Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông thỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 175 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

NGUYN TIN PHONG



BIÊN SOạN Và GIảNG DạY LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG
ở TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG TỉNH Hà TĩNH
LUN VN THC S GIO DC HC
NGHỆ AN - 2014
2
2
B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
NGUYN TIN PHONG
BIÊN SOạN Và GIảNG DạY LịCH Sử ĐịA PHƯƠNG
ở TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG TỉNH Hà TĩNH
Chuyờn ngnh: Lý lun v Phng phỏp dy hc b mụn Lch s
Mó s: 60.14.01.11
LUN VN THC S GIO DC HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. TRN VIT TH
NGHỆ AN - 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Khoa đào
tạo Sau đại học, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp
khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh, ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Huế, bạn bè đồng


nghiệp và gia đình những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Viết Thụ - người đã trực tiếp, tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô, đồng nghiệp vui lòng góp ý, chỉ dẫn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 10 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Tiến Phong

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 9
2. Lịch sử vấn đề 11
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 17
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 18
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 18
6. Đóng góp của luận văn 19
7. Ý nghĩa của luận văn 19
8. Cấu trúc của luận văn 19
NỘI DUNG 20
Chương 1
VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 20
1.1. Cơ sở lý luận 20
1.1.1. Quan niệm về LSĐP 20

1.1.2. Quan niệm về bài học LSĐP 22
1.1.3. Mối quan hệ giữa LSDT và LSĐP 23
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT 25
1.2. Cơ sở thực tiễn 32
1.2.1. Tình hình biên soạn và tiến hành các bài học LSĐP ở Việt Nam 32
1.2.2. Thực trạng biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở các trường THPT
tỉnh Hà Tĩnh 34
Chương 2
BIÊN SOẠN NỘI DUNG CÁC BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH 41
2.1. Biên soạn các bài học LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh 41
2.1.1. Yêu cầu của việc biên soạn nội dung dạy học LSĐP 41
2.1.2. Phương pháp biên soạn 45
2.2. Biên soạn các bài học LSĐP ở THPT tỉnh Hà Tĩnh 48
2.2.1. Ở lớp 10 48
2.2.2. Ở lớp 11 57
2.2.3. Ở lớp 12 67
Chương 3
HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HÀ TĨNH 80
3.1. Những yêu cầu chung khi tiến hành bài học LSĐP 80
3.2. Hình thức, phương pháp tiến hành bài học LSĐP 84
3.2.1. Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT Hà Tĩnh ở trên lớp 84
3.2.2. Tiến hành bài học LSĐP cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh tại thực địa 109
3.4. Thực nghiệm sư phạm 136
3.4.1. Mục đích thực nghiệm 136
3.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 136
3.4.3. Nội dung tiến hành thực nghiệm 136
3.4.4. Phương pháp thực nghiệm 137
3.4.5. Kết quả thực nghiệm 137

3.5. Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm 138
3.5.1. Về nội dung bài học LSĐP 138
3.5.2. Về phương pháp tiến hành 138
3.5.3. Về hình thức tổ chức 138
KẾT LUẬN 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC
7
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : ĐHSP
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
LSĐP : Lịch sử địa phương
LSDT : Lịch sử dân tộc
LSVN : LSVN
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
PT : PT
SGK : SGK
THCS : THCS
THPT : THPT
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học, mỗi bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc hình
thành kiến thức, kỹ năng, thái độ khác nhau đối với HS. Bộ môn Lịch sử nói
riêng và các bộ môn KHXH nói chung đã góp phần tác động đến nhận thức
các em, giáo dục nhân cách cho các em “dạy chữ để dạy người”. Dạy học lịch
sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và các
truyền thống khác cho thế hệ trẻ, mà truyền thống yêu nước lại bắt nguồn từ

