Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.93 KB, 12 trang )

Phần 2: VĂN HÓA KINH DOANH CÁC NƯỚC
2.1. Văn hóa Hàn Quốc
2.1.1. Sơ lược về đất nước Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ Bắc tới
Nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần
cực Tây của Thái Bình Dương. Phía Bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía
Đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo
chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
Diện tích Hàn Quốc là 98.480km2, dân số hơn 48,6 triệu người. Địa hình của Hàn
Quốc với 70% lãnh thổ là núi, nối liền với đại lục và nhìn ra đại dương.
SOUTH KOREA
Bối cảnh kinh doanh của Nam Hàn Quốc ngày nay đã hoàn toàn biến đổi.
Trong số 30 “chaebol” lớn nhất, 16 vừa bị đóng cửa hay là thu nhỏ lại hoàn toàn.
Những công ty sống sót như là tập đoàn Samsung và LG thì trở nên tương tự như
bản chất nhẵn nhụi trước đó của chúng. Trong số 2100 cơ quan tài chính gây hỗn
loạn ngành công nghiệp ngân hàng vào năm 1998, chỉ 1600 trong số đó vẫn còn
đứng vững đến ngày nay. Trong 24 ngân hàng của thành phố chính thì chỉ tồn tại
một nữa. Hãy tưởng tượng đó như việc tái cấu trúc không ngừng ở Nhật Bản.
Bán đảo Hàn Quốc tọa lạc phía Nam của Trung Quốc, giáp với biển
Yellow Sea ở phía Tây, phía Tây giáp vùng biển của Nhật đến phía Đông và giáp
với biên giới của Manchuria và Nga ở phía Bắc. Tổng diện tích của cái bán đảo
này, gồm luôn những hòn đảo, là 220 km2 ( 85,265 dặm). Ngày nay cộng đồng
dân cư của Bắc Hàn Quốc chiếm khoảng 55% của vùng đất này trong khi 45% còn
lại ở phía Nam Hàn Quốc theo nền cộng hòa dân chủ. Bắc và Nam Hàn Quốc
được phân cách bởi khu phi quân sự, đây là kết quả của sự chấm dứt chiến tranh
tại Hàn Quốc năm 1953. Khu phi quân sự này là một mảnh đất rộng 4 km của khu
đất 243 km dọc theo vĩ tuyến thứ 38 (150 dặm). Mục tiêu của chúng ta ở phần này
là nam Hàn Quốc với thủ đô của nó là Seoul, chỉ cách giới tuyến này ở phía Nam
56 km( 35 dặm). Những thành phố chính khác theo cộng hòa bao gồm Pusan,
Taegu, Inch’on va Taejon.
Tổng quan triển vọng thuộc về lịch sử


Giai đoạn tiền sử của 5000-1000 trước công nguyên, một người là Paleo-
gốc người Châu Á, tổ tiên da vàng ( netolithic), đã thiết lập sự ổn định trên hòn
đảo này. Theo tương truyền, “Tangun” lập ra nước Hàn Quốc năm 2333 trước
công nguyên. Khoảng 57 trước công nguyên, ba vị vua trị vì ở lãnh thổ này:
Koguryo ở phía Bắc, Paekche ở Tây Nam, và Silla ở Đông Nam. Vào năm 688 sau
công nguyên Silla đã chế ngự hai vị vua còn lại để lập ra một đất nước là nền tảng
của Hàn Quốc ngày nay. Qua lịch sử lâu dài của họ, người Hàn Quốc đã xung đột
với nhiều láng giềng mãi cho đến khi dòng họ Monguls chinh phục họ vào năm
1259 để thiết lập một triều đại kéo dài một trăm năm. Vào năm 1392, ngại vàng bị
chiếm đoạt bởi dòng họ Yi-Song-gye và Shoson Dynasty của dòng họ này đã trị vì
mãi đến năm 1910. Trước đó, quốc gia này, rất e ngại những người truyền giáo
đạo Cơ Đốc, tự tách biệt mình ra khỏi phần còn lại của thế giới và được biết như “
Vương quốc ẩn dật” mãi cho đến khi tự mở cửa giao thương với phương Tây vào
thập niên 1860s. Vào thế kỷ 19, cả Nhật và Trung Quốc tranh nhau chiếm đoạt
Hàn Quốc, vì thế vị vua này đã đến nhờ sự giúp đỡ của Nga, nhưng Nga lại tìm
cách đoạt lấy cái cảng nước nóng của quốc gia này. Khi người Hàn Quốc tổ chức
đấu tranh giành độc lập , điều đó đã dấn đến cuộc đấu tranh Sino-Japanese năm
1894-1895, kết quả là Nhật chiếm đóng bán đảo này, điều đó đã được xác nhận
một lần nữa khi Nhật thắng trong cuộc chiến tranh với Nga năm 1905. Vào
khoảng 1910, người Nhật đã bãi bỏ nền quân chủ của Hàn Quốc và cai trị liên tục
như một thuộc địa. Khi Nhật lại vào trân chiến với Trung Quốc từ năm 1937 đến
năm 1945, nó huy động đất nước này như là một mặt trận quân sự trong khi tái tổ
chức nền kinh tế và công nghiệp ở Nhật. Những người địa phương bị buộc phải sử
dụng ngôn ngữ và tên Nhật cũng như phải tin vào đạo thần và tôn sùng hoàng đế ở
Nhật.
Phần còn lại của thế giới như làm ngơ Hàn Quốc và nổi khổ của nó mãi đến
cuối chiến tranh thế giới thứ hai, sự thất bại của Nhật Bản bởi phe đồng minh. Sau
đó, Nga cai trị bắc bán đảo này phía vĩ tuyến thứ 38 trong khi người Mỹ chiếm
phần còn lại của Hàn Quốc ở phía Nam. Vào năm 1948, Liên Xô cũ thiết lập một
đế chế cộng sản trong khu vực của họ và rút khỏi đất nước này. Hàn Quốc dân

