Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại huyện tương dương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 127 trang )


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH







TRẦN THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG
NGÔ LAI TẠI HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP







NGHỆ AN, 2014





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi;
- Số liệu trong luận văn được điều tra, nghiên cứu trung thực và chưa
công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác;
- Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể;
- Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Trần Thị Phương






ii

Lời cảm ơn!




Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo
của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công nhân viên chức

tại khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh.
Tôi xin bày tỏ sự chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS- Trần
Anh Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông - Lâm -
Ngư, trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, trang bị những kiến thức bổ
ích, những góp ý chân thành giúp tôi trong suốt quá trình học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã
tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, ngày tháng năm 2014
Học viên


Trần Thị Phương


iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế 4
1.1.1. Ngô làm lương thực cho con người 4
1.1.2. Ngô làm thức ăn chăn nuôi 5
1.1.3. Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh 5
1.1.4. Ngô dùng cho mục đích khác 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 9
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 12
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 12
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 17
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Nghệ An 19
1.3.4. Tình hình sản xuất ngô ở Tương Dương 20
1.4. Một số yêu cầu về sinh thái đối với sự phát triển của cây ngô 21
1.4.1. Nhiệt độ 22
1.4.2. Nước và độ ẩm 22
1.4.3. Ánh sáng 24
1.5. Các loại giống ngô 25
1.5.1. Giống ngô thụ phấn tự do 25
1.5.2. Giống ngô lai (hybrid) 26
1.6. Hạn chế trong nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam và giải pháp
khắc phục 29
1.7. Định hướng trong nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam 31
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Vật liệu nghiên cứu 33


iv

2.2. Nội dung nghiên cứu 33

2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu 34
2.3.2. Thời gian tiến hành thí nghiệm 34
2.3.3. Bố trí thí nghiệm 34
2.3.4. Quy trình thí nghiệm 35
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm 39
3.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 40
3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu 41
3.1.3. Khoảng cách tung phấn- phun râu 42
3.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý 42
3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 43
3.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên đất màu bãi 43
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên đất màu đồi 45
3.3. Động thái ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm 47
3.3.1. Động thái ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm trến đất màu 48
3.2.2. Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm ở đất gò đồi 49
3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá ( LAI) 51
3.5. Các đặc trưng hình thái của các giống ngô tham gia thí nghiệm 53
3.5.1 Chiều cao cây cuối cùng 53
3.5.2. Chiều cao đóng bắp 54
3.6. Màu sắc và hình thái một số tính trạng của các giống ngô thí nghiệm 56
3.6.1. Màu sắc hạt 56
3.6.2. Dạng hạt 56
3.6.3. Màu lõi 56
3.7. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí
nghiệm 57
3.7.1. Trạng thái cây 57
3.7.2. Độ bao bắp 58

3.7.3. Trạng thái bắp 58
3.8. Hình thái bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm 58
3.8.1. Chiều dài bắp 58
3.8.2. Đường kính bắp 59


v

3.9. Khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống ngô
tham gia thí nghiệm 60
3.9.2. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm 64
3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất 65
3.10.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô trên đất màu bãi 65
3.10.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí
nghiệm trên đất gò đồi 68
3.11. Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm 69
3.11.1. Năng suất lý thuyết 69
3.11.2. Năng suất thực thu 70
3.12. Phân tích hiệu quả kinh tế 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
1. KẾT LUẬN 74
2. KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
1. Tài liệu tiếng việt 76
2. Tài liệu tiếng anh 76







vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Diễn giải
1.
CIMMYT
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế
2.
CT
Công thức
3.
CSDTL
Chỉ số diện tích lá
4.
CV%
Coefficient of variation - Hệ số biến động
5.
ĐK
Đường kính
6.
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liện Hiệp Quốc
7.
H/B
Hạt/bắp
8.

H/H
Hạt/hàng
9.
K/C TP-PR
Khoảng cách tung phấn, phun râu
10.
KL
Khối lượng
11.
LAI
Chỉ số diện tích lá
12.
LSD
0,05
Least Significant Difference - Sự khác biệt có ý nghĩa ở 5%
13.
NL
Nhắc lại
14.
NSLT
Năng suất lý thuyết
15.
NSTT
Năng suất thực thu
16.
QCVN 01-
56-2011
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng của giống ngô
17.

