Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Nghiên cứu phương pháp dạy học hóa học bằng tiếng anh ở trường trung học phổ thông (áp dụng chương trình hóa học 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.55 KB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG LỆ HỒNG
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa học 10)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
VINH - 2014
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
DƯƠNG LỆ HỒNG
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Áp dụng chương trình hóa học 10)
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CAO CỰ GIÁC
VINH - 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác – Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp
dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hoa Du và TS Nguyễn Xuân Dũng đã dành
nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn.
- Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo,
cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường


ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu
Trường THPT Võ Nguyên Giáp, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tp Vinh, tháng 10 năm 2014
Dương Lệ Hồng
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7
MỞ ĐẦU 8
1. Lí do chọn đề tài 8
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1. Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh 11
1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập 11
0.0.1.1 Kỹ năng nghe 12
0.0.1.2 Kỹ năng nói 13
0.0.1.3 Kỹ năng đọc 14
0.0.1.4 Kỹ năng viết 15
0.0.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh 16
0.0.2.1 Ý nghĩa của tự tin 16
0.0.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học 17
0.0.3 Hội nhập với giáo dục thế giới 18
0.0.3.1 Đặt vấn đề 18
0.0.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi hội nhập 19

0.0.3.3 Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam 20
0.0.3.4 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục 21
0.1 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông 22
0.1.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số
959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) 22
0.1.1.1 Mục tiêu 22
0.1.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp 23
4
0.1.2 Đánh giá thực trạng triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh ở các trường THPT 31
0.1.2.1 Hiện trạng tiếng Anh và việc dạy học môn Hóa bằng tiếng anh của học sinh THPT 31
0.1.2.2 Kế hoạch triển khai dạy môn Hóa bằng tiếng Anh trong trường THPT 32
0.1.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng
tiếng Anh ở các trường THPT 35
0.1.3.1 Những thuận lợi trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các
trường THPT 35
0.1.3.2 Những khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các
trường THPT 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37
Chương II: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 38
2.2. Áp dụng dạy học chương trình hóa học lớp 10 64
2.2.1. Atomic structure 64
2.1.2. The periodic table and the periodic law 78
A. VOCABULARY 78
D. EXERCISES 85
2.1.3. Chemical Bonding 88
A. VOCABULARY 89
B. SENTENCES 89
C. SUMMARY 90

D. EXERCISES 95
2.1.4. Oxidation Reduction Reactions - Redox Reactions 99
A. VOCABULARY 99
C. SUMMARY 100
D. EXERCISES 104
2.2.5. Halogens- The elements in group VIIA 106
A. VOCABULARY 107
B. SENTENCES 107
C. SUMMARY 108
D. EXERCISES 118
5
2.2.6. Oxygen and Sulfur 119
A. VOCABULARY 119
B. SENTENCES 120
C. SUMMARY 121
D. EXERCISES 125
2.2.7. Rates of reaction and chemical equilibrium 127
A. VOCABULARY 127
B. SENTENCES 127
C. SUMMARY 128
D. EXERCISES 135
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 141
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 142
3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 142
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 142
3.3 Đối tượng thực nghiệp sư phạm 142
3.4 Nội dung và tiến trình thực nghiệm sư phạm 142
3.4.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 142
3.4.2 Tiến trình thực nghiệm sư phạm 143
3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 144

3.6 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 144
3.7 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 147
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 148
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân ĐC Đối chứng
GD-ĐT Giáo dục – Đào tạo TN Thực nghiệm
THCS Trung học cơ sở TNSP Thực nghiệm sư phạm
THPT Trung học phổ thông GD Giáo dục
ĐH Đại học HK Học kì
GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa
HS Học sinh TNTL Trắc nghiệm tự luận
Pt Phương trình TNKQ Trắc nghiệm khách quan
PTPƯ Phương trình phản ứng ĐC Đối chứng
TSĐH-CĐ Tuyển sinh đại học cao đẳng TN Thực nghiệm
Xt Xúc tác Dd Dung dịch
Đktc Điều kiện tiêu chuẩn hh Hỗn hợp
KK Không khí PTN Phòng thí nghiệm
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc sử dụng thành thạo được ngoại ngữ
nói chung và tiếng Anh nói riêng là cấp thiết vì nó là một trong những chìa khóa để hội
nhập quốc tế và tiếp cận với các nước phát triển. Trong giáo dục và đào tạo, các học
sinh trường THPT thường có cơ hội rất lớn để nhận học bổng du học nước ngoài, hoặc
theo học các chương trình đào tạo tiên tiến, quốc tế tại các trường Đại học trong nước
(mà tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính trong các chương trình này)
Vì vậy, việc nâng cao vốn tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh trong chuyên môn khoa
học cho học sinh phổ thông, sẽ giúp học sinh có thể nâng cao kiến thức, tìm tòi nghiên
cứu, tân dụng tốt cơ hội và có khả năng tư duy khoa học bằng tiếng Anh. Việc làm này

