Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tách và xác định cấu trúc hợp chất terpenoit từ quả cây thảo đậu (alpinia kadsumadai hayt) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ ĐÌNH CƯỜNG
TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT
TERPENOIT TỪ QUẢ CÂY THẢO ĐẬU (ALPINIA
KADSUMADAI HAYT) Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC

Nghệ An – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LÊ ĐÌNH CƯỜNG
TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC HỢP CHẤT
TERPENOIT TỪ QUẢ CÂY THẢO ĐẬU (ALPINIA
KADSUMADAI HAYT) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : HOÁ HỮU CƠ
Mã số: 60.44.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS HOÀNG VĂN LỰU
Học viên thực hiện : Lê Đình Cường
Nghệ An – 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại phòng thí nghiệm chuyên đề Hóa hữu cơ
Khoa Hóa học, Trung tâm kiểm định chất lượng an toàn thực phẩm và môi
trường - Trường Đại học Vinh, Viện hàn lâm - Viện hàn lâm khoa học – khoa
học và công nghệ Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Hoàng
Văn Lựu, Trường Đại Học Vinh đã giao đề tài tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Đình Thắng – Phó trưởng khoa
Hóa Học – Trường Đại Học Vinh đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn


thành luận văn.
TS. Đỗ Ngọc Đài đã giúp đỡ tôi thu mẫu thực vật.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, cán bộ bộ môn
hóa hữu cơ, khoa hóa học, các anh chị nghiên cứu sinh, học viên cao học, các
bạn sinh viên trong phòng thí nghiệm chuyên đề hóa hữu cơ, gia đình và người
thân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Vinh, ngày tháng năm 2014
Học viên
Lê Đình Cường
MỤC LỤC
Trang
Bảng 1.1: Các loài Alpinia ở Việt Nam [1-4] 4
Hình 1.1: Cây thảo đậu 24

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các loài Alpinia ở Việt Nam [1-4] Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Thành phần hoá học dịch hexan thân rễ của cây riềng (alpinia
purpurata) ở thành phố Hội An - Quảng Nam . Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Các cấu tử trong tinh dầu Riềng một lá thu tại Bắc Sơn, Lạng Sơn.
Error: Reference source not found
Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cây thảo đậu Error: Reference source not found
Hình 2.1: Sơ đồ phân lập hợp chất trong quả cây thảo đậu Error: Reference
source not found
Hình 3.1: Phổ
1
H- NMR của hợp chất A Error: Reference source not found
Hình 3.2: Phổ

1
H- NMR của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.3: Phổ
1
H- NMR của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.4: Phổ
13
C- NMR của hợp chất A Error: Reference source not found
Hình 3.5: Phổ
13
C- NMR của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.6: Phổ DEPT của hợp chất A Error: Reference source not found
Hình 3.7: Phổ DEPT của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.8: Phổ HMBC của hợp chất A Error: Reference source not found
Hình 3.9: Phổ HMBC của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.10: Phổ HMBC của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.11: Phổ HMBC của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.12: Phổ HMBC của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.13: Phổ HSQC của hợp chất A Error: Reference source not found
Hình 3.14: Phổ HSQC của hợp chất A (phổ dãn) Error: Reference source not
found
Hình 3.15: Phổ khối lượng va chạm electron (EI-MS) của hợp chất B Error:

Reference source not found
Hình 3.16: Phổ
1
H-NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.17: Phổ
1
H-NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.18: Phổ
1
H-NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.19: Phổ
13
C-NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.20: Phổ
13
C-NMR của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.21: Phổ DEPT của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.22: Phổ DEPT của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.23: Phổ HMBC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.24: Phổ HMBC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.25: Phổ HMBC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.26: Phổ HMBC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.27: Phổ HSQC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.28: Phổ HSQC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.29: Phổ HSQC của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.30: Phổ COSY của hợp chất B Error: Reference source not found
Hình 3.31: Phổ COSY của hợp chất B Error: Reference source not found

CÁC CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN
TLC : (Thin layer Chromatography): Sắc ký lớp mỏng

