Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.14 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NHÂN VĂN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồ Quang
Nghệ An - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NHÂN VĂN
NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồ Quang
Nghệ An - Năm 2014
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 2
Trang 2
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
6. Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1 9
NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NỮ 9


TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9
1.1. Nguyễn Xuân Khánh - gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của văn học
Việt Nam hiện đại 9
1.1.1. Cuộc đời, con người nhà văn 9
Chương 2 44
NHÂN VẬT NỮ QUA CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT 44
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 44
2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật và cái nhìn nghệ thuật về con người của
Nguyễn Xuân Khánh 44
2.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật 44
2.2.2. Nhân vật nữ với số phận đau khổ và tâm hồn nhân từ, bao dung 58
2.2.3. Nhân vật nữ với sức sống mãnh liệt, không thể khuất phục 61
2.3. Mẫu Thượng ngàn – hệ nhân vật nữ nổi bật trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh 65
Chương 3 70
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ 70
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH 70
3.1. Khắc họa nhân vật nữ qua ngôn ngữ, ngoại hình và hình ảnh thiên
nhiên 70
3.1.1. Khắc họa bằng/ qua ngôn ngữ 70
3.1.2. Khắc họa ngoại hình 73
3.1.3. Khắc họa bằng/ qua các hình ảnh thiên nhiên 76
3.2. Khắc họa nhân nhân vật trong những thăng trầm lịch sử 78
3.3. Khắc họa nhân vật nữ trong mối quan hệ với các nhân vật nam giới. .79
3.3.1. Khắc họa nhân vật nữ như là chỗ dựa tinh thần và thể chất của người
đàn ông 79
3.3.2. Khắc họa sự gắn kết tính dục giữa người nam và người nữ 81
KẾT LUẬN 85
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Trong những năm gần đây, tiểu thuyết được coi là một trong những
thể loại phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm với những
thể tài khác nhau ra đời đã tạo nên sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ độc giả,
đồng thời cũng mang đến cho nền văn học nói chung một sức sống mới.
1.2. Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng đặc biệt trong số những
gương mặt viết tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cuộc đời văn nghiệp của ông
bắt đầu từ rất sớm nhưng mãi đến khi tuổi đã xế chiều ông mới thực sự gây
được tiếng vang với công chúng yêu văn học với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý
Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Với bộ ba tiểu thuyết này,
Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định được tài năng nghệ thuật thiên bẩm và
một tinh thần lao động đáng nể phục. Ông đã khiến cho nhiều độc giả ngạc
nhiên về vốn kiến thức văn hóa, lịch sử và một sức viết khỏe khi đã ở tuổi
“xưa nay hiếm”. Độc giả còn ngạc nhiên hơn nữa khi trong bất cứ cuốn tiểu
thuyết nào của ông cũng miêu tả rất sinh động, đầy cảm hứng hình ảnh những
người đàn bà của làng quê Việt Nam. Dẫu đón nhận nhiều lời khen chê song
không thể phủ nhận sức hút cũng như giá trị to lớn của ba cuốn tiểu thuyết,
nhất là khi nó mang về cho tác giả những giải thưởng danh giá mà giới nghệ
thuật đã trao tặng.
1.3. Xung quanh hiện tượng văn học Nguyễn Xuân Khánh đã có rất
nhiều bài viết và công trình nghiên cứu mổ xẻ, khai thác các mảng vấn đề
trong các sáng tác của lão nhà văn. Song chúng tôi vẫn mạnh dạn tìm một
hướng đi mới để có thể hiểu sâu hơn nữa về những đứa con tinh thần được
xem là tâm huyết suốt một đời văn của ông. Đề tài về nhân vật không phải là
mới nhưng ở các công trình nghiên cứu trước chủ yếu mới chỉ đề cập đến ở
dạng khái lược chứ chưa đi vào một kiểu, một loại hay một dạng nhân vật nào
cụ thể. Đây cũng chính là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài Nhân vật nữ
3
trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh để làm đề tài nghiên cứu trong luận
văn. Qua đề tài này chúng tôi muốn đóng góp cho độc giả một cái nhìn mới
mẻ, tổng quát về hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân

Khánh nói riêng và trong văn học tiểu thuyết Việt Nam đượng đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật trong
những năm gần đây. Mặc dù xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảng
những năm năm mươi của thế kỷ XX nhưng những sáng tác đầu tay của
Nguyễn Xuân Khánh không gây được sự chú ý của giới phê bình và độc giả.
Mãi đến khi bộ ba cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo
lên chùa ra đời tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh mới gây được tiếng vang. Tính
đến thời điểm này, sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã có riêng hai cuộc
Hội thảo - Tọa đàm khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngày
21/9/2000 do Nhà xuất bản Phụ nữ kết hợp Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức và
Tọa đàm khoa học: Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn
Xuân Khánh do Viện văn học tổ chức ngày 15/10/2012. Có thể điểm lược một
số ý kiến và công trình nghiên cứu bàn đến sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
Năm 2000, khi tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ra đời và
đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Phụ nữ đã tổ chức hội thảo
về tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Qua hội thảo đã xuất hiện nhiều bài viết, nhiều
đánh giá của giới nghiên cứu phê bình trong nước về tác phẩm Hồ Quý Ly.
Châu Diên trong bài tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã khẳng định thành
công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt ông nhấn mạnh:
“Nói đến cách sáng tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công lao của
Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly. Đó là một
con người có nhiều phẩm chất ”. Hoàng Quốc Hải trong “Những điều khả ái
về tiểu thuyết Hồ Quý Ly” nhận xét: “Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất
4
nghiêm túc, bám sát chính sử. Văn chương mượt mà, có sức cuốn hút, đọc hết
800 trang vẫn muốn đọc lại”. Nhằm xác định tư tưởng chủ yếu của tác phẩm
để minh định về thể loại, Nguyễn Văn Dân trong “Mấy xu hướng chủ yếu
trong lịch sử Việt Nam đương đại” (báo Văn nghệ số 11, ra ngày 12 - 3 -

