Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Điều tra thành phần loài thực vật họ cam (rutaceae) ở vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ HẢI
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT
HỌ CAM (RUTACEAE) Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Nghệ An, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HỒ THỊ HẢI
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT
HỌ CAM (RUTACEAE) Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN
CHUYÊN NGÀNH THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.420.111
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
T.S NGUYỄN ANH DŨNG
Nghệ An, 2014
LỜI CẢM ƠN

!"#$%&'()*+,-./012304&
$,2561 789/!"#$%&:';
<=>?@+$5A'?!/BC27DE#EFG3$EGBH&
I#2+,2561G#!67C.%#J;
G#"76K#%;L894!GB6$EMJ
;@N$EJ6K626OG?.+P8D22#
,Q2<?>R*J7QQ$S'7) J6;D
K7T&
$+,UM561T5VM2E#/J


/WB? EX8!E;7&
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
'7)!YZ6[ZY\
Tác giả
Hồ Thị Hải
i
MỤC LỤC
$E#
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài họ Cam (Rutaceae) ở 2 xã Lục Dạ và
Châu Khê 33
Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các chi 40
41
Biểu đồ 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cam ở địa
điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát 41
Bảng 3.5. So sánh về số loài giữa địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát42
Bảng 3.6. Các loài bổ sung cho danh lục họ Rutaceae ở VQG Pù Mát 43
Bảng 3.8. So sánh về số loài giữa các địa điểm nghiên cứu với VQG Bạch
Mã 44
Bảng 3.12. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Cam 50
51
Biểu đồ 3.6. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Lục Dạ và Châu Khê 51
Bảng 3.13. Các loài mới phát hiện phân bố ở VQG Pù Mát, Nghệ An 52
3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng 53
Bảng 3.14. Công dụng của các loài họ Cam tại các địa điểm nghiên cứu 53
Bảng 3.15. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Cam (Rutaceae) 54
ở khu vực nghiên cứu 54
PHỤ LỤC
ii

iii
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. Dạng sống
Ph Phanerophytes: Cây có chồi trên đất
Mg Mega-phanerophytes: Cây có chồi trên đất lớn
Me Meso-phanerophytes: Cây có chồi trên đất vừa
Mi Micro-phanerophytes: Cây có chồi nhỏ trên đất
Na Nano-phanerophytes: Cây có chồi lùn trên đất
Lp Liano-phanerphytes: Cây leo có chồi trên đất
Ep Epiphytes-phanerophytes: Cây sống bám có chồi trên đất
Pp Parasit-hemiparasit-phanerophytes: Cây sống ký sinh, bán ký sinh
Hp Herbo-phanerophytes: Cây có chồi trên, thân thảo
Ch Chamaephytes: Cây có chồi sát đất
Hm Hemicriptophytes: Cây có chồi nửa ẩn, chồi ngang mặt đất.
Cr Criptophytes: Cây có chồi ẩn chồi nằm dưới mặt đất.
Th Theophytes: Cây một năm.
2. Phân bố
1. Yếu tố toàn thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới
2.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Úc – châu Mỹ
2.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi – châu Mỹ
2.3. Yếu tố nhiệt đới châu Á –Châu Úc – châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương
3. Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châuÚc
3.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á – châu Phi
4. Yếu tố châu Á nhiệt đới
4.1. Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Malaixia
4.2. Lục địa Đông Nam Á
4.3. Yếu tố lục địa Đông Nam Á – Hymalaya
4.4. Đông Dương – Nam Trung Quốc

iv
4.5. Đặc hữu Đông Dương
5. Yếu tố ôn đới
5.1. Ôn đới châu Á – BắcMỹ
5.2. Ôn đới cổ thế giới
5.3. Ôn đới ĐịaTrung Hải
5.4. Đông Á
6 . Đặc hữu Việt Nam
6.1. Gần đặc hữu Việt Nam
7. Yếu tố cây trồng và nhập nội.
3. Công dụng
M Cây làm thuốc
T Cây lấy gỗ
F Cây làm lương thực, thực phẩm
Sp Cây làm gia vị
E Cây lấy tinh dầu
Oil Cây lấy dầu béo
Or Cây cảnh
4. Các ký hiệu khác
YTĐL Yếu tố địa lý
DS Dạng sống
CD
VQG
Công dụng
Vườn Quốc gia
CS Cộng sự