CC : (Column Chromatography): Sắc ký cột thường
FC : (Flash Chromatography): Sắc ký cột nhanh
Mini-C : (Minicolumn Chromatography): Sắc ký cột tinh chế
UV : Ultraviolet
IR : (Infrared Spectroscopy): Phổ hồng ngoại
MS : (Mass Spectroscopy) Phổ khối lượng
GC-MS : (Gas Chromatography - Mass Spectrometry): Sắc ký khí khối phổ
EI-MS : (Electron Impact Mass Spectroscopy): Phổ khối lượng va chạm
điện tử
1H-NM : (Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng
hưởng từ hạt nhân proton
13C-NMR: (Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ
cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13
DEPT : (Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer): Phổ DEPT
HSQC : Heteronuclear Single Quantum Correlation
HMBC : Heteronuclear Multiple Bon orrelation
s : Singlet
br s : Singlet tù
t : triplet
d : dublet
dd : dublet của dublet
dt : dublet của triplet
m : multiplet
TMS : Tetramethylsilan
DMSO : DimethylSulfoxide
Đ.n.c : Điểm nóng chảy
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở vùng trung tâm Đông Nam Á hàng năm có lượng mưa

và nhiệt độ trung bình tương đối cao. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm đã
cho rừng Việt Nam một hệ thực vật đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống
kê gần đây hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000 loài, trong đó có khoảng 3.200
loài cây được sử dụng trong y học dân tộc và 600 loài cây cho tinh dầu. Đây là
nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý báu của đất nước có tác dụng lớn đối với
đời sống và sức khỏe con người.
Từ trước tới nay trên thế giới các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sồng con người. Các hợp chất
thiên nhiên có hoạt tính sinh học được dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp
dược phẩm, làm thuốc chữa bệnh, công nghiệp thực phẩm, hương liệu và mỹ
phẩm. Thảo dược là nguồn nguyên liệu trực tiếp hoặc là những chất dẫn đường
để tìm kiếm các loại biệt dược mới. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng
trên 60% các loại thuốc đang đựoc lưu hành hiện nay hoặc đang trong giai đoạn
thử nghiệm có nguồn gốc từ hợp chất thiên nhiên.
Chi Riềng (Alpinia, Zingiberaceae) là một chi lớn, gồm khoảng 230 loài
phổ biến khắp vùng Châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, tạo thành một chi lớn nhất,
phổ biến nhất và phức tạp về thực vật nhất của họ Zingiberaceae. Ở Việt Nam,
nhiều loài thuộc chi này là những cây thuốc cổ truyền trong Y học Việt Nam như
Alpinia galanga, Alpinia oxyphylla, Alpinia conchigera,… Một số loài Alpinia
cũng mới được phát hiện gần đây ở Việt Nam như Alpinia gagnepainii, Alpinia
naponensis, Alpinia maclurei, Alpinia pinnanensis,…
Mặc dù cây họ Gừng (Zingiberaceae) có giá trị kinh tế cao cũng như có
hoạt tính sinh học quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian, song việc nghiên
cứu thành phần hóa học của nó chưa được tiến hành nhiều ở Việt Nam.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Tách và xác định cấu trúc hợp
chất terpenoit từ quả cây thảo đậu (Alpinia kadsumadai Hayt) ở Việt Nam”
1
từ đó xác định thành phần hóa học của các hợp chất và đóng góp vào các hiểu
biết về sự phân loại thực vật theo hoá học của chi Alpinia cũng như các chức
năng sinh học của các hợp chất được phân lập.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi có nhiệm vụ:
- Chiết chọn lọc với các dung môi thích hợp để thu được hỗn hợp các hợp
chất từ quả cây thảo đậu (Alpinia kadsumadai).
- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất quả cây thảo đậu (Alpinia
kadsumadai).
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dịch chiết quả cây thảo đậu (Alpinia kadsumadai)
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam.
2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về chi Alpinia
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
Các cây thuộc chi Alpinia (chi Riềng) thuộc loại thân thảo thẳng, cao từ
0,4 – 2,5 m. Thân rễ khỏe bò dưới đất. Lá hình mác hẹp hoặc hình xoan, thường
có mũi nhọn, không cuống hoặc cuống ngắn. Bẹ lá và lưỡi bẹ cuộn kín, dài.
Cụm hoa ở dạng bông hoặc hình truỳ, các nhánh gần như không có, có khi rất
ngắn, mang một hoa (ít khi có nhánh nhỏ). Các lá bắc của các nhánh lớn như lá
bắc con của hoa có hình ống, cái này lồng vào cái kia, có dạng phẳng hoặc lõm,
thường lớn hơn lá bắc bọc ngoài, cuống hoa thường ngắn hơn lá bắc của hoa.
Hoa tạo thành tràng có nhiều màu kết hợp trắng đỏ hoặc hồng. Đài hoa hình
ống. Tràng hoa có dạng ống ngắn, thuỳ hoa hình trứng, lõm, dạng tù. Bao phấn
hình thuẫn. Trung đới dày, có mào, nhị hai, ngắn, hình răng hoặc hình dùi lồng
vào giữa chỉ nhị và cách môi hoặc không cách môi dài hơn nhị. Các thuỳ của
tràng hoa thường có dạng thuẫn, chia thành ba, rất lõm có dạng thuyền. Hoa có
hương thơm kém quyến rũ hơn so với một số chi khác trong họ Gừng
Zingiberaceae. Noãn sào có số lượng không xác định. Quả gồm một quả mọng,
khô, mở đều hoặc không mở, nhiều hạt, có ba góc do sức ép, được bao bởi một
lớp áo hạt.
Thân rễ chi Alpinia sinh trưởng khá nhanh. Từ một chồi giống ban đầu,

