Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.7 KB, 59 trang )

59


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG THỊ SANG



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ ÁP DỤNG QUY
TRÌNH PHÒNG TRỊ HỘI CHỨNG HÔ HẤP Ở LỢN THỊT TẠI
TRẠI LỢN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI ANH ĐỨC - CẨM XUYÊN - HÀ TĨNH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Lớp : 41 - TY
Khóa học : 2009 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Anh Khoa
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên








Thái Nguyên - 2013

54
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp
ý kiến quý báu của thầy giáo Ts. Mai Anh Khoa để xây dựng và hoàn thiện
khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các thầy
cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt
là thầy giáo Ts. Mai Anh Khoa đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ
bảo tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trại
lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên -
Hà Tĩnh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, tôi luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013
Sinh viên



Hoàng Thị Sang



55
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất của công ty năm 2011, 2012 và 2013 6

Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh cho đàn lợn thịt 8

Bảng 1.3: kết quả công tác phục vụ sản xuất 11

Bảng 2.1: Tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp 38

Bảng 2.2: Tỷ lệ biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể 39

Bảng 2.3: Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt 40

Bảng 2.4: Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tuổi 41

Bảng 2.5: Tỷ lệ lợn chết do biểu hiện hội chứng hô hấp 42

Bảng 2.6: Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp điều trị khỏi 43

Bảng 2.7: Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 44


56

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

:
Viết đầy đủ
CP :
Chardenpokphanđ
Cs

:
Cộng sự
CTC :
Chlortetracvine teed
Đvt
:
Đơn vị tính
Kg

:
Kilôgam
Ml

:
Mililít
Mm

:
Milimét
Nxb


:
Nhà xuất bản














57
MỤC LỤC

Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TRẠI LỢN THỊT ANH ĐỨC 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1

1.1.3. Quá trình thành lập và phát triển trại lợn Anh Đức 4


1.1.4. Đánh giá chung 6

1.1.4.1. Thuận lợi 6

1.1.4.2. Khó khăn 6

1.1.4.3. Phương hướng sản xuất 6

1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 7

1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 7

1.2.2. Phương pháp tiến hành 7

1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 8

1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 8

1.2.3.2. Công tác thú y 8

1.2.3.3. Công tác khác 11

1.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12

1.3.1. Kết luận 12

1.3.2. Kiến nghị 12

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13

2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13

2.2.1. Tính cấp thiết của đề tài 13

2.2.2. Mục tiêu của đề tài 14

2.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14

2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 14

2.2.1.1. Vai trò chức năng của bộ máy hô hấp 14

58
2.2.1.2. Những hiểu biết chung về hội chứng hô hấp 15

2.2.1.3. Nguyên tắc, quy trình phòng và trị hội chứng hô hấp 30

2.2.1.4. Những hiểu biết về thuốc sử dụng trong đề tài 32

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 33

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 33

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 35

2.2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 36

2.2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 36


2.2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 36

2.2.3.3. Nội dung nghiên cứu 36

2.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 36

2.2.4. Kết quả nghiên cứu 37

2.2.4.1. Tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp 37

2.2.4.2. Tỷ lệ có biểu hiện hội chứng hô hấp ở lợn theo đàn và theo cá thể 39

2.2.4.3. Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tính biệt 40

2.2.4.4. Tỷ lệ lợn biểu hiện hội chứng hô hấp theo tuổi 41

2.2.4.5. Tỷ lệ lợn chết do biểu hiện hội chứng hô hấp 42

2.2.4.6. Tỷ lệ lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp điều trị khỏi 43

2.4.7. Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh 43

2.2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 48

2.2.5.1. Kết luận 48

2.2.5.2. Tồn tại 49

2.2.5.3. Đề nghị 50


TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 51

II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 52

III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 52


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ TRẠI LỢN THỊT ANH ĐỨC
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Cẩm Xuyên là huyện ở phía Đông của Hà Tĩnh, trung tâm huyện cách
thành phố Hà Tĩnh khoảng 7 km về phía nam.
Huyện Cẩm Xuyên có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà; Phía Nam
giáp huyện Kỳ Anh, Phía Tây giáp huyện Hương Khê, Phía Tây Nam
giáp tỉnh Quảng Bình, Phía Đông giáp biển đông.
- Điều kiện khí hậu, thủy văn
Là huyện thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía phía Đông Nam của
tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết của huyện trong một
năm luôn thay đổi thất thường, ảnh hưởng của khí hậu biển rõ rệt.
- Địa hình, đất đai
Địa hình huyện Cẩm Xuyên khá bằng phẳng, có độ nghiêng theo hướng
từ Tây sang Đông. Núi đồi và gò thấp tập trung chủ yếu ở một số xã phía Tây
và Tây Nam. Nhìn chung, địa hình Cẩm Xuyên phức tạp và đa dạng, với một

