Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tách và xác định cấu trúc một số hợp chất từ rễ cây vối (cleistocalyx operculatus (ROXB) MERR ET perry) ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.41 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ í TH

TáCH Và XáC ĐịNH CấU TRúC MộT Số HợP CHÊT
Tõ RƠ C¢Y VèI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS
(ROXB) MERR. ET PERRY) ë NGHệ AN
Chuyên ngành: hóa hữu cơ
MÃ số: 60 44 27

LUN VĂN THẠC SĨ HĨA HỌC

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PGS. TS. HOÀNG V¡N LNG V¡N LùU

VINH - 2012
LỜI CẢM ƠN


Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành gửi lời cảm
ơn tới: PGS. TS. Hoàng Văn Lựu - Khoa Hóa học, Trường Đại học Vinh đã
giao đề tài, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn này.
PGS. TS. Chu Đình Kính - Viện Hóa học, Viện Khoa học và Cơng
nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc ghi phổ và xác
định cấu trúc các hợp chất.
TS. Trần Đình Thắng và TS. Lê Đức Giang đã tận tình chỉ bảo và
có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn này.
ThS. NCS. Nguyễn Văn Thanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi


hồn thành được phần thực nghiệm.
Nhân dịp này, tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy
giáo, cơ giáo Khoa Hố học, phịng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học
Vinh; gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Phan Thị Ý Thơ


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài..................................................................................1

2.

Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................2

3.

Đối tượng nghiên cứu...........................................................................2

4.


Bố cục luận văn....................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN..............................................................................4
1.1.

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ HÓA HỌC CÂY HỌ SIM
..............................................................................................................4

1.1.1. Đặc điểm thực vật học..........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm thành phần hoá học..............................................................4
1.2.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ SIM..................................5

1.2.1. Cây gioi (Eugenia jambos L.)..............................................................5
1.2.2. Cây đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry)..............9
1.2.3. Cây sim (Rhodomyrtus tomentosa)....................................................13
1.3.

CÂY VỐI............................................................................................17

1.3.1. Tên gọi................................................................................................18
1.3.2. Phân bố...............................................................................................18
1.3.3. Mơ tả thực vật.....................................................................................18
1.3.4. Thành phần hóa học cây vối...............................................................19
1.3.5. Về tác dụng dược lí..............................................................................31
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
NGHIỆM..........................................................................................33
2.1.


LẤY MẪU VÀ TÁCH CÁC HỢP CHẤT.........................................33

2.2.

THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT...............................................................33

2.2.1. Thiết bị................................................................................................33


2.2.2. Hoá chất..............................................................................................34
2.3.2. Xác định cấu trúc các hợp chất...........................................................35


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................36
3.1.

PHÂN LẬP CÁC HỢP CHÂT...........................................................36

3.2.

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA HỢP.................................................36

3.2.1. Xác định cấu trúc của hợp chất A (TDRV173)..................................36
3.2.2. Xác định cấu trúc của hợp chất B (TDRV 171).................................50
KẾT LUẬN...................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................66


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


CC
TLC
1
H - NMR
13

C - NMR

DEPT
s
br s
br d
d
m

:
:
:

Column Chromatography (Sắc ký cột)
Thin Layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)
Proton Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ

:

cộng hưởng từ hạt nhân proton)
Carbon Magnetic Resonance Spectroscopy

:


(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon - 13)
Distortionless Enhancement by Polarisation

:
:
:
:
:

Transfer.
Singlet
singlet tù
doublet tù
Doublet
Multiplet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Thành phần hóa học của cây đinh hương....................................11

Bảng 1.2.

Thành phần hóa học của tinh dầu hoa sim ở Nghệ An................14

Bảng 1.3.


Thành phần hóa học của tinh dầu rễ sim ở Nghệ An...................15

Bảng 1.4.

Thành phần hóa học của tinh dầu lá vối ở Quảng Châu,
Trung Quốc..................................................................................19

Bảng 1.5.

