Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện hà trung, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.31 KB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ MAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN HÀ TRUNG
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
2
NGHỆ AN, NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ MAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC TIỂU HỌC HUYỆN HÀ TRUNG
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HÙNG
NGHỆ AN, NĂM 2014
4
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm kính trọng và chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:
Phòng Đào tạo sau đại học, Hội đồng khoa học, các giảng viên của
Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Hà Văn Hùng,
người đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp nghiên
cứu và trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin được cảm ơn Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT


huyện Hà Trung; Các cơ sở giáo dục trong toàn huyện; Các Phòng, Ban chuyên
môn của HUYỆN UỶ, HĐND, UBND huyện Hà Trung; Đảng uỷ, HĐND, UBND
các xã, Thị trấn trên địa bàn huyện Hà Trung; Các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp, trao đổi của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp và độc giả để
luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Mai
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Khách thể đối tượng nghiên cứu 4
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Những dự kiến đóng góp của đề tài 5
8. Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác XHH GD tiểu học 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 11
1.3. Công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay 17
1.4. Quản lý công tác xã hội hoá giáo dục tiểu học 32

Kết luận chương 1 37
Chương 2. Thực trạng quản lý công tác XHH GD tiểu học huyện Hà
Trung - tỉnh Thanh Hóa 38
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa và
kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 38
2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học ở huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa 41
2.3. Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện
Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 46
2.4. Đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện
Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 50
Kết luận chương 2 54
7
Chương 3. Một số giải pháp quản lý công tác XHH GD tiểu học huyện
Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa 56
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 56
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 56
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tính toàn diện 56
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 56
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 56
3.2. Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa 57
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về chủ trương xã hội
hóa giáo dục trong đó có giáo dục tiểu học 57
3.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ quan quản lý
Nhà nước và sự chỉ đạo ngành GD trong việc thực hiện XHH GD
61
3.2.3. Quản lý việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã
hội đầu tư cho trường tiểu học 67
3.2.4. Quản lý việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đổi

mới quản lý Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục 72
3.2.5. Phát huy hiệu quả phối kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục (nhà
trường, gia đình, xã hội) trong quản lý công tác xã hội hóa giáo
dục tiểu học 75
3.2.6. Đổi mới xây dựng kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục 79
3.2.7. Tăng cường đổi mới công tác quản lý tài chính XHH GD, phát
huy dân chủ hóa trường học 80
3.2.8. Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong việc
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục 83
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp 86
3.4. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 87
3.4.1. Những kết quả ban đầu của việc triển khai công tác XHH GD ở trường
tiểu học Thị trấn Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa 87
3.4.2. Thăm dò tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 90
9
Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD Giáo dục
XHH Xã hội hóa
XHH GD Xã hội hóa giáo dục
XHHT Xã hội học tập
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
ĐH,CĐ Đại học,Cao đẳng

ĐHSP Đại học Sư phạm
TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng
TTGDTX-DN Trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế xã hội
GV Giáo viên
CBGV Cán bộ giáo viên
CBQL Cán bộ quản lí
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
BDTX Bồi dưỡng thường xuyên
CSVC Cơ sở vật chất
HCMHS Hội cha mẹ học sinh
HĐGD Hội đồng giáo dục
PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học
PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
PHHS Phụ huynh học sinh
QLGD Quản lý giáo dục
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
CNTT Công nghệ thông tin
Pl-1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục (GD) luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội, có vai trò
quyết định tương lai của mỗi người và của mỗi quốc gia, cho nên nó là nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Theo K.Marx “Con người là sự tổng
hòa các mối quan hệ xã hội”, nhân cách của con người phải được hình thành
dưới tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Tức là phải xã hội hóa giáo

