hình thức
nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện
những mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo người GV có thể dạy được tất
cả các môn ở tiểu học. Với nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của mình, giáo dục
ÂN nói chung, hoạt động thực hành ÂN nói riêng, có vai trò quan trọng là: Giáo
dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, trang bị
kiến thức và tay nghề cho SV.
Mục tiêu hoạt động thực hành ÂN của SV ngành GDTH là hình thành một
trình độ văn hóa ÂN tối thiểu cho SV, cụ thể là:
- Biết đọc chính xác độ cao cung và nửa cung trong âm nhạc.
22
- Biết đọc, g thành thạo phách nguyên và các dạng phách chia 2, chia 4.
- Hiểu được khái niệm và biết xác định giọng điệu, nhịp điệu của bản
nhạc; biết lựa chọn những giọng điệu phù để áp dụng trong ca hát.
- Hình thành một số kĩ năng ghi chép nhạc, đọc nhạc và ghép lời bài hát tiểu
học.
- Biết cách phát âm liền giọng, ngắt giọng, tạo âm thanh vang sáng khi
trình bày bài hát.
- Hiểu được cấu trúc bài hát, biết phân tích bài hát thiếu nhi nói chung, bài
hát tiểu học nói riêng, làm cơ sở cho việc dạy hát ở trường tiểu học.
- Biết chỉ huy hát đồng ca và cách bắt vào các loại nhịp.
- Trang bị một số kĩ năng vận động theo nhạc và t chức trò chơi ÂN.
- Biết biên soạn một số động tác vận động, múa đơn giản theo cấu trúc bài hát.
- Biết sử dụng đàn phím điện tử, nắm được phương pháp đánh đệm một số
bài hát trong chương trình tiểu học.
- Giáo dục năng lực cảm thụ ÂN và trình độ ÂN cần thiết, toàn diện để
sau khi ra trường, một số SV có thể tiếp cận chương trình môn ÂN ở tiểu học và
trực tiếp dạy môn ÂN cho học sinh tiểu học.
1.3.1.2. Nhiệm v của hot đng thc hnh ÂN
- Cung cấp cho SV những kiến thức về nghệ thuật ÂN, các kỹ năng về ca
hát, kí - xướng âm, vận động theo nhạc, t chức trò chơi ÂN và một số hoạt
động phát triển khả năng ÂN.
- Thông qua hoạt động thực hành để củng cố lý luận, làm sáng tỏ bản chất
và tính đặc thù của nghệ thuật ÂN.
- Thông qua nội dung, chương trình môn học, các hoạt động văn nghệ,
ngoại khóa, đặc biệt là hoạt động thực hành nhóm, lớp; nhằm góp phần giáo dục
nhân cách, đạo đức; nâng cao nhận thức; lối sống lành mạnh; thị hiếu đúng đắn
và tạo cho SV sự yêu thích nghệ thuật ÂN.
- Thông qua các phương tiện diễn tả của nghệ thuật ÂN như: tiết tấu, giai
điệu, nhịp điệu, giọng điệu… nhằm bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ, khả năng tư
23
duy, óc sáng tạo, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ và
lòng yêu nghề cho SV.
1.3.1.3. Các nguyên tắc trong hot đng thc hnh ÂN
Hoạt động thực hành ÂN cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phát triển tai nghe: Chú ý rèn luyện khả năng nghe cao độ
(phân biệt cung và nửa cung), nghe trường độ (phách nguyên, phách chia 2, chia
4…) và giọng hát, làm cho tai nghe của các em ngày càng nhạy bén hơn.
- Nguyên tắc trực quan: Là phương pháp đưa ra những cái cụ thể để SV
quan sát, gợi lên tính tích cực của người học. GV phải thị phạm, làm mẫu chính
xác kết hợp với các phương tiện trực quan (nhạc cụ, băng hình CD, VCD, DVD,
hoặc tranh ảnh…). Thông qua tiếng đàn, giọng hát cùng với những hình tượng
trong tác phẩm ÂN và những động tác diễn xuất, điệu bộ của GV để lý giải một
số kiến thức nhạc lý.
- Nguyên tắc thực hnh: Quá trình học sinh tiếp thu ÂN luôn luôn phải coi
trọng thực hành, luyện tập, đó là nhiệm vụ trọng tâm của môn học.
- Nguyên tắc sáng to: Luôn phải khơi dậy sự sáng tạo của người học, tôn
trọng và phát huy những ý tưởng của các em. Kích thích tính tự lực, hoạt động
ÂN của người học, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin.
