Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Đa dạng sinh học và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƯU TRUNG KIÊN
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC
MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ QUÝ HIẾM,
CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LƯU TRUNG KIÊN
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC
MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ QUÝ HIẾM,
CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở VƯỜN QUỐC GIA
PÙ MÁT TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62.42.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. CAO TIẾN TRUNG
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực.
Luận văn có kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu của các tác giả
đi trước và bổ sung thêm những tư liệu mới.
Tác giả


i
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn quốc gia Pù Mát; Trung tâm Thực hành
- Thí nghiệm Trường đại học Vinh với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Cao
Tiến Trung.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Cao Tiến Trung, người đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn PGS. TS Hoàng Xuân Quang, TS. Hoàng
Ngọc Thảo, TS. Ông Vĩnh An đã giúp đỡ tôi trong việc định loại mẫu và hoàn thành
luận văn.
Nhân dịp này, cho phép tôi bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
Trường đại học Vinh, khoa sau đại học, khoa Sinh học, bộ môn Động vật - Sinh lý
đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn tập thể lãnh đạo VQG Pù Mát; các Trạm Quản lý bảo vệ rừng
Cao Vều, Phà Lài, Khe Khặng, Làng Yên, Khe Bu, Khe Choăng; chính quyền và
nhân dân các địa phương trong vùng đệm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
phỏng vấn và điều tra thực địa.
Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và nhất là những người
thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1

TỔNG QUAN 3
1.1. Lược sử nghiên cứu 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung Bộ: 5
1.1.3. Lược sử nghiên cứu ở Nghệ An 7
1.1.4. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, bò sát tại VQG Pù Mát 8
1.2. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu: 8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.2.2. Những đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội 13
1.3. Nguồn tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát 21
1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 21
1.3.2. Tài nguyên rừng 23
Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29
2.1.1. Địa điểm 29
2.1.2. Thời gian 29
2.2. Tư liệu nghiên cứu 29
2.3. Đối tượng 29
iii
2.4. Dụng cụ nghiên cứu 29
2.5. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5.1. Phương pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa 30
2.5.2. Phương pháp xử lí mẫu: 30
2.5.3. Phương pháp định loại và phân tích số liệu 31
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại 31
2.5.5. Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin 33
2.5.6. Phương pháp xử lí số liệu 34
Chương 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 36
3.1. Đa dạng sinh học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 36
3.1.1. Đa dạng thành phần loài: 36
3.1.2. Đặc điểm phân loại học lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 39
3.1.3. Cấu trúc thành phần loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 67
3.2. Sinh cảnh phân bố và đặc điểm sinh học sinh thái LC 69
3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh các khu vực điều tra 69
3.2.2. Phân bố lưỡng cư theo các khu vực điều tra 70
3.2.3. Đặc điểm sinh học sinh thái một số loài ếch nhái 71
3.3. Hiện trạng các loài lưỡng cư có giá trị kinh tế 79
3.4. Hiện trạng bảo tồn các loài lưỡng cư 83
3.4.1. Các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn ở Vườn quốc gia Pù Mát 83
3.4.2. Các áp lực đe dọa lên khu hệ lưỡng cư 84
3.4.3. Những giải pháp bảo tồn 86
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 89
KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ 89
PHỤ LỤC 97
PHỤ LỤC
iv
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bản đồ 1.1. Vị trí địa lí Vườn quốc gia Pù Mát 10
Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc sinh sống trong và quanh VQG Pù
Mát 14
Bảng 1.2. Diện tích các loại đất loại rừng phân theo đơn vị hành chính
22
Bảng 1.3. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát 25
Bảng 1.4. Danh mục động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát 28