dục (XHH GD) nhân cách con người. Đó vừa là yêu cầu, vừa là cơ sở biện
chứng của quá trình XHH GD. Làm cho hoạt động GD trở thành một hoạt động
rộng lớn, sâu sắc, toàn diện, thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
(kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật…). Vì thế không phải xem GD
như là một đối tượng tác động của xã hội hóa (XHH) mà là “XHH cách làm
GD”. XHH GD không chỉ đơn thuần là việc huy động nhân dân đóng góp
tiền của, vật chất mà là một chủ trương mang tính toàn diện và đồng bộ. Vì
vậy, XHH GD là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện chiến lược phát triển GD
nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Trong tương lai, nền GD của nước nhà cũng phải hướng tới những tư tưởng
của nền GD hiện đại. GD phải dựa trên bốn trụ cột (UNESCO đã xác định 4 trụ
cột giáo dục trong thế kỉ XXI đó là): Học để biết, học để làm, học để cùng chung
sống với nhau và học để tự khẳng định mình. Bốn trụ cột này phải đặt trên nền
tảng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập (XHHT).
Đặc biệt XHH công tác GD là tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà
nước ta. Tư tưởng đó được đúc kết từ bài học kinh nghiệm xây dựng nền GD
cách mạng và truyền thống hiếu học của dân tộc. Đề cao sự học và chăm lo việc
học hành của nhân dân ta suốt hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc. Tư
tưởng đó còn là sự tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm xây dựng và phát triển giáo
dục và đào tạo (GD&ĐT )của các nước trên thế giới.
Tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước về XHH GD đã được thể hiện
trong Văn kiện ở các kỳ Đại hội của Đảng và các Nghị quyết của Chính phủ. Cụ thể:
Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển
Pl-2
đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài
năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục” [23].
Văn kiện Đại hội X Đảng nhấn mạnh:“… thực hiện“chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã
hội hoá xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [24]. Văn kiện Đại hội XI của
Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương XHH GD là: “Hoàn thiện cơ chế, chính
sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực

trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học
tập suốt đời” [25 ].
Ngày 18 tháng 04 năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP
về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD. Ngày 24/6/2005, Bộ GD& ĐT đã ban
hành quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT phê duyệt đề án “Quy hoạch phát
triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
Luật GD năm 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Điều 12
về nội dung XHH GD nêu rõ: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự
nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát
triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình
thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham
gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm
chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục,
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [35].
Trên thực tế XHH GD không đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống
GD mà nó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược hoạch
định tương lai đất nước.
GD tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống GD quốc dân, là cấp học hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở các cấp
học tiếp theo. Đầu tư cho GD tiểu học là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương
lai, chuẩn bị lớp người lao động mới phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá(CNH) - hiện đại hoá (HĐH) đất nước.
Pl-3
Với đặc điểm “là một bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi”, GD
tiểu học gắn liền với chính sách dân trí và thực hiện Luật phổ cập GD.
Th c hi n các ch tr ng c a ng, Nh n c, t nh Thanh Hóa luôn quanự ệ ủ ươ ủ Đả à ướ ỉ
tâm n công tác XHH GD.T nh y, UBND v S đế ỉ ủ à ở GD& TĐ t nh Thanh Hóa ã cóỉ đ
nhi u ch tr ng, Ngh quy t, ch ng trình, án v XHH GD, ng th i tề ủ ươ ị ế ươ đề ề đồ ờ ổ