2011) đã xếp Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh vào tiểu thuyết luận giải.
Nhà văn Trần Thị Trường cũng đã có bản tham luận đọc tại buổi Hội thảo
“Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly”. Tác giả đã đưa ra những
nhận xét xác đáng về cách xây dựng nhân vật nữ của Nguyễn Xuân Khánh:
“Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính cách và mười bốn
lối ứng xử, để rồi có mười bốn kết cục”. Theo bà, Nguyễn Xuân Khánh đã
“chiêm ngẫm được cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”.
Về những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Quý Ly cho thể loại tiểu thuyết lịch sử
và cho văn học nước nhà nói chung, Lại Nguyên Ân đã có bài “Hồ Quý
Ly”( đăng trên tạp chí Nhà văn số 6 năm 2000).
Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn (ra đời năm 2006) đạt giải thưởng của
Hội nhà văn cũng đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt. Nhà
xuất bản Phụ nữ lại tiếp tục được vinh dự là nơi xuất bản và tổ chức tọa đàm
về tác phẩm này. Nhà văn Nguyên Ngọc đề cao tác phẩm bằng bài viết: “Mẫu
Thượng ngàn: Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt” (bài đăng trên
Tuổi trẻ online số ra ngày 12/7/2006). Tác giả cho rằng: “Nếu đi tìm một
nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó
là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa chứa đựng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền
chặt xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất
bản địa mà cũng rất nhân loại”. Trong bài “Sức quyến rũ của Mẫu Thượng
ngàn”, Vũ Hà nhận xét một cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn:
“Là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc
sống và những người dân ở làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX” và “Mẫu Thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết về lịch sử Hà Nội
5
cuối thế Kỷ XIX”. Ngoài ra, ta có thể kể đến tác giả Trần Thị An với bài
nghiên cứu “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
Thượng ngàn” (đăng trên Tạp chí Văn học số 6/2007); Nhà phê bình Phạm
Xuân Nguyên (qua trao đổi với phóng viên VTC News) với “Mẫu Thượng
ngàn: Nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh”. Tác giả Quỳnh Châu

với bài viết “Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới”; tác giả
Hòa Bình với “Mẫu Thượng ngàn - cơ duyên của Nguyễn Xuân Khánh”; tác
giả Nguyễn Quang Huy với bài “Những miền mơ tưởng mẫu tính và nữ tính
vĩnh hằng trong Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh.
Năm 2011, Đội gạo lên chùa ra mắt bạn đọc, tuy có những thành công
vang dội và nhận được sự quan tâm từ độc giả cũng như các nhà phê bình
nghiên cứu nhưng do thời gian xuất hiện chưa lâu nên chưa có công trình
nghiên cứu chuyên sâu nào dành cho tác phẩm này. Chỉ có một số bài đăng
trên báo viết và báo điện tử như: “Một cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc
qua Đội gạo lên chùa” (Nguyễn Xuân Khánh) của Đỗ Ngọc Yên. “Đội gạo
lên chùa - tiểu thuyết mới của Nguyễn Xuân Khánh” của Hòa Ca; “Tiểu
thuyết như một tham khảo Phật giáo” (Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh) của Mai Anh Tuấn; “Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” của Văn Chinh (đăng trên
Văn nghệ số ra tháng 6/2012).
Mặc dù sự thống kê của chúng tôi về những ý kiến, đánh giá có liên
quan đến hướng nghiên cứu của đề tài đề tài Nhân vật nữ trong tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh là chưa đầy đủ nhưng có thể thấy đây là một đề tài
có quy mô khá rộng, chưa được đề cập nhiều. Vì vậy, luận văn của chúng tôi
đã chọn hướng đi này để tiếp cận với tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.
6
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi văn bản khảo sát
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật nữ trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cuộc đời, văn nghiệp của Nguyễn Xuân Khánh và vị trí nhân
vật nữ trong tiểu thuyết của tác giả này.
- Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh.

- Chỉ ra những nét riêng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ ở tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
3.4. Phạm vi văn bản khảo sát
Luận văn khảo sát các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, song tập
trung vào ba tác phẩm sau đây:
- Hồ Quý Ly
- Mẫu Thượng ngàn
- Đội gạo lên chùa
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài Luận văn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng phối hợp một số phương pháp chính sau:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đi sâu phân tích, xem xét từng
phương diện của đề tài thể hiện qua ba tác phẩm, từ đó rút ra những đánh giá
và nhận định khái quát.
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Thiết lập và sắp xếp các vấn đề
một cách logic, khoa học; xem xét, đánh giá trong cấu trúc tổng thể của
chúng.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa các tác
phẩm của Nguyên Xuân Khánh để khái quát thành các luận điểm và so sánh
7
Nguyễn Xuân khánh với một số nhà văn khác để thấy được nét chung và nét
riêng.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa
các giai đoạn mà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh phản ánh; nghiên cứu các
tài liệu về văn hóa làm cơ sở tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Xuân Khánh và lí giải
về những thành công của nhà văn.
5. Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh một cách toàn diện và hệ thống.
- Là tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và văn

xuôi Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương1: Nhìn chung về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh
Chương 2: Nhân vật nữ qua cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân
Khánh.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh
8
Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ NHÂN VẬT NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Nguyễn Xuân Khánh - gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu của
văn học Việt Nam hiện đại
1.1.1. Cuộc đời, con người nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh có bút danh là Đào Nguyễn. Ông sinh năm 1933
tại quê ngoại - phố Huế (Hà Nội), nhưng quê nội nhà văn ở làng Cổ Nhuế,
huyện Từ Liêm, nơi có nghề may (hàng Chợ) nổi tiếng thuộc ngoại ô thành
phố. Có người cho rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tuổi Nhâm Thân là vất
vả nhưng do mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nên nghiệp lớn.
Ông vốn yêu văn chương từ nhỏ, năm 12 tuổi đã đọc sách rất nhiều. Mồ côi
cha nên tới năm 14 tuổi ông mới được đi học, khi học thì toàn học nhảy cóc
cuốn chiếu thế mà ông suýt nữa trở thành bác sĩ nếu không bỏ đi bộ đội.
Ngày còn trẻ, Nguyễn Xuân Khánh rất đam mê âm nhạc. Ông là cây văn nghệ
hay đàn hát tưng bừng. Ông từng học hai năm ở trường Y khoa Hà Nội (1951
-1952) sau đó lên đường nhập ngũ, tham gia vào lực lượng quân đội. Ông
được phân vào một đơn vị pháo binh, đến 1954 dạy văn hóa tại trường Sĩ
quan Lục quân. Từ năm 1959, nhà văn trở về làm việc tại tạp chí Văn nghệ

