Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Quảng nam trong cuộc vận động cách mạng tháng tám (1939 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NĂM
QUẢNG NAM TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1939-1945)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN THỨC
Vinh, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy
giáo PGS.TS. Trần Văn Thức, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi
với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến Ban Tuyên giáo
thành phố Đà Nẵng, ban Tuyên giáo Tỉnh Quảng Nam, Ban Khoa học
quân sự - Phòng Tham mưu – BCH Quân sự Đà Nẵng, Ban Khoa học
Quân sự Tỉnh Quảng Nam, Thư viện thành phố Đà Nẵng, Thư viện Tỉnh
Quảng Nam, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ,
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý
của quý thầy, cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Năm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
3.2. Nhiệm vụ
3.3. Đối tượng
3.4. Phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
4.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
6. Bố cục luận văn
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống yêu
nước đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng
1.2. Vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam trước năm 1930

1.3. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam trong những
năm 1930-1931
1.4. Phong trào cách mạng ở Quảng Nam trong những năm 1932-1935
1.5. Quảng Nam trong cuộc vận động dân chủ (1936-1939)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2 QUẢNG NAM VỚI QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG TIẾN
TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(từ tháng 11/1939 đến tháng 3/1945)

2.1. Hoàn cảnh lịch sử
2.2. Chủ trương đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự vận
dụng vào thực tiễn của Đảng bộ Quảng Nam
2.2.1. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản
Đông Dương
2.2.2. Đảng bộ Quảng Nam khôi phục cơ sở cách mạng, thực hiện chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

2.2.3. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam và quá trình
chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền
Tiểu kết chương 2
3.1. Những diễn biến mới của tình hình quốc tế và trong nước
3.1.1. Tình hình chính trị mới
3.1.2. Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
và “chỉ thị Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
3.2. Cao trào kháng Nhật cứu nước và quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền
3.3. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Quảng Nam năm 1945
3.3.1. Quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông
Dương
3.3.2. Diễn tiến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Nam
3.3.2.1. Hội An - phát súng đầu tiên giành chính quyền trong toàn tỉnh
3.3.2.2. Uỷ ban bạo động Điện Bàn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn
huyện
3.3.2.3. Uỷ ban bạo động Duy Xuyên lãnh đạo giành chính quyền trong toàn
huyện
3.3.2.4. Uỷ ban bạo động Đại Lộc lãnh đạo giành chính quyền trong toàn huyện

3.3.2.5. Uỷ ban bạo động Quế Sơn lãnh đạo giành chính quyền trong toàn
huyện

3.3.2.6. Uỷ ban bạo động phủ Tam Kỳ lãnh đạo giành chính quyền trong toàn
phủ
3.3.2.7. Uỷ ban bạo động huyện Thăng Bình lãnh đạo giành chính quyền trong
toàn huyện
3.3.2.8. Uỷ ban bạo động khởi nghĩa huyện Tiên Phước lãnh đạo cướp chính
quyền trong toàn huyện
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 118
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XX đã ghi dấu những chiến công hiển hách của dân tộc Việt
Nam trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Hòa với những
chiến công của nhân dân cả nước trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, giành chính quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân
Quảng Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam (Tứ Xuyên lúc bấy
giờ) đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Tháng 2-1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng
những đòi hỏi của thời đại để chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về mặt đường lối
và thổi vào phong trào cách mạng Việt Nam luồng sinh khí mới. Đảng sau khi
ra đời đã nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng, không
ngừng phát triển và mở rộng về số lượng Đảng viên và địa bàn hoạt động, các
chi bộ cơ sở Đảng vì thế cũng được hình thành, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo
cách mạng ở mỗi địa phương. Sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương,
dân ta sống trong tình cảnh một cổ hai tròng, khó khăn lại càng khó khăn hơn,
yêu cầu đặt ra cho Đảng cần phải đưa ra sự chỉ đạo kịp thời phù hợp hơn với
diễn tiến trên chiến trường. Hội nghị Trung ương VI (11/1939) đến hội nghị
Trung ương VIII (5/1941) đã hoàn thiện quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của cách mạng Việt Nam.

Vậy tinh thần đường lối mới của Đảng Cộng sản Đông Dương được
triển khai xuống các cơ sở trên địa bàn cả nước nói chung và với Đảng bộ
Quảng Nam nói riêng như thế nào? Kết quả mà nhân dân Quảng Nam giành
được trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám ra sao? Những vấn đề trên sẽ được
tác giả trả lời trong đề tài nghiên cứu “Quảng Nam trong thời kỳ cách mạng
Tháng Tám (1939-1945)”. Đề tài này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn
mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1
Về mặt khoa học: Trên thực tế, các công trình nghiên cứu về cuộc vận
động Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam chưa nhiều, bị chia nhỏ và phân
tán điều này sẽ gây cản trở cho những ai muốn tiếp cận một cách tổng quát về
cuộc vận động ở địa phương này. Chính vì vậy, đề tài luận văn sẽ góp phần
làm rõ cuộc vận động cách mạng được diễn ra ở Quảng Nam từ năm 1939 đến
năm 1945, thông qua đó, tác giả phân tích, đánh giá những đóng góp của nhân
dân Quảng Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong việc làm nên
thắng lợi chung của dân tộc. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài cũng là cơ hội
để chúng ta có thể đi đến những nhận thức sâu sắc hơn về chủ trương khởi
nghĩa từng phần, giành thắng lợi bộ phận đi đến tổng khởi nghĩa của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong Mùa thu Tháng Tám 1945. Chủ trương chủ động
nắm bắt tình hình mới được Đảng bộ Tứ Xuyên thể hiện như thế nào trong suốt
tiến trình chuẩn bị cướp chính quyền và đưa ra lệnh tổng khởi nghĩa. Hơn thế
nữa, hiểu và đánh giá một cách toàn diện về phong trào đấu tranh cách mạng
tại một địa phương cụ thể sẽ giúp ta xây dựng những quan điểm khoa học vững
chắc, khẳng định về vai trò lãnh đạo tiên quyết của Đảng và sức mạnh nhân
dân trong những thắng lợi của dân tộc.
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để giáo viên sử
dụng trong việc biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu giáo dục tư tưởng,
truyền thống yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Quảng Nam trong cuộc