ch c th c hi n t hi u qu . ứ ự ệ đạ ệ ả Trong V n ki n i h i ng b t nh Thanh Hóaă ệ Đạ ộ Đả ộ ỉ
l n th 17 nhi m k 2010- 2015 ch rõ:“ y m nh xã h i hóa, huy ng ngu nầ ứ ệ ỳ ỉ Đẩ ạ ộ độ ồ
l c c a to n xã h i cho phát tri n giáo d c o t oự ủ à ộ ể ụ đà ạ y m nh phong tr ođẩ ạ à
khuy n h c, khuy n t i, xây d ng xã h i h c t p”ế ọ ế à ự ộ ọ ậ [44].
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách và Nghị quyết của
các cấp ủy Đảng, trong thời gian qua huyện Hà Trung đã có nhiều chủ trương,
giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã hội học tập(XHHT) và công
tác XHH GD,tập trung mọi nguồn lực cho GD&ĐT.Thường vụ Huyện ủy Hà
Trung đã có chỉ thị số 14-CT/HU (ngày 26/7/2005) Thông tri số 04 TT/HU
(ngày 05/8/2005) của Ban thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hà
Trung có nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển GD, xây dựng phong trào
XHH GD. UBND huyện có Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2000 –
2010, định hướng đến năm 2015” [16] [44].
Đại hội Đảng bộ huyện Hà Trung lần thứ XX nhiệm kỳ 2010- 2015 đã thực
hiện Chương trình hành động với nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội(KT-
XH), an ninh, quốc phòng Trong đó, lĩnh vực GD, đang được tập trung phát
triển toàn diện, vững chắc các cấp học, bậc học, ngành học về qui mô chất lượng
và hiệu quả…đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất(CSVC), xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia(ĐCQG), xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực.’’Đẩy mạnh phong trào XHH GD, khuyến học, xây dựng XHHT từ cơ sở
[16] [17].
Có thể nói công tác XHH GD ở huyện Hà Trung đã có những chuyển biến tích
cực, nhưng để thực sự phát huy được tác dụng của nó trong việc nâng cao chất lượng
học tập, điều kiện CSVC đáp ứng cho việc dạy và học là chưa cao.
Pl-4
Trước thực trạng đó, chúng tôi nhận thấy rằng việc tìm ra giải pháp đẩy
mạnh công tác XHH GD là một việc làm cần thiết đối với phong trào GD của
huyện nói chung và đặc biệt là cấp tiểu học nói riêng. Xuất phát từ tính cấp thiết
đó tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:“Một số giải pháp quản lý công tác xã hội
hoá giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa” làm đề

tài luận văn của mình. Hy vọng sẽ góp một phần nhỏ khắc phục những mặt hạn
chế, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động XHH GD ở huyện Hà Trung tỉnh
Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XHH GD tiểu học trên địa bàn
huyện Hà Trung, từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của huyện Hà
Trung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách th nghiên c uể ứ
V n qu n lý công tác XHH GD ti u h c trên a b n Huy nấ đề ả ể ọ đị à ệ .
3.2. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ
M t s gộ ố i i pháp qu n lí công tác ả ả XHH GD ti u h c ể ọ huy n ệ H Trungà ,
t nh Thanh Hóa.ỉ
4. Giả thuyết khoa học
Công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa sẽ
được đẩy mạnh nếu đề xuất và thực hiện các giải pháp quản lý có tính khoa học,
đồng bộ và khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý giáo dục(QLGD) tiểu học.
5.2.Khảo sát đánh giá thực trạng công tác XHH GD tiểu học của huyện Hà
Trung tỉnh Thanh Hóa.
5.3.Đề xuất một số giải pháp quản lí công tác XHH GD ở các trường tiểu
học của huyện Hà Trung.
5.4. Thăm dò tính khả thi của đề tài trong thực tiễn
Pl-5
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu về mặt lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa,
huyện Hà Trung và của các xã, phường thuộc huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa.
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản của Ngành GD&ĐT.

Nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan tới GD và XHH GD.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
Tiến hành khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng, vận dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn.
Tham khảo ý kiến, thu thập thông tin qua cán bộ và chuyên gia.
6.3. Ph ng pháp th ng kê toán h c: ươ ố ọ Dùng toán th ng kê i u tra,ố để đ ề
phân tích, ánh giá.đ
7. Những đóng góp của đề tài
7.1. Góp ph n l m sáng t c s lý lu n v qu n lý công tác XHH GDầ à ỏ ơ ở ậ ề ả
Ti u h c trên a b n Huy n.ể ọ đị à ệ
7.2. ánh giá c th c tr ng qu n lý công tác XHH GD Ti u h c t iĐ đượ ự ạ ả ể ọ ạ
huy n ệ H Trung - t nh Thanh Hóaà ỉ
7.3. xu t c các gi i pháp qu n lý nh m y m nh công tác XXHĐề ấ đượ ả ả ằ đẩ ạ
GD nói chung v Giáo d c Ti u h c nói riêng t i huy n à ụ ể ọ ạ ệ H Trung - t nhà ỉ
Thanh Hóa.
8. Cấu trúc luận văn
Ngo i ph n m u, k t lu n v t i li u tham kh o, lu n v n g m 3 ch ng.à ầ ở đầ ế ậ à à ệ ả ậ ă ồ ươ
Ch ng 1:ươ C s lý lu n c a v n qu n lý công tác XHH GD ti uơ ở ậ ủ ấ đề ả ể
h cọ
Ch ng 2:ươ Th c tr ng qu n lý công tác XHH GD ti u h c huy nự ạ ả ể ọ ệ Hà
Trung - t nh Thanh Hóaỉ .
Ch ng 3:ươ M t s gi i pháp ộ ố ả qu n lýả công tác XHH GD ti u h cể ọ
huy n H Trung - t nh Thanh Hóaệ à ỉ
Pl-6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Từ năm 1972, UNESCO đã đề ra quan điểm “Giáo dục suốt đời”, giáo dục