diện tích 63.654,27 ha, hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình, có đủ các
loại: Núi đồi, sông suối, đồng bằng, ao hồ…
Với diện tích tương đối rộng nhưng được phân bố làm nhiều vùng khác
nhau và theo đó diện tích giữa các vùng cũng khác nhau, cụ thể: Diện tích
vùng nông thôn lớn nhất chiếm 61.598,78 ha, khu vực thành thị chỉ chiếm
2.055,49 ha, và vùng ven biển chiếm 3.154,69 ha. Trong đó, đất thổ cư có
diện tích 933,23 ha, đất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp là 14.154,33 ha,
đất chuyên dùng và lâm nghiệp lần lượt là 3.985,68 ha; 33.799,57 ha, còn đất
chưa sử dụng chiếm một diện tích khá lớn 10.782,46 ha.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tình hình xã hội
+ Dân số và lao động
2
Tính đến 31 tháng 12 năm 2011 dân số huyện là 153.200 người tăng so
với cùng kỳ năm 2010 là 147.089 người, mật độ dân số của huyện là 207
người/km
2
và đặc biệt ở khu vực thành thị mật độ lên đến 626 người/km
2
. Số
người trong độ tuổi lao động chiếm 57,4% và tập trung giữa các vùng không
đồng đều nhau. Trong đó số lao động ở miền núi có 32.763 người và vùng
ven biển là 17.548 người.
+ Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Theo số liệu của huyện Cẩm Xuyên công bố năm 2009 thì huyện đã đạt
được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật như:
Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng đạt 100%
so với cùng kỳ, sản lượng lương thực có hạt đạt 87.000 tấn đạt 99% so với kế
hoạch, diện tích lúa cả năm đạt 17.102 ha….
Về việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, huyện đã chỉ đạo

tập trung xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất, đưa lại hiệu quả cao
như: Mô hình 3 giảm 3 tăng kết hợp thâm canh lúa cải tiến, Mô hình sản xuất
các giống lúa mới, đưa tôm thẻ chân trắng 2 vụ
Về thương mại - dịch vụ: Doanh thu toàn ngành đạt 378.368 triệu đồng,
du lịch đạt 40,35 tỷ đồng.
Ngoài những thành tựu kể trên, trong năm 2009, huyện cũng đã đạt
được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực như: Công nghệ, tài chính ngân hàng,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tài nguyên môi trường.
+ Giao thông vận tải:
Cẩm Xuyên là huyện có tuyến quốc lộ 1A chạy qua trung tâm huyện
nên việc phát triển hệ thống đường được chú trọng hơn đối với công cuộc
phát triển kinh tế trên toàn huyện. Đến nay hệ thống đường giao thông trong
toàn huyện có tổng chiều dài là 938km, trong đó đường nhựa, bê tông chiếm
426km, và đường cấp phối là 512km. Hệ thống đường ven biển được bộ quốc
phòng và các dự án trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển mạnh nâng cao chất
lượng phục vụ nhân dân phát triển kinh tế.
+ Giáo dục:
Trong những năm gần đây ngành giáo dục ở Cẩm Xuyên đã có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
3
Trường học mẫu giáo tăng so với 2010, từ 189 trường lên 191 trường.
Toàn huyện có 31 trường Tiểu học
20 trường Trung học cơ sở.
5 trường Trung học phổ thông.
Huyện đã phổ cập Tiểu học và Trung học cơ sở.
Đa số người dân có trình độ dân trí cao.
+ Công tác y tế:
Toàn huyện có một bệnh viện lớn là Bệnh viện Cẩm Xuyên, có trạm y
tế ở các xã, các thôn đều có y tá chăm sóc sức khỏe cho người dân. Số cán bộ
y tế trên toàn huyện được nâng cao về chất lượng phục vụ và tăng về số lượng

đến 287 cán bộ. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền
dưới nhiều hình thức, kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ
thuật đã làm giảm tỷ lệ phát triển dân số hàng năm.
- Tình hình sản xuất nông nghiệp
+ Ngành trồng trọt
Trong tổng diện tích đất đai tự nhiên của Cẩm Xuyên có 635,6km
2
thì
có đến 130km
2
dùng cho đất nông nghiệp (các loại đất này dùng để trồng cây
hàng năm, cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi…) chiếm tỷ lệ 20,4% tổng diện
tích của toàn huyện và là một huyện có nghề nông truyền thống.
Với tổng diện tích dành cho đất nông nghiệp gần 80%, phân bố khắp 20
đơn vị xã, thị trấn toàn huyện (trừ Cẩm Nhượng). Gần 10.000 ha đất trồng cây
nông nghiệp ngắn ngày, phân bố trên 26 đơn vị xã thị trấn. Đất đai nông
nghiệp dành cho cây lâu năm chiếm 2877,34 ha, thường là đất vườn màu mỡ
được chăm bón cẩn thận. Ngoài ra, trên đất trồng Cẩm Xuyên còn có khoai,
sắn, đậu, lạc là loại cây củ có giá trị kinh tế cao.
Đất đai thuộc địa hình đồi núi chiếm 3/5 tổng diện tích tự nhiên của
toàn huyện: 37.700 ha, Trong đó 30.006,34 ha đất dành cho lâm nghiệp. Đất
lâm nghiệp phân bố khắp 20 xã, thị trấn trong toàn huyện.