TL CB/CC
Tỷ lệ cao bắp/cao cây


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của hạt ngô và gạo 4
Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau và một số loài rau khác 5
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 13
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013 14
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô một số nước năm 2013 15
Bảng 1.6. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 16
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961-2013 17
Bảng 1.8. Sản xuất ngô ở Nghệ An trong những năm gần đây 19
Bảng 1.9. Tình hình sản xuất ngô ở Tương Dương 2005-2013 21
Bảng 2.1. Danh mục các giống tham gia thí nghiệm 33
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm 39
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm
trên đất màu bãi 43
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm
trên đất màu đồi 45
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống ngô trên đất màu bãi 48
Bảng 3.5. Động thái ra lá của các giống ngô thí nghiêm trên đất gò đồi 49
Bảng 3.6. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống tham gia thí nghiệm 52
Bảng 3.7. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ chiều cao cây/chiều
cao đóng bắp 53
Bảng 3.8. Màu sắc và hình thái một số tính trạng của các giống ngô 56
Bảng 3.9. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô
57

Bảng 3.10. Đặc trưng hình thái của các giống ngô tham gia thí nghiệm 59
Bảng 3.11. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống ngô tham gia
thí nghiệm 61
Bảng 3.12. Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm 64
Bảng 3.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô
thí nghiệm ở đất màu bãi 65
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm ở
đất gò đồi 68
Bảng 3.15. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu các giống ngô 70


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên đất màu bãi 46
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây trên đất gò đồi 46
Hình 3.3. Động thái số lá trên đất màu bãi 49
Hình 3.4. Động thái số lá trên đất gò đồi 50
Hình 3.5. Tỷ lệ CCC/CĐB của các giống ngô trên đất màu bãi 55
Hình 3.6. Tỷ lệ CCC/CĐB của các giống ngô trên đất gò đồi 55
Hình 3.7. Năng suất lý thuyết của các giống ngô 71
Hình 3.8 Năng suất thực thu của các giống ngô 70



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Cây ngô (Zea may L.) là một trong những cây ngũ cốc, có năng suất cao,
giá trị kinh tế lớn, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho 1/3 dân số trên
toàn thế giới. Các nước như Mexico, Ấn Độ và một số nước Châu Phi khác, ngô
làm lương thực chính, giúp giải quyết nạn đói thường xuyên đe dọa.
Bên cạnh đó, ngô còn là nguồn thức ăn gia súc, gia cầm vì thành phần
chính cây ngô là tinh bột và đường chiếm tới 80% trong chất khô nên gia súc
gia cầm tiêu hóa tốt các chất dinh dưỡng trong hạt ngô. Những năm gần đây
ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng như ngô bao tử làm từ ngô có giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao; ngô nếp, ngô đường được dùng làm quà, ăn
tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp. Ngoài ra, ngô còn là nguyên liệu
cho các ngành sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo. Đặc biệt hiện nay ngô
còn là nguyên liệu của hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học- Ethanol.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên trong những
năm gần đây. Năm 1980 diện tích trồng ngô khoảng 121,6 triệu ha với tổng sản
lượng đạt 376,9 triệu tấn, năm 2000 diện tích trồng ngô là 137 triệu ha, sản
lượng 591 triệu tấn, đến năm 2010 diện tích ngô đạt 161,8 triệu ha sản lượng đạt
844,4 triệu tấn [27].
Nhờ ứng dụng thành công ưu thế lai các nhà nghiên cứu đã tạo nên các
giống ngô lai vào thế kỷ X. Đây là một thành tựu cực kỳ quan trọng trong nông
nghiệp, nhờ ứng dụng thành công ưu thế lai mà các giống ngô lai lần lượt ra đời.
Sự ra đời của ngô lai đã tạo nên bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng, góp
phần cung cấp lương thực cho nhân loại toàn cầu.
Ở Việt Nam, cây ngô là cây lương thực quan trọng sau cây lúa. Cây ngô
là cây trồng nhập nội khoảng trên 300 năm nhưng diện tích trồng ngô nước ta
tăng lên nhanh chóng. Năm 1996 diện tích trồng ngô của nước ta là 615 nghìn
ha, năng suất 2,5 tấn/ha, sản lượng 1,5 triệu tấn. Đến năm 2012 diện tích trồng
ngô là 118,2 nghìn ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng 4803,2 nghìn tấn trong đó




2
ngô lai chiếm 95,5%. Tuy nhiên năng suất ngô nước ta còn thấp, năm 2012
chỉ bằng 86,8% năng suất ngô bình quân trên thế giới, sản lượng ngô cả nước
mới chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu dùng làm lương thực cho đồng bào
miền núi và làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.
Tương Dương là một trong những huyện miền núi Nghệ An, diện tích
đất tự nhiên là 280.636,41 ha, trong đó diện tích đất trồng ngô là 3.106 ha.
Trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng đưa ngô lai vào sản xuất, tuy
nhiên năng suất chưa cao, một trong những nguyên nhân chính là do cơ cấu
giống ngô chưa phong phú.
Vì vậy, để tăng cơ cấu giống lai mới có năng suất cao, khả năng thích
nghi tốt với điều kiện tự nhiên của huyện chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh
giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai
tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống
chịu và năng suất của một số giống ngô lai, làm cơ sở cho việc xác định các
giống ngô lai tốt và có khả năng thích nghi cao với điều kiện địa phương, từ
đó bổ sung thêm nguồn giống ngô lai cho địa phương
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giống ngô lai gồm: DK9955, LVN61, CP999, NK6654, HN45,
CP989, CP888 ( đ/c)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên hai chân đất trong vụ Hè thu tại xã Tam
Quang- huyện Tương Dương



3

4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển của
các giống ngô lai được trồng trên một số chân đất tại huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tuyển chọn một số giống ngô lai thích hợp với điều kiện tự nhiên
của Tương Dương góp phần làm phong phú nguồn giống ngô phục vụ cho nhu
cầu sản xuất của địa phương.