tình yêu quê hương. Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước trước hết phải
giáo dục tình yêu đối với quê hương.
LSĐP là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào của
LSDT đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất
định. Do vậy các sự kiện lịch sử có yếu tố địa phương trước khi mang ý
nghĩa quốc gia và quốc tế. Mối quan hệ giữa LSĐP và LSDT là mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái
chung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng”. LSĐP là
sự phản ánh một phần LSDT ở những địa phương cụ thể, làm cho việc nhận
thức LSDT trở nên cụ thể, sinh động, gắn liền với tình cảm, xúc cảm cá nhân
và thêm ý nghĩa, có sức hấp dẫn.
Ở góc độ dạy học, LSĐP có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển
nhân cách HS. Trước hết, những tri thức LSĐP góp phần làm cho vốn hiểu
biết của HS trở nên phong phú, sinh động, giúp HS không chỉ hiểu biết về quá
khứ và hiện tại của địa phương mà còn hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn LSDT và
nhân loại. Là những tài liệu lịch sử liên quan đến những vùng đất, con người
gắn bó với cuộc sống, LSĐP có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào
9
về nơi chôn rau cắt rốn của mình, giáo dục ý thức xây dựng quê hương, tôn
trọng và bảo vệ các di tích văn hóa, di sản lịch sử ở địa phương.
Dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện năng
lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tế, rèn luyện tư duy biện chứng nhận thức mối liên hệ giữa LSĐP và
LSDT. Hơn nữa, việc dạy học LSĐP sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm
tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu LSĐP.
Mảnh đất Hà Tĩnh cũng như những địa phương khác trong lãnh thổ
Việt Nam có một truyền thống lịch sử lao động cần cù, sáng tạo và đấu tranh
kiên cường bền bỉ để dựng xây và bảo vệ quê hương, góp phần vào sự nghiệp
dựng nước và giữ nước chung của dân tộc, là môi trường đầu tiên hun đúc,
hình thành bản sắc và nhân cách cho các em, chính vì lẽ đó cùng với việc

được tiếp thu kiến thức lịch sử thế giới và LSDT, các em phải được và phải có
quyền được học lịch sử quê hương mình.
Ở Hà Tĩnh việc dạy học LSĐP đã được quan tâm, năm 2007 Sở Giáo
dục và Đào tạo đã biên soạn sách LSĐP ở THCS và dùng để dạy chung
thống nhất trong toàn tỉnh, việc này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy
học các tiết LSĐP. Nhưng đối với cấp học THPT chưa có tài liệu chung
thống nhất để giảng dạy. Hầu hết GV các trường THPT ở Hà Tĩnh dựa vào
phân phối của Sở Giáo dục và các sách tài liệu tham khảo để tự biên soạn
bài giảng LSĐP. Thực tế thì trong những năm qua việc dạy học các tiết
LSĐP cũng chưa được hầu hết các GV quan tâm đúng mức, cho nên chất
lượng dạy học các tiết LSĐP ở cấp THPT chưa đạt hiệu quả, đang còn mang
tính hình thức, đơn điệu và đối phó, nguồn tại liệu sưu tầm và khai thác cho
giảng dạy chưa nhiều, các bài giảng chưa bám đúng chủ đề và nội dung yêu
cầu. Một số GV đã biến bài giảng LSĐP thành buổi nói chuyện chính trị khô
khan, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng phát huy khả
10
năng tự sưu tầm của HS. Vì thế sự hiểu biết của HS về tri thức lịch sử quê
hương còn quá ít, sơ sài.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, là một GV giảng dạy lịch sử tại
trường THPT của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Biên soạn
và giảng dạy LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc
nghiên cứu vấn đề dạy học LSĐP ở nhà trường PT, cũng như việc biên soạn
và giảng dạy LSĐP trong dạy học, nên các công trình nghiên cứu về LSĐP
ngày càng phong phú, đa dạng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Các
luận án, luận văn được thực hiện, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp
chí chuyên ngành, trong các chuyên khảo Tất cả đã đề cập ít nhiều đến việc
dạy học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, biên soạn và
giảng dạy LSĐP trong dạy học lịch sử.

