Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Người phụ nữ trong thơ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.8 KB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ NA

NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ NA
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ MỚI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC MẬU
NGHỆ AN - 2014
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
1. Lí do chọn đề tài 7
2. Lịch sử vấn đề 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5. Phương pháp nghiên cứu 13
6. Đóng góp của luận văn 13
7. Cấu trúc của luận văn 14
Chương 1


TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ VIỆT NAM 15
1.1.1. Người phụ nữ trong thơ ca dân gian 15
1.1.2. Người phụ nữ trong thơ ca trung đại 20
1.1.3. Người phụ nữ trong thơ ca hiện đại 25
1.2. Cơ sở để nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945 29
1.2.1. Cơ sở xã hội 29
1.2.2. Cơ sở văn học 32
Tiểu kết 34
Chương 2
ĐẶC TRƯNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 35
2.1. Những góc nhìn về người phụ nữ của các nhà Thơ mới 35
2.1.1. Góc nhìn văn hóa 35
2.1.2. Góc nhìn đạo đức 37
2.1.3. Góc nhìn thẩm mỹ 38
2.2. Những phát hiện về vẻ đẹp của người phụ nữ trong Thơ mới 41
2.2.1. Hình ảnh người con gái 41
2.2.2. Hình ảnh người kỹ nữ 52
2.2.3. Hình ảnh người thiếu phụ 61
2.2.4. Hình ảnh người chị, người vợ, người mẹ 64
2.2.5. Phụ nữ là đối tượng của tình yêu 75
2.2.6. Phụ nữ và sự tự do, bình đẳng, giải phóng, tôn vinh 79
Tiểu kết 87
Chương 3
PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ MỚI 1932 - 1945 88
3.1. Tạo không gian lãng mạn cho sự xuất hiện của người phụ nữ 88
3.1.1. Đặc điểm của không gian lãng mạn 88
3.1.2. Ý nghĩa của việc cho người phụ nữ xuất hiện trong không gian lãng mạn

94
3.2. Tạo ra những hình ảnh biểu tượng trong việc khắc họa chân dung người phụ nữ 96
3.2.1. Những hình ảnh biểu tượng đặc sắc gắn liền với vẻ đẹp người phụ nữ. 96
3.2.2. Ý nghĩa của việc tạo ra những hình ảnh biểu tượng 105
3.3. Sử dụng phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ 107
3.3.1. Ngôn từ cảm giác và hiệu quả thẩm mỹ của nó 107
3.3.2. Ngôn từ ước lệ và hiệu quả thẩm mỹ của nó 110
3.3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ.
114
Tiểu kết 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Từ xưa đến nay, người phụ nữ luôn là một hình tượng - một đối
tượng thẩm mĩ của các bộ môn văn học nghệ thuật. Nền văn học Việt Nam
vốn có truyền thống viết về phụ nữ. Từ cô Tấm dịu hiền, nhân hậu trong
truyện cổ tích, nỗi oan khiên của nàng Mị Châu trong truyền thuyết, những
thân phận bất hạnh trong các bài ca dao… đến những kiệt tác Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,
Truyện Kiều của Nguyễn Du và những bài thơ Nôm Làm lẽ, Không chồng mà
chửa, của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong văn học trung đại. Đến Thơ mới, khi
con người được giải phóng dần ra khỏi sự ràng buộc của các thiết chế tinh
thần khắc nghiệt trong xã hội cũ thì người phụ nữ được các tác giả văn học
giai đoạn này xây dựng phong phú hơn, đậm màu sắc tự do hơn và cách nghĩ,
cách cảm, cách tư duy cũng mới hơn.
1.2. Thơ mới (1932 - 1945) là cuộc cách mạng thi ca trong lịch sử văn
học Việt Nam thế kỷ XX. Thơ mới đánh dấu một bước chuyển lớn của thơ trữ
tình Việt Nam từ phạm trù cổ điển sang phạm trù hiện đại với một quan niệm

