Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Đặc điểm thơ viết về biển đảo Việt Nam từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.84 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC


ĐẶC ĐIỂM THƠ
VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGỌC

ĐẶC ĐIỂM THƠ
VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 19


4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 19
5. Phương pháp nghiên cứu 20
6. Cấu trúc luận văn 20
Chương 1
THƠ VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO TỪ 1986 ĐẾN NAY
MỘT CÁI NHÌN PHÁC THẢO 21
1.1. Cơ sở sự hình thành dòng cảm hứng biển đảo trong thơ Việt Nam từ 1986 đến nay 21
1.1.1. Vẻ đẹp của biển đảo 21
1.1.2. Những đổi thay của đất nước 22
1.1.3. Những tranh chấp trên biển Đông 24
1.2. Diện mạo thơ viết về biển đảo 26
1.2.1. Đội ngũ nhà thơ 26
1.2.2. Đề tài 27
1.3. Một số nhà thơ tiêu biểu 35
1.3.1. Ngô Minh 35
1.3.2. Hữu Thỉnh 36
1.3.3. Trần Đăng Khoa 38
1.3.4. Nguyễn Việt Chiến 39
1.3.5. Nguyễn Ngọc Phú 41
Chương 2
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ VIẾT VỀ BIỂN
ĐẢO
TỪ 1986 ĐẾN NAY 44
2.1. Cảm hứng sáng tạo 44
2.1.1. Niềm tự hào về biển đảo của tổ quốc 44
2.1.2. Biển đảo với những bản tình ca của người lính 50
2.1.3. Sự kiên cường bất khuất của những người lính biển 56
2.1.4. Những suy tư về biển 59
2.2. Giọng điệu thơ 62
2.2.1. Giọng kiêu hãnh, trầm hùng 62

2.2.2. Giọng thiết tha, sâu lắng 63
2.2.3. Giọng uất hận, hờn căm 65
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG
THƠ
VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO TỪ 1986 ĐẾN NAY 68
3.1. Sử dụng nhiều hình thức thơ 68
3.1.1. Thơ tự do 68
3.1.2. Thơ lục bát. 71
3.1.3. Thơ văn xuôi 74
3.1.4. Trường ca – trữ tình 76
3.2. Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ 81
3.2.1. Biện pháp ẩn dụ 81
3.2.2. Trùng điệp lời thơ 84
3.3. Sử dụng nhiều lớp ngôn từ 87
6
3.3.1. Ngôn ngữ văn hóa, lịch sử 88
3.3.2. Ngôn ngữ đời thường, giản dị 89
3.3.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh 91
3.3.4. Sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng 94
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển
Đông, có địa thế chính trị và kinh tế rất quan trọng. Với bờ biển dài 3260km,
trải dài từ Bắc xuống Nam, biển và đảo từ ngàn đời nay đã gắn liền với cuộc sống
con người Việt Nam, đi vào thơ ca họa nhạc. Trong đời sống thơ ca, dân tộc, từ
lâu biển, đảo đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà thơ. Tuy nhiên,

cho đến nay, việc nghiên cứu thơ viết về biển đảo chưa có nhiều thành tựu.
1.2. Từ 1986 đến nay, nhất là trong thập niên đầu thế kỉ XXI, nhiều
cuộc thi thơ viết về biển đảo đã được tổ chức, nhiều giải thưởng lớn đã được
trao cho những tác phẩm đặc sắc. Có thể nói, chưa bao giờ đề tài về biển đảo
lại thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà thơ, công chúng như bây giờ. Có
không ít tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc cả về nội
dung, tư tưởng và nghệ thuật thể hiện, góp phần tạo nên một diện mạo mới
cho thơ Việt Nam đương đại.
1.3. Trong những năm gần đây, biển Đông đang trở thành vấn đề thời
sự, thu hút sự quan tâm của cả dân tộc. Nghiên cứu thơ viết về biển đảo, vì
vậy không chỉ để hiểu về đời sống thơ ca đương đại Việt Nam, mà còn góp
phần thể hiện tiếng nói chủ quyền dân tộc về biển đảo.
2. Lịch sử vấn đề
Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của
đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản về hướng tiếp cận và những
thành tựu nghiên cứu thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay.
Từ 1986, cùng với việc mở rộng đề tài sáng tạo, thơ viết về biển đảo đã
ít nhiều có thành tựu. Theo đó, đã có một số bài nghiên cứu, phê bình thơ về
chủ đề biển đảo trên một số báo, tạp chí và đặc biệt là báo mạng. Đỗ Ngọc
Yên trên />8
viet-nam-/124101.html.viết: “Sau ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược, đề
tài biển đảo Tổ quốc như mạch ngầm trong mát, khiến các nhà thơ vừa bước
ra từ cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử dân tộc không thể không bị
choáng ngợp”. Cùng cái nhìn ấy, Lâm Việt trong bài Đôi dòng về thơ viết về
biển đảo ( />bien-dao/125291.htm), viết: “Hẳn là, để hiểu hết kí ức của một dân tộc thì
không thể dừng lại ở những trang sử đơn thuần mà phải lắng lòng nghe những
thanh âm của nhạc. Nhưng, để tìm đến sự đằm sâu, phải lặn lội tìm trong khúc
thức của thi ca dân tộc với loại hình nghệ thuật tưởng như bóng vía, đỏng
đảnh ấy lại lưu giữ tốt nhất thứ bản mệnh ấy là tình yêu. Yêu những gì là hiển
nhiên là tự thuở cha ông mình. Kể từ khi Lí Thường Kiệt viết câu thơ rạch đôi

