Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Địa lí tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.41 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ
Nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân với 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên Huế. Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế quan trọng của nước ta.
Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ rất đa dạng và phong phú. Có đồng bằng
hẹp ven biển, song lại có cả địa hình trung du, miền núi và hải đảo là điều kiện
thuận lợi để phát triển tiềm năng về kinh tế - xã hội, giao thông vận tải và khai
thác tài nguyên thiên nhiên. “Tìm hiểu tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ’’ là đề tài
mà chúng tôi chọn để làm rõ hơn cho những vấn đề trên.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của vùng Bắc
Trung Bộ.
- Nắm được lợi thế về tự nhiên vùng như: địa hình, khí hậu, đất, sông
ngòi, tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản.
- Đưa ra nhận định khách quan về khó khăn cũng như thuận lợi của vùng
Bắc Trung Bộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu, thu thập thông tin, tìm các tài liệu có liên quan như:
sách, báo, internet,
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá, nhận xét đảm bảo tính khách
quan, trung thực sâu sắc của từng bộ phận. Sau khi phân tích xong sử dụng
phương pháp tổng hợp để hoàn thành bài báo cáo.
4. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề
tài gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung vùng Bắc Trung Bộ
Chương 2: Tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
2


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ
1.1. Vị trí địa lí
Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam, có địa bàn từ
Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Bắc Trung Bộ là một trong 8 vùng
kinh tế được Chính Phủ giao lập quy hoạch tổng thể về kinh tế, xã hội.
Phía Bắc giáp với vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ và Đồng Bằng
Sông Hồng, phía Tây giáp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía Nam giáp
Duyên Hải Nam Trung Bộ và phía Đông là biển Đông.
Với diện tích khoảng 51 552 km², vùng Bắc Trung Bộ có đơn vị hành
chính gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế.
1.2. Ý nghĩa vị trí địa lí
Với vị trí địa lí như vậy, Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền Bắc -
Nam, là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, là cửa ngõ
hành lang Đông - Tây của tiểu vùng sông Mê Công.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng
kinh tế trọng điểm miền trung, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, bộ,
nhiều đường ô tô hướng Đông - Tây nối Lào với biển Đông. Tạo điều kiện cho
việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan…
Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, phía Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía
Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ) tạo điều kiện cho việc hình thành cơ cấu kinh
tế đa dạng phong phú.
Bắc Trung Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc
chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
3
CHƯƠNG 2: TỰ NHIÊN VÙNG BẮC TRUNG BỘ
2.1. Địa hình
Bắc Trung Bộ có địa hình tương đối phức tạp với trên 70% diện tích là
đồi núi, từ Tây sang Đông.
Địa hình phân hóa thành 3 dải rõ rệt: dải đồi núi ở phía Tây, dải đồng

bằng ở giữa, dải bờ biển, đảo và thềm lục địa ở phía Đông. Vì vậy mỗi tỉnh
trong vùng đều gồm nhiều dạng địa hình: núi đồi, đồng bằng, đảo và thềm lục
địa…
2.1.1. Dải núi đồi ở phía Tây
Dải địa hình này chạy dài từ phía nam thung lũng sông Cả tới dãy Bạch
Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam. Đây chính là sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, trong khi sườn Tây của
Trường Sơn Bắc (thuộc Lào) thoai thoải về phía sông Mê Công thì sườn Đông
(thuộc Việt Nam) thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An – Hà Tĩnh có một số đỉnh núi cao trên
2000m, nằm trên vùng biên giới Việt – Lào.
Ở giữa, trong vùng đồi núi Quảng Bình – Quảng Trị, địa hình thấp xuống,
chỉ còn những ngọn núi cao trên dưới 1000m. Trong vùng có khối núi đá vôi Kẻ
Bàng cao 800 – 1000m, hiểm trở, trong lòng có nhiều hang động nổi tiếng như
động Phong Nha.
Ở phía nam, vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế lại cao lên với một số đỉnh
cao trên 1500m.
Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gây những khó khăn nhất định cho việc
thông thương giữa 2 nước Việt – Lào. Tuy vậy, giao thông cũng thuận tiện
thông qua các đèo được hình thành trên những đứt gãy như đèo Keo Nưa
(760m), đèo Mụ Giạ (418m), đèo Lao Bảo (350m)…
Bên cạnh các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lại có
những dãy núi đâm ngang ra biển theo hướng Tây – Đông như dãy Hoành Sơn
với Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), dãy núi Thầy với đèo Lý Hòa,
dãy Bạch Mã với đèo Hải Vân. Chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng là
4
vùng trung du với đồi và núi thấp dưới 1000m. Địa hình thoải, ít dốc với những
bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, đôi chỗ có những dải đất đỏ
ba dan như ở Phú Quỳ (Nghệ An), Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), Triệu Sơn
(Thanh Hóa), thích hợp trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp. Xen