4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế
1.1.1. Ngô làm lương thực cho con người
Ngô là cây ngũ cốc nuôi 1/3 dân số toàn cầu. Tất cả các nước trồng ngô
đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm
lương thực cho con người. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng
ngô làm lương thực chính. Ở các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản lượng
ngô làm lương thực, Tây Trung Phi 66%, Bắc Phi 45%, Tây Á 23%, Nam Á
75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 43%, Đông Á 12%, Trung Mỹ và
Caribe 56%, Nam Mỹ 9%, Đông Âu và Liên Xô cũ 7 %, Tây Âu, Bắc Mỹ và
các nước phát triển khác 4% ( Ngô Hữu Tình, 2003) [22].
Ngô là cây lương thực quan trọng, có thành phần dinh dưỡng cao. Ở Việt
Nam, cây ngô làm lương thực chiếm 15-20% sản lượng.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của hạt ngô và gạo
(Phân tích trên 100g)

Thành phần hóa học
Gạo trắng
Ngô vàng
Tinh bột ( g)
65,00
68,20
Chất đạm ( g)
8,00
9,60
Chất béo ( g)
2,50
5,20
Vitamin A ( mg)
0,00
0,03
Vitamin B1 ( mg)
0,20
0,28
Vitamin B2 ( mg)
0,00
0,08
Vitamin C ( mg)
0,00
7,70
Nhiệt lượng ( caolo)
340
350
(Nguồn Cao Đắc Điềm, 1988) [6]
Thành phần hóa học của ngô vàng đều cao hơn so với gạo trắng. Ngoài
tinh bột, chất đạm, chất béo thì ở ngô còn chứa nhiều loại vitamin, trong đó

vitamin C là cao nhất. Về nhiệt lượng của ngô cao hơn gạo trắng là 10%. Qua
đó cho thấy ngô là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao.

5
1.1.2. Ngô làm thức ăn chăn nuôi
Ngô là thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay. Hầu như 70% chất dinh
dưỡng trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô. Ngoài việc cung cấp chất
tinh, ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc. Ở các nước
phát triển có tỷ lệ dùng ngô làm thức ăn chăn nuôi cao như Mỹ 76%, Bồ Đào
Nha 91%, Italia 93%, Croatia 95%, Latvia: 97%, Trung Quốc 76%, Malaixia
91%, là từ ngô Thái Lan 96%,…[22].
Ở Việt Nam nhu cầu thức ăn chăn nuôi rất lớn, và cũng dùng ngô làm
thức ăn chăn nuôi chính (90%) song tỷ lệ ngô trong tổng số chất tinh chỉ khoảng
50%, ngoài ra ta còn dùng thêm gạo gãy, bột sắn,… Nhu cầu ngô sẽ ngày một
gia tăng vì ngành chăn nuôi đang phát triển rất mạnh, bên cạnh đó ngành chăn
nuôi thủy sản ngày càng tăng cần một lượng thức ăn cho tôm, cá.
1.1.3. Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng của ngô rau và một số loài rau khác
(phân tích trong 100 g)
Thành phần
Ngô rau
Su lơ
Cải bắp
Cà chua
Dưa chuột
Độ ẩm ( %)
89,10
90,30
92,10
94,10

96,40
Chất béo (g)
0,20
0,40
0,20
0,20
0,20
Protein (g)
1,90
2,40
1,70
1,00
0,60
Hidrat cacbon ( mg)
8,20
6,10
5,30
4,10
2,40
Tro ( g)
0,06
0,80
0,70
1,60
0,40
Canxi ( mg)
28,00
34,00
64,00
18,00

19,00
Photpho ( mg)
86,00
50,00
26,00
18,00
12,00
Sắt ( mg)
0,10
1,00
0,70
0,80
0,10
Vitamin ( IU)
64,00
95,00
75,00
735,00
0,00
Thiamin( mg)
0,05
0,06
0,05
0,06
0,02
Riboflavin ( mg)
0,08
0,80
0,05
0,04

0,02
Axit ascorbic ( mg)
11,00
10,00
62,00
29,00
10,00
Niaxin ( mg)
0,03
0,70
0,30
0,60
0,10
(Nguồn Ngô Hữu Tình, 2003 [22])
Những năm gần đây cây ngô còn làm thực phẩm, người ta dùng bắp ngô
bao tử làm rau cao cấp. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong ngô cao và là một