v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
$E#

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các chi của họ Cam ở địa điểm nghiên cứu 38
Biểu đồ 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cam ở địa
điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát 40
Biểu đồ 3.3. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cam ở địa
điểm nghiên cứu với Việt Nam 45
Biểu đồ 3.4. Phổ dạng sống họ Cam tại xã Lục Dạ và xã Châu Khê 47
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phổ dạng sống họ Cam ở địa điểm nghiên cứu với Pù
Mát và Bạch Mã 48
Biểu đồ 3.6. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Lục Dạ và Châu Khê 50
Biểu đồ 3.7. Giá trị sử dụng của các loài họ Cam tại địa điểm nghiên cứu
55
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
$E#
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU 1
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài họ Cam (Rutaceae) ở 2 xã Lục Dạ và
Châu Khê 33
Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các chi 40
41
Biểu đồ 3.2. So sánh tương quan tỷ lệ số lượng chi, loài của họ Cam ở địa
điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát 41
Bảng 3.5. So sánh về số loài giữa địa điểm nghiên cứu với VQG Pù Mát42
Bảng 3.6. Các loài bổ sung cho danh lục họ Rutaceae ở VQG Pù Mát 43
Bảng 3.8. So sánh về số loài giữa các địa điểm nghiên cứu với VQG Bạch
Mã 44
Bảng 3.12. Yếu tố địa lý của các loài trong họ Cam 50
51
Biểu đồ 3.6. Phổ các yếu tố địa lý ở xã Lục Dạ và Châu Khê 51
Bảng 3.13. Các loài mới phát hiện phân bố ở VQG Pù Mát, Nghệ An 52

3.5. Đa dạng về giá trị sử dụng 53
Bảng 3.14. Công dụng của các loài họ Cam tại các địa điểm nghiên cứu 53
Bảng 3.15. Giá trị sử dụng của các loài cây họ Cam (Rutaceae) 54
ở khu vực nghiên cứu 54
vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có diện tích khoảng 330.000 km
2
, nằm ở
vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hệ thực vật phát triển rất
phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê “Tiếp cận các nguồn gen và chia
sẽ lợi ích” của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới – IUCN thì hệ thực vật
Việt Nam có trên 100.000 loài, trong đó thực vật có mạch với gần 12.000 loài
thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ. Đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý
báu của đất nước. Tuy nhiên, do chiến tranh, nạn gia tăng dân số cùng với sự
khai thác quá mức của con người đã và đang làm cho nguồn tài nguyên này
cạn kiệt nhanh chóng, tính đa dạng sinh học ngày càng giảm dẫn đến làm mất
cân bằng sinh thái và kéo theo nhiều thảm họa mà con người phải gánh chịu
như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng Chính vì thế, việc sử dụng và bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng, bảo vệ các nguồn gen quý đã trở thành một vấn đề cấp thiết
không chỉ cho một quốc gia mà cho cả toàn cầu.
Trên thế giới họ Cam (Rutaceae) là một trong những họ tương đối lớn
có khoảng 160 chi, 1.600 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm [39]. Ở
Việt Nam hiện biết 107 loài, 1 phân loài và 3 thứ thuộc 26 chi, 5 tông và 3
phân họ [17]. Nhiều loài cây trong họ này có giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa
kinh tế to lớn tới đời sống con người và nền kinh tế quốc dân bởi chúng có
nhiều công dụng khác nhau như: Quả được dùng để ăn tươi, dùng làm nguyên
liệu cho ngành công nghệ chế biến mứt, nước giải khát điển hình như
Q#]##6QE#E#^#QEE#QEE]#]_ Lá,

hoa và vỏ quả được dùng để chưng cất tinh dầu sử dụng trong công nghệ mĩ
phẩm, thực phẩm như: `#  ]#  aE6]6  E6  aEE##
###b#,6#]#]b#,66_Nhóm cây được
sử dụng làm thuốc để phòng ngừa và chữa bệnh viêm phổi, chảy máu dưới da
như )E#]##)###E,/E##QE#E#^#
QEE]#]Q#]####Q#]#],##]_
1
Với những giá trị to lớn đó, họ Cam đang là đối tượng được quan tâm
nghiên cứu. Mặt khác sự khai thác bừa bãi và những hoạt động khác của con
người vì lợi ích trước mắt đã làm cho hệ thực vật Việt Nam nói chung và
thành phần loài họ này nói riêng ngày càng bị suy giảm.
Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế
giới ở phía Tây tỉnh Nghệ An, nằm trên địa bàn của 3 huyện: Anh Sơn, Con
Cuông và Tương Dương, có tổng diện tích của 91.113 ha, trong đó vùng đệm
của VQG Pù Mát chiếm 86.000 ha. VQG Pù Mát được đánh giá là nơi có hệ
thực vật khá đa dạng và đã có nhiều công trình nghiên cứu thực vật theo
hướng sự đa dạng thực vật của các taxon bậc cao như lớp, ngành. Điển hình
có các công trình nghiên cứu của Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Anh
Dũng (2002) [15], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [50]… Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng họ thì còn rất ít và đặc biệt
là họ Cam (Rutaceae) chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu tại nơi đây.
Vì vậy, để góp phần bổ sung xác định thành phần loài và đánh giá tính
đa dạng của họ Cam, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra thành phần loài thực
vật họ Cam (Rutaceae) ở vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát – Nghệ An” làm
đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành thực vật học của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định thành phần loài thực vật và đánh giá tính đa dạng của họ Cam
(Rutaceae) tại địa bàn nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chúng tôi là:

- Thu mẫu các loài họ Cam tại khu vực nghiên cứu.
- Định loại, lập danh lục thành phần loài.
- Đánh giá tính đa dạng của họ Cam tại khu vực nghiên cứu về yếu tố địa
lý, phân bố, dạng sống, giá trị tài nguyên và mức độ đe dọa của các loài.
- Phân tích thành phần hoá học tinh dầu của một số đại diện ở các chi của
họ Cam (Rutaceae).
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Thực vật là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng đối với đời sống con
người và các sinh vật khác. Sự tồn tại của thảm thực vật chính là nền tảng cho
sự phát triển và tiến hóa của sinh giới. Cùng với việc sử dụng thực vật để
phục vụ các nhu cầu sống của mình thì con người càng tích lũy thêm nhiều
hiểu biết về thế giới thực vật xung quanh. Chính vì thế, việc nghiên cứu thực
vật trên thế giới diễn ra từ rất sớm, với những công trình mô tả đầu tiên về
thực vật xuất hiện ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn (3.000 năm TCN) [52] và
Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) tiếp sau đó là ở Hy Lạp cổ và La Mã cổ
cũng xuất hiện hàng loạt các công trình về thực vật.
Théophraste (371 - 286 TCN) là người đầu tiên đề xướng ra phương
pháp phân loại thực vật [14]. Dựa trên nghiên cứu đặc điểm hình thái ngoài và
sinh cảnh sinh sống của thực vật, ông cho ra đời hai công trình “>cU
” và “Q1d” trong đó đã mô tả được khoảng 500 loài cây trồng và
cây hoang dại.Tiếp đến là nhà bác học La Mã Plinus (79 – 24 TCN) viết bộ
“>cU?” đã mô tả gần 1.000 loài cây làm thuốc và cây ăn quả. Sau
đó Dioseoride (20 - 60 sau CN) một thầy thuốc của Tiểu Á đã viết cuốn sách
“*7;”, trong đó ông nêu được hơn 500 loài cây và đã xếp chúng
vào các họ khác nhau [14]. Trong suốt thời kỳ Trung cổ, phân loại học thực
vật cũng như các ngành khoa học khác không phát triển được do sự thống trị

của giáo hội.
Sau một thời gian dài, đến thời kỳ Phục Hưng thế kỷ (XV - XVI) với sự
phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật kéo theo phát triển mạnh phân loại
học thực vật, đánh dấu bởi 3 sự kiện quan trọng đó là: %!/!
3
5(Herbier) thế kỷ XVI; việc thành lập các vườn bách thảo (TKXV - XVI)
và biên soạn cuốn “G!K#D”.
Nhà tự nhiên học người Anh, Jonh Ray (1628 - 1705) đã mô tả 18.000
loài thực vật trong cuốn “>cU”. Ông đã chia thực vật thành 2
nhóm lớn: nhóm bất toàn (gồm nấm, rêu, dương xỉ, các loài thực vật thủy
sinh) và nhóm hiển hoa (có hoa, gồm các thực vật 1 lá mầm và 2 lá mầm)
[39]. Cũng trong thời gian đó, Journefort (1656 – 1708) dùng tính chất của
tràng hoa làm cơ sở phân loại, ông chia thực vật có hoa thành nhóm không
cánh và nhóm có cánh hoa [39].
Tiếp sau đó Linnée (1707 – 1778) là người được mệnh danh là “Ông
tổ” của phân loại học, nhà tự nhiên học Thụy Điển. Công trình nghiên cứu của
ông đã đạt đến đỉnh cao của hệ thống phân loại thực vật. Trong công trình
“e7X?” của mình ông đã mô tả khoảng 10.000 loài cây và sắp
xếp vào một hệ thống nhất định. Ông đã đề xướng cách đặt tên sinh vật rất
chặt chẽ và thuận tiện, mỗi tên cây được gọi bằng tiếng La tinh gồm 2 từ ghép
lại mà ngày nay chúng ta còn sử dụng. Ông cũng là người xây dựng nên hệ
thống phân loại gồm 7 đơn vị: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [52].
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX phân loại thực vật được dựa trên cơ
sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật, dựa vào toàn bộ (hay số lớn) tính
chất chung của chúng. Có rất nhiều hệ thống phân loại ra đời: hệ thống phân
loại của Bernard Jussieu (1699 - 1777) và Decandol (1778 - 1836) đã mô tả
được 161 họ và đưa phân loại trở thành một môn khoa học. Robert Brown
(1773 - 1858) là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về tùng và bách tuế từ đó dẫn
đến chia thực vật thành 2 nhóm đó là hạt trần và hạt kín [52].
Cho đến thế kỷ XIX việc nghiên cứu các hệ thực vật đã thực sự phát

