Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tầm QUAN TRỌNG của mũ bảo HIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.49 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LÔMÔNÔXỐP
Địa chỉ: Trần Văn Cẩn, Mỹ Đình 2, Mỹ Đình
Nam Từ Liêm, Hà Nội
- - -    - - -
BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:TẦM QUAN TRỌNG CỦA MŨ BẢO HIỂM
MÔN:VĂN
CÁC MÔN TÍCH HỢP:VĂN-GDCD-CN
1.Họ và tên học sinh: Trịnh Ngọc Mai
Ngày sinh: 08/07/1999 Líp: 10 D
2.Họ và tên học sinh: Vũ Phương Thanh:
Ngày sinh: 15/02/1999 Líp: 10 D
Năm học 2014-2015
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, trong khi phụ huynh trang bị cho mình đầy đủ mũ bảo hiểm
(MBH), áo, khẩu trang thì con em của họ ngồi phía sau xe lại không được đội
MBH. Mặc dù có quy định trẻ em từ 6 tuổi trở lên đều phải đội MBH khi tham gia
giao thông bằng mô tô, xe máy. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh trên cả nước vẫn
chưa thực sự coi trọng vấn đề này khi việc cho trẻ em ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy cùng tham gia giao thông với người lớn mà không đội MBH còn khá phổ
biến, thậm chí, nhiều phụ huynh chở từ 2 đến 3 học sinh nhưng vẫn không đội
MBH cho trẻ. Tình trạng đó đang gióng lên tiếng chuông báo động về ý thức tham
gia giao thông, coi thường tính mạng của con em mình của không ít phụ huynh.
II. Mục tiêu của tình huống
- Nhận thức tầm quan trọng của MBH trong việc bảo vệ tính mạng của con
người;
- Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông;


- Góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt với trẻ em, thế hệ tương
lai của đất nước.
III. Nghiên cứu về tình huống
1. Sự hình thành và phát triển của MBH
Lịch sử ghi nhận MBH (MBH) xuất hiện trong chiến tranh. Trước những
loại vũ khí như dao, kiếm, mác quân đội Ba Tư đã tìm ra một vật dụng có thể
bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ. Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần
dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ chế tạo ra chiếc MBH
bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần
che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng
được tăng thêm - mũ trùm kín cả đầu. Người La Mã phát triển hình dạng MBH
thêm một bậc nữa, đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ riêng.
Phần vành mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn,
tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.
Vào thế kỉ 16-17, mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành
rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào
của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng trường, súng lục lên ngôi. MBH ít
được trọng dụng hơn trước, đa phần chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến
chiến tranh thế giới thứ nhất, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho
người lính, chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ. Năm 1914,
người Pháp chính thức coi MBH là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần
lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương.
Ngày nay, MBH dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn thuần là
trang bị của quân đội. MBH được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ
trụ, quân đội, thể thao Công nhân và kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng phải đội
mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu
dục… rất cần MBH để an toàn. Người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp
được khuyến cáo phải đội MBH.
Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đội MBH, thậm chí bắt buộc đội MBH khi
điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của

nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia
đã áp dụng luật này.
Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội MBH đối với
người ngồi trên mô tô xe máy trên mọi tuyến đường.
2. Qui định về MBH
MBH là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va
đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa (với nghĩa này, ở Việt Nam, người
ta gọi bóng gió là “nồi cơm điện”). Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, MBH còn chỉ
đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể
thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết ) hay các loại mũ bảo hộ
lao động (xây dựng, khai mỏ )
Bộ khoa học công nghệ cũng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về MBH
cho người đi mô tô, xe máy (QCVN 2: 2008/BKHCN), ban hành theo quyết định
số 04/2008/QĐ-BKHCN và thông tư 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
ngày 28/2/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho
người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo đó, MBH cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
(kể cả xe máy điện), xe đạp máy đôi khi tham gia giao thông phải đủ các tính năng
sau:
Thứ nhất, về cấu tạo mũ phải đủ 3 bộ phận gồm vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ
xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo;
Thứ hai, mũ đó đã được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR
(dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên
MBH hoặc được dán lên MBH bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa,
làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật:
- Đối với nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông
tin: Tên sản phẩm phải có cụm từ “MBH cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ
và cơ sở sản xuất, cỡ mũ, năm tháng sản xuất;
- Đối với nhãn của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên
sản phẩm phải có cụm từ “MBH cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ

chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng
sản xuất.
Ngoài ra, cũng theo quy chuẩn này, đối với MBH có lưỡi trai mềm gắn liền
vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được, độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với
vỏ mũ đến điểm dài nhất của lưỡi trai không quá 70mm. Trường hợp mũ có lưỡi
trai cứng gắn liền vỏ mũ, độ dài của lưỡi trai không lớn hơn 50mm. Trường hợp
MBH có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
3. Quy định của pháp luật về việc đội MBH nói chung, đối với trẻ em
nói riêng
a. Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe
gắn máy phải đội MBH có cài quai đúng quy cách.
b. Theo Thông tư liên tịch số: 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT
quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH cho người đi xe mô
tô, xe gắn máy, xe đạp máy (quy định cụ thể trong Điều 8. Trách nhiệm của
ngườiđiều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy).
c. Theo Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử
phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện),
các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ. Cụ thể: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điểm i Khoản 3 Điều 6: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội
“MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
- Điểm k Khoản 3 Điều 6: Chở người ngồi trên xe không đội “MBH cho
người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” không cài
quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06
tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
d. Phạt tiền khi chở trẻ em trên 6 tuổi không đội MBH, bắt đầu từ 12/9/2012.
Mức phạt 100.000đ - 200.000 đồng với người ngồi trên xe máy không đội MBH

hoặc không cài quai đúng cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em
dưới 6 tuổi.
Điều luật trên nằm trong dự thảo mới nhất của Nghị định Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ đang được Bộ GTVT soạn thảo.
Mức phạt 100.000đ - 200.000 đồng cũng áp dụng cho người đi xe đạp máy
không đội MBH, chở trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ, lỗi chở quá 2 người so với
số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 14 tuổi) hoặc không
tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông tại nơi ùn tắc.
Nhiều bậc phụ huynh vẫn phớt lờ quy định đội MBH cho trẻ em trên 6 tuổi


IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Đây là một vấn đề lớn. nhóm học sinh gồm ba người chúng em khó có thể
tự giải quyết được nên chúng em cần đến sự giúp đỡ của các bậc phụ hunh, của
nhà trường, xã hội, của các nhà chức trách. Cụ thể như sau:
- Đề nghị bác tổ trưởng tổ dân phố đưa nội dung “Đội MBH cho trẻ khi
tham gia giao thông” vào những buổi họp nhằm tuyên truyền, nhắc nhở mọi người
trong khu dân cư.
- Đề nghị nhà trường tuyên truyền về những hậu quả của việc không đội
MBH khi tham gia giao thông để mọi người nhận ra sự nguy hiểm của nó và
nghiêm túc chấp hành luật an toàn giao thông.
- Đề nghị BGH nhà trường mời công an phường về trường phổ biến luật bắt
buộc đội MBH đối với học sinh khi tham gia giao thông.
- Tổ chức các cuộc thi vẽ, viết, chụp ảnh về chủ đề “ Học sinh và vấn đề đội
MBH khi tham gia giao thông”.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Mô tả quá trình thực hiện
*Bước 1: Gặp bác tổ trưởng để đề nghị bác cho thêm nội dung: “ Học
sinh và vấn đề đội MBH khi tham gia giao thông” vào các cuộc họp tổ dân phố.
- Đề xuất các phương án để làm thay đổi quan niệm của mọi người khi cho