quân đội, đến 1966 chuyển về làm phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong
thường trú ở miền đất lửa khu 4. Tới năm 1973 ông nghỉ mất sức nhưng trong
kỷ yếu của báo ông làm tới năm 1983. Vốn là cây bút có tài nhưng những tác
phẩm như: Rừng sâu, Miền hoang tưởng, Trư cuồng đã làm ông mang vạ,
phải im hơi lặng tiếng suốt hơn 30 năm để làm những việc không dính dáng
tới văn chương. Trong thời gian đó, nhờ người em thúc bá dạy nghề may, ông
đã cùng vợ con lập xưởng may áo bông chằn (bằng vinilông màu đen, bên
trong là chăn dạ cũ) bán ở chợ Giời. Ông làm thợ may khoảng 7 năm. Dân
chợ Giời gọi ông là “con phe”. Áo bludông của vợ chồng “con phe” thường
9
bán được giá. Nhưng những dịp may như thế không nhiều. “Cơm áo không
đùa với khách thơ” nên Nguyễn Xuân Khánh xoay sang nuôi lợn như phần
lớn cán bộ, viên chức thời đó đều làm. Có người kể, ông là tay nuôi lợn giỏi.
Có thể những chi tiết trong bản thảo Trư cuồng đã lấy từ một thực tế đó
chăng? Trong nhiều năm, Nguyễn Xuân Khánh đã viết văn dưới một chái nhà
dựng tạm sát bờ hồ Bè, ở xóm đê Thanh Nhàn, là mảnh đất của người mẹ già
tần tảo để dành cho con. Cùng chia sẻ nỗi long đong đó còn có vợ và bốn đứa
con nhỏ của ông. Thời đó những người nằm ngoài biên chế nhà nước là vô
cùng vất vả. Cuộc sống đưa đẩy nên thi thoảng có người nói gặp ông xếp
hàng bán máu ở bệnh viện. Ông xoay xở đủ nghề để kiếm sống, như đi làm
bảo vệ đêm tại một kho lương thực ngoài trời ở vườn hoa Pasteur Paul, làm
thợ khóa, lặn lội khắp Bạch Mai, Saint Paul, Việt Đức rồi lang bạt Phủ Lí,
Nam Đinh, Vinh Đỉnh cao của sự cùng cực là ông bị bắt cùng bọn lưu
manh, đĩ điếm trong vòng một năm do xuất bản tập truyện ngắn đầu tay Rừng
sâu “phản ánh hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Nguyễn Xuân Khánh trả lời
phỏng vấn báo Lao động). Hết thời gian cải tạo, nhờ bạn bè “bảo lãnh” ông
nhận dịch tài liệu tiếng Anh - Pháp; hệ tư tưởng và các học thuyết phân tâm
được ông dịch trong thời kỳ này. Thật khó để tưởng tượng sau ngần ấy năm
bôn ba vất vả ông vẫn gắn mình với cây bút. Nguyễn Xuân Khánh bảo: Khi
viết tôi dùng toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của mình vào tác phẩm. Có

lẽ đối với ông, càng gian khổ bao nhiêu thì những điều ông góp nhặt được lại
càng nhiều bấy nhiêu. Cũng giống như nhà văn Nga vĩ đại Macxim Gorky,
ông quan niệm: “Trường đại học lớn nhất của tôi là trường đời”.
Nguyễn Xuân Khánh đã lăn lộn với đủ nghề để sống mà nghề nào cũng
đẩy ông chạm đến tận cùng của sự cơ cực. Ông không những không buồn vì
điều đó mà còn cho rằng “nghề nào kiếm được ra tiền bằng bàn tay lương
thiện đều cao quý như nhau. Tôi luôn cảm ơn những tháng ngày ấy, những
trải nghiệm ấy, những giọt mồ hôi và cả nước mắt ấy. Tất cả đã giúp tôi có
10
một bề dày vốn sống vô giá để viết lách, hun đúc cho tôi một ý chí để vượt
lên”. Quả là như vậy, những năm tháng cùng khổ đó lẽ dĩ nhiên là rất đáng
quý đối với vốn sống của một nhà văn. Dù phải vật vã để kiếm sống nhưng
Nguyễn Xuân Khánh chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng văn chương. Ông tạm ẩn
mình một thời gian dài để rồi xuất hiện trở lại trên văn đàn với bao ánh hào
quang rực rỡ. Cuộc đời ông có thể coi là một tấm gương sáng về niềm tin và
nghị lực.
Có nhiều người lầm tưởng Nguyễn Xuân Khánh viết văn ở tuổi 70
nhưng thực ra đó là sự trở lại của một nhà văn lớn. Mà nói theo cách của Giáo
sư Phong Lê tại buổi tọa đàm rằng, mùa vàng của văn học thế kỷ XX đều nằm
trong tay những người trẻ và làm nên sự nghiệp khi còn rất trẻ như Nam Cao,
Vũ Trọng Phụng, Chế Lan Viên , Nguyễn Xuân Khánh là một trường hợp cá
biệt khi đã dựng danh ở tuổi xế chiều. Các tác phẩm của ông thành công chính
là kết quả của sự tự học miệt mài, được chiêm nghiệm chín chắn suốt thời
gian dài vất vả của mình. Hiện nay Nguyễn Xuân Khánh đang sống cùng gia
đình tại ngõ phố Trần Khát Chân, trong ngôi nhà cũ mới được sửa nhờ tiền
giải thưởng và tiền xuất bản sách. Ở tuổi 70 ông mới trở thành hội viên của
Hội Nhà văn Việt Nam
1.1.2. Hành trình sáng tạo của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh là người đến muộn với văn chương nhưng là đến
muộn có duyên. Ông bắt đầu viết văn từ những năm năm mươi của thế kỷ