gầm trời cũng là khi thi ca nước Nam hình thành nguồn cảm hứng về cương
vực đất nước cứ cồn cào như lớp lớp sóng không ngừng nghỉ”. Theo Hòa
Bình, “Thơ ca về chủ đề biển đảo đang phát huy sức mạnh thực sự của ngôn
từ, khi mà “sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa” của Tổ quốc. Nhưng không phải
bây giờ mà trước đây rất lâu rồi, khi các nhà thơ lênh đênh trên những chuyến
tàu ra với lính đảo đều đã ghi lại niềm tự hào dân tộc, cảm nhận được nhịp
đập chung trong trái tim Việt nam và chuyển tải cảm xúc chân thành của mình
tới công chúng, bi tráng, trầm hùng, thơ ca biển đảo hiện nay không còn là
tiếng lòng riêng của cá nhân thi sĩ mà đã trở thành sự thổn thức chung của
hàng triệu trái tim Việt Nam, trở thành thơ ca của lòng yêu nước”. (Nguồn:
/>nuoc- 20140615214745204 .htm ). Tuy nhiên, có một thực tế, thành tựu thơ viết
về biển đảo chưa có nhiều. Là người sáng tác, Nguyễn Hữu Quý trong bài
Thơ viết về biển đảo cần một độ sâu hơn (7/2014), viết: “Tôi nghĩ, lính biển
đảo, dân biển đảo cần ở thi ca một cái nhìn gần với cuộc sống chất chứa gian
khổ và dũng cảm của mình để từ đó những trang thơ chân thực đầy vốn sống
và nghệ thuật trở thành cây phong ba của họ. Có khái quát xa xôi đến bao
9
nhiêu thì cái đích của thi ca vẫn phải là tâm hồn người đọc. Để lắng lại hồn
dân tộc trong hồn mỗi người thơ về biển đảo nên có chiều sâu”. Theo ông,
cuộc sống của những người lính, người dân bám biển cực kỳ gian khổ hiểm
nguy. Cảm giác cô đơn trống trải không phải là không có. Con người trở nên
bé nhỏ vô cùng trước trời biển mênh mang nhất là khi sóng to gió lớn tràn qua
đảo, nhà giàn. Đã có những hi sinh đầy xúc động của người lính, người dân
bám biển. (Nguồn />can-mot-do-sau-hon.html.) . Bàn về bài Đây biển Việt Nam – vẻ đẹp của sự chân
thành đã tạo ra sự chấn động, Bảo Anh cho rằng: “Trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, biển là chiến lược của toàn cầu. Mỗi một dân tộc muốn lớn mạnh
phải lớn mạnh từ biển. Điều khiến tôi thật sự xúc động, với tư cách một người
nghiên cứu, đó là biển cả của ta chứa đầy truyền thống yêu nước, anh hùng
dân tộc. Biển cũng là điểm xuất phát, giúp chúng ta đi ra khắp thế giới, làm
giàu đất nước từ biển. Hoàng Sa – Trường Sa như Trường Sơn… đôi vai gánh

bao nỗi gian truân đất nước…” Đã là người Việt Nam dù làm gì, ở đâu cũng
hướng về cội nguồn dân tộc. Văn học nghệ thuật hướng con người đến những
giá trị đích thực của đời sống, dân tộc, tôn vinh lòng yêu nước. Cuộc thi Đây
biển Việt Nam đã thực sự có sức cuốn hút, thức tỉnh công chúng. (Nguồn
http://hitt//phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=14850). Có cùng cách
nhìn ấy, Lâm Việt với bài viết Đôi dòng thơ viết về biển đảo. Trên
cho
rằng: “Hẳn là, để hiểu hết kí ức của một dân tộc thì không thể dừng lại ở những trang
sử đơn thuần mà phải lắng lòng nghe những thanh âm của nhạc. Nhưng, để
tìm đến sự đằm sâu, phải lặn lội tìm trong khúc thức của thi ca dân tộc với
loại hình nghệ thuật tưởng như bóng vía, đỏng đảnh ấy lại lưu giữ tốt nhất thứ
bản mệnh ấy là tình yêu.Yêu những gì là hiển nhiên là tự thuở cha ông mình.
Kể từ khi Lí Thường Kiệt viết câu thơ rạch đôi gầm trời cũng là khi thi ca
nước Nam hình thành nguồn cảm hứng về cương vực đất nước cứ cồn cào
10
như lớp lớp sóng không ngừng nghỉ”. Cùng nhìn thấy vai trò, vị trí của biển
trong đời sống nói chung và trong cảm hứng sáng tạo nói riêng, Phạm Thị
Phương Thảo trong bài viết Biển - đảo và Tổ quốc trong thơ (11/2012) đã
nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của biển, đảo đối với Tổ quốc và nêu lên
quan điểm của mình về chủ quyền lãnh hải khi bị Trung Quốc xâm lược. Tác
giả viết: “Biển và đảo, đó là những thứ tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho
đất nước chúng ta. Biển và đảo nơi gắn liền của những kỳ quan thiên nhiên,
của thế giới bởi những vẻ đẹp và những kiến tạo độc đáo. Đó là món quà tặng
vô giá và lâu dài cho cuộc sống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Biển và đảo
không chỉ thu hút mỗi người bởi vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là những dấu
mốc gắn liền với những giá trị lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và chiếm giữ
cả vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước”. Biển còn là nơi lưu
giữ và gợi cảm hứng cho con người, đứng trước biển con người như đứng trước bao lớp
cảm xúc ồ ạt. Biển và đảo cũng là những nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nhân, các
thi sỹ, nhạc sỹ, các họa sĩ khi họ say mê sáng tạo ra những tác phẩm văn chương, âm nhạc