Thành phần hóa học của tinh dầu nụ vối ở Quảng Châu,
Trung Quốc..................................................................................20

Bảng 1.6.

Thành phần hóa học của tinh dầu lá vối ở thành phố Vinh,
Nghệ An.......................................................................................22

Bảng 1.7.

Thành phần hoá học của tinh dầu nụ vối non và nụ vối già
.....................................................................................................24

Bảng 1.8.

Thành phần hoá học của tinh dầu hoa vối ở thành phố
Vinh, Nghệ An.............................................................................25

Bảng 3.1.

Bảng số liệu cộng hưởng từ hạt nhân của hợp chất TDRV173 dung môi MeOD...................................................................38


Bảng 3.2.

Bảng số liệu cộng hưởng từ hạt nhân của hợp chất B
(TDRV 171) dung môi MeOH....................................................51


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1. Tách các chất từ rễ cây Vối.........................................................34
Hình 1.1.

Ảnh cây vối..................................................................................18

Hình 3.1.

Phổ 1H-NMR của hợp chất A......................................................39

Hình 3.2.

Phổ giãn 1H-NMR của hợp chất A.............................................40

Hình 3.3.

Phổ 13C- NMR của hợp chất A....................................................41

Hình 3.4.

Phổ 13C- NMR của hợp chất A....................................................42


Hình 3.5.

Phổ DEPT của hợp chất A...........................................................43

Hình 3.6.

Phổ DEPT của hợp chất A...........................................................44

Hình 3.7.

Phổ HSQC của hợp chất A..........................................................45

Hình 3.8.

Phổ giãn HSQC của hợp chất A..................................................46

Hình 3.9.

Phổ HMBC của hợp chất A.........................................................47

Hình 3.10. Phổ HMBC của hợp chất A.........................................................48
Hình 3.11. Phổ HMBC của hợp chất A.........................................................49
Hình 3.12. Phổ 1H-NMR của hợp chât B......................................................53
Hình 3.13. Phổ giãn 1H-NMR của hợp chât B...............................................54
Hình 3.14. Phổ 13C-NMR của hợp chât B......................................................55
Hình 3.15. Phổ giãn 13C-NMR của hợp chât B..............................................56
Hình 3.16. Phổ

13


C-NMR của hợp chât B.....................................................57

Hình 3.17. Phổ DEPT của hợp chât B..........................................................58
Hình 3.18. Phổ DEPT của hợp chât B..........................................................59
Hình 3.19. Phổ HSQC của hợp chât B.........................................................60
Hình 3.20. Phổ giãn HSQC của hợp chât B.................................................61
Hình 3.21. Phổ HMBC của hợp chât B........................................................62
Hình 3.22. Phổ giãn HMBC của hợp chât B................................................63
Hình 3.23. Phổ HMBC của hợp chât............................................................64


1


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu của thế giới về dược phẩm, thực phẩm, hương liệu, mỹ phẩm,...
là rất lớn. Đặc biệt nguồn nguyên liệu của các lĩnh vực trên u cầu ngày càng
cao, địi hỏi tính an tồn, thân thiện, với mơi trường và gần gũi với thiên
nhiên. Bên cạnh đó tồn thế giới trong đó có Việt Nam đang đứng trước các
đe dọa to lớn của tình trạng khan hiếm nguồn lực thiên nhiên. Vì vậy việc
nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên, phân
tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các nguồn tài nguyên quý giá là vấn đề
rất quan trọng.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo,
lượng mưa nhiều, độ ẩm cao nên có thảm thực vật rất phong phú. Mặc dù
cho đến nay, việc nghiên cứu hệ thực vật ở nước ta chưa được tiến hành một
cách đầy đủ và quy mô, nhưng theo tổng hợp từ các nguồn tài liệu của nhiều
tác giả thì ở Việt Nam hiện nay có trên 7.000 lồi thực vật học bậc cao.

