Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Giáo dục trung học cơ sở huyện quỳnh lưu (nghệ an) từ năm 1986 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NHÂM VĂN SƠN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________
NHÂM VĂN SƠN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUỲNH LƯU (NGHỆ AN)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 602.203.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình, quý báu của quý Thầy (Cô) Khoa sau đại học - Khoa Lịch Sử trường
Đại Học Vinh và các cơ quan Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng giáo dục
đào tạohuyện Quỳnh Lưu.
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Nguyễn Quang Hồng, người đã trực tiếp giúp đỡ, động viên và hướng dẫn
khoa học từ khi tác giả nhận đề tài cho đến khi luận văn hoàn thành.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình người thân và bạn bè đã động viên,
tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để tác giả hoàn thành tốt


luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song do năng lực bản thân có hạn, chắc hẳn
luận văn không tránh khỏi được những thiếu sót về mặt nội dung và hình thức
thể hiện. Kính mong quý Thầy (Cô) và bạn đọc lượng thứ, góp ý, để đề tài
hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Vinh, tháng 09 năm 2014
Tác giả
Nhâm Văn Sơn
MỤC LỤC
Trang
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
3.3. Phạm vi nghiên cứu 12
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 13
4.1. Nguồn tư liệu 13
4.2. Phương pháp nghiên cứu 13
5. Đóng góp của luận văn 14
6. Bố cục của luận văn 15
NỘI DUNG 16
CHƯƠNG 1 16
KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CẤP 2 (NAY LÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ)
HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1986 16
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quỳnh Lưu 16
1.1.1. Vị trí, địa lý 16
1.1.2. Địa hình 17
1.1.3. Sông ngòi, kênh đào, cửa biển 19
1.1.4. Thời tiết, khí hậu 20

1.1.5. Hệ thống đường giao thông 21
1.1.6. Vài nét về diên cách địa lý, tên gọi qua các thời kỳ 22
1.1.7. Kinh tế - xã hội 23
1.1.8. Truyền thống giáo dục khoa bảng 27
1.2. Thành tựu và hạn chế của giáo dục cấp 2 Quỳnh Lưu trước năm 1986 29
1.2.1. Một số thành tựu tiêu biểu 29
1.2.2. Một số tồn tại và hạn chế 38
*Tiểu kết chương 1 41
CHƯƠNG 2 43
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUỲNH LƯU TRONG MƯỜI NĂM
ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 - 1995) 43
2.1. Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục Trung học cơ sở thời kỳ đổi
mới 1986 - 1995 43
2.1.1. Đường lối và chủ trương phát triển giáo dục Trung học cơ sở của
Đảng 43
2.2.1. Một số thành tựu tiêu biểu 48
2.2.1.1. Xã hội hóa giáo dục 48
2.2.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp 49
2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phục vụ và học sinh 53
2.2.1.4. Chất lượng Dạy - học 58
2.2.2. Tồn tại và hạn chế 61
* Tiểu kết chương 2 65
CHƯƠNG 3 67
GIÁO DỤC THCS Ở QUỲNH LƯU TRONG CÔNG CUỘC CÔNG
NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM
2013 67
3.1. Chủ trương của Đảng phát triển giáo dục đất nước 67
3.1.1. Chủ trương của Đảng 67
3.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục của tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu
72

3.2. Một số thành tựu, hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở, từ năm 1996
đến năm 2013 74
3.2.1. Một số thành tựu và hạn chế trong giai đoạn (1996 - 2000) 74
3.2.1.1. Một số thành tựu tiêu biểu 74
3.2.1.2. Một số tồn tạị, hạn chế 84
3.2.2. Một số thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu
giai đoạn (2001 - 2005) 87
3.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử mới và yêu cầu phát triển giáo dục 87
3.2.2.2. Một số thành tựu 92
3.2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế 97
3.2.3. Một số thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện
Quỳnh Lưu từ năm 2006 đến năm 2013 99
3.2.3.1 Một số thành tựu 99
3.2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 110
*Tiểu kết chương 3 110
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 128
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 128
Ở HUYỆN QUỲNH LƯU 128
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học được coi là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, ít nhất là sau khi nhà Lý mở khoa thi
Minh kinh bác học (1075) để tuyển chọn hiền tài giúp nước, khơi nguồn cho
nền giáo dục Nho học phát triển ở nước ta. Những chính sách giáo dục đúng
đắn nhằm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đã giúp cho lịch sử Việt Nam
suốt nhiều thế kỷ qua luôn có một sự phát triển bền vững. Giáo dục khoa cử
Nho học đã góp phần không nhỏ trong xây dựng, phát triển chế độ Phong
kiến suốt thời kỳ lịch sử Trung đại Việt Nam. Từ năm 1919 đến nay, lịch sử