6
loại rau sạch. Ngoài ra ngô nếp, ngô đường còn được dùng làm thức ăn tươi,
đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Theo đông y, các bộ phận của cây ngô đều
được dùng làm thuốc với công dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp
phần trừ một số bệnh như biếu cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô còn có tác dụng tăng
bài tiết mật, giảm Bilibilin trong máu, bên cạnh đó ngô còn có lợi cho hệ tiêu
hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục, chống oxy hóa, lão hóa, ung thư.
1.1.4. Ngô dùng cho mục đích khác
Ngô được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn,
tinh bột, dầu ngô, bánh kẹo….
Ngô còn là nguyên liệu chính để sản xuất Ethanol, một loại nguyên liệu
sạch dùng để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Tại Mỹ, có đến ¼ sản
lượng ngô được dùng để sản xuất ethanol.

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vào thế kỷ XVI và XVII, người Châu Âu biết đến cây ngô sau chuyến
thám hiểm phát hiện ra Châu Mỹ của Columbus. Ở Châu Mỹ người dân da đỏ
trồng rộng rãi khắp châu lục làm lương thực. Sau khi được Columbus đưa về
trồng, người Châu Âu đã nhanh chóng nhận ra được giá trị của cây ngô nhưng
cũng chưa có cơ sở đi xa hơn những người da đỏ làm được.
Năm 1716, Cottin Matther, là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu về giới
tính cây ngô và ông đã quan sát được sự thụ phấn chéo ở cây ngô tại
Massachusetts. Trên ruộng ngô được trồng một hàng bằng giống đỏ và xanh da
trời, ông nhận thấy giống ngô vàng có sự thay đổi về màu hạt gây ra bởi giống
đỏ và giống xanh.
Tám năm sau Matther và Paul Dudly đã đưa ra nhận xét về giới tính của
cây ngô và cho rằng gió đã giúp cây ngô thụ phấn [22]
Năm 1760, nhà bác học người Nga Koelreiter đã quan sát và mô tả hiện
tượng ưu thế lai giữa Nicotinana tabacum và N.robusa. Năm 1766, Koeleviter
lần đầu tiên miêu tả hiện tượng tăng sức sống của con lai ở cây ngô, khi tiến

7
hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana, Dianthus, Vurbascum, Mirabilic và
Datura với nhau [31]
Hiện tượng ưu thế lai của cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ rất
sớm. Vào năm 1812, John Lorain là người đầu tiên tiến hành tạp giao ở ngô với
mục đích nâng cao năng suất hạt, ông nhận thấy rằng việc trộn lẫn các loài ngô
khác nhau như người da đỏ sẽ làm cho ngô năng suất cao hơn.
Năm 1876, Charler Dawin tiến hành thí nghiệm với hàng loạt cá thể giao
phối và tự thụ phấn ở nhiều loại khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông đã quan sát
thấy giữa các cây giao phấn và các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nảy
mầm của hạt, số bắp trên cây, sức chống chịu với điều kiện bất thuận và năng
suất hạt. Năm 1877 ông đã đưa ra kết luận: “ Chiều cao cây ở dạng ngô giao

phấn cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng tự phối” [30].
Năm 1904, G.H.Shull đã áp dụng sự giao phối bắt buộc ở ngô ( giao phối
gần hoặc cưỡng bức) để thu được dòng thuần và tạo ra các giống ngô lai từ dòng
thuần. Năm 1905, Edward Murray East tiếp tục nghiên cứu để so sánh tác động
tự phối và giao phối ngô. Và ông cũng như Shull đều nhận thấy rằng tự phối
làm giảm nhanh sức sống và giao phối thì khôi phục lại. East đã thấy được ý
nghĩa to lớn của phương pháp lai giữa dòng thuần cho nền nông nghiệp và khích
lệ sản xuất giống lai F1. Năm 1917, ông đã phát minh ra phương pháp lai kép.
Đây là một phát kiến quan trọng trong thực tế sản xuất, các nhà sản xuất nhanh
chóng áp dụng chương trình dòng thuần và các tổ hợp lai kép mới. Từ đó, lai
kép được áp dụng rộng rãi ở các nước Mỹ, Canada và Châu Âu. Nhưng đến năm
60 của thế kỷ 20 đã phát triển được nhiều dòng thuần khỏe và năng suất cao, tạo
điều kiện để sử dụng lai đơn vào sản xuất thay thế lai kép. Nên chỉ trong vòng
10 năm lai kép đã bị thay thế gần như hoàn toàn bởi lai đơn hoặc lai cải tiến.
Năm 1966 Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế ( CIMMYT)
được thành lập tại Mexico. Nhiệm vụ chính của trung tâm này để phát triển và
nâng cao chất lượng các giống ngô và lúa mỳ tại các nước đang phát triển.
Trung tâm đã đưa ra giải pháp là tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV), làm bước
chuyển tiếp ngô địa phương và ngô lai. Trong 30 năm hoạt động trung tâm đã có