rằng đội MBH có hại cho vùng cổ của học sinh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Phản ánh lại với bác trưởng khu những vấn đề nhóm đã thực tế được trong
quá trình quan sát việc đội MBH của học sinh khi tham gia giao thông.
- Đưa hai nội dung kể trên vào các cuộc họp. Trong nội dung có bao gồm
thực trạng hiện nay, nguyên nhân - hậu quả việc học sinh không đội MBH khi
tham gia giao thông để mọi người có thể thảo luận, đưa ra các ý kiến của mình để
khắc phục tình trạng trên .
*Bước 2: Đề nghị bác tổ trưởng tổ dân phố nhận nhóm học sinh gồm ba
người chúng em làm những tuyên truyền viên của khu dân cư để góp phần
giúp mọi người nhận ra nguyên nhân và tác hại của việc không đội MBH khi
tham gia giao thông đối với nền kinh tế và xã hội, đất nước cùng cuộc sống
của chính chúng ta.
1.Thực trạng của vấn đề:
- Dạo qua các cổng trường tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
trước giờ vào học và lúc tan trường, không khó để bắt gặp hình ảnh phụ huynh
đưa, đón con “quên” đội MBH cho trẻ. Điều này cho thấy, nhiều bậc phụ huynh
chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc đội MBH nên thực hiện chưa
nghiêm túc. Đội MBH cho con khi chở con bằng phương tiện mô tô, xe máy chưa
trở thành thói quen của nhiều người. Một số vị phụ huynh lại đối phó với quy định
của pháp luật bằng cách… treo sẵn MBH ở trước xe. Chỉ khi tới những đoạn
đường có bóng dáng của cảnh sát giao thông họ mới dừng xe lại và cho con đội
MBH.
- Trên thực tế, quan sát việc đội MBH tại một số tỉnh ngay sau khi có quy
định bắt buộc đội MBH khi tham gia giao thông cho thấy tỷ lệ đội mũ trung bình ở
người lớn là 96% nhưng tỷ lệ này ở trẻ em chỉ đạt 39%.
2. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trẻ em không đội MBH khi tham gia
giao thông
- Để biện hộ cho việc không tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật trong
việc đội mũ cho trẻ, các vị phụ huynh thường vin vào nhiều lý do khác nhau như:
nhà gần, không cần phải đội mũ; sợ con bị vướng víu, khó chịu; không có nơi cất

đặt, sợ mất mát. Một số bậc phụ huynh lại tỏ ra lo lắng: trẻ có thể bị ảnh hưởng đốt
sống cổ khi đội MBH.
- Ngoài lý do sợ MBH ảnh hưởng đến trẻ, nhiều phụ huynh cũng "tặc lưỡi"
bỏ qua việc trang bị mũ cho con trẻ vì không có chế tài áp dụng đối với người lớn
khi đèo trẻ em trên xe mà không cho trẻ đội MBH Ngoài ra, việc trẻ em dưới 16
tuổi không đội mũ cũng không phải chịu phạt vi phạm hành chính bằng tiền cũng
là một hạn chế đối với việc thi hành luật đội MBH đối với trẻ em.
3. Hậu quả của vấn đề
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm cả nước có
khoảng 20.000 người bị thương, 1.200 người tử vong vì tai nạn giao thông. Trong
số đó, nạn nhân là trẻ em chiếm đến 35%. Đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ bị tử vong vì tai
nạn giao thông do không đội MBH đang ngày càng có chiều hướng gia tăng.
4. Tại sao phải đội MBH cho trẻ em?
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và thương tích cho trẻ em tại Việt Nam. Mỗi ngày trôi qua, hàng trăm hàng ngàn
sinh mạng trẻ em đang gặp nguy hiểm khi đi xe máy do không được đội MBH
MBH đã được chứng minh giúp giảm khả năng chấn thương nặng do tai nạn
giao thông tới 69% và giảm khả năng tử vong tới 42%.
So với những người đi xe máy có đội MBH, những người không đội MBH
có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần và nguy cơ này tăng lên hơn 10 lần
trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Một số phụ huynh cho rằng không nên mang MBH cho trẻ em, nhưng không
có bằng chứng nào cho thấy đội MBH làm tăng nguy cơ chấn thương cổ ở trẻ em,
hoặc dùng MBH có thể làm yếu cơ bắp ở cổ hay ảnh hưởng đến sự phát triển của
cột sống của bé. Lượng xe máy đang tăng nhanh hàng năm trên mọi tuyến đường
của Việt Nam. Tình trạng lưu thông dày đặc càng làm tăng nguy cơ khó lường và
nguy hiểm tính mạng xảy ra với bạn khi tham gia giao thông.
Thậm chí nếu bạn là một tay lái vững vàng thì cũng vẫn còn rất nhiều nhân
tố không thể kiểm soát khi ở trên đường, đặc biệt là hành vi tham gia giao thông
của người khác. Bởi vì tai nạn giao thông là không thể dự đoán được, bạn chỉ có