còn có ý nghĩa giúp học sinh có thể học tốt trong môi trường học tập tiên tiến đồng thời
cũng là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục nước ta hiện nay.
Mặt khác, thông qua hoạt động giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, kiến thức
và năng lực giảng dạy của giáo viên THPT cũng ngày càng được nâng cao, tiếp cận
được với những chuẩn kiến thức mà các nước tiên tiến đang giảng dạy. Việc cho học
sinh học các môn khoa học bằng tiếng Anh cũng là một trong những việc cần thực hiện
của “Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020”.
Tuy nhiên, để giáo viên dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh nói chung và
môn Hóa học nói riêng còn gặp nhiều khó khăn: như các vấn đề về định hướng chương
trình, tài liệu dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Với mong muốn
giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát về việc tìm kiếm tài liệu, soạn bài, tổ chức dạy và
hướng dẫn cho học sinh tự nghiên cứu, nhằm đưa việc giảng dạy môn Hóa trong
chương trình THPT bằng tiếng Anh một cách hiệu quả tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông-
áp dụng chương trình hóa học 10”
2. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp tiếp cận việc dạy học Hóa
học bằng tiếng Anh áp dụng cho chương trình hóa học lớp 10.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường
trung học phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh áp dụng
8
cho chương trình Hóa học lớp 10.
4. Giả thuyết khoa học
Việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh có thể thực hiện và có tính khả thi hay
không phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Cả người dạy lẫn người học đều thấy được việc dạy học bằng tiếng Anh thật sự
cần thiết, và phải có vốn tiếng Anh nhất định, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành Hóa
học.

Giáo viên phải có cách thức tổ chức dạy học phù hợp, có bài giảng hợp lí kích
thích tính sáng tạo, khả năng tìm tòi của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT và nội
dung yêu cầu phải đạt của các kì thi quốc tế như A- Level đầu vào của các trường đại
học Cambridge, Singapor, thi SAT (School Attitude Test- đánh giá đầu vào các trường
đại học của Mỹ).
Xây dựng hệ thống từ vựng, các mẫu câu theo từng chương theo chương trình
sgk.
Xây dựng một số bài giảng theo từng chương với các cấp độ khác nhau:
Loại 1: Dạy kiến thức bằng tiếng Anh mà phần tiếng Việt học sinh đã được học kĩ
theo hình thức ôn tập, tổng kết, khái quát hóa những vấn đề chính.
Loại 2: Dạy các vấn đề mới hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Thực nghiệm sư phạm đối với việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường
THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
+) Nghiên cứu lí luận:
Nêu mục đích, ý nghĩa, thực trạng việc thực hiện giảng dạy Hóa học bằng tiếng
Anh ở trường THPT.
Tìm hiểu, so sánh chương trình sách giáo khoa Hóa học của Việt Nam với
chương trình Hóa học của một số nước trên thế giới, đề thi Olimpic quốc tế.
+) Đúc rút một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
+) Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên Hóa học các tỉnh bạn.
+) Xây dựng hệ thống từ vựng, mẫu câu, một số giáo án Hóa học bàng tiếng Anh.
+) Thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả.
7. Điểm mới của đề tài
9
Xây dựng được hệ thống từ vựng, mẫu câu theo từng chương của chương trình
hóa học lớp 10 từ đó giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc tìm tài liệu và soạn bài
giảng.