giữa đồi núi thấp là các thung lũng mà quá trình canh tác lâu dài của nhân dân
nơi đây đã trở thành những cánh đồng khá bằng phẳng.
2.1.2. Dải đồng bằng ở giữa
Dải này gồm nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp ngang với tổng diện tích trên
8200km
2
(trong đó riêng đồng bằng Thanh Hóa đã chiếm hơn 1/3). Độ cao trung
bình khoảng 5 - 10m. Nhìn chung, đất đai có độ phì không cao, chất dinh dưỡng
bị rửa trôi nhiều.
Đồng bằng Thanh Hóa rộng 2900km
2
, chủ yếu được bù đắp bởi phù sa
của sông Mã và sông Chu. Rìa bắc và tây bắc là dải đất cao từ 2 – 15m, được
cấu tạo bởi phù sa cũ, trong khi phù sa hiện đại trải ra trên một bề mặt rộng, hơi
nghiêng về phía biển ở mé đông nam. Trong đồng bằng vẫn có nhiều đồi núi sót,
cao trung bình 200 – 300m, ven biển có nhiều cồn cát, đất phù sa châu thổ ở đây
nghèo hơn ở đồng bằng Sông Hồng. Ở nơi cao, đất bị chua và có hiện tượng bạc
màu, ở nơi thấp và gần biển đất nhẹ hơn do sự có mặt của các trầm tích biển.
Đồng bằng Nghệ - Tĩnh rộng hơn 8500km
2
, gồm nhiều đồng bằng nhỏ
hợp lại. So với đồng bằng Thanh Hóa thì diện tích đồng bằng ở đây đã thu hẹp
rất nhiều, nhất là từ Kỳ Anh trở vào, do những núi đá lan ra tận biển và do các
cồn cát nằm thành những dãy liên tục, trừ những dải đất ven sông nhiều mùn, thì
phần lớn là bị bạc màu và bị rửa trôi.
Phía bắc là đồng bằng duyên hải Diễn Châu, bề mặt nhiều đồi và cồn cát,
khí hậu khô hạn. Tiếp theo là đồng bằng Sông Cả, rộng hơn, phì nhiêu hơn và
đông dân cư hơn, độ cao từ 1 – 2m đến 5 – 6m so với mực nước biển. Phía nam
có đồng bằng duyên hải Kỳ Anh, là một dải phù sa biển hẹp, ở phía nam cửa
Nhượng nổi lên những cồn cát cao tới 15m, đồi núi chiếm diện tích khá lớn, có

độ cao từ 200 – 400m và thung lũng Hương Khê cao 200 – 300m, đất đai tương
đối màu mỡ.
5
Đồng bằng Quảng Bình có diện tích hơn 600km
2
, bề ngang chỉ rộng
khoảng 10 – 20km. Địa hình thay đổi rất nhanh theo chiều Tây – Đông, sát chân
dãy Trường Sơn là bề mặt cao 15 – 20m, bị xâm thực phá hủy chỉ còn một lớp
đất mỏng, cây cối thưa thớt, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo là đồng
bằng, đất đai tương đối màu mỡ, ngoài cùng là các cồn cát cao 20 – 30m, có
dạng lưỡi liềm, nối tiếp nhau chạy dài thành những dãy liên tục theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, các cồn cát này lấn dần vào đồng bằng với tốc độ vài chục
mét/năm.
Đồng bằng Quảng Trị chỉ rộng khoảng 500km
2
, bề ngang rất hẹp nhưng
kéo dài đến 66km, địa hình giống như đồng bằng Quảng Bình nhưng xuất hiện
các đồi badan chạy không liên tục từ Cửa Tùng vào Gio Linh, Cam Lộ, có giá trị
sản xuất nông nghiệp và trồng các cây công nghiệp.
Đồng bằng Thừa Thiên có diện tích khoảng 900km
2
là sản phẩm bồi đắp
của hệ thống sông Hương. Phía bắc là những bãi cát nghèo chất dinh dưỡng
giống như ở Quảng Trị, phía nam có nhiều cánh đồng phì nhiêu. Ven biển là dãy
đầm phá dài khoảng 70km, rộng hơn 10km và sâu khoảng 20m như các đầm
phá: Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai, Thuận An …
2.1.3. Dải bờ biển và đảo
Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài 670km, khúc khuỷu với nhiều mũi,
vũng, vịnh và bán đảo. Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng
cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), nhiều bãi tắm có giá trị du