và hội họa của mình. (Nguồn />dao-va-To-Quoc-trong-tho- 33 / .)
Bên cạnh những bài viết bàn về đề tài biển đảo trong thơ sau 1986, có
không ít bài viết bàn về một số hiện tượng tiêu biểu viết về đề tài biển đảo
trong những năm gần đây, như Ngô Minh, Đỗ Quyên, Nguyễn Việt Chiến,
Nguyễn Ngọc Phú
Trong bài viết Cái tôi trữ tình trong thơ Ngô Minh, đăng trên
147 id= 1 & id= 2828 , Nguyễn Thị
Bích Kiều cho rằng: “Từ những năm tháng đất nước còn trong chiến tranh,
nhà thơ Ngô Minh đã thể hiện cái tôi trữ tình ngợi ca, tự hào về quê hương,
đất nước, con người. Khi hòa bình lặp lại, cái tôi trữ tình lúc bấy giờ đi sâu
vào đời tư, thế sự, để khám phá những miền sâu xa trong cõi tâm linh, sâu
thẳm của con người.Cái tôi ấy thể hiện nỗi buồn đau nhân thế, chứa đựng giá
11
trị nhân văn cao cả”. Đó chính là con đường thơ, con đường cuộc đời sau
những trải nghiệm, nhà thơ Ngô Minh đã dịch chuyển thơ đến gần hơn với
cuộc sống của con người, kéo thơ đến gần hơn với cuộc sống. Đến với các tập
thơ của Ngô Minh, Như Hà trong bài viết Nhà thơ Ngô Minh: biển đảo quê
hương mang tiếng gọi khẩn thiết (9/ 2013) đã cho rằng: “ông có cảm xúc biển
thường trực, nên mấy mươi năm qua, số bài thơ viết về biển của ông nhiều
thuộc hàng kỷ lục của Việt Nam”. Ký tự biển thực sự là chất biển đậm đặc và
chính nhà thơ cũng thừa nhận “chưa bao giờ tôi viết đậm đặc về biển như
trong tập này. Đây là xúc cảm có thể gọi là đặc biệt, trước đó chưa có. Gặp
bất cứ đề tài gì, hình tượng biển bao giờ cũng ám ảnh tôi, lúc nào tôi cũng
nghĩ về biển”. Khi biển mang tiếng gọi khẩn thiết và thấy rõ vị trí của biển
đảo với đời sống con người, hơn ai hết, nhà thơ chính là người nhạy cảm nhất
với mọi vấn đề của thời đại đã kịp thời nói lên tiếng nói của mình, góp phần
cổ vũ tinh thần và tuyên truyền. Họ chính là người “thư kí trung thành” của
thời đại. Nguồn: 2014 /nha-tho-ngo-minh-
bien-dao-que-huong-vang-tieng-goi-khan-thiet-n 20130918100429369 .htm . Trong công
trình Ngô Minh hạt phù sa biển với bài Phù sa biển của Ngô Minh (2001),

nhà xuất bản Thuận Hóa (2014), Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng “Phù sa
biển” đã "đảm bảo được tính chất sang trọng của một tập thơ; của sự tinh tế
về tâm hồn và sự chín muồi của ngôn ngữ". Là “một tập thơ hiếm hoi đã
mang lại cho tôi cái quyền hạn được ban bố ý nghĩa cho những vật tầm
thường quanh ta; tập thơ đã vẽ nên một chân dung con người biết sống đôn
hậu và đầy sức mạnh”. Văn Cầm Hải với bài viết Ngô Minh - Đứa con của
cát (1998) trích Ngô Minh hạt phù sa biển, nhà xuất bản Thuận hóa, (2014) đã
khẳng định : “Mỗi con người đều cho ta một cuộc đời và mỗi cuộc đời lại cho
ta một miền quê với những sắc màu văn hóa. Tất cả những gì hiện hữu trên
cõi đời này đều có ngọn nguồn khai sinh, với Ngô Minh - Anh tự cho mình là
Đứa con của cát”. Thơ Ngô Minh không có điểm dừng, đó chính là hi vọng
12
của độc giả. Ngô Minh - Đứa con của cát, bằng thơ và đời, sau cùng ông đã
làm lòng mẹ yên tâm và thanh thản như từng nhiệt nồng hi vọng. Nhờ vào
tình yêu với biển, với đảo, với cát mà Ngô Minh đã kết tinh thành bãi bờ lớn.
Ở ông có sự “kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa cảm xúc bất chợt và lao
động nghệ thuật để sáng tạo một chân dung thơ độc đáo, mạnh mẽ, lấp lánh
nét tài hoa ám ảnh người đọc bằng những hiệu quả thẩm mĩ phong phú”.
Thơ, bên cạnh những lớp ngôn từ đan bện vào nhau bằng ý và tứ thì nó
còn được gắn kết bằng các hình tượng trong thơ. Tập thơ Chân sóng của Ngô
Minh đã thể hiện nổi bật hình tượng mẹ với bao cảm xúc ngập tràn trước sự hi
sinh cao cả quên đi chính bản thân mình “góa bụa một đàn con trẻ” vì sự hạnh
phúc và niềm vui của con.Vì thế, “Với tâm thế tự nhiên của người con khi trở
về làng cũ, trong anh cồn cào nỗi nhớ mẹ. Đầu tiên anh những tưởng: Nhớ mạ
con ra với biển - để rồi sau đó đã bàng hoàng thảng thốt cao lên: rằng con
bỗng không còn mạ?” tình cảm với cha với mẹ là nỗi lòng sâu thẳm mà Ngô
Minh đã viết lên từ Chân sóng - nơi tận cùng của con sóng gió nhưng lại là
đỉnh điểm của sự bình yên muôn thuở. Đó là những nhận xét của Trần Minh
Tích ở bài viết “Mẹ” trong “Chân sóng” của Ngô Minh” trích Ngô Minh -
hạt phù sa biển, nhà xuất bản Thuận hóa (2014). Trong bài Từ “Chân sóng”

