Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở huyện quan sơn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.26 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG VĂN LỰC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An - năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG VĂN LỰC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HOÁ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Tứ
Nghệ An năm 2014
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
TTT
TTT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Các từ viết tắt Được hiểu là
TW
UBND
GD&ĐT
GD
KHXH


KHTN
QLGD
CBQL
PPDH
CN
CNH
HĐH
GS
PGS
TS
QL
BGH
CBGV
GV
HS
HSG
ĐH
ĐHSP
Trung ương
Uỷ ban nhân dân.
Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục.
Khoa học xã hội.
Khoa học tự nhiên.
Quản lý giáo dục.
Cán bộ quản lý.
Phương pháp dạy học.
Công nguyên.
Công nghiệp hoá.
Hiện đại hoá.

Giáo sư.
Phó giáo sư.
Tiến sĩ.
Quản lý.
Ban giám hiệu
Cán bộ giáo viên.
Giáo viên.
Học sinh
Học sinh giỏi.
Đại học
Đại học sư phạm
i

THCN
GDPT
THPT
THCS
TDTT
PPCT
Cao đẳng.
Trung học chuyên nghiệp
Giáo dục phổ thông.
Trung học phổ thông.
Trung học cơ sở.
Thể dục thể thao.
Phân phối chương trình.
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG:
Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục THCS huyện Quan Sơn

Bảng 2.2. Xếp loại học lực của học sinh các năm học
Bảng 2.3. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh các năm học
Bảng 2.4: Kết quả tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh
Bảng 2.5: Cơ sở vật chất
Bảng 2.6: Tỷ lệ học sinh bỏ học trong 5 năm qua
Bảng 2.7: Kết quả tốt nghiệp của HS THCS trong 6 năm qua
Bảng 2.8: Đảng viên, dân tộc ít người trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo
Bảng 3.1. Sơ đồ biểu diễn các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát sính cần thiết và khả thi của một số giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

BIỂU:
Biểu đồ: Khảo sát tính cần thiết và khả thi của bảy giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Quan Sơn tỉnh Thanh
Hoá
ii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam đã bước vào thế kỷ XXI với những thách thức vô
cùng gay gắt. Thế giới đang có những bước tiến như vũ bão trên các mặt vật
chất và tinh thần trong khi nước ta phần nhiều đang trong tình trạng lạc hậu.
Điều đó đòi hỏi nước ta phải đặt ra những vấn đề mang tính chất cấp bách để
phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển. Thực hiện nhiệm vụ đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trong đó
việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và cán bộ QLGD
THCS nói riêng là việc làm thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm của Đảng,
chính quyền các cấp và ngành giáo dục. Trong thời đại ngày nay nhân loại đã
bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với những đặc trưng mang
tính toàn cầu:

- Trình độ khoa học, công nghệ phát triển với những bước nhảy vọt đưa
thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và nền
kinh tế tri thức.
- Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác
để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc.
- Đất nước ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập Quốc tế, với
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Vì vậy phải
"thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế xã hội" [8; tr5]. Điều này đã trở thành triết lý, thành những hành động
cụ thể, những nhiệm vụ trọng tâm để đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo nói chung và CBQL giáo dục nói riêng phát triển toàn diện
ngang tầm thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục hiện nay, là
yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thắng lợi công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực
làm yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường phát triển kinh tế nhanh
và bền vững", "tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có
trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo". [11; tr8].
Giáo dục THCS nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường THCS
tiếp tục hoàn thiện nhân cách học sinh, giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục Tiểu học nhằm tạo ra những con người có ý chí
hoài bão thực hiện chiếm lĩnh và phát huy công nghệ cao đáp ứng xu thế hội
nhập trong thế kỷ XXI. Giáo dục THCS đang đứng trước nhiệm vụ nặng nề
trong đó mâu thuẫn lớn là giữa phát triển nhanh về quy mô, vừa phải đảm bảo
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục, trong khi đó khả
năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Muốn giải quyết mâu thuẫn
này đòi hỏi phải triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống giải pháp, mà giải pháp
quan trọng hàng đầu đã được Đảng và Nhà nước khẳng định là: "Xây dựng

đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện" [1; tr2]. Chỉ
thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đề ra 6
nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ: "Đổi mới, nâng cao chất lượng công
tác quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục".
- Hệ thống các trường THCS Quan Sơn thực sự có những bước phát
triển kể từ khi huyện Quan Sơn được thành lập vào tháng 1 năm 1997 trên cơ
sở chia tách ra từ huyện Quan Hóa. Sau 17 năm hình thành và phát triển, giáo
dục THCS huyện Quan Sơn có những bước phát triển đáng kể về quy mô và
chất lượng. Hiện nay huyện đã có 14 trường THCS, 97 lớp với tổng số học
sinh gần 2.200.000 em học sinh. Huy động hàng năm gần 600 học sinh hoàn
thành chương trình tiểu học vào học THCS, đạt tỷ lệ trªn 99%. Bên cạnh
những kết quả đạt được, giáo dục THCS huyện Quan Sơn còn một số hạn chế:
Với đặc thù là một huyện miền núi biên giới, chất lượng đại trà còn thấp nằm
trong tèp cuối cùng của tỉnh; cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu thốn và
chưa đồng bộ, trang thiết bị trường học còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu
2
cầu; trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn thấp chưa đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Hiệu quả của công tác
quản lý ở các trường THCS trong huyện còn chưa cao.
Một trong những nguyên nhân có tính chất quyết định dẫn đến chất
lượng còn hạn chế là: trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và đặc biệt là
nghiệp vụ quản lý trường học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của GD và ĐT.
Với mong muốn khắc phục những hạn chế trên, bản thân với tư cách là
một cán bộ quản lý đã tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền
và đặc biệt là ngành giáo dục các giảo pháp để khắc phục vấn đề trên. Qua đó,
bản thân tôi cũng như cán bộ quản lý các nhà trường đều xác định nhiệm vụ
trọng tâm là phải nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở các nhà trường
trong huyện. Vì đây là nhiệm vụ có tính chất quan trọng số một trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng

cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hoá", làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục. Và
mong muốn những giải pháp có tính khả thi của luận văn này khi vận dụng sẽ
có những tác động, có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hoá.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm n©ng cao chất lượng đội ngũ CBQL các
trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
C«ng t¸c nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS
huyện Quan Sơn.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu chúng ta xây dựng được các giải pháp một cách khoa học, có tính
khả thi thì sẽ nâng cao ®îc chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường THCS
huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, chủ yếu là tìm hiểu những cơ sở về
công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý việc xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý ở các trường THCS trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài bằng việc nghiên cứu để giới
thiệu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
các trường THCS của huyện Quan Sơn, Thanh Hóa.

- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL các trường THCS huyện Quan Sơn và khảo nghiệm về mức độ cần
thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đỗi ngũ CBQL huyện Quan Sơn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của luận văn Cao học Quản lý Giáo dục, đề tài chỉ
nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL gồm Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng của các trường THCS huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hoá.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản lãnh đạo và
quản lý, các công trình và các tài liệu khoa học; Nhóm các phương pháp này
được sử dụng nhằm xây dựng hoặc chuẩn hoá các khái niệm, các thuật ngữ,
4
chỉ ra các cơ sở lý luận, thực hiện các phán đoán và suy luận, phân tích, tổng
hợp, khái quát hoá các tri thức đã có nhằm chỉ ra bản chất sự vật, hiện tượng
và quy luật vận hành của chúng; đặc biệt là các yếu tố quản lý có ảnh hưởng
đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Nghiên cứu tiếp cận và xem xét hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL
trường THCS. Mục đích chính của việc sử dụng phương pháp này là tìm hiểu
về thực trạng chất lượng các mặt hoạt động quản lý theo chức năng và nhiệm
vô của CBQL trường THCS. Qua việc thực hiện phương pháp này, người
nghiên cứu có thể khẳng định thực trạng việc nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL trường THCS của huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Phương pháp điều tra
Bằng việc xây dựng hệ thống các câu hỏi điều tra theo những nguyên
tắc và nội dung chủ định của người nghiên cứu; phương pháp này được sử
dụng với mục đích chủ yếu là thu thập số liệu nhằm minh chứng để thấy rõ

chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS và thực trạng công tác quản lý nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường THCS huyện Quan Sơn.
- Phương pháp chuyên gia
Bằng việc soạn thảo hệ thống các câu hỏi về tính hợp lý và khả thi của
các giải pháp quản lý gửi tới các chuyên gia (các CBQL trường THCS, lãnh
đạo các tổ chức, đoàn thể của các trường THCS trong huyện, cán bộ quản lý
và chuyên viên làm công tác quản lý cán bộ của Phòng GD và ĐT và các nhà
quản lý giáo dục, lãnh đạo của Phòng GD&ĐT), phương pháp này được sử
dụng với mục đích xin ý kiến của các nhà quản lý giáo dục về tính hợp lý,
hiệu quả và khả thi của các giải pháp quản lý được đề xuất.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê toán học áp dụng trong
nghiên cứu giáo dục; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các
5
kết quả điều tra, phân tích nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy
của phương pháp điều tra.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn sẽ làm sáng tỏ một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo
dục, khái niệm quản lý trường học, người cán bộ quản lý giáo dục, yêu cầu
phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý.
- Chỉ ra thực trạng của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Quan
Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trường THCS
huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
- Giúp cho cán bộ quản lý làm việc khoa học; năng động, sáng tạo;
phân công trách nhiệm rõ ràng, ý thức trách nhiệm cao trong công tác.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản

lý của các trung học cơ sở
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
của các trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Chương 3. Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng đội ngũ
cán bộ quản lý của các trung học cơ sở ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hoá
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN QUAN SƠN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và cán bộ
QLGD THCS nói riêng là việc làm thường xuyên và nhiệm vụ trọng tâm của
Đảng, chính quyền các cấp nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đây là
nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục và đào tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Đất nước ta bước vào thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập Quốc tế, với
mục tiêu phấn đấu đÕn năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Vì vậy "thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực
phát triển kinh tế xã hội" [8; tr5] đã trở thành triết lý, nhiệm vụ quan trọng và
biến thành những hành động cụ thể, những nhiệm vụ trọng tâm để đào tạo bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và CBQL giáo dục
nói riêng phát triển toàn diện ngang tầm thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
là yếu tố tiªn quyết đảm bảo sự thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê
nin về vai trò của hoạt động quản lý. Người khẳng định: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, cán bộ cách mạng
phải là người “vừa hồng, vừa chuyên”. Đó chính là mối quan hệ giữa tài và
đức trong nhân cách người cán bộ quản lý, trong đó, đức là gốc còn năng lực
của con người chủ yếu do quá trình công tác, rèn luyện mà nên.
Thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư “Về việc xây dựng và

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Bộ
GD&ĐT xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong đó nhấn
mạnh việc xây dựng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo và bồi
dưỡng thường xuyên đội ngũ CBQL giáo dục các kiến thức về quản lý, phẩm
chất đạo đức.
7
trin khai cỏc quan im, t tng ch o i vi s phỏt trin giỏo
dc, ó cú nhiu tỏc gi i sõu nghiờn cu v lý lun qun lý giỏo dc v cụng
tỏc xõy dng i ng cỏn b qun lý giỏo dc. Di cp lun vn thc s,
trong nhng nm gn õy cng ó cú nhiu cụng trỡnh nghiờn cu v vn
quy hoch, xõy dng v phỏt trin i ng cỏn b qun lý giỏo dc THCS
mt s a phng nh:
ng Quc Bo: o to, bi dng cỏn b qun lý giỏo dc cho th
k XXI K yu Hi tho i mi cụng tỏc giỏo dc trong thi k mi (2000).
Hunh Th m: Mt s gii phỏp xõy dng v phỏt trin i ng cỏn
b qun lý giỏo dc THPT thnh ph H Chớ Minh (Lun vn thc s khoa
hc giỏo dc nm 2005).
Phựng Quang Thm: Mt s bin phỏp bi dng i ng cỏn b
qun lý THCS huyn Mờ Linh, tnh Vnh Phỳc trong giai on hin nay.
Lun vn thc s khoa hc giỏo dc nm 2005.
Nguyn Thanh Tỳ: Bin phỏp phỏt trin i ng cỏn b qun lý THCS
ca phũng GD&T U Minh Thng Kiờn Giang. Lun vn thc s khoa
hc giỏo dc nm 2008.
Nhm thc hin mc tiờu o to, bi dng thng xuyờn i ng cỏn
b qun lý giỏo dc THCS mt cỏch bi bn, thng xuyờn v kin thc k
nng qun lý, ỏp ng yờu cu phỏt trin giỏo dc v o to hin nay. Sau
thi gian nghiờn cu, abnr thõn nhn thy vn ny cn nhn c s quan
tõm mt cỏch y v khoa hc nht trờn a bn huyn vựng nỳi cao biờn
gii Quan Sn ca tnh Thanh Húa.
Cỏc ti lun vn thc s qun lý giỏo dc cng nh cỏc cụng trỡnh

