BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ CẨM NHUNG
SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI,
TRÍ TUỆ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ
TỪ 3 - 5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ THỊ CẨM NHUNG
SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI,
TRÍ TUỆ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ
TỪ 3 - 5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ VINH
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HOÀNG THỊ ÁI KHUÊ
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn cũng như trong
suốt quãng thời gian học tập.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn
Sinh học thực nghiệm Trường Đại học Vinh, Ban giám hiệu các trường mầm
non Quang Trung 2, Bến Thủy, Nghi Kim đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới PGS. TS. Hoàng Thị Ái Khuê, người cô không chỉ trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn, mà còn luôn tận tình dạy dỗ,
chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và
làm việc.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Bố, mẹ, anh,
chị, những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Những người đã
luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập
và thực hiện đề tài.
Nghệ An, tháng 10 năm 2014
Lê Thị Cẩm Nhung
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu 4
1.2. Khái quát sự phát triển của trẻ 6
1.2.1. Các giai đoạn phát triển 6
1.2.2. Một số quy luật sinh trưởng và phát triển 7
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển 9
1.3. Các chỉ số hình thái của trẻ em lứa tuổi mầm non 12
1.4. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 14
1.5. Tình trạng dinh dưỡng và phân loại tình trạng dinh dưỡng 17
1.5.1. Tình trạng dinh dưỡng 17
1.5.2. Phân loại tình trang dinh dưỡng 18
1.5.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng 22
1.6. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam 23
1.6.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới 23
1.6.2. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam 25
1.7. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và ở Việt Nam 28
1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới 28
1.7.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 31
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 36
2.2.3. Phương pháp tính tuổi 36
2.2.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái 36
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trí tuệ 37
2.2.6. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 39
2.2.7. Phương pháp xử lí số liệu 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40
3.1. Kết quả nghiên cứu 40
3.1.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu 40
3.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 40
3.1.3. Các chỉ tiêu hình thái của trẻ em từ 3 - 5 tuổi 42
3.1.4. Trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non 55
3.1.5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 58
3.2. Bàn luận 69
3.2.1. Sự phát triển các chỉ số hình thái của trẻ em từ 3-5 tuổi tại thành
phố Vinh. 69
3.2.2. Sự phát triển chỉ số trí tuệ của trẻ em từ 3-5 tuổi tại thành phố Vinh. 73
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 3-5 tuổi tại thành phố Vinh. 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Sore 21
Bảng 1.2. Chỉ số cao theo tuổi với Z-Sore 21
Bảng 1.3. Chỉ số BMI theo tuổi với Z-Sore 22
Bảng 1.4. Phân loại mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng
theo WHO 22
Bảng 1.5. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo khu vực trên thế giới 24
Bảng 1.6. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam 1999 - 2011 (*) 26
Bảng 1.7. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ năm 2012 (*) 27
Bảng 2.1. Phân loại chỉ số IQ và mức trí tuệ 39
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.2. Một số đặc điểm liên quan đến đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 3.3. Chiều cao đứng trẻ em nam 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 42
Bảng 3.4. Chiều cao đứng trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và
ngoại thành 43
Bảng 3.5. Chiều cao đứng trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và
ngoại thành 44
Bảng 3.6. Chiều cao đứng của trẻ em 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 44
Bảng 3.7. Chiều cao ngồi trẻ em nam 3 - 5 tuổi ở 3 trường mầm non 45
Bảng 3.8. Chiều cao ngồi trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và
ngoại thành 46
Bảng 3.9. Chiều cao ngồi trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và
ngoại thành 47
Bảng 3.10. Chiều cao ngồi của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 47
Bảng 3.11. Cân nặng cơ thể của trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 48
Bảng 3.12. Cân nặng trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và ngoại thành 48
Bảng 3.13. Cân nặng trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở nội thành và ngoại thành 49
Bảng 3.14. Cân nặng của trẻ em từ 3 - 5 tuổi 50
Bảng 3.15. Vòng ngực trung bình của trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi tại
thành phố Vinh 50
Bảng 3.16. Vòng ngực của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 51
Bảng 3.17. Vòng đầu trung bình của trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi tại thành
phố Vinh 52
Bảng 3.18. Vòng đầu của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 53
Bảng 3.19. Chỉ số BMI của trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 53