dân tộc có nhiều biến động, thăng trầm, nhưng trong bất cứ giai đoạn nào, các
thế hệ học trò trưởng thành trong nền giáo dục Pháp - Việt, giáo dục Cách
mạng từ năm 1945 đến nay đều có đóng góp hết sức to lớn đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Do đó, từ lâu nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát
triển của giáo dục khoa cử Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
sử học trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hướng đến xây dựng, phát
triển một nền tri thức thì vai trò của ngành giáo dục càng trở nên quan trọng.
Việt Nam luôn đề cao công tác phát triển giáo dục, xem đó là yếu tố tiên
quyết đối với sự phát triển của quốc gia. Những chủ trương, đường lối chỉ đạo
đúng đắn của Đảng và các chính sách phát triển phù hợp của nhà nước đã tạo
nên những thành tựu không nhỏ trong công tác giáo dục của Việt Nam nhiều
năm qua. Điều này thể hiện một cách đồng bộ, toàn diện ở tất cả các khu vực,
các tỉnh thành trong cả nước.
Từ những năm 1075 đến năm 1919 giáo dục khoa cử luôn được các
triều đại phong kiến Việt Nam coi là một trong những con đường để tuyển
7
chọn hiền tài, bổ sung vào bộ máy quan lại nhà nước. Quỳnh Lưu, huyện địa
đầu xứ Nghệ nối tiếp trong lịch sử khoa cử Nho học với làng khoa bảng
Quỳnh Đôi, các dòng họ khoa bảng như: Họ Hoàng, họ Hồ, họ Trần, họ
Nguyễn, họ Lê, được nhắc nhiều trong các công trình sử học trước và sau
cách mạng Tháng Tám.
Thời kỳ Pháp xâm lược, thống trị, cho đến khi kháng chiến chống Pháp
thắng lợi, mặc dù dân tộc ta gặp vô vàn khó khăn nhưng các thế hệ người dân
Quỳnh Lưu đã kế thừa truyền thống khoa bảng của ông cha tiếp tục phát huy
việc dạy và học, đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài phục vụ cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ 1954 đến 1975 giáo dục ở Quỳnh
Lưu nói chung giáo dục cấp 2 nói riêng liên tục phát triển, và Quỳnh Lưu
luôn là huyện dẫn đầu toàn tỉnh Nghệ An trong việc đẩy mạnh phát triển giáo
dục từ vỡ lòng đến cấp 3. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước (1986 -

2013), giáo dục ở Quỳnh Lưu nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói
riêng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Do đó, chọn đề tài: "Giáo dục Trung
học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986 đến năm 2013" làm
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Thạc sĩ Lịch sử, tác giả muốn làm sáng tỏ
thêm sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta với quan điểm coi trọng công tác
Giáo dục đào tạo và đặt tiêu chí Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong
việc đào tạo con người xã hội chủ nghĩa. Đồng thời qua việc thực hiện đề tài
này, tôi cũng muốn làm rõ bước đường phát triển của giáo dục Trung học cơ
sở ở một huyện có truyền thống giáo dục khoa bảng trong suốt nhiều thế kỷ
trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Từ góc độ lịch sử, việc nghiên cứu về quá trình đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học ở Trung học cơ sở, đầu tư
chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đứng lớp, viên chức phục
vụ, chất lượng dạy và học, ở Trung học cơ sở trên địa bàn Quỳnh Lưu trong
8
công cuộc đổi mới chưa được quan tâm, nếu không nói là chưa có công trình
nào tiến hành trong suốt thời gian qua.
Bên cạnh những thành tựu đó, giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu
còn gặp phải không ít tồn tại, khó khăn hạn chế. Vì lý do đó, tác giả chọn đề
tài "Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986
đến năm 2013", để nghiên cứu một cách toàn diện về những thành tựu của
giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu cũng như những tồn tại và thách thức.
Nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, an ninh quốc
phòng ở Quỳnh Lưu trong công cuộc đổi mới đất nước đã có nhiều công trình
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Nghiên cứu giáo dục
Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu từ năm 1986 - 2013 là góp phần thiết thực vào
việc nghiên cứu quá trình vận dụng chủ trương, đường lối phát triển giáo dục
của Đảng trong gần 30 năm đổi mới đất nước. Đây là vấn đề cấp thiết thu hút
nhiều người quan tâm.
Bản thân tác giả là một giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn lịch sử

trong trường Trung học cơ sở tại Quỳnh Lưu gần 15 năm qua. Chúng tôi
mong muốn đi sâu nghiên cứu cụ thể những thành tựu cũng như những tồn
tại, khó khăn của nền giáo dục Quỳnh Lưu nói chung và giáo dục Trung học
cơ sở nói riêng, cũng như công tác giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu trong
thời gian tới, nhằm đưa giáo dục đào tạo huyện Quỳnh Lưu phát triển, cùng
với cả nước đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với nền giáo dục quốc tế và khu
vực. Và để góp phần vào việc nghiên cứu, học tập môn lịch sử địa phương ở
huyện nhà.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề "Giáo dục Trung
học cơ sở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ năm 1986 đến năm 2013" làm
đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ Lịch sử.
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng
trên địa phương huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu
nào về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện, song một số công trình
sau đây ít nhiều có đề cập đến tình hình giáo dục nói chung và giáo dục Trung
học cơ sở nói riêng:
Cụ thể: Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu (1930 - 2000), Nxb Chính
trị Quốc Gia, (Hà Nội 2000). Trong bộ lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu,
các tác giả có trình bày ít nhiều về truyền thống giáo dục khoa bảng của các
thế hệ cư dân Quỳnh Lưu từ xưa tới năm 2000, nêu tên một số dòng học, nhân
vật tiêu biểu ở các làng xã trên địa bàn huyện trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy
nhiên đây không phải là một công trình nghiên cứu về giáo dục khoa bảng ở
huyện Quỳnh Lưu.
Địa chí văn hóa huyện Quỳnh Lưu của PGS. Ninh Viết Giao, Nxb
Nghệ An, 1998. Trong công trình nghiên cứu của mình PGS. Ninh Viết Giao
đã trình bày một cách khá chi tiết về diên cách địa lý, tên gọi, điều kiện xã
hội, truyền thống giáo dục và khoa bảng, truyền thống yêu nước và cách