2.1. Tài liệu nước ngoài
Do tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP nên
LSĐP đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Từ rất sớm, các nhà khoa học ở Liên Xô (trước đây) rất quan tâm đến
công tác nghiên cứu LSĐP. Trong trường học người ta đã sử dụng tài liệu LSĐP
để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Văn kiện giáo dục đầu tiên của
chính quyền Xô viết (năm 1918) đã yêu cầu các trường PT dạy học lịch sử trong
giờ nội khoá. Vào những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ trước, một số công
trình nghiên cứu có vai trò quan trọng làm nền tảng trong việc biên soạn và
giảng dạy LSĐP lúc bấy giờ đã được xuất bản, như các cuốn:”Phương pháp dạy
học lịch sử ở trường PT” NXB Giáo dục, Maxcơva, năm 1972, cuốn”LSĐP” do
G.N.Matiuxin chủ biên xuất bản năm 1980, cuốn”Phương pháp công tác LSĐP”
do N.X Bôrixôp chủ biên xuất bản năm 1982.
11
A. A. Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường
PT” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị trí quan trọng trong
quá trình dạy học lịch sử ở trường PT. Ông cũng cho rằng, việc lĩnh hội tài
liệu là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn về lịch sử
Ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây việc nghiên cứu và
giảng dạy LSĐP cũng được quan tâm. Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm
1979 (tại Cộng hòa Dân chủ Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy LSĐP được thảo luận một cách nghiêm túc.
Ở các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, các nước
Đông Nam Á việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được coi trọng. Năm
1994, tại Hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử các nước Đông Nam Á, các
nhà khoa học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và phương pháp xử lý sử liệu.
Ở Hoa Kỳ - nước có nền giáo dục phát triển, ngay trong chương trình
giáo dục của Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) HS đã được học "Nhập môn sử
học" trong đó có một số tiết "Lịch sử và Địa lí về tỉnh ta, bang ta".

Việc dạy học lịch sử cũng được quan tâm ở phạm vi quốc tế. Trong
Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu, số 1283, ngày 22/1/1996 đã liên quan
đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu, nhấn mạnh: “Nội dung của
các chương trình lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những bộ mặt
của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị), LSĐP
cũng như LSDT (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ
nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số ”.
Như vậy, qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tất cả các tác giả đều khẳng định vai trò, vị trí của việc giảng
dạy kiến thức LSĐP ở trường PT; trong đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn tài
12
liệu LSĐP có tác dụng góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm và phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đặt ra những cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường PT.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm
thực tiễn quý báu cho việc sử dụng tài liệu học tập phù hợp với đối tượng, cấp
học, đặc trưng vùng miền góp cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiện
nhiệm vụ luận văn.
2.2. Tài liệu trong nước
2.2.1. Các tài liệu về lý luận dạy học lịch sử
Trong thực tiễn, dạy học lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng có vai trò
quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước.
Chính vì vậy, từ rất lâu ông cha rất coi trọng giáo dục lịch sử. Sự hiểu biết về
lịch sử đã được cha ông ngày xưa xem như là tiêu chí để đánh giá lựa chọn
người tài, đồng thời là biểu hiện quan trọng để đánh giá trình độ, sự hiểu biết
của mỗi người dân đất Việt.
Sau khi Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công, trong quá trình xây
dựng nền giáo dục cách mạng, Đảng và Nhà nước ngày càng chú ý đến giáo

dục về lịch sử, LSĐP đã được đưa vào chương trình dạy học ở các trường PT.
Nhất là từ sau khi cải cách giáo dục lần thứ nhất được thực hiện năm 1950,
LSĐP luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác nghiên cứu và giáo dục
lịch sử. Trong giáo dục lịch sử, việc biên soạn và giảng dạy LSĐP ở các
trường PT đã có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chú ý đến dạy học LSĐP cho HS, đã tiến
hành biên soạn tài liệu LSĐP phục vụ cho dạy học lịch sử của địa phương. Vì
vậy, việc dạy học LSĐP ở các tỉnh này đã thực sự làm cho niềm yêu thích, sự
tự hào của HS về chính mảnh đất mà các em đã được sinh ra và lớn lên. Vấn
13
đề dạy học và liên hệ LSĐP từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà Giáo dục lịch sử. Trong đó có nhiều tác giả với những công trình
nghiên cứu của mình đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của
giáo dục LSĐP.
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản các năm
1976, 1980, 1992, 1998, 2002, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần phải
gắn công tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội,
xem việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP và xem tài liệu LSĐP như một nguồn
tài liệu thành văn trong dạy học, sử dụng chúng là một trong những biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Năm 1961, khi cuốn "Sơ thảo phương pháp dạy học lịch sử ở trường
PT cấp II, III" được xuất bản, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng
Trọng Hanh đã dành một chương để nói về vấn đề dạy học LSĐP. Trong
chương VII "Ngoại khoá, thực hành trong môn Lịch sử" các tác giả đã nêu bật
tầm quan trọng của dạy học môn LSĐP ở trường PT, nêu lên thực trạng của
dạy học LSĐP và đề ra một số biện pháp thực hiện như tham quan lịch sử,
sưu tầm, thu thập, ghi chép các tài liệu về LSĐP.
Trong chương II (tập 2) "Các phương châm giảng dạy lịch sử ở PT" của
cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử" (phần đại cương) của Phan Ngọc Liên,
Trần Văn Trị, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường, các tác giả đã khẳng