Hình 2.1. Sơ đồ đo lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov A. G. et al.,
1977) 32
Bản đồ 2.1. Các tuyến điều tra thực địa 35
Bảng 3.1. Thành phần loài lưỡng cư Vườn quốc gia Pù Mát 36
Bảng 3.2. Số loài và giống lưỡng cư trong các bộ, họ 67
Biểu đồ 3.1. Đa dạng loài lưỡng cư trong các họ 68
Bảng 3.3. Phân bố các loài lưỡng cư thu được theo khu vực điều tra 70
Biểu đồ 3.2. Phân bố lưỡng cư theo khu vực điều tra 71
Bảng 3.4. Đặc điếm sinh học sinh thái giống Odorrana (Fei, Ye &
Huang, 1991) 73
Bảng 3.5. Bảng sinh học sinh thái giống Rhacophorus
(Kuhl & Van Hasselt, 1822) 74
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh học sinh thái giống Limnonectes (Fitzinger,
1843) 77
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh học sinh thái giống Amolops (Cope, 1865). .78
Bảng 3.8. Mục đích sử dụng các loài lưỡng cư 79
Bảng 3.9. Khu vực thường săn bắt lưỡng cư trong VQG Pù Mát 80
Bảng 3.10. Những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế 82
vi
Bảng 3.11. Các loài lưỡng cư có giá trị bảotồn - VQG Pù Mát 83
Bảng 3.12. Biểu tổng hợp các vụ vi phạm 84
Bảng 3.13. Số vụ vi phạm về săn bắt ĐVHD bị xử lý qua các năm 85
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
BVNN : Bảo vệ nghiêm ngặt
DTSQ : Dự trữ sinh quyển
DVHC : Dịch vụ hành chính
ĐDSH : Đa dạng sinh học
ĐVHD : Động vật hoang dã

KVNC : Khu vực nghiên cứu
LC, BS : Lưỡng cư, bò sát
PHST : Phục hồi sinh thái
Pp : Trang (Tiếng Anh)
VQG : Vườn quốc gia
viii
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vườn quốc gia Pù Mát nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Toàn bộ diện tích
VQG nằm trong địa giới hành chính của ba huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương
Dương (Vùng lõi là 94.804,4 ha, vùng đệm 86.000 ha). Vườn quốc gia Pù Mát là
một trong ba vùng lõi quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.
Trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học cao về
lưỡng cư, sự gia tăng áp lực từ cộng đồng địa phương cũng như các thông tin còn
rất ít về tình trạng bảo tồn của các loài làm cho công tác nghiên cứu bảo tồn chúng
càng trở nên cấp thiết hơn. Hiện biết Việt Nam có trên 190 loài LC (Nguyễn Văn
Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, 2009 và nnk), trong đó có nhiều loài
được liệt vào danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm đang bị đe doạ. Tuy nhiên, có
rất ít các nghiên cứu nhằm đánh giá nguyên nhân suy giảm, mức độ suy giảm cũng
như các giải pháp, kế hoạch bảo tồn chúng.
Khu dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An hiện biết có 57 loài LC [44]. Những
thông tin về quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái và tình trạng các quần thể LC,
các mối đe doạ để đánh giá tình trạng bảo tồn chúng chưa nhiều.
Vườn quốc gia Pù Mát đã có nhiều chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh
học nói chung và đa dạng khu hệ LC, BS nói riêng của các nhà khoa học, các nghiên
cứu sinh, các học viên cao học Tuy nhiên, vẫn chưa có chương trình nghiên cứu sâu
về LC, các chương trình đang dừng lại ở việc điều tra thành phần loài và đề xuất một
số giải pháp bảo tồn. Để có cơ sở khoa học nhằm bảo tồn bền vững khu hệ lưỡng cư
đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế thì việc nghiên cứu về đa dạng sinh