Bảng 3.20. BMI của trẻ em từ 3 - 5 tuổi 55
Bảng 3.21. Chỉ số IQ của trẻ em nam từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 55
Bảng 3.22. Chỉ số IQ của trẻ em theo giới tính 56
Bảng 3.23. Phân bố trẻ em theo mức trí tuệ 57
Bảng 3.24. Tỉ lệ chiều cao theo tuổi của trẻ 3 - 5 tuổi ở các trường
Mầm non 61
Bảng 3.25. Tỉ lệ cân nặng theo tuổi của trẻ 3 - 5 tuổi ở các trường
MN 64
Bảng 3.26. Tỉ lệ BMI theo tuổi của trẻ 3 - 5 tuổi ở các trường Mầm
non 67
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 1.1. Số ca suy dinh dưỡng trên thế giới qua các năm (*) 24
Biểu đồ 3.1. Chiều cao đứng trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở thành phố Vinh 43
Biểu đồ 3.2. Chiều cao ngồi trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở thành phố Vinh 46
Biểu đồ 3.3. Cân nặng trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở thành phố Vinh 49
Biểu đồ 3.4. Vòng ngực trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi ở thành phố Vinh 51
Biểu đồ 3.5. Vòng đầu trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 52
Biểu đồ 3.6. Chỉ số BMI của trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 54
Biểu đồ 3.7. Chỉ số IQ của trẻ em nữ từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh 56
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ chiều cao theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Quang Trung 2 58
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ chiều cao theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Bến Thủy 59
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ chiều cao theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Nghi Kim 59
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ từ 3 - 5 tuổi tại
thành phố Vinh 60
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ cân nặng theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Quang Trung 2 62
Biểu đồ 3.13. Tỉ lệ cân nặng theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Bến Thủy 62
Biểu đồ 3.14. Tỉ lệ cân nặng theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường
mầm non Nghi Kim 63
Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ từ 3 - 5 tuổi tại
thành phố Vinh 64
Biểu đồ 3.16. Tỉ lệ BMI theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường mầm
non Quang Trung 2 65
Biểu đồ 3.17. Tỉ lệ BMI theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường mầm
non Bến Thủy 66
Biểu đồ 3.18. Tỉ lệ BMI theo tuổi của trẻ từ 3 - 5 tuổi ở trường mầm
non Nghi Kim 66
Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ từ 3 - 5 tuổi tại
thành phố Vinh 67
Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ các loại suy dinh dưỡng của trẻ 3 - 5 tuổi tại trường
Mầm non 69
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BMI
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CC/T
Chiều cao theo tuổi
CN/T
Cân nặng theo tuổi
CS
Cộng sự
GTSHNVN
Giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90
IQ
Chỉ số thông minh
MN
Mầm non
SD
Standard Deviation (độ lệch chuẩn)
SDD
Suy dinh dưỡng
TP
Thành phố
TTDD
Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VDD
Viện dinh dưỡng
WHO
World Health Organizatinon (Tổ chức Y tế thế giới)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần nắm vững các đặc điểm về thể lực, trí
tuệ, và tâm sinh lý của trẻ em. Vì vậy, nghiên cứu các chỉ số thể lực và trí tuệ
của trẻ em luôn có ý nghĩa quan trọng.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các chỉ số thể lực, trí tuệ của con
người có thể thay đổi và phụ thuộc vào các kỳ điều tra, điều kiện kinh tế xã
hội và môi trường tự nhiên [11], [36]. Do đó, các chỉ số thể lực, trí tuệ của
con người nói chung, của trẻ em nói riêng cần được tiến hành nghiên cứu
thường xuyên và có sự tổng kết trong một khoảng thời gian nhất định.
Đến nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về thể lực, chức năng sinh lý,
năng lực trí tuệ của người Việt Nam [6], [9], [13], [14],… Tuy nhiên, những
nghiên cứu trên đối tượng trẻ em lứa tuổi mầm non còn ít và chủ yếu là
nghiên cứu về chức năng sinh lý, tình trạng dinh dưỡng. Việc nghiên cứu các
chỉ số thể lực, sinh lý và trí tuệ ở trẻ em lứa tuổi mầm non là cần thiết. Nó
cung cấp dẫn liệu cho công tác nuôi dạy trẻ em ở bậc học mầm non, cũng như
tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ
tương lai của đất nước một cách tốt nhất.
Trong những năm gần đây ở nước ta nhờ sự tăng trưởng của nền kinh
tế, điều kiện sống và mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Chế độ
dinh dưỡng của trẻ em được cải thiện và hiểu biết khoa học của bố mẹ về dinh
dưỡng trong chăm sóc trẻ được nâng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển thể lực, thể chất và trí tuệ của trẻ em nói chung và trẻ tuổi mầm
non nói riêng. [42], [46].Theo dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới,
tình hình suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em đã có sự thay đổi rõ rệt. SDD thể
2
nhẹ cân giảm nhanh, trong khi đó SDD thể thấp còi vẫn còn cao. Năm 2011 tỷ
lệ SDD thể thấp còi trên Thế giới là 27,5%, ở các nước châu Á là 26,8% [46],
Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ SDD thể thấp còi ở VN
năm 2012 chiếm 26,7% ở trẻ dưới 5 tuổi; năm 2013, trẻ em dưới 5 tuổi trong
cả nước có tỷ lệ SDD nhẹ cân là 15,3%, tỷ lệ SDD thấp còi là 25,9%, tỷ lệ trẻ
SDD gầy còm là 6,7%; tại TP. Hồ Chí Minh, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ
dưới 5 tuổi là 4,1%, thấp còi là 6,7%; tại Nghệ An tỉ lệ SDD nhẹ cân chiếm
19,3% (đứng thứ 27/63 tỉnh thành). [42].
Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung
tâm kinh tế, chính trị của Tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để
trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Tại thành phố
Vinh có 28 trường mầm non công lập, 05 trường mầm non dân lập, 14 trường
mầm non tư thục và 62 cơ sở nhóm lớp độc lập, với 88 nhóm lớp. Số cháu
trong độ tuổi phổ cập giáo dục mầm non là 30.047. Trong những năm qua,
cùng với những kết quả đạt được từ các chương trình y tế đang được triển
khai trên địa bàn, thì chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em tại
Thành phố Vinh đã thu được nhiều kết quả đáng được ghi nhận. Đó là tỷ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn mỗi năm qua đều giảm liên tục
và bền vững. Năm 2013, tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố
Vinh là 11%. Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế giao cho tỉnh Nghệ An phấn đấu năm
2015 tỉ lệ SDD chỉ còn 15% [61]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để
đánh giá dinh dưỡng của trẻ Mầm non 3 - 5 tuổi tại một số phường/xã thuộc
Thành phố Vinh năm 2014.
Với số lượng trẻ mầm non ngày càng gia tăng như vậy mà cho đến
nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về thể lực, trí tuệ của trẻ em lứa tuổi
mầm non tại thành phố Vinh để có thể dựa vào đó đề ra biện pháp góp phần
nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở
địa bàn này.
3
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sự phát
triển một số chỉ số hình thái, trí tuệ và tình trạng dinh dưỡng ở trẻ từ 3 - 5
tuổi tại thành phố Vinh” với mong muốn góp phần vào việc định hướng các
biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khoa học, thích hợp hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Đánh giá sự phát triển của một số chỉ số hình thái và trí tuệ ở trẻ
em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh.
2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu sự phát triển một số chỉ tiêu hình thái và phân loại tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh:
- Chọn mẫu nghiên cứu: chọn 1.152 trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh.
- Tiến hành đo một số chỉ tiêu hình thái gồm: chiều cao đứng, chiều cao
ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu.
- Xác định chỉ số đánh giá thể lực: BMI.
- Phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score
+ Chỉ số Z-Score chiều cao theo tuổi
+ Chỉ số Z-Score cân nặng theo tuổi
+ Chỉ số Z-Score BMI theo tuổi
3.2. Nghiên cứu chỉ số trí tuệ của trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành phố Vinh
bằng cách sử dụng test Raven màu.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá đặc điểm phát triển của một số chỉ số hình thái, tình trạng
dinh dưỡng và tìm hiểu về sự phát triển trí tuệ ở trẻ em từ 3 - 5 tuổi tại thành
phố Vinh. Từ đó cung cấp dẫn liệu cho cơ quan nghiên cứu có liên quan tham
khảo đề ra các chủ trương kế hoạch, xây dựng các biện pháp chăm sóc trẻ,
đồng thời làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể thấp còi, nhẹ cân và gầy còm.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu
Sinh trưởng và phát triển là những đặc trưng cơ bản của mọi cơ thể
sống. Hai quá trình này xảy ra liên tục từ lúc trứng mới thụ tinh và phát triển
phôi thai đến khi ra đời, trưởng thành, cho đến lúc già, chết đi [34].
- Sinh trưởng (Growth) là một quá trình thay đổi về mặt số lượng, là sự
tăng trưởng về mặt kích thước, khối lượng của toàn bộ cơ thể hay từng bộ phận.
- Phát triển (Development) là sự biến đổi về chất, bao gồm: sự biến đổi
về hình thái, chức năng sinh lý, các quy luật hoạt động theo từng giai đoạn
của cuộc đời mỗi cá thể sinh vật.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau đôi khi không có sự phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của
phát triển; còn phát triển làm thay đổi sinh trưởng bằng cách thúc đẩy tăng
nhanh hay ức chế, kìm hãm sự sinh trưởng tùy theo từng giai đoạn. Ở giai
đoạn phát dục, cơ thể thường lớn nhanh, biến đổi nhiều; có tính chất nhảy vọt
về cả hình thái và chức năng sinh lý. Đến giai đoạn trưởng thành thì sự sinh
trưởng bị chậm lại và đến thời kì lão hóa thì cơ thể suy thoái [28].
- Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các
thành phần các chất dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng
của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt
động xã hội [28].
- Tình trạng dinh dưỡng có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc
điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
5
- Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết
làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của
cơ thể.
