Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.66 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG SẮN
KM94 TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
NGHỆ AN, 2014
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Vinh, ngày…. tháng … năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, các tập thể cá
nhân và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS. TS Phạm Văn Chương – Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
- Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ, phòng
Khoa học và hợp tác Quốc tế thuộc, Phòng Thí nghiệm Tổng hợp Viện Khoa học


kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã tạo mọi điều kiện về thời gian và cơ sở
nghiên cứu để tôi học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, các anh chị
em đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí và công sức để
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Vinh, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt dùng trong báo cáo vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
3
3
3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.4. Nội dung nghiên cứu
4
4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Giới thiệu chung về cây sắn
1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại.
1.1.2. Nguồn gốc
5
5
5
1.1.3. Vùng phân bố và lịch sử phát triển của cây sắn
1.1.3.1. Vùng phân bố
1.1.3.2. Sự phát triển của cây sắn trên thế giới
7
7
7
1.1.4. Giá trị sử dụng và dinh dưỡng của cây sắn
1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
8
9
9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 10
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn của Nghệ An
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng
12
12
12
2.1.2. Nghiên cứu về mât độ trồng
2.1.3. Nghiên cứu về phân bón
14
15

2.1.4. Nghiên cứu về trồng xen 18
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sắn ở Việt Nam
1.2.4.1. Nghiên cứu về thời vụ
22
22
1.2.4.2. Nghiên cứu về mật độ trồng 24
1.2.4.3. Nghiên cứu về phân bón 26
1.2.4.4. Nghiên cứu về trồng xen 31
4
2.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung
nghiên cứu, giải quyết 35
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm
2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
36
36
36
36
36
2.2. Phương pháp xử lý số liệu:
2. 3. Địa điểm và thời gian:
42
42
2.4. Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và
cây công nghiệp Phủ Quỳ- Viện KHKTNNBTB)
2. 5. Đặc điểm khí hậu, thời tiết tại thị xã Nghĩa Đàn
43

43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng suất của một số giống sắn trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An
45
45
3.2. Nghiên cứu thời vụ thích hợp đối với giống sắn KM94
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của giống sắn KM94
46
46
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống sắn KM94 49
3.3. Nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp 50
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây 50
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu về lá 51
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất
.
52
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất
sắn
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sinh trưởng của giống săn KM94
54
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu về lá 55
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 56
3.4.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón 57
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn
3.5.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống sắn KM94
59
59

3.5.2. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến năng suất của cây trồng
5
xen và mức độ che phủ 60
3.5.3. Hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng xen 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
2. Đề nghị
63
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
64
TI NG ANH Ế
67
PHỤ LỤC
76
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT D ÙNG TRONG BÁO CÁO
CIAT : Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế
CLAYUCA : Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu phát triển sắn của Châu Mỹ La Tinh và
Caribe
CTV : Cộng tác viên
CV%: Hệ số biến động
ĐVT : Đơn vị tính
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
HLTB: Hàm lượng tinh bột
HLCK: Hàm lượng chất khô
IRAT : Viện nghiên cứu cây nhiệt đới của Pháp
KHKTNNBTB: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ

QĐ-TT: Quyết định Thủ tướng
LER: Hệ số sử dụng đất
LA: Diện tích lá
LAI: Chỉ số diện tích lá
NS: Năng suất
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
NSTB: Năng suất tinh bột
NSCK: Năng suất chất khô
IIAT : Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế
STT : Số thứ tự
TNHH: Tránh nhiệm hữu hạn
Tr: Triệu đồng
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm 1995-2011 10
Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng, diện tích trồng sắn của các vùng từ năm 2011-2012 11
Bảng 2.1 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm năm 2012-2013 44
Bảng 2.2 Tình hình thời tiết, khí hậu tại Thị xã Nghĩa Đàn năm 2013 45
Bảng 3.1 Đánh giá năng suất một số giống sắn trên vùng đất đồi năm 2012-2013 46
Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân của giống sắn KM94 47
Bảng 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn KM94 50
Bảng 3.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của giống sắn KM94 52
Bảng 3. 5 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu về lá 53
Bảng 3.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM94 54
Bảng 3.7 Chiều cao cây, đường kính thân ở các công thức phân bón khác nhau 55
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu về lá. 56
Bảng 3.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM94 57
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng giống sắn