mạng, của nhân dân Quỳnh Lưu qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên đây
không phải là một công trình nghiên cứu về giáo dục khoa cử của huyện
Quỳnh Lưu, nhất là nghiên cứu về giáo dục cấp 2 nay là giáo dục Trung học
cơ sở ở huyện Quỳnh Lưu.
Lịch sử Đảng bộ các xã Quỳnh Đôi. Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh
Thiện, Quỳnh Tam, Ngọc sơn, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Yên, có đề cập ít nhiều
đến giáo dục Trung học cơ sở ở các xã, nhưng chưa phục dựng được quá trình
hình thành và phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc Trung học
cơ sở nói riêng.
10
Hồ Sĩ Giàng trong công trình nghiên cứu: Họ Hồ trong cộng đồng lịch
sử dân tộc Việt Nam, NXb Văn hóa Thông tin, 2000 tập trung trình bày về
nguồn gốc hình thành của họ Hồ ở Quỳnh Lưu và Nghệ An, trong đó có trình
bày đôi nét về truyền thống giáo dục khoa cử của các thế hệ con cháu họ Hồ
từ thế kỷ XV đến nay. Đây không phải là công trình nghiên cứu giáo dục
khoa cử ở Quỳnh Lưu.
Đào Tam Tỉnh trong công trình: Giáo dục khoa bảng Nghệ An (1075 -
1919), Nxb Nghệ An, 2000, có đề cập đến các nhân vật đỗ đạt trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu trong nền giáo dục khoa cử nho học. Nhưng trong công
trình này, tác giả chưa đề cập đến giáo dục Quỳnh Lưu sau năm 1919.
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi và nhóm tác giả tham gia biên soạn công
trình: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh cũng giành một phần nội dung
trình bày về truyền thống giáo dục khoa bảng ở Quỳnh Lưu trong nền giáo
dục khoa cử Nho học và thuộc Pháp, nhưng không đề cập đến giáo dục ở
Quỳnh Lưu cũng như Nghệ Tĩnh từ sau 1954 đến nay.
Năm 2012, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia cho phát hành bộ Lịch sử
Nghệ An gồm 2 tập, tập 1: Lịch sử Nghệ An từ nguyên thủy đến năm 1945, tập
2: Lịch sử Nghệ An từ năm 1945 đến năm 2005. Trong công trình nghiên cứu
đồ sộ này có trình bày về giáo dục khoa cử ở Quỳnh Lưu và Nghệ An, từ xưa
tới nay, trong đó có nhắc đến các dòng họ khoa bảng ở Quỳnh Lưu và một số

thành tích nổi bật của giáo dục ở Nghệ An từ sau cách mạng tháng Tám đến
năm 2005. Đây không phải là một công trình nghiên cứu chuyên khảo về giáo
dục khoa cử Nghệ An nói chung, giáo dục Trung học cơ sở ở Quỳnh Lưu nói
riêng,
Báo Quỳnh Lưu, Huyện ủy Quỳnh Lưu phát hành hàng tháng, điểm tin
về dịp khai giảng, tổ chức khởi công xây dựng trường học, tổng kết năm học,
thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi huyện, Đây không phải là các công
11
trình nghiên cứu về giáo dục Trung học cơ sở theo đúng nghĩa là một công
trình nghiên cứu lịch sử. Một số bài báo, phóng sự truyền hình về các trường
Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu về giáo dục Trung học cơ sở ở
Quỳnh Lưu từ năm 1986 đến năm 2013, nhưng những công trình nghiên cứu
của những người đi trước là tài liệu tham khảo để chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ quá trình phát triển cũng
như tồn tại, khó khăn của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu từ
1986 đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đề tài đặt ra cụ thể như sau:
- Trình bày các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Giáo dục Trung học
cơ sở huyện Quỳnh Lưu, như chính sách về giáo dục đào tạo, đầu tư cho giáo
dục đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh…
- Trình bày sự phát triển của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh
Lưu trên các mặt: Quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục…
- Phân tích tác động của Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu
đến tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội huyện.
- Để làm rõ nhiệm vụ chính của đề tài, chúng tôi có dành một phần nội
dung để trình bày về giáo dục cấp 2 ở huyện Quỳnh Lưu trước năm 1986.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi của huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An hiện nay.
12
Về thời gian: Đề tài giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1986 (mốc
bắt đầu công cuộc đổi mới) đến năm 2013 (thời điểm tác giả có thể tiếp cận
các nguồn tài liệu thống kê mới nhất).
Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về mảng giáo dục Trung
học cơ sở ở huyện Quỳnh Lưu. Những nội dung khác không nằm trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các
nguồn tư liệu sau:
Tài liệu gồm Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước,
của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Quỳnh Lưu về vấn đề phát
triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới. Phòng thống kê huyện Quỳnh
Lưu, các báo cáo tổng kết của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu.
Đặc biệt là báo cáo hàng quý, thường niên và nhiệm kỳ của Phòng Giáo dục
đào tào huyện Quỳnh Lưu và Sở giáo dục đào tạo tỉnh Nghệ An,
Tài liệu tham khảo gồm các công trình nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Nghệ An cũng như huyện Quỳnh Lưu thời
kỳ đổi mới, các công trình đã công bố về lịch sử, kinh tế, văn hóa huyện
Quỳnh Lưu,
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần
thực tế tại một số đơn vị giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Các
tư liệu trên báo chí, mạng Internet cũng được sử dụng để làm phong phú và
sáng tỏ thêm nội dung của đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là

phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử. Ngoài 2 phương pháp nghiên cứu
13
chuyên ngành là lịch sử và lôgic, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên
ngành khác như điều tra điền dã, phỏng vấn các thầy cô từng tham gia giảng
dạy cấp 2, Trung học cơ sở, một số hiệu trưởng, hiệu phó cấp 2 nay là Trung
học cơ sở, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã các xã, để bổ sung tư liệu thực hiện
đề tài này.
Phương pháp sử học Mácxit và tư tưởng Hồ Chí Minh làm sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại
bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trong thời
kỳ đổi mới. Là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về sự phát triển
giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Quỳnh Lưu trong thời kỳ đổi mới
Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung
học cơ sở huyện Quỳnh Lưu trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2013.
Tổng kết hoạt động thực tiễn của giáo dục huyện Quỳnh Lưu, rút ra bài
học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp
giáo dục ở huyện Quỳnh Lưu hiện nay.
Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, biên
soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu.
Ngoài ra, luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán
bộ Đảng viên, nhân dân trong việc thực hiện chủ trương Xã hội hóa giáo dục
của Đảng, nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp trồng
người nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng trên địa bàn huyện để
không ngừng chăm lo, phát triển giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện
trước mắt cũng như lâu dài.
14
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về giáo dục cấp 2 (nay là Trung học cơ sở) huyện
Quỳnh Lưu trước năm 1986.
Chương 2: Giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu trong mười năm đầu
đổi mới (1986 - 1995).
Chương 3: Giáo dục Trung học cơ sở Quỳnh Lưu trong công cuộc
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước từ 1996 đến năm 2013
15
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CẤP 2 (NAY LÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ)
HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN TRƯỚC NĂM 1986
1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quỳnh Lưu
1.1.1. Vị trí, địa lý
Quỳnh Lưu hiện nay là một huyện thuộc phía Bắc của tỉnh Nghệ An,
khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh
khoảng 60km. Cực bắc của huyện có tọa độ 19
o
22

12

vĩ độ bắc; Cực Nam:
19
o
05

15


vĩ độ bắc; Cực Tây 105
o
05

15

kinh tuyến đông; Cực Đông (vùng
đất liền): 105
o
47

50

kinh tuyến đông.
Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), có
chung địa giới khoảng 24km với ranh giới tự nhiên là khe Nước Lạnh. Phía
Nam và Tây Nam Quỳnh Lưu giáp huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành
với ranh giới khoảng 31km. Vùng phía Nam của huyện Quỳnh Lưu có chung
khu vực đồng bằng với hai huyện Diễn Châu và Yên Thành (thường gọi là
đồng bằng Diễn - Yên - Quỳnh). Phía Tây, huyện Quỳnh Lưu giáp huyện
Nghĩa Đàn với ranh giới khoảng 33km được hình thành một cách tự nhiên
bằng các dãy núi kéo dài liên tục mà giữa chúng có nhiều đèo thấp tạo ra
những con đường nối liền hai huyện với nhau. Phía Đông, huyện Quỳnh Lưu
giáp biển Đông với đường bờ biển dài 34km. [21; 3-5], [30; 15-17]
Diện tích tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu là 608,58km
2
chiếm 3,58%
diện tích toàn tỉnh, đứng hàng thứ nhất các huyện đồng bằng, thành thị và
đứng hàng thứ 11 so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An. Chiều dài huyện từ
Bắc xuống Nam là khoảng 26km (tính theo chiều dài quốc lộ 1A chạy qua),