vận động Cách mạng Tháng Tám (1939-1945) làm đề tài luận văn Thạc sĩ của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu về cuộc Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam nói riêng, ít
nhiều đã được đề cập đến trong lịch sử dân tộc hay được phản ảnh lẻ tẻ trong
2
các tài liệu lịch sử địa phương bởi một số tác giả và nhóm tác giả tiêu biểu sau:
Các tác giả:
- Ngô Văn Minh, Cách mạng Tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam
Trung Bộ. Nxb Đà Nẵng, 2005. Tác giả đã nghiên cứu về phong trào cách
mạng ở các tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung bộ nói chung, bước đầu đề
cập cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám ở Quảng Nam.
- Ngô Văn Minh, Đồng chí Võ Toàn với cách mạng Tháng Tám năm
1945 ở Quảng Nam. Tạp chí Xây dựng Đảng số 8-2014. Tr 17-18. Thông qua
những hồi ký của đồng chí Võ Chí Công, trên cơ sở đó tác giả đã trình bày
những đóng góp của đồng chí đối với cuộc vận động cách mạng Tháng Tám
diễn ra ở Quảng Nam.
- Nguyễn Thái (chủ biên), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Hội An 1930-1945,
tập I. Nxb Đà Nẵng, 1989. Tác giả đã trình bày cơ bản diễn tiến cách mạng ở
Thị xã Hội An trong Cách mạng Tháng Tám-1945.
- Phạm Thành, Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Đại Lộc 1930-
1954, tập I. In tại Xí nghiệp in báo Quảng Nam- Đà Nẵng, 1990. Tác giả đã
trình bày cơ bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ
huyện Đại Lộc giai đoạn (1930-1954).
- Bùi Xuân, Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975). Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Tác giả đã trình bày cơ bản sự ra đời và
quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn
(1930-1975).
Nhóm tác giả:

- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng, Cuộc vận
động mặt trận dân chủ Đông Dương (1935-1939) trên địa bàn Quảng Nam-
Đà Nẵng (D-2 XII). Xuất bản 1980. Ban nghiên cứu đã trình bày những hoạt
động của Mặt trận dân chủ Đông Dương trong cuộc vận động cách mạng ở
Quảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn (1935-1939).
- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Quảng Nam, Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ
Quảng Nam thời kỳ vận động cách mạng 1936-1939(D-I XII). Xuất bản 1970.
3
Ban nghiên cứu đã trình bày một số phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng
Nam thời kỳ vận động cách mạng giai đoạn (1936-1939).
- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng,
Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà Nẵng (1930-1975). Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1986. Ban nghiên cứu đã trình bày khái quát quá trình ra đời và
lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Quảng Nam giai đoạn (1930-1975).
- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ, Uỷ ban bạo động phủ Thăng Bình.
Bản sao tại Đà Nẵng 1/8/1984 lưu giữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ,
Ban tuyên giáo thành phố Đà Nẵng. Ban nghiên cứu đã sao lại tài liệu những
hoạt động của Uỷ ban bạo động phủ Thăng Bình trong Cách mạng Tháng
Tám-1945.
- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng huyện Duy Xuyên, Sơ thảo lịch sử
Đảng bộ huyện Duy Xuyên tập I (1930-1945). Nxb Đà Nẵng, 1985. Ban
nghiên cứu đã trình bày cơ bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của
Đảng bộ huyện Duy Xuyên giai đoạn (1930-1945)
- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình, Lịch sử Đảng bộ
Thăng Bình 1930-1975. Nxb Đà Nẵng, 1986. Ban nghiên cứu đã trình bày cơ
bản sự ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của phủ Thăng Bình giai đoạn
(1930-1975).
- Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam- Đà
Nẵng (1939-1945) sơ thảo. Nxb Đà Nẵng, 1986. Ban nghiên cứu đã trình bày
những bước chuyển đường lối chiến lược cùng những hoạt động của Đảng bộ