lịch ( Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm…), hệ thống đầm phá có điều kiện để phát
triển nuôi trồng thủy sản.
Ngoài khơi có hệ thống đảo ven bờ như các đảo Nghi Sơn, Hòn Mê, Hòn
Ngư, Hòn Mắt, Hòn Gió, Hòn La, Cồn Cỏ… có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và an
ninh quốc phòng.
Nhìn chung địa hình đa dạng đã tạo điều kiện để các tỉnh trong vùng có
thể phát triển nông – lâm – thủy sản. Các hệ sinh thái rừng – đồng bằng – biển
kết hợp là điều kiện phát triển du lịch, địa hình dốc, có nhiều sông suối là tiềm
năng để phát triển thủy điện… Tuy nhiên do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh,
6
đại bộ phận diện tích là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ nên
việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế với quy mô lớn cũng như xây dựng và
bảo vệ cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
2.2. Khí hậu
Bắc Trung Bộ là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong cả nước,
ảnh hưởng bởi cả hai loại hình nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới cùng khí hậu
khô. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai, bão, lũ, gió Lào, hạn hán.
Vùng Bắc Trung Bộ về mùa đông do ảnh hưởng gió mùa đông bắc cộng
thêm bị dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (Phong Nha – Kẻ Bàng)
và phía Nam (tại đào Hải Vân và trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa
Đông Bắc nên vùng này thường lạnh vào mùa đông và thường kèm theo mưa
nhiều, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ Biển vào.
Về mùa hè lúc này do không có hơi nước nên gió mùa Tây Nam (gió Lào)
gây ra thời tiết khô, nóng, độ ẩm không khí thấp, ít mưa.
Mùa mưa lũ chính ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11
(đầu mùa từ tháng 7 đã xuất hiện lũ tiểu mãn), lượng mưa trung bình hàng năm
là 1.900mm, năm cao nhất là 3.500mm. Mùa khô kéo dài từ 4 đến 6 tháng và
chiếm 15 – 20% lượng mưa của năm. Với lượng mưa chiếm 68 – 75 lượng mưa
trong năm, vào mùa mưa thường phát sinh lũ lụt lớn.
2.3. Đất

2.3.1. Các nhóm đất
Diện tích đất tự nhiên của Bắc Trung Bộ (năm 2010) là gần 5152,5 nghìn
ha, bằng 15,6% diện tích của cả nước. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và đặc
tính lý hóa , có thể chia làm các nhóm đất.
Nhóm đất cát: gồm các cồn cát, bãi cát có mặt ở hầu hết các tỉnh trong
vùng , chủ yếu tập trung ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đất pha cát phân bố ở
hầu hết các tỉnh, tập trung nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế.
Nhóm đất phù sa: có diện tích khoảng 628,2 nghìn ha, gồm nhiều loại:
đất phù sa được bồi hằng năm, đất phù sa không được bồi hằng năm, đất phù sa
giây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa
7
lầy… Đất phù sa có ở tất cả các tỉnh, nhưng phân bố tập trung hơn ở các đồng
bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhìn chung, đây là nhóm đất thích hợp cho
sản xuất lúa và hoa màu. Ở nhiều nơi đã trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu.
Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích lớn nhất lên tới 321.7 nghìn ha, chiếm
khoảng 62% diện tích đất tự nhiên của vùng. Đất đỏ vàng phân bố ở hầu khắp
các tỉnh trong vùng, từ độ cao 900m trở xuống. Đất bị xói mòn, rửa trôi nhiều.
Hầu hết diện tích được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp .
Nhóm đất cam: tập trung nhiều ở Nghệ An, Quảng Trị. Đất có hàm lượng
dinh dưỡng không cao nhưng có khả năng thoát nước khá tốt, thích hợp trồng
rau màu, cây công nghiệp lâu năm (điều, cao su), cây công nghiệp hàng năm
(mía) và cây ăn quả.
Ngoài ra, trong vùng còn có các nhóm đất khác như đất đen, đất mùn trên
núi, đất phèn mặn, đất dốc tụ, đất lầy.
2.3.2. Cơ cấu sử dụng đất
Trong tổng số 5152,5 nghìn ha đất tự nhiên (năm 2010), đất sử dụng cho
các mục đích khác nhau chiếm 85,1%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm
16,6% tổng diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp chiếm 61,5%; đất chuyên
dùng và đất ở chiếm 7,0%; đất chưa sử dụng và đất khác chiếm 14,9%.
Nhìn chung, tài nguyên đất của vùng Bắc Trung Bộ có nhiều hạn chế;

