Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 118 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về mặt lý luận
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã thúc đẩy nền kinh
tế phát triển năng động hơn có điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Quá
trình toàn cầu hóa đã và đang rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các
nước. Giáo dục (GD) được xem là nền tảng của sự phát triển khoa học – công
nghệ, phát trỉển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời giữ
vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng
lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo ra
những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây
dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà
trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn
bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì
chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận
thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục
từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.
Quán triệt Nghị quyết đại hội lần XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo( BGD&ĐT)
với sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Chiến lược phát triển
giáo dục từ năm 2011 – 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Chiến lược
đã cụ thể hoá đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, xác định mục
tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp về giáo dục trong giai đọan 2011 đến 2020 với mục
tiêu tổng quát như sau:“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản
và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo
dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại
ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;


2
đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người
dân, từng bước hình thành xã hội học tập”.
Hiện nay, đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH) thực sự là yêu cầu cấp
bách của ngành giáo dục, từng bước hình thành năng lực hành động, đồng thời
phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh( HS). Nền tảng này giúp
các em bồi dưỡng phương pháp tự học và tự mình hình thành khả năng học tập
suốt đời.
Đổi mới PPDH được xác định là khâu tiên phong trong quá trình đổi mới
GD-ĐT Việt Nam gần 30 năm nay và cũng là khâu đột phá trong chiến lược phát
triển giáo dục ở mỗi giai đoạn. Ngoài việc thay đổi chương trình và sách giáo khoa
phổ thông, các cơ sở GD-ĐT đã hòa nhịp đổi mới bằng nhiều hoạt động chuyên
môn thông qua các khóa tập huấn, chuyên đề và xây dựng cơ sở vật chất. Nhiều
mô hình dạy học mới như mô hình trường học thân thiện, phương pháp bàn tay nặn
bột, dạy học theo chủ đề tích hợp… đã được triển khai và áp dụng có hiệu quả.
1.2.Lý do thực tiễn
Với tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường,Thành phố Hồ Chí
Minh(TP.HCM) nói chung và huyện Cần Giờ nói riêng đã có những bước phát
triển đáng kể về số lượng cũng như chất lượng, góp phần vào việc nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã có được, TP.HCM vẫn còn nhiều vấn đề mà
ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần tiếp tục đầu tư và phát triển hơn nữa để
việc nâng cao chất lực lượng giáo dục ở các cấp nhất là các vùng ngoại thành mà
nhất là huyện Cần Giờ. Cần Giờ là huyện còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo
viên(GV) luôn không ổn định, điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ và sự tiếp xúc
với khoa học_ công nghệ chưa nhiều đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng
dạy và học trong đó môn Ngữ văn là tiêu biểu. Học sinh được tuyển vào trường
thông qua xét tuyển, phần lớn các em chú trọng đến các môn tự nhiên xem nhẹ các
môn xã hội đặc biệt là môn Ngữ văn. Vì vậy đòi hỏi phải có các phương pháp dạy
học thích hợp để kích thích tinh thần học tập, lòng yêu thích môn Ngữ văn ở học

sinh.Việc tìm ra một phương pháp để tăng hiệu quả tiết dạy –học, tôi chọn và
3
nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Ngữ văn ở các
trường THPT huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích vừa cung
cấp kiến thức, tri thức cho học sinh vừa thông qua các phương tiện trực quan tạo
nên sự sinh động, hấp dẫn cho tiết học, đồng thời rèn luyện kĩ năng sống và phát
triển nhân cách cho học sinh. Các em được tiếp xúc và cập nhật những cái mới
bằng các phương tiện hiện đại –công nghệ thông tin (CNTT), hình ảnh trực quan
giúp các em có thể hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất. Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về việc đổi mới phương pháp dạy và học
môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông (THPT)trên địa bàn huyện. Và đề
xuất một số phương pháp khả thi nhằm từng bước đổi mới và đóng góp thêm
phương pháp dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT của huyện Cần Giờ,TP.Hồ Chí
Minh ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng
giáo dục THPT
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử giáo dục, từ lâu, vấn đề dạy học trực quan đã được quan tâm
và nghiên cứu.
Nhà giáo dục người Séc J. A. Cômenxki (1592-1670) là người đầu tiên đưa
ra yêu cầu phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học. Ông kịch liệt phê phán lối
dạy học giáo điều trong nhà trường đương thời và đưa ra “quy tắc vàng ngọc” với
nội dung là: trong quá trình dạy học cần tận dụng mọi giác quan của học sinh để
trực tiếp sờ mó, ngửi, nhìn, nghe những thứ cần thiết trong phạm vi có thể. Theo
ông, cách dạy này sẽ giúp HS dễ dàng nắm tri thức. Quan điểm của Comenxki
đánh dấu bước phát triển quan trọng trong xây dựng lí luận học lúc bấy giờ. Tuy
nhiên, quy tắc này lại được xây dựng trên cơ sở cảm giác luận – một học thuyết
cường điệu vai trò của cảm giác. Đây cũng là hạn chế về cơ sở lí luận của tính trực
quan.
Trong lí luận giáo dục của mình, J.J.Rút Xô (1720-1778) đã chú trọng các
PPDH mang tính trực quan. Dạy học theo ông không chỉ mang đến tri thức cho trẻ