Xây dựng một số giáo án theo các loại, tùy theo trình độ tiếng Anh của giáo viên
và học sinh mà có cách dạy học hợp lí.
10
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh
1.1.1 Rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, hội nhập quốc tế giúp chúng ta nâng
cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, trao đổi và áp dụng được các công nghệ tiên tiến thế
giới. Để đáp ứng được các nhu cầu đó chúng ta cần có nhiều các nhà khoa học, các
chuyên gia cũng như học sinh, sinh viên những thế hệ tương lai của đất nước có một
vốn tiếng Anh để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Tiếng
Anh là một ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi, là một công cụ cho chúng ta tiếp
cận với các nền giáo dục tiên tiến và khoa học công nghệ hiện đại.
Việc dạy học cho học sinh THPT môn Hóa và các môn khoa học bằng tiếng Anh
là một hướng đi đúng có tính chiến lược, giúp giải quyết nhu cầu nhân lực chất lượng
cao cho đất nước trong những năm sắp tới. Để việc thực hiện việc dạy Hóa bằng tiếng
Anh trong những năm sắp tới có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm
sau.
 Biết sử dụng và khai thác các nguồn tài liệu tham khảo
Việc dạy môn Hóa học bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt rất cần các nguồn tài
liệu khác nhau. Việc sử dụng các nguồn tài liệu giúp giáo viên học tập được văn phong
tiếng Anh sử dụng trong lĩnh vực hóa học cũng như các “ thuật ngữ “ chuyên ngành sử
dụng trong hóa học.
 Biết một số qui tắc cơ bản để phát âm đúng các từ vựng tiếng Anh và biết sử
dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy
Phát âm tiếng Anh nói chung và các thuật ngữ hóa học nói riêng là rất cần thiết.
Việc phát âm đúng giúp ngay chính chúng ta và học sinh có khả năng nghe tốt và hiểu
khi nghe các bài giảng mà do người nước ngoài thực hiện.
Trong quá trình giảng dạy, khi vốn từ vựng của giáo viên và học sinh còn hạn chế
thì việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật cũng như một số đồ dùng dạy học là một cách

hiệu quả nâng cao chất lượng của bài giảng.
 Đánh giá đúng khả năng tiếng Anh của học sinh
Việc nắm vững trình độ tiếng Anh của học sinh là rất quan trọng, để giáo viên sẽ
chuẩn bị nội dung, chủ đề của bài giảng phù hợp với khả năng học sinh. Hơn nữa việc
nắm vững trình độ tiếng Anh của học sinh giúp người giáo viên chuẩn bị lượng thời
gian phù hợp cho việc chuẩn bị bài giảng.
11
 Hiểu rõ khả năng tiếng Anh của bản thân
Giáo viên hiểu rõ năng lực tiếng Anh của bản thân, họ sẽ làm chủ được bài giảng
của mình, biết rõ cách trình bày từng phần của bài giảng (trình bày bằng lời, hay trình
chiếu hoặc viết lên bảng hay lên giấy đưa cho học sinh ) chuẩn bị câu hỏi và các câu
trả lời cho mình giúp cho việc đánh giá phần câu trả lời của học sinh được tốt hơn.
0.0.1.1 Kỹ năng nghe
a) Mục đích và ý nghĩa
Mục đích của việc dạy kỹ năng nghe là giúp HS hiểu được người khác nói gì và
có thể giao tiếp.
b) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nghe
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thông thường trong tiến trình của tiết
dạy có 3 giai đoạn đó là: Presentation - Practie - Production. Tiến trình của một tiết dạy
nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Listening, While - Listening, và Post -
Listening. Tiến trình dạy học này không những giúp học sinh nắm hiểu bài mà còn giúp
các em sử dụng kỹ năng nghe trong giao tiếp thực tế.
c) Rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học
Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nghe trong dạy học hóa học một
cách hiệu quả
 Pre - Listening
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung sắp
nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe.
Giáo viên giúp các em lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm
hay cấu trúc mới, các kiến thức nền.

Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần
và hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng, sai, trả lời câu hỏi,…)
 While – Listening
Đây là giai đoạn mà ở đó học sinh có cơ hội luyện tập. Ở giai đoan này giáo viên
đưa ra các dạng bài tập, yêu cầu học sinh thực hiện.
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần. Lần đầu gúp học sinh làm quen
với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thông tin
chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Giáo
viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và
làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để nắm kết quả hoặc nghe lại những
12
chỗ khó để khẳng định đáp án.
 Post - Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một
số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác
nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ
năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion,
0.0.1.2 Kỹ năng nói
d) Mục đích và ý nghĩa
Kỹ năng nói là kỹ năng khó đối với học sinh và đây là kỹ năng giao tiếp quan
trọng chúng ta có thể nghe viết ra được nhưng không diễn đạt thành lời một cách trôi
chảy được.
e) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy nói
Tiến trình của một tiết dạy nói cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Speaking,
While - Speaking, và Post - Speaking. Tiến trình dạy học này không những giúp học
sinh nắm hiểu bài mà còn giúp các em sử dụng kỹ năng nói trong giao tiếp thực tế.
f) Rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học
Những nguyên tắc, kĩ thuật để rèn luyện kĩ năng nói trong dạy học hóa học một
cách hiệu quả
 Pre – Speaking