Quảng Nam- Đà Nẵng giai đoạn (1939-1945).
- Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng huyện Thăng Bình, Lịch sử đấu tranh
cách mạng xã Bình Dương 1930-975. Nxb Đà Nẵng, 1985. Ban nghiên cứu
đã trình bày cơ những hoạt động của Đảng bộ xã Bình Dương trên cơ sở chỉ
đạo của Đảng bộ Thăng Bình giai đoạn (1930-1975).
- Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Đồng chí Võ Chí Công- người
chiến sĩ cách mạng kiên cường nhà lãnh đạo xuất sắc. Nxb Chính trị Quốc
4
Gia- Sự thật, 2012. Nhà xuất bản đã trình bày những đóng góp của đồng chí
Võ Chí Công đối với cách mạng Việt Nam.
- Thành ủy Tam Kỳ - Huyện ủy Núi Thành - Huyện ủy Phú Ninh, Lịch
sử Đảng bộ huyện Tam Kỳ (1930-1975). Công ty CP In & DV Đà Nẵng, Đà
Nẵng, 2007. Ban nghiên cứu đã trình bày cơ bản lịch sử ra đời và quá trình
lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ huyện Tam Kỳ giai đoạn (1930-1975).
- Thường vụ Huyện uỷ Tuy Phước, Lịch sử Đảng bộ Tuy Phước 1930-
1945. Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình, 1988. Ban nghiên cứu đã trình bày cơ bản
lịch sử ra đời và quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ Tuy Phước giai
đoạn (1930-1975).
Một số tài liệu khác như: Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo sơ kết, báo cáo
tổng kết của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đặc Khu ủy Quảng Đà, Ban Cán sự Tỉnh
đội Quảng Nam, Đảng ủy Mặt trận 4, Ban Chính trị/Tỉnh đội Quảng Nam,
Ban Chính trị/Mặt trận 4, Ban Chính trị một số đơn vị tập trung của hai tỉnh
Quảng Nam và Quảng Đà… lưu trữ lưu tại Ban Khoa học Quân sự/Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Các tài liệu trên về cơ bản trình bày
một số đường lối, quyết định của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Thường
vụ Tỉnh uỷ về những vấn đề của cách mạng Việt Nam và cách mạng Quảng
Nam- Đà Nẵng giai đoạn (1930-1975).
Những tài liệu trên là cơ sở để tôi tham khảo thêm vào đề tài của mình.
Có thể nói, cho đến hiện nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào
nghiên cứu về cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Quảng Nam (1939-

1945) giúp người quan tâm có thể hiểu rõ về nghệ thuật cách mạng, sự tài tình
trong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ địa phương. Hy vọng rằng,
đề tài luận văn của tôi được thực hiện sẽ bổ sung những kiến thức, những thông
tin cần thiết về một chặng đường hào hùng của lịch sử Đảng bộ Quảng Nam.
Góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật chỉ đạo cách mạng của Đảng bộ nói riêng và
5
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung trong những bước chuyển
quan trọng của lịch sử.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ những hoạt động đấu tranh của nhân dân Quảng Nam trong
cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám 1945. Từ đó rút ra những điểm nổi bật
trong phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam với những địa phương
khác, đồng thời chỉ ra vai trò, đóng góp của Quảng Nam trong thắng lợi
chung của dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội, truyền thống đấu tranh cách
mạng của nhân dân Quảng Nam.
- Khát quát chính sách xâm lược của thực dân Pháp và những chủ
trương của Đảng bộ Quảng Nam nhằm chống lại âm mưu và thủ đoạn của kẻ
thù.
- Tái hiện lại phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam thông
qua những sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong cuộc vận động
Cách mạng Tháng Tám của nhân dân Quảng Nam (1939-1945).
3.3. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc ở Quảng Nam trong cuộc vận động Cách mạng Tháng Tám (1939-1945).
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng thời

gian từ năm 1939 đến năm 1945.
Về không gian: Các hoạt động đấu tranh cách mạng được diễn ra trên
địa bàn Quảng Nam trong khoảng thời gian trên.
6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu gốc: Văn kiện Đảng, các văn bản gốc về các chủ trương, chỉ thị
của Đảng bộ Quảng Nam trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
- Tài liệu lưu trữ: các tài liệu lưu trữ tại Phòng khoa học- Công nghệ
và Môi trường quân khu V, thư viện quân khu V, Bảo tàng quân khu V, thư
viện tỉnh Quảng Nam, Phòng tư liệu ban tuyên giáo tỉnh Quảng Nam, Phòng
tư liệu ban tuyên giáo thành phố Đà Nẵng, phòng công tác Đảng- Công an
tỉnh Quảng Nam, thư viện trường Trung cấp cảnh sát giao thông.
- Tài liệu nghiên cứu: Các công trình khoa học trong và ngoài nước, các
bài báo, tạp chí nghiên cứu về Quảng Nam, đặc biệt là trong giai đoạn 1939-1945.
4.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương
pháp lịch sử, phương pháp logíc, Ngoài ra, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu,
tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, phân tích…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày có hệ thống quá trình thành lập Đảng bộ Quảng
Nam, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa sự ra đời và phát triển của chi bộ Đảng
nơi đây.
- Luận văn trình bày có hệ thống và toàn diện về những chủ trương
chuyển hướng chiến lược mang tính sáng tạo, táo bạo của Đảng bộ địa
phương trên cơ sở bám sát tinh thần đường lối cách mạng của Ban thường vụ

Trung ương Đảng tại các hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939) và Hội nghị
Trung ương lần thứ VIII (1941)
7
- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu phong phú về phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân Quảng Nam từ sau khi Đảng được thành lập, đặc
biệt thời kỳ vận động cách mạng Tháng Tám từ 1939 đến 1945.
- Đánh giá đường lối lãnh đạo của Đảng bộ Quảng Nam, những điểm nổi
bật trong thời kỳ vận động cách mạng Tháng Tám (1939-1945) ở địa phương.
Đóng góp của địa phương đối với cách mạng cả nước trong thời gian này.
- Đề tài là nguồn tài liệu cung cấp cho giáo viên tham khảo, phục vụ
giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
6. Bố cục luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân
Quảng Nam trước năm 1939
Chương 2: Quảng Nam với quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới
khởi nghĩa giành chính quyền (từ tháng 11-1939 đến tháng 3-1945)
Chương 3: Quảng Nam trong cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng
khởi nghĩa giành chính quyền (từ tháng 3/1945 đến tháng 9-1945)
8
Chương 1
KHÁI QUÁT PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH
MẠNG CỦA NHÂN DÂN QUẢNG NAM TRƯỚC NĂM
1939
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và
truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Nam là một trong 13 tỉnh của Trung Bộ, có diện tích
11.656.4km