KM94 trên đất gò đồi
59
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống sắn KM94
60
Bảng 3.12 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống sắn KM94 61
Bảng 3.13 Năng suất của cây trồng xen và mức độ che phủ 62
Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế của phương thức trồng xen 63
8
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1.1 Diện tích sản lượng sắn tại một số quốc gia năm 2011 9
Hình 3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM94 48
Hình 3.2. Đường kính thân của giống sắn KM94 qua các giai đoạn 48
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ
Latinh. Tổ chức nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng
ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tổng diện tích sắn trên
toàn thế giới năm 2010 là 18,69 triệu ha, sản lượng 242,95 triệu tấn và tổng mức
xuất khẩu đạt khoảng 9,1 triệu tấn sản phẩm gồm: sắn viên, sắn lát khô và tinh
bột sắn. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Thái Lan, Indonexia và Việt Nam
(FAOSTAT 2011). Cây sắn hiện đang được cộng đồng quốc tế (FAO, CIAT,
IITA…) quan tâm nghiên cứu phát triển. Vì cây sắn được coi là giải pháp an toàn
lương thực quan trọng hàng đầu tại nhiều nước Châu Phi nơi tình trạng suy dinh
dưỡng tăng lên gấp đôi trong hai thập kỷ qua và là nguồn nguyên liệu chế biến
thức ăn gia súc có khối lượng lớn tại nhiều nước Châu Mỹ, đồng thời là cây công
nghiệp có giá trị thương mại trong chế biến tinh bột tại nhiều nước Châu Á
Cây sắn ở Việt Nam ngày càng có nhu cầu cao trong công nghiệp chế biến

tinh bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược liệu và đã trở thành cây hàng hoá xuất
khẩu của nhiều tỉnh. Năm 2010 ở Việt Nam trồng 496,5 nghìn ha với tổng sản
lượng thu được 8,52 triệu tấn (FAOSTAT, 2011). Cây sắn là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư,
phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%)
9
kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có
12,2% dùng tiêu thụ tươi.
Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo,
siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và
chất giữ ẩm cho đất. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với
tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ
công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Năm 2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề
án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã tại
quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007. Công ty TNHH
Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) là liên doanh giữa Tổng Công ty Dầu
Việt Nam (PVOIL) và tập đoàn Itochu Nhật Bản đang triển khai xây dựng nhà
máy sản xuất Ethanol từ sắn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với công suất
chế biến 100 triệu lít/năm (dự tính sử dụng 230 nghìn tấn sắn lát khô/năm hoặc
575 nghìn tấn củ tươi/năm). Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 –
1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ
trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột
sắn. Chương trình sản xuất ethanol của Chính phủ Braxin đã tạo ra gần 1 triệu việc
làm cho người lao động. Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì
điều này rất có ý nghĩa vì phát triển nhiên liệu sinh học còn gắn với mục tiêu là:
Tạo đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân các dân tộc, góp phần
xoá đói giảm nghèo và giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; Tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội, tăng lòng tin của
người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Góp phần đảm bảo an ninh

năng lượng quốc gia, thay thế một phần xăng dầu nhập khẩu. Giảm thiểu đáng kể
khí thải độc hại ra môi trường, góp phần cải thiện môi trường sống
Mặc dù cây sắn hiện nay bị hạn chế mở rộng diện tích ở một số nơi nhưng
cây sắn là cây lương thực và cây lấy tinh bột quan trọng, nhất là ở Miền Trung
còn nhiều tiềm năng phát triển cây sắn, đặc biệt là hiện nay nhu cầu tiêu thụ
nhiên liệu tăng cao, mà nguồn nhiên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt, để tìm
10
kiếm các nguồn nhiên liệu sạch, nhiều nước đã tăng cường sử dụng nhiên liệu
sinh học trong đó có cây sắn. Cây sắn là cây có lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ,
do nó có thể chịu hạn tốt, nhiều diện tích của khu vực Miền Trung có tiềm năng
phát triển cây sắn còn chưa được khai thác, giống sắn mới năng suất và chất
lượng cao chưa được phổ biến rộng nhân dân còn sử dụng nhiều giống sắn cũ.
Giống mới kèm theo qui trình canh tác bền vững hạn chế sói mòn và rửa trôi là
định hướng khả thi cho phát triển vùng nguyên liệu để chế biến tinh bột và sản
xuất nhiên liệu sinh học phục vụ phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích vùng nguyên liệu sắn là đất dốc, tất cả các
quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch sắn đều tác động cơ giới mạnh đến đất,
nếu chỉ canh tác đơn thuần mà không có biện pháp canh tác bảo tồn thì sẽ làm
cho đất bị xói mòn rửa trôi gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Việc ứng
dụng để phát triển các giống sắn mới có năng suất tinh bột cao và kỹ thuật canh
tác sắn thích hợp với các vùng sinh thái đã cho phép chuyển một phần diện tích
đất trồng sắn sang canh tác những cây trồng khác mà vẫn không làm giảm sản
lượng sắn. Tuy vậy năng suất sắn tại nhiều địa phương ở Việt Nam vẫn còn thấp
hơn nhiều so với tiềm năng, năng suất của các giống sắn mới. Lí do là người
nông dân thường quan niệm sắn là cây dễ trồng, thích ứng rộng, ít sâu bệnh, chịu
đất chua, nghèo dinh dưỡng và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chưa chú ý
đầu tư thâm canh. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến đất trồng sắn nhanh
bị thoái hoá hiệu quả kinh tế mang lại cho người sản xuất không cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh

tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
*/ Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng suất sắn, giảm sự suy thoái đất, bảo vệ môi trường, tăng
hiệu quả kinh tế cho người trồng sắn.
*/ Mục tiêu cụ thể:
11
Xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm chống xói mòn trên đất
trồng sắn để đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường và hiệu quả nghề trồng sắn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu quan trọng phục vụ giảng dạy ở
các trường đại học và tập huấn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh sắn bền vững
trên đất gò đồi đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường chống xói mòn đất.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thời vụ thích hợp đối với giống sắn KM94 ở vùng đồi Nghệ An
- Nghiên cứu về mật độ thích hợp đối với giống sắn KM94
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM94
- Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn.
12
Chương 1. TỔNG QUAN
1.2. Giới thiệu chung về cây sắn
1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại.
Tên gọi, mô tả, phân loại: Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai
mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu,
aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể
sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường
kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn

nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột. Củ sắn dài 20 - 50
cm, khi luộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao. Sắn luộc chín có vị
dẻo, thơm đặc trưng. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có
nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
1.1.2. Nguồn gốc
Lịch sử tiến hoá của cây sắn cũng như các cây có củ khác là rất khó xác
định được chính xác nguồn gốc phát sinh. Bởi vì những di chỉ khảo cổ còn lại
đối với các bộ phận của cây có bột rất hiếm hoi, đặc biệt ở vùng đất thấp nhiệt
đới. Các nghiên cứu từ các chế tác của Côlômbia và ênêzuêla đã đưa ra bằng
chứng rằng nghề trồng sắn có cách đây từ 3000 đến 7000 năm (Reichel-
Dolmantoff, 1957 và 1965; Rouse và Cruxent, 1963). Đến cuối thế kỷ thứ 1 8,
các tác giả, đặc biệt là Crantz (1766) cho là tất cả những loài của chi Manihot đều
có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Tuy nhiên, năm 1772 Raynal đưa ra ý kiến
về nguồn gốc châu Phi, sau đó Humboldt, Brown, Moreaudejonnes, Saint-Hilaire
và Dean dolle khẳng định nguồn gốc châu Mỹ của cây trồng này. Năm 1886,
đầu tiên De Candolle coi Braxin là trung tâm phát sinh của loài. Vavilov bênh
vực quan điểm đó- giả thuyết gốc của ông là trung tâm phát sinh của một cây
trồng là nơi loài cây đó có số lượng các chủng loại phong phú nhất. Vùng Đông
Bắc Braxin có sự đa dạng, phong phú về sắn trồng và nhiều loài của chi Manihot.
Tuy nhiên nguồn gốc Braxin cũng chỉ dựa trên những bằng chứng gián tiếp về sự
có mặt của sắn vào những thời kỳ không lâu lắm: Di vật trên đảo Mario ở cửa
13
sông Amazon vào khoảng năm 110 đến 1300 sau công nguyên (Rogers,1965), di
tích còn lại của các cái rây bột thế kỷ thứ 16 và dấu hiệu đã gặp ở nơi hợp lưu
hai con sông Ore'noque và Rio Ventuari vào năm 450 sau công nguyên. Những
nhân tố lịch sử và khảo cổ học cho phép nghĩ tới hai trung tâm phát sinh khác
(Roger, 1963, 1965). Một trung tâm có thể ở Mêhicô và Trung Mỹ (Goatemala
và Hondurat). Bằng chứng là những di vật tìm thấy trong dãy núi Tamoulipas,
phía Đông Bắc Mehicô có từ năm 200 trước công nguyên và sự phát hiện ra
những hạt tinh bột trong những phân hoá thạch có tuổi từ năm 200 đến 900 trước

công nguyên và được tìm thấy trong những hang động của thung lũng
Têhucan, bang Pueblo, Mêhicô. Ngoài ra lịch sử bộ lạc Maya chỉ rõ sắn đối với
họ quan trọng hơn là người ta vẫn tưởng. Một trung tâm khác có thể ở vùng
duyên hải khô Nam Mỹ, đặc biệt là ở các trảng cỏ Vênêzuêla. Người ta tìm thấy
những bằng chứng củ sắn ở vùng ven biển Peru 2000 năm trước công nguyên và
sự tồn tại của những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malambo, ở phía Bắc
Côlômbia niên đại 1200 trước công nguyên cùng với những di tích khảo cổ học
khác ở vị trí địa hình Rancho peludo (hồ Maracaibo Venêzuêla) niên đại 2700
trước công nguyên. J.C- Leon cho rằng việc buôn bán bột sắn đã nhộn nhịp ở
phía bắc Nam Mỹ 1000 hay 2000 năm trước công nguyên. Những nghiên cứu
gần đây cho rằng cây sắn là cây đa nguồn gốc phát sinh (Renvoize, 1973). Spath
(1973) cây sắn có 4 trung tâm khởi nguyên đó là Guatemala, Mêhicô, vùng
duyên hải Savana Tây Bắc của Nam Mỹ, miền Đông của Bolivia và miền Tây
Bắc của Achentina và miền Đông của Braxin. Một số tác giả nghĩ rằng vì sắn
ngọt không yêu cầu phải chế biến một cách đặc biệt trước khi ăn nên được thuần
hóa trước tiên. Sự phân bố của sắn đắng và sắn ngọt hiện nay cho thấy rằng sắn
đắng nhiều ở phía Đông Nam Mỹ, đặc biệt ở vùng Amazon và sắn ngọt nhiều ở
phía Tây và ở trung tâm Nam Mỹ, ở Trung Mỹ và Mêhicô. Phân bố này không
phản bác lại giả thuyết nêu trên nhưng cũng không chứng minh được là sắn được
thuần hóa ở những nơi tập quán trồng sắn ngọt hiện nay. Thực ra, người ta trồng
sắn ngọt khi sắn được coi như một loại rau bổ sung và trồng sắn đắng khi sắn là
cây lương thực chính. Dựa trên những nghiên cứu trên những phạm vi rộng từ
14
Nam Mỹ đến Achentina, Rogers và Appan (1973) đã xác định được trong chi
Manihot có 98 loài sắn hoang dại phân bố rộng khắp vùng thấp nhiệt đới của
Châu Mỹ. Nassar (1978) xác định có 4 trung tâm phát sinh loài sắn hoang dại:
Vùng trung tâm của Braxin (Miền nam Goias và miền tây Minas Gerais) có 38
loài; miền Tây Mêhicô có 19 loài và 2 trung tâm phụ là vùng Đông Bắc Braxin
và miền tây Mâm Grosso và miền Đông Bolivia. Roger (1963) đã xây dựng một
bản đồ phân bố các loài của chi Manihot ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, ở phía Tây và