nghệ thuật mới, một hệ thống phương thức, phương tiện mô tả, thể hiện mới
về cuộc sống con người. Người phụ nữ trong Thơ mới có tư thế, tư cách, tư
duy mới. Nghiên cứu về một mảng của Thơ mới mà cụ thể ở đây là người phụ
nữ trong Thơ mới sẽ giúp chúng ta có cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ hơn về người
phụ nữ Việt Nam trong biến động xã hội từ cũ sang mới.
1.3. Nghiên cứu người phụ nữ trong thơ mới để tìm hiểu bước giải
phóng người phụ nữ từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Trong văn
xuôi chúng ta có Đoạn tuyệt, Nửa chừng xuân… đã nói đến người phụ nữ tân
thời đấu tranh với cái cũ, quan niệm cũ, lối sống cũ, tình yêu cũ… Cuộc đấu
7
tranh đó cũng biểu hiện trong thơ mới với các mức độ khác nhau do cảm nhận
của từng tác giả, của đặc trưng thể loại. Cuộc đấu tranh đó còn thể hiện trong
cảm xúc yêu đương, trong thái độ của người phụ nữ, trong biểu hiện của tự do
hay ràng buộc của cá nhân cá thể. Cũng chính vì vậy trong Thơ mới khi nói
đến người phụ nữ chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh khác nhau như: người
mẹ, người chị, người con gái, người thiếu nữ thị thành, người kĩ nữ, cô thôn
nữ, cô hàng xóm, cô hái mơ,…
Từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài cho luận
văn là Người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945 .
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi xuất hiện trên văn đàn cho đến nay, Thơ mới đã trở thành
một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại. Có
rất nhiều các công trình lớn, nhỏ lần lượt đi vào phân tích, “đào xới”, “mổ xẻ”
những cái mới về nội dung và nghệ thuật của thơ ca giai đoạn này. Trong đó,
có một số giáo trình, tạp chí chúng tôi thấy đã đề cập đến người phụ nữ.
Trong số những nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới, có lẽ Nguyễn Bính
là tác giả có nhiều thơ viết về phụ nữ nhất. Đọc thơ ông, chúng tôi bắt gặp
bóng dáng người mẹ, người chị, người thiếu nữ với tần số xuất hiện khá dày
đặc. Cũng chính vì thế mà có khá nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến hình
tượng người phụ nữ trong thơ ông. Trong cuốn Nguyễn Bính - tác phẩm và dư

luận do TS Thảo Miên tuyển chọn, Nxb Văn học, 2002 đã tập hợp được 30
bài viết liên quan đến cuộc đời và thơ ca của Nguyễn Bính. Trong số đó, có
một số bài đã nói đến hình tượng người phụ nữ trong thơ ông. Tiêu biểu là tác
giả Đoàn Hương với bài Nguyễn Bính - thi sĩ nhà quê. Sau khi cho chúng ta
hiểu rõ “cái tâm hồn nhà quê của nàng thơ” trong thơ Nguyễn Bính, tác giả đã
đi đến khẳng định: “Cho đến nay trong thơ Việt Nam vẫn chưa có ai có thể
vượt ông được khi nói về thân phận người con gái quê. Cái hồn quê trong
8
ông là một thứ hồn quê đúng điệu, nó không phải là một thứ giả vờ hay bắt
chước, hay là chỉ có cái vẻ giống bề ngoài. Đố ai viết được về cái tình của gái
quê e ấp mà táo bạo, rụt rè mà mãnh liệt như ông” [48, tr.154 - 155]. Ở một
đoạn khác, tác giả Đoàn Hương viết: “Ở đây thơ đã đạt tới vẻ đẹp tự nhiên
của nó. Không dàn dựng, không bố trí, thơ nói với ta bằng cái tình cảm thôn
dã đã có từ ngàn năm trước của cô gái Việt” [48, tr.155]. Cùng chung cách
cảm với tác giả Đoàn Hương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài
viết Nguyễn Bính - Khúc buồn lỡ của người chân quê cũng xem Nguyễn Bính
là “chàng trai chân quê” của làng quê Việt Nam. Và trong khung cảnh làng
quê đó luôn thấp thoáng hình ảnh những người mẹ, người vợ. “Đặc biệt, trong
khi văn học lãng mạn giai đọan 1932 - 1945 rất “kị” tình cảm vợ chồng thì
Nguyễn Bính lại đề cập đến với một cái nhìn ấm áp Vẻ đẹp người phụ nữ
trong thơ Nguyễn Bính không quá nhung lụa, nó gắn với một môi trường quê
nên đậm tình, khỏe khoắn, chất phác thật thà” [48, tr.197]. Thiết nghĩ, lời
nhận xét này thật xác đáng, chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các bài thơ
Người mẹ, Lỡ bước sang ngang, Thời trước, Cùng với 2 bài viết trên, trong
cuốn Nguyễn Bính - tác phẩm và dư luận còn có nhiều bài viết khác đề cập
đến người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính như: Nguyễn Bính - thơ của truyền
thống, của thế hệ (Nguyễn Đình Kỵ), Đường về “chân quê” của Nguyễn Bính
(Đỗ Lai Thúy), Hoài niệm quê hương trong thơ Nguyễn Bính (Đoàn Đức
Phương), Thi pháp dân gian trong Thơ mới Nguyễn Bính (Nguyễn Quốc
Túy), Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng (Hoàng Như Mai), Tuy nhiên,