GV hướng dẫn các em khai thác bài nói mẫu Bài nói mẫu có thể là những phát
ngôn riêng lẻ, một đoạn hội thoại hay một đoạn lời nói ngắn.
Để giới thiệu mẫu câu, cách sử dụng từ trong bài nói GV nên đặt ra một số câu
hỏi gợi mở cho học sinh trả lời và từ đó các em tự rút ra cách sử dụng từ và cấu trúc
câu.
Sau khi đọc bài mẫu cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc lại theo mình, đọc to và
đọc đồng thanh, khi các em đọc GV sửa lỗi phát âm và hướng dẫn các em phát âm cho
đúng, bên cạnh đó giảng, giải thích, từ mới có trong bài cho các em.
 While - Speaking
Trong giai đoạn này sau khi được hướng dẫn, học sinh sẽ dựa vào tình huống gợi
ý như tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu để luyện nói theo
yêu cầu.
Giai đoạn này GV hướng dẫn học sinh luyện tập nói theo cá nhân, theo cặp hoặc
nhóm để tiết kiệm thời gian.
13
Sau khi các em luyện tập theo nhóm, cặp với nhau ta cho vài em tiêu biểu lên
bảng trình bày bài nói của mình, giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
Trong quá trình luyện nói giáo viên cần chú ý đến khả năng nói của mọi đối
tượng học sinh và có thể đưa thêm yêu cầu cao hơn cho học sinh khá khi các em đã
hoàn thành bài nói xong trước các bạn khác. Các yêu cầu thêm đó có thể là nói xong
viết lại tóm tắt, tìm nguyên nhân và thống kê số lượng, so sánh đối chiếu, …
 Post - Speaking
Sau khi HS luyện nói dưới sự kiểm soát của chúng ta, chúng ta hướng dẫn các em
vào phần luyện nói tự do, đây là giai đoạn cho các em tự do nói sau khi đã chuẩn bị.
Lúc này chúng ta lưu ý chỉ nên đưa ra yêu cầu chung đừng hạn chế các em về ý
tưởng cùng như ngôn ngữ để các em tự do nói, nhằm phát huy khả năng sáng tạo của
các em và yêu cầu các em nói lưu loát.
Trong quá trình các em luyện tập nói chúng ta nên cho điểm nhằm khuyến khích
các em xung phong nói tạo cho các em tâm trạng thích nói, chứ không phải đang bị gò
bó, ép buộc.

0.0.1.3 Kỹ năng đọc
g) Mục đích và ý nghĩa
Giúp HS phát triển kĩ năng đọc hiểu, có khả năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng
tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS, giúp HS có
điều kiện để thu nhận thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã
hội.
h) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Tiến trình của một tiết dạy đọc cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Reading,
While - Reading, và Post - Reading.
 Pre – Reading
Hoạt động được thực hiện đầu tiên là giới thiệu chủ đề của bài đọc.
Sau khi giới thiệu chủ đề bài học, GV hướng đặt ra một số câu hỏi gợi ý, dần
nhập vào bài khóa để học sinh thảo luận theo cặp, hoặc nhóm đoán câu trả lời.
Tiếp sau là giới thiệu từ vựng, và ngữ pháp mới (nếu có). GV chỉ giới thiệu cho
học sinh những từ mới cơ bản, còn một số từ khác học sinh có thể đoán nghĩa của từ
dựa vào ngữ cảnh.
 While - Reading
Đọc hiểu bài đọc để trả lời các câu hỏi dẫn nhập hay kiểm tra các phán đoán ở
14
phần Pre-Reading là rất cần thiết bởi nó góp phần khắc sâu hơn những gì các em đã
làm được, đồng thời giúp các em nhận biết những điều chưa hoàn thành. Giáo viên nên
ấn định rõ thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động.
Hoạt động tiếp theo là yêu cầu HS đọc lại bài đọc để hiểu nội dung kĩ hơn, và trả
lời các bài tập trong sách giáo khoa.
Để kiểm tra mức độ đọc hiểu được kĩ hơn, ngoài những bài tập trong sách giáo
khoa chúng tôi chuẩn bị sẵn ở nhà một số bài tập để học sinh thực hành thêm (tùy theo
từng bài đọc hiểu) như:
- Complete the sentences
- True / False statement
- Check / Tick the correct answers