mà cái lớn hơn là dạy trẻ phương pháp tư duy, phương pháp hành động.
4
Nhà giáo dục Nga K. Đ. Usinxki (1824-1870), đã xây dựng dạy học trực
quan trên cơ sở tâm lí học. Đó là việc dạy học không dựa trên những biểu tượng và
trừu tượng mà dựa trên những hình ảnh cụ thể do HS trực tiếp tri giác được: những
hình ảnh này hoặc do HS tri giác ngay khi học dưới sự hướng dẫn của GV hoặc do
các em độc lập quan sát trước đó. GV sẽ tìm thấy ở các em những hình ảnh có sẵn
để dạy. Tiến trình dạy học này đi từ cụ thể đền trừu tượng, từ biểu tưởng đến tưởng
tượng – là tiến trình hợp tự nhiên và dựa vào những quy luật tâm lí xác định đến
nỗi không ai có thể phủ nhận sự cần thiết phải dạy học theo kiểu đó.
Ngoài ra một số nhà nghiên cứu như: nhà lí luận dạy học N.G.Kazanki,
T.S.Nazarova cho rằng dạy học trực quan là phương tiện trực quan, là thủ thuật
dạy học. Đứng trước những nhu cầu cấp thiết về đổi mới nội dung chương trình
SGK, PPDH đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH ở tất
cả các cấp trong ngành giáo dục đào tạo mà biểu hiện của sự thúc đẩy này là sự
xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu cũng như tài liệu viết về PPDH , đổi mới
PPDH theo hướng tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Chẳng
hạn như:
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về PPDH và đổi
mới PPDH. Về đổi mới PPDH, tạp chí Khoa học Giáo dục (Viện Chiến lược
Chương trình Giáo dục Bộ GD-ĐT), tạp chí Giáo chức Việt Nam và nhiều tạp chí
khác đã đăng tải nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này. Có thể điểm qua một số tài
liệu quan trọng như: Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, Dự án đào tạo giáo viên trung học
cơ sở, Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng, cao
đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Hà Nội, 8/2003; Thái Duy Tuyên, Phương
pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục; Lê Quang Long, Thử đi tìm
những phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999
Một số bài viết khác như: tác giả Kim Dung với Đổi mới chương trình sách
giáo khoa phổ thông (Báo Nhân dân, số ra ngày 9/9/2000); tác giả Trần Kiều với
Việc xây dựng chương trình mới cho trường trung học cơ sở (NCGD, Số chuyên

đề quý 3/1999), Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy trên thế giới
(Đặng Thành Hưng tổng luận, Viện KHGD, 1994); tác giả Nguyễn Văn Tứ với
5
Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu
khoa học (T/c Giáo dục, Số 4/2002) và Sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học Ngữ
Văn và đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông (T/c Giáo dục, 2007),
nhóm tác giả Nguyễn Trí - Nguyễn Trọng Hoàn – Cao Đức Tiến với Đổi mới
phương pháp dạy Văn - Tiếng Việt trong trường sư phạm: nhận diện và cách thức
(Giáo viên và Nhà trường, Số 12/2000), tác giả Nguyễn Gia Cẩu với Nhận thức về
đổi mới phương pháp dạy học (T/c Giáo dục, số 253/2011),
Hầu hết các tác giả đã làm rõ các khái niệm cơ bản về PPDH, PPDH tích
cực, cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH, phân loại các PPDH
một cách logic và có hệ thống; đồng thời đề xuất một số biện pháp đổi mới PPDH ,
cũng như một số quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để vận dụng vào
việc dạy học các môn học. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu chi tiết về
PPTQ và việc sử dụng vào dạy học Ngữ Văn ở trường THPT.
Cùng với nhóm nghiên cứu về PPDH, đổi mới PPDH còn có nhóm nghiên
cứu về PPTQ, phương tiện trực quan của các tác giả sau: Nguyễn Hữu Châu (chủ
biên), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức dạy học trong nhà trường,
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005; Lê Tràng Định (2003), Phân loại và sử dụng
phương tiện trực quan trong dạy học, T/c Giáo dục, số 54/2003; Tô Xuân Giáp,
Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Trong nhóm này, các tác giả cũng thể hiện khá chi tiết về khái niệm, phân
loại phương tiện trực quan; tầm quan trọng của việc vận dụng phương tiện trực
quan cũng như các giải pháp sử dụng phương tiện trực quan một cách khoa học
của HS trong giờ học. Ở một số môn học đã nghiên cứu và sử dụng thành công
PPTQ trong giảng dạy như lịch sử, sinh học, hóa học, kĩ thuật. Thế nhưng việc sử
dụng PPTQ trong một giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT thì chưa được đề cập
đến.
Các trường THPT ở huyện Cần Giờ, giáo viên cũng đã từng bước tìm hiểu,

nghiên cứu và áp dụng phương pháp trực quan (PPTQ) trong giảng dạy thông qua
những tiết dạy tốt, thao giảng đã đạt được những kết quả khả quan.Trong đó
cũng có môn Ngữ văn nhưng để nghiên cứu chuyên sâu thì môn Ngữ văn chưa có.
6
Chính vì vậy, để góp phần bổ sung vào lí luận về PPDH, chúng tôi đã chọn và
nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ Văn ở
các trường THPT huyện Cần Giờ” với hi vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát huy
tính tích cực, chủ động của HS, kích thích sự say mê hứng thú đối với môn học này
và nâng cao hiệu quả công tác dạy học .
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề lý luận về phương pháp, phương
tiện dạy học và phương pháp, phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở
trường THPT.
- Từ việc khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất một số vấn đề liên quan đến
việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường
THPT huyện Cần Giờ
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hoá cơ sở lý luận về phương pháp trực quan trong dạy học môn
Ngữ văn ở trường THPT
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông ở huyện Cần Giờ
TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số vấn đề về việc sử dụng phương pháp trực quan có tính khả
thi nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông
ở huyện Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động sử dụng phương pháp trực
quan trong dạy học Ngữ văn ở các trường THPT, huyện Cần Giờ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết dạy học bằng phương pháp trực quan, ứng dụng để
thiết kế dạy học các phân môn của môn Ngữ văn.
7
- Chương trình và sách giáo khoa dùng để nghiên cứu giảng dạy là sách ban
cơ bản, THPT. Địa bàn thực nghiệm sư phạm là các trường THPT ở huyện Cần
Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu, tìm tòi, tổng hợp các tư liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu.
- Nghiên cứu các lí thuyết về sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
môn Ngữ văn.
- Nghiên cứu tài liệu về tổ chức các hoạt động dạy và học sử dụng phương
pháp trực quan trong dạy học ngữ văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát thu thập trực tiếp thông tin về quá trình dạy và học
đang diễn ra ở trường THPT huyện Cần Giờ, TP.HCM và ghi chép trung thực
những nhân tố có liên quan đến đối tượng và mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: thu thập, nghiên cứu, phân tích tổng hợp các tài liệu
đã có ở các trường THPT huyện Cần Giờ, TP.HCM, để làm tư liệu cho bài luận
văn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học: qua nhiều năm bản thân đã
trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT An Nghĩa, làm
công tác quản lí tổ chuyên môn, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác; nay được
tham gia lớp cao học về lí luận và phương pháp giảng dạy Ngữ văn ở các trường
phổ thông, từ những kiến thức lí thuyết đã tiếp thu và những bài học thực tiễn đúc
kết lại thành những ý kiến tham gia xây dựng vào bài luận văn.
5.3. Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dựa vào kết quả điều tra, xử lý

