Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON Ở HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON Ở HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
là một đề tài mà tôi rất tâm huyết. Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được
tiếp thu và kinh nghiệm đã được tích lũy qua những năm công tác, được sự
giảng dạy, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự cộng tác giúp đỡ của các đồng
nghiệp luận văn tốt nghiệp của tôi đã được hoàn thành.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Cảm ơn Phó
giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường đã giúp tôi nghiên cứu và thực hiện luận


văn này. Xin cảm ơn Phòng GD&ĐT Diễn Châu, cán bộ giáo viên các trường
mầm non trong huyện, các cơ quan ban ngành liên quan, bạn bè đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song chắc chắn luận văn này vẫn còn
có những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy giáo,
cô giáo, các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 4 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Hương

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 12
1. Lý do chọn đề tài 12
2. Mục đích nghiên cứu 12
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 13
4. Giả thuyết khoa học 13
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 13
6. Phạm vi nghiên cứu 13
7. Phương pháp nghiên cứu 13
8. Đóng góp của luận văn 14
9. Cấu trúc của luận văn 15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON 16
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 16
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 19
1.2.1. Giáo viên và đội ngũ giáo viên MN 19

1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên MN 21
1.2.3. Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN 22
1.3. NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
23
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên MN 23
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên MN 25
1.3.3. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên mầm non. 26
1.4. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 31
1.4.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 31
1.4.2. Yêu cầu, nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN. .33
1.5. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 41
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN MẦM NON HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 42
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
42
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An 42
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
47
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON CỦA HUYỆN
DIỄNCHÂU, TỈNH NGHỆ AN 55
2.2.1. Về số lượng và cơ cấu 55
2.2.2. Thực trạng về chất lượng giáo viên các trường MN huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An 56
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
MN CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 61

2.3.1. Nhận thức của các cấp về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo
viên MN 61
2.3.2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên MN của Huyện
Diễn Châu hiện nay 63
2.3.3. Xu hướng phát triển đội ngũ giáo viên MN trên địa bàn huyện Diễn
Châu trong những năm tiếp theo 70
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 70
2.4.1. Ưu điểm 70
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 75
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
MẦM NON Ở HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 76
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 76
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế 76
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 76
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 77
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 77
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
Ở HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 .79
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng về
việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non 80
3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 84
3.2.3. Đổi mới và thực hiện hiệu quả công tác tuyển dụng giáo viên 86
5
3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 89
3.2.5. Phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên 92
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên 94

3.2.7. Tạo động lực và tạo điều kiện làm việc cho giáo viên mầm non 97
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP 99
3.4. KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT 100
3.4.1. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non ở
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về mức độ cần thiết của các giải pháp. .101
3.4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non ở
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về mức độ khả thi của các giải pháp 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
1. Kết luận 110
2. Kiến nghị 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 117
6
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CBQL : Cán bộ quản lý
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNTT : Công nghệ thông tin
CSGD : Chăm sóc giáo dục
ĐƯYCNV : Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDMN : Giáo dục mầm non
GDTX : Giáo dục thường xuyên
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH - CN : Khoa học công nghệ

KHTN : Khoa học tự nhiên
KHXH : Khoa học xã hội
MN : Mầm non
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NXB : Nhà xuất bản
QLGD : Quản lý giáo dục
SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm
SL : Số lượng
TB : Trung bình
TH : Tiểu học
THCN : Trung học chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Hình 1.1. Vai trò của người giáo viên mầm non 25
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
đội ngũ giáo viên mầm non 36
Hình 2.1. Bản đồ huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 42
Hình 2.2. Cơ cấu dân số huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 44
Bảng 2.1. Số trường, lớp, học sinh, cán bộ, giáo viên trên địa bàn
huyện Diễn Châu năm 2012-2013 47
Hình 2.3. Qui mô trường học ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 48
Bảng 2.2. Tỉ lệ huy động học sinh tới trường qua các năm 49
Hình 2.4. Tỉ lệ huy động trẻ em tới trường qua các năm
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 50