diện tích đất màu mỡ giàu dinh dưỡng không nhiều, trong khi phần lớn là đất
cát, đất đồi núi bị xói mòn, rửa trôi. Đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp có tỉ
trọng không lớn, chỉ chiếm 16,6% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp có tỉ
trọng lớn nhất chiếm khoảng 61,5%. Tuy nhiên , đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng
khá cao; đây là tiềm năng để mở rộng hoạt động nông, lâm nghiệp hoặc phát
triển các cơ sở công nghiệp đô thị trong vùng.
2.4. Sông ngòi
Nhìn chung mạng lưới sông ngòi của Bắc Trung Bộ có những đặc điểm
chính sau:
- Mạng lưới sông ngòi có hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.
- Sông ngòi chủ yếu là các sông nhỏ có chiều dài ngắn và độ dốc lớn.
8
- Sông ngòi trong miền có hàm lượng phù sa nhỏ, giá trị dinh dưỡng kém.
- Lũ vào mùa thu đông và thường lên nhanh, rút cũng nhanh.
Các sông lớn như: sông Mã, sông Chu, sông Cả.
Sông Mã
Bắt nguồn ở vùng Pu Huổi Long (phía Tây Tuần Giáo) dài 512km. Đoạn
thượng lưu chảy trên đất Lào dài 102km. Sông chảy theo hướng tây bắc – đông
nam đến gần thị xã Thanh Hóa hội nhập với sông Chu rồi đổ ra biển ở cửa Lạch
Trào. Từ thượng lưu đến Mường Hét (Lào) thung lũng mở rộng. Từ Mường Hét
đến Hồi Xuân thung lũng hẹp, sâu, nhiều thác gềnh. Từ Hồi Xuân đến biển sông
lại mở rộng dần, giao thông đi lại dễ dàng.
Sông Chu
Bắt nguồn trên đất Lào, vào Việt Nam ở Thường Xuân Thanh Hóa. Dài
325km, hợp với sông Mã ở phía bắc thị xã Thanh Hóa. Lòng sông có nhiều đá
ngầm, đá nổi nên có nhiều thác, gềnh giao thông đi lại rất khó khăn. Sông Chu
cùng với sông Mã đã tạo nên đồng bằng Thanh Hóa.
Sông Cả
Đây là một sông lớn có chiều dài 600km. Bắt nguồn trên cao nguyên
Xtiêng Khoảng (Lào) chảy theo hướng tây bắc – đông nam qua Nghệ An đổ ra ở