4
+ Ngành chăn nuôi
Là một huyện thuần nông nên việc phát triển đàn trâu, bò được chú
trọng hơn. Tính đến đầu năm 2011 tổng đàn trâu là 8.423 con và tổng đàn bò
là 11.307 con tăng so với tổng đàn cùng kỳ năm trước. Tổng đàn bò cày kéo

là 9.050 con phục vụ cho nhu cầu cày kéo trên toàn huyện, giảm so với 2 năm
trước tổng đàn bò cày kéo là 10.598 con, do công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nên máy móc dùng trong nông nghiệp tăng lên làm nhu cầu về sức
cày kéo của đàn gia súc giảm xuống.
Tổng đàn lợn trên địa bàn tính đến cuối năm 2010 là 65.807 con, tăng
so với những năm trước đây, do quy mô chăn nuôi trang trại tập trung, quy
mô lớn ngày càng được mở rộng như: CP, Mitraco… tổng đàn lợn sẽ tiếp tục
tăng trong thời gian tới bởi các công trình chăn nuôi đang được đầu tư mở
rộng, cụ thể phải tính đến trang trại lợn giống của Mitraco đang được xây
dựng trên địa bàn xã Cẩm Minh có diện tích là 18 ha, thời gian hoàn thành là
tháng 7 năm 2014, đủ sức cung cấp cho các trang trại trên địa bàn huyện và
trong tỉnh. Được sự đầu tư mạnh mẽ như vậy sẽ làm tăng số lợn một cách
nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thịt trên địa bàn toàn huyện và từng bước giải
quyết nhu cầu lao động vốn được xem là dồi dào trong huyện.
* Công tác thú y: Huyện Cẩm Xuyên hàng năm đã tổ chức tốt kế hoạch
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống
và kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt.
Hiện nay, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, góp phần làm
giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Hàng năm vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10,
Trạm thú y huyện Cẩm Xuyên kết hợp với thú y cơ sở ở các xã tiến hành tiêm
phòng tất cả đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và chó.
Với trâu, bò: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng.
Với Lợn: Tiêm vaccine Tụ dấu, Dịch tả, Tai xanh
Với gia cầm: Tiêm vaccine cúm H
5
N
1
, Newcastle
1.1.3. Quá trình thành lập và phát triển trại lợn Anh Đức

- Quá trình thành lập
5
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức được thành lập ngày
16 tháng 08 năm 2010. Giám đốc công ty là bà Trần Thị Việt Hà, công ty chăn
nuôi theo hướng trang trại tư nhân và được sự hố trợ của công ty chăn nuôi CP
Việt Nam về con giống, kỹ thuật chăn nuôi cũng như đầu ra cho công ty.
Sau hơn 3 năm sản xuất trại đã nuôi và xuất 23.015 con lợn thịt
- Cơ sở vật chất của trang trại
Khu chăn nuôi của công ty được bố trí trên một khu đất cao, dễ thoát
nước và được bố trí cách xa khu hành chính cũng như khu dân cư. Chuồng
trại được xây dựng với những yêu cầu kỹ thuật cao, theo tiêu chuẩn của công
ty chăn nuôi CP. Hướng chuồng trại theo hướng Đông Tây - Nam Bắc.
Chuồng có hệ thống làm mát hiện đại, ngoài ra công ty còn hệ thống phun
nước trên mái có tác dụng chống nóng cho lợn rất tốt vào mùa hè, hệ thống
quạt gió đảm bảo độ thông thoáng cao. Tất cả hệ thống quạt điện, máy bơm
nước đều được điều khiển bằng hệ thống cầu giao tự động. Ngoài ra công ty
còn đầu tư thêm 1 trạm biến áp 2 pha và 2 máy phát điện 3 pha đảm bảo cho
công ty có điện phục vụ sản xuất 24/24 giờ.
Khu vực dành cho chăn nuôi có tổng diện tích 15000m
2
được bố trí
thành 8 dãy chuồng cho lợn thịt.
Ngay cạnh khu sản xuất là phòng kỹ thuật với đầy đủ các dụng cụ chăn
nuôi từ đơn giản đến hiện đại, thuốc sát trùng và thuốc thú y…
Tiếp đến là dãy nhà kho chứa thức ăn chăn nuôi và vật tư xây dựng.
Tiếp đến là khu nhà làm việc của ban lãnh đạo, khu vực nhà ở cho công
nhân và dãy nhà ăn.
- Cơ cấu tổ chức của trang trại
Toàn công ty có 14 người với cơ cấu như sau:
- 1 Giám đốc phụ trách chung

- 1 Phó giám đốc
- 1 Kỹ sư
- 1 Kế toán kiêm thủ quỹ
- 1 Người quản lí về hậu cần
- 8 Công nhân trực tiếp đứng chuồng
- 1 Bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty.
6
- Tình hình sản xuất của trang trại
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất của công ty năm 2011, 2012 và 2013
Sản xuất ĐVT 2011 2012 2013
Lợn thịt Con 6250 7660 6300
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, tạo điều kiện về con giống và các loại thuốc đặc trị
những bệnh thường gặp trên đàn lợn và các loại vaccine cũng như cán bộ kỹ
thuật cho trại.
Trại có vị trí địa lý khá thuận lợi về cả giao thông vận tải và giao lưu
với dân cư quanh vùng. Đồng thời sản phẩm của trại được công ty CP Việt
Nam tiêu thụ.
Ban lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình, đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đội ngũ
công nhân nhiệt tình có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Toàn bộ công nhân viên
trong trại là một tập thể đoàn kết, có ý thức trách nhiệm cao và có lòng yêu nghề.
1.1.4.2. Khó khăn
Kinh phí đầu tư cho sản xuất còn hạn hẹp, trang thiết bị thú y còn thiếu
và chưa đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.
Do trại nằm giữa địa bàn đông dân, thời tiết diễn biến phức tạp cho nên
chưa tạo được vành đai phòng dịch triệt để.
Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao trong mùa mưa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn nói chung và vi khuẩn đường hô hấp nói riêng phát
triển mạnh, dẫn đến vật nuôi dễ bị mắc bệnh đường hô hấp và bệnh tiêu chảy