trước. Sở trường của Nguyễn Xuân Khánh là viết truyện ngắn và tiểu thuyết.
Song truyện ngắn của ông không gây được ấn tượng với công chúng bạn đọc,
chỉ có tiểu thuyết là được đón nhận một cách nồng nhiệt.
Sáng tác đầu tay của ông là truyện ngắn Một đêm, đăng trên tạp chí
Văn nghệ Quân đội số 2/1959, là tác phẩm đạt giải nhì (không có giải nhất)
cuộc thi viết về “đời sống bộ đội trong hòa bình” của tạp chí. Những năm đầu
trong chặng đường viết văn, Nguyễn Xuân Khánh là một cây bút trẻ hăm hở,
11
xông xáo với những mô típ đề tài quen thuộc về cuộc sống mới, về anh bộ đội
Cụ Hồ Những truyện ngắn nhà văn viết trong giai đoạn 1958 - 1962 được
tập hợp trong cuốn Rừng sâu. Vì tập truyện ngắn này mà nhà văn bị kỷ luật về
tư tưởng, bị quy là ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại ở Liên Xô, làm thô thiển
hóa chiến tranh rồi bị cấm bút. Một vài khác biệt về tư tưởng đã khiến nhà
văn bước vào con đường nhiều giông tố, nếm trải bao cay đắng cuộc đời: mất
việc làm, mất đảng tịch, về hưu non khi mới khoảng bốn mươi tuổi (1973).
Nhà văn phải vật lộn với đủ nghề trong cuộc sống để kiếm kế sinh nhai, từ
những công việc “sang trọng” như dịch thuật đến những việc bình dân như
thợ may, thậm chí có cả những việc bị coi là” mạt hạng” như là nuôi lợn, bán
máu Tai nạn ấy đã khiến nhà văn phải lao đao song niềm mê văn chương
chưa bao giờ ngừng lại trong trái tim ông. Và cũng chính những năm tháng ấy
đã giúp nhà văn có điều kiện tiếp xúc với những vẻ đẹp khuất lấp, những giá
trị bị coi là bên lề để sau này ông ca ngợi nó là vẻ đẹp nữ tính, là sức sống của
văn hóa dân gian. Cũng chính những năm tháng ấy được xem là khoảng lặng
trong đời mà Nguyễn Xuân Khánh đã dừng lại để nghiền ngẫm, trau dồi vốn
văn hóa, lịch sử dày dặn nhằm chuẩn bị cho sự trở lại văn đàn với những cuốn
tiểu thuyết đồ sộ. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn
(2006), Đội gạo lên chùa (2011) Nguyễn Xuân Khánh đã làm một cuộc lội
ngược dòng từ “ngoại biên” trở lại “trung tâm” và nhận được nhiều vinh
quang mà bất cứ nhà văn nào cũng ao ước. Ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa đã chứng tỏ được chiều sâu trong ngòi bút

của nguyễn Xuân Khánh. Ông không ham tìm đến những cách tân táo bạo
trong hình thức, không đề cập đến những vấn đề mang tính chất nhạy cảm về
chính trị như trong Miền hoang tưởng và Trư cuồng mà ông tìm về lịch sử,
tìm về văn hóa dân tộc để kiếm tìm những vẻ đẹp khuất lấp.
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được xem như một cái mốc đánh dấu việc
Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học và công chúng. Hồ Quý Ly
12
ban đầu vốn là một vở kịch được Nguyễn Xuân Khánh biên soạn công phu.
Khi chuyển thể thành tiểu thuyết tác phẩm trở thành một hiện tượng văn học
những năm đầu thế kỷ XXI. Tác giả bộc lộ: “Theo tôi tiểu thuyết lịch sử có
hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, người viết
không được phép bịa đặt một cách trắng trợn mà chỉ có thể hư cấu về tâm lý
hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại
khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu.
Có thể có một số nhân vật lịch sử nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư
cấu. Lúc này lịch sử chỉ là cái đinh treo” [38]. Viết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân
Khánh đã “Không đi theo vết chân của những người đi trước. Ông rẽ trái, đạp
cỏ lau, đạp đá tai mèo, dẫn nhân vật băng qua những miền đất mới. Ông
không buông mình trôi theo dòng chảy lịch sử . Ông cắt ngang cuộc sống đầy
biến động, tìm những nét tinh tế trong tính cách nhân vật”. (Báo Văn nghệ số
36 ngày 8/9/2001). Ở tác phẩm Hồ Quý Ly nhà văn lựa chọn một thời kỳ lịch
sử đặc biệt, giai đoạn cuối đời nhà Trần đầu nhà Hồ thế kỷ XIV - XV. Cốt
truyện xoay quanh chân dung của Hồ Quý Ly, một nhân vật “lắm công nhiều
tội” gây nhiều tranh cãi trái chiều trong lịch sử Việt Nam. Nếu như các bộ
chính sử coi Hồ Quý Ly như một kẻ tiếm quyền, thoán nghịch cướp ngôi nhà
Trần, thì khi đi vào tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh lại giải mã nhân vật này
bằng cái nhìn khác biệt. Trong tiểu thuyết của ông, Hồ Quý Ly hiện lên như
một tính cách đa chiều ‘thân mật mà tài giỏi”, “kiêu ngạo mà giản dị”, “cứng
rắn mà dịu dàng” [35,93]. Phía sau khuôn mặt đanh lạnh nhiều khi sắt đá là cả
một thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn. Nhà văn soi chiếu nhân vật này

từ nhiều điểm nhìn khác nhau (Hồ Nguyên Trừng, Sử Văn Hoa, Trần Khát
Chân ) và mỗi điểm nhìn bao hàm một cách đánh giá về thái sư. Hồ Quý Ly
khi là “một con rồng nằm ngủ”, khi thì “một bạo chúa, một Tần Thủy Hoàng
của Việt Nam”, “đa sát”, “thâm hiểm nhưng mưu lược”. Phức tạp, đa chiều,
nhân ái, thủ đoạn, sâu sắc tất cả đều có trong một Hồ Quý Ly. Thông qua
13
việc lựa chọn nhân vật lịch sử ấy, nhà văn muốn khắc sâu vào sự khủng hoảng
và bế tắc của nhà Trần, đưa ra tình thế buộc phải thay đổi để chấn hưng đất
nước. Trọng trách đó được đặt lên vai thái sư Hồ Quý Ly, người có khả năng
chèo lái con thuyền lịch sử vượt qua bão táp lúc này. Với tầm nhìn xa trông
rộng và một quyết tâm mạnh mẽ, Hồ Quý Ly đã tiến hành hàng loạt cải cách
nhằm cứu đất nước thoát khỏi cơn bạo bệnh. Việc làm của ông nhận được sự
đồng thuận thì ít mà chống đối thì nhiều mặc dù ai ai cũng nhìn thấy được là
đất nước cần thay đổi. Liên tục bị phe bảo thủ phản đối đã làm cho Hồ Quý
Ly đi từ việc ban đầu “chỉ muốn làm biến pháp giúp Nghệ hoàng cứu đất
nước thoát khỏi nghèo khổ, yếu hèn” đến việc ông nhận ra một điều “muốn
biến pháp cần phải có quyền hành”. Bị phản đối vì ông không phải là người
có quyết định cao nhất, từ đó tham vọng quyền lực trong Hồ Quý Ly nảy sinh.
Và cũng bắt đầu từ đây, Hồ Quý Ly củng cố quyền lực và địa vị của mình, thu
nhận tay chân thân tín, dần tiêu diệt phe bảo thủ, lấn át quyền hành của vua.
Trong quá trình tiến hành chấn hưng đất nước, củng cố địa vị, bàn tay Hồ
Quý Ly đã phải nhuốm máu. Vì vua quan hiền minh chỉ tốt cho thời bình
trong khi thời thế xã hội đang nghiêng ngả, đang tranh quyền đoạt lợi thì hiền
minh chẳng khác nào là tự tiêu diệt mình. Chính vua Trần Thuận Tông trước
khi đi vào cõi vĩnh hằng cũng phải thốt lên rằng: “Hỡi ôi! Kẻ làm quan làm
vua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác. Cái ác gắn với vua quan. Cái ác làm
món ăn của vua quan. Cái ác là đôi cánh của vua quan. Thiếu cái ác một ngày,
ngai vàng buồn rầu. Thiếu cái ác một năm, ngai vàng sụp đổ. Cái ác là nguồn
sống của vua quan. Điều đó đã ghi rành rành trong sách sử”[35, 723]. Nguyễn
Xuân Khánh đã được soi chiếu nhân vật ở nhiều góc độ, tái hiện lại một thời