- Fill in the chart
- Matching
- Answer the questions on the text
Học sinh làm việc theo cặp, giáo viên kiểm tra kết quả và sau đó đưa ra đáp án
đúng.
 Post - Reading
Các hoạt động sau khi đọc giúp cho giáo viên có thể kiểm tra được mức độ hiểu
bài, khả năng vận dụng bài vào thực tiễn cuộc sống; cũng như khả năng tưởng tượng
của học sinh. Vì vậy, giáo viên nên áp dụng nhiều thủ thuật khác nhau để tránh sự
trùng lặp nhàm chán. Các hoạt động được thực hiện trong bước này là:
- Summazine the text
- Arrange the events in order
- Give comments, opinions on the characters in the text
- Role- play basing on the text
- Develop another story basing on the text…
Tóm lại: mục đích của dạy đọc hiểu là giúp học sinh nắm được những thông tin
chính. Vì vậy cần luyện cho học sinh có khả năng đọc một cách bao quát cả câu, thậm
chí nhiều câu. Muốn dạy bài đọc có hiệu quả, người giáo viên cần vận dụng một cách
sáng tạo linh hoạt và khéo léo các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của
từng bài để gây hứng thú cho học sinh và giúp học sinh hiểu bài được tốt hơn.
0.0.1.4 Kỹ năng viết
i) Mục đích và ý nghĩa
15
Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp với
các kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng cố
những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong, cấu
trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục đích
giao tiếp cụ thể.
j) Nguyên tắc chung cho một tiết dạy đọc
Tiến trình của một tiết dạy viết cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre - Writing,

While - Writing, và Post - Writing.
 Pre –Writing
- Xây dựng một khung mẫu cho bài viết:
- Tìm các ý.
- Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, Phần này yêu cầu học sinh phát huy sự
đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống nhất chung.
- Sắp xếp các ngữ liệu thể hiện các chú ý của chủ điểm viết theo khung mẫu đã xây
dựng.
Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyến
khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viết bài.
 While - Writing
Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này học sinh chủ động viết
bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích lũy, phát triển văn phong
riêng của mình.
 Post - Writing
Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang
để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt được
một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục.
Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ
chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết. Từ đó rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ
sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học tập trong phần viết.
0.0.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh
0.0.2.1 Ý nghĩa của tự tin
Tự tin là yếu tố có ý nghĩa nhất trong học ngoại ngữ. Lòng tự tin sẽ giúp cho
người học có thêm động lực và sức mạnh để có thái độ tích cực đối với quá trình học
tập của bản thân. Trung tâm của toàn bộ quá trình học là niềm tin của người học vào
16
khả năng của bản thân sẽ hoàn thành mục tiêu học tập.
Khi người học hoàn thành được các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên thì lòng
tự tin của họ sẽ được củng cố, từ đó học có thêm nghị lực để theo đuổi những mục tiêu

mới trong học tập.
0.0.2.2 Tự tin trong dạy học hóa học
Một trong những yếu tố tác động đến động lực, thái độ và tình cảm của người học
đối với môn học là quan hệ giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau.
Giáo viên cần xây dựng mối quan hệ thân thiện và tôn trọng lẫn nhau với người học.
Để có được mối quan hệ đó giáo viên cần hiểu được mục đích học tập, những khó
khăn trong học tập của người học, đặc biệt là phải hiểu được tính cách của người học.
Giáo viên phải tạo ra được một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái nhưng nghiêm túc
trong lớp học, biết thiết kế và điều chỉnh các hoạt động trên lớp phù hợp với trình độ,
hứng thú và sở thích của người học, biết cách hỗ trợ người học và động viên người học
theo đuổi sự say mê của mình.
Tóm lại, giáo viên cần tạo dựng một không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng với
nhiều hoạt động đa dạng để người học nào cũng có cơ hội đạt kết quả. Đồng thời người
dạy phải hiểu được nguyện vọng, sở thích cũng như những khó khăn của người học và
tìm cách giúp họ khắc phục những khó khăn đó cũng như giúp họ tìm ra những cách
học phù hợp với sở trường, sở đoản của HS.
Để có được sự tự tin trong việc dạy và học hóa học, chúng ta nên tổ chức câu lạc
bộ học tập cho HS:
 Mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ
Câu lạc bộ là tổ chức nhằm mở rộng tầm nhận thức, hiểu biết về văn hóa, khoa
học kĩ thuật, giáo dục lòng yêu lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các
khả năng sáng tạo và các năng khiếu của con người.
Tổ chức câu lạc bộ hóa học là điều kiện tốt để các cá nhân yêu thích hóa học có
môi trường phát huy khả năng của mình.
 Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ
Để duy trì và phát huy một cách hiệu quả thì câu lạc bộ phải có kế hoạch hoạt động.
- Sinh hoạt định kì theo các chuyên đề
- Hóa học và đời sống (Chemistry to life)
- Biểu diễn, thì nghiệm, ảo thuật hóa học (Magic chemistry)
- Lịch sử và tiểu sử các nhà hóa học (History and biographies of chemists)