Trong số đó đã có trên 2000 lồi thực vật đã được nhân dân ta sử dụng làm
nguồn lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, tinh dầu, thuốc chữa bệnh,… Các nhà
nghiên cứu đã tổng hợp được rất nhiều hợp chất có tác dụng chữa bệnh, song
các hợp chất này có một số hạn chế nhất định, như là gây những phản ứng
phụ không mong muốn. Mặt khác, Việt Nam là nước đang phát triển, các
loại thuốc chữa bệnh hầu hết nhập từ nước ngồi và có giá thành cao, gây
nên khó khăn cho người sử dụng. Do đó, nhà nước đã có chủ trương tăng
cường sản xuất thuốc trong nước, hạn chế nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm.
Một trong các nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc được lấy ra từ thiên nhiên.
Vì vậy, vấn đề đang được đặc biệt quan tâm là nghiên cứu các hợp chất được
tách ra từ sản phẩm thiên nhiên.


3
Trong số các loài cây cần quan tâm nghiên cứu có cây vối (Cleistocslyx
operculatus Roxb Merret Perry). Ở nước ta, cây vối mọc nhiều nơi, tập trung
nhiều ở miền Bắc và miền Trung. Từ nhiều đời nay, cây vối được nhân dân ta,
nhất là ở vùng nông thôn trồng để lấy lá, nụ đun nước uống hằng ngày. Theo
đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ngồi ra lá vối
và nụ vối làm thuốc chữa mụn nhọn, lở loét, ghẻ. Mới đây, viện Đông y cũng
thử áp dụng vối làm thuốc chữa các bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da.
Từ năm 1991 trở lại đây, một số cơng trình trong nước và trên thế giới nghiên
cứu cây vối cho thấy hàm lượng flavonoit chứa trong cây cao và một số chất có
hoạt tính kháng HIV. Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nước chiết
của nụ vối là thành phần của thuốc trợ tim, chống khối u.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài T
" ách và xác định cấu trúc một số
hợp chất tritecpenoit từ rễ cây vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr. et
Perry) ở Nghệ An"nhằm góp phần xác định thành phần hóa học của cây vối, và
tìm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược liệu, công nghiệp hương

liệu, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá địa phương.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Lấy mẫu rễ cây vối,
- Ngâm với dung môi MeOH và chiết với các dung môi khác,
- Phân lập các hợp chất bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng,
- Tinh chế các chất bằng phương pháp kết tinh phân đoạn,
- Xác định cấu trúc của các hợp chất bằng các phương pháp: phổ cộng
hưởng từ hạt nhân một chiều, hai chiều,
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rễ cây vối, mẫu lấy tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.


4
4. Bố cục luận văn
- Mở đầu
- Chương 1 : Tổng quan
- Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm
- Chương 3 : Kết quả và thảo luận
- Kết luận


5
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ HÓA HỌC CÂY HỌ SIM
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
Họ Sim (Myrtaceae) là họ lớn của bộ Sim (Myrtales) hay còn gọi là bộ
Đào kim nương thuộc phân lớp hoa hồng - lớp hoa lá mầm của ngành thực vật
hạt kín.