phải hướng mục tiêu đào tạo ra những người có đủ tri thức và kỷ năng, năng lực
và phẩm chất với tinh thần trách nhiệm đầy đủ của người công dân tham gia và
cuộc sống lao động” [45]. Vì vậy, phương hướng phát triển GD của các nước
trên thế giới trong thế kỷ XXI là: Tích cực chuyển nền GD sang hệ thống học
tập suốt đời; Phát triển các chương trình GD hướng mạnh vào tính cá nhân; Làm
cho hệ thống GD đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại (đa dạng, mềm dẻo,
liên thông) Tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là thông qua phát triển
GD&ĐT, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội của đất nước
mình. Vì vậy phát triển sự nghiệp GD&ĐT không chỉ riêng của Nhà nước và của
Ngành GD&ĐT mà là nhiệm vụ chung của mọi lực lượng xã hội. Mỗi quốc gia,
tùy thuộc đặc điểm riêng của mình đều có những hình thức làm GD theo một
cách riêng. Dưới đây, chúng tôi xin khái quát về cách làm GD của một số nước
trên thế giới, liên quan đến XHH GD.
Năm 1947, Nhật Bản đặt GD vào vị trí hàng đầu của các chính sách quốc
gia. Nhật Bản đẩy mạnh cải tổ hệ thống GD nhằm tạo ra một hệ thống GD mở
với mục đích tạo cho học sinh lòng ham học, tự chủ trong suy nghĩ, phát triển
những năng lực khác nhau nhằm tạo cơ hội thích hợp với nhu cầu học tập và
nghề nghiệp của học sinh, luôn dành cho địa phương và nhà trường quyền tự
chủ. Năm 1971, Nhật Bản thành lập Bộ GD, đề ra chính sách: Đối với các
trường tiểu học bắt buộc thì “sự bình đẳng” là nguyên tắc tối cao. Còn đối với
các trường sơ trung và cao trung thì nguyên tắc “tài năng” là cao nhất [45].
Quan điểm này không những xoá bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội về
GD, mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiềm năng của con người.
Pl-7
Để xây dựng xã hội học tập(XHHT), Chính phủ Nhật Bản đã lập ra Uỷ
ban Quốc gia về GD suốt đời. Ở Nhật Bản có hai hệ GD: GD nhà trường và GD
xã hội. GD nhà trường chính là hệ GD ban đầu, gồm trường mẫu giáo, trường
phổ thông và các loại hình trường đào tạo nghề từ trung cấp đến đại học. Nhật
Bản rất quan tâm đến hệ GD xã hội (GD tiếp tục) vì đây là hệ GD có tác dụng
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Từ năm 1991, Hoa Kỳ đã đưa ra một số nét lớn của chiến lược phát triển
GD, trong đó khẳng định việc biến nước Mỹ thành quốc gia của những học
sinh và biến các cộng đồng dân cư thành các cộng đồng học tập. Đến năm
2010, Mỹ đã xây dựng được các cộng đồng GĐ ngoài phạm vi nhà trường. Đây
là mô hình nhà trường kiểu mới mà vị trí đặc biệt trong thiết kế thuộc về tập
thể cộng đồng, giới doanh nghiệp và lao động. Nhà trường trở thành trung tâm
đời sống cộng đồng, tạo điều kiện cho việc học tập của mọi người không phải
chỉ ở nhà trường mà còn ở gia đình. Tổng thống Bill Clintơn đã có thông điệp
nói đến hiện đại hóa nền GD, mục tiêu học tập suốt đời và đề cao việc học tập
để đạt trình độ học vấn cao. Ông cũng nói đến việc mở rộng các biên giới của
việc học suốt đời để người Mỹ ở độ tuổi nào cũng có cơ hội học tập, yêu cầu
khấu trừ thuế lên tới 10.000 USD/năm cho toàn bộ học phí ở cao đẳng và đại
học để mọi gia đình không phải đóng thuế với khoản tiền mà họ tiết kiệm được
để giành đóng học phí vào đại học(ĐH) và cao đẳng(CĐ). Tuy phải đối phó
với nhiều vấn đề nhưng trong chiến lược phát triển GD của mình, nước Mỹ đặc
biệt quan tâm đến yêu cầu một nền GD được xây dựng trên nền tảng công nghệ
thông tin (CNTT)và xã hội tri thức để đón đầu sự phát triển của nền kinh tế
Mỹ trong thế kỷ XXI [45].
Singapo là một quốc đảo nhỏ, diện tích ít, dân số không nhiều(4,5 triệu) nhưng
nổi tiếng là một quốc gia phát triển về kinh tế và giáo dục của vùng châu Á. Nguyên
thủ tướng Singapo ông Lý Quang Diệu đã từng nói: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo
dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế, giáo dục chỉ được phép dư, không được phép
thiếu”.Những vấn đề như là tuyển mộ, duy trì giáo viên giỏi, cải thiện huấn luyện cho
ban giám hiệu, sử dụng kỹ thuật một cách sáng tạo và hiệu quả, hướng tới giúp học
Pl-8
sinh đạt thành quả tốt hơn, trở thành những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong
chính sách giáo dục của Singapo.
Đối với Hàn Quốc, vai trò tư nhân trong GD là nhân tố quan trọng thúc
đẩy nền GD phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự công bằng, dân chủ trong thụ hưởng
chính sách GD. Hàn Quốc tập trung mạnh các nguồn lực xã hội cho GD dựa trên