với tỷ lệ nhiễm rất cao.
Mật độ lợn trong chuồng nuôi quá cao tạo điều kiện cho mầm bệnh
phát triển và lan truyền trong đàn
1.1.4.3. Phương hướng sản xuất
Tăng cường công tác thú y, thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh
một cách chặt chẽ hơn.
Tăng số lượng lợn thịt xuất ra trong năm bằng cách không để chuồng
trống trong thời gian dài, có kế hoạch xuất nhập lợn hợp lý.
7
1.2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, tôi đã căn cứ vào
kết quả điều tra tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức
- Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh và mục đích bản thân trong thời gian làm chuyên đề.
Từ đó, tôi đã đề ra nội dung công việc phải hoàn thành như sau:
- Tham gia nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn.
- Tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn của công ty.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh đặc biệt là những lợn có biểu hiện ho khó
thở vào sáng sớm và về đêm.
- Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học trên đàn lợn của công ty.
- Tham gia vào các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian thực hiện đề tài tôi
đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
- Xây dựng đề cương chi tiết cho quá trình thực tập.
- Lên kế hoạch phù hợp với nội dung trên, phù hợp với tình hình sản
xuất chăn nuôi.
- Theo dõi các chỉ tiêu nằm trong phạm vi mà mình quan tâm.
- Tham khảo ý kiến và những kinh nghiệm quý báu từ cán bộ kỹ thuật
và công nhân tại trại.

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của thầy giáo hướng dẫn.
- Nhiệt tình khiêm tốn học hỏi, vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn sản xuất để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức.
- Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi từ
cán bộ, công nhân viên trong công ty và người dân trong vùng, không ngại
khó khăn, vất vả.
- Thực hiện đúng kỹ thuật chăn nuôi, bám sát cơ sở sản xuất.
- Tuân thủ nội quy của trường, của trại.
8
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Tham gia công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt tại trại như:
Cho lợn ăn theo đúng khẩu phần ăn của lợn, tham gia che chắn chuồng trại
ấm áp về mùa đông bằng cách che gian mát và giảm số lượng quạt, thoáng
mát về mùa hè dựa vào nhiệt độ môi trường để tăng số lượng quạt và bật giàn
mát khi nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cho phép, không để chuồng trại ẩm ướt,
theo dõi tình hình sức khỏe của đàn lợn.
1.2.3.2. Công tác thú y
- Công tác vệ sinh thú y
Vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng quyết định tới
thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều vấn đề như vệ sinh chuồng nuôi,
vệ sinh đất, nước và môi trường xung quanh công ty… Hiểu được tầm quan
trọng của vệ sinh, nên trong suốt quá trình thực tập, tôi luôn phối hợp với
công nhân viên tiến hành vệ sinh:
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang
mầm bệnh: Ruồi, chuột từ đó ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.
- Hàng ngày, tôi cùng công nhân vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng.
- Công tác phòng bệnh
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”đã cho ta thấy tầm quan

trọng của công tác phòng bệnh. Trong đó công tác tiêm phòng vaccine cho đàn
lợn đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh. Tiêm vaccine cho đàn gia
súc sẽ tạo thành miễn dịch đặc hiệu chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự
xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tiêm phòng các loại vacxin: Dịch tả lợn, lở mồm long móng
Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng khi thời tiết mát mẻ,
công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận.
Bảng 1.2: Lịch phòng bệnh cho đàn lợn thịt
TT Loại bệnh Thời gian tiêm Loại vacxin Liều lượng
1 Dịch tả 5 và 9 tuần tuổi Aftopor 2ml/con
2 Lở mồm long móng 7 và 11 tuần tuổi Colapest 2ml/con

9
- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
- Công tác chẩn đoán
Chẩn đoán kịp thời và chính xác là việc làm hết sức quan trọng, mang
lại hiệu quả điều trị cao, giúp cho con vật nhanh chóng hồi phục, giảm tỷ lệ
chết, giảm thời gian dùng thuốc. Do vậy, giảm thiệt hại kinh tế cho người
chăn nuôi.
Hàng ngày, tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, quan sát tất
cả các ô chuồng, phát hiện những biểu hiện bất thường. Khi mới mắc bệnh,
lợn không biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, ăn ít
hoặc bỏ ăn, sốt, lười hoạt động.
Do vậy, để chẩn đoán chính xác không chỉ dựa vào những biểu hiện
bên ngoài, mà còn cần phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của cán bộ kỹ thuật.
- Công tác điều trị
Trong thời gian thực tập tại công ty, đây là dịp quan trọng để tôi thực
hành những gì đã được học tại nhà trường. Chúng tôi đã tiến hành điều trị và
thu được những kết quả như sau:
- Bệnh tiêu chảy ở lợn