Tây Nam Mêhicô cũng như ở bờ biển Thái Bình Dương của các nước Trung Mỹ.
Tóm lại, còn có những điều không chắc chắn về vấn đề trung tâm phát
sinh cây sắn. Các công trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận
rằng: Cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có 4 trung tâm phát sinh chính đó là
ở Braxin có 2 trung tâm còn lại là ở Mêhicô và Bolivia. Sắn đã được trồng
cách đây khoảng 3000-7000 năm (Reichel Dolmantoff 1957 và 1965; Rouse
và Cruxent, 1963).
1.1.3. Vùng phân bố và lịch sử phát triển của cây sắn
1.1.3.1. Vùng phân bố
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới,
tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, là nguồn thực phẩm của hơn 500
triệu người (CIAT, 1993).
1.1.3.2. Sự phát triển của cây sắn trên thế giới
Khi khám phá ra châu Mỹ, cây sắn vẫn chưa hề được thế giới biết đến.
Những người Bồ Đào Nha đến lập nghiệp đầu tiên ở Braxin thấy người da đỏ ở
Braxin đã trồng sắn. Cây sắn được người Bồ Đào Nha du nhập vào châu Phi
vào khoảng giữa thế kỷ 16. Tài liệu đầu tiên nói về cây sắn là của Barre và
Thevet viết vào năm 1558. Vào thời kỳ đó sắn chỉ trồng ở các khu di dân người
Bồ Đào Nha ở vịnh Benin- Sao Tome, Principe và cửa sông Côngo. Thế kỷ 17
nghề trồng sắn chỉ tăng một cách rất chậm chạp, lúc đầu ở vùng lòng chảo Côngo
(Zaire, bộ lạc Bushongo ở Kassai 1650), ở Angôla (1614 đến 1648) và ở bờ biển
Ghinê (1650). Đáng chú ý là ở châu Phi và châu Mỹ người ta trồng sắn đắng ở
15
các vùng rừng coi sắn là một nguồn thực phẩm chính và trồng các giống sắn ngọt
ở các vùng mới, coi sắn là nguồn thực phẩm bổ sung. Ở ấn Độ Dương sắn được
du nhập vào đảo Bourbon và Ilede France (bao gồm Reunion và Maurice) vào
các năm 1738 và 1739. Từ đó sắn được đưa sang Madagascar trồng ở Imerina
năm 1875, sang Srilanca năm 1786 rồi từ đó sang Calcutta năm 1794. Hình như
cũng từ các đảo ở ấn Độ Dương sắn đã được đem vào trồng ở các nước phía
Đông châu Phi. Ở châu á, ngoài con đường du nhập vào Srilanca và Calcutta vào

cuối thế kỷ 18, hình như sắn đã được đưa vào trồng trước đó (thế kỷ 16) bởi
người Bồ Đào Nha ở Goa (ấn Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippin, từ đó sắn
mới đem trồng ở Inđônesia cuối thế kỷ 18. Cuối cùng sắn được đem vào trồng ở
Úc đầu thế kỷ 20. Cũng như châu Phi, nghề trồng sắn mới bắt đầu trở nên quan
trọng vào thế kỷ 19.
1.1.4. Giá trị sử dụng và dinh dưỡng của cây sắn
Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30
độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2.000 m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân,
lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công
nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày
càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược,
tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn
cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose … để làm dịch
truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để
làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành
phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề
nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột
sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế
biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin
và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép,
chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm …
16
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn là
sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm
môi trường. đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá
góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53
nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế
biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân.

