Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống TIẾT KIỆM điện NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.62 KB, 5 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tây Hồ
Trường THCS Tứ Liên
Địa chỉ: Số 2 - Tổ 31 - Cụm 5 - Ngõ 172 Âu Cơ - Tứ
Liên - Tây Hồ - Hà Nội
Điện thoại:
Email:
Thông tin về học sinh
Họ và tên: Phạm Bích Diệp
Ngày sinh: 25 – 9 – 2000
Lớp: 9A
BÀI LÀM
1. Tên tình huống: TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trong đời sống hàng ngày, điện năng có vai trò vô cùng quan trọng. Nó
được dùng trong sinh hoạt, sản xuất,…
Điện được dùng nhiều nhất ở các trường học, các xí nghiệp,… Vì được sử dụng
nhiều nên hàng tháng sẽ phải trả tiền điện cao, không chỉ vậy còn làm Trái Đất
nóng dần lên.
Vậy nên chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện năng để đem lại lợi ích cho
chính chúng ta.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
Việc dùng điện chính đáng: dùng phục vụ cho học hành, bơm nước, thổi
cơm, tủ lạnh, xem ti vi…
Việc dùng điện lãng phí: Bật tivi khi không có người xem, ra khỏi phòng
không tắt điện, bật điều hòa rồi là quần áo, trời lạnh mặc áo ấm hay đắp chăn rồi
bật quạt…
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Áp dụng các kiến thức liên môn: Giáo dục công dân, Vật lí, Địa lí.
- Môn giáo dục công dân:


Dèn luyện tính cách không hoang phí cho các bạn học sinh.
Tuyên truyền các bạn cách sử dụng tiết kiệm điện năng và những hậu quả nếu
sử dụng lãng phí điện năng.
- Môn vật lí:
Để có được điện như ngày hôm nay các nhà khoa học, vật lí học phải nghiên
cứu rất nhiều năm có khi hàng chục năm. Nên chúng ta phải tích kiệm điện.
- Môn địa lí:
Điện được làm từ nước (thủy điện), than đá (nhiệt điện). Những nguyên liệu
tạo ra điện đều là những tài nguyên của nước ta. Dùng nhiều rồi những tài nguyên
này sẽ cạn kiệt. Nước ở các hồ chứa có thể vở gây ra lũ lụt, thiệt hại tới sản xuất,
chính còn người. Và còn gây ô nhiễm môi trường.
5. Giải pháp giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải
quyết tình huống.
Điện năng là nhu cầu thiết yếu của người dân vì vậy chúng ta phải biết sử
dụng tích kiệm.
Tác dụng của điện đối với cuộc sống của chúng ta là rất lớn. Những đồ gia
dụng như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng… đều phải sử dụng điện. Các nhà máy,
cửa hàng, trường học… cũng không thể thiếu điện, con người dùng điện để sưởi
ấm, chiếu sáng thông tin liên lạc với nhau… Có điện khiến cuộc sống của chúng ta
ngày càng hiện đại và tiện lợi hơn.
Nhưng bên cạnh những người sử dụng tiết kiệm điện năng vẫn còn có
những người sử dụng lãng phí. Các bạn, đa số là những bạn học sinh thường có
thói quen vừa học vừa xem tivi. Điều này vừa làm tốn điện mà còn làm cho ảnh
hưởng tới việc học tập của các bạn. Không chỉ vậy, các bạn còn có thói quen ra
khỏi phòng thì không tắt điện,
Vì vậy chúng ta phải có những giải pháp cho vấn đề này. Đầu tiên là về nhận
thức. Mỗi bạn phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng ở trường học cũng như ở
bất kì nơi nào. Hiểu được hậu quả mà sử dụng lãng phí điện năng. Sau đó là về
hành động. Các bạn phải tắt điện khi không cần thiết. Dùng những thiết bị điện có
công suất phù hợp như bóng đén compac huỳnh quang. Tuyên truyền mọi người

phải tích kiệm điện. Không chỉ vậy, nhà trường cũng phải có trách nhiệm. Tuyên
truyền cho các học sinh những lợi ích của điện, hậu quả lãng phí điện và cách sử
dụng tiết kiệm điện. Phải áp dụng những điều này cho những thế hệ trẻ nhất là lứa
tuổi mẫu giáo, tiểu học. Và nhà nước đầu tư phát minh ra những công cụ điện có
công suất phù hợp với người dân.
Điện năng vô cùng quan trọng vì vậy chúng ta phải biết tích kiệm điện để
bảo vệ cho chính cuộc sống của mình.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với tình huống trên, chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi
đến tất cả các bạn học sinh nói chung và các bạn học sinh trường THCS Tứ Liên
nói riêng sẽ có những ý nghĩa quan trọng như: Các bạn sẽ có ý thức tự
giác tích kiệm điện năng. Từ đó các bạn thấy rằng tất cả những điều chúng ta được
học từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống, không kiến thức
nào, không môn học nào được gọi là kiến thức hoặc môn học không quan trọng
nữa. Như vậy tự các bạn sẽ có ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không xem
nhẹ, coi thường môn học nào. Và hơn thế nữa thông qua cách vận dụng các kiến
thức để giải quyết tình huống trên, mỗi bạn học sinh khi được tuyên truyền đều có
ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, các hiện tượng
mà các bạn thường gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích thích tính tò mò, ham
học hỏi, đồng thời xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào. Từ đó sẽ thúc
đầy mạnh mẽ phong trào học tập trong mỗi học sinh và mỗi nhà trường.
HẾT
PHÒNG GD&ĐT QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS TỨ LIÊN

Bµi dù thi
Cuéc thi vËn dông kiÕn thøc liªn m«n
Häc sinh thùc hiÖn : Ph¹m BÝch DiÖp – 9A
N¨m häc 2014 -2015

×