- Suy dinh dưỡng thấp còi được phản ánh bằng chỉ tiêu chiều cao theo
tuổi thấp do sự chậm tăng trưởng của trẻ dẫn đến không đạt được chiều cao
cần có của một đứa trẻ cùng tuổi ở quần thể tham khảo. Thể còi cọc là một
biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoặc một dấu hiệu của sự chậm lớn
trong quá khứ.
- Suy dinh dưỡng nhẹ cân phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng
trưởng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu
dinh dưỡng tại thời điểm đó. Chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ
chung về quy mô của thiếu dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian. Các số
liệu cân nặng theo tuổi thường dễ có hơn vì chúng thường dùng để theo dõi sự
tăng trưởng của trẻ em.
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm là hiện tượng xảy ra khi chỉ tiêu cân
nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần
thể tham khảo. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do
không lên cân hoặc đang tụt cân.
- Trí tuệ là danh từ chỉ thành quả của ba quá trình: học tập, quan sát
và suy nghĩ. Trí tuệ hiểu theo cách này thì trí tuệ chỉ là một đơn vị đo
mức độ tích lũy. Theo cách hiểu thông thường, người ta thường nhầm
hiểu người có trí tuệ là người có óc phán đoán tốt, có khả năng quan sát
tường tận tỉ mỉ, và có một tinh thần bình thường. Đây là cách hiểu trí tuệ
theo nghĩa tính từ và mang nhiều ý nghĩa chủ quan, sai lạc. Trí tuệ có cao,
thấp. Tư duy là biểu hiện của trí tuệ. nó phải được lý giải, nắm bắt mà
dung hợp, quán thông, trên cơ sở đề ra vấn đề và đưa ra nhiều vấn đề mới
có thể đạt được.
6
1.2. Khái quát sự phát triển của trẻ
1.2.1. Các giai đoạn phát triển
Mỗi giai đoạn phát triển cá thể của con người có những đặc điểm riêng
về mặt cấu tạo và chức năng. Chính các đặc điểm này đã xác định sự khác
nhau trong quá trình phát triển giữa các lứa tuổi [22].
Trẻ em là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc thụ thai đến tuổi
trưởng thành trẻ trải qua 2 hiện tượng đó là sự tăng trưởng, một hiện tượng
phát triển về số lượng và kích thích của các tế bào; và sau đó là sự trưởng
thành của các tế bào và mô (cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh dần). Quá trình
lớn lên và phát triển này có tính chất toàn diện và qua nhiều giai đoạn.
Mỗi giai đoạn có những đặc điểm về sinh lý và bệnh lý riêng [22].
Trẻ em từ 3 tới 5 tuổi được xếp vào nhóm trẻ tuổi mẫu giáo. Trẻ muốn sờ,
nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả mọi thứ xung quanh. Trẻ ham học hỏi qua
kinh nghiệm và thực hành. Trẻ học hỏi qua trò chơi, bận rộn trong việc phát triển
các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và cố gắng để kiểm soát được nội tâm.
Trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ. Trẻ tuổi mẫu
giáo độc lập hơn các trẻ tuổi chập chững. Trẻ có thể diễn đạt các nhu cầu của
mình bằng ngôn ngữ.
Trẻ em 3 tuổi đi được bằng mũi chân, đứng bằng một chân, đi xe đạp 3
bánh, xếp được các hình khối, cao hơn năm trước khoảng 8cm, có thể trao đổi
các nhu cầu, kiến và câu hỏi của mình. Ngoài ra trẻ em ở giai đoạn này đã tập
trung hơn để có thể tham gia các hoạt động theo nhóm và học hỏi được rất
nhanh qua thực hành.
Đến 4 tuổi trẻ bắt đầu điều khiển được các cơ nhỏ, chạy nhanh, nhảy lò
cò,có thể ném bóng, tự mặc quần áo, thích viết các chữ cái, hoạt bát và dễ nổi
giận trong khi chơi. Ngoài ra trẻ bắt đầu nói nhiều, tham gia vào các cuôc
thảo luận nghiêm túc và bắt đầu hiểu một số khái niệm cơ bản như số, kích
thước, màu sắc, khoảng cách, thời gian, vị trí.
7
Đến 5 tuổi trẻ có thể kiểm soát, phối hợp vận động các nhóm cơ lớn,
có thể hiểu và biết cách thực hành vệ sinh cá nhân. Ở giai đoạn này trẻ bắt
đầu thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc đọc, viết và biết cách thể hiện
khả năng sang tạo của bản thân.
Hiện nay có nhiều cách phân chia các thời kỳ phát triển cá thể của con
người. Các tác giả như Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan [22], Đức Minh và một
số tác giả khác chấp nhận cách phân chia của Viện Hàn Lâm sư phạm Liên
Xô, vì nhận thấy cách phân chia này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của người
Việt Nam và có thể ứng dụng trong hệ thống giáo dục trẻ em Việt Nam. Theo
các tác giả, thì lứa tuổi mầm non gồm hai giai đoạn: giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
(giai đoạn tuổi thơ sớm hay tuổi vườn trẻ) và giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi (giai
đoạn tuổi thơ đầu hay tuổi mẫu giáo). Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển của trẻ
em có những đặc điểm riêng.
Ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi chiều cao và khối lượng cơ thể phát triển chậm
hơn giai đoạn trước. Tốc độ tăng vòng đầu và vòng ngực cũng chậm hơn [22].
Về hoạt động tư duy, quá trình phát triển của trẻ em ở giai đoạn từ 2 đến 6
tuổi có thể phân thành ba pha: tư duy lặp lại - hình thành các khái niệm tư duy
- hình thành các khái niệm phân lập.
Tóm lại, chức năng sinh học và xã hội cơ bản của trẻ em lứa tuổi mầm
non là sinh trưởng và phát triển [22].
1.2.2. Một số quy luật sinh trưởng và phát triển
Các công trình của C.B.Penxon (1962), M.H.Saternicop (1968),
F.Bnedis đã chứng minh một số quy luật sinh trưởng và phát triển ở con
người cũng như động vật:
1.1.2.1. Quy luật sinh trưởng phát triển theo giai đoạn
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể diễn ra và thay đổi tùy theo từng
giai đoạn của đời sống cá thể. Có giai đoạn tốc độ sinh trưởng, phát triển
8
nhanh; có giai đoạn tốc độ sinh trưởng phát triển chậm. Ví dụ: trẻ sơ sinh
trung bình có chiều dài 50cm - 60cm, nặng 2,5 - 3,5kg. Năm thứ hai, cân nặng
tăng 2,5 - 3kg, chiều cao tăng 10 - 15cm. Các năm tiếp theo cho đến tuổi dậy
thì, mỗi năm cân nặng tăng 1,5 - 2kg và cao thêm 3 - 4cm. Hết tuổi trưởng
thành, cơ thể cao khoảng 1,55 - 1,7m và nặng 50 - 60kg. Sau tuổi trưởng
thành chiều cao và khối lượng cơ thể không biến đổi nhiều [22].
1.1.2.2. Quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều [23].
Tốc độ sinh trưởng, phát triển của các hệ cơ quan, cơ quan, các mô,
thậm chí cả các tế bào trong cùng một cơ thể là không giống nhau (không đồng
đều). Chính sự không đồng đều đó đã làm cho tỉ lệ các cơ quan, bộ phận ở các
giai đoạn khác nhau là không giống nhau. Ví dụ: trẻ sơ sinh chiều dài đầu bằng
¼ chiều dài cơ thể, khi trưởng thành chỉ bằng 1/8 cơ thể; chi dưới trẻ sơ sinh
chỉ bằng 1/3 cơ thể, đến khi trưởng thành, chi dưới dài hơn 1/2 cơ thể.
Từ các quy luật đó, người ta nhận thấy rằng có thể căn cứ vào các chỉ
tiêu hình thái, thể lực, thể chất như: cân nặng, chiều cao, vòng ngực, chỉ số
BMI, để đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của một cơ thể.
Với mục đích xác định những đặc tính quan trọng, đặc trưng cho
những giai đoạn khác nhau của sự sinh trưởng, phát triển ở con người, các
nhà khoa học đã chia quá trình sinh trưởng và phát triển thành nhiều giai
đoạn và thời kì khác nhau: phát triển phôi, sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, nhi
đồng, thiếu niên, dậy thì, trưởng thành, trung niên, lão hóa và tử vong. Cơ sở
để phân chia các thời kì của giai đoạn phôi thai là sự phân hóa, biệt hóa tế
bào, hình thành các mô và cơ quan. Cơ sở để phân chia các giai đoạn, thời kì
của cơ thể sau khi sinh là các dấu hiệu đặc trưng về hình thái và sinh lý như:
sự mọc răng, sự cốt hóa các phần khác nhau của bộ xương, hoạt động của
các tuyến nội tiết, sự phát triển một số đặc điểm hình thái, sinh lý, sự biến
đổi các đặc điểm tâm lí,
9
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
1.2.3.1. Các yếu tố nội tiết và di truyền
* Nội tiết: Các hormon tham gia quá trình điều hoà phát triển cơ thể [35].
- Hormon tăng trưởng (GH) được bài tiết từ khoảng tuần thứ 9 thời kỳ
phôi, từ đó hormon tăng tiết dần nhưng vai trò của nó với sự phát triển thai
chưa rõ, GH của tuyến yên đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tăng
trưởng của trẻ từ khi sinh đến lúc trưởng thành.
- Somatomedine: Là hormon có tác dụng hiệp đồng với GH trong quá
trình tăng trưởng. Người ta thấy GH không tác dụng trực tiếp lên sụn của cơ
thể mà thông qua somatomedine, sinh tổng hợp somatomedine lại phụ thuộc
vào GH. Như vậy, somatomedine và GH gắn kết chặt chẽ với nhau, giúp cơ
thể tăng trưởng bình thường.