Trên thế giới, họ Sim gồm 100 chi với gần 3000 loài phân bố ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt, chủ yếu là Châu Mỹ và Châu Úc. Ở Việt Nam,
họ Sim gồm 13 chi với gần 100 loài. Các cây thuộc họ Sim có thể là cây gỗ
lớn, cây nhỏ, hay cây bụi. Lá mọc đối, đơn nguyên, không có lá kèm. Hoa
của chúng tập hợp thành cụm, hình chùm, đơi khi mọc đơn độc. Các lá đài
dính lại với nhau ở dưới thành hình chén, cánh hoa rời nhau và dính trên
mép ống đài. Nhị rất nhiều, bất định và xếp không theo một trật tự nào, nhị
thường cuộn lại ở trong nụ, chỉ nhị rời hay dính nhau ở dưới thành ống
ngắn. Bộ nhị có số lá nỗn thường bằng số cánh hoa hoặc ít hơn, dính lại
với nhau thành bầu dưới hoặc bầu giữa với số ơ tương ứng số lá nỗn, đính
nỗn trụ giữa, một vòi, một đầu nhuỵ. Quả mọng, thịt, thường do đế hoa
phát triển thành, cũng có khi quả khơ mở, quả mang đài tồn tại ở đỉnh. Hạt
khơng có nội nhũ.
Trong họ Sim, chi lớn nhất là Eugenia (trên thế giới có 600 lồi, ở nước
ta có 26 lồi được chuyển vào chi Syzygium). Những cây trong chi này phần
lớn là cây gỗ trung bình và đa số là cây hoang dại.
1.1.2. Đặc điểm thành phần hoá học
Các cây thuộc họ Sim đều có chứa các hợp chất thuộc các khung
flavonoit, tritecpenoit, steroit và alkaloit. Ngồi ra cịn có thể có một số axit
béo và các hidrocacbon.


6
1.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ SIM
1.2.1. Cây gioi (Eugenia jambos L.)
- Đặc điểm thực vật học
Cây gioi(Syzygium jambo): Đây là cây được cho là mận 'chính thống; tên

Anh-Mỹ là Rose apple, Malabar plum. Mỹ: Pomarrosa. Cây thuộc loại thân
mộc, cao trung bình 10-12m. Lá hình mũi giáo, thon hẹp nơi gốc, dài và mảnh

ở phía đầu, lớn cỡ 13-20 cm x 3-5 cm, cuống ngắn. Hoa khá lớn màu trắng
hay xanh nhạt, mọc thành chùm ở ngọn. Quả mọng, gần như hình cầu, có khi
dạng quả lê, đường kính 30 cm, xốp, da ngồi vàng nhạt, hồng, bóng như thoa
sáp và đính theo một đài hoa xanh. Quả tuy ít nước nhưng thoảng mùi thơm
hoa hồng, trong có 1-2 hạt màu xám. Hạt rời nên khi lắc hạt nghe những tiếng
lục cục bên trong. Cây phân bố trong các vùng Ấn Độ, Indonesia và rất phổ
biến tại Nam Việt Nam
- Cây gioi đỏ(Syzygium samarangense): Tên Anh-Mỹ Java rose apple,

Samarang rose apple. Mỹ: Mammey Pomorrosa. Cây thân mộc cao 5-15 m
nhánh khi cịn non hơi vng. Phiến lá lớn hình thn bầu dục cỡ 10-25 cm x
6-12 cm, cuống dài 4-8 mm. Hoa mọc thành ngù 5-30 hoa ở ngọn hay nách lá
đã rụng. Hoa màu vàng trắng, đường kính 3-4 cm, đài hoa có ống dài 1,5 cm,
cánh hoa chừng 10-15 mm. Quả mọng màu đỏ, có khi trắng, xanh… có dạng
chng úp ngược dài 3-6 cm trong có chứa 1-4 hạt màu nâu. Loại quả màu đỏ
có vị ngọt hơn, da rất mỏng, thịt trắng và xốp có nguồn gốc từ Java
(Indonesia) cây được trồng rất phổ biến tại Đông Nam Á kể cả Việt Nam, và
ngày nay tại Nam và Trung Mỹ.
- Cây gioi nước (Sygygium aqueum): Tên Anh-Mỹ Watery rose apple hay

Water apple: Quả có dạng chng khơng đều, phình to hơn phía đáy, màu
thay đổi từ trắng đến hồng nhạt, thịt dòn mọng nước và khá thơm ngọt, trong
chứa nhiều hột. Xuất phát từ vùng Nam Ấn độ, cây rất phổ biên tại Malaysia.
Tại Indonesia giống mận này được chế tạo thành si-sô mang tên Roejak.