học, sinh thái và đề ra các nhóm giải pháp bảo tồn khu hệ LC là rất cần thiết.
Chính vì vậy, để có tư liệu khoa học làm cở sở xây dựng kế hoạch giám sát,
bảo tồn các loài lưỡng cư; đồng thời sưu tập bổ sung các mẫu tiêu bản LC cho
Vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Đa dạng sinh học
và sinh thái học một số loài lưỡng cư quý hiếm, có giá trị kinh tế tại Vườn Quốc
gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu ĐDSH và sinh thái học khu hệ lưỡng cư (đặc biệt là các loài quý
hiếm và có giá trị kinh tế) - Vườn quốc gia Pù Mát.
- Cung cấp tư liệu khoa học làm cơ sở cho việc giám sát, bảo tồn khu hệ lưỡng
cư; đồng thời sưu tập bổ sung các mẫu tiêu bản LC cho Bảo tàng - VQG Pù Mát.
- Xác định những nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH lưỡng cư và đề xuất các
giải pháp bảo tồn các loài này đồng thời mở hướng chăn nuôi sử dụng chúng làm
thực phẩm.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đa dạng thành phần loài lưỡng cư tại Khu vực nghiên cứu (KVNC)
- Đặc điểm sinh học sinh thái một số loài chính.
- Tình trạng của các quần thể
- Giá trị kinh tế của các loài LC trong KVNC
- Các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp bảo tồn
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận.
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần loài LC tại KVNC, góp phần bổ sung cho
khu hệ LC Khu dự trữ Sinh Quyển Tây Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ.
- Cung cấp dẫn liệu về hiện trạng các loài LC tại KVNC nhằm tư vấn cho
công tác bảo tồn đa dạng sinh học các loài LC.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần loài lưỡng cư ở Vườn quốc gia Pù Mát,
đặc điểm sinh học sinh thái một số loài có giá trị kinh tế

- Làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo tồn, sử dụng hợp lý và khai
thác bền vững đối với nhóm động vật này nhằm giảm áp lực đối với ĐDSH.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu.
Lược sử nghiên cứu lưỡng cư thường ngắn liền với những nghiên cứu về bò
sát. Chính vì vậy, trong phần lược sử nghiên cứu tác giả nói chung về lược sử
nghiên cứu lưỡng cư, bò sát.
1.1.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam
Ở Việt Nam nghiên cứu LC, BS được bắt đầu bởi các nhà khoa học nước
ngoài, điển hình là các tác giả.: Morice (1875) [60]; Boulenger (1893) [56];. Trong
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả Bourret (1920, 1937,
1939, 1942) [57], Smith (1935) [62], Tirant G (1985) [63], mô tả ở Việt Nam.
Năm 1942, Bourret đã tổng kết và xuất bản sách chuyên khảo: Les Batraciens
de l'Indochine, tác giả đã mô tả 171 loài. Đây được coi là tài liệu đầy đủ nhất về ếch
nhái, bò sát trên toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài ở miền Bắc Việt Nam,
thời kỳ này các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại học [57].
Sau năm 1954, các loài LC, BS mới chính thức được nghiên cứu bởi các nhà
khoa học Việt Nam.
Năm 1957, giáo sư Đào Văn Tiến nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống
ở Vĩnh Linh thống kê nhóm ếch nhái bò sát có 12 loài: Lớp ếch nhái có một họ
Ranidae với 1 loài; lớp bò sát có 6 họ: họ Gekkonidae (2 loài), họ Agamidae (3
loài); họ Colubridae (2 loài); họ Viperidae (2 loài); họ Typhlopidae (1 loài) và họ
Emididae (1 loài). Tác giả đã bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô tả 1 loài
mới [58].
Năm 1977, cũng tác giả này đã nghiên cứu xây dựng khoá định loại ếch nhái
Việt Nam và công bố 87 loài ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ [52].
Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã tổng kết nghiên cứu
EN, BS trên toàn miền Bắc thống kê được 159 loài bò sát thuộc 2 bộ, 19 họ và 69