chủ cộng hòa ở phía Bắc vẫn là trung tâm của tình trạng căng thẳng quốc tế trong
thế kỷ 21. Năm tiếp đó, người Mỹ cũng rút lui để lại cộng hòa Hàn Quốc, ngày
nay được biết đến là Nam Hàn Quốc. Liên hiệp chủng quốc nổ lực thống nhất hai
sự tồn tại này dưới sự ngăn chặn của những quốc gia cộng sản. Thời điểm đó, Hàn
Quốc trở thành một tiêu điểm sự chú ý của thế giới trong một sự xung đột giữa
phía Đông và Tây: một đầu đề tranh luận của hệ tư tưởng dân chủ và cộng sản.
Khi Bắc Hàn Quốc xâm lược Nam Hàn Quốc năm 1950, điều đó đa dẫn đến chiến
tranh với cả liên hợp chủng quốc, lãnh đạo bởi người Mỹ và sự can thiệp của
Trung Quốc. Với một sự bế tắc trong cái mâu thuẩn này, một hiệp định đình chiến
được ký kết vào năm 1953, để mặt Hàn Quốc bị chia cắt bởi khu vực phi quân sự
chống đối tạm thời của hai quốc gia.
Syngman Rhee được bầu làm tổng thống đầu tiên của Nam Hàn Quốc và
duy trì vị trí đó từ năm 1948 đên năm 1960. Sau giai đoạn của sự hỗn loạn chính
trị, Park Chung Hee của ủy ban hành chính quân sự đã thống nhất lại, một hiến
pháp mới đã ban hành rộng rãi trong sự ủng hộ của quần chúng. Khi Park được
chính thức được bầu làm tổng thống năm 1963, hệ thống cai trị độc quyền đã trở
nên thành công trong việc phát triển đất nước. Sự chuyển giao thông tin kinh tế
của nam Hàn Quốc là một điều kỳ diệu của thế giới. Nam Hàn Quốc chỉ mất 6
thập niên cho sự chuyển giao từ một nước nông nghiệp thành một gã khổng lồ về
công nghiệp. Sản phẩm chất lượng và nguồn nhân công năng động của quốc gia
này được xuất khẩu ra toàn cầu cùng với những nhà chuyên môn ham học hỏi.
Nam Hàn Quốc đã bắt đầu mở rộng thị trường trong sự nổ lực gia nhập đại liên
minh cạnh tranh toàn cầu nhưng một số nói rằng rất khó để phá vỡ những cách bảo
hộ nền công nghiệp của đất nước này.
Nam Hàn Quốc vừa mới đổi mới những thành phố của nó và lập ra những
thành phố vệ tinh xung quanh Seoul cũng như làm mới lại quốc gia phía tây duyên
hải. Trong khi những họ hàng phía Bắc đình trệ trong chế độ cực quyền thì cái xã
hội năng động này đăng cai thế vận hội Olympic hạng nhất với sự tiện nghi vào
năm 1988. Đất nước này trải qua những cuộc bầu cử trong hòa bình và một chính
phủ dân chủ hơn. Dân số của đất nước này liên tục được tự do nhiều hơn, cải thiện

