Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

giáo án lớp chôiì chủ đề nghề nghiệp và cô giáo em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.95 KB, 28 trang )

Đề tài : CÔ VÀ MẸ
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Thích nghe cô hát và biết hưởng ứng cùng cô
- Trẻ biết chơi trò chơi "Ai nhanh nhất" và tích cực tham gia trò chơi, chơi
đúng luật.
II/ Chuẩn bị:
- Băng dĩa, Đàn organ
- Dụng cụ gõ
- Vòng ( hoặc ghế)
III/ Tiến hành:
Hoạt động 1: Tập vỗ theo tiết tấu chậm "Cô và mẹ". Tác giả Phạm
Tuyênϖ
- Đoán tên bài hát Cô cho trẻ nghe một đoạn giai điệu
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát lại cả bài
- Hát kết hợp với đàn 1 lần
- Cô hát kết hợp vỗ theo TTC cả bài (1 lần)
- Cả lớp hát + vỗ theo TTC
- Mời nhóm, bạn trai, bạn gái hát + vỗ theo TTC
- Cô mời cá nhân lên hát và vỗ theo TTC bằng dụng cụ gõ
Hoạt động 2: Nào ta cùng nghe hát bài "Cô giáo"ϖ
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần. Giới thiệu tên tác giả ( Đỗ Mạnh Thường)
- Đàm thoại với trẻ về nội dung, giai điệu bài hát. Cho trẻ nghe lần 2 qua
máy
- Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
ϖ Hoạt động 3: Ai nhanh nhất
 Luyện phản xạ nhanh nhẹn cho bé
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi
- Cả lớp cùng chơi
- Kết thúc hoạt động.


Đề tài: BÉ LÀM THỢ XÂY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết một số loại hình khối với tính chất đặc trưng qua kỹ năng
khảo sát hình .
- Rèn kỹ năng xếp chồng các loại hình khối thành hình tháp theo yêu cầu
của hoạt động .
- Biết dán chồng các hình hình học thành hình tháp cao theo tưởng tượng
và sáng tạo của trẻ
- Phát triển tư duy quan sát, trừu tượng, trí nhớ có chủ địn, sử dụng đúng
các thuật ngữ tốn học.
- GD nếp hoạt động theo hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
- Rổ đựng học cụ, các loại hình khối, ĐC xây dựng , 4 rổ lớn
- Mô hình nhà cao tầng cho trẻ quan sát ( mô hình trẻ tự làm theo gợi ý
của cô ở HĐ đầu giờ )
- Tập TH vui, giấy thủ công và hồ dán cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ cùng hát và VĐ minh họa bài hát " Cháu yêu cô chú công
nhân"
- Cô hỏi trẻ :
+ Chú công nhân xây dựng được những gì nhỉ ?
+ Xây như thế nào ? ( gợi ý cho trẻ nhớ lại những công việc của chú công
nhân xây dựng )
+ Bây giờ mình hãy cùng đến xem công trình xây dựng của những chú
công nhân tí hon lớp mình
nhé!
- Trò chuyện với trẻ:
+ Ngôi nhà cao tầng này được xây dựng thế nào? ( mô tả, đếm số tầng nhà
)

+ Các bạn đã sử dụng những vật liệu gì để xây? ( chỉ cho trẻ những hình
khối xếp chồng lên )
- Yêu cầu trẻ: " Hãy tìm cho cô mỗi bạn các loại vật liệu giống như vậy!"
- Cô cho trẻ tự lấy rổ và lựa chọn các hình khối cô để sẵn trong các thùng
xung quanh lớp, và ngồi theo đội hình tuỳ hướng dẫn của cô
* Hoạt động 2:
- Yêu cầu trẻ thực hiện và đàm thoại cùng trẻ:
+ Các bạn đã lấy được những loại hình khối nào ?
( cô cho trẻ gọi tên từng loại hình khối, cầm đưa lên và đặt xuống trước
mặt )
+ Những hình khối này có lăn được không nhỉ ? Vì sao?
+ Vì sao gọi là khối vuông ? ( cho trẻ đếm các mặt của hình khối , nhận
biết các mặt đều là hình
vuông )
+ Khối chữ nhật và khối vuông có giống nhau nhau? Khác ra sao?
+ Khối tam giác có gì đặc biệt ? Khi xây dựng , mình dùng khối tam
giác làm gì nhỉ ?
+ Hãy xây nhà bằng các hình khối mà bạn có! ( hỏi vài trẻ : Xây như thế
nào ? )
cho trẻ đổ các hình khối vào 4 cái rổ lớn cô để sẵn ở 4 góc phòng
* Hoạt động 3:
- TC "Xây tháp" : cô chia trẻ thành 4 nhóm đều nhau, giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm xây một cái tháp
với các loại hình khối trong rổ
- Cách chơi: có thể tổ chức theo hình thức thi đua hay hoạt động theo
nhóm trong một khoảng thời gian nhất định ( cô mở nhạc là bắt đầu hoạt
động, tắt nhạc là ngưng hoạt động )
- Luật chơi : sử dụng tất cả các loại hình khối để xây, xây cao mà không
bị đổ .
- Khuyến khích trẻ xây tháp thật cao , lựa chọn các hình khối xếp chồng