loài ếch nhái thuộc 3 bộ 9 họ [13].
4
Năm 1985, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã đưa ra danh lục khu
hệ ếch nhái, bò sát Việt Nam gồm 200 loài bò sát và 90 loài ếch nhái. Các tác giả đã
xác định sự phân bố địa lý, phân bố theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài.
Đây là đợt tu chỉnh đầu tiên về danh lục LC, BS ở nước ta [14].
Hoàng Xuân Quang (1993,1995) điều tra thống kê danh lục ếch nhái bò sát ở
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh gồm 94 loài bò sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loài
ếch nhái xếp trong 14 giống 7 họ [22, 23].
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã tu chỉnh và công bố danh lục
ếch nhái bò sát Việt Nam gồm có 256 loài bò sát và 82 loài ếch nhái [35].
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs đã tổng kết các kết quả nghiên cứu trước
đó về ếch nhái bò sát của Việt Nam với 458 loài ếch nhái, bò sát; trong đó có 162
loài ếch nhái [41].
Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường đã ghi
nhận 176 Loài LC ở Việt Nam [61].
Ngay sau cuốn sách này xuất bản một loạt các loài mới được công bố cho
khoa học bởi các nhà khoa học Việt Nam và Nước ngoài: Rowley J. J. & Cao T. T.
(2009); Rowley J. J., Le T. T. D., Tran T. A. D., Stuart B. & Hoang D. H. (2010);
Rowley J. J., Hoang D H, Le T. T. D., Dau Q. V. & Cao T. T. (2010)… và các tác
giả khác. Hiện biết, đã ghi nhận có tới hơn 190 loài ếch nhái ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về ĐDSH Lưỡng cư ở nước ta vẫn đang được tiếp tục; từng
bước sử dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và các phương pháp hiện đại trong
nghiên cứu. Vì vậy có rất nhiều phân tích về di truyền trong phân loại, công bố
nhiều loài mới, giống mới có ý nghĩa cho khoa học; trong đó có sự hợp tác nghiên
cứu với các nhà khoa học nước ngoài.
Các nghiên cứu để xác định hiện trạng, kích thước quần thể các loài lưỡng cư,
nhất là các loài chính và các loài có giá trị bảo tồn và kinh tế tại các sinh cảnh nhạy
cảm; Tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Đa dạng Sinh học lưỡng cư
và lợi ích cộng đồng địa phương; Đồng thời chú ý vai trò trong đời sống cộng đồng

dân cư địa phương trong vùng, giảm một phần áp lực đối với các nhóm động vật
khác, góp phần phát triển kinh tế hộ hiện nay chưa được triển khai ở các khu vực.
5
1.1.2. Lược sử nghiên cứu ở khu vực Bắc Trung Bộ:
Trong những năm qua có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên
cứu về Lưỡng cư, Bò sát ở Bắc Trung Bộ đặc biệt chú ý đến các VQG, KBTTN và
các Khu hệ địa phương. Khu vực Bắc Trung Bộ đã có nhiều công trình nghiên cứu
được công bố. Từ 1982 -1993, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê danh lục ếch
nhái, bò sát các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, gồm 128 loài, 42 giống, 24 họ, 4 bộ ếch
nhái, bò sát kèm theo phân tích về sự phân bố địa hình, sinh cảnh đặc điểm sinh học
của các nhóm và quan hệ thành phần loài với các khu phân bố ếch nhái, bò sát trong
nước và các khu vực lân cận (1993). Thời gian sau này, nhiều nghiên cứu được thực
hiện ở các vùng khác nhau ở khu vực Bắc Trung Bộ:
Năm 1995, Ngô Đắc Chứng ghi nhận ở VQG Bạch Mã 49 loài lưỡng cư, bò
sát thuộc 3 bộ, 15 họ [3]. Trên cơ sở thành phần loài hiện biết, tác giả Hoàng Xuân
Quang, Ngô Đắc Chứng (1999) [26]; Lê Vũ Khôi và cs. (2004) [12] đã có phân tích
đặc điểm phân bố địa lý, phân bố theo sinh cảnh của Lưỡng cư Bò sát tại đây. Tiếp
đó, năm 2007, Hoàng Xuân Quang và cs công bố kết quả nghiên cứu trong thời gian
từ 1996 - 2006 đã bổ sung cho VQG Bạch Mã 39 loài và 3 họ bò sát (họ Thằn lằn
rắn Anguidae, họ Rùa đầu to Platysternidae và họ Rùa núi Testudinidae), nâng tổng
số loài lưỡng cư, bò sát hiện biết của VQG lên 93 loài thuộc 19 họ, 3 bộ [30, 31].
Năm 2000, Nguyễn Văn Sáng và Hoàng Xuân Quang đã tiến hành nghiên cứu
ở VQG Bến En (Thanh Hóa) kết quả đã ghi nhận 85 loài, gồm 31 loài ếch nhái, 54
loài bò sát [36].
Năm 2006, Zieger T. và cs công bố kết quả nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm 140 loài, trong đó đã bổ sung thêm dẫn liệu cho
19 loài mới được ghi nhận ở đây [65]. Đến năm 2008, có thêm 5 loài lưỡng cư được
bổ sung cho VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Henderix R. và cs) [66].
Ở khu vực Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 92
loài, gồm 41 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 8 họ, 2 bộ, trong