8
những đóng góp đáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải thiện hoat động
vốn gen, quần thể và các giống ngô cho 80 quốc gia trên thế giới.
Trung tâm CIMMYT đã nghiên cứu phát triển các giống ngô hàm lượng
protein cao QPM (Quality Protein Maize). Giống ngô giàu đạm chất lượng cao
đã được chọn tạo thành công sau khi khám phá ra đột biến gen lặn Opaque 2 và
gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô. Những gen này quy định hàm lượng
đạm, đặc biệt là Lizine và Tryptophan, đã giải quyết đòi hỏi thị trường ngô ngày
càng cao theo hướng tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với tăng năng suất
và sản lương. Các giống ngô QPM có ưu điểm đặc biệt là hàm lượng Triptophan

(0,11 %), Lysine (0,475%), Protein (11%) cao hơn rất nhiều so với ngô thường
(tỷ lệ này ở ngô thường là 0,05: 0,225: 9,0). Từ năm 1997, ngô QPM đã được
chuyển giao đến người nông dân và người tiêu dùng. Ngô chất lượng protein
cao được sử dụng làm lương thực chống suy dinh dưỡng cho người nghèo, hiệu
quả lớn khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, góp phần vào việc xóa đói giảm
nghèo cho các nước đang phát triển.
Ngô lai là một thành tựu khoa học cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế
giới. Có thể nói, ngô lai là “một cuộc cách mạng xanh” của nửa thế kỷ 20. Ngô
lai đã tạo nên bước nhảy vọt về sản lượng trước lúa mỳ nhiệt đới hàng thập kỷ,
nhưng trong giai đoạn đầu nó chỉ phát huy hiệu quả ở Mỹ và các nước phát
triển. Mỹ là nước mà ngô lai phát triển thành công nhất. Cuối thế kỷ 19, Mỹ đã
có 770 giống ngô chọn lọc, cải lương. Theo E.Rinke (1979) việc sử dụng giống
ngô lai ở Mỹ đã được bắt đầu từ năm 1930, giống lai ba và kép được sử dụng
đến năm 1957, sau đó giống lai đơn cải tiến và lai đơn, chiếm 80-85% tổng số
giống lai [17].
Để tạo ra các giống ngô lai tốt các nhà khoa học đã luôn quan tâm đến vật
liệu khởi đầu trong tạo giống là dòng thuần. Theo kết quả điều tra của Bauman
năm 1981 cho thấy các nhà tạo giống ngô ở Mỹ đã sử dụng 15% quần thể có
nguồn di truyền rộng, 16 % quần thể có nguồn di truyền hẹp, 14% quần thể của
các dòng ưu tú, 39% tổ hợp lai của các dòng ưu tú và 17% quần thể hồi giao để
tạo dòng [26].

9
Các giống ngô lai ngày càng phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia
trồng ngô. Trong đó có các giống ngô lai đơn có ưu thế lai cao nhưng do quá
trình sản xuất hạt giống cho năng suất thấp nên giá thành hạt giống ngô lai đơn
cao. Vì vậy, người ta tiến hành lai tạo giống ngô lai kép, lai ba cho năng suất hạt
giống cao mà giá thành lại rẻ, ưu thế lai cao.
Những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác
chọn tạo giống được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới như kỹ thuật nuôi cấy mô

tế bào và tái tổ hợp ADN. Việc ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào công
tác chọn tạo giống ngô của các nhà khoa học trên thế giới đã đạt được những
thành công lớn đó là tạo dòng thuần bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn. Thụ
tinh trong ống nghiệm đã khôi phục được nguồn gen tự nhiên. Nhờ áp dụng
công nghệ sinh học các giống ngô mới ngày càng được trồng rộng rãi và phổ
biến. Gần 80% diện tích ngô trồng trên thế giới hiện nay được trồng bằng các
giống ngô cải tiến.
Dựa vào sinh học phân tử các nhà khoa học đã nghiên cứu, tạo ra các
giống ngô biến đổi gen. Ngô biến đổi gen phát triển mạnh và được đưa vào canh
tác đại trà vào năm 1996 ở Mỹ, mang lại lợi ích ổn định
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo dòng thuần trên
ngô đang được các nhà nghiên cứu quan tâm trong những năm gần đây. Trong
đó, việc nghiên cứu chọn ra những dòng đơn bội kép bằng nuôi cấy invitro đã
giúp cho công tác chọn dòng thuần một cách nhanh chóng tiết kiệm so với
phương pháp thông thường.
Ngô là cây trồng đầy triển vọng của loài người trong thế kỷ 21. Các nhà
khoa học trên thế giới vần không ngừng nghiên cứu, chọn tạo ra những giống
ngô mới ưu việt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17, nhưng do chiến tranh
kéo dài nên công tác nghiên cứu bắt đầu muộn hơn so với các nước khác trên
thế giới. Những năm đầu sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc các nhà khoa học
của Viện Nông Lâm đã tiến hành điều tra các giống phụ và giống ngô địa