đây chỉ là những bài viết mang tính khái quát qua một số bài thơ đặc sắc của
Nguyễn Bính có hình ảnh người phụ nữ chứ chưa đi vào phân tích cụ thể vấn
đề chúng tôi đang nói tới.
Trong tập bài giảng Phong trào thơ mới 1932 - 1945 viết năm 2006
dành cho sinh viên, học viên cao học khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh,
9
thầy giáo - tác giả Phan Huy Dũng đã có một cái nhìn khá đầy đủ, trọn vẹn về
phong trào Thơ mới. Từ việc đưa ra các cách hiểu về khái niệm, hoàn cảnh ra
đời, hành trình của Thơ mới và một số đặc điểm thi pháp của thơ trữ tình
thuộc phong trào Thơ mới đến những bài viết trình bày cách cảm, cách nghĩ
của mình về một số bài thơ tiêu biểu như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư; tập
Lửa Thiêng của Huy Cận; Vội vàng, Thơ duyên, Nguyệt cầm của Xuân
Diệu, Qua bài Thơ mới và việc mô tả vẻ đẹp thể chất của con người, Phan
Huy Dũng đã nhìn nhận vẻ đẹp của người phụ nữ giai đoạn này: “Cũng như
các nhà thơ cổ điển, các nhà Thơ mới ưa nói đến dáng diệu của người đẹp.
Nhưng nếu trước đây người ta chỉ nghiêng về ca ngợi vẻ đẹp thướt tha, yểu
điệu với nét buồn như cúc, điệu gầy như mai thì bây giờ các thi nhân muốn
ngắm nhìn hơn những nét thiên tạo khỏe khoắn, có thật của người thiếu nữ.
Chúng vận động trong một không gian và một thời gian xác thực chứ không
phải như những cái bóng tinh thần” [10, tr.51 - 52].
Ở bài viết Nhãn quan lí tưởng hóa trong các cách mô tả tình yêu của
Thơ mới, (in trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học 50 năm trường Đại học
Vinh, Nxb Nghệ An tháng 10 năm 2009, tác giả Lê Hồ Quang đã chỉ ra được
sắc thái riêng của thơ tình thời kì này là “vừa mãnh liệt vừa mơ mộng, vừa
trần tục, vừa thanh cao, lí tưởng” [58, tr.99]. Theo Lê Hồ Quang, nhãn quan lí
tưởng hóa ấy còn biểu hiện khá rõ qua cách miêu tả thân thể con người mà cụ
thể là thân thể người phụ nữ: “đến thời kì Thơ mới, cùng với sự xuất hiện của
một quan niệm tích cực về giá trị cá nhân, vẻ đẹp thể chất của con người đã
được đề cao một cách xứng đáng. Với các nhà Thơ mới, thân thể thực sự là
một thứ “ngôn ngữ” đặc biệt để chuyển tải những khát vọng sống, khát vọng

yêu đương trẻ trung, rạo rực và sôi nổi Tuy nhiên, cách mô tả thân xác trong
Thơ mới luôn dừng lại trên “ngưỡng” cảm xúc thẩm mĩ tao nhã, thanh sạch.
Các bộ phận cơ thể người được lựa chọn và thể hiện trong các tác phẩm luôn
10
tuân thủ nguyên tắc thi vị hóa, lí tưởng hóa” [58, tr.101 - 102]. Do mục đích
riêng của bài viết, nên chưa khai thác hết hình tượng người phụ nữ trong Thơ
mới, nhưng từ nhận định này cho thấy tác giả Hồ Quang đã quan tâm sâu sắc
đến vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ để từ đó hướng đến cái đích là khẳng
định vẻ đẹp cao quý bên trong.
Kỉ niệm 80 năm phong trào Thơ mới (1932 - 2012), tạp chí Nghiên
cứu Văn học số 6 (484), tháng 6 - 2012 đã tập hợp được nhiều bài viết bàn
về Thơ mới trên nhiều bình diện khác nhau. Hòa chung không khí ấy, tác giả
Hà Minh Đức cũng góp mặt với bài Thơ tình trong phong trào thơ mới 1932
- 1945. Đúng như tên gọi, nội dung của bài viết đề cập đến mảng thơ viết về
tình yêu trong phong trào Thơ mới “rất phong phú, nhiều màu sắc, có cái
thực của cuộc đời và phần mộng của thi ca” của các nhà thơ Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Mặt khác, tác giả cũng cho chúng ta thấy
đã nói về tình yêu thì không thể thiếu bóng dáng của người thiếu nữ. Chính
vì vậy, ông đã chỉ ra một số hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hàn Mặc Tử,
Đinh Hùng, Nguyễn Bính, Với vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Nguyễn
Bính, tác giả viết: “Cái tôi của Nguyễn Bính trong thơ tình biến hóa tài tình
và hòa nhập trong các nhân vật trữ tình nữ. Nổi lên là các cô gái làng quê
trong lao động, yêu đương và ước mơ hạnh phúc. Các cô láng giềng, cô hái
mơ, cô lái đò gợi lên nhiều cảm xúc yêu thương và chính họ lại không gặp
nhiều may mắn trong chuyện tình duyên” [25, tr.32]. Tất cả những đánh giá,
nhìn nhận của tác giả Hà Minh Đức ở một khía cạnh nào đó đã giúp chúng
tôi có cái nhìn bao quát hơn về hình tượng người phụ nữ trong phong trào
Thơ mới. Bên cạnh đó, tác giả Hà Minh Đức còn có một số bài viết khác có
nói đến những người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính như: Nguyễn Bính -
Nhà thơ chân quê, chân tài; Nhà thơ và thế giới nghệ thuật trong thơ