đó có một loài ếch mới cho khoa học đã được công bố dựa trên số liệu thu được của
đợt thực địa. Nghiên cứu cũng mở rộng thêm vùng phân bố của nhiều loài quý
6
hiếm: Cóc núi Ophryophryne hansi, Ếch cây sần bắc bộ Thelodecma corticales,
Thạch sùng ngón phong nha kẻ bàng Cyrtodactylus phongnhakebangensi, Rắn
khuyết đài loan Lycodon ruhstrati, Rắn cặp nia sông hồng Bungarus slowinski, Rắn
ri cá Homalopsis buccata (Hồ Thu Cúc, 2007) [7].
Năm 2007, tác giả Đoàn Văn Kiên và Hồ Thu Cúc nghiên cứu thành phần
lưỡng cư, bò sát ở khu vực Lệ Thủy & Quảng Ninh (Quảng Bình) ghi nhận có 75
loài lưỡng cư, bò sát (24 loài ếch nhái) [17]. Ở xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh
Hóa) tác giả Nguyễn Kim Tiến đã thống kê được 29 loài bò sát, 18 loài ếch nhái
[49], trước đó Lê Nguyệt Ánh (2007) điều tra ở núi Bồ Um, xã Cẩm Lương ghi
nhận 20 loài bò sát.
Năm 2008, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê ở Bắc Trung bộ có 226 loài,
gồm 88 loài ếch nhái, 138 loài bò sát, trong đó có 22 loài ếch nhái và 15 loài bò sát
đặc hữu của Việt Nam, đồng thời đưa ra những nhận xét về phân bố và đặc tính địa
động vật của khu hệ lưỡng cư, bò sát ở đây [33].
Năm 2009, Nguyễn Kim Tiến có thống kê về thành phần loài lưỡng cư, bò sát
ở một số VQG và KBTTN tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 121 loài (49 loài ếch nhái,
72 loài bò sát) [50].
Thời gian sau này, các tác giả cũng đã tập trung nghiên cứu về hình thái phân
loại, đặc điểm sinh học sinh thái, sinh sản và dinh dưỡng của các loài lưỡng cư, bò
sát đó là: Đặc điểm sinh sản của ếch gai sần (Paa veruscopinosa Bourret, 1937) ở
vùng A Lưới, TTH (Ngô Đắc Chứng và cs, 2009). Một số đặc điểm hình thái của
quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii reevesii mẫu thu thập ở nhiều điểm từ Thanh
Hóa đến TTH (Ngô Đắc Chứng và cs, 2009) [4]. Năm 2011, Nguyễn Văn Lanh
nghiên cứu đặc điểm hình thái và dinh dưỡng của rắn lục xanh Viridovipera
stejnegeri Schimdt, 1925 ở vùng Tây Nam TTH [5].
Bên cạnh các nghiên cứu về LCBS, nhiều nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư
cũng được thực hiện. Năm 2008, Lê Thị Thu và cs có nghiên cứu về đặc điểm sinh