10
phương, thu thập các mẫu ở hầu hết các tỉnh. Trên cơ sở kết quả đánh giá các
giống ngô địa phương các nhà khoa học đã tìm được các giống ngô tốt phục vụ
sản xuất như: Gié Bắc Ninh, ngô Việt Trì, ngô Vạn Xuân, [23].
Bên cạnh đó các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, chọn tạo
các giống ngô lai nhưng không đạt kết quả nghiên cứu như mong muốn vì vật

liệu nghiên cứu còn nghèo nàn và chưa phù hợp. Và đến những năm đầu của
thập kỷ 90 công tác chọn giống ngô được các nhà khoa học coi là nhiệm vụ
chiến lược và đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đưa nghề trồng ngô của
nước ta đứng và hàng ngũ tiên tiến.
Năm 1973, Trạm nghiên cứu Sông Bôi được thành lập. Các nhà khoa học
đã tiến hành duy trì, đánh giá vật liệu tạo dòng thuần, khảo nghiệm các giống
nhập nội và đã xác định được giống lai đơn MVSC 660, cho năng suất cao, phù
hợp với điều kiện miền Bắc [23].
Từ năm 1991-1995, các nhà khoa học đã nghiên cứu lai tạo và chọn lọc bộ
giống ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với các vùng sinh
thái, cơ cấu mùa vụ, chống chịu được các điều kiện bất thuận, cho năng suất
cao, phẩm chất tốt. Trong giai đoạn này chủ yếu sử dụng các giống lai không
quy ước như LS3, LS5, LS6, LS7, LS8 do Viện nghiên cứu ngô lai tạo. Bộ
giống này cho năng suất từ 3-7 tấn/ha nên mỗi năm diện tích ngô lai này tăng
trên 8.000 ha, và năng suất tăng trên 1 tấn/ha so với trồng ngô thụ phấn tự do.
Năm 1992-1993 các công ty Pacific, Bioseed và CP Group đã khảo

nghiệm các
giống ngô lai đơn ở Việt Nam. Trên cơ sở sáng tạo kết hợp, một loạt giống ngô
lai quy ước đã ra đời được công nhận và được phép đưa vào sản xuất như:
LVN14 (Là giống chịu rét, chịu hạn, chịu phèn và có khả năng chống đổ khá,
thích hợp với những vùng khó khăn, LVN5 (là giống có khả năng chống đổ,
chịu rét và chống sâu bệnh khá), LVN10, LVN12 (có đặc điểm chống sâu đục
thân khá, chống bệnh đốm lá, không hở bắp, chống khô vằn trung bình), LVN17
(có khả năng chịu rét, chịu phèn, chống đổ, sâu bệnh tốt), LVN20, LVN23 (ngô
rau). Những giống ngô này có thể cho năng suất từ 5-10 tấn/ha, chất lượng tốt,
tính chống chịu cao, thích hợp với nhiều vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau.

11
Năm 1996-2002, các nhà nghiên cứu chọn tạo giống ngô đã chú trọng

đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai, và những ngô lai không quy
ước như LVN4, LVN10, LVN20, LVN25,…Trong đó ngô LVN10 đã được
trồng ở nhiều nơi và trở thành ngô chủ lực trong sản xuất ngô. Năm 2002
trung tâm khảo nghiêm giống cây trồng trung ương tiến hành khảo nghiệm
43 giống có nguồn gốc lai tạo trong nước và một số giống nhập nội phía Bắc.
Các giống ngô được khảo nghiệm 2-3 vụ đề nghị thử khu vực hóa và công
nhận chính thức là: Nhóm chin sớm gồm có LVN99, LVN9, NK43, nhóm
chín trung bình bao gồm: T9, CPA963, TX2001, nhóm chín muộn LVN98,
LCH9, còn các giống LVN35, NMH2002, C5252 cần phải trồng khảo
nghiệm cơ bản kết hợp với trồng khảo nghiệm sản xuất.
Năm 2000, Viện nghiên cứu ngô đưa ra thử nghiệm giống ngô lai
HQ2000, có chất lượng cao và hàm lượng Protein cao hơn hẳn ngô thông
thường, đặc biệt là axit amin Lyzin và Tritophan.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bên cạnh
những thuận lợi về điều kiện khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, thì cũng có rất
nhiều khó khăn như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa. Hàng năm nước ta phải
hứng chịu 7-9 cơn bão biển Đông, ngoài ra còn những cơn lốc, xoáy cục bộ
làm đổ gãy thân cây trồng trong đó có ngô. Theo số liệu nghiên cứu của các
nhà khoa học, hàng năm gió bão làm giảm sản lượng từ 10-15%, vì vậy công
tác chọn giống chống đổ, gãy là rất cần thiết. Năm 2000-2001, Ngô Hữu
Tình đã nghiên cứu trạng thái gãy đổ ở ngô và đã cho kết quá: Nhóm giống
gãy đốt cần loại bỏ ra khỏi tập đoàn giống vì gãy đốt gây thiệt hại năng suất
100%. Gãy lóng cũng gây thiệt hại nặng, nhưng vẫn có khả năng phục hồi
sau gãy và vẫn cho năng suất chấp nhận được.
Từ năm 2003 đến nay, các nhà khoa học đã tạo ra một số giống ngô lai
thế hệ mới từ nguồn nguyên liệu phong phú trên thế giới bằng phương pháp
truyền thống hoặc bằng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ
sinh học như LVN145, LVN66, LVN61, LVN154, LVN36… Các giống ngô