định giảng dạy lịch sử phải gắn liền với cuộc sống và cần phải liên hệ giữa tri
thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với LSĐP.
Đặc biệt trong cuốn "Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường cấp II, cấp
III" của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang xuất bản năm
1968, đã nhấn mạnh gắn việc học tập lịch sử với đời sống xã hội và việc
nghiên cứu, giảng dạy LSĐP là một phương thức cần thiết và quan trọng để
giáo dục thế hệ trẻ.
14
Các tác giả Phan Kim Ngọc, Lại Đức Thụ trong bài "Về việc dạy học
LSĐP ở trường PT" trong tập sách " Mấy vấn đề giảng dạy lịch sử ở trường
PT hiện nay" do Phan Ngọc Liên chủ biên, đã xác định nhiệm vụ, chức năng
của dạy học LSĐP là phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh
tế của địa phương. Từ đó khẳng định dạy học LSĐP có ý nghĩa lớn về giáo
dưỡng, giáo dục về mọi mặt nhất là tình yêu quê hương.
Đến năm 1989, cuốn "LSĐP" của tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc
Liên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am được xuất bản đã đề cập đến nhiều
vấn đề về công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP. Cuốn sách này
được đánh giá là một công trình khoa học tương đối đầy đủ và có hệ thống về
việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP ở trường PT lúc bấy giờ.
Trong các giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" xuất bản năm
1978 (tập 1), năm 1980 (tập 2) nhất là cuốn giáo trình xuất bản năm 1992 và
tái bản vào các năm 1998, 2000 và 2001 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị
chủ biên đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP, phải gắn học
tập lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng với đời sống, luôn khẳng định vai trò, ý
nghĩa và sự cần thiết phải đưa LSĐP vào dạy học ở các trường PT.
Trong giáo trình LSĐP của GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Nguyễn Cảnh
Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn LSĐP của GS. Phan Ngọc Liên, GS.
Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình LSĐP của Trung tâm Đào
tạo từ xa Đại học Huế đều đã đề cập đến công tác sưu tầm, chỉnh lý, kiểm
tra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và hoàn chỉnh các bài giảng LSĐP theo