Nguyễn Bính, in trong sách Nguyễn Bính - thi sĩ của đồng quê, Nhà xuất bản
Giáo dục, 1998,
11
Ngoài những công trình trên, còn có thể kể tới một số luận văn của các
sinh viên, học viên cao học ít nhiều cũng đã đề cập đến hình tượng người phụ
nữ trong Thơ mới. Trong đó chúng tôi đặc biệt chú ý tới Luận văn Thạc sĩ
Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Bính của tác giả Nguyễn Thị Ngân
(2007). Song, do phạm vi nghiên cứu bó hẹp trong một tác giả nên Luận văn
này chưa làm rõ được hình tượng người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945.
Đặc biệt, trên mạng Internet có khá nhiều trang web bàn đến hình tượng
người phụ nữ trong Thơ mới như: Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lưu
Trọng Lư của tác giả Hoàng Thị Bé, trên trang http://khoavanhoc -
ngonngu.edu.vn. Nét đẹp người phụ nữ Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính của
tác giả Lan Anh, trên trang htpt://baothanhhoa.vn, Người phụ nữ Việt nam
trong dòng chảy thi ca trên trang htpt://baocongthuong.com.vn, và một số
bài viết ở các trang: htpt://evan.com.vn; htpt://vietbao.vn,
Về cơ bản, các bài viết, các ý kiến và nhận định ít nhiều đều đã đề cập tới
hình tượng người phụ nữ trong Thơ mới (1932 - 1945) và khẳng định đó là một
hình tượng đẹp trong thi ca giai đoạn này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và triệt để về người phụ nữ
trong Thơ mới. Vì thế, ở luận văn này, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu
người phụ nữ trong Thơ mới trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những công trình đi
trước. Hi vọng luận văn sẽ đem lại một cái nhìn toàn vẹn hơn về những người
phụ nữ trong các sáng tác của các nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các bài thơ của các nhà thơ trong phong trào Thơ mới
1932-1945 có nhân vật người phụ nữ.
- Phân tích và khái quát những giá trị tư tưởng, tình cảm của người phụ
nữ được thể hiện trong Thơ mới.
- Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật phổ biến, đặc thù của Thơ mới khi

thể hiện hình tượng người phụ nữ.
12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945. Trong khi nghiên cứu đối
tượng này, để so sánh, luận văn đã nghiên cứu người phụ nữ trong thơ ca cổ
trung đại và dân gian Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bao gồm các bài thơ viết về người phụ nữ trong tuyển tập Thơ mới
1932 - 1945, tác giả và tác phẩm do Lại Nguyên Ân tập hợp và biên soạn.
Ngoài ra, chúng tôi tham khảo thêm cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh -
Hoài Chân, Nhà xuất bản Văn học, tái bản năm 2012 và một số tập thơ riêng
của các tác giả Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,Xuân
Diệu.…
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau, trong đó có các phương pháp chính:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - miêu tả
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống hình tượng
người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945. Từ đề tài này chúng ta có thể có cái
nhìn toàn diện và cụ thể hơn về thành tựu của Thơ mới Việt Nam.
- Thiết thực góp phần vào việc dạy và học Ngữ Văn ở các cấp học từ
Phổ thông đến Đại học khi bắt gặp những bài thơ trong Thơ mới liên quan
đến đề tài người phụ nữ. Kết quả của luận văn có thể vận dụng làm tài liệu
13
tham khảo giúp cho việc dạy và học các tác giả, tác phẩm trong phong trào

Thơ mới được tốt hơn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1. Tổng quan về hình tượng người phụ nữ trong thơ Việt Nam.
Chương 2. Đặc trưng hình tượng người phụ nữ trong Thơ mới
1932 - 1945.
Chương 3. Phương thức thể hiện hình tượng người phụ nữ trong
Thơ mới 1932-1945.
14
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ VIỆT NAM
1.1. Người phụ nữ - đối tượng thẩm mĩ đặc biệt
Trong lịch sử Văn học Việt Nam mỗi thời đại đều có cách nhìn khác
nhau về người phụ nữ. Để làm rõ hơn hình tượng người phụ nữ trong phong
trào Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu hình tượng người phụ
nữ trong thơ ca dân gian, thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại ở cái nhìn đối
sánh và khái quát nhất.
1.1.1. Người phụ nữ trong thơ ca dân gian
Hình tượng người phụ nữ là một hình tượng đẹp, có vị trí vô cùng quan
trọng và thiêng liêng trong tâm khảm mỗi con người. Chính vì thế, thơ ca nói
chung và thơ ca dân gian nói riêng đã có biết bao câu ca, bài ca cảm động về
những người phụ nữ ấy. Ca dao chính là tiếng nói của đồng nội, là âm vang của
làng quê, ca dao phản ảnh sinh hoạt nông thôn, chứa chan tình cảm dân tộc và
màu sắc xứ sở. Ca dao rất dễ nhớ, dễ thuộc; ca dao mộc mạc dễ thương “có
sao nói vậy”. Nội dung của ca dao rất phong phú, nhất là phần diễn tả tình yêu
đôi lứa, rất tình tứ. Cái đẹp của ca dao giống như cái đẹp của cô thôn nữ, ẩn
tàng sức sống. Hình ảnh trong ca dao rất sắc nét, mạnh mẽ, có khí lực. Một
trong những hình ảnh mà ca dao thường đề cập đến là hình tượng của người