triển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia. Phân loại học ngày càng đi sâu nghiên
cứu bản chất của sinh vật. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị các cuốn
thực vật chí lần lượt ra đời: Thực vật chí Anh (1869), Thực vật chí Ấn Độ 7
tập (1872 - 1897), Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Malayxia
4
(1922 - 1925), Thực vật chí Trung Quốc, Thực vật chí Liên Xô, Thực vật chí
Australia, Thực vật chí Thái Lan
Đến năm 1993, Watters và Hamilton đã thống kê được trong các công
trình nghiên cứu thì trong suốt 2 thế kỷ qua đã có 1,4 triệu loài thực vật đã
được mô tả và đặt tên. Cho đến nay vùng nhiệt đới đã xác định được khoảng
90.000 loài, trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu – Á có 50.000 loài được xác
định [44].
Ngày nay các công trình nghiên cứu thực vật không chỉ dừng lại quan
sát và mô tả mà còn đi sâu tìm hiểu công dụng của chúng để phục vụ cho mục
đích của con người về chữa bệnh, mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm đồng
thời bảo tồn những giá trị nguồn gen của đa dạng sinh học.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa
ẩm nên hệ thực vật của nước ta rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, quá
trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam diễn ra chậm hơn các nước khác trên
thế giới. Thời gian đầu chỉ có các nhà nho, thầy lang sưu tập các cây có giá trị
làm thuốc chữa bệnh như: Tuệ Tĩnh (1623 - 1713) trong 11 quyển “'#6
47” đã mô tả được 759 loài cây thuốc, Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong
“@2JV” 100 cuốn đã phân ra cây cho hoa, quả, ngũ cốc…Lê Hữu
Trác (1721 - 1792) dựa vào bộ “'#647” đã bổ sung thêm 329 vị
thuốc mới trong sách “e5$f26” gồm 66 quyển. Ngoài ra
trong tập “>g#6/55” ông đã tổng hợp được 2.850 bài thuốc chữa
bệnh [14].
Đến đời nhà Lê, tác giả Nguyễn Trữ trong công trình “@7'#6
;” cũng đã mô tả được nhiều loài cây trồng. Lý Thời Chân (1595) xuất

bản “G5516R” đề cập đến trên 1.000 vị thuốc thảo mộc [39].
Thời Pháp thuộc đã có những công trình nghiên cứu của Loureiro
(1790) “$d'#6GB” ông đã mô tả gần 700 loài cây [69], Pierre
(1879-1907) trong “$EF'#6GB” đã mô tả khoảng 800 loài cây gỗ.
5
Từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền
tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “$P
*1” do H.Lecomte chủ biên (1907-1951) gồm 7 tập. Trong công
trình này, tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các loài
thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương.
Trên cơ sở các công trình đã có, Pócs Tamás (1965) đã thống kê ở miền
Bắc có 5.190 loài và năm 1969, Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số
loài của miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của
Engler, trong đó có 5.069 loài thực vật hạt kín và 540 loài thuộc các ngành
còn lại [29]. Song song với sự thống kê đó ở Miền Bắc từ 1969-1976, Lê Khả
Kế (chủ biên) đã xuất bản bộ sách “Q2-MTd@7'#6” gồm 6
tập đã mô tả rất nhiều loài thực vật có mặt ở Việt Nam [24] và ở Miền Nam,
Phạm Hoàng Hộ trong 2 tập “Q2-daD'#6@7'#6h giới thiệu 5.326
loài trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu còn lại là 5.246 loài
thực vật có mạch [19].
Thái Văn Trừng (1963-1978) trên cơ sở bộ “$    P  
*1” đã thống kê được hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc 1.850 chi và 298 họ [54].
Để phục vụ cho công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, Viện
Điều tra Quy hoạch rừng đã công bố 7 tập “Q2:EF@7'#6” (1972 –
1986) giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh họa các loài thực vật [56].
Trần Đình Lý và cộng sự (1993) công bố “YiZZ2jPJ@7'#6” [35],
Võ Văn Chi (1997) công bố “$F2X@7'#6hvà được tái bản
năm 2012 với hơn 4.700 loài cây thuốc chữa bệnh khác nhau [12].
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Q2-@7'#6” của Phạm Hoàng