kỳ bi tráng của lịch sử; góp thêm một tiếng nói khám phá xã hội và con người
Hồ Quý Ly - một nhân vật mà hơn 600 năm qua người ta đã tốn nhiều giấy
mực để bàn cãi về ông. Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các
kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới
14
mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với
câu chuyện thời hiện tại. Để hoàn thành tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh
tái sửa tới ba lần với độ chín của hai mươi năm trời nghiên cứu đạo Khổng,
đạo Phật, đạo Lão; đọc các tác phẩm sử học, văn hóa học, triết học. Có thể nói
Hồ Quý Ly là một bức tranh đẹp về ngàn năm văn hiến với những địa danh cổ
nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong
tục tốt đẹp được lưu truyền hay đã bị mai một theo năm tháng.
Năm 1959. khi dự trại sáng tác của quân đội Nguyễn Xuân Khánh viết
cuốn Làng nghèo nhưng không được in. Tuy vậy ý muốn viết một cái gì đó
thật sâu sắc về văn hóa làng Việt thì vẫn giữ nguyên trong tâm thức nhà văn.
Sau khi xem lại bản thảo Làng nghèo Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành
cuốn tiểu thuyết mới Mẫu Thượng ngàn và đẩy lùi lịch sử về thời Pháp xâm
chiếm đất nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa Đông - Tây. Ông cho biết,
đáng lẽ ra cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn phải viết hoàn toàn về Hà Nội
và một làng phụ cận, nhưng vì phải có một đồn điền của người Pháp bên cạnh
một ngôi làng Việt để tiện cho việc giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt - Pháp
nên nhà văn đã “dời” làng ấy lên trung du. Mẫu Thượng ngàn là cuốn tiểu
thuyết văn hóa - lịch sử, miêu tả cuộc sống của những người dân ở một làng
quê bán sơn địa Bắc Bộ - làng Cổ Đình vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Đây là thời điểm nước Pháp nhận sứ mệnh vinh quang đi “khai hóa văn
minh” cho các dân tộc thuộc địa. Sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam tạo nên
nhiều xáo trộn trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Các tôn giáo trải
qua nhiều thăng trầm, trong đó đạo Phật và đạo Khổng bị xem nhẹ. Đạo Thiên
Chúa ban đầu bị triều đình nhà Nguyễn đàn áp nhưng về sau lại lan rộng với
sự có mặt của người Pháp. Trong bối cảnh đó. người làng Cổ Đình trở về với

đạo Mẫu, một tôn giáo có từ ngàn đời như một năng lực cố kết cộng đồng
trước sự cưỡng bức của văn hóa phương Tây. Như vậy. vấn đề cơ bản trong
Mẫu Thượng ngàn không phải là văn hóa Việt nói chung mà là văn hóa làng,
15
đơn vị cơ bản cấu thành nên văn hóa dân tộc. Mẫu Thượng ngàn còn tái hiện
một thời kỳ lịch sử với những con người và sự kiện có thật. Tiêu biểu như
việc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, cuộc chiến của người Pháp với quân
Cờ Đen, việc xây Nhà thờ lớn Hà Nội ngay trên mảnh đất Tháp Báo Thiên
Một trong những phương diện hấp dẫn nhất của Mẫu Thượng ngàn đúng theo
phong cách Nguyễn Xuân Khánh chính là “câu chuyện tình yêu của những
người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao
dung, vừa mãnh liệt với những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất
phồn thực, bi, hài hòa quyện với mộng mơ và cao thượng” [tr.bìa 4, MTN].
Mẫu Thượng ngàn đã đạt giải thưởng tiểu thuyết của Hội Nhà văn Hà Nội
năm 2006. Qua cuốn tiểu thuyết ấn tượng này, tác giả Nguyễn Xuân Khánh
một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình.
Cứ tưởng bao nhiêu vốn liếng về lịch sử - văn hóa dân tộc đã được
Nguyễn Xuân Khánh trút hết vào Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn thì bất
ngờ ở tuổi gần 80 Nguyễn Xuân Khánh lại “trình làng” thêm một Đội gạo lên
chùa. Tác phẩm vẫn bắt vào mạch tự sự văn hóa - lịch sử và được gợi tứ từ
những câu ca dao tình tứ, lả lơi: “Ba cô đội gạo lên chùa / Một cô yếm thắm
bỏ bùa cho sư”. Nói về tiểu thuyết này tác giả đã từng tâm sự: Những chuyện
tôi viết trong Đội gạo lên chùa và cả trước đó, trong Mẫu Thượng ngàn đều
dựa vào các câu chuyện có thật cả. Bắt đầu từ ngôi chùa làng, gọi là tôi muốn
“lạ hóa” góc nhìn cũng được, mà muốn dựa vào tư tưởng của đạo Phật để lý
giải con người, xã hội cũng được. Chủ yếu là tôi muốn viết về đạo Phật. “Đạo
Phật là một thành tố lớn trong văn hóa Việt Nam, bất cứ một người Việt Nam
nào dù không tôn giáo cũng đều có phần Phật tính trong mình. Theo tôi, tâm
hồn người Việt Nam gồm hai mặt, phần Phật giáo là phần âm tính trong người
Việt, phần Nho giáo là phần dương tính”(trao đổi với tác giả Vietnamnet).