quy định của chương trình.
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử", tập 2, xuất bản
năm 2002 tái bản có sửa chữa bổ sung 2009, do Phan Ngọc Liên chủ biên,
cũng đã dành 2 chương trình bày hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử,
trong đó nhấn mạnh công tác LSĐP và phòng học lịch sử. Đặc biệt, ở chương
15
XV của giáo trình này, tác giả Nguyễn Thị Côi đã đi vào hướng dẫn, biên
soạn các tiết LSĐP và hướng dẫn dạy học bài LSĐP tại thực địa.
Trong bài "Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường PT", Tạp chí
Khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 6/ 2002, tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêu
vai trò và tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT và đề
ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy LSĐP ở trường PT.
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp nghiên cứu và biên soạn LSĐP"
xuất bản năm 2008 do Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, trong chương III đã trình
bày kĩ lưỡng về biên soạn bài giảng LSĐP ở trường PT.
Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học LSVN,
kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề Nghiên cứu,
biện soạn và giảng dạy LSĐP. Trong 474 trang kỷ yếu của hội thảo, các tác
giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên cứu, biên soạn và giảng
dạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP và một số kết quả
nghiên cứu mới về LSĐP. Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến một số vấn
đề cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, và lý
giải vấn đề bằng tài liệu lịch sử cụ thể của các địa phương. Các bài viết trên
tuy trình bày rất khái quát nhưng đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tôi khi
thực hiện đề tài.
2.2.2. Các tài liệu LSĐP Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, một tỉnh rất chú
trọng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu về lịch sử và văn hoá địa phương, đã
có nhiều công trình viết về LSĐP như: Lịch sử Hà Tĩnh tập I, II, NXB Chính
trị quốc gia Hà Nội (2001), Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh tập I, II, III, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội (2011), Lịch sử Đảng bộ các huyện Đức Thọ, Kỳ
Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê; Hà Tĩnh -
Thành Sen 160 năm, Thị ủy, UBND thị xã Hà Tĩnh, XNIHT, 1991… hồi ký,
16
sách báo, lịch sử truyền thống các ngành, nhiều bài báo trên các tạp chí, báo
địa phương và cả nước.
Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu về sử học, chưa có tài liệu
LSĐP phục vụ cho dạy học ở các trường PT. Năm 2007 Sở Giáo dục và Đào
tạo Hà Tĩnh mới biên soạn các bài LSĐP cho HS bậc THCS, còn HS bậc
THPT chưa có tài liệu phục vụ giảng dạy. Như vậy, qua các công trình
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước chúng tôi rút ra một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giảng dạy
LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT. Nguồn tài liệu, kiến thức giảng dạy
hợp lý sẽ góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát
huy năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề ra những cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu, biên soạn và tiến hành bài học LSĐP ở trường PT.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm về
các biện pháp để biên soạn, giảng dạy LSĐP phù hợp với đối tượng, cấp học,
đặc trưng vùng miền.
Những kết quả nghiên cứu nêu trên được chúng tôi tham khảo khi thực
hiện nghiên cứu đề tài này.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình biên soạn và giảng dạy LSĐP cho HS THPT ở Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu LSĐP mà từ việc nghiên cứu lý luận
về bài học LSĐP ở trường THPT, đề tài tiến hành sưu tầm tài liệu lịch sử Hà
Tĩnh để biên soạn các bài LSĐP và đề xuất phương pháp tiến hành các bài học

đó ở trên lớp và tại thực địa cho HS THPT của tỉnh Hà Tĩnh. Do thời gian và
trình độ, đề tài chỉ nghiên cứu 7 tiết LSĐP ở trên lớp và 7 tiết ở trên thực địa.
17
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP, đề tài
đã đi sâu vào biên soạn và đề xuất phương pháp tiến hành các bài học LSĐP ở
trên lớp và tại thực địa cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu về lý luận về biên soạn và dạy học LSĐP.
- Tìm hiểu khóa trình LSVN ở trường THPT để biên soạn và giảng dạy
LSĐP cho phù hợp
- Điều tra tình hình biên soạn và tiến hành các bài giảng LSĐP ở một số
trường THPT tỉnh Hà Tĩnh.
- Sưu tầm các tài liệu LSĐP có liên quan để biên soạn các bài LSĐP
cho HS THPT tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất phương pháp tiến hành bài học LSĐP đã biên soạn.
- Thực nghiệm bài giảng ở một số trường THPT tỉnh Hà Tĩnh. Rút ra
những kết luận từ kết quả thực nghiệm sư phạm.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các quan điểm của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về giáo dục, các quan điểm cơ bản về giáo dục
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các
tài liệu về LSĐP Hà Tĩnh, tài liệu giáo dục học, phương pháp dạy học và
chương trình SGK cũng như các tài liệu lịch sử có liên quan.
- Điều tra cơ bản bằng phiếu điều tra và phỏng vấn để tìm hiểu thực