đến “Quà tặng xứ xưa” trích Ngô Minh-hạt phù sa biển, nhà xuất bản Thuận
hóa, 2014, Nhất Lâm cho rằng: “Hai tập Chân sóng và Quà tặng xứ xưa, tôi
lại thích 37 bài thơ của tập Chân sóng hơn. Ở đây, anh viết về mẹ mình, về
quê hương giống cách nghĩ của tôi. Giữa mẹ nhà thơ và mẹ tôi có nhiều điểm
giống nhau, suốt đời cực khổ lo cho chồng, cho con và làm nghĩa vụ với đất
nước. Nay cả hai đã gần tuổi 90 (mẹ anh mất, mẹ tôi còn). Chúng tôi, những
đứa con, biền biệt xa mẹ, xa quê; khi trở về thì mẹ đã già, đã mất.Chúng tôi
hiểu nhau và hiểu thơ về lẽ đó”. Trong bài viết: Nhà thơ Ngô Minh: Biển đảo
quê hương vang tiếng gọi khẩn thiết trích Ngô Minh - hạt phù sa biển, nhà
13
xuất bản Thuận hóa, (2014) Lý Đợi viết: “Từ thuở mẹ đẻ rơi tôi bên bờ chân
sóng, trong tôi biển đảo Việt Nam là hoàn thiện, giống như làng tôi vậy. Tập
thơ nào tôi cũng có nhiều bài về biển, có tập toàn về biển”… Nhà thơ Ngô
Minh bắt đầu câu chuyện theo tôi, nếu nghệ thuật làm tốt công việc của
mình, thì “lãnh hải” tự nhiên được mở rộng, được ghi nhớ, được truyền tụng
nên cũng được bảo vệ, ít nhất là trong tâm tưởng và tâm thức của cộng đồng,
của dân tộc”. Tập thơ Ký tự biển của Ngô Minh có thể nói rằng đó là tập thơ
“đậm chất biển”. Đọc thơ Ngô Minh hầu như tập nào hình ảnh biển cũng xuất
hiện, biển ở mỗi tập thơ đều có một vị thế và cách nhìn riêng nhưng đều toát
lên vẻ đẹp, sự kì vĩ và giàu có của biển đảo. Biển luôn có vai trò quan trọng
trong đời sống của con người.
Bên cạnh Ngô Minh, Đỗ Quyên được xem là một trong những nhà
thơ viết nhiều về biển đảo. Sáng tác của ông đã thu hút sự quan tâm của
giới nghiên cứu phê bình và đông đảo công chúng yêu thơ. Vương Hùng
trong bài viết Đỗ Quyên với trường ca Lòng Hải Lý nhận xét: “Trường ca
Đỗ Quyên như chính cuộc sống của con người, nó là toàn bộ đời sống của
con người với tư cách là một vũ trụ thu nhỏ. Không đơn giản chỉ dừng lại ở
mạch tình cảm, mà chất trí tuệ mới là sợi dây xuyên suốt tạo nên linh hồn
trong trường ca Đỗ Quyên. Chất trí tuệ ấy lấp lánh suốt cả bốn trường ca
này, đôi khi nó là giọng nói triết lí phát ra từ những điều giản dị, đôi khi là