17
- Bảng tuần hoàn và các vấn đề liên quan (The periodic table and related issues)
 Gợi ý một số nội dung trong buổi sinh hoạt
- Kịch bằng tiếng Anh có liên quan đến kiến thức Hóa học.
- Hái hoa dân chủ (Picking flower)
- Biểu diễn ảo thuật hóa học (Magic chemistry).
- Phần thảo luận về một chủ đề (Presentation and discussion)
- Trò chơi tập thể (có các nhóm tham gia) (Chemistry games played by teams)
 Phần kịch tiếng Anh
Kịch có thể biểu diễn liveshow hoặc cho học sinh xem dưới dạng video clip đã
được diễn và ghi lại.
Trong phần này có thể chỉ để học sinh xem kịch để làm quen với tiếp nhận thông
tin bằng tiếng Anh hoặc sau vở kịch có thể đặt câu hỏi để tất cả cùng thảo luận.
 Phần hái hoa dân chủ
Giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề. Trong phần này có
thể yêu cầu học sinh xung phong trả lời câu hỏi phải trình bày bằng tiếng Anh hoặc
tiếng Việt tùy thuộc vào trình độ học sinh và giáo viên.
 Ảo thuật hóa học
Giáo viên có thể biểu diễn hoặc học sinh thực hiện. Ở phần này có thể đưa ra câu
hỏi từ trước khi tiến hành làm ảo thuật hoặc sau khi học sinh quan sát xong.
 Thảo luận về một chủ đề
Chủ đề được một hoặc một nhóm học hoặc để 2,3 nhóm đã có sự chuẩn bị sẵn lên
trình bày. Trong chủ đề này phải đưa ra một số câu hỏi để thảo luận. Sau khi thảo luận
xong, giáo viên phải nhận xét phần trình bày của từng nhóm và giải đáp các câu hỏi
đưa ra.
 Trò chơi
Đây là phần không nên thiếu trong mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Giáo viên có
thể tham khảo một số trò chơi hoặc cho một nhóm học sinh tổ chức phần này.
Sau mỗi phần trả lời, trình bày hay tham gia trò chơi, nên có một phần thưởng
cho người trả lời đúng hay đội thắng cuộc để khuyến khích học sinh.

0.0.3 Hội nhập với giáo dục thế giới
0.0.3.1 Đặt vấn đề
Hợp tác quốc tế về giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, cao
hơn và phức tạp hơn. Đó là hội nhập quốc tế về giáo dục, mỗi quốc gia cần tìm ra cho
18
mình các chính sách và chiến lược cần thiết để giáo dục đại học thực hiện được tốt nhất
sứ mệnh của mình trong việc sản sinh, truyền bá và áp dụng tri thức, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Điều này đã được đặt ra ở nước ta trong Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006-2020. Đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế
Asean. Khi đó, nguồn nhân lực nước ta có thêm cơ hội làm việc tại các nước láng
giềng nhưng cũng đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước Asean ngay trên sân nhà.
0.0.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi hội nhập
a) Thuận lợi
Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời
chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn
cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà
các nước có thể tận dụng được:
Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học
công nghệ quốc gia.
Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ đa dạng, có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài
nước.
Thứ sáu, hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn

tình hình và xu thế phát triển của thế giới.
Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh
của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây
dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền.
Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp
trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy
trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
19
Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế.
b) Khó khăn
Tuy nhiên, hội nhập không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt các
nước trước nhiều bất lợi và thách thức.
Một, hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và
ngành kinh tế gặp khó khăn.
Hai, hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên
ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc
tế.
Ba, hội nhập không phân phối công bằng lơi ích và rủi ro cho các nước và các
nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu và nghèo.
Bốn, trong quá trình hội nhập, các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi. Họ dễ có thể trở thành bãi rác thải công
nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi
trường.
Năm, hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, phức
tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển.
Sáu, hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Bảy, hội nhập có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố
quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp, …