nghiên cứu về ni dung Một số giải pháp nâng cao chất lợng đội ngũ quản
lý các trờng THCS,, ở một số huyện, tỉnh trong cả nớc đã có nhiều đề tài
nghiên cứu khoa học đề cập đến, nhng ni dung này tại huyện Quan Sơn, tỉnh
Thanh Hoá thì cha có ai nghiên cứu v cp n. Vì vậy đề tài Một số
giải pháp nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ quản lý các trờng THCS
8
huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá,, l mt công trình nghiên cứu u tiờn
v cú h thng dới hình thức một luận văn thạc sĩ.
1.2. Mt s khỏi nim c bn
1.2.1. Qun lý, qun lý giỏo dc v qun lý trng hc
1.2.1.1. Qun lý
Cú rt nhiu khỏi nim qun lý khỏc nhau tu theo cỏch tip cn khỏc nhau.
- "Qun lý l s tỏc ng liờn tc cú t chc, cú nh hng ca ch th
qun lý (ngi qun lý, t chc qun lý), lờn khỏch th qun lý (i tng
qun lý) v mt chớnh tr, kinh t, vn hoỏ, xó hi. bng mt h thng lut
l, cỏc chớnh sỏch, cỏc nguyờn tc , cỏc phng phỏp v cỏc gii phỏp c th
nhm to ra mụi trng v iu kin cho s phỏt trin i tng". [12; tr7].
- "Qun lý h thng giỏo dc cú th xỏc nh l tỏc ng ca h thng
cú k hoch, cú ý thc v hng ớch ca ch th qun lý cỏc cp khỏc nhau
n tt cỏc cỏc mt xớch ca h thng (t b n trng) nhm mc ớch m
bo vic hỡnh thnh nhõn cỏch cho th h tr trờn c s nhn thc v vn dng
cỏc quy lut chung ca xã hi cng nh cỏc quy lut ca quỏ trỡnh giỏo dc,
ca s phỏt trin th lc v tõm lý tr em". [22; tr7].
Xem xột ni hm ca cỏc khỏi nim qun lý trờn cú th thy rừ qun lý
l mt hot ng xó hi, trong ú s tỏc ng ca ch th qun lý (ngi qun
lý, t chc qun lý), cú s chu tỏc ng v thc hin ca khỏch th qun lý
(ngi b qun lý, i tng qun lý) t c mc tiờu ca t chc.
Nh vy, theo chỳng tụi, Qun lý l "S tỏc ng cú ý thc ca ch th
qun lý ch huy, iu khin, hng dn cỏc quỏ trỡnh ca xó hi, hnh vi v
hot ng ca con ngi nhm t mc ớch, ỳng vi ý chớ nh qun lý, phự

hp vi quy lut khỏch quan" [21; tr1].
1.2.1.2. Qun lý giỏo dc
Cỏc nh nghiờn cu lý lun giỏo dc nc ta hin nay u thng nht
rng: QLGD l s tỏc ng cú ý thc, cú mc ớch ca ch th qun lý ti
9
khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống đạt tới kết quả
mong muốn một cách có hiệu quả nhất.
- "QLGD nói chung (và quản lý trường học nói riêng) là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
(hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý
giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa
giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trong trạng thái mới về chất" [18; tr35].
"Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc
hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy
luật chung của xã hội, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em [22; tr7].
Từ nội hàm của các khái niệm quản lý giáo dục như trên theo chúng
tôi: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng trong xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.1.3. Quản lý trường học
Chúng ta xét quản lý trường học theo hai mặt:
- Thứ nhất là hoạt động quản lý của những chủ thể cấp trªn nhà trường
đối với đối tượng quản lý là nhà trường nhằm hướng dẫn và tạo các điều kiện
cho mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.
- Thứ hai là hoạt động của chủ thể quản lý ở ngay trong nhà trường đối
với các mặt hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường. Quản lý nhà
trường là quản lý vi mô, nó là hÖ thống con của quản lý vĩ mô quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục

đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức sư phạm các chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến c¸c lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào
10
mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để
đạt được những mục tiêu dự kiến [22; tr8].
Như vậy theo chúng tôi: Quản lý nhà trường là những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu
trưởng,phã hiÖu trëng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân
viên và học sinh) nhằm đưa các hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường
đạt mục tiêu phát triển đã đề ra của nhà trường.
1.2.2. Đội ngũ, chất lượng đội ngũ
1.2.2.1. Đội ngũ
Khái niệm đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm một số đông người cùng
chức năng nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong
một hệ thống (tổ chức).
1.2.2.2. Chất lượng đội ngũ
Chất lượng đội ngũ được hiểu là những phẩm chất và năng lực cần có
của từng cá nhân và cả cả đội ngũ để có một lực lượng lao động người đủ về
số lượng, phù hợp về cơ cấu và tạo ra những phẩm chất và năng lực chung
cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ
của tổ chức.
1.2.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
1.2.3.1. Chất lượng
- Khái niệm chất lượng từ triết học:
- "Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản
chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt
nó với sự vật khác. Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật. Chất
lượng biểu hiện ra bên ngoài các thuộc tính. Nó là các liên kết các thuộc tính
của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ

sự vật và không tách khỏi sự vật" [25; tr419].
- Theo từ điển tiếng Việt: "Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị
của con người, sự vật" hoặc "chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc
11
tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự
vật ( sự việc) khác" [7; tr33].
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ISO 8402: "Chất lượng là tập hợp
những đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó
có khả năng thoả mãn nhu cầu đ· nêu ra hoặc tiềm ẩn.
Như vậy, vận dụng quan điểm này vào việc đánh giá chất lượng cán bộ
nói chung và đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng thì cần phải so sánh kết quả
các hoạt động cán bộ đó với các quy định hay những mục tiêu của các hoạt
động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ.
1.2.3.2. Chất lượng cán bộ quản lý
Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng tuỳ theo cách tiếp cận tìm hiểu:
+ 6 quan điểm nhận diện chất lượng (nói chung): "chất lượng được
đánh giá bằng đầu vào, chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượng
được đánh giá bằng giá trị gia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học
thuật, chất lượng được đánh giá bằng văn hoá tổ chức riêng và chất lượng
được đánh giá bằng kiểm toán [4; tr23 - tr26].
+ Ngoài ra còn có những quan điểm sau:
- Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
- Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích.
- Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng [4; tr28 - tr31].
+ Qua những khái niệm, cách tiếp cận và những quan điểm đánh giá chất
lượng nêu trên, có thể nhận diện chất lượng cán bộ ở hai mặt chủ yếu đó là:
- Phẩm chất.
- Năng lực
Phẩm chất và năng lực của họ trong việc thực hiện về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của họ qua các biểu hiện dưới đây:
(1). Phẩm chất
12
Phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí
tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí.
- "Phẩm chất tâm lý là những đặc điểm thuộc tính tâm lý nói lên mặt
đức (theo nghÜa rộng) của một nhân cách" [25; tr427] nó bao hàm cả đặc điểm
tích cực lẫn tiêu cực theo hàm nghĩa đạo lý và có thể chia ra các cấp độ: xu
hướng, phẩm chất, ý chí, đạo đức, tư cách, hành vi và tác phong.
- "Phẩm chất trí tuệ là những đặc điểm đảm bảo cho hoạt động nhận
thức của một con người đạt kết quả tốt, bao gồm phẩm chất tự giác (óc quan
sát) của trí nhớ (nhớ nhanh, chất xám) của tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và
chú ý" [25; tr427].
- "Phẩm chất ý chí là mặt quan trọng trong nhân cách bao gồm những
đặc điểm nói lên một người có ý chí tốt: có chí hướng, có tính mục đích,
quyết đoán, đấu tranh bản thân cao, có tinh thần vượt khó [25; tr27]; phẩm
chất ý chí giữ vai trò quan trọng, nhiều khi quyết định đối với hoạt động của
con người.
- Ngoài ra trong hoạt động thực tiễn xã hội hiện nay, các nhà khoa học
còn đề cập đến phẩm chất sức khoÎ thể chất và tâm trí của con người nó bao
gồm các mặt rèn luyện sức khoẻ, tránh và khắc phục những ảnh hưởng của
một số bệnh mang tính rào cản cho hoạt động của con người như chán nản, uể
oải, muốn nghỉ công việc, sức khoẻ giảm sút.
(2). Năng lực
Ta có khái niệm: "Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ
thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn;
một hay một dạng hoạt động nào đó". [25; tr41]. Năng lực gắn với phẩm chất
tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và
tâm trí của cá nhân. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở hoạt động của con
người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn

luyện, hoạt động cá nhân…)
13
Như vậy:
- Để phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
tiếp cận chất lượng QLGD trường THCS theo hai mặt chính là phẩm chÊt và
năng lực của người cán bộ QLGD.
- Khi tiếp cận chất lượng của người cán bộ QLGD thì phải gắn với
nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn đã được quy định cho họ. Cụ thể là chất
lượng đội ngũ CBQL trường THCS phải gắn với hoạt động và hiệu quả hoạt
động quản lý trường THCS nơi họ công tác.
- Chất lượng của một lĩnh vực hoạt động nào đó của người cán bộ
QLGD thể hiện ở hai mặt phẩm chất và năng lực cần có để đạt được mục tiêu
của lĩnh vực hoạt động đó với kết quả cao. Cụ thể là chất lượng đội ngũ
CBQL trường THCS được biểu hiện ở phẩm chất và năng lực cần của họ, để
họ tiến hành hoạt động quản lý của họ đạt mục tiêu quản lý đã đề ra.
1.2.4. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.4.1. Vị trí của trường THCS
- Trong điều lệ trường THCS nêu rõ: Trường trung học cơ sở là một
bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trước đây trường THCS được gọi là
trường cấp II, sau đó ghép với trường cấp I thành trường phổ thông cơ sở.
Những năm 90 được tác ra thành trường THCS. Cấp THCS là cấp học nối
tiếp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là cấp học tiếp tục củng
cố và phát triển nhân cách đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo và hoàn thiện nhân cách người học,
hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân. Đặc biệt giúp cho học sinh củng cố và phát triển kết quả giáo dục
tiểu học, cả học vấn phổ thông mức độ cơ sở và những định hướng nghề
nghiệp để học sinh tiếp tục học lên ở cấp học cao hơn hay hoạc nghề đi vào
cuộc sống
14

- Sơ đồ trường THCS nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân (sơ đồ 1.2.1.)

Giấy hoàn thành
chương trình tiểu học
1.2.4.2. Vai trò, chức năng của trường THCS
Đại
học
Cao
đẳng

12

THPT 11
10


THCN



Học
nghề




Học
nghề



9
THCS 8

7
6

Giáo
dục
thường
xuyên
5

4
Tiểu
học 3

2

1

Vào
đời
Bằng TN THCS
Bằng tốt nghiệp THPT
15
Trường THCS là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc
dân có nhiệm vụ chung là chuyên trách hình thành và xây dựng nhân cách
người học theo những mục tiêu, nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục
đã được luật giáo dục quy định. Ngoài ra trường THCS có mối liên hệ mật
thiết với cộng đồng và xã hội ở các mặt chủ yếu sau:

- Trường THCS được coi là trung tâm giáo dục, văn hoá góp phần tích
cực vào quá trình phát triển KT - XH của cộng đồng xã hội.
- Trường THCS luôn phải tận dụng những nhân tố tích cực có được từ
cộng đồng và xã hội như truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá, thành tựu
khoa học kỹ thuật, nguồn lực, để thực hiện quá trình giáo dục. Từ đó chúng ta
thấy trường THCS chịu sự chi phối của những đặc trưng cơ bản của xu hướng
thời đại, đất nước vµ phát triển KT - XH.
- Cuộc cách mạng KH-CN đang phát triển với những bước tiến nhảy
vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên
thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Nó làm biến đổi nhanh chóng và sâu
sức đời sống vật chất và tinh thần của xã hội và tác động đến tất cả các lĩnh
vực đời sống, xã hội trong đó quan trọng là giáo dục và đào tạo.
- Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế nhờ các phương tiện truyền
thông và mạng Intenet vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá
trình đấu tranh gay gắt của các nước phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo
tồn bản sắc văn hoá, truyền thống của các dân tộc.
Những xu thế chung nêu trên đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong giáo
dục và đặc trưng là vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên toàn cầu. Sự đổi
mới đó được thể hiện trước hết ở quan niệm xây dựng nhân cách con người
dẫn đến quan niệm mới về chất lượng giáo dục, trong đó vấn đề then chốt và
có tính quyết định là chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ CBQL giáo dục.
- Chiến lược phát triển KT - XH ở nước ta đến năm 2020 nêu rõ:
Đến năm 2010 phải đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển ,
nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để
16
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Như vậy để phấn đấu đạt mục tiêu phát triển về kinh tế xã hội đến
năm 2020, trong đó có nguồn nhân lực có đủ năng lực phẩm chất đáp ứng yêu
cầu thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước thì điều kiện tiên quyết cần phải
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung trong đó cán bộ

QLGD trường THCS là đặc biệt quan trọng.
1.2.4.3.Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS
Luật giáo dục, điều lệ trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học
nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. "Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo
chương trình giáo dục phổ thông.
2. Quản lý giáo viên cán bộ và nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều
động giáo viên, cán bộ, nhân viên.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường,
quản lý học sinh theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục,
kết hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
Nhà nước.
7. Tổ chức giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật" [2; tr5].
1.2.4.4. Mục tiêu phát triển giáo dục THCS
- Luật giáo dục nêu rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là:
"Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển trí thông
minh và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có
17
điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học
THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 nêu rõ mục tiêu phát triển
giáo dục THCS như sau:
"Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cung cấp học vấn ở

trình độ THCS, có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước đang phát
triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập
chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học,
năng lực tự vận dụng vào cuộc sống" [5; tr24]
- Với mục tiêu phát triển giáo dục với cấp THCS là:
"Thực hiện chương trình giáo dục hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh
có học vấn cấp THCS, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo ra
điều kiện cho sự phát triển năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có
những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phân luồng sau trung học cơ sở, để học sinh vào đời hoặc chọn
ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp THCS" [5; tr24].
Phấn đấu huy động hầu hết số học sinh được công nhận tốt nghiệp
THCS vào học THPT.
Mục tiêu của giáo dục THCS không chỉ nhằm mục đích học lên THPT
mà còn chuẩn bị cho sự phân luồng sau khi học sinh tốt nghiệp THCS, giúp
cho học sinh lựa chon tiếp tục học lên THPT hay đi học nghề ở trường đào
tạo THCN hay tham gia lao động sản xuất trong xã hội. Vì vậy, giáo dục
THCS phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, phẩm chất,
lối sống phù hợp với mục tiêu để các em có đủ những kiến thức cơ bản, phổ
thông và bước đầu có thể vận dụng những kiến thức đó vào giải quyết những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
1.2.5. Những yêu cầu về chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS
18
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có đáp ứng được yêu cầu phát triển của
xã hội hay không một phần có vai trò quan trọng của người cán bộ quản lý,
nhất là Hiệu trưởng. Nó mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả
giáo dục. Xét về năng lực và phẩm chất của người CBQL trường học, tài liệu
bàn về “Mô hình nhân cách người Hiệu trưởng Việt Nam”, nhân cách người
Hiệu trưởng bao gồm: Giác ngộ về chính trị, nhiệt tình cách mạng, có trình độ
lý luân chủ nghĩa mác Lê - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tận tụy trong