Nhìn nhận “đứa con” của mình, Nguyễn Xuân Khánh bộc bạch “Không giống
với các tác phẩm khác. Trong Đội gạo lên chùa tôi dã sử dụng vốn của cả
16
cuộc đời tôi vào đấy. Đó là những kiến thức qua sách vở, qua bạn bè và
những trải nghiệm của tôi trong gần 80 năm qua”. Tác phẩm được khơi nguồn
cảm hứng trong một lần tác giả nằm bệnh viện. “Khoảng năm 1976 - 1977,
nghi bị ung thư tôi vào điều trị ở bệnh viện E. Nằm cùng phòng có sư cụ chùa
Cả (Nam Định), sư lại có chú tiểu theo chăm sóc, chú tiểu nguyên là bộ đội,
giải ngũ về, vào chùa. Suốt một tháng tôi rỉ rả tâm sự với hai người. Rút tỉa từ
câu chuyện đó cùng với câu chuyện của làng Cổ Nhuế ( Từ Liêm - Hà Nội)
quê tôi, từ những người thân của tôi như ông bố vợ trong cải cách ruộng đất
từng bị đi tù trên Tuyên Quang, nguyên mẫu sư ông là người họ hàng làng Cổ
Nhuế” [38]. Tiểu thuyết được bố cục làm ba phần: I - Trôi sông viết về thời
đoạn kháng chiến chống Pháp, II - Bão nổi can qua viết về thời đoạn hòa bình
lập lại trên miền Bắc, và III - Về cõi nhân gian viết về thời đoạn chống Mỹ và
ngay khi thống nhất đất nước. Đội gạo lên chùa kể lại cuộc phiêu lưu kì lạ
của chị em Nguyệt và An. Sau một trận càn dữ dội của giặc Pháp, cha mẹ đều
bị sát hại dã man, hai chị em trốn chạy rồi trôi dạt đến một ngôi chùa. Sư cụ
Vô Úy - vị trụ trì chùa Sọ đã giang tay cứu vớt hai chị em. An được sư cụ cho
xuống tóc quy y cửa Phật, còn Nguyệt thì chưa, bởi lẽ sư cụ thấy chị còn nặng
nợ với đời. “Phật dạy cho con người trí tuệ để giải thoát nỗi khổ thế gian. Nếu
chưa để căn duyên để ở chùa, thì ta làm người thường dân cũng tốt. Chỉ cốt
lòng phải hướng thiện” [37, 356]. Ở tác phẩm Đội gạo lên chùa, Nguyễn
Xuân Khánh nhìn hiện thực và con người theo cách riêng của mình. Ông đã
dùng cảm quan Phật giáo để chỉ ra những góc khuất của hiện thực và con
người mà do hạn chế của cảm quan chính trị, điểm nhìn giai cấp bấy lâu nay
chúng ta chưa nhận ra. Bốn năm ròng đọc, nghiền ngẫm hàng vạn trang sách
viết về Phật giáo từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, và bằng chính những trải
nghiệm của một đời người đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh đã tái hiện và kiến giải thật hấp dẫn lịch sử Phật giáo vào đời sống thế

tục và tâm linh của con người; cho thấy vai trò quan trọng của Phật giáo trong
17
dòng chảy văn hóa Việt truyền thống. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng nhận xét:
“Tác phẩm lôi cuốn người đọc bởi lối viết truyền thống, ngôn ngữ nhuần
nhuyễn, lời văn đẹp và trau chuốt, cùng với vốn kiến thức lịch sử phong phú.
Thông qua các nhân vật với đời sống nội tâm đa dạng, tác giả cũng gửi gắm
những triết lí nhân sinh về cuộc đời. Và cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm. Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong những
khoảng thời gian khó khăn của hai cuộc chiến tranh. Đạo Phật giống như ngôi
nhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp đỡ họ vượt qua mọi nỗi
đau, vươn lên trong cuộc sống”.
Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra có sở trường ở thể loại tiểu thuyết về đề tài
lịch sử - văn hóa. Xuyên suốt ba tác phẩm của ông là những vấn đề về lịch sử,
văn hóa không chỉ trong quá khứ mà còn gợi lên những tham khảo cần thiết
cho cuộc sống hiện tại. Cùng chung quan điểm đó, thạc sĩ Đoàn Ánh
Dương( Cán bộ của Viện Văn học Việt Nam) cho rằng: “Bộ ba tiểu thuyết
văn hóa - lịch sử này, Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở về
đổi mới bút pháp để đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng. Tư tưởng, chứ
không phải nghệ thuật tiểu thuyết, mới là mục đích chính yếu và đóng góp
chính yếu của Nguyễn Xuân Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia. Làm nên
một bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống
trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam tài năng khác dấn thân vào con đường
đổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công không
chỉ trong vai trò của một nhà văn, mà còn trong vai trò của một trí thức luôn
quan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc”.
Những năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu cộng tác tác với Nhà
xuất bản Phụ nữ, ban đầu là biên dịch; cuốn đầu tiên là tập chân dung văn học
George Sand, nhà văn của tình yêu (1994, tái bản 2001); tiếp đó là dịch tác
phẩm của một số nữ sĩ, như tiểu thuyết Những quả vàng (bản dịch, in1996)
của Nathalie Saraute (1902 -1999, Pháp), Bí thuật đen (bản dịch Phạm Thủy