chiều rộng từ bờ biển Đông đến điểm cực Tây khoảng 22km (tính từ cửa lạch
Quèn lên truông Rếp).[21; 6-7]
16
1.1.2. Địa hình
Địa hình Quỳnh Lưu thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Đó là địa hình rất đa dạng, đất đai tự nhiên được cấu tạo khác nhau. Có
thể chia địa hình của huyện ra làm ba vùng tiêu biểu:
Vùng ven biển; Từ Đông Hồi của xã Quỳnh Lập kéo dài xuống các xã
phía Đông và Đông Nam đến Quỳnh Thọ (phần lớn của các xã vùng này
thường được quen gọi là vùng Bãi Ngang). Đây là vùng đất hẹp ven biển xen
giữa hoặc được ngăn cách tự nhiên bởi bờ biển đến kênh Nhà Lê là con kênh
chạy gần như song song với bờ biển. Địa hình vùng ven biển có độ chênh
thấp dần từ Tây sang Đông, nói chung nó có độ cao trung bình khoảng 3 mét
so với mặt nước biển. Đất ở vùng này với hai thành phần chủ yếu là đất cát
pha và đất sét nên dễ bị bào mòn hàng năm do thiên tai. Tính chất thổ nhưỡng
của vùng ven biển Quỳnh Lưu nói chung không thích hợp cho việc trồng lúa
nhưng lại là nơi tương đối thuận lợi cho việc trồng màu và một số cây công
nghiệp như lạc, vừng,… Ngoài ra, dải đất cát ven biển cũng là nơi thuận lợi
cho việc trồng rừng chắn gió, cát, chủ yếu là cây phi lao. Một số vùng trũng
đất sét ngập mặn thích hợp cho việc cải tạo thành các đồng muối và hồ ao
nuôi trồng thủy sản.
Vùng đồng bằng: Chủ yếu từ một phần của xã Quỳnh Xuân đến xã
Quỳnh Giang, Quỳnh Diễn, nằm hai bên của quốc lộ 1A (nhưng chủ yếu là
nằm ở phía Đông quốc lộ 1A). Đây là vùng đất của 15 xã, có điều kiện đất đai
thích hợp cho việc trồng lúa và được coi là vựa thóc của huyện. Vùng đất này
tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình khoảng 4 mét so với mặt biển. Từ
xa xưa, đây là vùng biển cổ, do sự bồi lắng, trầm tích phù sa cổ, có nhiều bầu
nước mặn nhưng được bàn tay lao động của con người qua bao nhiêu thế hệ
cải tạo, thau chua, rửa mặn, khai phá… nên có độ phì nhiêu của đất khá hơn
nhiều so với các vùng khác ở trong huyện. Vùng này chủ yếu được tưới từ hệ

17
thống thủy lợi của tỉnh (đập Đô Lương) và từ những năm 80 được bổ sung
nước của hệ thống thủy lợi Vực Mấu. [21; 7-12], [30; 18-21].
Vùng đồi núi: Không những chỉ bao gồm các xã phía Tây mà còn bao
gồm một số xã phía Bắc. Quỳnh Lưu là một huyện ven biển nhưng lại có
nhiều núi đồi. Nếu tính cả đồi núi, trung du và bán sơn địa thì diện tích vùng
này chiếm khoảng 70% diện tích toàn huyện.
Dải đồi núi phía Tây theo hướng Tây Bắc, bắt nguồn từ trại Rốc Đỏ rồi
qua núi Chóp Đình (cao 362m) và núi Bồ Bồ,…
Dải đồi núi phía Bắc là phần tiếp nối của hệ thống núi Hòa Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ăn lan ra tận biển. Đặc
biệt, ở dải này là núi Bò Lăn giáp Thanh Hóa ăn lan ra núi Mồng Gà kéo
xuống biển qua dãy núi Xước hùng vĩ mà đứng xa trông như con rồng khổng
lồ cuốn nước biển Đông, án ngữ Đông Bắc Quỳnh Lưu. [21; 7-12],
[30; 18-21].
Hệ thống núi và đồi của vùng phía Tây và phía Bắc của Quỳnh Lưu
chạy thoải dần xuống phía Đông và phía Nam tạo nên vùng bán sơn địa Tân
Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Ngọc Sơn, Quỳnh Thắng, Quỳnh Trang,
Quỳnh Tân… Hơn nữa, địa hình đó tạo cho vùng này có những tiểu khí hậu
làm phong phú, đa dạng cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp và nông
nghiệp.
Vùng đồi núi có đất bazan, đất đỏ ở các vùng chân núi đá vôi vừa được
tích lũy nhưng cũng vừa bị bào mòn độ phì. Nói chung với địa hình đó có thể
hình thành ở đây các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả. Ngoài
ra, còn có đất feralit với độ phì không đều nhau ở các xã, tùy vào từng nơi mà
người ra có thể trồng các loại cây lương thực, rau màu hoặc cây công nghiệp
thích hợp.[30; 31-37]
18
Ngoài vùng đồi núi rõ rệt ở phía Bắc và phía Tây, Quỳnh Lưu còn có
các đồi núi nhỏ và núi đá vôi nằm đơn lẻ ở đồng bằng: Núi Tùng Lĩnh (Quỳnh

Văn, Quỳnh Xuân), núi Thất Tinh (Quỳnh Thạch), núi Long Sơn (Quỳnh
Hồng), núi Quy Lĩnh (Quỳnh Lương,Quỳnh Bảng), núi Tiên Kỳ (Tiến Thủy),
Lèn Mục (Quỳnh Bá), Hòn Thẹ (Quỳnh Thọ), Hòn Bút (An Hòa),
[21; 8-14].
Đồi núi ở huyện Quỳnh Lưu là nơi chứa đựng nhiều tập đoàn cây rừng
cũng như các loài động vật quý. Vùng bán sơn địa giáp vùng đồng bằng, nhất
là dãy núi Tùng Lĩnh có nhiều rừng thông lấy nhựa. Song, trải qua nhiều biến
thiên, diện tích rừng cũng như số lượng các loài động vật tự nhiên của huyện
đã giảm đi một cách đáng kể.
1.1.3. Sông ngòi, kênh đào, cửa biển
Quỳnh Lưu đóng một vai trò khá quan trọng trong cấu tạo hệ thống địa
hình cũng như ảnh hưởng tới bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện. Sông Giát
(thường được gọi là sông Thái) bắt nguồn từ Bào Giang ở phía Tây của huyện
chảy về phía Đông qua các xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm, thị trấn Cầu Giát,
Quỳnh Diễn, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, rồi đổ ra cửa
lạch Thơi. Sông Hoàng Mai có thượng nguồn thuộc xã Quỳnh Thắng ở phía
Tây chảy qua các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị,
Mai Hùng, Quỳnh Lộc rồi đổ ra cửa lạch Cờn giữa hai xã Quỳnh Lập và
Quỳnh Phương.
Như vậy, từ thế kỉ X trở đi, sông Hoàng Mai được hợp lưu thêm bởi
kênh đào và qua nhiều thế kỉ, kênh đào nay được nạo vét, gia cố, trở thành
tuyến vận chuyển khá quan trọng đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và quốc phòng
trong vùng. Và thật ra, xét về qui mô của con kênh này, ranh giới, cách gọi
giữa “kênh” và “sông” hiện nay chỉ là tương đối (có thể gọi là “kênh” và cũng
có thể gọi là “sông”) [21; 7- 15]
19
Các cửa sông (cửa lạch) ở Quỳnh Lưu tạo ra thế gắn bó, giao lưu giữa
vùng đồng bằng, bán sơn địa với vùng biển, cũng là tạo ra nguồn thủy sản
phong phú ở ven biển. Đó là cửa lạch Quèn, cửa lạch Cờn, cửa lạch Thơi (tỉnh
Nghệ An có 6 cửa lạch: Cờn, Quèn, Thơi, Vạn, Lò, Hội thì huyện Quỳnh Lưu