điều kiện làm việc và ích lợi, thực hiện thêm nhiều cải tiến hướng tới sự hợp nhất
quốc gia với phía Bắc. Bảng tóm tắt về sự phát triển của Hàn Quốc thông báo rằng
quốc gia này, giống như Đài Loan đang thực hiện tái cấu trúc hướng đến một nền
kinh tế vận hành trong nước, đặc biệt người công dân có sẵn mức thu nhập. Có
một nhu cầu ngày càng cao cho đồ dùng và dịch vụ gia đình kéo theo sự khao khát
cải thiện chỗ ở và du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, hầu như nhiều người Nam Hàn
Quốc cảm thấy họ đã hy sinh quá lâu, họ đang sống trong sự tương quan của sự
nghèo khổ và sự than phiền về sự không công bằng. Lực lượng lao đồng thì không
còn dễ chịu và rẻ nữa. Việc làm kinh doanh đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn và sự
độ nhạy. Người Hàn Quốc đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế cuối
thập niên 1990 với “ sự kỷ luật trong quyết tâm và mối quan hệ của doanh
nghiệp”
Bảng mô tả 13.19
SOUTH KOREA – PROFILE
DỮ LIỆU về NAM HÀN QUỐC
*******************************************************
Dân số 48,422,644 (tháng 7/2005)
Nhóm dân tộc Dân gốc, ngoại trừ xấp xỉ 20,000 Trung Quốc
Tôn giáo không xác định 46%, Thiên chúa giáo: 26%, Phật
giáo 26%, đạo Khổng : 1%, khác: 1%
Giáo dục tỷ lệ biết chữ 97,9%
Diện tích 98,190 km2
Chính phủ Cộng hòa
Các đảng chính trị Democratic Labor Party(DLp), Democratic Party
(DP), Grand national Party (GNP), People-
Centered Party (PCP), United Liberal Democrats
(ULD), Uri Party
Thu nhập trên đầu người 20,300 $ (năm 2005)
Xuất khẩu sang Mỹ Tổng giá trị xuất khẩu 277.6$ tỷ
Mỹ chiếm 17%

Tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ 47,2 tỷ(2005)
Nhập khẩu từ Mỹ Tổng giá trị nhập khẩu 248.4$ tỷ
Mỹ chiếm 12.9%
Tổng nhập khấu từ Mỹ 32$ tỷ(2005)
2.1.2. Những nét văn hóa ảnh hưởng tới văn hóa kinh doanh Hàn Quốc
 Phong tục tập quán:
Những thay đổi to lớn đi qua châu Á và phần còn lại của thế giới trong nửa sau của
thế kỷ 20 đã làm cho những phong tục truyền thống của người Triều Tiên có ít nhiều thay
đổi. Tuy nhiên, những lối sống truyền thống của quá khứ và những phong tục được nuôi
dưỡng lâu đời vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến phong cách hiện đại mà người Triều Tiên vừa
mới thu nhận được.
Theo truyền thống, nhiều thế hệ thường sống chung với nhau dưới một mái nhà.
Người lớn tuổi nhất trong gia đình được coi như có quyền lực cao nhất, tất cả mọi thành
viên trong gia đình đều phải phục tùng mệnh lệnh vủa người này theo những cơ chế
nghiêm ngặt, không được phản đối. Nhà của người Hàn Quốc nhìn chung là thấp và có hệ
thống sàn kiểu Ondol (hệ thống sưởi ấm nằm phía dưới sàn). Vì vậy, người Hàn Quốc
thích ngồi hay nằm trên nệm hoặc chiếu dày trải trên sàn nhà.
Đãi khách bằng loại rượu gạo truyền thống là một phong tục ở đây. Trong khi đối
với người phương Tây, việc đòi châm thêm rượu thường xuyên cho khách được coi là
một sự quấy rầy thì đối với người Hàn Quốc, nếu khách không được mời châm rượu
thường xuyên thì người ta sẽ cho là chủ không được tế nhị.
 Hệ thống xã hội:
Trật tự xã hội theo Khổng giáo đã từ lâu quy định cách ứng xử của người Hàn Quốc ở
một quy mô rộng lớn. Sự quan trọng của trật tự này thể hiện rất rõ trong ngày Tết, sau khi
cúng bái tổ tiên, các thành viên trong gia đình cúi chào ông bà, cha mẹ, anh chị, họ hàng,
tất cả dựa theo lứa tuổi.
 Tôn giáo:
Văn hóa Hàn Quốc bao gồm một dải rộng các tôn giáo khác nhau, đã hình thành cách
suy nghĩ và ứng xử của người dân. Theo một cuộc thống kê xã hội năm 1995, 50,7%
người Hàn Quốc có theo một tín ngưỡng nào đó. Phật giáo chiếm khoảng 46%, đạo Tin