Hộ (1991- 1993) xuất bản tại Canada với 3 tập, 6 quyển và tái bản năm 2000
đã mô tả được khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam [21].
Đây được coi là bộ sách đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở
Việt Nam, là một trong những công trình có giá trị nhất về đa dạng thực vật
6
tại Việt Nam cho đến nay. Tuy nhiên, theo tác giả thì tổng số loài thực vật bậc
cao có mạch ở hệ thực vật Việt Nam có thể lên tới 12.000 loài.
Việc đánh giá đa dạng thực vật cho các VQG, các khu bảo tồn thiên
nhiên làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn được quan tâm
nghiên cứu. Trong đó, đặc biệt là những công trình Phạm Hoàng Hộ (1985)
[20], Phùng Ngọc Lan và cs (1996) [26], Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997)
[30], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998) [53], Nguyễn Nghĩa Thìn,
Mai Văn Phô (2003) [51]. Đây là những tài liệu nhằm phục vụ cho công tác
bảo tồn các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn ở Việt Nam.
Dựa trên những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã
công bố Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê toàn bộ hệ thực vật Việt Nam
bao gồm 11.373 loài thực vật bậc cao trong đó có 10.580 thực vật bậc cao có
mạch [44]. Lê Trần Chấn (1999) với trong công trình kaBXl61
/5"#7@7'#6h đã công bố 10.440 loài thực vật [8].
Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng là nghiên cứu các họ
thực vật dưới dạng thực vật chí các công trình như: Euphorbiaceae của
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) [45], họ Na - Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân
(2000) [4], họ Bạc hà - Lamiaceae của Vũ Xuân Phương (2002) [36], họ Đơn
nem-Myrsinaceae của Trần Kim Liên (2002) [27], họ Trúc đào-Apocynaceae
của Trần Đình Lý (2005) [34], họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae của Vũ Xuân
Phương (2005) [37]. Đây là những tài liệu quan trọng nhất để làm cơ sở đánh
giá thành phần loài của hệ thực vật Việt Nam một cách đầy đủ.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên để phục vụ cho công tác bảo
tồn nguồn gen thực vật từ năm 1996 các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất
bản cuốn “%!-@7'#6” phần thực vật đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm

ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng, được tái bản và bổ sung năm 2007 tổng số
lên 464 loài thực vật, tăng 108 loài đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên [6].
Ở Nghệ An đã có các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mát
như: Nguyễn Văn Luyện (1998) [33], Đặng Quang Châu (1999) và cs [9],
7
Nguyễn Thị Quý (1999) [55], Phạm Hồng Ban (2000) [1], Nguyễn Nghĩa
Thìn (2001) [46], Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh
(2001) [49], Nguyễn Anh Dũng (2002) [15], Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn
Thanh Nhàn (2004) [50], Lê Thị Hương, Đỗ Ngọc Đài (2012) [23], Phan Tiến
Dũng (2013) [16]. Trong đó điển hình nhất là công trình nghiên cứu của
Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) tác giả đã tổng kết được hệ
thực vật Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành trong “#
JMIX#CLa!h& Đặc biệt trong công trình này ông đã
công bố họ Cam có 51 loài thuộc 12 chi có mặt ở VQG Pù Mát [50].
Như vậy các công trình nghiên cứu ở vùng đệm VQG Pù Mát ở Nghệ
An khá nhiều nhưng các công trình nghiên cứu về chuyên sâu về từng họ thì
đang còn chưa phổ biến. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài của từng họ riêng
biệt tại VQG Pù Mát là hướng đi mà chúng tôi lựa chọn.
1.2. Tình hình nghiên cứu họ Cam - Rutaceae
1.2.1. Trên thế giới.
Họ Cam (Rutaceae) trên thế giới được các nhà khoa học nghiên cứu từ
thời C.Linnaeus (1753) với 7 chi và 19 loài [67]. Năm 1789, A.Jussieu đã đặt
tên cho họ Cam là Rutaceae lấy tên Ruta L.
Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về họ Cam
cuối thế kỷ 19 phải kể đến A. Engler (1896). Tác giả là người đầu tiên nghiên
cứu khá kỹ về các đặc điểm từ hình thái ngoài của cơ quan sinh dưỡng và cơ
quan sinh sản, đến số lượng nhiễm sắc thể, phân bố địa lý, cổ sinh vật, mối
quan hệ thân cận giữa các taxon trong họ Cam. Tác giả cũng là người đầu tiên
định hướng cho việc sử dụng tổng hợp các loạt đặc điểm trong phân loại họ
Cam, điều đó cho phép phân định giữa các taxon có căn cứ vững chắc hơn

[63]. Vì vậy, sau này nhiều công trình nghiên cứu về họ Cam đều dựa trên
nền tảng hệ thống của A. Engler, sử dụng các đặc điểm mà ông đã lựa chọn,
như công trình của Melchior (1964), W. T. Swingle & P. C. Reece (1967).
Trong công trình của Melchior (1964) tác giả sắp xếp 12 họ thực vật có hoa
8
vào bộ Cam, trong đó ở Việt Nam có 4 họ đại diện gồm: họ Cam (Rutaceae),
họ Xoài (Anacardiaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan
(Meliaceae). Với những nhóm đặc điểm được sử dụng như: tính đối xứng của
hoa, tính chất rời hay dính nhau của bộ nhị và bộ nhụy, sự có mặt của tuyến
nhựa trong vỏ thân hay tế bào tiết trong vỏ và ruột…để sắp xếp vị trí cho các
taxon. Riêng họ Cam, tác giả W. T. Swingle & P. C. Reece (1967) đã chia
thành 6 phân họ (subfamily), 10 tông (tribus) và 25 phân tông (subtribus),
khoảng 150 chi và gần 1.600 loài trên toàn thế giới [73].
Theo A.Takhtajan (1973) cho rằng Simaroubaceae gần gũi với
Rutaceae và Simaroubaceae được coi là nhóm nguyên thủy trong bộ Cam
(Rutales) [theo 3]. Mặt khác, năm 1997, A.Takhtajan khắc phục được những
điểm còn chưa hợp lý của hệ thống A. Engler, với bổ sung của W. T. Swingle
và P. C. Reece (1967) và các công trình nghiên cứu trước đó, A.Takhtajan xếp
bộ Cam gồm 10 họ, ông cũng chia thành 2 bộ, tách họ Cam thuộc cùng một
nhóm với họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae) thuộc phân
bộ còn lại. Đối với họ Cam, ông chia thành 7 phân họ.
Năm 2009, hệ thống được A.Takhtajan công bố sửa đổi, tuy nhiên vị
trí các phân họ có sự thay đổi và các chi trong phân họ )E#]#]đã thay
đổi không thỏa đáng: các chi >#  C#E#6#  C]]E66
)###%]]E#G##6E)]] m]E# được xếp trong tông
Cam ()E#]#]H(1997) bị chuyển vào tông Hồng bì (Q#]]#]) (2009)
trong khi đó tác giả đã không đưa ra bằng chứng thuyết phục nào cho sự thay
đổi này. Do vậy hệ thống năm 2009 của A. Takhtajan ít được sử dụng trong
việc nghiên cứu phân loại họ Cam trên thế giới.
Ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất tổng quan trên toàn thế