12

lai này có nhiều ưu thế như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất
lượng và màu dạng hạt tốt hơn.
Các giống ngô lai do Viêt Nam chọn tạo ra có chất lượng tốt, có thể
cạnh tranh được với giống của các công ty nước ngoài, trong đó có 10 giống
ngô được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888, B9698, C919, G49, B9681,
P11, LVN4, CP989 với diện tích chiếm khoảng 73% diện tích gieo trồng.
Cùng với việc ứng dụng ưu thế lai trong quá trình tạo chọn giống, việc
nghiên cứu ngô ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong công tác chọn
giống bằng công nghệ sinh học như: tạo dòng thuần từ nuôi cấy bao phấn,
dùng chỉ thị phân tử phân tích đa dạng di truyền, phân nhóm ưu thế lai, tạo
dòng kháng khô vằn, lập bản đồ gen chịu hạn, chọn các dòng ưu tú sử dụng
trong tạo giống ngô lai có hàm lượng protein cao (PQM) thông qua kỹ thuật
nuôi cấy bao phấn như: C126, C130, C136, C138, C147,…[4].
Như vậy, ngành sản xuất ngô đã có những bước tiến mới, đạt được
nhiều thành tựu to lớn, chọn tạo được nhiều giống ngô tốt. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều tồn tại như nguồn vật liệu tạo giống nghèo nàn, phải nhập từ các nước
tiên tiến và phải mất thời gian dài và đầu tư lớn để chọn lọc cho phù hợp với
điều kiện sinh thái Việt Nam. Sản xuất ngô còn manh mún, nhỏ lẻ. Các
nghiên cứu về kỹ thuật canh tác như khoảng cách, mât độ, phân bón, bảo
quản sau thu hoạch chưa được quan tâm như chọn tạo giống nên năng suất
thực tế còn thấp hơn so với tiềm năng.
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô luôn
được quan tâm và phát triển, nhất là trong hơn 40 năm gần đây. Từ những
năm cuối của thế kỷ XX, nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ ưu thế lai, kỹ
thuật nông học tiên tiến và những thành tựu của các ngành khoa học khác
như công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến, cơ khí hóa, vào
sản xuất.


13
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Năm
Diện tích
( triệu ha)
Năng suất
( tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2001
137,49
4,477
615,48
2002
137,29
4,406
604,92
2003
144,67
4,460
645,23
2004
147,47
4,948
729,21
2005
147,53
4,837
713,62
2006

148,96
4,809
706,84
2007
158,31
4,990
789,93
2008
162,87
5,098
830,26
2009
158,84
5,163
820,15
2010
163,82
5,187
849,79
2011
171,78
5,155
885,29
2012
177,00
4,944
875,10
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2014[27])
Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần đây tăng cả
về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng ngô trên toàn

thế giới là 137,49 triệu hecta, năng suất 4,477 tấn/ha, sản lượng 615,48 triệu
tấn, nhưng đến năm 2012, diện tích trồng ngô đạt 177,00 triệu ha (tăng
28,74%), đạt sản lượng 875,1 triệu tấn (tăng 42,18%). Theo dự đoán xu thế
phát triển ngô trong những năm tới là diện tích có thể giảm dần do diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (công nghiệp hóa mạnh,
hiện tượng sa mạc hóa, dân số tăng, ).
Ngô là loại cây phân bố rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên tình hình sản
xuất ngô còn có sự khác biệt lớn giữa các vùng, các châu lục.