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn giai đoạn sau cai sữa có thể
là: E. coli, Rotavirus. Ngoài ra các yếu tố stress do quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng (mất đi nguồn sữa mẹ, thay đổi thức ăn, chuồng trại, trộn bầy ) là
nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến tiêu chảy trên lợn sau cai sữa. Ở giai
đoạn cai sữa, lợn con mất đi sự bảo vệ từ sữa mẹ, cộng với tác động của các
yếu tố stress nên sức đề kháng với bệnh bị suy giảm, tạo cơ hội để vi khuẩn
Escherichia coli gia tăng phát triển và gây tiêu chảy sau cai sữa.
Trong quá trình theo dõi chúng tôi đã phát hiện được 182 con lợn có
biểu hiện:
+ Lợn mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn có khi bỏ ăn, có trường hợp sốt.
+ Ỉa chảy liên tục, phân xám hoặc vàng xám, mùi khắm dính bết đầy
quanh hậu môn, đuôi, khoeo chân, sàn chuồng hay thành chuồng.
+ Da khô, lông xù, nhợt nhạt.
Chúng tôi xác định đây là bệnh tiêu chảy ở lợn và điều trị bằng một
trong những phương pháp sau:
+ Nor 100 1ml/8 - 10kg thể trọng/ngày.
10
+ Norflox 1ml/10 - 20kg thể trọng /ngày.
Tiêm bắp thịt liên tục 3 - 5 ngày, kết hợp với Anagine - C hoặc Glucose
- C và điện giải. Kết quả 180 con khỏi bệnh đạt 98,90%.
- Bệnh viêm khớp
Đặc điểm:

Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què
ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn
thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và
các thay đổi khớp. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất
chuồng, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, đồng thời bệnh làm cho lợn
tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn.
Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram +, Streptococcus suis

gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra
trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng
“yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
Do con vật cọ xát vào thành ô chuồng gây tổn thương khớp hoặc có
thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình điều trị bệnh.
Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy 20 con lợn có biểu hiện như:
+ Lợn bị què, đi lại khó khăn, lười vận động hoặc không vận động, lợn
ăn uống kém.
+ Khớp sưng to, đỏ, nóng.
Các triệu chứng trên cho thấy, đây là bệnh viêm khớp, đã tiến hành
điều trị bằng một trong kháng sinh sau:
+ Vetrimoxin 1ml/8kg thể trọng/ngày tiêm bắp
Kết quả: 16 con khỏi bệnh, tỷ lệ đạt 80%.
- Bệnh ghẻ
Nguyên nhân: Thường do ký sinh trùng Sacroptes scabiei suis sống ký
sinh trên da gây ra. Nhẹ chỉ gây ngứa, nặng thì làm tổn thương da, phổ biến
là ở 2 tai lợn.
Đặc điểm: Đây là bệnh ký sinh trùng dưới da của lợn do loại ghẻ ngứa
Sarcoptes suis gây nên, kèm theo viêm da mãn tính với triệu chứng ngứa,
hình thành các nếp nhăn và vẩy dầy. Chúng đào hang dưới da, ăn tế bào biểu
bì và dịch tế bào, ở nơi ghẻ đào hang có biểu hiện ngứa, da bị đỏ, thân nhiệt
tăng. Thường thấy biểu hiện trên ở vùng da quanh mắt, má và tai, sau đó lây
11
qua vùng lưng, bụng và các phần khác. Nếu không điều trị kịp thời da sẽ dầy
lên, mất đàn tính dễ vỡ và bị dồn thành nếp, lông rụng dần, dẫn đến da bị
sừng hoá. Đôi khi quan sát thấy bị ghẻ toàn thân, trong trường hợp này lợn
giảm ăn, gầy, chậm lớn, có khi chết do nhiễm trùng.
Chúng tôi thấy có 10 con lợn ở các lứa tuổi khác nhau có biểu hiện trên
và đã dùng Ivermectin liều 1ml/5kg thể trọng, kết hợp với tắm ghẻ cho con
bệnh và những con cùng ô chuồng bằng Sibasil, thấy hiệu quả tương đối tốt.

Có 7 con khỏi bệnh hoàn toàn đạt 70%.
1.2.3.3. Công tác khác
+ Chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn của trại.
+ Tiêm bổ sung sắt cho lợn còi, thiếu máu.
+ Thiến lợn đực mà bên trại nái thiến sót.
+ Phẫu thuật Hecni lợn con và Apxe lợn.
+ Chuyển lợn qua các ô chuồng, cân bán.
Bảng 1.3: kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Đơn
vị tính

Số
lượng
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Công tác chăn nuôi Sống
Con 400 392 98
2. Công tác thú y
2.1. Phòng bằng vacxin

An toàn
Dịch tả Liều 1130 1130 100
Lở môm long móng Liều 1130 1130 100
2.2. Điều trị bệnh Khỏi
Bệnh tiêu chảy Con 182 180 98,90

Bệnh Viêm khớp Con 20 16 80
Bệnh Ghẻ Con 10 7 70
3. Công tác khác Đạt yêu cầu

Phẫu thuật Apxe Con 4 4 100
Phẫu thuật Hecni Con 7 7 100
Thiến Con 13 13 100
12
1.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập tại trại lợn thịt của Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, với sự giúp đỡ tận tình của
ban lãnh đạo trại và cán bộ kỹ thuật cùng công nhân trại, thầy giáo hướng
dẫn. Em đã có điều kiện được tiếp xúc với thực tế sản xuất và nâng cao kiến
thức về thực tế, rèn luyện tác phong làm việc tốt. Mặc dù kết quả đạt được
chưa cao nhưng bước đầu hình thành kinh nghiệm cho bản thân.
Về chuyên môn: Cần học hỏi kiến thức về chuyên môn nhiều hơn và
sâu hơn nữa, đặc biệt là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải cố gắng bám
sát cơ sở, mô hình trang trại.
Về công tác quản lý tổ chức: Để làm tốt công tác kỹ thuật người cán bộ
không những cần giỏi về chuyên môn, vững tay nghề mà còn cần phải có
trình độ tổ chức thực hiện công việc. Cụ thể phải biết vận động công nhân, bà
con nông dân tiếp thu thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp và phát triển
nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Vậy mỗi sinh viên sau khi ra trường phải nắm chắc về chuyên môn và có
khả năng tổ chức quản lý tốt.
1.3.2. Kiến nghị
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, qua phân tích, đánh giá và
bằng những hiểu biết của mình, tôi có một số đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi của công ty như sau:
- Trại chăn nuôi cần thêm các trang thiết bị hiện đại hơn để phục vụ cho
công sản xuất tốt hơn.
- Nên cách ly lợn ốm ngay khỏi đàn lợn khi con vật có những dấu hiệu
bệnh đầu tiên