lành chiếm 39%, và đạo Thiên chúa chiếm 13% trong số người dân có tín ngưỡng.
Tóm lại, văn hóa Hàn Quốc mang nặng các giá trị văn hóa truyền thống của Đông Á,
nổi bật là 4 giá trị cơ bản: tính cộng đồng, tôn trọng người cao tuổi, tôn trọng học vấn và
trách nhiệm cá nhân. Ở những giá trị này, cá nhân được đặt trong mối liên hệ với gia
đình, với cộng đồng, bị chi phối bởi trật tự các thế hệ, bị quy định bởi đạo đức và ý thức
bổn phận, nghĩa vụ. Cá nhân phát triển trong cái tổng thể ấy, nó không tách ra như một
thực thể độc lập.
 Đặc trưng tính cách người Hàn Quốc:
Người Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe, thích tụ tập cùng nhau ăn uống, ca hát,
chi nhiều tiền vào vui chơi giải trí và các trò tiêu khiển.
Người Hàn Quốc nhanh nhẹn trong công việc, song đôi lúc có tính khí nóng nảy. Họ
rất siêng năng, khéo léo và có tính nhạy bén, trung thực trong công việc.
Người Hàn Quốc có xu hướng cảm tính và trọng tình nghĩa. Họ coi sự khiêm tốn là
đức tín tốt. Họ rất coi trọng lòng tự tôn, niềm kiêu hãnh của bản thân.
Người Hàn rất thích chiêu đãi khách và hiếu khách, họ rất coi trọng hình thức bề
ngoài.
Người Hàn Quốc có lòng hiếu thảo với cha mẹ và tinh thần sẵn sàng hi sinh vì con cái
cũng như lòng yêu nước sâu sắc.
 Ngôn ngữ:
Tất cả người Hàn Quốc đều nói chung 1 ngôn ngữ, đây được coi là nhân tố quyết
định trong việc tạo nên bản sắc dân tộc mạnh mẽ của họ.
Hangeul, bảng chữ cái tiếng Hàn được vua Sejong phát minh vào thế kỷ 15, bao gồm
10 nguyên âm và 14 phụ âm, có thể kết hợp thành vô vàn các nhóm âm tiết. Bảng chữ cái
này hết sức đơn giản, có hệ thống, dễ hiểu và được coi là 1 trong những hệ thống chữ viết
khoa học nhất trên thế giới. Hangeul rất dễ học và dễ viết, vì thế đã đóng góp 1 phần to
lớn vào tỉ lệ biết chữ cao và 1 nền công nghiệp in ấn phát triển của Hàn Quốc.
2.1.3. Văn hóa trong giao tiếp kinh doanh tại Hàn quốc:
Văn hóa kinh doanh có thể xem là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển của cả
nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Tìm hiểu văn hóa kinh
doanh là một yếu tố quan trọng giúp ta có cái nhìn tổng quát về văn hóa của đối tác làm

việc với ta, từ đó có những ứng xử kinh doanh phù hợp.
2.1.3.1.Các mối quan hệ:
 Với đối tác:
Do ảnh hưởng của văn hóa phương đông, người Hàn rất coi trọng các mối quan hệ.
trước khi quyết định kinh doanh với một đối tác nào, họ thường thiết lập mối quan hệ với
đối tác đó trước. điều này sẽ tạo cho họ sự thuận lợi hơn trong các mối quan hệ sau này.
Ta có thể tạo dựng mối quan hệ này thông qua các cuộc họp mặt thân mật giữa các
thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn. Trong các buổi tiệc này, các đối tác kinh
doanh thảo luận công việc thân thiện hơn. Họ cũng không ngần ngại bàn bạc công việc
tron giờ ăn trưa.
Do là người phương đông, người Hàn có khuynh hướng thuê nhân viên trong sự
quen biết của mình. Vì vậy, điều cốt yếu và cũng là quan trọng: trong quan hệ với đối tác,
ta nên có một người trung gian giới thiệu bản thân với đối tác mà ta muốn kết giao quan
hệ. vị thế xã hội của người trung gian này càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn càng lớn.
 Với gia đình:
Về khoảng cách quyền lực thì theo quan điểm của Hofstede:
Power distance là mức độ chấp nhận của những người ít quyền lực trong gia đình,
trường học, làng xã, cơ quan làm việc với sự phân chia không công bằng về quyền lực. “
Power distance indicate the extent to which a society accepts that power in instituations
and organization is distributed unequally.”
Tôn ti trật tự là mối quan hệ chính của các gia đình Hàn quốc. Xã hội Hàn quốc dựa
trên niềm tin của đạo khổng, điều này đồng nghĩa họ rất kính trọng ba mẹ, cấp trên.
“Children treat parents with respect”.
Cha mẹ dạy, con cái vâng lời. “Parent teach childrent obedience”.
Đặc biệt, họ rất nể trọng người cao tuổi. Vì vậy khi gặp những người lớn tuổi, ta nên
bắt chuyện và chào hỏi họ trước, sau đó dành ra vài phút hỏi thăm họ.
 Quan hệ bạn bè:
Do khuynh hướng trọng tĩnh, người Hàn trong giao tiếp thường ý tứ, tế nhị. Lấy chữ “
tín” làm đầu, vĩ hòa vi quý, tránh đối đầu trực tiếp. “ Harmory should always be
maintained and direct confrontations avoided.”