Bảng 2.3. Thống kê cơ sở vật chất các trường trong huyện
năm học 2012 - 2013 52
Bảng 2.4. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia qua các năm
của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 53
Hình 2.5. Biểu đồ các trường đạt chuẩn quốc gia huyện Diễn Châu 54
Bảng 2.5. Cơ cấu đội ngũ giáo viên MN 55
Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của giáo viên các trường MN 57
huyện Diễn Châu 57
Bảng 2.7. Bảng đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên MN
huyện Diễn Châu 59
Hình 2.6. Đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên MN 59
Hình 2.7. Nhận thức của các cấp về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo
viên MN huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 62
Bảng 2.8. Số lượng giáo viên được tuyển dụng qua các năm
từ năm 2008-2013 64
Bảng 2.9. Tỉ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng theo từng nội dung
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 65
Hình 2.8. Tỉ lệ giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ 66
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020 79
Hình 3.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa các giải pháp phát riển đội ngũ giáo viên
mầm non huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020
100
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý mầm non
về mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 101
Hình 3.3. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về tính cần thiết
của các giải pháp 102
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên mầm non
về mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên

ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 103
Hình 3.4. Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính cần thiết
của các giải pháp 104
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý mầm non về
mức độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 105
Hình 3.5. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ khả thi
của các giải pháp 106
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên mầm non
về mức độ khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 107
Hình 3.6. Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính khả thi
của các giải pháp 108
10
11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Lý do về mặt lý luận: Đội ngũ giáo viên mầm non quyết định chất
lượng giáo dục mầm non. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng là nhân tố quyết định đối với
việc đổi mới giáo dục.
Nguồn lực của con người có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo
ra chất lượng đối với hoạt động xã hội của mình.
Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn xem giáo viên
là cán bộ quản lý giáo dục, là nhân vật trung tâm, lực lượng nòng cốt góp phần
quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy trước những yêu cầu mới của thời đại đặt
ra, không có con đường nào khác là phải đầu tư cho lực lượng giáo viên.
Bậc học mầm non có nhiệm vụ tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản
và vững vàng cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên. Khoa học đã chứng minh
sự phát triển các tố chất cần thiết, hình thành những cơ sở ban đầu của nhân

cách chính là ở bậc học mầm non.
- Lý do về mặt thực tiễn: Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn còn có nhiều bất cập nhất định trước yêu cầu
đổi mới giáo dục.
Hiện tại các điều kiện về nguồn lực phục vụ cho yêu cầu giáo dục còn
khá nhiều bất cập. Cần phải tiến hành quản lý phát triển nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh toàn diện về chuyên
môn cũng như về nghiệp vụ sư phạm, bởi vì chất lượng đội ngũ giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An đảm bảo về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.
12
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An đảm bảo về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu nếu đề xuất
được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
5.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ GVMN huyện Diễn
Châu của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu:
+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
13
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm nghiên cứu thực tiễn có các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp điều tra;
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu thu được.
8. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận:
+ Góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục và thay đổi suy nghĩ, cách
nhìn nhận, đánh giá của mọi người từ cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynh
học sinh đến cộng đồng xã hội về người giáo viên mầm non và sự cần thiết
phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong quá trình nâng cao chất
lượng giáo dục và chất lượng học sinh mầm non.
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên
mầm non.
+ Đồng thời đóng góp được những giải pháp phát triển đội ngũ giáo

viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho những người quản lý ở
địa phương.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn cũng đánh giá được thực trạng về giáo viên mầm non và
công tác phát triển giáo viên mầm non ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
trong những năm qua.
+ Và từ đó, đề xuất được những giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên
mầm non phù hợp, cần thiết và khả thi trong điều kiện, hoàn cảnh của địa
14
phương và các cơ sở giáo dục mầm non trong huyện. Giúp cho công tác phát
triển đội ngũ giáo viên mầm non của huyện thuận lợi, hệ thống và đạt hiệu
quả hơn.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
mầm non
Chương 2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên đã được Đảng và Nhà nước ta hết
sức quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ nếu không có thầy
giáo thì không có giáo dục ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng quan tâm đến chất lượng giáo dục

và đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Ng iườ ãđ chỉ rõ: “V nấ đề then ch t, quy tố ế
nh ch t l ng giáo d c là ph i phát tri n c i ng ông o nh ng ng iđị ấ ượ ụ ả ể đượ độ ũđ đả ữ ườ
làm công tác giáo d c yêu ngh , yêu tr ng, h t lòng th ng yêu, ch m sóc,ụ ề ườ ế ươ ă
giáo d c h c sinh, không ng ng trau d i o c, t b i d ng nâng cao tayụ ọ ừ ồ đạ đứ ự ồ ưỡ
ngh th c s là t m g ng sáng cho h c sinh noi theoề để ự ự ấ ươ ọ ” [14]. Ng i luônườ
ánh giá cao vai trò c a cô giáo, th y giáo trong xã h i m i, coi h là l p ng iđ ủ ầ ộ ớ ọ ớ ườ
v vang c a t n c. Vì n u không có cô giáo, th y giáo h t lòng d y d conẻ ủ đấ ướ ế ầ ế ạ ỗ
em nhân dân lao ng ngày hôm nay thì không th xây d ng c m t xã h iđộ ể ự đượ ộ ộ
t t p trong t ng lai nh m i ng i mong mu n.ố đẹ ươ ư ọ ườ ố
Ch t ch H Chí Minh ánh giá cao m t tích c c c a giáo d c và vai tròủ ị ồ đ ặ ự ủ ụ
c a th y, cô giáo trong quá trình phát tri n kinh t xã h i: “Không có giáoủ ầ ể ế ộ
d c, không có cán b thì không nói gì n kinh t ” và Bác ã ch th “Giáoụ ộ đế ế đ ỉ ị
16
d c nh m ào t o nh ng ng i k t c s nghi p cách m ng to l n c a ngụ ằ đ ạ ữ ườ ế ụ ự ệ ạ ớ ủ Đả
và nhân dân, do ó các ngành, các c p ng, chính quy n và a ph ng ph iđ ấ Đả ề đị ươ ả
th c s quan tâm n v n này, ph i ch m sóc nhà tr ng v m i m t, yự ự đế ấ đề ả ă ườ ề ọ ặ đẩ
m nh s nghi p giáo d c c a n c ta lên nh ng b c phát tri n m i” [11].ạ ự ệ ụ ủ ướ ữ ướ ể ớ
i ng giáo viên là m t b ph n quan tr ng trong s nghi p giáo d c.Độ ũ ộ ộ ậ ọ ự ệ ụ
Vi c phát tri n i ng giáo viên là khâu then ch t và c p thi t vì ệ ể độ ũ ố ấ ế “Khâu then
ch t th c hi n chi n l c phát tri n giáo d c là ph i c bi t ch m lo àoố để ự ệ ế ượ ể ụ ả đặ ệ ă đ
t o và chu n hóa i ng giáo viên c ng nh i ng cán b qu n lý c vạ ẩ độ ũ ũ ư độ ũ ộ ả ả ề
chính tr , t t ng, o c và n ng l c chuyên môn, nghi p v ”ị ư ưở đạ đứ ă ự ệ ụ . Ng i x aườ ư
th ng nói: “Không th y mày làm nên”, m t ngày thi u giáo d c thì tườ ầ đố ộ ế ụ đấ
n c không th t n t i.ướ ể ồ ạ
Trong Ch th s 40CT/TW c a Ban bí th ã nêu rõ: ỉ ị ố ủ ư đ “Phát tri n giáoể
d c và ào t o là qu c sách hàng u, là m t trong nh ng ng l c quanụ đ ạ ố đầ ộ ữ độ ự
tr ng thúc y s nghi p công nghi p hóa hi n i hóa t n c, là i u ki nọ đẩ ự ệ ệ ệ đạ đấ ướ đ ề ệ
phát huy ngu n l c con ng i….”để ồ ự ườ [1].
Xu t phát t nh ng lý do ó, trong nh ng n m g n ây, có nhi uấ ừ ữ đ ữ ă ầ đ ề
nghiên c u vi t v phát tri n i ng giáo viên, trong ó có i ng ứ ế ề ể độ ũ đ độ ũ giáo viên