18
Triều, hiệu đính Nguyễn Xuân Khánh, in 2000) của Marguerite Yuorcenar,
hoặc các tác giả nam, như tiểu thuyết Lời nguyện cầu cho kẻ vắng mặt (bản
dịch in 1996) của nhà văn Tahar Ben Jelloun, có khi là sách nhân tướng học
được phụ nữ quan tâm như Nhân dạng nam của Elizabeth Badinter. Không
chỉ đam mê dịch sách mà ông còn là tác giả của những cuốn sách viết cho
thiếu nhi như Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi (tập truyện, in 2002), Mưa
quê (truyện, 2003)
Có thể nói, sinh tử với nghiệp cầm bút, dù gặp nhiều thăng trầm nhưng
Nguyễn Xuân khánh vẫn sống hết mình với duyên nợ đã chọn. Ông được bạn
bè đánh giá là người lao động chữ nghĩa cực kỳ nghiêm túc, luôn tìm tòi sáng
tạo và đổi mới trong cách viết. Đọc tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, người
đọc luôn cảm nhận được sự tinh tế, sâu sắc, mới mẻ và những kiến giải rất
riêng trong ngòi bút của ông. Nói về nghiệp văn của mình ông tâm sự: “Tôi
đến với văn chương như một định mệnh, không hề nghĩ một ngày mình sẽ ghé
lại chân qua ngôi đền thiêng ấy. Số phận đã sắp đặt cho tôi trở thành một
người viết, dù cả khi được đứng tên hay không được đứng tên trên tác phẩm
của mình. Viết văn là một cuộc vật lộn khổ ải, vậy nên sau bao nhiêu năm vất
vả vì mưu sinh, tôi dồn nén hết sức cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên của
mình là ở đó ”[38]. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” mà Nguyễn Xuân Khánh
còn có những đóng góp to lớn cho văn học nước nhà như vậy quả là “xưa nay
hiếm”. Chính vì lẽ đó Nguyễn Xuân Khánh trở thành một hiện tượng đặc biệt
trong đội ngũ tác giả tiểu thuyết nói riêng, của văn đàn văn học Việt Nam
hiện đại những năm đầu thế kỷ XXI nói chung.
1.1.3. Tiểu thuyết trong văn nghiệp tác giả
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết được coi là một trong những thể
loại phát triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam. Nhiều cây bút mới đã cho ra
đời nhiều tác phẩm mới với những thể tài phong phú. Tiểu thuyết đã phát
triển ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, tạo nên một sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ
19

người đọc, đồng thời còn mang đến cho nền văn học nói chung một sức sống
mới. Nhìn vào bức tranh tổng thể của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986
chúng ta dễ dàng nhận ra có nhiều xu hướng cùng tồn tại như tiểu thuyết đời
tư thế sự; tiểu thuyết về đề tài chiến tranh, tiểu thuyết về tình yêu, tiểu thuyết
về lịch sử phong tục Mặc dù trong mỗi xu hướng sáng tạo có cảm thức lịch
sử, quan niệm nghệ thuật, mục đích riêng nhưng các nhà văn vẫn gặp nhau ở
điểm chung đó là tìm thấy trong lịch sử, văn hóa nguồn chất liệu và cảm hứng
cho tự do sáng tạo văn chương. Có thể nói, ở mỗi hướng đi của mình tiểu
thuyết đã ghi nhận được những thành công nhất định. Trong đó đáng ghi nhận
nhất là những thành công của thể loại tiểu thuyết mang nội dung văn hóa lịch
sử như Sông côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,
Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải và mới đây nhất là bộ ba tiểu thuyết
Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh Sự hiện diện của Nguyễn Xuân Khánh với bộ ba tiểu thuyết đã tạo
nên dấu ấn đặc sắc, một hiện tượng nổi bật trong bức tranh tiểu thuyết đương
đại. Không chỉ giành nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà
văn Hà Nội, các tác phẩm của ông còn được liên tiếp tái bản và được đông
đảo độc giả đón nhận.
Nguyễn Xuân Khánh là hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam hiện
đại. Ông sinh năm 1933 tại Cổ Nhuế, từ Liêm, Hà Nội, từng đỗ tú tài Toán,
học hai năm ở trường Y khoa Hà Nội (1951 -1952) sau đó lên đường nhập
ngũ tham gia vào lực lượng quân đội. Quãng thời gian này, Nguyễn Xuân
Khánh lần đầu cầm bút viết truyện ngắn Một đêm và đoạt ngay giải nhì
(không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân
đội. Năm 1960 ông về làm biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm
1965 nhà văn được chuyển về Báo Thiếu niên Tiền phong. Năm 1969 ông về
hưu non, ít sáng tác, có viết một số cuốn nhưng vì lí do tế nhị nên kí bút danh
khác. Trong những năm 1980 - 1990, Nguyễn Xuân Khánh kiếm sống bằng
20
đủ thứ nghề và vẫn âm thầm viết văn. Bản thảo Trư cuồng rồi tiểu thuyết

Miền hoang tưởng đều ra đời trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên phải
đến năm 2000 khi tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra mắt công chúng và sau này là
Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) tên tuổi Nguyễn Xuân
Khánh mới được nhìn nhận như một nhà tiểu thuyến đầy tài năng.
Nhằm ghi nhận những thành quả lao động của Nguyễn Xuân Khánh,
giới nghiên cứu phê bình văn học đã có riêng hai cuộc Hội thảo - Tọa đàm
khoa học uy tín: Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Tọa đàm khoa học: Lịch
sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh. Phát biểu đề
dẫn cuộc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học
nêu rõ: “Ba tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn, Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa là
kết quả sáng tạo của một nhà văn đầy tâm huyết, biết vượt lên khó khăn để
tận hiến với nghệ thuật. Đọc tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, người đọc
không chỉ có dịp thưởng lãm những vẻ đẹp đầy chất thơ của thiên nhiên,
phong tục, những lễ hội của dân tộc mà còn hiểu thêm về triết lí làm người”.
Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định được tài năng của mình trong một thể
loại khó, dài hơi, đó là tiểu thuyết, một thể loại đang khó tìm chỗ đứng trong
đời sống công nghiệp hiện đại. Tiểu thuyết của ông không phản ánh lịch sử
mà bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và văn hóa, trong đó văn hóa
là cốt lõi. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Nguyễn Xuân Khánh là người có
tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào khác. Ông viết lịch sử là
để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong đời sống”. Tác phẩm
của Nguyễn Xuân Khánh khiến Trần Đình Sử liên tưởng tới Sông Đông êm
đềm của Solokhop - miêu tả cái dữ dội của hiện thực từ một giai đoạn lịch sử
để cuối cùng cũng chỉ hướng tới khao khát nhân văn của nhân loại.
Cả đời văn và đời riêng của ông dài ngót nghét một thế kỷ, Nguyễn
Xuân Khánh đã nếm trải đủ mọi thua thiệt nhưng ông vấn kiên trì đến tận
cùng niềm say mê văn chương nghệ thuật. Và đáp án cho hành trình vượt khó
21
không mệt mỏi ấy không gì xứng đáng hơn là sự vinh danh của giới
nghiên cứu, sự nể trọng của đồng nghiệp và sự yêu mến của bạn đọc cho

tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh - nhà tiểu thuyết đương đại hàng đầu của
văn học Việt Nam.
1.2. Nhân vật nữ - một loại nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh
1.2.1. Khái quát về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn
Xuân Khánh
Là phạm trù thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học, trong nhiều năm qua
vấn đề nhân vật văn học đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Nhìn chung, quan niệm về nhân vật tương đối thống nhất. Lại Nguyên Ân
trong 150 thuật ngữ văn học quan niệm nhân vật văn học là “Hình tượng nghệ
thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn về con
người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi
còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho
những đặc điểm giống với con người” [5, 250]. Sách Lí Luận phê bình văn
học cũng đã khái quát về nhân vật văn học “Nhân vật văn học là khái niệm
dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã
được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của ngôn
từ [60, 114]. Nhân vật có thể là những người có tên như Tấm, Cám, Thúy
Kiều, Kim Trọng, chị Dậu, anh Pha ; cũng có thể là những người không tên
như thằng bán tơ, một mụ nào, lính hầu, con sen Khái niệm nhân vật có khi
được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một
hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn nói thời gian là nhân vật chính
trong sáng tác của Sêkhốp, ánh trăng là nhân vật chính trong truyện ngắn
Trăng sáng của Nam Cao, chiếc quan tài là nhân vật chính trong truyện Chiếc
quan tài của Nguyễn Công Hoan Theo cách nhìn của thi pháp học, nhân vật
là những con người xuất hiện trong tác phẩm để làm những hành động nhất
22
định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định nhằm thể hiện
những tư tưởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh. Nhân vật văn học
được sáng tạo, hư cấu ra để thể hiện sự đánh giá của nhà văn về giá trị con

người, là cái nhìn của nhà văn đối với số phận con người. Như vậy, nhân vật
văn học là một đơn vị có tính ước lệ, tính khách quan ở mức độ nhất định, thể
hiện quan niệm của nhà văn về con người thông qua hình thức nghệ thuật.
Nhân vật đóng vai trò trọng yếu trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm tự sự,
kịch nhằm thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Theo đó, nhân vật văn học
vừa phản ánh khách quan đời sống mà nhà văn nhận thức được, vừa thể hiện
cuộc sống qua lăng kính chủ quan của tác giả.
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa là bộ
ba tiểu thuyết có dung lượng lớn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, mỗi cuốn
lên đến gần nghìn trang. Bối cảnh được nhà văn miêu tả trong tác phẩm là
một không gian khá rộng. Nếu như Hồ Quý Ly là kinh kì Thăng Long những
năm cuối đời Trần kéo dài sang những năm đầu đời Hồ (cuối thế kỷ XIV đầu
thế kỷ XV) thì Mẫu Thượng ngàn lại là không gian của một làng quê vùng
trung du Bắc Bộ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi thực dân
Pháp đang mở rộng quy mô tấn công ra miền Bắc. Tiếp tục đề tài văn hóa -
lịch sử mà Nguyễn Xuân Khánh tâm huyết, Đội gạo lên chùa là cuốn tiểu
thuyết viết về ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống cư dân nông
nghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần như trải dài
suốt thế kỷ XX, cuộc kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ và những ngày đầu thống nhất đất nước. Để
chuyển tải được không gian rộng lớn trong ba cuốn tiểu thuyết ấy Nguyễn
Xuân Khánh đã phải thông qua hệ thống nhân vật khá đồ sộ. Mỗi nhân vật
của ông đều thể hiện một cá tính và mang sứ mệnh chuyển tải thông điệp
riêng tạo thành sự đa dạng, phong phú trong hệ thống nhân vật.
23
Về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có thể thấy hai
chặng đường sáng tác của ông gắn liền với hai kiểu nhân vật. Kiểu nhân vật
thứ nhất gắn liền với tiểu thuyết Trư cuồng và Miền hoang tưởng. Đó phần
lớn là những con người nghệ sĩ, trí thức bị ràng buộc trong rất nhiều mối lo
toan, bề bộn của cuộc sống hiện đại nên dần trở nên tha hóa, hoặc sống trong

môi trường nhiều ấu trĩ, chấp nhận nghiệt ngã để giữ gìn nhân cách. Kiểu
nhân vật thứ hai gắn bó với mối quan tâm của nhà văn về đề tài văn hóa - lịch
sử dân tộc, được thể hiện rõ nhất trong bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Nhân vật trong mỗi tác phẩm lên đến hàng
trăm người rất phong phú và đa dạng bao gồm đủ loại như nhân vật lịch sử,
nhân vật hư cấu, nhân vật người trí thức, nhân vật người nông dân, nhân vật
tín ngưỡng tôn giáo
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng một
thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng và phức tạp. Sự có mặt của những nhân
vật có thật trong lịch sử là tất yếu đối với bất cứ một tiểu thuyết lịch sử nào
bởi vì mỗi thể loại đòi hỏi kiểu nhân vật nhất định cho riêng nó. Hồ Quý Ly
không phải là ngoại lệ. Tác phẩm có đến gần 50 nhân vật có thực đã từng tồn
tại trong lịch sử dân tộc. Từ nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly đến hình ảnh của
những vị vua cuối cùng của nhà Trần như Trần Nghệ Tông, Trần Phế Đế,
Trần Thuận Tông, Trần Thiếu Đế, Hồ Nguyên Trừng, Đặng Tất ; những bà
hoàng như Đôn Từ hoàng phi, Minh Từ hoàng phi, công chúa Huy Ninh,
hoàng hậu Thánh Ngẫu đều được khắc họa đúng vị trí thực trong lịch sử và
quan hệ thân tộc. Những vị tướng lĩnh tài ba thời Trần giữ nhiều chức vụ quan
trọng trong triều đình và có công trong nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm hoặc trấn giữ ngoài miền biên ải như: Trần Khát Chân, Trần Nguyên
Hàng, Trần Nguyên Uyên ; đến cả nhà sư Phạm Sư Ôn, tướng cướp Nguyễn
Nhữ Cái, hay vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga đều là nhân vật có thật
làm nên chính sự trong sử sách cuối đời Trần. Họ hiện lên như ngoài đời thực
24

×