số liệu, tính tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm các nội dung trong phiếu khảo sát
nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ
văn ở các trường THPT trong huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở các trường.
8
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương:
Chương 1:Cơ sở khoa học của vấn đề sử dụng phương pháp trực quan trong
dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông Huyện Cần Giờ
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông Huyện Cần Giờ
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm























9
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Môn Ngữ Văn
Môn Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, là một
trong những môn học chính và quan trọng trong trường phổ thông. Cùng với các
môn học khác, môn Ngữ văn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông như
Luật Giáo dục (năm 2005, sửa đổi năm 2009) đã quy định: Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều 27 Luật Giáo dục
2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) cũng đã quy định mục tiêu của giáo dục phổ
thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ
và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Điều đó nói lên tầm quan trọng của bộ môn này trong việc giáo dục quan
điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ.
Vị trí đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học tốt môn Ngữ
văn sẽ tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng

có thể góp phần học tốt môn Ngữ văn. Ở vị trí đó, tự nó cũng toát lên yêu cầu
tăng cường thực hành, giảm tải lí thuyết, gắn với đời sống.
Môn Ngữ văn có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
chung của giáo dục phổ thông: góp phần hình thành những con người có trình độ
học vấn phổ thông trung học; chuẩn bị cho họ hoặc ra đời thành người lao động có
kiến thức và kĩ năng thực hành nghề nghiệp, hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.
10
Thông qua việc cho học sinh tiếp xúc rộng rãi và sâu sắc hơn với những giá trị tinh
thàn cao đẹp, đa dạng và phong phú của văn học, môn Ngữ văn có vai trò hết sức
to lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cao đẹp cho HS; giúp các em tiếp
nhận một cách sâu sắc và có hệ thống những giá trị tư tưởng lớn của văn học dân
tộc và nhân loại như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân
văn… thể hiện ở nhiều khía cạnh và dưới nhiều màu sắc khác nhau, trong những
quan hệ đa dạng và phong phú của con người, cũng như trong cuộc đấu tranh cho
độc lập, tự do, cho lẻ phải, sự công bằng, cho hạnh phúc và nhân phẩm.
Vì vậy, mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường THPT được thể hiện trên các
nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, trên cơ sở vốn tri thức Ngữ văn HS đã tiếp thu được ở THCS,
Chương trình môn Ngữ văn ở THPT nhằm giúp các em nâng cao trình độ hiểu biết
lên một bước mới về những thành tựu tiêu biểu của văn học Việt nam và một số
thành tựu quan trọng của văn học thế giới; nắm được một số vấn đề của lịch sử văn
học Việt Nam; một số khái niệm cơ bản của lí luận văn học, ngôn ngữ học và văn
hoá Việt nam giúp cho việc đọc –hiểu tác phẩnm văn học một cách chủ động, có
hiệu quả. Thông qua thực hành, tiếp tục củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học ở
trung học cơ sở (THCS) ; trang bị thêm một số tri thức cơ bản, thiết thực về tiếng
Việt, các quy tắc hoạt động của Tiếng Việt, những hiểu biết về văn bản và tạo lập
các loại văn bản.
Thứ hai, tiếp tục hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản về
ngữ văn, từ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đến các kĩ năng phân tích, tổng hợp,
khái quát, chú trọng kĩ năng đọc –hiểu tác phẩm văn học. Tạo cho HS năng lực

cảm thụ thẩm mĩ và khả năng phân tích đánh giá văn học ở một mức độ cần cho
ddời sống của con người có văn hoá, khả năng diễn tả những tình cảm và suy nghĩ
của mình bằng tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng, trôi chảy, mạch lạc.
Thứ ba, qua các giờ Ngữ văn, xây dựng và bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu
quý văn học, yêu quý tiếng Việt, biết xúc động trước những lời hay ý đẹp, trước
những tâm hồn cao cả, nhân hậu. Môn Ngữ Văn có thể giúp HS hiểu được bản thân
mình cũng như hiểu được người khác một cách tinh tế và sâu sắc.
11
1.1.2. Nhà trưng, trưng THPT, học sinh THPT
Nhà trường: Theo “Từ điển giáo dục học”, nhà trường được hiểu là “tổ chức
giáo dục được coi là một đơn vị có tư cách pháp nhân, đặt dưới quyền một Hiệu
trưởng, nhằm bảo đảm việc giáo dục học sinh, sinh viên (nói chung là người học)
và những hoạt động của học sinh, sinh viên, giáo viên và những thành viên
khác”[16,301].
Trường THPT nằm trong hệ thống giáo dục phổ thông, là một tổ chức sư
phạm – xã hội. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ
lớp mười đến lớp mười hai [ 20 tr 17].
Trường THPT được coi là trung tâm giáo dục, văn hóa, góp phần tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Là một cấp học chịu áp lực
về nhu cầu học tiếp của THCS đang phổ cập cho trên 80% học sinh ở độ tuổi 11 –
15, hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010 của cả nước, chuẩn bị tham gia hoàn
thành phổ cập THPT vào năm 2020.
Sơ đồ: Vị trí, tính chất của trường THPT trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu
biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá

TIỂU HỌC

- Nền tảng của phổ
thông.
- Cơ sở ban đầu
hình thành nhân
cách.
- Phổ cập, phát
triển.

- Phổ thông cơ
bản.
- Phân hóa.
- Hướng nghiệp
chuẩn bị nghề.