những chiêm nghiệm về thời gian, về xã hội, về con người… Một đời sống
thu nhỏ với nhiều chiều kích cảm xúc được mở ra trong tập trường ca này”.
Trường ca Lòng Hải Lý chính là một cuộc hành trình muôn dặm đã được
chuẩn bị chu đáo bằng chính những kiến thức, những chiêm nghiệm và đặc
biệt là bằng chính tình cảm phong phú và dạt dào của tác giả. Nói Lòng hải
lý như một vũ trụ thu nhỏ bởi trong đó chất chứa bao điều tồn tại của xã
hội, của thời đại và mọi vấn đề của đời sống con người. (Nguồn
14
& ID= 13159 ). Cùng nói về
những đổi mới trong trường ca của Đỗ Quyên, Nhà báo Hà Li trong bài
"Trường ca Lòng hải lý: Về một nỗi buồn muộn cùng thế kỷ" viết: “Trong
tập trường ca này, nhân vật trữ tình đã vượt lên trên tư cách những cá thể
đơn lẻ để vươn tới giá trị chung của cộng đồng, của đất nước, dân tộc. Chủ
đề, ý nghĩa nhân văn của cả tập trường ca vì thế mang được một ý nghĩa xã
hội lớn. Về cấu trúc và thủ pháp, Đỗ Quyên đã sử dụng “đủ loại”: từ kỹ
thuật chương, khúc, đoạn, đến việc pha trộn các thể loại, tạo nên sự đa ngữ
điệu và cân bằng các giá trị đối lập”. Chính điều đó đã làm nên một trường
ca kì vĩ với bao vấn đề mới mẻ và cách tân. ( />choi/truong-ca-long-hai-ly-ve-mot-noi-buon-muon-cung-the-ky- 500165 .htm ).
Nhà báo Lưu Nguyễn trong bài “Tập Lòng hải lý: Một chiếc áo khác cho trường
ca” trên />truong-ca/ 152 / 6644692 .epi cho rằng: “Tác phẩm của Đỗ Quyên còn là những
nỗi niềm cuồng nhiệt từ phía bên kia bờ đại dương gửi về bên này nơi đất
nước đứng bên bờ sóng". Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên gọi bút danh Đỗ
Quyên như con chim Đỗ Quyên lúc nào cũng nhớ nước, cũng kêu quốc, quốc.
Và như câu thơ của Nguyễn Duy: “Dù ở đâu cũng tổ quốc trong lòng/Cột cây
số đóng từ thương đến nhớ!”. Một chiếc áo khác của trường ca, không dựa
vào một thực tế nào đó, không khúc thức, cốt truyện, không mang âm hưởng
sử thi, cũng không phải là sự hòa hợp giữa tính sử thi và tính cộng đồng, mà
Lòng hải lý đi sâu vào những suy tưởng riêng tư.
Thời gian gần đây đã có nhiều bài viết, nhiều cuộc thi, nhiều hoạt động
hướng tới biển đảo. Đặc biệt Báo VietNamNet phối hợp cùng với Hội nhạc sỹ

Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tác thơ và ca khúc
Đây biển Việt Nam. Cuộc thi là một trong những hoạt động góp thêm những
tiếng nói mới, thanh âm mới, trang sách mới - dùng ngôn ngữ “thơ ca và âm
15
nhạc” để xây đắp thêm sự vững bền của phòng tuyến nơi hải đảo. Cùng viết
về biển đảo, các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu như Nguyễn Việt Chiến
với Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Ngọc Phú với Tổ quốc tôi ba nghìn cây số
biển, Trịnh Công Lộc với Mộ gió, Hữu Thỉnh với Trường ca biển, Nguyễn
Thế Kỷ với tập thơ Về tổ đã làm nên diện mạo thơ viết về biển đảo thêm
phong phú và có những ý tưởng mới mẻ.
16
Nguyễn Việt Chiến - một trong những nhà thơ tiêu biểu với biển đảo quê
hương. Dưới cái nhìn của nhà thơ, biển đảo chính là cội nguồn, là gia sản lớn
nhất mà cha ông đã phải bỏ bao xương máu để giữ lấy cho đến ngày nay. Nghiên
cứu về thơ Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Mẫu Hùng Kiệt trong bài viết Bài thơ
Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến trên 16 / 809 -
den-voi-bai-tho to-quoc-nhin-tu-bien-nguyen-viet-chien.html đã khẳng định
chủ quyền của đất nước khi gợi nhớ về truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Theo nhà thơ
“Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã
xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển - đảo ấy là một
phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương,
công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay”. Phùng Văn
Khai trong bài Nguyễn Việt Chiến - Một tiếng lòng như triệu tiếng lòng cho
rằng, “hòa cùng khí thế sục sôi của cái nắng tháng 5, tháng 6 khi mà Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trên biển đảo nước nhà, một lần nữa chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc đang bị những hành vi ngang ngược, thiếu thiện chí
của Trung Quốc đe dọa. Thì bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt
Chiến sáng tác năm 2009 như một lời khẳng định đanh thép chủ quyền thiêng
liêng, những hi sinh mất mát để giữ gìn đất nước. Đúng như nhà thơ Nguyễn