1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Năm 2011, tổng sản lượng sắn thế giới đạt 250,2 triệu tấn củ tươi, tăng
6% so với năm trước. Trong đó, Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế
giới với sản lượng xấp xỉ 40 triệu tấn. Quốc gia có sản lượng sắn lớn thứ hai thế
giới là Brazil trên 26 triệu tấn. Indonesia, Thái Lan là hai quốc gia có sản lượng
sắn lớn tiếp theo trên thế giới, với sản lượng vào khoảng 22 triệu tấn củ. Các
nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng sắn hàng đầu thế giới bao
gồm Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ, Mozambic. 10 quốc gia sản xuất sắn
hàng đầu chiếm 75% tổng sản lượng sắn toàn thế giới.
Hình 1.1: Diện tích sản lượng sắn tại một số quốc gia năm 2011
(Nguồn FAO 2011)
17
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng
từ năm 1995 đến nay (Bảng 1.1 dưới đây). Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt
232,14 triệu tấn củ tươi so với 226,3 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 162,48
triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là
Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn
cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng
suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ
mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới
từ năm 1995-2011
Năm Diện tích (triệu
ha)
Năng suất (tấn/ha) Sản lượng
(triệu tấn)
1995 16,46 9,87 162,48
2000 17,00 10,38 176,53
2005 18,42 11,18 205,89

2006 18,56 12,06 223,85
2007 18,42 12,28 226,30
2008 18,39 12,62 232,14
2009 18,76 12,51 234,55
2010 18,46 12,43 229,54
2011 19,64 12,84 252,20
Nguồn: FAO, 2013
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ
đầu của thế kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân
nghèo bởi sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện
kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997). Nghiên cứu và phát triển
cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có
18
hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là hướng hỗ trợ chính
cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số
177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng
sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các
năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Năng suất, sản lượng, diện tích trồng sắn của các vùng từ năm 2011-2012
Vùng Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Diện tích
(nghìn ha)
2011 2012 2011 2012 2011 2012

Đồng bằng sông Hồng 14,9 15,6 1,03 1,05 6,9 6,7
Trung du và miền núi phía bắc 12,6 12,7 1,42 1,48 112,6 117,0
Bắc Trung bộ và Duyên Hải
Miền Trung
17,6 34,6 3,07 3,02 174,2 174,9
Tây Nguyên 16,7 17,0 2,66 2,54 158,8 149,5
Đông Nam Bộ 25,6 25,8 2,55 2,48 99,5 96,0
Đồng bằng sông Cửu Long 12,6 15,2 0,81 0,99 6,4 6,5
Cả nước 17,7 17,7 9,89 9,74 558,4 550,6
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2013
Qua Bảng 1.2 chúng tôi thấy: Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung
Bộ và Duyên hải miền Trung (174,9 nghìn ha). Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn
lớn thứ hai của cả nước, năm 2012 diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 149,5 nghìn
ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 17,02 tấn/ha, tổng sản lượng 2,54 triệu tấn,
thấp hơn rất nhiều so với năng suất của vùng Đông Nam Bộ (25,89 tấn/ha) (Tổng
cục thống kê, 2013).
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn của Nghệ An
19
Nghệ An có hơn 250.000ha đất nông nghiệp (trong đó có hơn 192.000ha
đất trồng cây hàng năm và gần 60.000ha đất trồng cây lâu năm), phân bố trên
nhiều vùng sinh thái với các yếu tố thổ nhưỡng, chế độ nước, tiểu khí hậu khác
biệt, hình thành nên một nền sản xuất nông nghiệp với hệ thống cây trồng phong
phú. Trong đó tổng diện tích trồng sắn của Nghệ An đạt 18,4 ngàn ha, trong đó có
gần 5 ngàn ha sắn cao sản, xếp hàng thứ 10 cả nước (chiếm 3,36% diện tích sắn
của cả nước) và có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn đặt tại hai huyện Thanh
Chương và Yên Thành, công suất trung bình đạt 30 ngàn tấn/1 năm. Vào năm
2011, năng suất trung bình cây sắn đạt 215,43 tạ/ha, cho sản lượng 452.015 tấn,
tập trung chủ yếu ở các huyện vùng nguyên liệu của 2 nhà máy chế biến ở Thanh
Chương, Yên Thành, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn, còn lại là các giống sắn địa phương
được trồng rải rác khắp các huyện miền núi như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ

Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu Hiện nay, để phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sắn, một số giống sắn có năng suất cao như:
KM94, HN124, NA1, TC11 đã được áp dụng cho kết quả tốt, năng suất cao [91].
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng
Sắn là cây có củ miền nhiệt đới, cần đến ít nhất tám tháng thời tiết ấm để
có thể sản xuất được. Cây sắn thích nghi nhất với khí hậu xavan, nhưng có thể
sinh trưởng trong mùa mưa. Trong những vùng ẩm ướt sắn không chịu đựng
được ngập lụt. Ở những vùng khô hạn sắn rụng bớt lá để duy trì hơi ẩm và ra lá
mới khi bắt đầu có mưa. Sắn đòi hỏi 18 tháng hoặc dài hơn để sản xuất củ dưới
những điều kiện thời tiết như là lạnh hoặc khô. Ngoài ra, sắn không chịu đựng
được điều kiện băng giá (Stephen, 1998) [90].
Ở Châu Á sắn thường được trồng vào hai vụ chính là đầu mùa mưa và
cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa, sắn được trồng ngay sau những cơn mưa đầu
tiên, khi ẩm độ trong đất đủ để hom sắn mọc mầm và phát triển. Vụ cuối mùa
mưa sắn được trồng vào thời điểm lúc mùa mưa sắp kết thúc.
20
Những nghiên cứu ở phía Đông đảo Java của Indonexia cho thấy thời vụ
trồng sắn thích hợp là vào tháng 10 - 11 và khi bắt đầu mùa mưa từ tháng 7 đến
tháng 10. Thời gian trồng dài hay ngắn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa.
Tại Thái Lan, có hai khoảng thời gian trồng sắn thích hợp là vào tháng 5
và tháng 11, thời gian trồng và thu hoạch có ảnh hưởng đến năng suất củ của các
giống sắn. Năng suất củ tăng tỷ lệ thuận với thời gian thu hoạch từ 8÷18 tháng
sau trồng, nhưng nếu kéo dài thời gian thu hoạch của năm trước thì sẽ ảnh hưởng
đến thời vụ trồng sắn năm sau. Với các giống sắn khác nhau như Rayong 2,
Rayong 3 trồng vào tháng 5 và thu hoạch 12 tháng sau trồng cho năng suất củ
cao nhất. Giống sắn Rayong 60 nếu trồng muộn vào tháng 6 năng suất củ sẽ giảm.
Những nghiên cứu của Viện nông nghiệp Nhiệt đới Nam Trung Quốc cho
thấy: Thời gian trồng sắn thích hợp ở vùng Hoa Nam là vào đầu mùa xuân từ
tháng 2 đến tháng 4 và thời gian thu hoạch sau khi trồng từ 10- 12 tháng. Năng

suất và hàm lượng chất khô chứa trong củ thường tăng theo thời gian thu hoạch
sau khi trồng. ở vùng sắn Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, thời gian thu
hoạch vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Tại Srilanka, năng suất và hàm lượng chất khô chứa trong củ sắn biến
động theo mùa và thời gian thu hoạch. Thu hoạch sắn sau khi trồng 9-11 tháng
cho năng suất củ tươi, tỷ lệ tinh bột cao hơn so với thu hoạch sớm 6,5 tháng sau trồng.
Một số nghiên cứu khác tại Ấn Độ và Philippin cho rằng tại những vùng
có mưa quanh năm có thể trồng sắn vào bất cứ thời điểm nào trong năm còn ở
những vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt thì nên trồng vào đầu hoặc gần cuối vụ
mưa. Nếu trồng muộn hơn vào lúc mưa nhiều thì cây sắn sinh trưởng kém và
nhiều sâu bệnh, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng sắn . Thời điểm thu hoạch
sắn từ 9 đến 12 tháng sau trồng đều không có sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất.
Sắn là cây hàng năm nhưng thời gian sinh trưởng dài từ 9-11 tháng do vậy
thời vụ trồng có các điều kiện khí hậu khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến quá
trình sinh trưởng và năng suất củ.
2.1.2. Nghiên cứu về mât độ trồng
21
Trên thế giới mật độ và khoảng cách trồng sắn đã được nhiều nhà khoa
học tiến hành nghiên cứu .
Mật độ và khoảng cách trồng có sự ảnh hưởng khác biệt lớn đến năng
suất. Khoảng cách mật độ trồng phụ thuộc vào giống: Giống Rayong 2 mật độ
trồng thích hợp có thể thay đổi từ 7.000 - 27.000 cây/ha, còn giống Rayong 3 là
10.000-15.000 cây/ha.
Mật độ trồng sắn phụ thuộc vào loại đất và mùa vụ trồng. Thường những
đất có độ phì cao thì trồng sắn với mật độ thưa còn đối với đất có thành phần
dinh dưỡng thấp thì trồng với mật độ dầy. Mật độ trồng sắn còn liên quan đến
đặc tính phân cành và sự sinh trưởng thân lá của từng giống: Giống phân cành
nhiều, thân lá phát triển nhanh trồng với mật độ thưa và ngược lại.
Mật độ trồng sắn chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm về hình thái của giống.
Đối với những giống sắn ít phân nhánh có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hưởng