đầu tư của nhà nước kết hợp với nguồn lực của tư nhân.
Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã và đang thực hiện chính sách đa
dạng hoá các loại hình đào tạo, đào tạo nghề nghiệp - kỹ thuật, tổ chức nhiều
loại hình nghề nghiệp chính quy và phi chính quy để thích ứng với nhu cầu nhân
lực của thị trường lao động trong quá trình phát triển đất nước.
Như vậy, chúng ta thấy rằng các nước có đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội
nhưng đều có điểm chung trong phương thức XHH GD: Đó là huy động mọi tiềm lực
của cộng đồng cho GD. Ở nhiều quốc gia, XHH GD là sự lựa chọn ưu tiên, có tính
chất quyết định cho mô hình phát triển GD của riêng mình [45].
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Vi t Nam không th n m ngo i xu th chung ó trên th gi i. Tr cệ ể ằ à ế đ ế ớ ướ
yêu c u c a cu c s ng, c a s nghi p i m i kinh t , v n hóa n c ta c nầ ủ ộ ố ủ ự ệ đổ ớ ế ă ướ ầ
thi t ph i quan tâm n vi c xây d ng v phát tri n công tác XHH GD. Ph iế ả đế ệ ự à ể ả
t o i u ki n ng i dân tham gia h c t p th ng xuyên, h c t p su tạ đ ề ệ để ườ ọ ậ ườ ọ ậ ố
i. đờ
Nếu xét về bản chất thì XHH GD không phải là vấn để hoàn toàn mới ở
đất nước ta Nó đã có nguồn gốc từ rất lâu cùng với truyền thống hiếu học và tôn
sư trọng đạo của dân tộc ta.
Dưới thời phong kiến và thuộc địa, trường học chỉ mở rất ít dành cho con
em các bậc vua chúa, quan lại, địa chủ, con cái nhà giàu nhằm phục vụ cho giai
cấp thống trị. Con em của tầng lớp nghèo khổ đều do nhân dân tự lo liệu dưới
hình thức trường tư do các thầy đồ mở hoặc do nhân dân tự tổ chức và mời thầy
dạy. Việc đóng góp nuôi thầy là hoàn toàn tự nguyện, tùy theo khả năng kinh tế
mỗi gia đình.
Pl-9
Trong thời nhà Lý, các kỳ thi định kỳ được tổ chức để chọn người tài, không
phân biệt giàu nghèo và đẳng cấp xã hội. Người đỗ khoa bảng được cử ra giúp
dân, giúp nước. Nhân dân tôn vinh những người có học, đề cao những người
học thành tài bằng cách lập văn bia, văn miếu thờ các bậc tiền hiền, danh nhân
của địa phương và sẵn sàng đóng góp tiền của, công sức để rước vị tân khoa