Việt Chiến từng nói “một nhà thơ của Tổ quốc, của nhân dân luôn đồng thời
là một người yêu lịch sử nước mình. Lịch sử dù đớn đau, khuất khúc hay rạng
rỡ, huy hoàng đến mấy trước tiên và trước hết phải là sự trung thực”. Tổ quốc
nhìn từ biển là sự thao thức khôn cùng của nhà thơ, của nhân dân Việt Nam.
Là tiếng chuông âm vang từ nghìn vạn năm luôn gióng lên trong bữa cơm,
giấc ngủ và như một nỗi đớn đau của cái đúng, của lẽ phải, của chính nghĩa
mà luôn phải đương đầu với u tối, tham tàn, cuồng vọng của các thế lực thù
17
địch muốn thôn tính”. Nguồn 8 / 51392 /Nguyen-
Viet-Chien-%E 2 % 80 % 93 -Mot-tieng-long-nhu-trieu-trieu-tieng-long.html .
Nhà báo Hoàng Thy Anh trong bài Tổ quốc nhìn từ biển trên trang
cho rằng “Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân
sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người,
số phận cả đất nước”. Tổ quốc nhìn từ biển chính là chuỗi dài đau thương của
dân tộc suốt hàng nghìn năm, với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc
và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn.
Cùng với Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Ngọc Phú là một nhà thơ khá
thành công khi viết về biển đảo. Sáng tác của ông đã được nhiều nhà phê bình
quan tâm. Trong bài viết Nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú – Biển dạy cho con biết
sống, Phong Điệp viết: “Thật hiếm có quốc gia nào có hơn ba nghìn cây số
đường bờ biển như Việt Nam Ý thức của cha ông ta về biển đã hình thành
từ rất sớm. Chúng ta có một văn hóa biển từ rất lâu đời. Và đến nay, nó vẫn
được phát huy và là sợi dây gắn kết mọi con dân nước Việt”. Nguyễn Ngọc
Phú - một con người sinh ra và lớn lên ở vùng biển miền trung chịu bao khắc
nghiệt của vùng “chảo lửa” gió lào bỏng rát. Chính cái khắc nghiệt này đã tôi
luyện thêm tính cách cần cù chịu khó cho con người nơi đây. Tình yêu với biển,
sự gắn kết và xem biển như một phần không thể thiếu trong chính cuộc sống mà
nhà thơ đã từng tâm sự: “Tôi lớn lên trong hơi gió biển. Bữa cơm là đậm đà vị
muối biển. Đêm ngủ không được nghe tiếng sóng biển là tôi thấy thiếu điều gì đó.
Được viết về biển, nói về biển, tôi thấy mình như con cá được bơi trong nước”.

Nguồn & ID= 14859 .
18
Ngoài những gương mặt thơ tiêu biểu về đề tài biển đảo đã được đông
đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình nói tới, những năm qua còn xuất
hiện sáng tác của nhiều nhà thơ như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Thế Kỷ, Trịnh
Công lộc Theo đó cũng đã có một số bài phê bình thơ về sáng tác của họ
đăng trên một số trang báo mạng. Tuy nhiên, nhìn chung, các bài viết còn tản
mản, mang tính thẩm bình nhiều hơn là nghiên cứu.
Điểm lại những nghiên cứu, phê bình của thơ viết về biển đảo thời gian
qua, có thể thấy, hầu hết các bài viết mới dừng lại ở việc phân tích, phê bình
một bài thơ, tập thơ cụ thể và chủ yếu là đăng trên các trang báo điện tử. Cho
đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay. Đây là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề
tài này với mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện về thơ viết về
đề tài biển đảo. Từ đó, góp phần nhận diện các khuynh hướng vận động của
thơ Việt Nam đương đại.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Như tên của đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra
những đặc điểm nổi bật (trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể
hiện) của thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay.
3.2. Với mục đích ấy, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, phác thảo diện mạo thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay.
Thứ hai, chỉ ra những phương diện đặc sắc về cảm hứng, giọng điệu
của thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay.
Thứ 3, chỉ ra một số phương diện nghệ thuật đặc sắc của thơ viết về
biển đảo từ 1986 đến nay.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
19
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm thơ viết về biển đảo từ

năm 1986 đến nay.
4.2. Thơ viết về đề tài biển đảo từ 1986 đến nay khá phong phú, đa dạng.
Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chọn khảo sát một số tập thơ
tiêu biểu, như: Chân sóng (1995), Đứa con của cát (1998), Phù sa biển (2001), Kí
tự biển (2013) của Ngô Minh, Trường ca Lòng hải lý của Đỗ Quyên … và một số
bài thơ được giải cao trong các cuộc thi viết về đề tài biển đảo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn
một số phương pháp nghiên cứu, như:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Thơ viết về biển đảo từ 1986 đến nay - một cái nhìn phác
thảo.
Chương 2. Cảm hứng và giọng điệu thơ viết về biển đảo từ 1986 đến
nay.
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật nổi bật trong thơ viết về
biển đảo từ 1986 đến nay.
Và cuối cùng danh mục Tài liệu tham khảo.
20
Chương 1
THƠ VIẾT VỀ BIỂN ĐẢO TỪ 1986 ĐẾN NAY
MỘT CÁI NHÌN PHÁC THẢO
1.1. Cơ sở sự hình thành dòng cảm hứng biển đảo trong thơ Việt
Nam từ 1986 đến nay
1.1.1. Vẻ đẹp của biển đảo
Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ biển, lưng tựa Trường Sơn và ba phía