- Nguyên tắc liên kết: Liên kết các chuyên môn, kết hợp các phân môn
trong tng tiết dạy. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động chính khóa với các hoạt
động ngoại khóa, giữa giảng dạy của GV và sự hứng thú học tập của HS.
1.3.2. Nội dung hoạt động thực hành ÂN cho SV ngành GDTH
Môn Âm nhc v phương pháp dy học âm nhc ngành GDTH ĐH Vinh
gồm nhiều phân môn, với một lượng kiến thức phong phú nên nội dung hoạt
động thực hành cũng rất đa dạng.
1.3.2.1. Ni dung hot đng thc hnh nhc lý
Nhạc lý gồm nhiều bài, mỗi bài có nhiều nội dung cốt li mà người học
cần phải được khắc sâu bằng cách luyện tập thực hành.
a) Bài 1. Âm thanh và cách ghi chép nhạc
Gồm các nội dung:
24
- Đọc g trường độ các loại hình nốt: Nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt đơn, nốt
kép.
- Hát thể hiện hiệu quả dấu nối; dấu luyến; dấu chấm dôi.
b) Bài 2. Phách - Nhịp
Gồm các nội dung:
- Hát kết hợp g phách mạnh, phách nh nhịp 2/4; nhịp 3/4; nhịp 4/4.
- Đọc g nốt đen, nốt đơn, nốt kép.
- Nghe hát, nhận biết loại nhịp 2/4; nhịp 3/4; nhịp 4/4.
c) Cung - Quãng - Dấu hóa
Gồm các nội dung:
- Đọc gam Đô trưởng, nhận biết cung, 1/2 cung.
- Đọc quãng trong phạm vi một quãng 8: Đô - Đố
- Nhận biết âm hóa bất thường
- Nhận biết âm hóa theo hóa biểu
d) Điệu thức - Gam - Giọng
Gồm các nội dung:
- Nghe và nhận biết tính chất của điệu trưởng, điệu thứ: Đọc gam, hợp âm Đô
trưởng (Cdur); Đọc gam, hợp âm La thứ (Amoll).
- Nghe hát, xác định điệu tính của tác phẩm.
e) Hợp âm
Gồm các nội dung:
- Nghe, đọc hợp âm 3 trưởng
- Nghe, đọc hợp âm 3 thứ
- Nghe, đọc hợp âm 7 trưởng thứ.
- Liên kết hợp âm 3 chủ, 3 hạ át, 7 át của giọng trưởng.
- Liên kết hợp âm 3 chủ, 3 hạ át, 7 át của giọng thứ.
- Giới thiệu vòng hoà thanh.
1.3.2.2. Ni dung hot đng thc hnh Ký - Xướng âm
Gồm các nội dung:
25
a) Bài 1. Ký âm
- Ghi tiết tấu
- Ghi cao độ gam Đô trưởng
- Ghi giai điệu giọng Đô trưởng
b) Bài 2. Xướng âm
- Đọc trường độ, đọc cao độ, đọc giai điệu.
- Xướng âm ghép lời bài hát giọng Đô trưởng.
1.3.2.3. Ni dung hot đng thc hnh hát
a) Bài 1. Dạy kỹ thuật hát
Gồm các nội dung:
- Kỹ thuật nhả chữ, pha trộn âm thanh
- Kỹ thuật hát liền âm, ngắt âm
- Kỹ thuật tạo độ vang cho âm thanh
b) Bài 2: Dạy bài hát trong chương trình tiểu học
Gồm các nội dung:
- Dạy các bài hát trong chương trình tiểu học: Xướng âm, ghép lời, vận động.
1.3.2.4. Ni dung hot đng thc hnh nghe nhc, phân tích bài hát
a) Bài 1. Nghe nhạc
Gồm các nội dung:
- Nghe hát: Nghe trực tiếp và nghe qua phương tiện.
b) Bài 2. Phân tích bài hát
Gồm các nội dung:
- Phân tích bài hát trong chương trình tiểu học.
1.3.2.5. Ni dung hot đng thc hnh chỉ huy ht tập th
Gồm các nội dung:
- Động tác đánh nhịp cơ bản nhịp 2/4; nhịp 3/4; nhịp 4/4
- Thực hành chỉ huy bài hát tiểu học nhịp 2/4
1.3.2.6. Ni dung hot đng thc hnh vận đng theo nhc