học nòng nọc một số loài lưỡng cư hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An [48]. Công trình
nghiên cứu mô tả về đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển các loài nòng nọc
Limnonectes poilani ở VQG Bạch Mã của tác giả Lê Thị Quý và cs, 2009.
7
Những năm gần đây, các VQG và Khu BTTN đã quan tâm nhiều hơn đến
nghiên cứu ếch nhái, bò sát. Định hướng nghiên cứu vẫn là phân loại, đặc điểm sinh
học, sinh thái các loài và môi trường sống, bước đầu xây dựng khóa định loại lưỡng
cư, bò sát cho từng khu vực, tiếp cận với phân loại bằng kỹ thuật ADN và bảo tồn
các loài quý hiếm.
1.1.3. Lược sử nghiên cứu ở Nghệ An
Nghệ An được biết đến là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Năm 2007 Khu
Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An chính thức được UNESCO công nhận vùng lõi
gồm VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt, là điểm nghiên
cứu ĐDSH được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, được Chính phủ
ưu tiên bảo tồn.
Năm 2005, Hoàng Xuân Quang và cs đã thống kê ở Khu BTTN Pù Huống có
87 loài LCBS trong đó có 25 loài lưỡng cư, 62 loài bò sát [29]; Cùng năm, Nguyễn
Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc thống kê ở Nghệ An có 87 loài (37
loài lưỡng cư và 50 loài bò sát) [41].
Năm 2008, kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá đa dạng cá, lưỡng cư, bò sát
ở khu vực Tây Bắc Nghệ An, Hoàng Xuân Quang và cs xác định được 96 loài
(25 loài lưỡng cư, 71 loài bò sát) thuộc 21 họ, 3 bộ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã
phân tích sự phân bố của các loài lưỡng cư, bò sát theo sinh cảnh, đánh giá hiện
trạng các loài cũng như tình trạng săn bắt, buôn bán các loài lưỡng cư, bò sát
trong vùng [33].
Năm 2009, Đậu Quang Vinh và Hoàng Ngọc Thảo nghiên cứu điều tra lưỡng
cư, bò sát ở huyện Quỳ Hợp đã xác định có 74 loài thuộc 21 họ, 3 bộ [54].
Ngoài ra còn có nghiên cứu của các tác giả khác như: Lê Nguyên Ngật và cs.
(2001) [18], Nguyễn Văn Sáng và cs (2000, 2005), Cao Tiến Trung và cs (2009,
2012), Hoàng Ngọc Thảo và cs (2012), Đậu Quang Vinh và cs (2008, 2012), Kết

quả, các nghiên cứu đó đã thống kê được ở khu DTSQ Tây Nghệ An có 144 loài,
gồm 87 loài bò sát và 57 loài ếch nhái, phát hiện 2 loài mới cho khoa học và bổ
sung cho Nghệ An 18 loài
8
1.1.4. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, bò sát tại VQG Pù Mát
Năm 1998, khu hệ lưỡng cư của Vườn quốc gia Pù Mát đã được điều tra lần
đầu tiên trong chương trình “Điều tra ĐDSH toàn diện KBTTN Pù Mát” do tổ chức
Động Thực Vật thế giới (FFI) tiến hành với sự tham gia của Bryan Stuart, Hoàng
Xuân Quang đã khảo sát khu hệ lưỡng cư, bò sát, kết qủa thu được gồm 23 loài
lưỡng cư, 48 loài bò sát [9].
Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), Kết quả điều tra bước đầu về
thành phần loài lưỡng cư ở Khu BTTN Pù Mát, đã ghi nhận được 71 loài trong đó
21 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 50 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ [18].
Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Hồ Anh Tuấn (2004), đa dạng thành
phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh lưỡng cư, bò sát vùng đệm VQG Pù
Mát, đã ghi nhận được thành phần loài lưỡng cư, bò sát vùng đệm VQG Pù Mát có
41 loài thuộc 14 họ, 3 bộ. Bổ sung thêm 15 loài vào danh lục ĐDSH của Vườn [28].
Năm 2003-2004, chương trình "Điều tra và đánh giá nhanh tính ĐDSH tại
VQG Pù Mát" do tổ chức Động Thực Vật thế giới (FFI) tiến hành. Đã xác định
được lưỡng cư VQG Pù Mát gồm 33 loài [10].
Lê Đông Hiếu (2008) nghiên cứu ĐDSH khu hệ lưỡng cư, bò sát VQG Pù Mát
đã ghi nhận được 130 loài thuộc 78 giống, 23 họ, 4 bộ. Trong đó lưỡng cư có 51
loài thuộc 26 giống, 7 họ, 2 bộ; 79 loài bò sát thuộc 52 giống, 16 họ, 2 bộ [11].
1.2. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu:
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
VQG Pù Mát nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý: Từ 18
0
46'
- 19