hướng về biển Đông. Vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Việt Nam luôn gắn liền
với biển đảo. Từ Trà cổ Quảng Ninh chạy dài đến Hà Tiên, bờ biển Việt Nam
với 3260 km, mềm mại với những đường cong, nét khuất góp phần làm nên
dáng hình đất nước. Những dải cát vàng tinh khôi, những hàng phi lao xanh
mướt ven biển, gợi lên ý niệm về khu vườn địa đàng nơi trần thế. Nơi đây,
bình minh sẽ đến rất nhanh và thật đẹp rồi khi ánh hoàng hôn huyền ảo chớm
soi, con người mới cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn khi ngắm nhìn vẻ
đẹp của đất trời và biển đảo Việt Nam. Hướng tầm mắt ngút ngàn về phía biển
khơi là những con sóng vừa “dữ dội và dịu êm”, vừa “ồn ào và lặng lẽ” ngày đêm
ôm ấp vuốt ve những hòn đảo ngọc. Có không ít địa danh bờ biển, hòn đảo đã trở
thành điểm du lịch thu hút sự chú ý của du khách mọi miền đất nước và trên thế
giới. Đó là Minh Châu, nơi hằng đêm cát trắng tỏa ánh hào quang lên bầu trời lấp
lánh ngàn sao; là Cù Lao Chàm hùng vĩ với vô vàn di tích khảo cổ; là một Phú
Quý hoang sơ, thơ mông, một Lý Sơn giàu có và hào phóng… Tất cả góp phần
tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, huyền ảo, hấp dẫn của đất nước Việt Nam.
Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, biển đảo Việt Nam còn hết sức
hấp dẫn bởi sự trù phú của nguồn tài nguyên vô tận. Nguồn tài nguyên hải sản
phong phú với đầy đủ chủng loại tôm, cua, cá, mực Nguồn tài nguyên
khoáng sản đưới lòng đại dương mênh mông vô tận. Nằm ở ngã ba đường
giao thương quốc tế trên Thái Bình Dương, biển đảo Việt Nam có một vị trí
21
quan trọng trong phát triển giao thông, phát triển kinh tế. Từ ngàn đời nay,
biển đảo luôn gắn liền với đất liền bằng tình thương ruột thịt, cách xa nghìn
trùng mà như kề sát. Những đảo xa xôi giữa trùng khơi sóng tố là nơi tâm
thức người dân Việt Nam luôn đau đáu hướng về. Từ thuở hồng hoang các
vua Hùng mở mang bờ cõi, xuyên suốt qua lịch sử nghìn năm dựng nước và
giữ nước, biển đảo luôn là nơi ngọn nguồn chắn sóng giữ gìn cho đất mẹ bình
yên. Biển đảo đã mang lại nguồn lợi phong phú, giàu có, góp phần làm giàu
cho đất nước. Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đi vào tâm thức
của mỗi người dân Việt như một niềm tự hào, kiêu hãnh về dòng giống tiên,

rồng về rừng vàng biển bạc. Nó trở thành đề tài bất tận cho văn chương, nghệ
thuật Việt Nam. Theo cách nói của Ngô Minh trong Ký tự biển, “Hoàng Sa,
Trường Sa/ Ngư trường bao đời ấm giấc mơ làng biển/ Nồi cơm Thạch Sanh
của làng”. Và: “Biển như mâm cơm/ Đảo là bát úp/ Biển là làng/ Đảo ngoài
khơi dang tay che chắn”. Sự giàu có về vật chất và tinh thần, là nguồn cảm
hứng cho sáng tạo thơ ca, là nơi cất giấu cơm áo và bài ca: “Cơm áo, bài ca/
Tôi cất dành trong biển” (Biển).
Với người Việt Nam, biển là môi trường lao động, môi trường sống,
nơi cung cấp các sản vật cho cuộc sống, biển được ví như lòng mẹ đong đầy
tình cảm, hiền hòa và bao dung, suốt một đời bao bọc, chăm lo cho đàn con
thơ nên biển hằn sâu vào tâm thức của con người qua bao thế hệ. Như một lẽ
tự nhiên, trong cảm hứng về quê hương đất nước, từ rất sớm đã xuất hiện một
dòng mạch hướng về biển đảo, nhất là khi "Biển trời bao la đã sạch bóng thù"
(Võ Văn Di). Bởi lẽ, "Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn trong ta từ thủa
nào" (Huy Cận). Và: "Con cơm, con nục… tháng ngày/ Gom góp tình biển
nuôi bầy con thơ" (Bên mộ mạ). Biển từ lâu đã là một phần của vẻ đẹp, sức
sống Việt Nam.
1.1.2. Những đổi thay của đất nước
22
Năm 1975, chiến tranh kết thức, đất nước thống nhất, bước vào một
thời kỳ mới, xây dựng và phát triển. Một giải non sông gấm vóc từ đồng bằng
đến miền núi, hải đảo xa xôi đã thu về một mối. Những tiềm năng lớn lao của
đất nước, trong đó có biển đảo, đang đứng trước cơ hội được thể hiện. Tuy
nhiên, chỉ bốn năm sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước lại bước vào hai cuộc
chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc. Thêm vào đó, sự bao vây
cấm vận kinh tế của các nước và cơ chế quản lý quan liêu bao cấp kéo dài…
đã đẩy nền kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Lạm phát gia
tăng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Đảng
ta đã chứng tỏ năng lực lãnh đạo của mình bằng công cuộc đổi mới sâu sắc
toàn diện (1986). Nhờ đó, đất nước dần dần thoát khỏi sự khủng hoảng.