“vinh qui bái tổ” một cách long trọng. Ngoài ra, để khuyến khích cho việc học,
nhân dân đã có chế độ học điền (ruộng dành cho việc học).
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), Hồ Chí Minh đã xác định
sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và kháng chiến là cuộc đấu tranh chống lại ba
kẻ thù: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Thông điệp của Người ngay trong
phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (3/9/1945) là: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”. Và Người đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Chỉ năm
ngày sau phiên họp này (8/9/1945) hàng loạt sắc lệnh liên quan tới giáo dục được
Hồ Chí Minh ký như: Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ; Sắc lệnh
số 19/SL quy định hạn trong sáu tháng làng nào, thị trấn nào cũng phải có lớp học
với ít nhất là 30 người theo học; Sắc lệnh số 20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ
không mất tiền hạn một năm tất cả người dân Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết
đọc, biết viết chữ quốc ngữ; Sắc lệnh về việc thiết lập một Quỹ tự trị cho trường
Đại học Việt Nam (10/10/1945). Sau cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, cùng với
việc ra đời của nhiều Bộ, Bộ Giáo dục cũng được thành lập [30] [31]. Để thực
hiện nhiệm vụ của Nha Bình dân học vụ là cấp tốc xóa nạn mù chữ trong nhân dân,
ngày 4/10/1945, Hồ Chí Minh đã có lời hiệu triệu “Chống nạn thất học”. Người
kêu gọi: Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi
người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có
kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết
phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.Và Người đã tạo nên được một phong trào
GD đại chúng. Bài học thành công là biết huy động sức mạnh của toàn dân tộc, tập
trung toàn dân diệt “giặc dốt” [28] [29].
Trong quá trình đổi mới sự nghiệp cách mạng, tư tưởng xã hội hoá
của Người đã được Đảng, nhân dân ta kế thừa và phát huy. Hội nghị lần
Pl-10
thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) khẳng định: “GD&ĐT là sự
nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học,
học thường xuyên, học suốt đời. Mọi người chăm lo GD. Các cấp uỷ và tổ chức Đảng,
các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá

nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT, đóng góp trí
tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD&ĐT” [20].
Thực hiện chủ trương XHH GD, hàng loạt các đề án, đề tài về XHH GD
đã được các nhà khoa học, quản lí, các tổ chức quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh
những đề án lớn mang tầm cỡ quốc gia do Văn phòng Chính phủ chủ trì như
“Cơ sở lí luận của xã hội hóa giáo dục”, “Kinh nghiệm thế giới trong việc xã hội
hóa giáo dục” của Viện nghiên cứu phát triển GD, còn có nhiều tác giả viết về
hoạt động này như: “xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ
phận của đường lối GD, một con đường phát triển GD ở nước ta” của Phạm
Minh Hạc. Trong đó tác giả đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho
các cấp quản lí, các tổ chức và đoàn thể, nhà trường, gia đình về mục đích, ý
nghĩa, nội dung hoạt động, phương thức tiến hành công tác quản lí và những
kinh nghiệm để nâng cao chất lượng XHH công tác GD [27].
Trong tài liệu “XHH GD nhìn từ góc độ pháp luật” (NXB Tư pháp - Hà
Nội 2004), tác giả Lê Quốc Hùng đã chỉ ra những hạn chế trong quản lí Nhà
nước về công tác XHH GD đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động này.
Các nhà nghiên cứu khác như: Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Mậu Bành, Huy Ất,
Huy Ngân…có nhiều bài viết về XHH. Viện khoa học GD nước ta nhiều năm qua đã
tiến hành hệ thống các đề tài nghiên cứu về XHH GD, đúc kết kinh nghiệm để phát
triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện nhận thức lý luận, ban hành một
số văn bản hướng dẫn các địa phương, các đơn vị GD thực hiện và xây dựng những đề
án về công tác XHH GD.
“Xã hội hóa công tác giáo dục- nhận thức và hành động”do Viện khoa học giáo
dục Việt Nam xuất bản năm 1999. Nội dung tài liệu cụ thể hóa và hoàn thiện những
quan niệm cơ bản mà mọi người cần biết về XHH GD, đồng thời chỉ ra vai trò và
Pl-11
trách nhiệm của từng lực lượng trong XHH công tác GD, những nét chính về cách
tiến hành XHH công tác GD ở địa phương và cơ sở trường học. [45]
Trong cuốn“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”, tác giả