- Cần thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ hơn khâu vệ sinh chăn nuôi
cũng như quy trình phòng bệnh.
- Việc sử dụng kháng sinh cần có kế hoạch hơn, tránh sử dụng bừa bãi.
- Công ty cần có những chính sách khuyến khích tinh thần làm việc có
trách nhiệm của công nhân hơn nữa.

13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
“Đánh giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội
chứng hô hấp ở lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Anh Đức - Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển, nó không chỉ
cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang lại
thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân.
Chăn nuôi lợn là một nghề quan trọng gắn liền với đời sống của người nông
dân. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước cùng với xu
hướng phát triển của xã hội thì chăn nuôi lợn cũng chuyển từ loại hình chăn
nuôi nông hộ dần sang tập trung trang trại. Giúp cho ngành chăn nuôi lợn đạt
được bước phát triển không ngừng cả về chất lượng và số lượng. Mặt khác,
nước ta cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi lợn như có nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thức ăn, sự đầu
tư của nhà nước…
Bên cạnh những thuận lợi đó, thì ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít
khó khăn như phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, dịch bệnh xảy ra nhiều gây
tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp và

có nhiều diễn biến xấu. Trong những năm gần đây hội chứng hô hấp đã xuất
hiện phổ biến trên đàn lợn, nhất là trong điều kiện nuôi với số lượng nhiều,
mật độ nuôi cao như trong trại nuôi tập trung. Mặc dù tỷ lệ chết không cao
nhưng gây thiệt hại lớn về kinh tế, do lợn sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng
thức ăn thấp, bệnh thường kéo dài và chi phí thuốc điều trị lớn, đặc biệt bệnh
dễ lan rộng dẫn đến giảm hiệu quả chăn nuôi.
Hội chứng hô hấp hay xảy ra khi mật độ nuôi cao, khi bệnh đã xảy ra
việc khắc phục là khó khăn, do vậy để giảm thiệt hại do bệnh gây ra thì cần đề
cao công tác phòng bệnh và trị bệnh.
14
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình dịch bệnh và áp dụng quy trình phòng trị hội chứng hô hấp ở
lợn thịt tại trại lợn Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Anh Đức -
Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh”.
2.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được tình hình dịch bệnh nói chung và hội chứng hô hấp nói
riêng trên đàn lợn thịt của trại Anh Đức.
- Đánh giá công tác phòng và điều trị hội chứng hô hấp từ đó đưa ra
quy trình phòng và trị bệnh trên đàn lợn có hiệu quả.
2.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Bổ sung tư liệu về hội chứng hô hấp trên lợn và quy trình phòng và trị
hội chứng hô hấp cho các nghiên cứu tiếp theo về căn bệnh này.
- Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để xác định biện pháp phòng trị có hiệu quả, từng bước góp
phần vào việc khống chế hội chứng hô hấp gây ra, góp phần giảm thiệt hại
cho người chăn nuôi.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Vai trò chức năng của bộ máy hô hấp

Đối với tất cả các loài động vật thì một trong những yếu tố quyết định
sự sống là có đủ lượng O
2.
Trong 1 phút cơ thể động vật cần 6 - 8ml O
2

thải ra 250ml CO
2
. Để có được lượng O
2
thiết yếu và thải được lượng CO
2
ra
khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Hô hấp của cơ thể lợn được chia thành 3 quá trình:
- Hô hấp ngoài: Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.
- Hô hấp trong: Là quá trình sử dụng O
2
của mô bào.
- Quá trình vận chuyển CO
2
, O
2
từ phổi đến mô bào và ngược lại động
tác hô hấp được điều khiển bằng cơ chế thần kinh - thể dịch và được thực hiện
bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu,
họng, khí quản, phế quản) và phổi.
15
Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân

bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đường hô hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn
trong không khí. Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp lông rung luôn chuyển
động hướng ra ngoài do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngoài.
Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các
thành phần lạ có trong không khí. Khi có vật lạ cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi
nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đường hô hấp.
Khí O
2
sau khi vào phổi và khí CO
2
thải ra được trao đổi tại phế nang.
Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí.
2.2.1.2. Những hiểu biết chung về hội chứng hô hấp
2.2.1.2.1. Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra
Vi khuẩn Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra
bệnh tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm, trong đó có lợn. Tuy nhiên
Pasteurella multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây nên
bệnh viêm phổi lợn
Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida xuất hiện rộng khắp trên thế
giới nhưng bệnh hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước có khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Hàn Quốc, Việt Nam Vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp của lợn do
vậy thường rất khó tiêu diệt. Vi khuẩn Pasteurella multocida thường kết hợp
với những tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoiae làm cho
quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp.
+ Cơ chế sinh bệnh:
Vi khuẩn Pasteurella multocida tồn tại trong môi sinh, đặc biệt là trong
đất, phân, nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống qua đường tiêu hóa, qua
không khí vào đường hô hấp. Một số lợn khỏe trong đàn cũng mang vi khuẩn