14
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở một số châu lục năm 2013
Khu vực
Diện tích
( triệu ha)
Năng suất
( tấn/ha)
Sản lượng
( triệu tấn)
Châu Á
59,39
5,124
304,31
Châu Mỹ
70,70
7,392
522,63
Châu Âu
18,97
6,190
117,45

Châu Phi
35,02
2,045
71,61
( Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2014 [27])
Diện tích ngô ở các châu lục có sự chênh lệch khá lớn, trong đó Châu
Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất chiếm 38,18 % diện tích trồng ngô của
toàn thế giới, bên cạnh đó năng suất và sản lượng ngô cũng đứng đầu thế
giới. Năm 2013 năng suất đạt 7,392 tấn/ha (cao hơn 26,66 % so với trung
bình chung của thế giới), sản lượng ngô đạt 422,96 triệu tấn (chiếm 48,33%
sản lượng ngô của thế giới). Châu Á là khu vực có diện tích lớn thứ 2 sau
Châu Mỹ nhưng năng suất ngô chỉ đạt 5,124 tấn/ha. Châu Phi có diện tích
trồng ngô đứng thứ 3 trên thế giới nhưng năng suất ngô rất thấp, chỉ đạt
2,045 tấn/ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng cây ngô ít nhất trên thế
giới tuy nhiên năng suất đạt 6,190 tấn/ha, đứng thứ 2 trên thế giới. Nguyên
nhân của sự phát triển không đồng đều nhau là do sự khác biệt về khoa học
kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế… của từng khu vực. Châu Mỹ
có điều kiện tự nhiện thuận lợi, trình độ khoa học phát triển cao còn ở Châu
Phi thì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nền kinh tế ở mức thấp, tình hình an
ninh trật tự không đảm bảo đã làm cho sản xuất nông nghiệp tụt hậu so với
các khu vực trên thế giới.
Các nước phát triển có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình
chung của thế giới, còn các nước đang phát triển năng suất ngô thấp hơn.


15
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô một số nước năm 2013
Nước
Diện tích( ha)
Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng( tấn)
Mỹ
35,36
77,44
273,83
Trung Quốc
34,97
59,56
208,26
Brazin
14,23
50,12
71,30
Ấn Độ
8,40
25,07
21,06
Mehico
6,92
31,87
22,07
Peru
0,51
33,19
1,68
Pháp
1,72
9,08
15,61
Hy Lap

0,18
11,43
2,00
(Nguồn FAOSTAT,2014,[24])
Mỹ là nước dẫn đầu về diện tích, năng suất và sản lượng ngô. Năm 2013,
diện tích trồng ngô của Mỹ là 35,36 ha, năng suất bình quân 77,44 tạ/ha và tổng
sản lượng 273,83 tấn. Tiếp theo là Trung Quốc với diện tích là 34,97 ha, năng
suất bình quân 59,56 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 208,26. Hai nước này có diện tích
trồng ngô tương đương nhau nhưng năng suất ngô của Mỹ cao gấp gần 1,3 lần
năng suất ngô của Trung Quốc.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng
có giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn,
thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ
ngô hàng năm trên thế giới trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn.
Trong đó, nước Mỹ tiêu thụ 33,52% tổng sản lượng ngô tiêu thụ và các nước
khác chiếm 66,48%
Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về
thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi một lượng ngô lớn để phục vụ
chăn nuôi. Theo nghiên cứu của Euromonitor, tổng doanh số mặt hàng thịt tươi
sống của Trung Quốc dự kiến tăng 3,5 triệu tấn.

16
Bên cạnh đó ngô còn được dùng là nguyên liệu chính để chế biến ethanol
thay cho nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt. Năm 2002-2003 Mỹ đã dùng 25,2
triệu tấn ngô để chế biến Ethanol, năm 2005-2006 dùng 40,6 triệu tấn để chế
biến ethanol [7].
Theo dự báo của IGC, sản lượng ngô tồn kho niên vụ 2010/2011 giảm
22% so với cùng kỳ niên vụ trước do nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt ở các nước
có nền kinh tế mới nổi ở Châu Á Thái Bình Dương.
Bảng 1.6. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Vùng
Năm 1997
( triệu tấn)
Năm 2020
( triệu tấn)
% thay đồi
Thế giới
586
852
45
Các nước đang phát triển
295
508
72
Đông Á
136
252
85
Nam Á
14
19
36
Cận Sahara- Châu Phi
29
52
79
Mỹ Latinh
75
118
57

Tây và Bắc Phi
18
28
56
Nguồn: IRRI( 2003) [10 ]
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực Thế giới, năm
2020 tổng nhu cầu ngô trên thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm
lương thực, 69 % dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng là nguyên liệu cho
công nghiệp. Ở các nước phát triển lượng ngô dùng làm lương thực chỉ là 5%
trong khi đó ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22 %. Năm 2020, nhu cầu
ngô thế giới tăng 45 % so với nhu cầu năm 1997. Vấn đề đặt ra lớn nhất là nhu
cầu ngô tăng lại tập trung ở các nước đang phát triển, nhưng lượng ngô sản xuất
ra ở các nước này chưa đáp ứng được nhu cầu trong khi đó chỉ có 10% sản
lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang phát triển
(IRRI, 2003).

×