- Cơ sở của giáo
dục phổ thông.
- Phát triển cở
bản - phân hóa
bộ phận.
- Thăm dò hướng
nghiêp, chuẩn bị
nghề.
- Phổ cập.


THCS

THPT
12

nhân, để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn: tổ chức giảng dạy, học
tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông; quản lý
giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ,
nhân viên; tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý
học sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong
phạm vi cộng đồng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo
dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục;
quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà
nước; tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội; tự
đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ
quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18, là những học sinh đã tốt nghiệp
trung học cơ sở, được tiếp tục học 3 năm ở trường THPT để tiếp nhận thêm tri
thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển nhân cách, chuẩn bị cho việc học lên học tham
gia lao động sản xuất.
1.1.3. Hoạt động dạy học trong nhà trưng phổ thông
Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường
phổ thông. Thông qua công tác quản lý của nhà trường, hoạt động dạy học bao
gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động dạy của học sinh với sự hỗ trợ của
các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường. Bằng cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học, hoạt động dạy của giáo viên nhằm cung cấp những tri thức, học vấn cơ bản
cho học sinh, rèn luyện và phát triển các kỹ năng và năng lực của con người, hình
thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Hoạt động dạy và hoạt động học có
mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó phương pháp, hình thức dạy học có tác
dụng tạo nên mối quan hệ giữa hai hoạt động đó. Chính việc sử dụng phương tiện
trực quan trong dạy học môn Ngữ văn là một phương tiện để nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động dạy học.

13
1.1.4. Trực quan và hình thức trực quan
1.1.4.1. Trực quan
Nếu theo nghĩa chiết tự từ Hán Việt: trực quan có nghĩa là nhìn, quan sát
một cách trực tiếp (trực: đối diện, quan: nhìn).
Quan niệm cũ cho rằng trực quan chỉ là sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng bằng giác quan.
Quan niệm hiện đại quan niệm trực quan hoàn toàn khác: không phụ thuộc
vào giác quan mà căn cứ vào bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, có thể mô
hình hóa, trừư tượng hóa các sự vật, hiện tượng không thể quan sát trực tiếp. Do
đó, có thể có mô hình vật chất hoặc mô hình trừu tượng.
Theo nghĩa rộng, trực quan là sự miêu tả hiện thực dưới dạng các hình ảnh
cụ thể - cảm tính của những tri giác và biểu tượng. Trong hình thức cảm tính - trực
quan, hiện thực xung quanh được phản ánh, các cấu trúc, các quy luật của nó được
mô hình hóa, các mối liên hệ chức năng và các mối quan hệ tương hỗ của các cấu
trúc được mô hình hóa và các phần tử của chúng được bộc lộ rõ.
Trực quan trong nghĩa chung của Tiếng Việt là một cách thức tiếp cận đối
tượng bằng “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” (bằng một số hoặc tổng hợp tất cả các giác
quan của con người).
Trong dạy học, trực quan là nguyên tắc lý luận dạy học. Theo từ điển sư
phạm: “ trực quan trong dạy học phải dựa trên những hình ảnh cụ thể được học
sinh trực tiếp tri giác”. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: trực quan “ nghĩa là dùng
những vật cụ thể hay ngôn ngữ, cử chỉ làm cho học sinh có được hình ảnh cụ thể
về những điều đã học”( Hoàng Phê chủ biên).
Như vậy, trực quan là một khái niệm biểu thị tính chất hoạt động nhận thức,
trong đó những thông tin nhận được về các sự vật và hiện tượng của thế giới bên
ngoài được cảm nhận trực tiếp từ các cơ quan cảm giác của con người.
1.1.4.2. Hình thức trực quan
Là các phương tiện trực quan mà GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học
nhằm tạo cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm

thông qua sự tri giác trực tiếp bằng giác quan.
14
Phương pháp trình bày trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh hoạ ,trình
bày và thực tiễn cụ thể
Minh hoạ thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh hoạ
như bản mẫu, biểu đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…
Trình bày thường gắn liền với việc hỗ trợ của những thiết bị kỹ thuật( công
nghệ thông tin): chiếu phim, đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video, sơ đồ tư duy.
Trình bày thực tiễn: học sinh tái hiện những hoạt cảnh, biểu diễn: kịch, hát,
hò, ngâm …
1.1.5. Phương pháp trực quan trong hoạt động dạy học
1.1.5.1. Phương pháp
Thuật ngữ phương pháp (PP) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (methodos) có
nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt mục đích, vì vậy trong mọi hoạt
động thực tiễn, nếu con người có phương pháp đúng, biết sử dụng đúng phương
pháp sẽ dẫn đến kết quả theo mong muốn; nếu ngược lại sẽ không đạt được mục
đích đề ra.
1.1.5.2.Phương pháp dạy học (PPDH)
Có thể nói PPDH là một khái niệm cơ bản trong lý luận dạy học, là công cụ
quan trọng hàng đầu của công nghệ dạy học. Tuy nhiên cho đến nay vẫn có nhiều
cách định nghĩa khác nhau về PPDH.
Trong quyển sách Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nhà xuất
bản Giáo dục, tác giả Thái Duy Tuyên đã trích dẫn từ một số từ liệu nước ngoài về
khái niệm về PPDH:
PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu.K.Babanxki,1983).
PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo nhằm tổ chức
hoạt động nhận thức và thực hành của HS, đảm bảo HS lĩnh hội nội dung học vấn
(I.Ia.Lecne.1981).
Còn theo Nguyễn Ngọc Quang trong Phương pháp dạy đại học, năm 1978,