Sau gần 30 năm đổi mới, diện mạo đất nước đã có nhiều thay đổi. Tiềm
lực của đất nước, đặc biệt là tiềm lực biển đảo đã được thức tỉnh, góp phần
làm giàu cho đất nước. Những con tàu đã vươn xa đến các vùng biển đảo của
quê hương và đến với nhiều nước trên thế giới. Chưa bao giờ tiềm năng biển,
đảo lại được nói tới nhiều như mấy chục năm qua. Biển hào phóng cung cấp
cho con người không chỉ vô số hải sản mà còn cả nguồn năng lượng giàu có,
góp phần làm giàu cho tổ quốc. Nhưng giàn khoan trên biển ngày càng vươn
xa đánh thức tiềm lực biển Đông. Hướng về biển, khai thác biển đã trở thành
một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước trong định hướng phát triển đất
nước thời kỳ mới. Nhận thức về vai trò của biển đảo đã có nhiều thay đổi
trong mỗi người dân. Biển, đảo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong xây
dựng phát triển đất nước, mà còn góp phần bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn của
đất nước, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn
thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, biển Đông còn tạo điều
kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ
23
trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực
và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.
Gắn liền với những thay đổi trên nhiều phương diện kinh tế, xã hội, văn
học Việt Nam cũng bước vào thời kỳ đổi mới tích cực và mạnh mẽ. Sự đổi
mới trong văn học được bắt đầu bằng sự đổi mới tư duy. Chính sự đổi mới tư
duy bắt đầu từ sự tìm tòi, sáng tạo bằng nhiều nguồn cảm hứng được bung
tỏa, trong đó nguồn cảm hứng về biển đảo quê hương đất nước được rất nhiều
nhà thơ nhà văn quan tâm. Trong đời sống văn hóa, văn nghệ, chủ trương "cởi
trói" cho văn nghệ sĩ của Đảng đã giải phóng ngòi bút cho các nhà văn. Tự do
sáng tạo đã tạo điều kiện cho các nhà văn thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo
của mình. Nhiều đề tài mới, cách viết, cách nhìn mới đã được thể hiện, trong
đó có đề tài biển đảo. Cảm hứng biển đảo Tổ quốc như mạch ngầm trong mát,
thu hút sự sáng tạo của đông đảo nhà thơ.
1.1.3. Những tranh chấp trên biển Đông

Xung đột biển Đông là vấn đề thời sự, có ý nghĩa toàn cầu. Chủ quyền
biển đảo của Việt Nam đang bị đe dọa bởi âm mưu độc chiếm biển Đông của
Trung Quốc. Lãnh hải của Tổ quốc đã trở thành điểm nóng, thu hút sự quan
tâm của mọi tầng lớp nhân dân.
Vấn đề xung đột, tranh chấp về biển và hải đảo trên biển Đông đã xảy
ra cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên chưa bao giờ lại gay gắt như thời gian
qua. Theo chuyên gia Mesyakov, ngày 15/01/1974 các “ngư dân Trung
Quốc” đã đổ bộ lên 4 hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Họ cắm cờ Trung
Quốc lên những hòn đảo nhỏ và bắt đầu dựng nhà tạm. Chính quyền Việt
Nam phái đội bảo vệ biển tới trục xuất các “ngư dân Trung Quốc”. Đến ngày
17/01/1974, xung quanh các khu vực xung đột ở Hoàng Sa đã xuất hiện nhiều
tàu chiến và lính thủy đánh bộ Trung Quốc. Ngày 19/01/1974, lực lượng này
bắt đầu bắn phá đảo Hoàng Sa. Ngày 20/01/1974, lính Trung Quốc đổ bộ lên
24
các đảo. Lực lượng đồn trú trên các đảo nhanh chóng bị đè bẹp vì lợi thế lớn
từ phía Trung Quốc. Hạm đội Trung Quốc chiếm thế thượng phong trên biển,
và sau 1 vài cuộc đụng độ đã đẩy lật tàu tuần phòng của Việt Nam khỏi các
đảo. Trong khi đó, chiến hạm Mỹ “án binh bất động” quan sát sự thất bại của
quân đồng minh và chỉ hỗ trợ cho việc sơ tán mấy đơn vị đồn trú trên đảo.
Đến chiều tối ngày 20/01/1974, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa.
Hiện nay có rất nhiều tài liệu chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa ngay từ thế kỷ XIX đã là một bộ phận của Việt Nam. Người sáng lập
vương triều nhà Nguyễn là vua Gia Long trong những năm 1815-1816 đã gửi
đoàn thám hiểm đặc biệt đi khảo sát quần đảo Hoàng Sa và các tuyến đường
biển tại đây. Như vậy, quyền tài phán lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng
Sa là rất là đáng ngờ. Nhưng Bắc Kinh hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của
những hòn đảo đối với ưu thế kiểm soát quân sự biển Đông giàu tài nguyên.
Ngoài ra, việc chiếm cứ Hoàng Sa đã làm thay đổi cục diện địa chính trị trong
toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã mở tuyến đường trực tiếp vươn

về phía nam đến quần đảo Trường Sa, mục tiêu kế tiếp trong chính sách đối
ngoại và quân sự của Bắc Kinh. Gần đây nhất, Trung Quốc đặt giàn khoan trái
phép HD 981 vào vùng biển Việt Nam một cách ngang nhiên đã chứng tỏ vấn
đề biển Đông ở nước ta đang ngày một nóng bỏng và có nguy cơ trở thành
cuộc chiến. Biển Đông đang nóng lên từng ngày, từ diễn đàn Quốc Hội cho
đến trong mỗi nghĩ suy, mỗi việc làm của mỗi con người Việt Nam. Cả nước
hướng về biển đảo thân yêu đang trở thành phương châm sống, hành động
trên khắp mọi miền đất nước.
Chưa bao giờ biển đảo lại thiêng liêng đến thế. Hàng chục triệu người
Việt Nam đã thể hiện tình cảm yêu nước của mình bằng những hành động
thiết thực. Như một lẽ tự nhiên, các nhà thơ thêm một lần “ra trận”. Cảm
25

×