phụ nữ. Muốn biết phụ nữ thời xưa như thế nào, thử đi tìm trong ca dao. Người
phụ nữ trong ca dao rất đẹp, đẹp về ngoại hình cũng như về tâm hồn. Phụ nữ
được xưng tụng là phái đẹp, mà cái đẹp thì thường là đề tài của văn chương.
Muốn tìm hiểu trung thực hình ảnh và đời sống tâm tình của người phụ
nữ Việt Nam nói chung chúng ta nên đi sâu vào nếp sống bình thường của họ,
mà từ ngàn xưa vừa được người bình dân truyền tụng qua ca dao, qua câu hát,
15
tiếng hò. Chúng ta đều biết, ca dao, dân ca nói về nữ giới có rất nhiều; tuy
vậy,chúng chỉ là những câu ca ngắn ngủi, ý tứ rất tản mạn nhưng cũng nhờ đó
chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra được những nét đẹp từ thể chất đến tinh thần
của người phụ nữ Việt Nam xưa. Trước sự đối xử bất công của chế độ phong
kiến với người phụ nữ, các tác giả dân gian đã viết nên những bài ca tuyệt đẹp
để khẳng định những phẩm chất, giá trị đích thực của người phụ nữ, cũng như
những bài ca ai oán, xót xa để biểu hiện sự cảm thông, chia sẻ đối với những
số phận hẩm hiu, bất hạnh:
Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt Nam qua ca dao:
Nước trong ai chẳng rửa chân,
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.
Hay:
Tóc ngang lưng vừa chừng em bối,
Để chi dài bối rối lòng anh.
Hay:
Ai xui má đỏ môi hồng,
Để anh nhác thấy đem lòng yêu thương.
Hoặc:
Nụ cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Người thiếu nữ Việt Nam xưa được kể là rất đẹp: da trắng trẻo hồng
hào, mái tóc rậm dài tha thướt, nét mặt tươi thắm hồn nhiên, dáng vóc thanh
tú cân đối mềm mạị, nụ cười thì tươi xinh Người đẹp như thế thì đứng đâu

mà chả đẹp.
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
16
Phụ nữ Việt Nam hiếu hạnh đối với cha mẹ, luôn giữ đạo làm con,
luôn kính yêu và vâng lời cha mẹ:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Hay:
Mẹ cha là biển là trời
Nói sao hay vậy đâu dám cãi lời mẹ cha
Khi sống bên cha mẹ người con gái ý thức rằng luôn luôn phụng dưỡng
cha mẹ:
Ba tiền một khứa cá bôi
Cũng mua cho đặng mà nuôi mẹ già
Hay:
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng
Người con gái liên tưởng đến một ngày mai phải đi lấy chồng xa, cha
mẹ già yếu biết lấy ai đỡ đần chăm sóc?
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy mà lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Bát cơm ai đỡ, chén trà ai dâng?
Tấm lòng son sắt thủy chung, hết lòng yêu thương chồng con. Khi bước
vào cuộc sống hôn nhân người phụ nữ luôn luôn một lòng một dạ hướng về
chồng, thương chồng:
Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Đồng cam cộng khổ cùng chồng, tình nguyện chia sẻ nỗi khó khăn gian

khổ với chồng trong cuộc đời:
17
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Hay:
Chàng ơi đưa túi thiếp mang
Đưa khăn thiếp xách cho chàng đi không
Đức tính nhường nhịn chồng cho êm nhà êm cửa của người phụ nữ xưa
thật đáng quý:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa không đời nào khê
Bình dị đơn sơ mà cao đẹp vô ngần, càng trong hoàn cảnh khó khăn thử
thách tình yêu thương chồng ở người phụ nữ càng tăng lên gấp bội:
Qua đình ngả nón thăm đình
Đình bao nhiêu ngói dạ thương mình bấy nhiêu
Họ sẵn sàng hi sinh cho chồng và hết lòng thương con:
Năm canh chày thức đủ vừa năm…
Phụ nữ thời xưa thật đáng khâm phục, sức chịu đựng, đức hi sinh của
họ thật vô cùng. Người phụ nữ sẵn sàng hi sinh tất cả vì chồng con, với người
phụ nữ thì tình yêu thương dành cho chồng con của họ là vô bờ bến. Với
phẩm chất này đã góp phần làm cho hình ảnh người phụ nữ trong văn học dân
gian Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn, có sức hấp dẫn hơn.
Phụ nữ Việt Nam xưa đẹp, chịu nhiều cay đắng. Họ là nạn nhân của
chế độ “nam quyền” trong xã hội phong kiến hà khắc, ác nghiệt. Vì là nạn
nhân nên họ bị áp bức, cầm tù, bị đối xử tệ bạc và không có quyền hành gì
trong cuộc sống cũng như đối với bản thân. Từ đó, họ than thân trách phận
bằng những lời ca ai oán:
Thân em mười sáu tuổi đời
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người
18