cho rằng: PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy
nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực,
15
tự lực đạt dược mục đích dạy học. Nó gắn liền với quá trình giáo dục và có sự tác
động qua lại giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong quá trình dạy học.
Cũng khái niệm này, tác giả Bùi Thị Mùi (Trường Đại học Cần Thơ) đã khái
quát trong Giáo trình lý luận dạy học, năm 2007: PPDH là tổng hợp các cách thức
hoạt động phối hợp của GV và HS được thực hiện trong quá trình dạy học; trong
đó cách thức hoạt động của GV đóng vai trò chủ đạo, cách thức hoạt động của HS
đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học.
Ngoài ra, còn nhiều cách định nghĩa khác về PPDH nhưng về cơ bản thì PPDH
chính là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong quá trình
dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học
1.1.5.3. Phương pháp trực quan
Về khái niệm PPTQ, tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: PPTQ “ là một loại
PPDH có đặc điểm là học sinh tiếp thu kiến thức nhờ các giác quan tri giác trực
tiếp các sự vật và hiện tượng trong thực tiễn”.
Theo tác giả Phùng Văn Bộ (chủ biên trong cuốn “ Một số vấn đề về phương
pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học”) thì PPTQ thực chất cũng là một loại
PPDH, trong đó “GV sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện nhằm mục
đích minh họa bổ sung thêm cho kiến thức bài giảng.
PPTQ phù hợp với tâm lý nhận thức của người học, làm cho bài giảng sinh
động, phong phú và hấp dẫn người học”.
Theo cách tiếp cận của tác giả Bùi Thị Mùi (Trường Đại học Cần Thơ) trong
Giáo trình lý luận dạy học, (2007) thì phương pháp dạy học trực quan là phương
pháp được xây dựng trên cơ sở quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong
quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, GV hướng dẫn HS thực hiện các biện
pháp quan sát sự vật, hiện tượng hay hình ảnh của chúng, trên cơ sở đó mà hình
thành khái niệm.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách đưa ra khái niệm về PPTQ trong dạy học

, nhưng tựu chung lại: PPTQ có thể được hiểu là một PPDH; trong đó GV sử dụng
các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học giúp HS tri giác trực tiếp sự vật,
16
hiện tượng một cách sinh động và gây hứng thú HS, trên cơ sở đó mà hình thành
khái niệm
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRỰC QUAN TRONG
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.2.1. Trực quan và quá trình nhận thức
Phương pháp trực quan được xây dựng trên cơ sở con đường nhận thức của
triết học Mác – Lênin. Lênin viết:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là quá trình của sự nhận thức chân lý khách
quan”.
Theo Lênin, quá trình nhận thức chia thành 2 giai đoạn: trực quan sinh động
(giai đoạn nhận cảm tính) và tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính).
Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức. Thông qua
các giác quan, con người nhận thức hình ảnh của các sự vật, hiện tượng một cách
trực tiếp từ thực tiễn. Chính vì vậy mà giai đoạn nhận cảm tính rất sinh động và
mang lại những tài liệu đáng tin cậy trong quá trình nhận thức.
Giai đoạn nhận thức lý tính là giai đoạn sau của quá trình nhận thức. Nó
không nhận thức trực tiếp sự vật, hiện tượng mà là nhận thức gián tiếp. Tuy nhiên,
nhận thức này xa hơn sự vật nhưng lại sâu sắc hơn vì nó nhận thức đi sâu vào bản
chất của sự vật.
Giai đoạn nhận cảm tính gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Cảm giác: trong quá trình nhận thức, hình ảnh của sự vật, hiện - tượng được
ghi lại một cách trực tiếp thông qua các giác quan và nó chỉ phản ánh những thuộc
tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Cảm giác có vai trò là “ nguồn gốc của mọi sự
hiểu biết”. Lênin đã viết:“ Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan”.
Tri giác: là một hình thức của nhận thức được nâng cao hơn so với cảm giác,
nó phản ánh nhiều mặt, nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng, mang lại cho nhận

thức con người về sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, phong phú hơn.
17
Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của giai đoạn trực
quan sinh động. Nó là hình ảnh được tái hiện lại mặc dù không trực tiếp nhưng lại
toàn diện và khái quát sự vật hơn.
Như vậy, quá trình nhận thức rất sinh động, phong phú (giai đoạn nhận thức
cảm tính). Đây là ưu điểm mà người dạy học vận dụng trong quá trình dạy học để
phát huy tính tích cực của HS.
1.2.2. Cơ sở Văn học và Việt ngữ học của việc sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học môn Ngữ văn
Dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ và nan giải, môn Ngữ văn mang trên
mình sứ mệnh vô cùng to lớn không chỉ cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và
hình thành nhân cách. Đối với học sinh THPT cần hình thành các năng lực sử dụng
thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua đó mà
rèn luyện tư duy. Sau đó, giúp học sinh những hiểu biết nhận thức đúng đắn các sự
vật hiện trượng mà nhất là về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, câu, đoạn…) để
có ý thức sử dụng Tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho
các em yêu quí tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
Văn học là cơ sở ngữ liệu của việc dạy Tiếng, đồng thời là chuẩn mực ngôn
ngữ. Văn học có mối quan hệ với ngôn ngữ học, với Tiếng Việt. Vì vậy khi dạy
học Ngữ văn cần tích hợp, liên thông với các phân môn khác. Dựa vào nội dung,
chương trình, đối tượng học sinh mà ta lựa chọn phương pháp phù hợp. Khi vận
dụng các phương pháp cần chú ý đến đặc trưng loại hình, thể loại,đặc trưng ngôn
ngữ …
Cơ sở Việt ngữ học góp phần hoạch định các hướng triển khai, phương pháp
dạy học phù hợp. Nó là một bức tranh tổng quan về các mối liên hệ tác động qua
lại giữa tâm lí học, giáo dục học và ngôn ngữ học, giữa dạy học giáo dục kiến thức,
ngôn ngữ trong nhà trường và ngoài xã hội.
Vốn ngôn ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế, sự tiếp xúc với các phương