m m nonầ nh m nâng cao ch t l ng giáo d c. Qua tìm hi u các công trìnhằ ấ ượ ụ ể
nghiên c u c a m t s tác gi , có th rút ra m t s nh n xét sau: ứ ủ ộ ố ả ể ộ ố ậ
17
- Nghiên c u v i ng giáo viên c tri n khai nhi u bình di nứ ề độ ũ đượ ể ở ề ệ
khác nhau và c bi t quan tâm trên bình di n qu n lý giáo d c. đặ ệ ệ ả ụ
- Các nghiên c u v phát tri n i ng giáo viên c t p trung vào haiứ ề ể độ ũ đượ ậ
m ng chính: Nghiên c u phát tri n i ng giáo viên theo c p b c, ngành h c;ả ứ ể độ ũ ấ ậ ọ
nghiên c u phát tri n i ng giáo viên cho t ng c s giáo d c thu c b cứ ể độ ũ ừ ơ ở ụ ộ ậ
h c, c p h c và ngành h c. ọ ấ ọ ọ
Trong giáo d c, giáo viên luôn luôn óng m t vai trò ch o, thenụ đ ộ ủ đạ
ch t, là nhân t quy t nh n ch t l ng và hi u qu c a quá trình giáoố ố ế đị đế ấ ượ ệ ả ủ
d c. có i ng giáo viên m nh, áp ng c nhu c u i m i giáoụ Để độ ũ đủ ạ đ ứ đượ ầ đổ ớ
d c hi n nay, v n phát tri n i ng giáo viên là h t s c quan tr ng vàụ ệ ấ đề ể độ ũ ế ứ ọ
c n thi t. Có th th y, có nhi u tác gi ã c p n công tác phát tri n iầ ế ể ấ ề ả đ đề ậ đế ể độ
ng giáo viên. Song các tài khoa h c c a các tác gi nói trên u mangũ đề ọ ủ ả đề
tính c thù t ng a ph ng, t ng b c h c nh m áp ng yêu c u phátđặ ở ừ đị ươ ừ ậ ọ ằ đ ứ ầ
tri n c a giáo d c a ph ng ó. Riêng huy n Di n châu cho n nayể ủ ụ đị ươ đ ở ệ ễ đế
theo nh ng tài li u mà tác gi bao quát c thì v n ch a có tác gi nào ữ ệ ả đượ ẫ ư ả đề
c p n công tác phát tri n i ng giáo viên m m non m t cách y vàậ đế ể độ ũ ầ ộ đầ đủ
h th ng. Vì v y nghiên c u tài này là h t s c c n thi t nh m góp ph nệ ố ậ ứ đề ế ứ ầ ế ằ ầ
nâng cao ch t l ng giáo d c c a các tr ng m m non trên a bàn huy nấ ượ ụ ủ ườ ầ đị ệ
trong giai o n hi n nay.đ ạ ệ
18
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Giáo viên và đội ngũ giáo viên MN
1.2.1.1. Giáo viên
Theo Từ điển Tiếng Việt - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1994, định
nghĩa: Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương
đương [24].
Điều 70, Luật giáo dục 2005, qui định đối với nhà giáo: “Nhà giáo là