công tác và sinh hoạt; có sức khỏe tốt; kiên trì giáo dục toàn diện; là nhà giáo
dục tốt; gương mẫu nhất trong tập thể sư phạm; hiểu rõ hoàn cảnh cấp dưới,
hòa mình với tập thể, tôn trọng mọi người; đối xử công bằng hợp tình, hợp lý.
Ở trên chúng ta đã phân tích đội ngũ CBQL các trường THCS muốn
thực hiện có hiệu quả xác nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS và nhiệm
vụ quyền hạn của mình thì phải có cả hai mặt phẩm chất và năng lực. Hai mặt
này luôn thể hiện một cách song hành, không tách rời nhau để cùng thực hiện
mục tiêu quản lý. Đây là hai mặt cơ bản về yêu cầu nhân cách của người cán
bộ với những yêu cầu cụ thể như sau:
1.2.5.1. Những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống.
- Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu của đất
nước trong giai đoạn míi: công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
đặc biệt là đường lối, chủ trương chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo.
- Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ.
- Tính nguyên tắc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội
và khiêm tốn.
- Gương mẫu vÒ đạo đức, chí công, vô tư, có lời nói đi đôi với việc
làm, có uy tín tập thể với nhà trường.
- Luôn quan tâm, chăm lo và tôn trọng đồng nghiệp;
19
- Có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực
cho bản thân.
- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
1.2.5.2. Những yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn và quản lý
điều hành.
- Trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn trở lên.
- Có hiểu biết nhất định về các bộ môn khác trong nhà trường;

- Có trình độ về lý luận chính trị, kiến thức về quản lý nhà nước.
- Có trình độ khoa học quản lý gi¸o dục, tin học, ngoại ngữ.
- Có năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
các hoạt động của nhà trường;
- Có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn và chăm lo nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, đời sống của CB, GV, NV trong nhà trường.
- Có khả năng phát hiện những vấn đề của trường học và đưa ra quyết
định đúng đắn.
- Biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường làm tốt
công tác chuyên môn nghiệp vụ và công tác xã hội hoá giáo dục
1.2.5.3. Những yêu cầu chung về chất lượng đội ngũ.
(1). Số lượng: Đủ theo quy định đối với từng hạng trường THCS. Mỗi
trường THCS có 01 hiệu trëng và các hạng trường gồm số lượng phó hiệu
trưởng như sau:
- Trường THCS hạng 1 không quá 03 phó hiệu trưởng.
- Trường THCS hạng 2 không quá 02 phó hiệu trưởng.
- Trường THCS hạng 3 có 01 phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng nhà trường làm việc theo chế độ thủ trưởng, (các phó Hiệu
trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng), là người chịu trách nhiệm toàn
diện các mặt hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng
nhà trường do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệmquản lý toàn diện các mặt
hoạt động của nhà trường tuân theo quy định của pháp luật.
20
(2). Cơ cấu: chủ yếu tập trung ở các mặt sau đây:
- Độ tuổi và thâm niên: hài hoà về độ tuổi của các thành viên trong Ban
giám hiệu nhằm vừa phát huy được sự năng động của lớp trÎ và kinh nghiệm
của lớp già trong quá trình công tác. Bổ nhiệm lần đầu nam không quá 50
tuổi, nữ không quá 45 tuổi.
- Giới: Phải có cơ cấu nữ để đảm bảo hài hoà giới tính và phù hợp với
ngành giáo dục có nhiều nữ.

- Dân tộc: Là các trường đóng chân trên địa bàn có hơn 90% dân số là
người dân tộc ít người (Thái, Mường, H'Mông) nên cần phải có cơ cấu trong
BGH có người dân tộc ngoài nhiệm vụ chuyên môn còn để làm tốt công tác
vận động, tuyên truyền.
- Chuyên môn được đào tạo: Cần có cơ cấu hợp lý về chuyên ngành cơ
bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội), đồng thời phải đảm bảo từ trên chuẩn về
chuyên môn được đào tạo, phải có trình độ cao đẳng, đại học s phạm trở lên
và thâm niên giảng dạy ít nhất được từ 5 năm.
(3). Chất lượng đội ngũ:
Phẩm chất và năng lực là hai mặt hình thành chất lượng của từng cá
nh©n. "Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán
bộ. Mỗi một cán bộ mạnh có đủ ®ức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh
tổng hợp của toàn đội ngũ" [24; tr319].
Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL
trường THCS cần tập trung xem xét các tiêu chuẩn, chỉ số biểu đạt ở tiểu mục
này, tiểu mục 1.4.1 những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống; tiểu mục 1.4.2. Những yêu cầu về chuyên môn và quản lý
điều hành đã nêu ở trên.
1.2.5.4. Các lĩnh vực quản lý của cán bộ quản lý trường THCS
21

×