Phạm Minh Hạc một lần nữa khẳng định:“Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là
của Nhà nước, mà là của toàn xã hội: mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước
và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm giáo dục, tạo nên một cao trào
tập trung trong toàn dân” [27].
Tóm lại việc đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển GD không chỉ có ở nước
ta mà rất nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc xây dựng và củng cố các tổ
chức nhằm phục vụ cho GD với quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát
triển. Các nước phát triển trên thế giới đều coi trọng chích sách XHH GD, tạo cơ hội
cho GD phát triển và quan tâm đến hiệu quả GD.
Thời gian gần đây, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô
giáo trường ĐH Vinh, ĐHSP Hà Nội,Viện Khoa học Giáo dục, nhiều luận văn
thạc sĩ, luận văn tiến sĩ đã đề cập đến XHH và XHH GD ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Đặc biệt là công tác XHH GD ở các trường phổ thông. Tuy nhiên vấn đề
tăng cường công tác XHH GD ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hà
Trung tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Chính vì thế
những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài luận văn sẽ là những đóng góp
thiết thực (cho dù là nhỏ bé) trong việc tăng cường công tác XHH GD ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Hà Trung nói riêng và các trường tiểu học
tỉnh Thanh Hóa nói chung.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo dục ở trường tiểu học
Điều 2 Luật phổ cập giáo dục tiểu học chỉ rõ: “Giáo dục tiểu học là bậc học
nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển
tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở
ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa” [37]. Chính vì thế có thể nói GD tiểu học:
- Là “nền”, “móng” của giáo dục phổ thông.
Pl-12
- Góp phần quyết định hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh tiểu học,
đặt nền tảng cho việc phát triển đúng mục đích đào tạo của các cấp học sau.

Điều 2, Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo quyết đinh số 51/QĐ-
BGD ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo cũng
qui định: Trường tiểu học là cơ sở GD của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ
thống GD quốc dân [26].
Đây là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi thực hiện trong 5
năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Bậc học này nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các chức năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
- Là cấp học phổ cập bắt buộc trong hệ thống GD phổ thông.
- Là bậc thang đầu để biết học
Tóm lại giáo dục tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống GD
quốc dân. Là bậc học có tính chất nền móng của GD phổ thông.
1.2.2. Xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục trường tiểu học
1.2.2.1. Xã hội hóa
Có nhiều cách hiểu, định nghĩa XHH khác nhau:
- XHH là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội.
- XHH là sự tương tác, mối liên hệ, thuộc tính vốn có của con người, của
cộng đồng nhằm đáp ứng lại xã hội và chịu ảnh hưởng của xã hội.
- Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm XHH được hiểu là “Làm cho một
việc gì, một cái gì đó thành của chung xã hội”. [47]
Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ
máy Nhà nước theo hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, thì thuật ngữ “XHH” được sử dụng khá phổ biến trong các văn kiện, hội
nghị, hội thảo…
Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về XHH có các cách lý giải khác
nhau, song, tựu trung lại có thể khẳng định: Bản chất của XHH là cách làm, cách
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng bằng con đường tuyên truyền, huy
động và tổ chức sự tham gia của cộng đồng, mọi lực lượng xã hội; tạo ra sự phối
Pl-13
hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp một cách có kế hoạch dưới sự chỉ đạo và