Bản sắc cá nhân được xác định dựa trên mạng lưới xã hội của cá nhân ấy. “ Identity is
based in the social network to which one belongs.”
Bên cạnh đó, người Hàn rất trung thành với bạn bè, khiêm tốn, thật thà và có tác
phong nhã nhặn, lịch sự.
Ngoài ra, khía cạnh đáng lưu tâm trong mối quan hệ bạn bè trên đất nước này: Đó là sự
tự nhận thức vị trí của mình trong xã hội cũng như trong công việc. Vì vậy, đừng nên
lăng mạ hay nói xấu ai đó trước mặt người khác. Làm như vậy đồng nghĩa với việc bạn
đang làm mất danh dự của người khác. Đây là điều cấm kỵ trong mối quan hệ bạn bè.
 Quan hệ cấp trên, cấp dưới:
Chịu ảnh hưởng khuynh hướng trọng đức, quyền lực dựa trên tuổi tác, thâm niên và
các mối quan hệ.
Quan hệ giữa chủ- nhân viên: dựa trên nền tảng đạo đức, mối liên hệ gia đình, dòng
tộc. “ Relation ship employer- employee is perceived in moral terms like a family link”.
2.1.3.2. Những vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh với người Hàn.
 Cách ứng xử:
Đàn ông Hàn quốc thường cúi đầu chào hoặc đôi khi bắt tay nhẹ khi gặp mọi người,
ánh mắt nhìn thẳng vào người đối diện. khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay
phải.
Những phụ nữ tài năng, giỏi giang và có địa vị cũng có tác phong bắt tay chào hỏi.
Đối với nhà kinh doanh dày dặn, ấn tượng trong lần gặp mặt đầu tiên là rất quan trọng.
 Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh:
Người làm kinh doanh tại hàn quốc, đặc biệt là những người ở vai trò lãnh đạo thường
rất bận rộn và có lịch làm việc dày đặc. vì vậy, đôi khi họ sẽ trễ hẹn vài phút. Vì vậy, bạn
không nên tỏ thái độ bực bội, cáu gắt nếu đối tác của bạn trễ hẹn.
Khi tham gia các sự kiện xã hội, bạn nên đến đúng giờ.
Thời gian thich hợp để trao đổi công việc cho nhau: 11giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Không nên sắp xếp lịch hẹn vào giữa tháng 7 đến giữa tháng 8. Thời gian này là thời
gian nghỉ của người hàn.
 Trang phục được ưa chuộng trong đàm phán:
 Đối với nam:

Thích hợp nhất là vest tối màu, sơ mi trắng và cà vạt dịu.
 Đối với nữ:
Chân váy kết hợp áo cánh nữ.
 Những điều cần chú ý trong đàm phán:
Trong quá trình đàm phán, người hàn luôn liên tục chuyển đề tài, vì vậy tốt nhất là nên
chú ý đến những điều quan trọng.
Trong lần gặp mặt đầu tiên, khi được mời dùng chè hay cafê, hãy đón nhận lòng mến
khách của họ.
Tại Hàn quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến
thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan
hệ làm ăn.
 Những điều cần nên tránh khi giao tiếp với người Hàn:
Không nên tự ý chạm vào người khác, trừ khi đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang
hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới, người bạn không thân thiết, không có
mối quan hệ họ hàng.
Không nên đung đưa ngón tay cái về phía mình. Người Hàn xem đây là hành động thô
lỗ.
Không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Người hàn quan niệm bàn
chân là bộ phận không sạch sẽ.
Tránh dùng tiếng lóng hoặc đặc ngữ trong giao tiếp.

×