Và:
Thân em như hạt mưa rào
Hạt sa xuống giếng hạt vào vườn hoa
Hoặc:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Và có cả những lời oán trách cho duyên phận phũ phàng:
Khi xưa anh bủng anh beo
Tay bưng đĩa muối lại đèo miếng tranh
Bây giờ anh tốt anh lành
Anh theo duyên mới anh đành phụ tôi.
Tất nhiên không thể thiếu các bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa trong
đó phụ nữ là đối tượng của yêu thương, mong nhớ như:
Trầu vàng ăn với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời
Hay:
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, đi tìm biển Đông
Và:
Cô kia cắt cỏ một mình,
Cho anh cắt với chung tình làm đôi.
Cô còn cắt nữa hay thôi,
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
Nhìn chung, người phụ nữ Việt Nam trong ca dao, trong xã hội xưa đẹp
người, đẹp nết, họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, vẻ đẹp của họ là vẻ
đẹp mộc mạc, giản dị của những người phụ nữ thôn quê, chân lấm tay bùn.
Họ luôn gìn giữ phẩm tiết của mình trong mọi hoàn cảnh nhưng trong xã hội
19
phong kiến mục nát ấy dường như vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của họ
không được xã hội quý trọng, nâng niu. Mọi quyền lợi mà họ đáng được

hưởng lại bị tước đoạt. Dù đã ý thức được số phận và cuộc sống của mình,
nhưng họ luôn lặng lẽ, cam chịu, chấp nhận “số trời đã định” chứ chưa có sự
phản kháng mãnh liệt, hay nói lên những khát vọng về hạnh phúc riêng tư như
người phụ nữ trong thơ ca sau này.
1.1.2. Người phụ nữ trong thơ ca trung đại
Nhìn lại lịch sử văn học trung đại, chúng ta thấy thơ ca Việt Nam từ thế
kỷ X đến hết thế kỷ XII viết không nhiều về người phụ nữ. Trong văn học Lý
Trần, các nhân vật phụ nữ xuất hiện thường là nhân vật trong lịch sử xa xưa
hoặc tồn tại trong các truyện cổ tích, truyền thuyết rồi được ghi chép lại vì thế
hình ảnh mang nhiều tính chất kì ảo, có phẩm chất của người tài năng dựng
nước và giữ nước theo đạo đức Nho giáo.
Bước sang thế kỷ XV đội ngũ sáng tác chủ yếu là nhà Nho nên cách
phản ánh về người phụ nữ trong văn học giai đoạn này cũng đậm chất Nho
giáo mặc dù số lượng không nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bài
Răn sắc của Nguyễn Trãi. Dù là một nhà thơ có tâm hồn lãng mạn, nhưng khi
viết về người phụ nữ, ông vẫn đứng trên lập trường của một con người được
đào tạo bài bản nơi cửa Khổng sân Trình để thể hiện một cái nhìn mang tính
chất nam quyền của nhà thơ đối với sắc đẹp người phụ nữ, coi nữ sắc là tai
họa, hỏng việc quốc gia đổ lỗi cho phụ nữ:
Sắc là giặc đam làm chi,
Thưở trọng còn phòng có thuở suy.
Trụ mất quốc gia vì Đát Kỷ,
Ngô lìa thiên hạ bởi Tây Thi
(Răn sắc - Nguyễn Trãi)
Cuối thế kỷ XVIII, lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến động. Đó là
sự khủng hoảng, suy yếu và dẫn tới sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến vua Lê
20
- chúa Trịnh (Đàng ngoài) và nhà Nguyễn (Đàng trong). Trong cơn giông tố
ấy, nền văn hóa tư tưởng cũng có nhiều sự thay đổi. Những tín điều của Nho
giáo (tam cương, ngũ thường,…) đều bị xúc phạm đảo lộn, mà trước hết lại