tiễn dạy học LSĐP tỉnh Hà Tĩnh
18
- Tiến hành thực nghiệm bài LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm.
6. Đóng góp của luận văn
- Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP cho HS THPT
- Nêu thực trạng dạy học các bài LSĐP ở các trường THPT Hà Tĩnh.
- Biên soạn 7 bài LSĐP cấp THPT ở Hà Tĩnh
- Xác định các hình thức tổ chức dạy học phù hợp và đề xuất phương
pháp sư phạm tiến hành bài học LSĐP theo hướng phát huy tính tích cực chủ
động của HS
7. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần nhỏ làm phong phú lý luận dạy
học bộ môn về biên soạn và tiến hành các bài LSĐP.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu giúp bản thân và đồng nghiệp
có thể vận dụng trong dạy học LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Vấn đề biên soạn và tiến hành bài học lịch sử địa phương
ở trường phổ thông - Lý luận và thực tiễn
Chương 2. Biên soạn các bài học lịch sử địa phương ở cấp trung học
phổ thông tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3. Phương pháp và hình thức giảng dạy các bài học lịch sử
địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Hà Tĩnh
19
NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ BIÊN SOẠN VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về LSĐP
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nhận thức
đúng về nó không chỉ có hiểu biết hiện tại mà cả tương lai. Chính nhận thức
vô hạn của con người qua các thế hệ đã làm cho lịch sử của chính mình ngày
càng được hoàn thiện hơn.Chính vì vậy để nhận thức của con người về lịch sử
một cách cụ thể, sinh động và toàn diện thì cần kết hợp, bổ sung LSĐP với
LSDT.Vậy LSĐP là gì? Nó nghiên cứu về những gì? Học tập LSĐP là học
những gì?
Trước hết, để hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm “LSĐP”, chúng ta phải
hiểu đúng về khái niệm “Địa phương”. Có ý kiến cho rằng “Địa phương là
những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù
riêng, là bộ phận cấu thành đất nước” [47; 9]. Cũng có ý kiến cho rằng những
gì không phải của cả nước hay dân tộc là của “Địa phương”. Hay có ý kiến
khác lại khẳng định: “Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với
những vùng và những khu vực khác trong cả nước” [49, 321].
Như vậy, khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh vừa cụ
thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị
hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi
“địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có
ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác(như: miền Bắc, miền Trung,
miền Nam, Tây nguyên, Tây Bắc…). Dù hiểu theo cách nào thì “địa phương”
20
là một vùng đất hay khu vực nhất định trong một quốc gia, có ranh giới tự
nhiên hay địa giới hành chính với những nét đặc thù riêng để có thể phân biệt
vùng này với vùng khác hay địa phương này với địa phương khác.
Từ nhận thức về “địa phương” như trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm
“LSĐP”. LSĐP là: “Lịch sử của các đơn vị hành chính, như lịch sử của làng,
xã, huyện, tỉnh, vùng, miền [39; 10]. Ngoài ra do tính đa dạng của khái niệm

“địa phương” nên LSĐP còn bao hàm là lịch sử của các cơ quan, xí nghiệp,
các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học… Xét về yếu tố địa lý, các đơn
vị đó đều gắn với một địa phương nhất định song nội dung của nó mang tính
kỹ thuật, chuyên môn, do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành.
LSĐP không phải là một ngành khoa học độc lập, mà chỉ là bộ phận
của việc nghiên cứu LSDT. Tuy vậy nó cũng được xác định rõ đối tượng
nghiên cứu. Theo Tiến sĩ Đỗ Hồng Thái trong cuốn “Nghiên cứu và biên soạn
LSĐP ở Việt Bắc” xuất bản năm 2007, LSĐP có ba đối tượng nghiên cứu chủ
yếu sau:
Thứ nhất, LSĐP nghiên cứu các đơn vị hành chính của một quốc gia:
các thôn, xã huyện, tỉnh, thành phố…Với loại đối tượng này, LSĐP nghiên
cứu toàn diện các hoạt động của con người (kinh tế, văn hóa, chính trị, quân
sự, tư tưởng, tôn giáo…) ở một địa phương. Những mặt đó phải gắn liền với
quá trình hình thành, ổn định và phát triển của địa phương nhưng phải được
xem xét đánh giá trong bối cảnh chung của LSDT. Trên cơ sở khai thác nét
độc đáo, đặc thù của địa phương, những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần,
những đóng góp quý báu để xây dựng truyền thống chung, bổ sung chỉnh hóa
LSDT. Nghiên cứu về đối này có nhiều thể loại phong phú, chẳng hạn: Thông
sử địa phương, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa
phương, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa ở địa phương, những truyền thống
tốt đẹp của địa phương trong lịch sử…
21
Thứ hai, LSĐP nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một vùng
có liên quan tới những sự kiện, biến cố trong LSDT như: Cách mạng tháng
Tám ở địa phương có liên quan đến Cách mạng Tháng 8- 1945 của cả nước…
Thứ ba, nghiên cứu các đơn vị sản xuất (nông trường, lâm trường, xí
nghiệp, nhà máy), nghiên cứu các cơ quan, ngành, trường học, các tổ chức
đoàn thể quần chúng (tổ chức Đoàn thanh niên, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc,
ngành Bưu điện, Giao thông… Ở loại đối tượng này thường được trình bày sự
phát triển hoặc lịch sử truyền thống ngành.