thể dùng mọi biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và con bạn khỏi thương
tích mà thôi. Đội MBH là cách hợp lý và hiệu quả cao để bảo vệ mạng sống của
con em bạn.
Mặc dù pháp luật đã qui định bắt buộc cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi đều
phải đội MBH khi đi xe máy, thực tế là tỷ lệ trẻ em đội MBH lại thấp hơn người
lớn rất nhiều.
Tại các thành phố lớn nhất của Việt Nam tỷ lệ trẻ em đội MBH chỉ chiếm
18% trong khi tỷ lệ người lớn đội MBH là 89%. Tỷ lệ này cho thấy người lớn hiểu
rõ sự cần thiết của việc đội MBH – vậy tại sao lại không bảo vệ trẻ em?
Hàng năm có hơn 3000 trẻ em thiệt mạng và hàng chục ngàn trẻ em bị chấn
thương nghiêm trọng khi tham gia giao thông ở Việt Nam, chúng ta phải có hành
động khẩn cấp ngay từ lúc này.
Hầu hết người lớn đội MBH, tại sao lại không đội MBH cho con bạn?
* Bước 3: Đề nghị BGH nhà trường đưa vấn đề “Đội MBH cho trẻ khi
tham gia giao thông” vào các tiết sinh hoạt cuối tuần, trong một số giờ chào
cờ sáng thứ hai.
- GVCN tổ chức các tổ trong lớp thi tìm hiểu, trả lời về thực trạng, nguyên
nhân, hậu quả của việc học sinh không đội MBH khi tham gia giao thông. Tại sao
học sinh phải đội MBH khi tham gia giao thông.
- Đoàn đội tổ chức cho học sinh thể hiện câu trả lời của mình bằng nhiều
hình thức : kịch, ảnh, tranh…(tích hợp kiến thức Ngữ văn, hội họa)
- Tuyên truyền trên các mạng của nhà trường với những thông tin đã được
xác thực. (Vận dụng kiến thức bộ môn Tin học ).
* Bước 4: Gặp gỡ với các giáo viên dạy GDCD, kết hợp với GV dạy
GDCD ở các lớp để yêu cầu các học sinh viết bài thi tìm hiểu về vấn đề “Đội
MBH cho trẻ khi tham gia giao thông”.
* Bước 5: Đề nghị với BGH nhà trường mời các chiến sĩ công an phường
về phổ biến quy định của pháp luật về đội MBH đối với học sinh khi tham gia
giao thông.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:

* Với thực tiễn học tập: Vận dụng được các kiến thức trong các bộ môn
(Ngữ Văn, Sinh học, Vật lý, Tin học, Hội họa, GDCD) để giải quyết tình huống.
* Với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội: Giải quyết vấn đề học sinh và
vấn đề đội MBH khi tham gia giao thông góp phần nâng cao ý thức người dân về
việc chấp hành luật an toàn giao thông.

×