chúng có thể phân nhánh, đâm chồi, tăng sinh khối, phát triển thành một bụi lớn
chỉ trong một vài năm.
Ở nước ta chi Alpinia khá phong phú. Chúng sinh trưởng trong vùng rừng
núi ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam. Một số loài được coi là đặc hữu, ví dụ
như Alpinia phuthoensis Gagnep., Alpinia tonkinensis Gagnep,…
3
1.1.2. Chi Alpinia ở Việt Nam
Chi Alpinia (chi Riềng) là một chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae). Theo
Phạm Hoàng Hộ [3], ở Việt Nam có hơn 20 loài Alpinia khác nhau. Các loài này
được liệt kê trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các loài Alpinia ở Việt Nam [1-4]
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Vùng phân bố
1
Alpinia bracteata Roxb.
(Alpinia blepharocalyx
K. Schum.)
Riềng bẹ,
Riềng dài lông mép
Tuyên Quang, Ninh
Binh, Lâm Đồng
2
Alpinia breviligulata
Gagnep.
Riềng mép ngắn,
Riềng lưỡi ngắn
Cả nước
3
Alpinia chinensis (Retz.)
Roscoe.
Riềng tàu,

Lương khương
Kontum, Lâm Đồng,
Lạng Sơn, Hà Tây, Hà
Tĩnh, Thừa Thiên -Huế
4 Alpinia conchigera Griff. Riềng rừng Đồng Nai
5
Alpinia gagnepainii K.
Schum.
Riềng Ganepain Hà Nam Ninh
6
Alpinia galanga (L.)
Willd.
Riềng nếp Các tỉnh miền Bắc
7
Alpinia globosa (Lour.)
Horan.
Sẹ, Mè tré
Cao Bằng, Lạng Sơn,
Lai Châu, Vĩnh Phúc
8 Alpinia henry K. Schum. Riềng Henry Hà Nam Ninh
9 Alpinia laoensis Gagnep. Riềng Lào, Kiền Hà Tiên, Quảng Trị
10
Alpinia malaccensis
(Burm. F.) Roscoe.
Riềng Malacca
Hà Giang, Hà Tây, Bà
Rịa
11 Alpinia mutica Roxb. Riềng không múi Sài Gòn, Đồng Lai
12
Alpinia officinarum

Hance.
Riềng, Riềng thuốc Các tỉnh phía Bắc
13
Alpinia phuthoensis
Gagnep.
Riềng Phú Thọ Phú Thọ
14
Alpinia purpurata
(Vieill) K. Schum.
Riềng tía Sài Gòn
15 Alpinia siamensis Riềng Xiêm Bình Trị Thiên, Bà Rịa
4
K. Schum.
16
Alpinia tonkinensis
Gagnep.
Riềng Bắc bộ,
Ré Bắc bộ
Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình
17 Alpinia venlutina Ridl. Riềng lông
18
Alpinia zerumbet (Pers.),
Alpinia speciosa (Wall.)
Schum. Burtt et Sm.,
Alpinia nutans Roscoe
Riềng ấm
Các tỉnh miền Bắc,
Thừa Thiên-Huế, Bà
Rịa