- Hormon tuyến giáp: Là T
3
và T
4
, do các tế bào của nang tuyến giáp
tổng hợp và bài tiết. Tác dụng của T
3
và T
4
phối hợp với GH để làm cơ thể
phát triển, tăng quá trình biệt hoá tế bào,tăng tốc độ phát triển và điều hoà sự
phát triển cơ thể. Trong thời kì cơ thể đang phát triển, nếu thiếu T
3
- T
4
dẫn tới
lùn. Ngoài ra T
3
- T
4
còn tham gia vào quá trình phát triển trí tuệ. Vì vậy, nếu
trẻ thiếu T
3
- T
4
không chỉ bị lùn mà còn bị đần độn. Ngược lại nếu thừa T
3
- T
4
trong thời kì đang phát triển, cơ thể sẽ lớn nhanh hơn những trẻ cùng lứa tuổi
nhưng không gây ra bệnh khổng lồ.
- Calcitonin: Do các tế bào cạnh nang của tuyến giáp bài tiết. Calcitonin
có tác dụng làm tăng quá trình tạo xương.
- Hormon sinh dục: Testosteron do tế bào Leydig của tinh hoàn bài
tiết, vai trò của nó là biệt hoá trung khu điều hoà chức năng sinh dục của
vùng dưới đồi. Estrogen do buồng trứng bài tiết, hormon này tham gia điều
hoà sự phát triển cơ thể và làm xuất hiện, duy trì và phát triển các đặc tính
sinh dục ở nữ.
10
- Cortisol và các Glucocorticoid khác do lớp bó của tế bào vỏ thượng
thận tiết ra. Với nồng độ bình thường thì các hormon này góp phần làm tăng
trưởng, nếu nồng độ tăng trong máu sẽ làm chậm tăng trưởng.
* Yếu tố di truyền bao gồm: Giống nòi, chủng tộc, các yếu tố gen và
các bất thường bẩm sinh.
- Tăng trưởng chiều cao của cơ thể con người cũng chịu sự chi phối bởi
yếu tố di truyền. Chiều cao là một đặc điểm nhân chủng quan trọng, mỗi dân
tộc thường có một khung chiều cao nhất định, chiều cao này được xác định
qua quá trình hình thành các đặc điểm sinh thể của dân tộc.
- Chiều cao cũng như một số tính trạng khác như: Độ thông minh, màu
da, nếp vân tay được chi phối bởi nhiều cặp gen tương ứng, các gen này có thể
nằm trên cùng một cặp hoặc nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau. Hiện nay người ta chưa biết rõ gen nào chi phối chiều cao con người.
- Bên cạnh yếu tố di truyền, kích thước và thời gian tăng trưởng của trẻ
em cũng bị ảnh hưởng bởi giống nòi và chủng tộc. Phyllis Eveleth và Tanner
nghiên cứu chiều cao của trẻ em có nguồn gốc châu Âu (London), châu Á
(Hồng Kông) và châu Mỹ (Hoa Kỳ) nhận thấy trẻ em châu Âu và châu Mỹ có
chiều cao tương tự nhau, còn trẻ em châu Á thấp hơn hẳn.
1.2.3.2. Yếu tố môi trường xã hội
* Dinh dưỡng:
- Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy dinh dưỡng hầu như giữ vai trò
chính trong sự phát triển của trẻ, ít nhất đến 5 tuổi.
- Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lí phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
+ Kiến thức của bố mẹ, kinh tế của gia đình.
+ Phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh sống.
11
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi. Hiện nay,
tổ chức quốc tế nghiên cứu về dinh dưỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ
sung cho trẻ được biểu thị theo ô vuông thức ăn.
- Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung, chất lượng thức ăn đều có ảnh
hưởng đến sự phát triển của trẻ [24].
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự phát triển và sức
khoẻ trẻ em nhiều tác giả Việt Nam cho thấy tình trạng dinh dưỡng càng kém,
thì tỉ lệ trẻ chậm phát triển và mắc bệnh càng nhiều [12], [24], [28].
Theo Trần Hồng Loan [24] thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
rất cao. Trong đó, trẻ thiếu cân bị suy dinh dưỡng chiếm 45%. Tác giả còn
cho biết trẻ bị suy dinh dưỡng tập trung nhiều ở lứa tuổi 13-16 tháng tuổi.
Cai sữa sớm cho trẻ (trước 24 tháng tuổi) cũng gây suy dinh dưỡng với tỷ
lệ cao. Trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng protein năng lượng,
chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường: tuổi xương chậm hơn tuổi thực
là 88,1%, trẻ có chiều cao phát triển kém chiếm 83,1%. Suy dinh dưỡng
còn làm cho tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tăng cao,
đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Ngược lại, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính lại
là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng đối với trẻ. Lượng protid, lipid, glucid,
vitamin A được hấp thu vào cơ thể ở trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn rõ so với
trẻ bình thường.
+ Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung: cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá
muộn đều ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ. TCYTTG khuyến cáo
thời điểm cho ăn bổ sung tốt nhất là từ 6 tháng, chỉ cho trẻ từ 4-6 tháng ăn
thêm nếu sau khi bú mẹ mà trẻ còn đói lên cân chậm.
+ Chất lượng thức ăn: thức ăn bổ sung phải phù hợp với lứa tuổi và nhu
cầu của trẻ. Nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung thức ăn đến sự phát triển
thể chất đã được nhiều tác giả đề cập đến [12].
12
* Gia đình
Theo Daniels R.S. và Smith R. thì từ khi trẻ được sinh ra, được nuôi
dạy cho tới lúc lớn và lúc trưởng thành, mỗi cá thể đều có một mối quan hệ
mật thiết với gia đình. Do đó chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình có sự
liên quan mật thiết đến quá trình phát triển thể chất, tâm lý và vận động của
trẻ. Một trẻ có cân nặng thấp khi sinh, nếu người mẹ đẻ nhiều con, nhà ở chật
chội, kinh tế gia đình khó khăn không đủ khả năng nuôi dưỡng, trẻ bị tiêu
chảy nhiều lần, không được sự chăm sóc đầy đủ của y tế, thức ăn thiếu chất
đều là những yếu tố góp phần tác động lên sự phát triển của trẻ. Nếu những
yếu tố trên càng nhiều ở một trẻ thì trẻ đó có xu hướng bị suy dinh dưỡng.
* Bệnh tật: Các bệnh về chuyển hoá, thần kinh, nội tiết, hô hấp, tim
mạch, tiêu hoá đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa sự phát triển
của trẻ với bệnh tật nhất là bệnh nhiễm khuẩn, chuyển hoá.
1.3. Các chỉ số hình thái của trẻ em lứa tuổi mầm non
Thể lực là một chỉ tiêu dùng để đánh giá sức khoẻ, tầm vóc, sự tăng
trưởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con người. Để đánh giá
sự phát triển thể lực, người ta thường dùng các chỉ số về hình thái như chiều
cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… Trong đó, ba chỉ số cơ bản là chiều
cao đứng, cân nặng và vòng ngực đóng vai trò quan trọng nhất. Từ các chỉ
số cơ bản này, người ta có thể suy ra các chỉ số tổng hợp khác như chỉ số
pignet, BMI [27], [42].
* Sự phát triển chỉ số cân nặng:
- Cân nặng của người nói lên khối lượng và trọng lượng hay độ lớn
tổng hợp của toàn bộ cơ thể, nó liên quan đến mức độ và tỷ lệ giữa hấp thu và
tiêu hao. Trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân. Do đó cân nặng phần nào nói
lên tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ em.
13
- Từ 3 đến 5 tuổi thì cân nặng của trẻ tăng chậm hơn các giai đoạn
trước, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,3-1,8kg, trẻ trai tăng cân nhanh hơn
trẻ gái [3], theo Tạ Thúy Lan và Trần Thị Loan(2008) có công thức tính gần
đúng cân nặng của trẻ dưới 14 tuổi như sau:
X = 9kg + 1,5kg (n-1)
X: Cân nặng của trẻ tính bằng kg
9kg là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi
1,5kg là cân nặng tăng trung bình mỗi năm
n là số tuổi
- Công trình của Chu Văn Tường và Nguyễn Công Khanh (1972) ( theo
[14]) đóng góp đáng kể vào cuốn Hàng số sinh học người Việt Nam (1975).
* Sự phát triển chỉ số chiều cao:
- Chiều cao nói lên chiều dài của toàn thân. Do đó nó đủ dùng để đánh
giá sức lớn của trẻ em. Chiều cao là số đo rất trung thành của hiện tượng tăng
trưởng, chiều cao phản ánh tốt cuộc sống quá khứ và là bằng chứng của sự
dinh dưỡng.
- Theo Lê Nam Trà [34], chiều cao của trẻ lúc mới sinh đủ tháng, con
trai là 50,01 ± 1,61cm và trẻ gái là 49,79 ± 1,46cm. Khi trẻ 12 tháng, chiều
cao của trẻ trai là 73,78 ± 2,59 cm và của trẻ gái là 72,76 ± 2,92 cm. Như vậy
đến hết năm đầu tiên, chiều cao của trẻ tăng gấp 1,5 lần chiều cao lúc sinh
- Trên 1 tuổi, chiều cao của trẻ tăng chậm hơn. Theo Hàn Nguyệt Kim
Chi và cs [6] có thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công
thức sau:
X (cm)= 75cm+ 5cm (n-1)
X là chiều cao của trẻ trên một tuổi
75cm là chiều cao của trẻ lúc 1 tuổi
5cm là chiều cao trung bình mỗi năm
n là số tuổi
14
* Sự phát triển chỉ số vòng đầu, vòng ngực:
+ Vòng đầu là một kích thước hay được dùng trong nhân trắc đặc
biệt ở trẻ em. Đo vòng đầu cho phép gián tiếp đánh giá khối lượng não.