0.0.3.3 Hiện trạng hội nhập quốc tế về giáo dục ở Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập GD, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ
may tham gia vào việc hoạch định chính sách GD quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị
cho nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, GD Việt
Nam đang đứng trước nguy cơ bị cô lập và khó hoà nhập được với các trào lưu GD lớn
trên thế giới bởi một số nguyên nhân sau:
Một là, ngôn ngữ: Thứ ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Việt. Đây là tiếng mẹ
đẻ của người Việt chúng ta, nhưng đồng thời cũng là ngôn ngữ có tính chất riêng biệt
của người Việt, do người Việt sử dụng. Ngôn ngữ tiếng Việt không có khả năng hội
nhập.
Hai là, chương trình và giáo trình giảng dạy hầu hết do giáo viên, giảng viên
trong nước biên soạn, chưa được tiêu chuẩn hoá và công nhận trên trường quốc tế. Dẫn
20
đến việc bằng cấp từ phổ thông đến đại học cũng chưa được công nhận và đánh giá cho
chuẩn, đúng mức.
Ba là, GD Việt Nam chưa có một bộ quy tắc đánh giá chất lượng đào tạo, cũng
như tiêu chí xếp loại các trường, các ngành học để nước ngoài dựa vào đó hợp tác làm
việc với các trường trong nước. Dẫn đến hiện tượng một số tổ chức quốc tế tự xếp hạng
các trường ĐH Việt Nam một cách không khách quan.
Bốn là, chúng ta chưa có các cơ quan, tổ chức trung gian làm việc độc lập, khách
quan với các cơ quan quản lý Nhà nước về GD để có các ý kiến phản biện, kịp thời
chấn chỉnh cũng như góp ý cho các dự thảo hoặc Luật GD.
Năm là, đầu vào của các trường ĐH sư phạm chưa cao, chưa có được những ưu
tiên thỏa đáng về chính sách cho loại trường này, chế độ lương bổng của giáo viên
khiến cho loại hình sư phạm chưa có sức thu hút nhân tài.
Sáu là, hệ thống thi cử đánh giá thực lực khả năng của học sinh còn bất cập, mặt
khác lại gây tốn kém tiền bạc, công sức và thời gian của học sinh, các ông bố bà mẹ và
cả xã hội.
Bảy là, bệnh thành tích đang trở thành mộ "bạo bệnh" khó có cơ cứu chữa.
0.0.3.4 Chiến lược hội nhập quốc tế về giáo dục

Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến
căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt
hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc
hiệu quả.
Trước mắt, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực
hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Kết luận Trung ương 6 khóa IX
và Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục
và đào tạo đến năm 2020. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Củng cố và tăng cường chất lượng hệ thống kiểm định chất lượng GDVN.
21
Cơ quan kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phải là 1 tổ chức độc lập nằm
ngoài Bộ GD- ĐT, bảo đảm tính khách quan trong đánh giá, xếp hạng.
Sự tuyển chọn, đánh giá cần dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Hàng năm có sự xếp loại, và công khai thông tin trên các mạng truyền thông để
người dân biết. Và đó cũng là cách để các trường có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong
việc xây dựng thương hiệu của mình.
 Nâng cao trình độ tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác cho giáo viên, giảng viên
và học sinh, sinh viên.
 Nghiên cứu một số nước xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc để tự mình đứng
ra tổ chức các loại hình kiểm tra trình độ ngoại ngữ - đặc biệt là tiếng Anh từ phổ thông
lên đến ĐH và dành cho người đi làm.
 Tham gia các hội thảo, diễn đàn, triển lãm GD quốc tế: GD Việt Nam phải nắm
được các thông tin mới nhất về các chính sách GD của các nước, các chương trình học