giới thì cũng có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu ở từng vùng cụ thể như: J.
D. Hooker (1875) đã chia họ Cam (Rutaceae) ở Ấn Độ và các vùng lân cận
thành 4 tông: n]#]b#,]#]$#]#])E#]#]&Tác giả đã mô tả
23 chi và 78 loài của vùng này [65]. Đây là những dẫn liệu phong phú góp
9
phần xây dựng hệ thống phân loại họ Cam của G. Bentham & J. D.
Guillaumin (1912) đã lập khóa và mô tả 18 chi, 63 loài ở Đông Dương [64].
C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) đã công bố trong loài thực vật chí
Java (Flora of Java) viết dưới dạng khóa định loại các chi, và các loài, không
có mô tả chi tiết và không có hình vẽ minh họa, danh pháp các taxon không
được trích dẫn đầy đủ, thiếu tài liệu công bố và mẫu nghiên cứu [57]. B. C.
Stone (1972) đã công bố kết quả nghiên cứu về họ Cam trong Thực vật chí
Malaya, gồm 3 họ, 4 tông đã được lập khóa định loại, các taxon được xếp
theo Reece (1967), so với các công trình Thực vật chí khác, tác giả có chỉ rõ
quan điểm kế thừa hệ thống phân loại của tác giả đáng tin cậy, vì vậy các
taxon được sắp xếp vào các nhóm phân loại thích hợp. Các thông tin về loài
như danh pháp, mô tả, phân bố đã được công bố tương đối đầy đủ, tuy nhiên
hình vẽ minh họa còn ít, chưa có mẫu nghiên cứu [72]. C. Chang và cộng sự
(1993) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Đài Loan, tác giả không phân
chia thành phân họ hay tông mà chỉ lập khóa định loại, mô tả 13 chi và 31
loài, trong đó các chi và loài được mô tả đầy đủ về danh pháp, tài liệu công
bố, mẫu nghiên cứu, … một số loài có hình ảnh minh họa đầy đủ [60]. C. C.
Huang (1997) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Trung Quốc với 4
phân họ, 28 chi và 134 loài, mặc dù công trình có nêu số lượng tông nhưng
tên của taxon phân loại bậc phân họ không được nhắc đến trong khóa định
loại và mô tả, phần mô tả các loài chưa có mẫu nghiên cứu [66]. Tuy vậy đây
là cuốn sách thực vật chí có giá trị khoa học lớn, là tài liệu tham khảo quan
trọng cho những ai nghiên cứu về Rutaceae sau này.
1.2.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu họ Cam ở Việt Nam là Loureiro (1790). Tác