Trong dân gian các cây thuộc chi Alpinia không chỉ là gia vị quen thuộc
mà còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh như đau dạ dày, đau bụng,
đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy, sốt rét, sốt nóng, nôn mửa, làm ấm tì vị và kích thích
tiêu hoá, còn được dùng để chữa các vết thương, vết loét,…
Các loài Alpinia được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền Việt Nam
là Alpinia bracteata Roxb., Alpinia breviligulata Gagnep., Alpinia chinensis
(Retz.) Roscoe., Alpinia conchigera Griff., Alpinia galanga (L.) Willd., Alpinia
globosa (Lour.) Horan., Alpinia malaccensis (Burm. F.) Roscoe., Alpinia
officinarum Hance., Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt et Sm., Alpinia oxyphylla
Miq., Alpinia kadsumadai Hayt., Alpinia japonica Miq. [3].
1.1.3. Thành phần hóa học
1.1.3.1. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic từ Alpinia officinarum Hance
Bảy hợp chất đã được phân lập từ Alpinia fficinarum Hance là β-sitoterol,
1,7-diphenyl-5-ol-3-hepton (1), 1-phenyl-7-(3'-methoxy-4'-hydroxy) phenyl-5-
ol-3-heptanon, glandin (2), kaempferol-4'-methylete (3) và axit 3,4-
dihydroxylbenzoic (4). Trong số các hợp chất này axit 3,4-dihydroxylbenzoic là
chất lần đầu tiên nhận được từ Alpinia officinarum. 1-Phenyl-7-(3′-methoxy-4′-
hyroxy)phenyl-5-ol-3-hepton và một hợp chất mới, 1,7-diphenyl-3-5-heptandiol-
phenyl-7-(3′-methoxyl-4′-hydroxyl) phenyl-3,5-heptadiol đã nhận được từ 1,7-
5
diphenyl-5-ol-3-heptanon và 1-phenyl-7-(3′-methoxyl-4′-hydroxyl) phenyl-5-ol-
3-heptanon bằng sự khử hóa [8].
O OH
(1)
Diarylheptanoit 7-(4'-hydroxy-3'-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3
-on (5) (HMP) là một chất hóa học có nguồn gốc thực vật được tìm thấy trong
Alpinia officinarum. Các tính chất chống viêm của hợp chất này trên dòng tế bào
đại thực bào chuột RAW 264.7 và các tế bào đơn nhân máu người ngoại vi
(PBMC) đã được nghiên cứu in vitro.

OCH
3
OH
O
(5)
Hoạt tính nhị chức của một diarylheptanoit, 5-hydroxy-7-(4''-hydroxy-3-
methoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon (6) được phân lập từ Alpinia officinarum
đối với khuẩn gây bệnh đường ruột Escherichia coli (EPEC) đã được thông báo.
Điarylheptanoit này cho các hoạt tính ức chế và diệt khuẩn EPEC được phân
lập lâm sàng và ức chế hiệu quả sự viêm gây bởi lipopolissacarit của EPEC
trong các tế bào máu đơn nhân người ngoại vi. Các phân tử với hoạt tính nhị
chức như vậy có thể là các chất điều trị có tiềm năng cho các bệnh nhiễm khuẩn
O
OCH
3
OH
OH
6
(6)
Phần chiết 80% axeton-nước từ thân rễ Alpinia officinarum đã được phát
hiện ức chế melanogenesis trong các tế bào khối u 4A5-B16. Trong số các hợp
chất được phân lập 4 diarylheptanoit, 5-hydroxy-1,7-diphenyl-3-heptanon (7), 7-
(3'',4''-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-on (8), 5-hydroxy-7-(4''-hydroxy-
3''-methoxyphenyl)-1-phe-nyl-3-heptanon (9) và 3,5-dihydroxy-1,7-diphenylheptan
(10) và 2 flavonol kaempferid (11) và galangin (12) ức chế melanogenesis với
các giá trị IC
50
từ 10-48 µM và một số yêu cầu về cấu trúc của các hợp chất có
hoạt tính cho sự ức chế đã được làm rõ.
OH OH