bổng, hỗ trợ SV quốc tế của các nước trên thế giới để tuổi trẻ Việt Nam tham gia được
mà không bị bỏ lỡ.
 Thành lập Hiệp hội các trường ĐH Việt Nam: Hiện ở Việt Nam đang có Hiệp hội
các trường ĐH ngoài công lập, trong khi số lượng lớn các trường ĐH có chất lượng tại
VN lại là các trường ĐH công lập. Để có thể có tiếng nói chung trong các diễn đàn GD
quốc tế, Việt Nam rất cần một hiệp hội chung của tất cả các trường ĐH, CĐ, có vậy
mới làm được những việc lớn cho toàn ngành GDĐH.
Như vậy, hội nhập quốc tế về giáo dục làm cho giáo dục Việt Nam phát triển
nhanh về số lượng, vững chắc về chất lượng, đảm bảo yêu cầu phát triển đất nước,
phục vụ mục tiêu chính trị cơ bản của Đảng và nhân dân ta là giữ vững chủ quyền quốc
gia, định hướng xã hội chủ nghĩa, “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
0.1 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng
Anh ở trường phổ thông
0.1.1 Giới thiệu Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai
đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)
Phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn
2010 - 2020, với những nội dung chính như sau:
0.1.1.1 Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
22
Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ
thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có
trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những
học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành
những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có
nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có
sức khỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.
Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổ

thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục.
b) Mục tiêu cụ thể
Củng cố, xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên hiện tại
đồng thời với tăng dần quy mô; bảo đảm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
ít nhất một trường trung học phổ thông chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm
khoảng 2% số học sinh trung học phổ thông của từng tỉnh, thành phố.
Tập trung đầu tư nâng cấp các trường trung học phổ thông chuyên thành các
trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao.
Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ
cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp.
Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ
thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới.
Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường
trung học phổ thông chuyên với việc đào tạo ở đại học.
Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường trung học phổ thông chuyên với
các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn,
bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút nguồn lực vào phát triển
hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên.
0.1.1.2 Nhiệm vụ và giải pháp
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học cho các trường trung học phổ thông chuyên
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trường trung học phổ thông chuyên
đến năm 2015 và 2020, trong đó ưu tiên mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu đạt 15
m
2
/học sinh; đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông chuyên đảm bảo đạt
23
chuẩn quốc gia; các trường đều có đủ phòng học 2 buổi/ngày, có hội trường, nhà tập
đa năng, nhà công vụ, nhà ăn, ký túc xá cho học sinh ở nội trú, sân vận động, bể bơi, hệ
thống phòng chức năng, phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết

bị đồng bộ và hiện đại;
Tăng cường đầu tư, mua sắm các thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại phục vụ
cho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh
giá của giáo viên và việc học tập, làm quen nghiên cứu khoa học của học sinh; nâng
cấp hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và internet; xây dựng hệ thống thông tin
điện tử liên kết giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các trường đại học và
các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài;
Phát triển hệ thống thư viện, thư viện điện tử, đầu tư mua sách, tài liệu tham
khảo, cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước; xây dựng thư viện câu hỏi,
bài tập, đề kiểm tra, đề thi quốc gia, quốc tế; đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo
viên và học sinh;
Tập trung đầu tư trọng điểm 15 trường trung học phổ thông chuyên, đảm bảo có
cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm với
các trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế;
Tăng cường huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước
ngoài vào giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết
bị dạy học hiện đại cho các trường trung học phổ thông chuyên.
b) Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường trung học phổ
thông chuyên
Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về
công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường trung học phổ thông chuyên; ban
hành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
chuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trường trung học và
các quy định khác về giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông;
Tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân
viên;
Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong
hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành những
nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo và xây
dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc;

24
Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin
học và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.
Định hướng nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông chuyên phù hợp
với từng giai đoạn. Tăng cường việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ
năng quản lý; bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra đánh giá, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực
tổ chức các hoạt động giáo dục;
Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên;
đưa đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong các
trường trung học phổ thông chuyên;
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằng
tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, để từng
bước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng Anh trong các trường trung học
phổ thông chuyên;
Xây dựng các diễn đàn trên internet để giáo viên và học sinh trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trung
học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡng
học sinh năng khiếu.
c) Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh, thi học sinh giỏi trong
các trường trung học phổ thông chuyên
 Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học
Chương trình giáo dục trong trường trung học phổ thông chuyên xây dựng theo
hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo
điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và
ngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, tăng khả
năng hoạt động thực tiễn;
Biên soạn khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu hướng
dẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảng

dạy bằng tiếng Anh các môn khoa học; tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm
bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên;
Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài
để các trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng.
25

×