diễn ra từ những kẻ đứng đầu tập đoàn phong kiến Lê Trịnh. Tầng lớp Nho sĩ
có sự bế tắc, khủng hoảng về lí tưởng. Cơ sở xã hội và thực tế lịch sử đã làm
phá sản mọi giềng mối đạo đức của Nho giáo. Tuy đứng trước một giai đọan
lịch sử như thế, nhưng đây lại là thời kì hoàng kim của văn học Việt Nam
trung đại. Với đội ngũ sáng tác hết sức đông đảo làm rạng danh nền văn học
cổ điển nước nhà như: Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du,… Ở những tác giả này, quan điểm của họ nhìn chung vẫn là
quan điểm Nho giáo, song có nhiều yếu tố tích cực. Họ đã đề cao những giá
trị tốt đẹp của con người, tố cáo những thế lực chà đạp lên con người, đồng
thời nêu bật những khát vọng tự do, chính nghĩa, hạnh phúc của con người
trong đó có người phụ nữ.
Chinh phụ ngâm (tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm) là
tác phẩm mở đầu cho xu hướng viết về người phụ nữ với một cái nhìn giàu
cảm hứng nhân đạo. Tác phẩm là lời than thở bi đát về cuộc sống lẻ loi của
người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. Hơn lúc nào hết, nàng luôn cảm
thấy cô đơn, trống trải khi không có chồng ở bên. Nàng đếm thời gian và chờ
đợi. Vắng bặt tin chồng, nàng tìm chồng trong mộng, sau khi tỉnh mộng, nàng
lại lo sợ tuổi xuân trôi qua một cách vô vị, để rồi nàng lại thấm thía hơn nỗi
bất hạnh về duyên phận. Nàng liên hệ đến thế giới tạo vật, đến loài sâu hai
đầu cùng sánh, đến loài chim chắp cánh cùng bay, đến Liễu sen là thức cỏ
cây. Đôi hoa cùng dính, đôi dây cùng liền. Không nơi nào không có đôi có
lứa, duy chỉ có con người vì chiến tranh mà tình yêu xa cách:
Ấy loài vật tình duyên còn thế,
Sao kiếp người nỡ để đấy đây.
21
(Chinh phụ ngâm - sáng tác Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm)
Từ đó người chinh phụ đem lòng oán than cuộc chiến tranh phi nghĩa
bằng một câu hỏi làm day dứt bao người:
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Cũng như Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều cũng
nâng niu, trân trọng thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến - đó là
người cung nữ. Trước cảnh sống nghiệt ngã Muôn hồng nghìn tía đua tươi.
Chúa xuân chỉ hái một bông hoa gần của những người con gái đẹp ở trong
cung cấm, Nguyễn Gia Thiều đã có cái nhìn thương cảm, và sự thương cảm
này đã bật lên tiếng thơ trên trang sách thấm đẫm chất nhân văn. Có thể nói,
nhà thơ hiểu tận cùng “chân tơ kẽ tóc” nỗi đau của người cung nữ. Bởi hơn ai
hết, ông hiểu rất rõ bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Do đó, ông đã xót xa, chua
chát cho nỗi khổ của người phụ nữ quý tộc. Bằng cái nhìn chân thành này,
Nguyễn Gia Thiều đã đau nỗi đau của người cung nữ. Ông đã không ngần
ngại lên tiếng sẻ chia nỗi cơ cực về tinh thần của người đẹp:
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng.
Trong 356 dòng song thất lục bát, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn
Gia Thiều luôn phảng phất tấm lòng của tác giả trên mỗi chữ mỗi câu. Từ việc
miêu tả cuộc sống, tâm trạng của người cung nữ bị bỏ rơi, tác giả đã lên tiếng
tố cáo những hành vi vô nhân đạo của vua chúa đã đẩy người phụ nữ thành
kiếp “sống thừa” trong xã hội phong kiến. Đồng thời góp thêm một tiếng nói
sâu sắc, đòi quyền được yêu, được ân ái của người phụ nữ. Đó là điều làm nên
giá trị nhân đạo, vẻ đẹp nhân văn của tư tưởng Nguyễn Gia Thiều thể hiện
trong Cung oán ngâm khúc.
Khác với Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương không miêu tả người
phụ nữ ở lầu son gác tía mà là những người phụ nữ bình dị trong cuộc sống
22
đời thường. Có thể nói, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình và cũng là
tiếng than, tiếng thét chua cay của người phụ nữ. Như chúng ta đã biết, trong
cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải phần riêng dành cho người phụ nữ. Nhưng
nỗi đau khổ của người phụ nữ bao giờ cũng có sự tái tê, chua chát riêng. Là
nhà thơ phụ nữ và của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung, và kinh
nghiệm của cuộc đời riêng không mấy hạnh phúc của mình, Hồ Xuân Hương