tiện ngôn ngữ không nhiều do các em ít đọc sách, báo, các tác phẩm văn học …,
khả năng vận dụng chưa linh hoạt. Các em có ý tưởng nhưng chưa biết cách triển
18
khai và vận dụng ngôn ngữ để diễn đạt, lúng túng trong cách lựa chọn từ ngữ cho
phù hợp với nghĩa, vừa đúng vừa hay. Đặc biệt các em lại không có thói quen ghi
nhận những cách diễn đạt hay mà em đã được biết.
Phương tiện trực quan sẽ giúp các em tiếp xúc nhiều hơn với vốn ngôn ngữ,
với cách diễn đạt văn chương. Thông qua những tình huống giúp các em vận dụng
vốn ngôn ngữ trình bày những suy nghĩ, ý tưởng của mình và có thể nhận xét cách
trình bày, diễn đạt của người khác.Từ đó rèn luyện khả năng vận dụng ngôn ngữ và
làm giàu thêm cho vốn từ ngữ của chính mình.
1.2.3. Cơ sở tâm lý học và vấn đề tạo hứng thú nhận thức cho học sinh
qua việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn
Nhà văn M.Gorki cho rằng :"Văn học là nhân học" vậy mà một thực trạng
đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay
đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của
những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí
và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm
gần đây mới thấy những sai sót quá cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn
theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì mình đã viết, và cần thiết phải có
những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng
dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, GV nhận thấy có rất nhiều những
biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là:
Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến
công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với
việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy
văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển
Văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi
đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán,
Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho

con thi khối A từ khi học tiểu học. Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn
nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng
khối A thì thật là nguy hại.
19
Văn học có vai trò quan trọng tuy nhiên hiện nay, phần lớn học sinh khi
được hỏi đến đều có suy nghĩ ngữ văn là môn học khó và thiếu hứng thú khi học
môn ngữ văn dẫn đến chất lượng giảng dạy môn văn trong nhà trường chưa đạt
được nhiều hiệu quả; nhiều học sinh thậm chí lên đến lớp 10, lớp 11 phải chật vật
lắm mới viết được một lá đơn nhưng câu cú lủng củng Nguyên nhân là do các em
không thích học môn ngữ văn. Bởi theo các em môn văn học khó vào và sau này
rất khó khăn trong việc lựu chọn ngành nghề cho bản thân…từ đó các em thiếu
hứng thú, ý thức trong học ngữ văn. Mỗi giờ ngữ văn đến với các em thật năng nề.
Vậy làm thế nào để thu hút,“kéo” các em trở về với văn học để thưởng thức, chiêm
ngưỡng, yêu thích để rồi trân trọng các tác phẩm văn học nước nhà và những tinh
hoa văn hoá nhân loại ? Muốn thực hiện được điều đó, yếu tố quan trọng nhất
chính là người giáo viên phải làm sao tạo cho các em hứng thú trong học văn. Mà
muốn tạo được hứng thú cho học sinh đòi hỏi người giáo viên ngữ văn phải có tâm
huyết, kiến thức, đặc biệt là phương pháp sư phạm. Cần đổi mới phương pháp,
thường xuyên sử dụng các loại hình ảnh trong những giờ dạy văn. Nó chẳng những
làm cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút được sự chú ý của học sinh mà
còn giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các hình tượng văn
học. Trực quan sinh động khiến cho các em cảm thấy việc tái hiện các hình tượng
văn học không khó khăn như trước, chất lượng giờ học theo đó sẽ cao hơn.
1.2.4. Cơ sở pháp lý của việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy
học môn Ngữ văn ở trưng phổ thông
Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và Đào tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn trong các nhà
trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất
được đưa vào là phương pháp dạy học trực quan - một phương pháp dạy học mới
đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng

phương pháp dạy học bằng phương tiện trực quan, Các GV đã nhận thấy:
PPTQ giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn
luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả
dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất
20
chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần
sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết
vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh
khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông
tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo các PPTQ
trong dạy học sẽ giúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ
động, sáng tạo và phát triển tư duy.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ
1.3.1. Khái quát về các trưng THPT huyện Cần Gi và hoạt động dạy
học môn Ngữ văn
1.3.1.1 Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của
huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh.
Huyện Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, là
một trong năm huyện ngoại thành, là một trong hai mươi bốn quận huyện thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh.
Huyện Cần Giờ nằm phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm
huyện Cần Giờ cách trung tâm thành phố HCM 50 km, chiều dài từ Bắc xuống
nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km. Huyện Cần giờ nằm giữa 02 cửa sông
chính là Lòng Tàu và Soài Rạp; có bờ biển dài trên 20 km, huyện Cần Giờ có hệ
thống sông ngòi chằng chịt phủ khắp các mảng rừng phòng hộ rộng, được bao bọc
bởi các sông lớn, cũng là ranh giới tự nhiên. Bắc giáp huyện Nhà Bè (cửa ngõ vào
TP. Hồ Chí Minh) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) ranh giới là sông Lòng
Tàu và sông Đồng Tranh. Nam giáp biển Đông. Đông giáp Bà Rịa -Vũng Tàu,

ranh giới là sông Thị Vãi. Tây giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò
Công Đông (tỉnh Tiền Giang), ranh giới là sông Soài Rạp.
Huyện được chia thành 7 xã: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Tam Thôn
Hiệp, Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn. Từ tháng 4 năm 2004, Cần Thạnh
được chính thức công nhận là thị trấn và cũng là trung tâm của huyện.
21
Diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ là 70.421 ha, chiếm 1/3 diện tích toàn
thành phố, dân số 72.988 người, mật độ 103 người/1 km2 (thấp nhất so với các
quận huyện khác của Thành phố), số người trong độ tuổi lao động là 46.058 người
chiếm khoảng 63.1%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tính đến tháng 6/2013 đạt
45.5 % .
Cần Giờ có vị trí quan trọng đặc biệt đối với Thành phố Hồ Chí Minh về
kinh tế, quốc phòng, là cửa ngõ ra biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế biển và các loại hình dịch vụ. Cơ cấu kinh tế huyện đến thời điểm 6-2013
là: Khu vực nông nghiệp 43%, Khu vực công nghiệp 24%, Khu vực dịch vụ 33%.
Cần Giờ không phải là vùng đất mới, đây là đất ven biển có rừng ngập mặn
phủ đầy, có sông lớn và đường tàu quốc tế, có nhiều di tích văn hóa cổ. Các nhà
khai quật khảo cổ sau ngày giải phóng đến nay cho thấy vùng đất này đã từng có
một xã hội phát triển trong thời kỳ tiền sử và đã tạo nên một nền văn hóa biển trên
bán đảo Cần Giờ với hàng chục gò nổi (dân địa phương gọi là giồng). Hàng chục
di chỉ khảo cổ đã khai quật thành công ở đây, chứng minh một xã hội phát triển ở
đây hơn 2000 năm vào thời kỳ đồ đá; theo nhà khảo cổ Diệp Đình Hoa, các di chỉ
khảo cổ này “Đã lưu giữ lại những dấu ấn của một đời sống kinh tế - xã hội phát
triển khá cao. Sự phát triển này liên quan đến nghề đi biển và chiếm lĩnh biển
khơi…” .
Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi đây khá phong phú, mỗi làng
trước đây đều có lễ hội và tập tục riêng. Ở Cần Thạnh thì có lễ hội Nghinh Ông
(rằm tháng 8 âm lịch), Thạnh An có lễ hội Vía Bà (rằm tháng 10 âm lịch)… Các lễ
hội được tổ chức khá quy mô, mỗi nơi có một nét riêng, làng xã nông nghiệp, làng
rừng có tập tục cúng đình thờ thần hoàng, giỗ hội rất trang nghiêm, ngâm thơ ca,