bởi khoảng cách mật độ trồng. Trái lại những giống phân cành nhiều thân lá phát
triển mạnh trồng với mật độ cao năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp
có thể thay đổi từ 13.000÷20.000 cây/ha,
Nghiên cứu tại Ayepe, Osun State, Nigeria, xác định mật độ sắn thích hợp
trong sự kết hợp với loại chuối lá để đạt được năng suất cực đại. Sắn được trồng
xen với dưa, ngô và chuối. Nghiên cứu chỉ ra rằng mật độ thích hợp cho chuối lá
trồng xen cùng với mật độ sắn là: 5000; 7000 và 10000 hom/ha và 1666 cây
chuối/ha (Akinyemi, 2001)[32].
Theo Watana, nhiều nghiên cứu có sự tham gia của nông dân tại Thái Lan
cho thấy sự khép kín tán lá của cây sắn chậm, với thời gian dài hơn khi nông dân
không bón phân. Điều đó dẫn tới xói mòn đất rất nghiêm trọng trên đất dốc và
kết quả làm rửa trôi chất dinh dưỡng. Như vậy, nguyên nhân chính của lượng đất
mất đi bởi xói mòn là do mật độ trồng không thích hợp (trồng quá thưa). Nên
việc xác định mật độ trồng sắn thích hợp góp phần trong việc sản xuất sắn bền
vững (Watana, 2007)[81].
22
Tại mật độ 1,7 vạn hom/ha và để số thân/gốc phát triển tự do thì cây tranh
chấp ánh sáng lẫn nhau, tuổi thọ của lá giảm và nhanh già, rụng. Mật độ 1,2 - 1,4
vạn hom/ha, sản xuất và lợi ích kinh tế là cao nhất trên vùng đất tốt giàu mùn. Như
vậy, sắn không thể trồng quá dày hay quá thưa. Tuy nhiên, một số nông hộ
(26,8%) đang thiếu lao động, nhưng thừa đất, chấp nhận trồng với mật độ 1 vạn
hom/ha. Hệ số sử dụng đất tương đương hay còn gọi là hệ số sử dụng đất (LER),
đối với ngô, lạc và sắn trồng xen là cao hơn một trong 3 năm bỏ hoang. LER giảm
dẫn đến làm tăng thời gian đất bỏ hoang (Nounamo và Yemefack, 2000)[64].
2.1.3. Nghiên cứu về phân bón
Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, nhất là K, tiếp đến là N, Ca và
P. Vì thế, sắn được coi là cây “làm kiệt quệ” chất dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, nếu
chỉ thu hoạch củ thì chất dinh dưỡng bị sắn lấy đi từ đất ít hơn cây trồng khác,
ngoại trừ K. Nếu thu cả củ lẫn thân lá thì dinh dưỡng đất bị lấy đi tăng lên rất
nhiều, đặc biệt là N, Ca, Mg (Howeler và Christopher, 2001)[45].

Howeler cho rằng tùy điều kiện đất đai, giống sắn, thời gian thu hoạch mà
trung bình một tấn củ tươi thu hoạch sẽ lấy đi trong đất 4,1 kg K
2
O; 2,3 kg N; 0,6
kg Ca; 0,5 kg P
2
O
5
và 0,3 kg Mg. Vì thế, nếu sản lượng thu hoạch giả định là 25
tấn củ tươi/ha và nếu chỉ thu hoạch củ, còn toàn bộ thân lá đều trả lại cho đất thì
mỗi vụ thu hoạch củ sẽ lấy đi 120 kg K
2
O; 57 kg N; 15 kg Ca; 12 kg P
2
O
5
và 7 kg
Mg. Nếu thu hoạch cả củ và thân lá lượng lấy đi là 145; 122 ; 45 ; 27 và 20 kg
tương ứng với K
2
O; N; Ca; P
2
O
5
và Mg. Điều đó cho thấy sắn lấy đi trong đất 2
nguyên tố K và N nhiều nhất (Howeler, 1981)[42].
Theo Sittibusaya et al (1984): Từ những kết quả nghiên cứu hơn 100 thí
nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và Trung Quốc cho rằng cây
sắn phản ứng mạnh với mức bón phân nằm từ 50- 200 kg N/ ha, nhưng cũng có
sự khác nhau tuỳ giống, giống SC205 phản ứng với mức bón 200 kg N/ ha còn

giống SC201 ở mức 50 kg N/ ha [73].
Cây sắn cần lân nhưng sử dụng không nhiều, có thể đạt năng suất cao ở
0,015 - 0,025 ppm lân trong dung dịch đất (CIAT-RA, 1978). Howeler cho rằng:
23
khả năng hút lân của sắn tốt hơn cây khác, do sự cộng sinh giữa nấm rễ
Mycorrhizae và hệ rễ sắn. Có những giống sắn thích ứng với đất nghèo lân, bởi lẽ
chúng có khả năng cộng sinh với nấm rễ tốt. Rễ sắn chịu ảnh hưởng một cách rất
tự nhiên với Mycorrhizae hiện diện ở tất cả các loại đất. Sự cộng sinh đó làm
tăng hút P trong đất có mức lân dễ tiêu rất thấp, dẫn đến sắn chịu đựng được đất
có lượng Al di động cao, cho phép sinh trưởng tốt ở đất acid và có P dễ tiêu thấp
(Howeler và Christopher, 2001[63]; (Howeler, 1981)[38].
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin
và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên
48% so với không bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia
này thì mức bón NPK dao động trong khoảng: [100 kg N + 50 kg P
2
O
5
+ 100 kg
K
2
O]/ha; [60 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 120 kg K
2
O]/ha; [80 kg N + 40 kg P
2
O