2
, nằm trên vĩ độ 15
0
13’ – 16
0
12’ Bắc, kinh độ 107
0
13’ - 108
0
44’
Đông, nằm giữa trục giao thông Nam – Bắc về đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ và đường hàng không của cả nước và khu vực Đông Nam Á [45, tr 47].
Về mặt địa hình, Quảng Nam có đủ các vùng thượng du trùng điệp núi
non, trung du với đồi gò và thung lũng nối tiếp, xen kẽ nhau, đồng bằng và
vùng cồn cát ven biển. Vùng đồng bằng Quảng Nam thuộc loại tương đối phì
nhiêu ở miền Trung, trong đó có một diện tích đáng kể đã được khai thác sớm
từ thời Chăm Pa, trước khi có người Việt đến định cư.
Về khí hậu: chế độ nhiệt ở Quảng Nam lệ thuộc nhiều vào khí hậu
nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông
nam và chế độ mưa. Mùa lạnh: Sự giảm thấp nhiệt độ do sự xâm nhập của gió
mùa đông bắc, trong các tháng mùa lạnh ở các vùng trong tỉnh, nhiệt độ trung
bình tháng 12, tháng 1 là từ 18
0
C-20
0
C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể
xuống đến 10,2
0
C (tại vùng đồng bằng ven biển), dưới 10
0

C đối với vùng núi,
đặc biệt vùng núi cao có thể xuống đến 1
0
C. Mùa nóng: Nhiệt độ tăng tương
đối nhanh trong thời kỳ chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 4,
tháng 5). Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở các vùng đồng bằng khoảng 22
0
C –
26
0
C.
9
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh duy nhất ở miền Trung, có thể đi thuyền từ
đầu tỉnh đến cuối tỉnh bằng đường thuỷ nội địa qua sông Hàn, sông Vĩnh
Điện, sông Thu Bồn, sông Trường Giang đến vũng An Hoà, ngược lên thị
trấn An Tân, hoặc ra cửa Kỳ Hà đến Dung Quất (Quảng Ngãi).
Lòng đất Quảng Nam chứa nhiều khoáng sản như vàng, than đá, sắt,
đồng, chì, kẽm, đá vôi, đá cẩm thạch… nhưng trữ lượng từng loại khoáng sản
không lớn nên việc khai thác không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng vàng
nằm rải rác ở nhiều nơi, nhiều núi, khe suối… Lê Quý Đôn trong Phủ biên
tạp lục đã miêu tả khá cụ thể việc khai thác ở các núi Trà Nô, Trà Tế thuộc
nguồn Thu Bồn.
Rừng núi Quảng Nam chiếm 75% diện tích tự nhiên, cao hơn so với tỷ
lệ trung bình của cả nước (61%), hầu hết rừng núi nằm ở phía Tây của tỉnh,
trong đó đất rừng chiếm 580.300ha. Rừng núi Quảng Nam là nơi có lượng
mưa bình quân cao nhất nước, đã trở thành khu vực tích nước và điều tiết
dòng chảy của hệ thống sông suối dày đặc vào mùa khô, phục vụ giao thông
vận tải, nước tưới cho cây trồng trong chăn nuôi và nguồn nước cho sinh hoạt
của người dân.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo sử cũ, “Quảng Nam được hình thành từ thời Hồng Đức thứ hai
(1471), khi vua Lê Thánh Tôn lập ra Thừa tuyên Quảng Nam đạo, đạo thứ 13
trong bản đồ Đại Việt”[16, tr.5]. Quảng Nam có Hội An là một thành phố cổ
kính, ra đời từ ba thế kỷ trước, cùng 1 lúc với Kinh Kỳ và Phố Hiến nổi tiếng
phồn thịnh một thời. Quảng Nam phía Bắc giáp với Đà Nẵng- một trung tâm
kinh tế sầm uất được thực dân chú tâm đầu tư, phía Nam giáp với Quảng
Ngãi. Địa hình Quảng Nam núi rừng chiếm diện tích lớn, có đường giao
thông quốc lộ chạy qua và giao thương với các tỉnh tây Nguyên. Những điều
kiện tự nhiên trên đã giúp cho Quảng Nam có điều kiện mở rộng giao lưu với
nhiều thị trường trong nước và nước ngoài. “Năm 1930, theo thống kê của
10
Pháp- Quảng Nam đã có 739.000 dân”[16, tr.6], thực dân Pháp vẫn duy trì bộ
máy của Nam triều, nhưng vẫn đặt dưới quyền kiểm soát của Nhà nước bảo
hộ do một viên cống sứ người Pháp đứng đầu. Cũng giống như các tỉnh thành
khác, Quảng Nam dưới chế độ khai thác của thực dân Pháp, nhân dân vô cùng
cực khổ, các chính sách khai thác bóc lột về kinh tế, quản lý về chính trị, nô
dịch về văn hoá đã biến Quảng Nam thành một trong số những bức tranh ảm
đảm chung của Đông Dương. “Trên địa bàn Quảng Nam chính quyền thực
dân đã cho xây dựng 2 nhà tù là Hội An và Nhà lao tỉnh. Về kinh tế, tư bản
Pháp đã chiếm hầu hết nền kinh tế với 7% diện tích đất phục vụ cho việc lập
đồn điền, địa chủ bóc lột nông dân bằng cách cướp đoạt ruộng đất, phát canh
thu tô, cho vay nặng lãi, địa chủ ở Quảng Nam chiếm đến 85.220ha ruộng đất,
bằng nửa số ruộng đất trong tỉnh” [1, tr.12]. Năm 1920, viên công sứ Quảng
Nam đã báo cáo với cấp trên của y rằng mặc dù mất mùa và nạn đói hoành
hành dữ dội trong tỉnh, việc thu thuế vẫn được tiến hành bình thường.
Ách áp bức của thực dân và phong kiến làm cho đời sống của mọi tầng
lớp nhân dân lao động đều khó khăn nguyện vọng độc lập, tự do, hạnh phúc
càng trở thành nhu cầu bức thiết của tất cả mọi người dân Việt Nam và người
dân xứ Quảng cũng không ngoại lệ.
Những điều kiện tự nhiên xã hội trên đã tác động không nhỏ tới văn