giả đã mô tả 6 chi và 12 loài có ở Việt Nam [69]. Năm (1912), A. Guillaumin
đã mô tả 18 chi và 63 loài ở Đông Dương trong đó có 53 loài phân bố ở Việt
Nam [64]. Đến năm (1970), Lê Khả Kế và cộng sự đã xây dựng khóa định
loại của 12 chi và mô tả 31 loài có ở Việt Nam [24]. Nguyễn Tiến Bân (1997)
10
trong công trình “Qo6#E#p/0!;JKPd
@7'#6” đã mô tả đặc điểm chính của họ và nêu danh sách của 28 chi thuộc
họ Cam ở Việt Nam [3]. Sau này, nghiên cứu có hệ thống về họ Cam ở Việt
Nam phải kể đến công trình nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ, trong bộ “ Q2
-@7'#6” (1999- 2000) tác giả đã xây dựng khóa định loại cho 22 chi, mô
tả sơ lược 117 loài [21]. Trần Kim Liên (2005) trong công trình “ *#R
@7'#6” đã trình bày danh lục các loài họ Cam có ở Việt Nam.
Đây là công trình khái quát về họ Cam ở Việt Nam, tác giả đã cập nhập nhiều
thông tin mới, chỉnh lý danh pháp theo luật danh pháp quốc tế hiện nay) [28].
Những công trình đề cập đến giá trị sử dụng của họ Cam như: Trần
Đình Lý (1993) trong công trình “YiZZ2jPd@7'#6” đã nêu
danh sách 35 loài có ích thuộc họ Cam [35]. Đỗ Tất Lợi (1995) trong công
trình “'V2XcX@7'#6h đã trình bày 18 loài làm thuốc
ở Việt Nam) [32]. Đặc biệt công trình “ $F2X@7'#6” (2012)
của Võ Văn Chi đã đề cập đến 61 loài thuộc họ Cam được làm thuốc [12].
Gần đây nhất, năm 2012, Bùi Thu Hà với công trình “'?p2
Je;Q#6An#]#]qHd@7'#6” tác giả đã mô tả, vẽ chi tiết và đưa
ra khóa phân loại chi tiết cho họ Cam, đồng thời tác giả đã công bố ở Việt
Nam có 107 loài, 1 phân loài và 3 thứ thuộc 26 chi, 5 tông và 3 phân họ, trong
đó có 65 loài được dùng làm thuốc [17].
Ở vùng đệm VQG Pù Mát - Nghệ An chưa tìm thấy một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về họ Cam mà chỉ có những công trình nghiên cứu
theo hướng đa dạng thực vật. Điển hình là công trình của Nguyễn Anh Dũng
(2002), “'?pP#J7/#j6JJ,a
%1L76M8X#CLa!r'7)htác giả đã xác định được

497 loài thuộc 319 chi và 110 họ của 3 ngành thực vật bậc cao tại khu vực
nghiên cứu. Trong đó, họ Cam (Rutaceae) chỉ có 10 loài thuộc 6 chi được
tìm thấy tại nơi đây [15].Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004)
họ Cam (Rutaceae) mới chỉ phát hiện được 51 loài thuộc 12 chi trong tổng
11
số 2.494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của toàn bộ khu hệ [50]. So với số lượng
loài Cam có mặt ở Việt Nam thì VQG Pù Mát mới chỉ chiếm khoảng 47%
tổng số loài đã công bố.
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu về họ Cam (Rutaceae), tuy nhiên đây là một họ thực vật rất có giá trị về
mặt kinh tế, cung cấp nhiều nguồn gen có giá trị về mặt y dược, hoá mỹ
phẩm, thực phẩm… Vì vậy, việc thống kê một cách đầy đủ, cập nhật thành
phần loài của họ này là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng.
1.3. Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
1.3.1. Trên thế giới
Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những nội dung quan
trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật nào để
hiểu bản chất cấu thành nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và phát
huy giống cây trồng.
Mỗi hệ thực vật bao gồm nhiều yếu tố thực vật khác nhau và các yếu tố
địa lý đó thể hiện ở 2 nhóm chính đó là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư. Trong
các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với
nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư lại chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật
với nhau. Nói cách khác yếu tố di cư là yếu tố đã du nhập vào lãnh thổ của
khu hệ thực vật bằng những con đường khác nhau
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về
mặt địa lý phải kể đến hai công trình “sj4?p7
*1” (1926) và ks77*1” của Gagnepain
(1944) trong đó tác giả đã sắp xếp các loài của hệ thực vật Đông Dương bao
gồm các yếu tố:

- Yếu tố đặc hữu bản địa: 11.9%
- Yếu tố Trung Quốc: 33.8%
- Yếu tố Xích Kim – Hymalaya: 18.5%
- Yếu tố Malaysia và các nhiệt đới: 15.0%
12
- Yếu tố phân bố rộng và nhập nội: 20.8%
Mỗi hệ thực vật có sự khác biệt về số lượng, tỷ lệ % các yếu tố địa lý.
Trong các yếu tố địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vì
nó thể hiện tính độc đáo, riêng biệt bản chất của mỗi hệ thực vật.
1.3.2. Ở Việt Nam
Trên cơ sở những loài thực vật được ghi trong bộ "$PJ
1*1t, Pócs Tamás (1965), đã phân tích về phương địa lý thực
vật miền Bắc Việt Nam [70] và đưa ra bảng thống kê các yếu tố sau:
- Yếu tố bản địa đặc hữu: 39.90%
+ Việt Nam: 32.55%
+ Đông Dương: 7.35%
- Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55.27%
+ Trung Quốc: 12.89%
+ Ấn Độ và Himalaya: 9.33%
+ Malaysia - Indonesia: 25.69%
+ Các vùng nhiệt đới khác: 7.36%
- Yếu tố khác: 4.83%
+ Ôn đới: 3.27%
+ Thế giới: 1.56 %
Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bảng thống kê các loài thực vật
Bắc - Việt Nam cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27.5% số loài đặc hữu.
Nhưng khi thảo luận ông gộp loài đặc hữu và loài bản địa làm một, căn cứ
vào khu phân bố hiện tại, nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng loài đặc
hữu bản địa lên 50% (tương tự 45.7% theo Gagnepain và 52.79% theo Pocs
Tamas) còn yếu tố di cư chiếm 39% (trong đó từ Malaysia là 15%, từ