đã chiếm 3). Hai bên cửa lạch Cờn là hai xã Quỳnh Phương và Quỳnh Lập
với cảnh sơn thủy hữu tình, núi ăn lan ra biển tạo ra cảnh đẹp mà nhiều người
đi qua đã tức cảnh làm thơ. Hai bên cửa lạch Quèn là hai xã Tiến Thủy và
Quỳnh Thuận. Núi ăn lan ra biển chắn một phần cửa lạch này là Tiên Kỳ
(hoặc Núi Rồng). Hai bên cửa lạch Thơi là hai xã Quỳnh Long và Quỳnh Thọ,
cửa sông hẹp hơn hai cửa lạch trên và cũng có đá ở chân núi Kiến chắn giữ.
Các cửa lạch này thuộc loại bồi lắng hàng năm và nước mặn dâng lên rất xa.
Do có nhiều cửa sông đồng thời lại có những dãy núi ăn lan ra biển cho nên
tạo cho Quỳnh Lưu những bãi cát dài, phẳng khá đẹp, mực nước biển nông,
nguồn hải sản phong phú. Do biến thiên của các dòng hải lưu và nhất là do sự
khai thác không hợp lí của con người, nguồn hải sản ven bờ biển của huyện
của nằm trong tình trạng chung của nhiều vùng khác trong cả nước là dần dần
bị cạn kiệt.
1.1.4. Thời tiết, khí hậu
Quỳnh Lưu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng thời lại chịu ảnh
hưởng khí hậu biển, thường có gió mùa Đông bắc lạnh vào mùa đông; gió
Tây Nam vừa nóng vừa khô (thường gọi là gió Lào) thổi mạnh nhất từ tháng 5
đến tháng 8 hàng năm; xen giữa gió Lào là gió Đông Nam mát, mang hơi
nước từ biển vào (thường được gọi là gió Nồm).
Quỳnh Lưu có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, nhưng về đại thể gọi
là mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình là 30
o
C, có
ngày lên tới 40
o
C. Mùa này cũng là mùa giông tố, bão và hay xảy ra gió lốc,
20
Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thường có gió
mùa Đông Bắc lạnh, mưa ít, bầu trời nhiều mây, buổi sáng thường có sương

muối, sương mù… nhưng mức độ không khắc nghiệt như các huyện ở sâu
trong đất liền. Sau đây là số liệu tổng hợp khí hậu, thời tiết hàng năm ở
Quỳnh Lưu:
Số liệu do đài khí tượng thủy văn của huyện Quỳnh Lưu cấp
Lượng mưa bình quân: 1.599ml
Nhiệt độ bình quân: 23,8
o
C
Độ ẩm bình quân: 87% [21; 7-12]
1.1.5. Hệ thống đường giao thông
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện từ xã Quỳnh Thiện phía
Bắc đến hết xã Quỳnh Giang phía Nam dài hơn 30km: Hoàng Mai và Cầu
Giát. Đây là hai ga được coi là trọng yếu trung chuyển hàng trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày nay trở thành ga phụ trong tuyến vận chuyển
đường sắt Bắc - Nam. Quỳnh Lưu còn một tuyến đường sắt nữa theo hướng
Tây Bắc, xuất phát từ ga Cầu Giát lên huyện Nghĩa Đàn dài 15km (có ga
trung chuyển là ga Tuần). Tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ cho việc vận
chuyển hàng hóa nông - lâm sản. (hiện nay tuyến đường sắt này hoạt động rất
ít).
Trong các tuyến đường bộ, lớn nhất là quốc lộ 1A chạy qua địa bàn
huyện Quỳnh Lưu dài 26km từ khe Nước Lạnh đến hết xã Quỳnh Giang (tức
là từ km 382 đến km 408). Sau quốc lộ 1A là quốc lộ 48 chạy từ Yên Lý
(Diễn Châu) lên Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong - đoạn chạy
qua Quỳnh Lưu chỉ dài hơn 10km, nhưng cũng là tuyến giao lưu rất quan
trọng nối Quỳnh Lưu với vùng núi của tỉnh Nghệ An.
Tỉnh lộ là đường 37A dài 25km từ Lạch Quèn qua Ngò, thị trấn Cầu
Giát lên ngã ba Tuần nối với quốc lộ 48.
21
Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống huyện lộ có rất nhiều con đường
có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