hò vè dân gian khá phong phú.
Tuy nhiên, trước năm 1975, Cần Giờ chỉ là một căn cứ quân sự với những
lõm dân cư nghèo nàn, lạc hậu; là vùng đất chết vì thuốc độc khai quang (những
năm 1964, 1970) và bom đạn; là vùng đất mới còn lại của đất nước ngang với các
huyện miền núi, hải đảo hẻo lánh; là một vùng dân cư luôn bị sức ép bởi các chính
sách đàn áp của nhà cầm quyền từ thời phong kiến thực dân cũ, mới. Người dân
22
ở đây có cá tính hết sức đặc sắc, đầy khí phách song trình độ văn hóa, khoa học, kỹ
thuật còn rất hạn chế.
Cần Giờ do môi trường sinh thái vốn khu biệt với nội ô Sài Gòn, các xã
và ấp cũng khu biệt với nhau trong địa bàn huyện, chỉ có sông nước phủ đầy là nét
chung nhất. Đặc trưng này tiếp tục chi phối sự phát triển xã hội Cần Giờ. Nhìn
chung, các xã ngư nghiệp như Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An có một nét khác
biệt khá rõ rệt: Thạnh An là xã biệt lập hoàn toàn với các nơi khác, nằm ngay cửa
biển Cần Giờ rộng lớn. Tại đây người dân sống bằng nghề đánh bắt cá, nói chung
là bám biển, với hàng trăm ghe cào, te, nổi tiếng với nghề đánh cá cơm hàng năm.
Cần Thạnh và Long Hòa có nhiều nét tương đồng, song thế mạnh của mỗi xã khác
nhau. Nghề đáy song cầu Long Hòa phát triển mạnh hơn Cần Thạnh, Cần Thạnh
có nghề lưới phát triển hơn Long Hòa. Các xã phía Bắc như Bình Khánh, An Thới
Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp thì có ưu thế về phát triển nông nghiệp. Xã Bình
Khánh là xã thuần nông trồng lúa quy mô lớn nhất huyện (chiếm 40% đất đai trồng
trọt toàn huyện, khoảng 2000 ha). Xã An Thới Đông hướng về xã nông ngư với
việc làm ngư nghiệp (đăng, đáy) trên sông rạch. Xã Lý Nhơn làm nông nghiệp
trồng lúa lâu đời. Xã giáp cửa biển - sông Soài Rạp - phát triển nghề muối, nghề cá
phong phú, đa dạng. Xã Tam Thôn Hiệp trồng cói, làm nghề rừng, khai thác hải
sản dưới tán rừng.
Đặc trưng của từng xã do điều kiện môi sinh, nghề nghiệp quy định, do
sông rạch cắt và bách bức, do đó tiềm năng và hiện thực phát triển không đồng đều
nhau, có sự khu biệt không những giữa Huyện và Thành phố mà khu biệt khá rõ
ràng giữa các xã trong huyện. Xã Lý Nhơn có truyền thống kháng chiến chống

Pháp từ thời Trương Định khởi binh. Đây là xã xa xôi hẻo lánh và rất nghèo nàn,
lạc hậu bậc nhất huyện và thành phố, người dân chủ yếu sống bằng nghề làm muối,
trồng rừng, giữ rừng và thâm canh cây lúa. Tam Thôn Hiệp là xã nông nghiệp lạc
hậu, nghèo nàn, nghề chính để sinh sống là trồng rừng và giữ rừng. Nơi đây có hơn
200 ha đất trồng trọt (trồng lúa năng suất kém nên chuyển sang trồng cói) không
đảm bảo được cuộc sống, mở thêm nghề dệt chiếu cói, nghề “thu lượm” như mò
cua, bắt ốc (nghêu, sò, ốc, chem chép) dưới tán rừng làm kế sinh nhai khá phổ
23
biến. Trường học chưa đạt cấp I trước ngày 30/4/1975, dân cư thưa thớt, phân tán.
Thạnh An là xã ngư nghiệp nhưng cũng rất nghèo, nơi đây đất rộng người thưa,
sống tập trung ở dải đất Phú Lợi nên đất rừng, sông rạch thêm hoang vắng, gần
như đảo cách biệt các xã khác trong huyện cho đến hôm nay, trường học trước
ngày giải phóng chưa hết cấp I, người dân sống bằng nghề làm muối và ngư
nghiệp.
1.3.1.2 Tình hình phát triển giáo dục tại huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh
Các xã tương đối khá là xã Long Hòa và An Thới Đông. Long Hòa với quy
mô ngư nghiệp lớn và đất nông nghiệp trồng cây ăn trái (mãng cầu, xoài, chuối…),
người dân nơi đây rất hiếu khách và nơi đây cũng từng là căn cứ kháng chiến thời
Pháp thuộc. Trường cấp I và II được hoàn chỉnh vào những năm đầu giải phóng.
An Thới Đông là xã nông, ngư, giáp ranh với Nhà Bè, Cần Giuộc… nơi đây cũng
từng là trung tâm căn cứ nổi Rừng Sác thời kháng Pháp, là quận lỵ của Quảng
Xuyên thuộc chế độ cũ (Sài Gòn).
Hai xã còn lại đó là Bình Khánh và Cần Thạnh. Đây là hai xã tiêu biểu về
phát triển xã hội: Cần Thạnh giáp ranh với Vũng Tàu nên giao lưu, gắn bó về kinh
tế và văn hóa. Trước 30/4/1975 có trường cấp I, II; sau 30/4/1975, có trường cấp
III hoàn chỉnh. Ngư dân chiếm tỷ lệ cao là động lực phát triển cao của xã; là quận
lỵ của Cần Giờ trong chế độ cũ, huyện lỵ huyện Duyên Hải (1990 đổi tên là Cần
Giờ), nay là thị trấn huyện (đô thị cấp 5) khá phát triển. Bình Khánh giáp huyện
Nhà Bè gắn bó với Gia Định xưa và TP. Hồ Chí Minh nay, có trường cấp I, II hoàn
chỉnh trước ngày 30/4/1975, hình thành cấp III từ năm 1978, hoàn chỉnh cấp III từ