Các đối tượng nghiên cứu của LSĐP khá phong phú và đa dạng. do
vậy, trong qua trình biên soạn LSĐP để giảng dạy, GV cần căn cứ vào
chương trình giảng dạy để chọn lựa những vấn đề, sự kiện lịch sử địa phương
có quan hệ mật thiết với LSDT, đó phải là những sự kiện cơ bản, tiêu biểu của
địa phương.
1.1.2. Quan niệm về bài học LSĐP
LSĐP là bộ phận cấu thành LSDT. Chính vì vậy, dạy học LSĐP giúp
cho HS nhận thức sâu sắc hơn các sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử điển
hình của LSDT. Vậy chúng ta hiểu như thế nào về bài học LSĐP? Nó có
những đặc trưng gì để phân biệt với các loại bài học khác. Để có thể hiểu
được thế nào là bài học LSĐP, trước hết cần tìm hiểu quan niệm về “bài học
lịch sử”.
Dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đều nhằm thực hiện mục
đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. Việc thực hiện nhiệm vụ “về giáo
dưỡng, giáo dục, phát triển của khóa trình lịch sử được thông qua từng bài
học. Mỗi bài học lịch sử là một bộ phận của hệ thống thống nhất của các bài
học được quy định theo chương trình nó có nhiệm vụ thực hiện một phần
chương trình SGK của môn lịch sử, qua đó từng bước hoàn thành mục tiêu
của bộ môn” [14; 32]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu bài học lịch sử là “một
22
khâu trong quá trình dạy học, nhiệm vụ của nó là thực hiện một phần chương
trình SGK góp phần từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học và
khóa trình. Vì vậy, tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy
học ở trường PT. Đó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất
dạy và học tập: GV tiến hành các công việc truyền đạt kiến thức, giáo dục,
phát triển HS; HS tích cực hoạt động nhận thức để lĩnh hội kiến thức, bồi
dưỡng tư tưởng đạo đức, rèn luyện kỹ năng thực hành” [24; 172]. Các nhà
nghiên cứu phương pháp dạy học ở Việt Nam đã chia ra các loại bài học lịch
sử như: bài lĩnh hội tri thức mới; bài ôn tập; sơ kết; tổng kết; bài kiểm tra kiến
thức; bài hỗn hợp.