người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục
khác Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”[19].
Giáo viên là người giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.Giáo viên trong
các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
1.2.1.2. Đội ngũ giáo viên mầm non
- Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng (1997): Đội ngũ là tập hợp
gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một
lực lượng” [23].
Có nhiều khái niệm khác nhau về đội ngũ, nhưng nhìn chung đều có
chung quan điểm: là một nhóm người được tổ chức, và tập hợp thành một lực
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng
nghề nghiệp, nhưng đều có mục đích chung.
Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng lý tưởng, cùng mục
đích hoạt động, làm theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau
về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.
- Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ
nắm vững tri thức và hiểu biết về dạy học và giáo dục như thế nào và có khả
năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ cho giáo dục.
19
Hay đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người bao
gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của
ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là những
người lao động có nghiệp vụ sư phạm được xã hội phân công làm nhiệm vụ
đào tạo thế hệ trẻ.
Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người dạy học - giáo dục, được tổ chức
thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục
đã đề ra cho tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua về
lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Ở nhà trường, đội ngũ giáo viên ở trong tập thể sư phạm. Tập thể sư
phạm trong trường học là tổ chức của tập thể lao động sư phạm, đứng đầu là
hiệu trưởng. Tập thể sư phạm liên kết các giáo viên, cán bộ, nhân viên thành
một cộng đồng giáo dục có tổ chức, có mục đích thống nhất, có phương thức
hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học ở các trường mầm non, phổ thông, dạy nghề… họ gắn
kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục; cùng trực tiếp giảng dạy, giáo
dục học sinh cùng chịu sự ràng buộc của những qui tắc có tính chất hành
chính của nhà nước và giáo dục.
Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục,
được tổ chức thành lực lượng, cùng chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ,
cùng thực hiện các nhiệm vụ theo một kế hoạch thống nhất, gắn bó với nhau
thông qua lợi ích vật chất, tinh thần và được hưởng các quyền lợi như nhau
theo Luật Lao động, Luật Giáo dục và các luật khác được Nhà nước quy định.
Từ những quan niệm về đội ngũ giáo viên, chúng ta có thể hiểu đội ngũ
giáo viên mầm non là những người làm công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em
20
trong trường mầm non có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện và giúp trẻ
hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu của bậc học đã đề ra.
1.2.2. Phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên MN
1.2.2.1. Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Phát triển là biến đổi hoặc làm
cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức
tạp” [25].
Xét ở khía cạnh xã hội, Theo David C.Korten thì phát triển là một tiến
trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân
và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những
thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với
nguyện vọng của họ.

Phát triển là vận động tiến triển theo chiều hướng đi lên của mọi sự vật
và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng.
“Phát triển là tăng cả về chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị được
cải tiến, được hoàn thiện”. “Phát triển là lớn lên về mặt kích thước, độ rộng
(số lượng) hay về mặt giá trị, tầm quan trọng (chất lượng)” [10].
Qua đây, ta có thể thấy mọi sự vật, hiện tượng, xã hội, con người hoặc
là biến đổi để tăng tiến số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của
bên ngoài và bên trong làm cho biến đổi tăng lên đều gọi là phát triển
1.2.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên MN
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là phát triển một tổ chức có những
người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất
trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định
trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, đồng thời có khả năng tiếp thu các nền văn hóa tiến bộ của nhân loại,
phục vụ tốt các yêu cầu của ngành giáo dục và nhà trường mầm non.
21
Phát triển đội ngũ giáo viên là sự tăng trưởng về mặt số lượng, chất
lượng đội ngũ, là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích
cực của các thành viên hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.
Phát triển đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ biến đổi, trở thành những
con người có năng lực và phẩm chất mới cao hơn. Đội ngũ đó đảm bảo về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sự phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu thể hiện ở
các mặt: Phát triển về phẩm chất chính trị tư tưởng, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn của giáo viên; đảm bảo đầy đủ về số
lượng giáo viên và có cơ cấu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phải đảm nhiệm.
Đội ngũ giáo viên mầm non là một tập thể giáo viên cùng thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy, giáo dục các cháu từ 03 tháng đến 6 tuổi để đạt
mục tiêu hình thành cho thế hệ trẻ những cớ ở đầu tiên của nhân cách con
người mới XHCN Việt Nam.
Phát triển đội ngũ là quá trình vận động đi lên để đảm bảo cho đội ngũ

đó có đủ về mặt số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo,
có được phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường trong
thời kỳ CNH, HĐH đất nước; xây dựng một tập thể đoàn kết, trong đó mỗi cá
nhân đều có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với nhà trường, tham gia tích cực,
sáng tạo trong hoạt động giảng dạy.
1.2.3. Giải pháp và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN
1.2.3.1. Giải pháp
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (1998), NXB giáo dục - Hà Nội,
định nghĩa giải pháp như sau: “Giải pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể” [25].
Giải pháp là cách thức, là con đường, là vật dụng, là phương tiện mang
tính điều kiện, do con người sáng tạo ra, nó có thể được sử dụng để tiến hành
một hoạt động hướng đích nào đó nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng.
Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo, biện pháp là những thao tác tư duy sau:
22
- Làm sáng tỏ quan điểm
- Phân tích được mục tiêu
- Khái quát được xu thế
- Đề ra các chương trình hành động
Muốn xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An một cách toàn diện và khả thi thì cũng cần một hệ thống
các giải pháp thực hiện.
1.2.3.2. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên MN
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là việc thực hiện các
chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm xây dựng
đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu,
có tính kế thừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ là duy trì đội ngũ giáo
viên, mà còn là những giải pháp tình thế phải được thực hiện trong một kế
hoạch tổng thể có tính chiến lược, lâu dài và ổn định, đồng thời phát triển dựa