quản lý thống nhất của Nhà nước, làm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội
mang lại lợi ích cho nhân dân, thực sự là “của dân, do dân và vì dân”.
1.2.2.2. Xã hội hóa giáo dục trường tiểu học
a) Xã hội hoá giáo dục:
XHH GD được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể nhân dân, toàn thể
xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. XHH GD là làm cho hoạt động GD trở
thành hoạt động chung của toàn xã hội. XHH GD là việc thực hiện mối liên hệ
phổ biến giữa hoạt động GD và cộng đồng xã hội, là làm cho GD phù hợp với sự
phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội. XHH GD là duy trì sự cân bằng động
giữa hoạt động GD và xã hội sẽ tạo động lực cho việc huy động cộng đồng tham
gia xây dựng và phát triển GD.
XHH GD là cách nói gọn của “Xã hội hóa công tác giáo dục” với nội hàm
là phương thức, cách thức, phương châm, cách làm GD, tổ chức và quản lý GD.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương XHH GD là một tư tưởng chiến lược, một bộ
phận quan trọng trong đường lối, chính sách GD.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh XHH GD & ĐT.
Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng trường công
lập; bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các
trung tâm giáo dục cộng đồng” [24].
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 về chính sách khuyến
khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, y tế, văn hoá, thể thao ghi rõ:
“XHH hoạt động GD là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của
toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp GD nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ
về GD trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân”[14].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, XHH GD là: “Làm cho xã hội nhận rõ trách
nhiệm đối với GD; GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT-XH, thực hiện việc kết
hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao
động, học đi đôi với hành; XHH GD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hoá GD” [27].
Pl-14

XHH GD, theo chúng tôi phải được hiểu trên phương diện rộng là toàn
thể xã hội tham gia vào sự nghiệp GD, làm cho hoạt động GD trở thành hoạt
động chung của toàn xã hội.
b) Xã hội hoá giáo dục trường tiểu học:
XHH GD trường tiểu học theo chúng tôi là việc huy động cộng đồng tham
gia gia xây dựng và phát triển trường tiểu học nhằm:
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội về nội dung, bản chất của xã hội hoá và
sự cần thiết của xã hội hoá đối với GD tiểu học.
- Vận động cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục thông qua việc tổ
chức ĐHGD các cấp, thực hiện dân chủ hoá nhà trường.
- Huy động xã hội đầu từ các nguồn lực cho GD tiểu học thông qua các
hoạt động đóng góp tài chính, vật chất, công sức để xây dựng các điều kiện
chăm sóc GD trẻ tốt nhất ở nhà trường tiểu học.
- Tăng cường sự chỉ đạo của lãnh đạo. Nâng cao vai trò và trách nhiệm
của nhà trường, của hiệu trưởng trường tiểu học trong việc huy động các lực
lượng xã hội tham gia XHH GD.
1.2.3. Quản lý và quản lý giáo dục
1.2.3.1. Quản lý
Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Có người cho rằng quản lý là cai
quản, điều hành, điều khiển, chỉ huy, hướng dẫn, trọng tài, cũng có người quan
niệm quản lý là “nghệ thuật” [47].
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý về bản chất bao gồm quá
trình“quản”và quá trình“lý”. Quản là coi sóc, giữ gìn nhằm ổn định hệ thống. Lý là
thanh lý, xử lý, biện lý, sửa sang, chỉnh đốn nhằm làm cho hệ thống phát triển.
- Hệ ổn định mà không phát triển tất yếu dẫn đến suy thoái.
- Hệ phát triển mà thiếu ổn định tất yếu dẫn đến rối ren.
- Như vậy: quản lý = ổn định + phát triển.
Trong “quản” phải có mầm mống của “lý” và trong “lý” phải có hạt nhân của
“quản”. Điều này tạo ra mối liên hệ hiện thực: ổn định đi tới sự phát triển, phát
triển trong thế ổn định” [2].

Pl-15

×