cửa Hội. Thung lũng sông mở rộng, ít dốc thuận tiện cho tàu bè đi lại.
2.5. Tài nguyên sinh vật
• Vùng bắc trường sơn
- Rừng phát triển tốt, rừng nguyên sinh có năng suất lớn nhất và có nhiều
loại gỗ quý.
- Có sự giao thoa về thành phần loài phương bắc và phương nam. Loài đặc
hữu vẫn là họ dầu.
- Có khu bảo tồn quốc gia: vườn quốc gia Bạch Mã.
- Có nhiều kiểu rừng: rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi, rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm.
• Khu Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
- Rừng tự nhiên chỉ còn những dải hẹp và là rừng thứ sinh cây bụi.
- Ven biển ngập triều có những dải nhỏ rừng ngập mặn.
- Động vật: chuột, chồn, các loài chim như: hoàng anh, ngỗng trời.
9
• Khu Đồng bằng Bình Trị Thiên
- Rừng không đáng kể, chủ yếu là rừng thực bì thứ sinh.
- Sát vùng đồi ở các bậc thềm trồng Bạch Đàn, Thông nhựa.
- Các cồn cát, bãi cát trồng phi lao, keo là tram.
- Sinh vật phong phú nhất là các đầm phá, chủ yếu là thủy sản.
2.6. Tài nguyên khoáng sản
Bắc Trung Bộ còn có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng mà nổi bật là
một số loại có tỷ trọng lớn so với vùng khác.
So với cả nước Bắc Trung Bộ chiếm 100% trữ lượng crômít, 80% trữ
lượng thiếc, 60% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng. Các khoáng sản
có giá trị kinh tế trong vùng bao gồm:
- Đá vôi xây dựng 37,8 tỉ tấn có ở hầu hết các tỉnh.
- Quặng sắt: 556,62 triệu tấn, trong đó mỏ Thạch Khê là 553,72 triệu tấn
- Cát thủy tinh: 573, 6 triệu m
3

, có ở 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên- Huế.
- Sét làm gạch, ngói: 3,09 tỉ tấn, có ở khắp nơi trong vùng.
- Đá vôi xi măng: 172,83 triệu tấn, có nhiều ở Thanh Hóa, Nghệ An.
- Titan: 6,32 triệu tấn có nhiều ở Quảng Trị.
- Đá cát két: 200 triệu tấn, có nhiều ở Nghệ An và một số nơi khác.
- Nhôm trên 1000 tấn ở Nghệ An.
- Crômít 2066 nghìn tấn ở Thanh Hóa.
Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như: đá ốp lát (362 triệu m
3
) ở
Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Cao lanh 50 triệu tấn ở Quảng Bình, Thừa Thiên
- Huế. Sét (19,75 triệu m
3
) có nhiều ở Nghệ An.
Dầu mỏ và khí đốt có nhiều triển vọng đây là cơ sở tốt cho công nghiệp
khai khoáng luyện kim.
2.7. Tài nguyên biển
10
- Biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh
thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát
triển các hải cảng lớn.
- Ven biển có nhiều đồng muối chất lượng tốt, khả năng khai thác lớn như
đồng muối Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Biển có nhiều đảo và quần đảo; ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và là nơi cư ngụ của tàu
thuyền, là bình phong chắn gió, cát biển cho ven bờ.
- Vùng biển có nhiều loài cá có giá trị như cá trích, mòi, nhồng (tầng nổi)
cá thu (tầng trung), cá mập, mối (tầng đáy), tạo điều thuận lợi cho phát triển
khai thác đánh bắt hải sản.

2.8. Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
2.8.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý
Vị trí thuận lợi về giao thông: Vùng Bắc Trung bộ nằm trên trục giao
thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây
(quốc lộ 7,8,9,29) nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (Vinh, Đồng
Hới, Phú Bài), bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa
Việt, Thuận An ) tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu văn hóa – kinh tế
– xã hội giữa các tỉnh, các vùng và quốc tế, cả bằng đường bộ và đường biển,
đặc biệt với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Mianma
Địa hình
Bắc Trung Bộ đa dạng, có cả miền núi, đồng bằng và hải đảo, thuận lợi
cho phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.
Khí hậu:
Có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới và các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn hoà.
Đất
11
Tài nguyên đất đa dạng thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài
ngày, cây lương thực, cây ăn quả.
Khoáng sản:
Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản đa dạng, chiếm khoảng 60% trữ
lượng quặng sắt, 80% thiếc, 100% Cronit, 40% đá vôi so toàn quốc. Trong vùng
có một số mỏ khoáng sản có giá trị như mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ crômit
Cổ Định (Thanh Hoá), mỏ thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An). Xếp theo trữ lượng thì
hàng đầu là đá (hoa cương hàng tỷ tấn, đá vôi xi măng hàng tỷ tấn), sắt nửa tỷ
tấn, sau đó đến thiếc, cao lanh dầu mỏ khí đốt có nhiều triển vọng. Đây là cơ
sở tốt cho công nghiệp khai khoáng luyện kim, vật liệu xây dựng đưa Bắc trung
bộ trở thành vị trí nổi bật về ngành công nghiệp.
Sinh vật