0
12' độ vĩ Bắc; Từ 104
0
24' -104
0
56' độ kinh Đông.
Cách thành phố Vinh khoảng 120 km đường bộ, thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con
Cuông và Tương Dương. Trong đó:
- Huyện Anh Sơn có 6 xã gồm: Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Hoa Sơn,
Hội Sơn, Phúc Sơn.
9
- Huyện Con Cuông có 7 xã gồm: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Chi
Khê, Châu Khê, Lạng Khê.
- Huyện Tương Dương có 4 xã gồm: Tam Quang, Tam Đình, Tam Thái,
Tam Hợp.
Ranh giới của VQG, về phía Nam có chung 61 km với đường biên giới quốc
gia giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Phía Tây giáp các xã Tam
Hợp, Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương). Phía Bắc giáp các xã Lạng
Khê, Chi Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông). Phía Đông giáp các xã Phúc
Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn).
VQG Pù Mát có chiều dài dọc biên giới Việt - Lào về phía Tây Nam tỉnh
Nghệ An, có chiều rộng trung bình khoảng 20 km (nơi hẹp nhất khoảng 15 km, nơi
rộng nhất khoảng 25 km).
1.2.1.2. Địa hình địa mạo
VQG Pù Mát thuộc vùng núi cao, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi
hệ thống sông suối dày đặc, dộ dốc lớn. Độ cao biến động từ 200-1.841m, trong đó
90% diện tích có độ cao <1000 m.
Khu vực cao nhất là các đỉnh dông giáp biên giới nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào, Pù Mát là đỉnh cao nhất (1.841m). Từ hệ dông chính này hình thành
các dải dông phụ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và các thung lũng, tạo nên

4 hệ thống suối chính: Khe Thơi, Khe Bu, Khe Choăng, Khe Khặng. Các khe suối
này ở thượng nguồn có nhiều thác nước lớn.
Các dải dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800m - 1500m, địa hình
hiểm trở. Riêng thung lũng Khe Khặng và Khe Thơi có địa hình tương đối bằng,
đây là vùng trước đây và hiện nay còn có tộc người Đan Lai sinh sống.
Do địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vách đá dựng đứng khó đi lại, 4 con suối
lớn từ các dãy núi chảy vào sông Cả đều nhiều ghềnh thác và nhiều khúc ngoặt nên
sự phá rừng từ khu dân cư bên ngoài còn ít, vì vậy Pù Mát là một trong số rất hiếm
khu rừng nguyên sinh lớn còn sót lại ở Việt Nam.
10

Bản đồ 1.1. Vị trí địa lí Vườn quốc gia Pù Mát
11
1.2.1.3. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu
Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển, đã
tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu khu vực. Theo tài liệu quan trắc
nhiều năm của các trạm khí tượng Con Cuông, Tương Dương cho thấy:
- Chế độ gió: VQG Pù Mát nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của 02 loại gió chính đó là gió mùa Đông Bắc (mùa Đông) và gió mùa
Tây Nam (mùa hè).
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24
0
C, tổng nhiệt năng từ 8.500 - 8.700
0
C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc (giá lạnh và thường kèm theo mưa phùn) nên nhiệt độ trung bình trong
các tháng này xuống dưới 20