Khi mới đẻ, đầu tương đối to so với kích thước cơ thể. Vòng đầu của trẻ
tăng nhanh trong năm đầu tiên, ở trẻ trai tăng thêm 12,24cm và ở trẻ gái
11,29cm. Bắt đầu từ năm thứ hai trở đi vòng đầu tăng chậm, từ 6 đến 10
tuổi mức tăng trưởng trung bình của vòng đầu hàng năm của trẻ dưới
0,5cm. Theo Hằng số sinh học người Việt Nam (1975), vòng đầu trung
bình của trẻ em Việt Nam.
+ Vòng ngực là kích thước cũng hay được dùng trong nhân trắc, vì nó
tượng trưng cho sự phát triển về chiều ngang (rộng + dầy) của thân mình và
cho phép đánh giá thể lực của một người. Lúc mới đẻ bằng vòng ngực bằng
hoặc nhỏ hơn vòng đầu khoảng 1cm. Sau khi đẻ vòng ngực lớn nhanh hơn
vòng đầu, lúc 6 tháng vòng ngực bằng vòng đầu, sau đó vòng ngực lớn vượt
vòng đầu. Từ 2 đến 6 tuổi vòng ngực lớn hơn vòng đầu 2cm.
1.4. Đặc điểm về trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non
Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưng của con người. Theo
tiếng Latinh, trí tuệ (Intellectus) có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ (theo [32]).
Theo từ điển tiếng Việt, trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình
độ nhất định. Tựu chung lại có ba khuynh hướng chính quan niệm về trí tuệ
(theo [32]).
Khuynh hướng thứ nhất coi trí tuệ là năng lực nhận thức, năng lực học
tập của cá nhân. B.G. Ananhev cho rằng, trí tuệ là một đặc điểm tâm lý phức
tạp của con người mà kết quả của công việc và học tập phụ thuộc vào nó.
Theo J. Huarte, thì trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức, phán xét,
đánh giá và sáng tạo (theo [33]). Khuynh hướng thứ hai coi trí tuệ là năng lực
tư duy trừu tượng. Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu
15
quả các khái niệm. Menchins kaia lại coi đặc trưng của trí tuệ là sự tích luỹ
các tri thức và các thao tác trí tuệ. Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực
thích ứng. Đại diện cho khuynh hướng này là R. Stern. Ông coi trí tuệ là năng
lực thích ứng chung của con người với điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời
sống. Theo ông, trí tuệ là năng lực suy luận và khả năng sáng tạo trên cơ sở
kết hợp những kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề mới.
Ngoài ra, còn có nhiều thuật ngữ khác dùng để mô tả năng lực trí tuệ
như: trí khôn, trí lực, trí thông minh, trí năng… nhưng chúng đều xuất phát từ
chữ tiếng Anh là intelligence [18]. Rõ ràng là không có một khái niệm nào
chứa đựng hết bản chất của các hiện tượng phức tạp như trí tuệ.
Theo J. Piaget (theo [33]) thì sự phát sinh, phát triển của trí tuệ cá nhân
chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố. Thứ nhất là sự tăng trưởng của cơ thể, đặc
biệt là sự chín muồi của hệ thần kinh và nội tiết. Thứ hai là vai trò của sự tập
luyện và kinh nghiệm thu được thông qua hoạt động của đối tượng. Thứ ba là
sự tương tác và chuyển giao xã hội. Thứ tư là tính chủ thể và phối hợp chung
các hành động cá nhân.
Để đánh giá trí tuệ của con người, có nhiều phương pháp như: quan sát,
điều tra, trắc nghiệm, tìm hiểu biến đổi điện - hoá trong hệ thần kinh và cơ
thể [18], [33]. Phương pháp phổ biến hiện nay là dựa vào trắc nghiệm tâm
lý. Trong đó trắc nghiệm khả năng trí tuệ được dùng phổ biến hơn cả. Mục
đích của các trắc nghiệm trí tuệ là xác định chỉ số thông minh, mức trí tuệ
Năm 1912, W. Stern đã đưa ra cách tính chỉ số thông minh
(Intelligence Quotient) viết tắt là IQ, bằng thương số giữa tuổi trí tuệ (MA -
Mental Age) và tuổi thực (CA - Chrorological Age) (theo [26]).
100
MA
IQ
CA
Trong đó:
MA - tuổi trí khôn được tính theo kết quả bài trắc nghiệm; CA -
tuổi thời gian tính theo ngày tháng năm sinh.