1.1.6. Vài nét về diên cách địa lý, tên gọi qua các thời kỳ
Tên “Quỳnh Lưu” xuất hiện vào thế kỷ XV thời nhà Lê (năm 1430).
Sau khi giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị phong kiến phương Bắc,
các triều đại phong kiến nước ta như: Ngô, Đinh, Tiền Lê có thay đổi lại tên
và địa giới hành chính các vùng trong nước, đất Hoan - Diễn là “phên dậu” ở
phía Nam của quốc gia. Thời nhà Lý, Diễn Châu là một châu, sau đổi thành
một lộ và sau nữa đổi thành Phủ, tức là một đơn vị hành chính thuộc chính
quyền trung ương từ năm 1010 đến năm 1225. Quỳnh Lưu lúc bấy giờ nằm ở
trong châu, lộ hoặc Phủ Diễn Châu. Đến thời nhà Trần, vùng Hoan Châu và
Diễn Châu được đổi tên là Trại, sau đổi là Lộ; Phủ. Năm 1397, Diễn Châu
được gọi là Trấn với tên Vọng Giang.
Thời nhà Hồ, Trấn Vọng Giang được đổi thành phủ Linh Nguyên
(nghĩa là đất linh thiêng) gồm có đất Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu,
Nghĩa Đàn ngày nay. Như vậy, tên “Quỳnh Lưu” lần đầu tiên xuất hiện ở thời
nhà Lê với niên đại được xác định là năm 1430.
Từ mốc thời gian thành lập huyện Quỳnh Lưu trở đi, tức là đến thời
nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), cả nước được chia thành 29
tỉnh, trong đó tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh được lập riêng. Quỳnh Lưu là
đơn vị hành chính thuộc phủ Diễn Châu của tỉnh Nghệ An gồm 11 tổng. Đến
thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, năm 1919, chính quyền thực dân phong
kiến bỏ cấp Phủ, Quỳnh Lưu trở thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh,
không còn là cấp dưới thuộc Diễn Châu nữa.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945), địa giới
huyện Quỳnh Lưu cho đến nay về cơ bản không có gì thay đổi lớn. Tuy nhiên,
một số làng phía Bắc huyện Diễn Châu và huyện Yên Thành được sáp nhập
22
vào huyện Quỳnh Lưu. Từ đó đến nay, một số tên xã cũng được thay đổi.
Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội, các đơn vị hành chính cấp xã trong
huyện Quỳnh Lưu có thể sẽ còn thay đổi theo hướng lập ra những đơn vị mới
trên cơ sở tách ra từ những đơn vị cũ.

1.1.7. Kinh tế - xã hội
Vào thời điểm hiện nay, huyện Quỳnh Lưu có 42 đơn vị hành chính
cơ sở (41 xã và 1 thị xã). Dân số Quỳnh Lưu năm 1930 là khoảng 66.000
người, năm 1945: 80.000 người, theo số liệu điều tra năm 1989 có 280.000
người; cuối năm 1995 là 323.776 người (mật độ trung bình khá cao: khoảng
500 người/km
2
).
Theo điều tra vào ngày 1-4-1999, dân số của huyện Quỳnh Lưu là 340.725
người, trong đó có 168.784 nam và 171.941 nữ. Theo điều tra vào ngày
01/01/ 2011, dân số của huyện Quỳnh Lưu là 353.650 người.
Như vậy, theo số liệu được thống kê thì dân số Quỳnh Lưu đông nhất
so với các huyện, thị của tỉnh Nghệ An. Quỳnh Lưu có 1.590 người thuộc dân
tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Thái thuộc nhóm Mãn Thanh theo cách gọi
của chính họ. Số hộ người Thái hiện nay chủ yếu sống ở Quỳnh Thắng phía
Tây của huyện, trước đây cũng có một ít hộ sống ở hai xã Quỳnh Châu và
Quỳnh Tam. Xưa, có thể từ đầu thế kỷ XIX, từ phía Bắc, (chủ yếu là từ miền
Tây Thanh Hóa) họ di cư xuống miền Tây Nghệ An rồi từ đây họ lại đến
miền Tây huyện Quỳnh Lưu [21; 12-15]
Kinh tế ở Quỳnh Lưu đa dạng, nhưng nét chung nhất nông nghiệp là
chủ yếu và trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn ở vào trình độ tự cấp
tự túc. Tuy vậy, kinh tế Quỳnh Lưu đầu thế kỉ XX vẫn có những nét đáng chú
ý sau đây:
- Nông nghiệp, nổi bật nhất là trồng lúa và trồng màu. Vùng trồng lúa
chủ yếu từ dốc Thông (Quỳnh Xuân hiện nay) kéo dài xuống tận xã Cực
23
Nam. Đây là vùng trông lúa nước lâu đời, cơ bản có hai vụ trong một năm.
Năng suất và sản lượng lúa không cao, do đó không đáp ứng được đủ nhu cầu
của cư dân trong địa bàn huyện. Bù lại, đất đai các vùng khác trong huyện lại
thích hợp cho việc trồng màu: Khoai lang, rau, đỗ các loại, lạc, kê,… Chính