7
Nghiên cứu tại Khoa Dược liệu Đại học Louvain Bỉ ghi nhận dịch chiết
từ vỏ cây gioi có tác dụng kháng sinh: Dịch chiết bằng nước và bằng acetone có
khả năng ức chế các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Yersinia enterocolitica, và

các vi khuẩn Staphyloccocus phản ứng âm với coagulase. Hoạt tính này được
cho là do ở hàm lượng tannins khá cao trong vỏ cây (77% khi chiết bằng
nước và 83 % khi chiết tách bằng aceton). Dịch chiết bằng ethanol từ lá
mận Bồ đào có khả năng ức chế sự tăng trưởng của Mycobacterium
smegmatis ở nồng độ 50 mmg (dùng dịch chiết 12%).
Ngồi ra từ quả và hạt gioi cịn có khả năng trị tiểu đường, đau bao tử và
tiêu chảy do sưng ruột, yếu phổi, ho vì phong tà xâm nhập, để trị nấc cục
không ngừng, vết thương,…
Tại Ấn Độ lá gioi nấu lấy nước trị đau mắt, quả dùng chữa đau gan, vỏ
làm thuốc thu liễm. Tại Indonesia lá gioi được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ,
nóng sốt tiểu đường. Tại Việt Nam lá được dùng sắc để chữa những bệnh
đường hơ hấp.
-Thành phần hóa học của cây gioi
Theo tác giả Nguyễn Quang Tuệ [13], khi nghiên cứu thành phần hóa
học tinh dầu cây gioi ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tác giả thấy có hơn 30 hợp chất,
trong đó đã xác định được 18 hợp chất với thành phần chính là  - pinen (16,8
- 18,8%),  - pinen (6,3 - 11,0%),  - ocimen (26,5 - 14,0%),



- terpinen (26,5 -

14,5%). Thành phần chính của tinh dầu hoa gioi là nerolidol (16,4%),
caryophyllen (89,8%),  - humulen (7,1%). Cịn thành phần chính của tinh dầu
gỗ gioi là



- terpinen (11,8%),  - caryophyllen (8,3%).


- Từ dịch chiết ete dầu hỏa của hoa gioi, tác giả xác định thấy có hai
flavonoit chiếm hàm lượng khá cao là 8 - hyđroxy, 6 - metoxy flavonon
(14,5%) và 5,7 - dimetoxy flavonon (9,59%), phần chính cịn lại là các este
của axit béo như este metyl 9,12 -octadecadienoat (8,31%) và metyl
hexadecanoat (8,20%). Thành phần chính của dịch chiết metanol của hoa gioi
là flavonoit gồm có 6 hợp chất : 8 - hydroxy, 6 - metoxy flavanon (19,84%) ;


8
5,7 - dihydroxy flavanon (16,65%) ; 6,8 - dihydroxy - 5 - metyl flavanon
(4,45%) ; 5,7 - dimetoxy flavanon (3,64%) ; 5 - hydroxy - 7 - metoxy - 6,8 dimetyl flavanon (1,8%). Ngồi ra cịn xác định được một alkaloit là xeton
phenyl - 2 - phenylpyaolo [1,5 - a] pyridin - 3 - yl.
OH

H3CO

O

O

H3CO

OCH3

O

O

(1)


(2)

8 - dihydroxy - 6 - metoxy - flavanon

5, 7 - dimetoxy flavanon

OH
HO

O

O

HO
OH

CH3

O

(3)

O

(4)

5, 7 - dihydroxy flavanon

6, 8 - dihydroxy - 5 - methyl - flavanon


CH3
H3CO

O

H3C
OH

(5)