hoá, phong tục tập quán xây dựng nên những nét đặc trưng của con người xứ
Quảng. Nhân dân Quảng Nam nói riêng đã xây dựng được cho mình một đời
sống văn hoá có những sắc thái riêng trong lối ứng xử, trong dân ca và nhạc
vũ. Do tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, không giống các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ “xa rừng nhạt biển”, cũng chẳng giống các tỉnh Nam Bộ với đặc
trưng văn hoá miệt vườn, kênh rạch, Quảng Nam nói riêng các tỉnh ven biển
Nam Trung Kỳ nói chung với địa hình nhỏ hẹp, lưng tựa vào núi, mặt áp biển
nên trong đời sống văn hoá đều có sự đan xen của các sắc thái văn hoá: rừng,
đồng bằng, đô thị, ven biển. “Do khác với ngoài Bắc địa bàn tụ cư và khai
11
thác lâu đời của người Việt, cũng khác với trong Nam được khai phá muộn
hơn, lối sống của người dân vùng này chất phác cần, kiệm, không quá câu nệ,
lễ nghi, nhưng cũng không quá phóng khoáng” [46, tr.34]. Nhìn chung ngoài
tinh thần yêu nước và tính năng động cách mạng, con người ở nơi đây cứng
cỏi, trực tính thiên về biện bác lý sự, trọng việc nghĩa, có ý thức cộng đồng,
đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
Những đức tính trên ít nhiều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nét
riêng trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương, tính cách
mạng không những được thể hiện trong việc đi đầu trong các phong trào yêu
nước của những giai đoạn trước mà còn được thể hiện trong suốt các thời kỳ
cách mạng từ 1930-1945. Đó là thái độ quyết đoán, chủ động, sáng tạo trước
những thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử, thẳng thắn, dứt khoát trong
đấu tranh tư tưởng đối với các lập trường chính trị cải lương, đế quốc.
1.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng
Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời, nhân dân các tỉnh Nam Trung Kỳ nói chung và Quảng
Nam nói riêng liên tiếp dấy lên nhiều phong trào yêu nước chống Pháp.
Hưởng ứng chiếu Cần Vương, dưới sự lãnh đạo của Trần Văn Dư,
Nguyễn Duy Hiệu, nhân dân Quảng Nam đã phát động được một phong trào
đấu tranh mạnh mẽ. Phong trào yêu nước dưới sự dẫn dắt của Nguyên Duy

Hiệu đã làm chủ được Quảng Nam trong vòng 3 năm, tiến hành thu thuế cấp
bằng, phát ấn triệu tổ chức trừ gian, chống trộm cắp. Phong trào Cần Vương ở
Quảng Nam đến giữa năm 1887 hoàn toàn tan rã [16, tr.85].
Những năm đầu tiên của thế kỷ XX, phong trào yêu nước ở khu vực
này mang màu sắc mới, thể hiện bằng những cuộc vận động giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản, mở đầu bằng phong trào vận động
Duy Tân của Phan Châu Trinh- người con đất Quảng kết hợp với phong trào
Đông Du của Phan Bội Châu với việc xuất hiện hàng loạt các hội thương, hội
12
diễn thuyết, trường tân học, Nông đoàn, Hợp xã đã tạo nên một không khí
mới ở các tỉnh mà trước hết là sự đổi mới về tư duy. “Quảng Nam trở thành
nơi hoạt động chủ yếu của cả hai phái, nên hoạt động ở đây thời kỳ này vừa
có các phong trào theo xu hướng võ trang khởi nghĩa, vừa có hoạt động cải
cách về kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Phan Châu Trinh sinh ra và lớn lên ở
Quảng Nam, chính vì vậy mà chúng ta dễ hiểu được rằng đây cũng chính là
đại bản doanh của phái cải cách do những hoạt động trực tiếp của Phan Châu
Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng là những nhà cải cách có tiếng trên
địa bàn vào thời điểm lúc bấy giờ, tại 3 trường học lớn là Diễn Phong, Phúc
Bình và Phú Lâm” [16, tr.27], đặc biệt ở làng Phú lâm được xem là một làng
kiểu mẫu của phong trào cải cách ở Quảng Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của
các phong trào yêu nước trên đã tạo tiền đề cho phong trào chống sưu thuế
bùng nổ dây chuyền khắp các tỉnh, từ Quảng Nam đến Bình Thuận, lan ra tận
các tỉnh phía Bắc Trung Kỳ trong năm 1908. Phong trào chống thuế ở Quảng
Nam đã lôi cuốn trên 10 tỉnh vào làn sóng đấu tranh chống thuế ồ ạt, rung
động khắp nước. Bọn thực dân, phong kiến thêm một lần khiếp sợ lực lượng
nông dân. Ngoài ra, Quảng Nam còn là nơi tích cực hưởng ứng phong trào
của Việt Nam Quang phục Hội với sự tham gia của vua Duy Tân mà người
đứng đầu phong trào không ai khác chính là Thái Phiên, Trần Cao Vân.
Ở vùng đồng bào các dân tộc ít người cũng liên tiếp nổ ra những cuộc
đấu tranh vũ trang chống Pháp, năm 1900- 1901 nghĩa quân Xê đăng do