5
+ 80
kg K
2
O]/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ NPK là: 2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ
tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì được độ phì của đất.
Nhu cầu K của sắn là rất lớn, nhưng sử dụng quá nhiều K làm tăng chi phí
sản xuất. Vì thế, nên kết hợp bón phân chuồng, phân xanh chứa nhiều K và tro
các loại, trồng xen và vùi thân lá họ đậu có thêm tác dụng chống xói mòn đất và
giảm bớt rửa trôi K (Howeler và Christopher, 2001)[45].
Kết quả nghiên cứu của Ashokan, (1985) về vai trò của lân (P
2
O
5
) cho
thấy cây sắn hấp thu một lượng P
2
O
5
thấp, nhưng P
2
O
5
có tác dụng làm tăng tỷ lệ
tinh bột và giảm axit cyanhydric (HCN) trong củ (Askohan, P.K.; Nair and K.
Sudhakara ,1985).
Cây sắn thường được xem là loại cây trồng làm thoái hóa đất. Trong nghiên
cứu chuyên sâu về chăm sóc sắn và ảnh hưởng đối với khả năng sản xuất của đất
trồng Howeler cho rằng: Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của đất cho sắn cho một
đơn vị sản xuất chất kho thấp hơn nhiều so với hầu hết loại cây trồng khác ngoài

trừ Kali. Thực tế sắn là loại cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng của đất rất cao
(Howeler, 1991; 1995; 2001;). Lượng dinh dưỡng cao được sắn hấp thu, đặc biệt là
kali trong điều kiện ở dưới mức thích hợp; Tiếp tục trồng sắn mà không bón phân
24
thì chắc chắn sẽ gây nên cạn kiệt dinh dưỡng đất, nhưng điều này có thể khắc phục
bằng cách bón phân cân dối (Howeler, 1991; 1995; 2001) [43], [44], [45].
Nhiều thí nghiệm dài hạn chỉ ra rằng năng suất sắn giảm khi trồng độc
canh không bón phân. Nhưng có thể duy trì năng suất ở mức độ khá khi được
bón số lượng thích hợp N và K. Kali bị lấy đi khi thu hoạch củ lớn hơn K bón
trong phân khoáng hoặc là phân hữu cơ, nên K trong đất đã bị cạn kiệt. Đối với
N trong hệ thống độc canh lượng bón vào hoặc lấy đi là tương đương. Trường
hợp P, lượng bón vào vượt quá xa so với lượng lấy đi, lượng lớn chất dinh dưỡng
đã bị lấy đi chủ yếu là K (Chairoj và CTV, 2007)[35].
Nghiên cứu phân bón chỉ ra rằng sắn có thể phát triển và cho năng suất khá,
ở nơi có độ màu mỡ thấp. Sắn có mối quan hệ không chặt chẽ với liều lượng đạm.
Vì vậy, chỉ cần đáp ứng lượng 100 kg N/ha sẽ khai thác tốt năng suất sắn. Lân là
nguyên tố dinh dưỡng quan trọng làm tăng khả năng phospho hoá đường thành
tinh bột, nhưng nếu sử dụng vượt quá 70 kg P
2
O
5
/ha thì sản lượng và hiệu quả kinh
tế không tăng. Mức độ 100 hoặc 150 kg/ha lân thành phẩm được giới thiệu cho sản
xuất. Sắn lấy đi K từ đất nhiều hơn bất cứ nguyên tố nào. Với liều lượng bón 100
kg/ha hoặc cao hơn, sắn sẽ sinh trưởng, phát triển củ tốt. Khi sắn được trồng nhiều
năm trên một mảnh đất thì bổ sung Kali là điều cần thiết. Kali làm tăng giá trị về
phẩm chất củ, liên quan đến tích luỹ vật chất khô và HLTB, làm giảm hàm lượng
glucozit (chất độc trong sắn) do cây giảm hút đạm (Sierra, 1997)[72].
Để thu 15 - 30 tấn củ tươi/ha cần bón 80 - 150 kg N, 10 - 30 kg P
2

O
5
và 50
- 150 kg K
2
O + phân chuồng, phân xanh và tro. Tại châu Á, có khoảng 55% sắn
được trồng trên đất Ultisols, với đặc tính: pH và hàm lượng chất dinh dưỡng
thấp. Nguyên tố dinh dưỡng chính K là bị giới hạn nhất, đặc biệt khi sắn trồng
nhiều năm trên một vùng đất. Sắn bị ảnh hưởng khi thiếu các nguyên tố vi lượng,
đặc biệt là Zn và Fe (Howeler, 1991;1992)[43];[44] Howeler và CTV, 2001)[46].
Sắn được trồng tại vùng Transition và Guinea Savannah. Áp dụng tỷ lệ: 68 kg N
+ 45 kg P
2
O
5
+ 68 kg K
2
O/ha, được giới thiệu ở mức trung bình theo nhu cầu của
25

×