OHO
OH
OH
OCH
3
O
(10) (11)
OHO
OH
OH O
(12)
Phân tách theo định hướng thử nghiệm sinh học phần chiết metanol có
hoạt tính gây độc tế bào từ thân rễ Alpinia officinarum Hance đã phân lập được
2 diarylheptanoit mới alpinoid D (13) và E (14), cùng với 15 diarylheptanoit đã
biết khác. Hoạt tính gây độc tế bào của các diarylheptanoit được đánh giá đối
với dòng tế bào u nguyên bào thần kinh người IMR-32. Các hợp chất trên đã
được chứng tỏ là có hoạt tính mạnh nhất với các giá trị IC
50
là 0,83, 0,23 và 0,11
µM [20].
7
Hai diarylheptanoit mới, (5S)-5-hydroxy-7-(3,4-dihyđroxyphenyl)-1-
phenyl-3-heptanon (15) và (5R)-5-hydroxy-7-(3-methoxy-4,5-dihydroxyphe-
nyl)-1-phenyl-3-heptanon (16), cùng với hai chất tương tự đã biết khác (17 và
18), đã được phân lập từ thân rễ của Alpinia officinarum. Hợp chất 18 cho hoạt
tính gây độc tế bào đối với các dòng tế bào, HepG2, MCF-7 và SF-268, trong
khi đó các hợp chất 15-17 không có hoạt tính đáng kể [6].
17 OH OH OCH
3

S
16 H H OCH
3
R

15 H H OH S
R
1
R
2
R
3
5-OH
OHO
R
1
R
2
R
3
OH
OCH
3
O
HO
OH
OH
(18)
Phân tách định hướng bằng thử nghiệm sinh học phần chiết ete của
Alpinia officinarum Hance đã phân lập được 2 hợp chất mới, 6-hydroxy-1,7-

diphenyl-4-en-3-hep-tanon (19) và 6-(2-hydroxyphenyl)-4-methoxy-2-pyron
(20) và 3 hợp chất đã biết, 1,7-diphenyl-4-en-3-heptanon (21), 1,7-diphenyl-5-
methoxy-3-heptanon (22) và apigenin (23). Cả ba diaryheptanoit 19, 21 và 22
cho hoạt tính ức chế hoạt tính liên kết thụ quan PAF (yếu tố hoạt hoá tiểu cầu)
mạnh với giá trị IC
50
là 1,3, 5,0 và 1,6 µM. Nghiên cứu này đã cho thấy các
điarylheptanoit là một lớp chất đối kháng PAF mạnh mới [12].
8
O
OH

O
(19) (21)
O
OCH
3

O
OCH
3
OH
O

OHO
OH
OH
O
(22) (20) (23)
Một điarylheptanoit mới, cùng với 5 điarylheptanoit đã biết, đã được

phân lập từ thân rễ Alpinia officinarum. Cấu trúc của hợp chất mới đã được xác
định là trans,trans-1(3′-methoxy-4′-hydroxyphenyl)-7-phenyl-5-ol-4,6-dien-3-
heptanon (24) [7].
Trong nghiên cứu thành phần glycozit từ thân rễ Alpinia officinarum
Hance, một este glycozit, 4′-hydroxy-2′-methoxyphenyl-β-D-{6-O-[4′′-hyđroxy-
3′′,5′′-dime- thoxy(benzoat)]}-glucopyranosid (25) cùng với một chất đã biết n-
butyl-β-D- fructopyranosid (26), đã được phân lập. Alpinosid A (25) là một chất
mới và (26) đã được phân lập lần đầu tiên từ chi Alpinia [11].
Qua phân tách theo định hướng hoạt tính sinh học đã phân lập được hai
điarylheptanoit 7-(4′′-hydroxy-3′′-methoxyphenyl-1-phenylhept-4-en-3-on (27)
và 3,5-dihyđroxy-1,7-diphenyl- heptan (28) và một flavonol, galangin (29); các
hợp chất này ức chế đáng kể sự sản sinh NO với các giá trị IC
50
từ 33-62 µM. Để
làm sáng tỏ mối quan hệ cấu trúc - hoạt tính sinh học (SAR) của các
diarylheptanoit, các điaryl- heptanoit từ Curcuma zedoaria đã được nghiên cứu.
Các kết quả cho thấy liên kết đôi hoặc phần enon ở các vị trí 1-7 là các yếu tố
cấu trúc quan trọng cho hoạt tính sinh học [15].
9
O
OCH
3
OH