0
C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới
18
0
C (tháng giêng).
+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây Nam (gió Lào) nên
thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung
bình mùa hè lên trên 25
0
C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29
0
C.
Nhiệt độ tối cao lên tới 42
0
C ở Con Cuông và 42,7
0
C ở Tương Dương vào tháng 4
và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%. Nguy cơ cháy rừng
thường xảy ra vào mùa này.
- Chế độ mưa ẩm:
+ Lượng mưa từ 1.268,3 mm (ở Tương Dương) đến 1.790 mm (ở Anh Sơn),
sự chênh lệch lượng mưa đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu rõ rệt: vùng khô ở phía
Tây Bắc và vùng mưa nhiều ở phía Nam. Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng
10, chiếm 90 % lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau, thường có mưa phùn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Độ ẩm không khí bình quân 81 - 86%, mùa mưa ẩm có thể lên 91% nhưng
vào mùa hanh khô hoặc ảnh hưởng của gió Lào, độ ẩm có ngày xuống dưới 30%.
12
* Thủy văn:
VQG Pù Mát có 4 hệ suối chính là Khe Thơi, Khe Choang, Khe Khặng đều

nằm trong VQG Pù Mát, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ vào Sông Cả.
Bè nứa có thể đi lại trên một số đoạn thuộc các khe này. Riêng Khe Choang và Khe
Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phần hạ lưu. Đây chính là điều kiện
về giao thông để người dân địa phương đi sâu vào VQG khai phá đất đai và khai
thác lâm sản.
Nhìn chung, mạng lưới sông suối khu vực VQG Pù Mát khá dày đặc, đóng vai
trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước và giao thông thuỷ. Tuy nhiên, do lượng
mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung theo mùa nên dễ gây tình
trạng khô hạn và lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường.
1.2.1.4. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
- Đất đai:
VQG Pù Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chất được
hình thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at đến Mioxen cho tới
ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi
Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ
yếu sau:
+ Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên
2000m. (Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m), địa hình vùng này rất hiểm trở,
đi lại cực kỳ khó khăn.
+ Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có
độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm
tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn.
+ Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng
lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũng các sông
suối Khe Thơi, Khe Choăng, Khe Khặng (Sông Giăng) và bờ phải sông Cả.
+ Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình
karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 - 300m. Cấu tạo phân phiến
dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết.
13
- Thổ nhưỡng:

Qua kết quả khảo sát thực địa và bản đồ thổ nhưỡng, VQG Pù Mát có các
nhóm loại đất chính sau:
- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích và
biến chất có kết cấu hạt mịn (FHs): Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, phân
bố nhiều ở phía Nam và phía Đông Nam VQG.
- Nhóm đất Feralit - mùn trên núi màu vàng nhạt hay vàng xám phát triển trên
đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (FHq): Đất có thành phần cơ giới thịt
nhẹ hoặc trung bình, phân bố nhiều ở phía Tây và Tây Nam VQG.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs): Phân bố chủ yếu ở
trung tâm và phía đông VQG, đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình.
- Nhóm đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết
cấu hạt thô (Fq): Phân bố chủ yếu ở trung tâm và phía Tây Bắc VQG, đất có thành
phần cơ giới nhẹ đến trung bình, trong đất nhiều đá lẫn, tầng đất trung bình.
- Nhóm đất Feralit phát triển trên đá vôi (Fv): Phân bố chủ yếu phía Đông
Bắc VQG, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, màu đỏ vàng hay nâu đỏ.
- Nhóm đất dốc tụ và đất phù sa sông suối (D; P): Phân bố ven các sông suối,
nhiều nhất là ở thung lũng Khe Khặng, Khe Choang, Khe Thơi. Đất có màu nâu
xám, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp.
Nhìn chung, đất trong VQG Pù Mát phần lớn còn được rừng che phủ, tầng đất
từ trung bình đến dày, kết cấu, độ ẩm đất đảm bảo thuận lợi cho cây rừng sinh
trưởng, phát triển. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi của đất đai ở đây đã hấp dẫn
người dân địa phương khai phá để sản xuất nông nghiệp, từ đó đe dọa đến tính toàn
vẹn của tài nguyên rừng VQG.
1.2.2. Những đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội
1.2.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
* Dân số:
Dân số có 96.132 người, 24.541 hộ. Mật độ trung bình của huyện Anh Sơn là
154 người/km
2
; huyện Con Cuông là 33 người/km

2
; huyện Tương Dương là 21
người/km
2
.

×