Rừng: Thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ quản lý
3436,86 ngàn ha, đất có rừng 1633,0 ngàn ha, trữ lượng gỗ 134737 triệu m3 gỗ,
1466,49 triệu cây tre nứa. Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng, song chủ
yếu là rừng nghèo.
Biển
Bắc Trung Bộ có khoảng 670 km bờ biển, 23 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp,
nhiều đầm phá, thềm lục địa rộng nhiều tài nguyên, thuận lợi phát triển du lịch
và kinh tế tổng hợp biển (trữ lượng cá khoảng 620.000 tấn, tôm 2750 tấn, mực
5000 tấn ).
Thuận lợi về du lịch: Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều bãi biển đẹp như Sầm
Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Khu vực
này có các vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát,
Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia
Bạch Mã; nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như: sông suối, núi, rừng, biển,
hồ, đầm phá. Với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước để lại nhiều di tích lịch
sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị (có 144/1221 di tích đã xếp hạng). Ngoài ra còn
có nhiều lễ hội truyền thống mang tính văn hoá đặc sắc lành mạnh, tất cả tạo
điều kiện tốt để phát triển du lịch.
12
2.8.2. Khó khăn
Địa hình chia cắt mạnh nên diện tích đất nông nghiệp không tập trung
không thuận tiện hình thành vùng chuyên canh tập trung qui mô lớn. Cũng do
địa hình chia cắt mạnh, sự suy giảm tài nguyên rừng nên về mùa mưa hiện tượng
xói mòn sạt lở xảy ra nghiêm trọng, đất dễ bị thoái hóa. Ngoài ra còn gây cản trở
đến phất triển hệ thống giao thông.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển gây
khó khăn cho hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Hay xảy ra tai biến
khí hậu như rét đậm, rét hại, sương muối, mưa đá và hiện tượng thiếu nước mùa
đông ở khu vực Tây Bắc.
Sông ngòi chia làm 2 mùa: mùa mưa gây lũ lụt, mùa cạn hạn hán ảnh

hưởng đến tưới tiêu nông nghiệp.
Mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của 7 - 12 cơn bão từ biển Đông nên
ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
13
KẾT LUẬN
Qua cái nhìn khái quát nhất chúng ta rõ được Bắc Trung Bộ là một trong
những vùng có điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng đã đóng góp một phần
không nhỏ trong việc xây dựng nền kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta
ngày càng giàu mạnh hơn và làm phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên cho
đất nước.
Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý rất quan trọng là cầu nối giữa hai miền Bắc –
Nam là cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, là của ngõ
của hành lang Đông - Tây của tiểu vùng sông Mê Công nên đã tạo điều kiện
trong việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng với nhau và giữa Việt Nam
với các nước bên ngoài. Tạo điều kiện cho việc hình thành cơ cấu kinh tế đa
dạng phong phú.
Địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi hướng
ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường gây ra lũ lụt bất ngờ gây khó khăn
cho sản xuất và đời sống nhân dân.
Là một trong những vùng trọng điểm nên Bắc Trung Bộ có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,
tài nguyên khoáng sản đã góp phần làm phong phú hơn nguồn tài nguyên đất
nước và đem lại giá trị lớn về kinh tế trong khu vực và các vùng trong nước.
Bắc Trung Bộ là vùng đất trải qua nhiều giai đoạn biến động phức tạp,
được hình thành trong lịch sử lâu dài. Là vùng sản sinh ra nhiều nhân tài của đất
nước, nơi đóng góp về sức người sức của cho công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, có vị
trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Bắc Trung Bộ có rất nhiều thuận lợi trong việc hình thành và phát triển
kinh tế tuy nhiên Bắc Trung Bộ cũng gặp rất nhiều khó khăn từ vị trí địa lý, địa

hình đến khí hậu của vùng là nơi chịu nhiều thiên tai, bão, lũ nhất so với cả
nước. Vì vậy Bắc Trung Bộ cần được nhà nước quan tâm, xây dựng và phát
triển nhiều hơn để xây dựng vùng ngày càng vững mạnh góp phần xây dựng và
bảo vệ Đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh hơn.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuốn “Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm”.NXB Giáo
dục Việt Nam năm 2012.
2. “Địa lí tự nhiên Việt Nam” của Vũ Tự Lập. NXB Giáo Dục Hà Nội.
3. “Hỏi đáp kiến thức địa lí 12”. Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Nguồn internet.
15

×