Thăng Mậu lãnh đạo hai lần nổi dậy khởi nghĩa ờ Trà My, đồng bào Cờtu-
huyện Giằng tấn công đồn An Điềm, thực dân Pháp đã phải thừa nhận rằng:
“đại bộ phận các làng Xê đăng vẫn chưa quy thuận…vùng người Cờtu, Xê
đăng vẫn sống trong những làng độc lập, vô chính phủ, nguy hiểm, những
hoạt động vũ trang chống đối tiếp diễn” [25, tr.18]. Các phong trào trên diễn
ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ, tính
chất phong kiến ngày càng mờ nhạt, thay vào đó tính chất thuộc địa trở nên
13
nổi bật và trở thành nhân tố chi phối sự vận hành của xã hội. Giai cấp phong
kiến đã thối nát và phản động, ngọn cờ dân tộc chủ yếu do các sỹ phu yêu
nước hoặc một số lãnh tụ nông dân lãnh đạo vì chưa có sự cố kết và được dẫn
dắt bởi một Đảng chính trị nên các cuộc đấu tranh ấy đã không thành công.
Với rất nhiều những yếu điểm, con đường đấu tranh theo kiểu phong kiến dần
không còn là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam nói chung, nhân dân Quảng
Nam nói riêng.
Mặc dù chịu nhiều thất bại, các phong trào kháng chiến chống Pháp tại
Quảng Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã phản ánh truyền thống đấu
tranh bất khuất rất oanh liệt của nhân dân trong tỉnh. Truyền thống yêu nước
đó là cơ sở chính trị vô cùng quan trong làm cho phong trào cách mạng của
nhân dân ta tiếp thu nhanh chóng đường lối cách mạng của giai cấp công
nhân Việt Nam trong những năm tiếp theo.
1.2. Vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Nam
trước năm 1930
Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi là một bước
ngoặt vĩ đại, mở ra một thời đại mới cho phong trào cách mạng thế giới. Với
thắng lợi này giai cấp công nhân thế giới bước lên vũ đài chính trị, đảm nhận
sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.
Tại Quảng Nam ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, phong
trào cách mạng trong nước mang lại bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, làm
bừng sáng truyền thống đấu tranh anh dũng của người dân đất Quảng. Vào

những năm 1925, 1926, 1927 hoà nhịp với phong trào yêu nước đang diễn ra
rầm rộ khắp Trung, Nam, Bắc, nhân dân Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt
động sôi nổi, thông qua các hình thức đấu tranh phong phú như phong trào ký
đơn ân xá cụ Phan Bội Châu, cuộc vận động truy điệu nhà ái quốc Phan Châu
Trinh… lôi cuốn nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.
14
Trong lúc đó, nhiều tờ báo công khai có nội dung tiến bộ được phổ
biến như tờ Tiếng chuông rè, Tân thế kỷ… thu hút đông đảo bộ phận thanh
niên, công nhân, nông dân tham gia phong trào đấu tranh. Thông qua những
tác phẩm lý luận, các tác phẩm văn học dịch và cả những ấn phẩm của những
lãnh tụ Việt Nam tiêu biểu, chủ nghĩa Mac - Lê nin đã được truyền bá vào
Việt Nam và được tiếp nhận dưới nhiều mức độ khác nhau. Năm 1927 đã
đánh dấu bước phát triển vượt bậc của cách mạng Quảng Nam với việc bùng
nổ phong trào bãi khoá ở Huế đã gián tiếp dẫn tới sự ra đời của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên ở Quảng Nam- Đà Nẵng. Như vậy, làn sóng yêu nước
sôi sục vào giữa những năm 1920 đã làm bừng tỉnh nhân dân Quảng Nam nói
riêng, thôi thúc quần chúng nhất là tầng lớp trí thức tiểu tư sản, học sinh và
công nhân hăng hái tìm con đường cứu nước mới. Đây được xem là tiền đề
rất thuận lợi để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin. Dưới nhiều hình thức truyền
bá khác nhau, từ việc sử dụng báo chí công khai, mang nội dung tư tưởng tiến
bộ đến sự lưu hành bí mật các sách báo cách mạng, công tác phổ biến tư
tưởng vô sản là trở thành một quá trình tác động hữu cơ, làm xoay chuyển
dần nhận thức của lớp quần chúng tiên tiến. Việc thành lập tổ chức Thanh
niên Cách mạng đồng chí hội ở Quảng Nam là một bước ngoặt lịch sử, quyết
định việc tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản vào mọi tầng lớp nhân dân. Tư
tưởng Mác- lê Nin dần dần bám rễ sâu vào quần chúng, biểu hiện sinh động là
sự phát triển về chất của phong trào công nhân bằng việc chuyển mình từ đấu
tranh tự phát sang đấu tranh tự giác… Tiêu biểu phải kể đến các cuộc đấu
tranh của công nhân mỏ vàng Bồng Miêu 1928, công nhân vệ sinh Hội An.
Với truyền thống yêu nước hào hùng của nhân dân xứ Quảng, phong trào yêu