sản lượng màu và chủng loại màu phong phú này lại bổ sung vào nguồn
lương thực nông nghiệp tự cấp tự túc. Chăn nuôi không đáng kể, mặc dù
Quỳnh Lưu có những đồng cỏ tương đối lớn ở phía Tây, song trước năm
1945, về cơ bản vùng này chưa được khai thác phục vụ cho sự phát triển nông
nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Kinh tế biển cũng là một trong những lợi thế cho Quỳnh Lưu do có
hàng chục km bờ biển và ba cửa lạch. Trước đây, trữ lượng hải sản lớn. Ở
Quỳnh Lưu có hai mùa đánh bắt hải sản: Từ tháng 4 đến tháng 9 gọi là vụ cá
Nam, đánh bắt gần bờ do có nhiều giông tố; từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
gọi là vụ cá bắc, ít giông tố nên có thể đánh bắt dài ngày ở ngoài khơi, thậm
chí còn đánh bắt ở cả vùng biển Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trước
đây, ở Quỳnh Lưu đã có thuyền đánh cá với trọng tải loại vừa (thuyền buồm)
có thể đi đánh cá xa bờ, dài ngày (từ 10 đến 15 ngày). Hải sản không những
cung cấp cho nhu cầu của cư dân trong vùng mà còn cho cả những vùng lân
cận, đồng thời nghề chế biến hải sản đã sớm ra đời và phát triển,trong đó đáng
chú ý là nghề làm nước mắm. Nước mắm của Quỳnh Lưu đã nổi tiếng từ lâu,
đã đến được nhiều vùng trong nước. Có thể nói, các xã dọc ven biển của
huyện từ lâu đã có nghề làm nước mắm nhưng nổi tiếng là ở Thanh Đoài,
Ngọc Lâm, Phú Đức, Phú Nghĩa, Quỳnh Phương, Tân An, Văn Thai…
Nói đến kinh tế biển cũng phải kể đến nghề làm muối ở Quỳnh Lưu với
tổng diện tích đất có thể làm đồng muối lên tới khoảng 1.000ha. Trước đây,
nghề làm muối đã nổi tiếng ở Thanh Đàm Đông, Thanh Đàm Trung, Thượng
Yên, Văn Thai, Trung Yên, Thanh Sơn, Quý Hòa, Vĩnh Yên, Thọ Vực, Văn
24
Trường,… Về sau, các vùng đất ngập mặn, tức là vùng đất lõm sâu vào đất
liền 1 – 2km có sú vẹt được cải tạo thành các diêm trường. Nghề làm muối ở
Quỳnh Lưu có từ lâu đời, có tài liệu nói ít ra là từ thế kỉ XIV (theo tộc phả họ
Hồ Công ở Thượng Yên). Muối ở Quỳnh Lưu là muối thực phẩm có chất
lượng tốt. Tuy vậy, với phương pháp thủ công cộng với chính sách hà khắc
của thực dân Pháp nên những người làm muối trước Cách mạng Tháng Tám

năm 1945 không được hưởng đúng lợi ích so với công sức rất vất vả mà họ đã
bỏ ra.
- Nghề thủ công trước đây ở Quỳnh Lưu rất phong phú với những làng
nghề truyền thống từ lâu đời. Ngoài nghề làm nước mắm, làm muối như đã đề
cập trên, còn có các nghề: Làm gạch ngói, nung vôi, đục đá, mộc, nuôi tằm,
trồng bông, trồng dâu, dệt lạu, dệt vải, làm nón, đóng thuyền, chạm trổ, rèn,
dệt chiếu, đan lát, làm bún,… Nghề làm gạch ngói chủ yếu ở Thượng Yên,
Cẩm Trường, Quý Hòa, Thổ Ngõa; nghề nung vôi (bằng đá vôi hoặc sò điệp)
chủ yếu ở Quỳnh Xuân, Quỳnh Thiện, Quỳnh Giang, Quỳnh Lâm, Thanh
Đàm; nghề đục đá chủ yếu ở Yên Lưu, Đồng Bến (Quỳnh Giang); nghề dệt
lụa chủ yếu ở Quỳnh Đôi; nghề trồng bông dệt vải chủ yếu ở Quỳnh Bá,
Quỳnh Bản, Quỳnh Lương, Quỳnh Hồng; nghề thợ mộc chủ yếu ở Phú Nghĩa
(kể cả đóng thuyền); nghề trồng và dệt chiếu coi ở Cẩm Trường; nghề trồng
và chế biến thuốc lào chủ yếu ở Thanh Sơn,…[30; 172-200]
- Việc buôn bán ở Quỳnh Lưu trước đây cũng đã phát triển do có giao
thông đường biển thuận tiện. Ở Quỳnh Lưu, từ lâu đã hình thành các đội buôn
bằng thuyền mành có trọng tải mỗi thuyền hàng chục tấn chở các sản vật của
huyện theo đường biển chủ yếu vào các cửa sông tiến lên các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ, thậm chí theo sông Hồng lên các tỉnh trung du. Hàng đi, hàng về làm
tăng cường sự giao lưu kinh tế, văn hóa và đây là một yếu tố quan trọng làm
cho các chợ làng, chợ huyện thêm sầm uất.
25

×