Pasteurella multocida ở họng, hạch Amidan (đường hô hấp trên). Khi cơ thể
suy giảm sức đề kháng do chịu tác động của các yếu tố stress, vi khuẩn có sẵn
ở lợn khỏe tăng độc lực, sinh sản tự tăng lên gây bệnh cho cơ thể. Lợn bị bệnh
là nguồn reo rắc mầm bệnh cho đàn. Vi khuẩn sau khi nhiễm vào cơ thể, cư
trú ở hạch phổi, hầu, phát triển, sản sinh các yếu tố độc lực, gây viêm phổi,
16
hoại tử phổi, xâm nhập vào máu đến các cơ quan nội tạng làm vỡ thành mạch
gây tụ huyết, xuất huyết.
Bệnh có thể truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua đường hô
hấp khi lợn thở hoặc truyền gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước
uống. Từ một cơ sở bị bệnh có thể lây sang các vùng lân cận do vận chuyển
lợn hoặc các chất thải chăn nuôi và di chuyển của con người. Hiện tượng
truyền bệnh từ mẹ sang lợn con qua nhau thai và qua tiếp xúc trực tiếp đều
phát hiện nhưng chưa tìm ra cơ chế lây truyền (Lê Văn Tạo, 2007) [11].
+ Triệu chứng:
Thể quá cấp tính: Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy
ở những lợn lớn. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là biểu hiện
để xác định độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh viêm phổi do Pasteurella
multocida hiếm khi gây ra chết đột ngột, hơn nữa bệnh viêm phổi do
Pasteurella multocida có thể tồn tại một thời gian dài.
Thể cấp tính: Thể này thường do vi khuẩn Pasteurella multocida
serotype B gây ra. Lợn mắc bệnh có biểu hiện khó thở, gõ vùng bụng có âm
“bịch, bịch”, sốt cao 41 - 42
0
C, ở thể này tỷ lệ chết cao. Khi chết có thể thấy
có những vết tím ở bụng.
Thể á cấp tính: Lợn lớn mắc bệnh ở thể này thường có triệu chứng ho
và thở thể bụng. Ho chính là chỉ tiêu xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thể mãn tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, con vật mắc bệnh thỉnh
thoảng xuất hiện ho hoặc không. Lợn mắc bệnh thường ở lứa tuổi lớn (10 - 16

tuần tuổi).
+ Bệnh tích:
Bệnh tích thường xuất hiện ở thùy đỉnh và mặt trong của phổi, trong
khí quản có nhiều bọt khí. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức
phổi bị tổn thương sẽ có màu từ đỏ đến xanh xám. Trong các trường hợp bệnh
nặng có thể xuất hiện viêm phế mạc hoặc apxe ở các mức độ khác nhau. Khi
ở mức độ này thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực, phế mạc có
vùng mờ đục, khô. Đây chính là bệnh tích đặc trưng để phân biệt bệnh viêm
phổi do Pasteurella multocida và bệnh viêm phổi do Actinobacillus gây ra.
17
+ Chẩn đoán:
Việc chẩn đoán bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida gây ra chủ
yếu dựa vào xét nghiệm vi khuẩn học. Pasteurella multocida là vi khuẩn dễ
nuôi cấy từ những mẫu đưa đến phòng thí nghiệm. Các cơ quan, bộ phận có
thể phân lập vi khuẩn tốt nhất là dịch phế quản và những mô tế bào phổi đã bị
nhiễm bệnh được lấy ở phần tiếp giáp giữa tổ chức bị tổn thương và tổ chức
bình thường. Hoặc ngay cả những mẫu dịch ngoáy mũi được lấy bằng tăm
bông cũng rất tốt cho việc phân lập vi khuẩn. Với những bệnh phẩm trên thì
vi khuẩn Pasteurella multocida có thể được phân lập trong phòng thí nghiệm
với những phương tiện tối thiểu nhất. Thường có thể tìm thấy vi khuẩn khi
cấy trực tiếp trên đĩa thạch máu.
+ Phòng bệnh:
Đã có vaccine vô hoạt để phòng bệnh viêm phổi do Pasteurella
multocida gây ra.
+ Điều trị:
Do Pasteurella multocida có nhiều biến chủng kháng lại các loại kháng
sinh thông thường, vì vậy muốn điều trị có hiệu quả cao cần phải làm kháng
sinh đồ để chọn loại kháng sinh có hiệu quả.
Khi gia súc bị bệnh cần phải chẩn đoán đúng, dùng thuốc càng sớm
càng tốt khi con vật vẫn đang khỏe mạnh và vi khuẩn chưa gây tác hại nhiều.