OH
OH
(27) (28)
O
O
HO

HO
OH
(29)
1.1.3.2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic từ thân rễ Alpinia galanga
Trong một nghiên cứu định hướng vào các tác nhân chống HIV, 1'S-1'-
acetoxychavicol axetat (ACA) (30,31), ngăn chặn quá trình sao chép HIV-1
trong các tế bào máu đơn nhân ngoại vi.
OO)
O
O
H
(30)
O
O
O
O
(31)
10
O
O
O
NH
S
HN NH
O
O
(32)
Tinh chế phần chiết axeton của Alpinia galanga Lin. cho p-
hydroxycinnamaldehit (33). Nghiên cứu cho thấy p-hydroxycinnaldehit từ A.

galanga là một tác nhân tiềm năng cho điều trị bệnh viêm khớp [17].
OH
O
H
H
H
(33)
11
1.1.3.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic từ Alpinia pricei Hayata
Alpinia pricei Hayata được trồng khắp châu Á và là một cây đặc hữu ở
Đài Loan. Lá và rễ của cây này được sử dụng truyền thống để gói thực phẩm và
là chất thay thế nấu ăn cho gừng tươi. Ảnh hưởng chống viêm in vitro của các
phần chiết etanol từ Alpinia pricei Hayata (EEAP) và các hợp chất phenolic của
nó đã được nghiên cứu. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho thấy EEAP có
chứa axit caffeic (34), axit chlorogenic (35), axit ferulic (36), axit p-
hydroxybenzoic (37), rutin (38), apigenin (23), curcumin (39) và pinocembrin
(40).
O OH
OH
H
O
(40)
1.1.3.4. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất
phenolic từ Alpinia oxyphylla
Tám hợp chất đã được phân lập bằng các phương pháp sắc ký cột từ
phần chiết 70% Me
2
CO-H
2

O quả cây A. oxyphylla. Cấu trúc của các hợp chất
này đã được xác định là (9E)-humulen-2,3,6,7-diepoxid (41), 3(12),7(13),9E-
humulatriene-2,6-diol (42), (-) oplopanon (43), yakuchinon A (44), yakuchinon
B (45), tectochrysin (46), isovanillin (47) và (2E,4E)-6-hydroxy-2,6-
dimethylhepta-2,4-dienal (48). Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất 41,
42 và 45 trên các dòng tế bào ung thư, A549, HT-29 và SGC-7901, đã được
đánh giá bằng thử nghiệm sulforhodamine B (SRB). Các hợp chất 41, 42, 47
và 48 đã được phân lập lần đầu tiên từ chi này và các hợp chất 41, 42, và 45
không thể hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư ở nồng
độ 10 mg/L [21].
12
O O
OHO

OH
O
H
O
(46) (47)
Khả năng bảo vệ thần kinh của axit protocatechuic (PCA) (49), một hợp
chất phenolic được phân lập từ hạt Alpinia oxyphylla, đối với apoptosis và sự
oxy hóa gây bởi hydrogen peroxid (H
2
O
2
) trong các tế bào được nuôi cấy PC12
đã được nghiên cứu.
1.1.3.5. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số hợp chất
khác từ chi Alpinia (Zingiberaceae)
Các thực vật chi Alpinia (Zingiberaceae) chứa các hợp chất mono- và

sesquitecpenoit trong các tinh dầu từ các bộ phận lá, thân, rễ và quả. Các
đitecpenoit dãy labdan thường được phân lập và các hợp chất này cho các hoạt
tính gây độc tế bào mạnh.
Các tinh dầu từ lá khô, thân giả và thân rễ loài Alpinia conchigera Griff.
được thu nhập từ tỉnh Jeli của Kelanta, bờ biển phía đông của bán đảo Malaysia,
đã nhận được bằng chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Trong liệu pháp điều trị tinh dầu từ lá cây Alpinia zerumbet (Alpinia
speciosa K. Schum.) đã được sử dụng cho điều trị các triệu chứng của bệnh thần
kinh, như sự giảm thần kinh, stress, lo lắng, và các bệnh về kinh niên liên quan
đến sự mất cân bằng hoocmon sinh sản ở phụ nữ.
Đã phân lập và tinh chế nootkaton (59) từ tinh dầu quả Alpinia oxyphylla
Miquel
O
13
(59)
Nghiên cứu hoá học dịch chiết CHCl
3
từ hạt Alpinia zerumbet đã phân lập
được 2 labdan đitecpen mới (60 và 61) cùng với 5 hợp chất đã biết (62-66). Tất
cả các chất được phân lập đã được thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào trên các
dòng tế bào ung thư THP-1, HL-60, A-375 và A-549. Hai hợp chất 60 và 61 thể
hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh [11].
O
CHO
OH
O
O
H
OH