O

5 - hydroxy - 7 - metoxy - 6, 8 - dimetyl - flavanon
- Từ lá cây gioi Syzygium jambos (Linn.) Alston đã tách được 2 flavonoit


quercetin



myricetin

-3-O--D-xylopyranosyl

(12)-

-L-


9

rhamnopyranozit,

3-O-(4’’-O-acetyl-2’’-O-glloyl)-

myricetin

-L-

rhamnopyranozit.
OH

OH
OH

HO

OH

O

HO

O

OH
OH

OH
OH


O

OH

(6) Quercetin

O

(7) Myricetin
OH
OR1

HO

O

OH

OH

O

O
Me
R3 O

O
HO

OR2


(8) R1= Me, R2=H, R3= -COCH3
OH

(9)

O
R1= H

R2 =

OH

C

R3= - COCH3

OH

Từ dịch chiết etyl axetat của vỏ cây gioi (Syzygium jambos(L.) Alston) đã tách
được các triterpenoit: friedelin, -amyrin axetat, axit betulinic và lupeol [30; 33].


10

H
H
O
H3C


(10)

Friedelin

O

H

(11)

 -amyrin axetat

(12) Axit betulinic

(13) Lupeol

- Từ cao ete dầu hỏa của vỏ cây gioi bằng phương pháp sắc khí cột trên
silicagen hệ dung môi rửa giải ete-benzen đã tách được: axit betulinic,
friedelin, -sitoserol [22].
1.2.2. Cây đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry)
Đinh hương là cây cao tới 10-20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các
hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu
nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi,
là khi chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài
khoảng 1,5-2 cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn
cánh hoa khơng nở tạo thành viên trịn nhỏ ở trung tâm.


11
Đinh hương là loài thực vật trong họ Đào kim nương (Mytaceae) có các

chồi hoa khi phơi khơ có mùi thơm. Nó có nguồn gốc ở Indonesia và được sử
dụng như một loại gia vị gần như trong mọi nền văn hóa ẩm thực. Đinh
hương được trồng chủ yếu ở Indonesia và Madagascar, nó cũng được trồng
tại Zanzibar, Ấn Độ, Srilanka và quần đảo hương liệu (Molucca tức Maluku,
Indonesia, còn được biết với tên gọi quần đảo Banda).
Đinh hương có khả năng tạo mùi rất mạnh nên được dùng làm gia vị, làm
nguyên liệu quan trọng trong sản xuất các loại hương dùng ở Trung Quốc hay
Nhật Bản. Tinh dầu đinh hương được sử dụng trong điều trị bằng xoa bóp dầu
thơm. Tinh dầu đinh hương có các tinh chất gây tê và kháng vi trùng, và đôi khi
được dùng để chữa trị đau răng. Thành phần chính của nó, eugenol, được sử
dụng để làm dịu cơn đau sau khi nhổ răng sâu và nó mùi đặc trưng trong các
phịng mạch nha khoa. Tinh dầu đinh hương cũng được sử dụng trong hỗn hợp
truyền thống (1% tinh dầu đinh hương trong dầu khoáng) và no được dùng để
lau các lưỡi kiếm của người Nhật để ngăn cản sự gỉ.
Hoa đinh hương chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung,
làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngồi ra cịn chống sự ngưng đập
của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A. Nụ hoa có vị cay ngọt,
mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng.
Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi
Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
Nụ đinh hương khơ cịn dùng làm gây phấn khích, kiện vị, sát trùng,
sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu
khuẩn như trái rạ.


12
Ngoài ra đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cục,
kích thích tiêu hóa, xoa bóp và gắn bó gãy xương, chữa phong thấp, đau
xương nhức mỏi lạnh tay chân.
Ở Ấn Độ, đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa

dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt
tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh
hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp. Từ dịch chiết hexan của nụ
đinh hương (Syzygium aromaticum) bằng phương pháp sắc ký khí, kết hợp
khối phổ đã xác định được 16 hơp chất bay hơi [20].



×