Khi dùng kháng sinh điều trị phải dùng liều cao ngay từ đầu trước khi xuất
hiện triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Một số kháng sinh đã được dùng có hiệu quả cho điều trị bệnh do
Pasteurella multocida là Lincomycin - Spectinomycin, Steptomycin + Penicillin,
Kanamycin, và một số Cephalosporrin và Quinolone như: Enrofloxaxin, Danofloxacin…
Ngoài ra dùng các thuốc trợ sức trợ lực như: Cafein, Natribenzoat,
Muntivit - fort, Bcomplex và một số thuốc khác hoặc chất điện giải.
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại kháng sinh đối với bệnh
viêm phổi có nguyên nhân là vi khuẩn Pasteurella multocida thường dùng các
loại kháng sinh như: Oxytetracylin 11mg/kg thể trọng/ngày; linco-gen
1ml/10kg thể trọng/ngày; Kanamycin 1ml/10kg thể trọng/ngày; Supmotic
18
1ml/5kg thể trọng/ngày và một số loại kháng sinh khác. Tuy nhiên, việc điều
trị bằng loại kháng sinh ngày càng trở nên khó khăn và tỷ lệ khỏi bệnh ngày
càng thấp. Có tình trạng này là do tính kháng thuốc của vi khuẩn Pasteurella
multocida ngày càng mạnh
2.2.1.2.2. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn
Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn là bệnh đường hô hấp lây lan mạnh,
bệnh thường gây chết lợn, chủ yếu là lợn choai. Đặc trưng của bệnh là ho, khó
thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng cao. Lợn chết với bệnh tích phổi bị gan
hoá và viêm dính thành ngực.
+ Mầm bệnh:
Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
+ Cơ chế gây bệnh:
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae là tác nhân gây bệnh với
nhiều cơ chế tác động đã được biết rõ như: Vi khuẩn này có khả năng giải
phóng ra Enzym protease có khả năng phân hủy hemoglobin, sắc tố vận
chuyển oxy trong máu. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn
này cho phép chúng lấy đi sắt trong vật chủ. Chúng có khả năng sinh ra ngoại
độc tố và nội độc tố. Ngoài ra, bản thân vi khuẩn cũng có bao bọc bởi một lớp

giáp mô có tác dụng bảo vệ vi khuẩn bởi các tế bào bảo hộ của vật chủ (Stan
Done, 2002) [18]
+ Triệu chứng lâm sàng:
Vi khuẩn gây bệnh ở lợn với 3 thể chủ yếu: Thể quá cấp, thể cấp tính
và thể mãn tính (Taylor,D,J, 2005) [26]
- Thể quá cấp
Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tách riêng khỏi đàn, sốt cao (41,5
0
C), tần số
hô hấp tăng, thở khó mạch đập tăng và trụy tim mạch. Lợn bệnh có bọt máu
lẫn trong dịch mũi, nước dãi ở giai đoạn cuối của bệnh.
Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn bệnh chết sau 24 giờ sau khi có dấu hiệu
bệnh. Trước khi chết có dấu hiệu tai, mũi, da ở vùng mỏng như da đùi, da
bụng tím xanh thành từng mảng. Một số trường hợp lợn có thể chết mà không
có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
19
- Thể cấp tính
Triệu chứng tương tự như thể quá cấp tính nhưng tiến triển chậm hơn.
Lợn sốt cao trên 41
0
C ho, khó thở, thở thể bụng, bụng hóp lại, lợn ỉa chảy nôn
mửa, mắt có dử đôi khi nhầm với dịch tả.
Thể cấp tính đa số lợn chết, lợn chết trong vòng 1 - 4 ngày. Lợn sống
sót có thể phục hồi hoàn toàn hoặc có thể phát triển thành thể mãn tính.
- Thể mãn tính
Thể này xuất hiện sau khi dấu hiệu cấp tính mất đi. Lợn sốt nhẹ (40,5 -
41
0
C), hay nằm, lúc ăn lúc bỏ ăn, ho kéo dài, thở thể bụng, da nhợt nhạt, lông
xù, gầy còm, tăng trọng kém, mắt có dủ, dịch mũi đặc và đục.

+ Bệnh tích:
- Thể quá cấp
Lợn chết không có bệnh tích điển hình lợn vẫn to béo
- Thể cấp tính và mãn tính
Màng phổi viêm dính fibrin kèm theo chảy máu và dịch. Viêm màng
bao tim, viêm phổi dính sườn, tích nước vàng đục có lấn máu ở trong ngực.
Phổi có màu sẫm và cứng lại (phổi bị gan hóa). Các ổ áp xe chứa đầy mủ nằm
rải rác khắp phổi, có bọt khí lấn máu trong đường hô hấp.
+ Chẩn đoán:
Dựa trên kết quả nghiên cứu về lịch sử bệnh của đàn, triệu chứng lâm
sàng, điều tra bệnh tích, phân lập vi khẩn trong phòng thí nghiệm. Với lợn
sống có thể lấy dịch ngoáy mũi để xét nghiệm và chẩn đoán, lợn chết có thể
lấy mẫu bệnh phẩm là phổi để xét nghiệm, phân lập vi khuẩn gây bệnh.
- Chẩn đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh
Dựa vào những biểu hiện lâm sàng và triệu chứng bệnh tích của bệnh
phân biệt với bệnh: Tụ huyết trùng, suyễn, cúm lợn, bệnh liệt cầu khuẩn.
- Chẩn đoán vi khuẩn học
Kiểm tra trên kính hiển vi: Vi khuẩn hình cầu trực, bắt màu gram âm.
Bồi dưỡng, phân lập trong các môi trường: Bệnh phẩm là phổi nuôi cấy trên
môi trường thạch máu và các môi trường khác để kiểm tra đặc tính sinh hóa
dung huyết, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, Indol (-),
Glucose (-), Urease (+), Maltose (+), Mannitol, Mannose, Xlose (+)…

×