OH
O
H
OH
O
OH

H
H
HO
O
O
OH
(60) (61) (62)
H
O

H
O
O
OHC
OH
(63) (64)
OH O

OH O
OH
(65) (66)
14
CH

3
(CH
2
)
14
COOH
(67)
(68)
(69)
(70) (71)

(72) (73) Galangine
( 3,5,7-trihydroxyflavone)
15
1.2. Thành phần hóa học của dịch chiết và tinh dầu của một số loài từ
chi Alpinia (Zingiberaceae)
Đã phân tích GC-MS phần chiết n-hexan từ thân rễ riềng maclurei
(alpinia maclurei Mer.) và nhận dạng được 14 hợp chất, chiếm 77,35% phần
chiết này; trong số đó các monotecpenoit chiếm 36,72% phần chiết với geraniol
là thành phần chính ( 50,38%), các sesquitecpenoit chiếm 5,71%, axit palmitic
chiếm 2,07% và các metyl este của các axit béo mạch dài chiếm 5,85%. Đã phân
lập từ thân rễ của cây này được 5 hợp chất và xác định được cấu trúc của chúng
là : β-sitosterol, axit palmitic(67), alpininon (68), narigenin 5-O- metyl ete
(69)và β-sitosterol-3- β- glucopyranozit [11]. Từ dịch chiết MeOH của rễ cây
alpinia gagnepainii K.Schum đã tách được các hợp chất(−)-pinocembrine (70),
cardamomin (71)và 5,6-dehydrokawain (72) [11].
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu rễ cây Riềng nếp (Alpinia
galanga) thu vào tháng 10 năm 2009 ở Xiêng Khoảng, Lào, bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước với hiệu suất tươi là 0,75%; và được phân tích bằng
phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc ký khí khối phổ (GC/MS), 29 hợp chất

được xác định bằng phương pháp GC và GC/MS (chiếm 95,8% tổng hàm lượng
tinh dầu). Thành phần chính của tinh dầu là 1,8-cineol (67,9%) và α -pinen
(7,0%)
Thân rễ riềng (alpinia galanga) chứa tinh dầu gồm cineol, methyl
cinnamat; các flavon; galangin; alpinin; kaempferid 3-dioxy-4-methoxy flavon.
Bằng phương pháp sắc kí khí- khối phổ liên hợp (GC/MS) đã tách và xác
định hàm lượng phần trăm của 61 cấu tử có trong dịch hexan thân rễ của cây
riềng (alpinia purpurata) ở thành phố Hội An - Quảng Nam bảng 1.2
16
Bảng 1.2: Thành phần hoá học dịch hexan thân rễ của cây riềng
(alpinia purpurata) ở thành phố Hội An - Quảng Nam
TT Hợp chất Hàm lượng %
1. Butyl axetat 0,20
2 . Etylbenzen 0,25
3. 1,3-dimetylbenzen 0,89
4. Styren 0,40
5. p-Xylen 0,35
6. α - Pinen 0,66
7. Camphen 1,31
8. Sabinen 0,60
9. β-pinen 1,03
10. β -Myrcen 0,28
11. Limonen 1,04
12. 1,8-Cineol 0,41
13. 1,3-dietylbenzen 0,77
14. 1,4-dietylbenzen 0,85
15. 1,4-dietylbenzen 0,40
16. Campho 1,25
17. Borneol 0,29
18. 1,2,4-trietylbenzen 0,30

19. Pentamethylbenzen 0,45
20. 1-metylnaphthalene 0,66
21. 2-metylnaphthalene 0,36
22. α – Terpinen 0,45
23. β - Elemen 2,05
24. Tetradecan 0,36
25. 1,6-dimetylnaphthalen 0,96
26. 2,6-dimetylnaphthalen 1,03
27. 1,7-dimetylnaphthalen 0,94
28. γ - Elemen 0,97
29. 2,3-dimethylnaphthalen 0,40
30. α - Humulen 1,22
31. β - Selinen 0,52
32. α- Selinen 0,56
33. 1,4,6-trimethylnaphthalen 0,56
34. 2,3,5-Trimetylnaphtalen 0,13
35. α- Gurjunene 0,37
36. Selina-3,7(11)-dien 0,46
37. Germacrene B 1,36
38. β -Maalien 0,34
17

×