Himalaya, Vân Nam, Quý Châu là 10% và từ Ấn Độ- Myanma là 14%) [54].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) căn cứ vào các khung phân loại của Pócs Tamás
(1965), Ngô Chinh Giật (1993), tác giả đã xây dựng thang phân loại các yếu
13
tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các
chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau:
1. Yếu tố thế giới
2. Yếu tố Liên nhiệt đới
3. Yếu tố Cổ nhiệt đới
4. Yếu tố Nhiệt đới châu Á
5. Yếu tố Ôn đới
6. Yếu tố đặc hữu Việt Nam
7. Yếu tố các loài cây trồng
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và
cộng sự đã lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật
các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước. Tài liệu mới nhất về
các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật chính ở VQG Bạch Mã (2003)
[51] được chỉ ra như sau:
Yếu tố toàn cầu: 0.61%
Yếu tố nhiệt đới: 62.93%
Yếu tố ôn đới: 3.76%
Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 25.12%
Yếu tố cây trồng: 1.64%
Đối với VQG Pù Mát, Nguyễn Nghĩa Thìn và cs (2004) [50] đã chỉ ra
các yếu tố địa lý thực vật chính như sau:
Yếu tố toàn cầu: 2.40%
Yếu tố nhiệt đới: 65.05%
Yếu tố ôn đới: 5.35%
Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 14.19%
Yếu tố cây trồng: 5.56%

Năm 2006, khi nghiên cứu hệ thực vật Na Hang, Nguyễn Nghĩa Thìn [47] đã
đưa ra các yếu tố địa lý như sau :
Yếu tố toàn cầu: 2.58%
14
Yếu tố nhiệt đới: 80.21%
Yếu tố ôn đới: 5.25%
Yếu tố đặc hữu Việt Nam: 8.87%
Yếu tố cây trồng: 0.34%
1.4. Các nghiên cứu về phổ dạng sống
Phân tích dạng sống là một trong những nội dung quan trọng của việc
nghiên cứu bất kỳ một hệ thực vật nào. Bởi vì, dạng sống là một đặc tính biểu
hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường, nó liên quan chặt
chẽ với khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng vùng, cũng như mức độ tác
động của các nhân tố sinh thái. Tuy nhiên việc nghiên cứu phổ dạng sống của
thực vật cũng chỉ mới được nghiên cứu gần đây.
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer
(1934) [71] về phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất
trong thời gian bất lợi của năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng
sống cơ bản:
1. Cây chồi trên đất (Phanerophytes) - Ph
2. Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch
3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm
4. Cây chồi ẩn (Crytophytes) - Cr
5. Cây một năm (Therophytes) - Th
Ngoài ra khi phân tích dạng sống của các cây chồi trên đất (Ph) được
chia thành 9 nhóm phụ để dễ sử dụng hơn trong các rừng nhiệt đới ẩm, đó là:
1. Cây gỗ lớn cao trên 25m (Mg)
2. Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 25m (Me)
3. Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)

4. Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
5. Cây bì sinh (Ep)
6. Cây chồi trên đất ký sinh và bán ký sinh (Pp)
15
7. Cây chồi trên đất mọng nước (Suc)
8. Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
9. Cây chồi trên đất thân thảo (Hp)
Để thuận tiện trong việc so sánh phổ dạng sống giữa các hệ thực vật với
nhau, Raunkiaer (1934) [68], đưa ra một phổ dạng sống chuẩn dựa trên việc
tính toán cho hơn 1.000 cây ở các vùng khác nhau trên thế giới:
SN = 46 Ph + 9Ch + 26 He + 8 Cr + 15 Th
1.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, điển hình là công trình nghiên cứu của Pócs Tamás (1965)
[70] khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc - Việt Nam, ông đã phân tích, lập phổ
dạng sống cho hệ thực vật này và thu được kết quả như sau:
Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg) 4.85%
Cây lớn có chồi trên đất cao 8-30m (Me) 3.80%
Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 8.02%
Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9.08%
Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6.45%
Cây chồi sát đất (Ch)
Cây chồi nửa ẩn (Hm) 40.68%
Cây chồi ẩn (Cr)
Cây chồi một năm (Ch) 7.11%
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52.2% Ph + 40.68% (Ch, Hm, Cr) + 7.11% Th
Richard [38] đưa ra phổ dạng sống cho rừng mưa ẩm nhiệt đới:
SB = 88 Ph + 12 Ch + 0 Hm + 0 Cr + 0 Th
Đối với VQG Cúc Phương, Phùng Ngọc Lan và cs (1996) [26] đưa ra
phổ dạng sống như sau:

SB = 57.78 Ph + 10.64 Ch + 12.38 Hm + 8.37 Cr + 11.01 Th
Đối với VQG Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) [51]
đã công bố dạng sống như sau:
16

×