nước và phong trào công nhân đã hấp thụ được tư tưởng cách mạng mới, các
tổ chức tiền thân của Đảng đã lần lượt thành lập trong tỉnh. Trong đó có sự
tham gia của nhà chí sỹ cách mạng Đỗ Quang, sau khi được cử đi học ở
Quảng Châu, ông trở về nước và được giao nhiệm vụ dẫn dắt và thành lập chi
15
bộ Đảng ngay trên mảnh đất quê hương Quảng Nam. Bên cạnh chi bộ của Đỗ
Quang, còn có thêm một tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội do
Nguyễn Tường đứng đầu. Tại Hội An có chi bộ do Phan Thêm tổ chức đã
được tiếp xúc với sách báo tiến bộ trong đó có tác phẩm Việt Nam hồn. Đầu
năm 1928, một Hội nghị có tính chất Đại hội, với đại diện của Tổng bộ Việt
Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội dự được diễn ra. Đại hội đã bầu ra
Ban chấp hành tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Quảng
Nam gồm: Đỗ Quang, Phan Long, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thái, Lê Văn Hiến,
Nguyễn Tường, Phan Thêm do Đỗ Quang làm bí thư. Đến tháng 5 năm 1929,
tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát triển ra một số
huyện nông thôn, số lượng hội viên cả Quảng Nam, Đà Nẵng có đến 50 đồng
chí (Đà Nẵng 2 chi bộ 27 hội viên, Hội An 2 chi bộ 15 hội viên, Điện Bàn 7
hội viên, Tam Kỳ 1 hội viên) [16, tr.21]. Tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội ra đời, hệ tư tưởng vô sản ngày càng có sức thu hút lớp
thanh niên học sinh, giáo giới yêu nước vào hoạt động cách mạng, thông qua
họ mà vận động thợ thuyền, dân cày, dân nghèo thành thị. Việt Nam Thanh
niên Cách mạng đồng chí hội là tổ chức chính trị có ảnh hưởng rộng rãi nhất
lúc bấy giờ ở Quảng Nam. Tổ chức này đã phổ biến, tuyên truyền sâu rộng
tác phẩm Đường Kách Mệnh để nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về con
đường cách mạng của dân tộc. Thơ ca cách mạng được phổ biến, chủ nghĩa
Tam dân, chủ nghĩa Găng đi được giải thích để phân biệt sự khác nhau giữa
cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản.
“Đến nửa cuối những năm 20 tình hình chính trị chung trong nước có
những chuyển biến mới. Ba tổ chức cách mạng ra đời: Hội Việt Nam Cách
mệnh thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng. Cả 3

tổ chức đều đưa chương trình chính trị của mình ra tranh thủ quần chúng,
nhưng chỉ có Hội Việt Nam cách mệnh Đảng phát triển mạnh ở các tỉnh Nam
Trung Kỳ, đặc biệt phát triển tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Mùa
16
hè năm 1928 tỉnh bộ Tân Việt Quảng Nam được thành lập, đây được xem là
một trong những nền tảng góp phần cho sự ra đời của chi bộ Đảng ở Quảng
Nam sau này. Thực tiễn đấu tranh đã góp phần nâng cao ý thức giai cấp, tinh
thần giác ngộ của nhân dân đặc biệt là công nhân, làm cho họ thấy được sức
mạnh đoàn kết, đoàn kết càng chặt chẽ, càng mở rộng, sức mạnh càng tăng
cường. Rõ ràng các cuộc đấu tranh của công nhân Quảng Nam trong những
năm 1927-1930 đều có sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, sự vận động, giúp đỡ của hội viên các hội ái hữu, công hội, tuy mức độ
chi phối lãnh đạo ở mỗi thời điểm là không giống nhau nhưng nổi bật nhất
vẫn là vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và các công hội. Đó
là động lực chính thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ, các cuộc đấu tranh
trở thành trường học cách mạng, rèn luyện mỗi cán bộ Đảng viên, gạn lọc, bổ
sung cho phong trào những người trung kiên, sẵn sàng cống hiến cuộc sống
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Quá trình chuyển biến
nhận thức của công nhân, nông dân, trí thức… phản ánh sinh động xu thế đi
lên tất yếu của phong trào, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của tổ chức tiên phong
của giai cấp công nhân, tức Đảng Cộng sản để đáp ứng yêu cầu phát triển của
lịch sử. “Đầu năm 1928, cuộc hội nghị có tính chất Đại hội, có đại diện của
Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội dự, đại hội đã bầu ra
Ban chấp hành tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Quảng
Nam gồm: Đỗ Quang, Phan Long, Thái Thị Bôi, Nguyễn Thái, Lê Văn Hiến,
Nguyễn Tường, Phan Thêm do Đỗ Quang làm bí thư” [6, tr.31]. “Đến tháng 5
năm 1929, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã phát
triển ra một số huyện nông thôn, số lượng hội viên cả Quảng Nam, Đà Nẵng
có đến 50 đồng chí (Đà Nẵng 2 chi bộ 27 hội viên, Hội An 2 chi bộ 15 hội
viên, Điện Bàn 7 hội viên, Tam Kỳ 1 hội viên) ” [16, tr.41]. Tổ chức Việt

Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội ra đời, hệ tư tưởng vô sản ngày càng
17
có sức thu hút lớp thanh niên học sinh, giáo giới yêu nước vào hoạt động cách
mạng, thông qua họ mà vận động thợ thuyền, dân cày, dân nghèo thành thị.
“Trong lúc phong trào cách mạng Quảng Nam đang trên đà phát triển
và hoạt động hăng say thì Tổng bộ Việt Nam thanh niên kêu gọi thành lập
Đông Dương Cộng sản Đảng, giữa năm 1929 Tổng bộ Tân Việt cách mạng đã
chủ trương cải tổ Đảng Tân Việt thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn” [62,
tr.37]. Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, Tổng bộ Việt Nam
Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã quyết định cải tổ bộ phận còn lại của
Hội, chủ yếu ở Nam Kỳ thành An Nam Cộng sản Đảng, tại Trung Kỳ, Tân
Việt cách mạng Đảng cũng họp hội nghị thành lập Đông Dương Cộng sản
liên đoàn. Cả 3 tổ chức cộng sản đều nhận mình là Đảng chân chính của giai
cấp công nhân, đều ra sức đi vào xí nghiệp để vận động công nhân, đều tìm
cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế cộng sản. Trong khi tuyên truyền
cách mạng, kết nạp Đảng viên, vận động quần chúng, ba tổ chức cộng sản ấy
đã không tránh khỏi công kích lẫn nhau và tranh giành ảnh hưởng trong quần
chúng, lúc này đây phong trào cách mạng của quần chúng công nông ngày
càng phát triển, đòi hỏi phải có một sự lãnh đạo thống nhất. Được sự tin
tưởng của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930 đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay
mặt Quốc tế Cộng sản về Hương Cảng- Trung Quốc trực tiếp chủ trì hội nghị
hợp nhất 3 tổ chức cộng sản trên [48, 67]. Tin vui ấy bay về Quảng Nam- Đà
Nẵng, làm cho những người cộng sản, thợ thuyền, dân cày và quần chúng lao
khổ hết sức hoan hỉ. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Ban chấp hành lâm thời
Tỉnh đã ra thông cáo cho nhân dân toàn tỉnh biết về việc Đảng bộ được thành
lập. Ban chấp hành tỉnh uỷ lâm thời do đồng chí Phan Văn Định làm bí thư,
đồng chí Phạm Thâm làm phó bí thư và một số đồng chí được chỉ định bổ
sung vào Ban chấp hành, về sau lại được xứ uỷ tăng cường thêm cán bộ tạo
điều kiện mở rộng của Đảng tận các vùng nông thôn. Đảng bộ tỉnh thành lập
đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong phong trào yêu nước chống Pháp của

18
nhân dân trong tỉnh, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối, về lãnh đạo
và sớm đi vào trào lưu cách mạng vô sản của thời đại.
Sau khi được thành lập, các chi bộ Đảng trên địa bàn tỉnh nhà nhanh
chóng được thành lập, tạo thành một hệ thống thống nhất từ tỉnh tới cơ sở, cụ
thể như sau:
“Tại Điện Bàn: Đến tháng 9/1930 tổ chức Đảng nơi đây đã phát triển
thành 5 chi bộ khác nhau: Như chi bộ Bất Nhị, Cẫm Lậu, Hà Mật, Thanh
Chiêm- Đông Yên, Hà Thanh- Bích Trâm- La Thọ, với số lượng 22 đảng
viên” [16, tr.52].
“Ở Duy Xuyên trên chiếc thuyền đậu trên sông Bà Rén, chi bộ Đảng
Tân Mỹ Đông được thành lập gồm 4 đảng viên, đồng chí Lê Tuất được cử
làm bí thư chi bộ. Đến đầu tháng 10-1930, Duy Xuyên đã có 5 chi bộ là Tân
Mỹ Đông, Mã Châu, Đông Yên, Trà Kiệu, Thi Lai với 29 đảng viên, các tổ
chức nông hội và cứu tế đỏ của Đảng phát triển rất mạnh và bí mật. Phong
trào quần chúng của nhân dân Duy Xuyên được xem là mạnh và điển hình
trong toàn tỉnh” [12, tr.41].
“Ở Quế Sơn: Chi bộ Đảng ghép giữa Phú Trạch- Phương Trì- Hoà Mỹ
do đồng chí Đoàn Xuân Trinh làm bí thư chi bộ, trong năm 1930, Quế Sơn đã
có 2 chi bộ Đảng, 11 Đảng viên và một số tổ Nông hội đỏ do Đảng viên tuyên
truyền tổ chức.
Ở Tam Kỳ: Đã thành lập được chi bộ Đảng gồm 3 đảng viên do đồng
chí Tư Định làm bí thư, cuối năm 1930 số lượng Đảng viên ở Tam Kỳ lên tới
7 đồng chí.
Ở Đại Lộc: Năm 1930, tổ chức Đảng ở Đại Lộc được chia làm 2
nhóm: một nhóm ở Tổng Đức Hạ, một nhóm ở Tổng Đức An với 4 đảng viên.
Ở Thăng Bình: Năm 1930 có hai cơ sở hoạt động cho Đảng là Võ Duy
Bình và Võ Xưng” [63, tr.54-63].
19

×