Từ quan niệm về bài học lịch sử trên, chúng ta có thể thấy được rằng
dạy học là nhằm mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển. Để làm điều đó,
chúng ta cần tăng cường giảng dạy cho HS có những kiến thức tổng thể về
LSDT, LSĐP và LSTG, bởi LSĐP cũng là một bộ phận của môn học, các bài
học LSĐP cũng nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung của môn học. Vì vậy
chúng ta có thể hiểu LSĐP cũng là một khâu của quá trình dạy học lịch sử ở
trường PT, là quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập, trong đó thầy
hướng dẫn, tổ chức HS lĩnh hội kiến thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện các
kỹ năng, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học. Tuy nhiên, do kết cấu
chương trình, bài học LSĐP thường chỉ là những bài nghiên cứu kiến thức
mới, và nội dung là kiến thức về LSĐP.
1.1.3. Mối quan hệ giữa LSDT và LSĐP
Mối sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn với một không gian nhất định, do
vậy nó có yếu tố địa phương trước khi mang ý nghĩa quốc tế, quốc gia. LSĐP
là hình ảnh thu nhỏ của LSDT. LSDT và LSĐP có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Đó là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, “cái riêng chỉ tồn tại
trong mối quan hệ với cái chung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và
23
thông qua cái riêng”. LSDT là sự khái quát lịch sử các địa phương trên cơ sở
tổng hợp, còn LSĐP là một bộ phận nằm trong LSDT [31; 202]
Tri thức LSĐP là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức
LSDT. Nói như vậy không có nghĩa một công trình nghiên cứu lịch sửu dân
tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn LSĐP. LSDT được hình thành
trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử từ địa phương đã được khái quát và
tổng hợp ở mức độ cao. Như chúng ta biết, một sự kiện, hiện tượng lịch sử
không thể tách rời các yếu tố không gian, thời gian và nhân vật. Không gian
được nói chính là nơi xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đó có thể là không
gian rộng hay hẹp nhưng rõ ràng mang tính địa phương. Như vậy, có nghĩa
là bất kì một sự kiện nào cũng đều xảy ra ở một hoặc nhiều địa phương nhất
định. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là tất cả các sự kiện, hiện tượng

xảy ra ở một hay nhiều địa phương đều trở thành tri thức của LSDT. Những
sự kiện, hiện tượng xảy ra ở địa phương có tính chất, quy mô và mức độ ảnh
hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng xảy ra ở một địa phương
nhưng nó có tính chất quan trọng, ảnh hưởng không chỉ với địa phương mà
còn đối với quốc gia, thậm chí ảnh hưởng cả đối với thế giới. Nhưng cũng
có những sự kiện chỉ có ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp, không có tính
chất quan trọng. Những sự kiện có phạm vi ảnh hưởng rộng và có tính chất
quan trọng trở thành những sự kiện của LSDT hoặc có thể trở thành sự kiện
của lịch sử thế giới
Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài
học lịch sử luôn luôn là kinh nghiệm để cho con người biết cách hành động
đúng đắn. Bởi vậy, có thể nói rằng: Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”. Sự
am hiểu về LSDT còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về LSĐP và LSDT.
Những tri thức về LSDT sẽ góp phần quan trọng và hữu ích vào việc
nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy LSĐP một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, sâu sắc,
24
sinh động hơn, khoa học hơn. Nếu nghiên cứu LSĐP mà tách rời, thoát li khỏi
lịch sử cả nước tức là tách rời hoàn cảnh LSDT trong từng giai đoạn lịch sử
tương ứng có quan hệ với LSĐP thì sẽ không sâu sắc, thiếu tính khoa học.
Mặt khác, tri thức LSĐP góp phần quan trọng, bổ sung cho sự hiểu biết đầy
đủ về LSDT, đất nước; bổ sung tư liệu lịch sử để dạy và học LSDT sinh động,
hấp dẫn hơn.
1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của dạy học LSĐP ở trường PT
1.1.4.1. Vai trò
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế
giới. Bên cạnh việc mở rộng, giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì
việc gìn giữ, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc là vấn đề hết sức cấp thiết.
Bộ môn lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng có ưu thế và nhiệm vụ to lớn đới
với công việc này. Song muốn phát huy được ưu thế vốn có cần phải nhận
thức đúng vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy học LSĐP nói riêng

và LSDT nói chung.
Trong dạy học lịch sử, việc giảng dạy các bài học LSĐP là cơ sở để
cung cấp tri thức cho HS hiểu biết thêm về quê hương mình, nơi mình sinh ra
và lớn lên, đồng thời góp phần giúp các em hiểu sâu sắc hơn về LSDT. Như
lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Giáo dục PT phải gắn liền với
lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và
học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực, HS lúc đi học đã học, đã
sống thực với xã hội xung quanh” [28; 307]. Việc thực hiện dạy học LSĐP là
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung cũng như của bộ
môn Lịch sử ở nhà trường PT nói riêng.
LSĐP là nguồn tri thức quan trọng giúp HS hiểu biết về lịch sử quê
hương mình, về quá trình xây dựng và phát triển của quê hương. Thông qua
dạy học LSĐP, HS có những nhận thức cụ thể, sinh động vầ những thành tựu,
25

×