đã đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức. Một mặt, nhà thơ ca ngợi vẻ
đẹp tự nhiên của người phụ nữ trong các bài: Thiếu nữ ngủ ngày, Đề tranh tố
nữ,… nhưng mặt khác, Hồ Xuân Hương vẫn xoáy sâu vào các ngóc ngách éo
le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch chua chát của người phụ nữ. Đó là
nỗi khổ của người phụ nữ chịu cảnh lấy chồng chung:
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
(Lấy chồng chung)
Hay nỗi khổ của người phụ nữ không chồng mà chửa:
Cả nể cho nên hóa dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
(Không chồng mà chửa)
Xuân Hương là một nhà thơ yêu con người, yêu cuộc sống, tình cảm
chân thành của Xuân Hương dành cho phụ nữ khiến chúng ta không khỏi xúc
động. Nhà thơ không chỉ cảm thông, bênh vực mà trên hết còn đề cao ngợi ca
và tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính trong mỗi người phụ nữ.
Nói đến thơ ca trữ tình trung đại viết về người phụ nữ, chúng ta không
thể không nhắc đến kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ở tác phẩm này,
Nguyễn Du đã xây dựng một nàng Kiều tài sắc hơn người:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
23
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai….
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Nhưng đó cũng là một nàng Kiều chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời.
Có thể nói, đời Kiều là một chuỗi bi kịch, là hiện thân đau khổ của con người
bị tước đoạt: phải bán mình cứu cha, từ bỏ tình yêu đầu đời với Kim Trọng,
rơi vào chốn lầu xanh của Tú bà,… Tấn bi kịch Thúy Kiều nhiều tầng, nhiều
lớp, bi kịch tình yêu lồng trong bi kịch số phận. Kiều đã sống bằng nhiều cuộc

đời, sống bằng nhiều kiếp người, chịu đựng nhiều tủi nhục, mất mát. Đời
Kiều là cả một sự vùng vẫy, phản ứng, đấu tranh để thực hiện những khát
vọng chân chính và cao đẹp của con người, đó là khát vọng tình yêu, khát
vọng hạnh phúc, khát vọng tự do,… Từ những nỗi đau của nàng Kiều,
Nguyễn Du đã khái quát lên thành nỗi đau chung của những người phụ nữ lúc
bấy giờ:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Nhìn chung, người phụ nữ trong văn học giai đoạn này được khắc họa
toàn diện, chân thực, không phải với những phẩm chất chung chung, không
phải là những nhân vật tiên nữ, mà là những con người trần thế với thế giới
tâm hồn hết sức phong phú. Nỗi buồn đau, niềm khao khát tình yêu đôi lứa có
sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác, họ không còn thụ động trong tình yêu
mà đi theo tiếng gọi của tình yêu, dám vượt qua rào cản của lễ giáo phong
kiến. Đó là khát vọng ái ân của nàng chinh phụ: Tình rầu rĩ mà ngày nhĩ mục,
Chốn phòng khuê như giục mây mưa. Đó là khát vọng phá bỏ bức tường cô
đơn của người cung nữ, đó là tiếng uất hận muốn thoát cảnh lẽ mọn: Chém
cha cái kiếp lấy chồng chung, Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Đó là đi theo
tiếng gọi tình yêu của nàng Kiều: Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình,…
24
Điều này cho chúng ta thấy sự mạnh mẽ, phản kháng, muốn vùng lên phá tan
tất cả sự bủa vây, cương tỏa của người phụ nữ trong chế độ cũ cũng như ước
muốn về một tình yêu trọn vẹn.
Như vậy, người phụ nữ trong thơ ca trung đại là những người phụ nữ
được các tác giả lấy nguyên mẫu từ trong đời sống thực. Đó là những người
có nhan sắc, có tài năng với tâm hồn phong phú, cá tính mạnh mẽ,…nhưng
nhìn chung lại chịu nhiều đắng cay thậm chí là bất hạnh trong cuộc sống.
Trước cái hàng rào của lễ giáo phong kiến bị lung lay, Nho giáo suy tàn
không còn thịnh hành như trước nữa thì vấn đề về quyền sống, quyền mưu
cầu hạnh phúc, tự do yêu đương của người phụ nữ đã được các nhà thơ coi

trọng và viết ra bằng tấm lòng thấu hiểu và cảm thông nhất.
1.1.3. Người phụ nữ trong thơ ca hiện đại.
Từ năm 1900 đến đầu những năm 1930 của thế kỷ XX, chữ quốc ngữ
thay thế chữ Hán, chữ Nôm, điều này đã tạo điều kiện cho công chúng tiếp
xúc với sách báo nhiều hơn. Đây là một trong những nhân tố góp phần đổi
mới văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Thành tựu chủ yếu của văn
học giai đoạn này là thơ văn của các chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh,… thơ ca cách mạng đầu thế kỷ lên tiếng đấu tranh đòi nữ quyền,
đòi bình đẳng.
Đến những năm 30 của thế kỷ XX, cái khát khao thể hiện cá tính,
khẳng định vị trí con người cá nhân, cái tôi cá nhân mới được đẩy lên bằng
hành động, việc làm cụ thể, tiêu biểu là phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
Thơ mới giai đoạn này đã dành những vần thơ trang trọng, đẹp đẽ cho người
phụ nữ. Đó là những người mẹ, người chị, người em trong thơ Lưu Trọng Lư,
Thâm Tâm, Nguyễn Bính,….
Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
25

×