1980, ngày càng phát triển đến nay [21;123 -136]. Trong những năm qua sự nghiệp
giáo dục và đào tạo của huyện Cần Giờ phát triển khá nhanh, học sinh đến trường
học ngày càng tăng, mạng lưới trường lớp tích cực điều chỉnh mở rộng, số lượng
trường tăng.
Hiện nay toàn huyện có 11 trường Mẫu giáo và Mầm non, 15 trường Tiểu
học và 01 trường chuyên biệt, 08 trường THCS, 03 trường THPT. Nhìn chung
mạng lưới trường lớp của huyện Cần Giờ trong những năm qua được bố trí tương
24
đối phù hợp, rãi khắp trên các địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến
trường.
Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền
địa phương, sự cố gắng nổ lực của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục & đào tạo
của huyện đã có nhiều chuyển biến về quy mô phát triển, mạng lưới trường lớp
được phát triển ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể về mặt số lượng thì thực tế cho thấy ở những vùng khó
khăn vùng ven biển do điều kiện sống, điều kiện học tập còn hạn chế nên số trẻ đi
học không nhiều, tỷ lệ bỏ học cao. Hơn nữa, ở các địa phương luôn có nhu cầu mở
trường, lớp để con em được đi học gần hơn và thu nhận học sinh đông hơn, điều đó
đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo và địa phương trăn trở vì nguồn kinh phí, đội
ngũ giáo viên đào tạo không kịp với yêu cầu phát triển. Đó chính là sự bất cập giữa
yêu cầu phát triển và điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
1.3.1.3.Hoạt động dạy học môn Ngữ Văn ở các trường trung học phổ thông
tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
a. Về quy mô trường – lớp
Năm học 2013 -2014 toàn huyện có 03 trường công gồm 62 lớp, có 2325
học sinh. Tỷ lệ học sinh đúng độ tuổi đạt 85.69%.
Đặc điểm giáo dục của 3 trường.
Ba trường được nghiên cứu: Trường THPT Bình khánh là trường nằm khu
vực phía bắc, cửa ngõ của huyện Cần giờ tính đến năm học này trường 12 tuổi.
Trường THPT Cần Thạnh là trường thuộc trung tâm huyện tính đến năm học này

trường 13 tuổi. Trường THPT An Nghĩa tính đến năm học 2013 - 2014 trường 4
tuổi. Ba trường này đại diện cho nông thôn, trồng rừng, ven biển và cho vùng sâu,
vùng xa của Thành phố là những ngôi trường có nhiều thâm niên và mới thành
lập.
* Trường THPT Bình Khánh:
Trường được thành lập từ năm học 2001-2002 đây là trường trung học phổ
thông thứ hai của huyện. Lúc đầu trường chỉ có 28 lớp trong đó có 24 phòng học,
03 phòng THTN, 04 phòng học nghề, 01 phòng tin học, 01 phòng nghe nhìn, 01
25
phòng hội trường,01 phòng thư viện, 06 phòng hành chính; ngày mới thành lập
trường chỉ có 36 giáo viên. Cùng với quá trình đô thị hóa nông thôn đến giữa năm
2009 - 2010 trường có 42 lớp, trong đó khối 10: 19 lớp, khối11: 13 lớp, khối 12:
10 lớp; Có 1.815 học sinh, đội ngũ CB – GV – NV gồm 58 GV.
Trong 12 năm qua từ khi hình thành đến nay trường phải trải qua nhiều khó
khăn như thiếu thốn về phòng học, trang thiết bị, phòng chức năng và nhất là đội
giáo viên luôn không ổn định, nhưng đã không quản khó khăn vượt qua gian khổ
trường luôn giữ vững và ngày càng trưởng thành. Đến năm học 2013 - 2014
trường chỉ còn 18 lớp, do Sở Giáo dục và Đào tạo cùng chính quyền địa phương
cho thành lập thêm một trường mới đó Trường THPT An Nghĩa cũng trên địa bàn
huyện nhằm giải quyết tình trạng đi học xa trường của gần 1.000 HS thuộc các xã
An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lí Nhơn; Số giáo viên của trường tại địa
phương ít, hàng năm trường còn phải giải quyết thuyên chuyển cho giáo viên từ
nơi khác đến công tác (theo qui định đối với GV nữ: 03 năm, GV nam: 04 năm có
thể chuyển về trong nội thành hay nơi thuận lợi hơn) và sau đó phải nhận giáo
viên mới lại phải bồi dưỡng, hiện tượng này xẩy ra thường xuyên, do đó rất vất vả
cho người quản lý. Song với sự cố gắng vượt khó của tập thể CB – GV – NV hàng
năm đơn vị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng năm học 2011-2013 trường được
Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen và nhiều năm luôn được công nhận là tập
thể lao động xuất sắc.
Bảng 1.1. Quy mô của trưng THPT Bình Khánh trong 03 năm

(2012-2014)
Stt
Năm học
Số lớp
Số học sinh
1
2011 - 2012
22
952
2
2012 - 2013
20
738
3
2013-2014
18
540


×