trên những cái đã có làm cho đội ngũ mạnh về số lượng, nâng cao chất lượng
và cơ câu hợp lý.
1.3. NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên MN
Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào
tạo nhân cách con người mới cho xã hội tương lai. Có thể nói nhân cách con
người trong xã hội tương lai như thế nào, phụ thuộc khá lớn vào nền móng
ban đầu này.
Trong trường mầm non, giáo viên mầm non giữ vị trí, vai trò chủ đạo
trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ em. Người giáo viên mầm non
phải phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cách
của trẻ, uốn nắn vun đắp tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh. Không có một bậc
học nào mà giữa người dạy và người học lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó
23
mật thiết như bậc học mầm non. Quan hệ giữa giáo viên và trẻ vừa là quan hệ
thầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ “mẹ con trong gia đình”.
Trong mối quan hệ ấy, tâm lý - nhân cách trẻ được hình thành và phát triển,
hình ảnh của giáo viên mầm non là những dấu ấn tuổi thơ, sẽ in đậm mãi mãi
trong tâm trí của mỗi con người.
Để thực hiện tốt hoạt động sư phạm mầm non, vai trò của giáo viên mầm
non thật không đơn giản, thực hiện được nó đòi hỏi giáo viên mầm non phải dựa
trên cơ sở những tri thức, những kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ, nắm vững những
thành tựu khoa học tâm lý giáo dục hiện đại về trẻ mầm non, đồng thời phải am
hiểu đặc điểm và trình độ phát triển về mọi mặt của trẻ em ở lứa tuổi này.
Theo K.Đ.Usinxki: “Muốn giáo dục con người về mọi phương diện thì
trước hết phải hiểu con người về mọi phương diện”. Như vậy, muốn đạt được
hiệu quả dạy dỗ và giáo dục như mong muốn thì giáo viên phải nghiên cứu và
hiểu rất rõ các đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn đúng những tác động sư
phạm mềm dẻo, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ và vai trò chủ đạo của mình.
Và vai trò của một người giáo viên mầm non được thể hiện rõ qua:

- Vai trò người thiết kế: Người giáo viên nói chung, giáo viên mầm non
nói riêng là những người thiết kế chương trình, hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục; đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh; khả năng và điều kiện cho phép người giáo viên thiết kế
bài giảng để hình thành nhân cách cho học sinh. Người giáo viên mầm non
thiết kế những bài học sinh động, kết hợp với các trò chơi, các dụng cụ trực
quan để giúp các học sinh mầm non tiếp thu và học tập.
- Vai trò của người tổ chức: Giáo viên là người chỉ đạo lớp học, tổ
chức các hoạt động và giao lưu trong quá trình giáo dục - dạy học làm cho
mỗi học sinh phát huy đầy đủ trách nhiệm và năng lực, phát huy tính sáng tạo
trong họat động của mình. Đồng thời giáo viên là phải là người hướng dẫn
quá trình tự giáo dục ở học sinh.
24
- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, cổ vũ: người giáo viên thường xuyên,
lãnh đạo, điều khiển, chỉ huy, cổ vũ, khích lệ quá trình học tập và rèn luyện
của học sinh. Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh, động
viên, nhắc nhở học sinh hoàn thiện nhân cách.
- Vai trò người đánh giá: Những thông tin thu nhận được về quá trình
học tập và rèn luyện của học sinh, giáo viên tiến hành đánh giá học sinh trên cơ
sở các thông tin đó. Giáo viên là người trọng tài cho quá trình học tập và rèn
luyện của học sinh. Người giáo viên phải có đầy đủ năng lực và phẩm chất,
trình độ để chỉ ra cái hay, cái độc đáo, đánh giá đúng năng lực của học sinh.
Hình 1.1. Vai trò của người giáo viên mầm non
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên MN
1.3.2.1. Nhiệm vụ của người giáo viên MN
- Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em
ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
25

×