lên nhau cho hợp lý
- Cô kiểm tra xem nhóm nào xây tháp cao nhất , xây chắc chắn nhất, xây
đẹp nhất !
* Hoạt động kết hợp :
- Cho trẻ thực hành " Dán cây tháp chóp "
- Cô gợi ý cho trẻ một số mẫu, gợi ý trẻ sáng tạo
- Chú ý nhắc trẻ kỹ năng dán chồng các hình sát cạnh nhau, không dán
cách quãng
Đề tài: BA MẸ CỦA BÉ LÀM NGHỀ GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết nghề nghiệp của ba mẹ với công lao khó nhọc vất vả để nuôi
con.
- Phân biệt một số nghề phổ biến trong xã hội: bác sĩ, thợ may, cô giáo, ca
sĩ , công nhân
- Phát triển khả năng diễn đạt của trẻ, tư duy, trí nhớ có chủ định.
- GD trẻ biết lòng biết ơn hiếu thảo với ba mẹ và trân trọng nghề nghiệp
của ba mẹ
II. CHUẨN BỊ :
- Giao nhiệm cho trẻ về nhà hỏi xem ba mẹ làm nghề gì, quan sát công
việc của ba mẹ
- Học thuộc câu ca dao về công ơn của ba mẹ
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ cùng đọc câu ca dao:
" Cha mẹ vất vả ngày đêm
Mong con khôn lớn mai sau nên người"
- Hỏi trẻ:
+ Câu ca dao các bạn vừa đọc nói về ai?
+ Ba mẹ các bạn làm việc vất vả để làm gì?
+ Các bạn có biết ba mẹ của mình làm nghề gì không?

- Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của ba mẹ trẻ, gợi ý cho trẻ mô tả về
công việc của ba haymẹ mình mà trẻ nhớ nhất :
+ Mẹ của mẹ bán hàng ở đâu Bạn thấy mẹ bán hàng như thế nào?
+ Ba của bạn làm tài xế lái xe gì?
+ Ba ( mẹ ) con làm ở công ty nào?
- Gợi cho trẻ niềm tự hào về nghề nghiệp của ba mẹ mình
- Giáo dục trẻ:
+ Các bạn có thương ba mẹ không?
+ Phải làm gì để đền đáp công ơn của ba mẹ?
* Hoạt động 2:
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh minh họa và gọi tên nhân vật trong
hình
- Đàm thoại để gợi ý tưởng cho trẻ:
+ Vì sao các bạn biết đây là bác sĩ ? Những ai cần đến bác sĩ ? Bác sĩ
làm việc ở dâu nhỉ ?
+ Đây là ai? Bác thợ mộc đang làm gì? Trong lớp mình có sản phẩm
nào của bác thợ mộc ?
+ Hình ảnh này làm các bạn nhớ đến ai? Làm cô giáo có thích không
nhỉ ?
+ Nghề thợ may giúp ích gì cho mọi người?
- Hỏi trẻ: Bạn ước mơ sau này sẽ làm nghề gì? Nghề ấy giúp ích gì cho
mọi người ?( làm bác sĩ chữa bệnh cho nhiều người, làm tài xế lái xe chở
khách, làm thợ may để may nhiều quần áo đẹp, làm ca sĩ )
* Hoạt động 3:
- TC " Tạo dáng nghề " : cho trẻ di chuyển theo vòng tròn, vừa đi vừa
hát
- Cách chơi: khi nghe hiệu lệnh của cô ( vỗ tay hay vỗ trống lắc ) thì dừng
lại tạo dáng một công việccủa nghề nào đó của ba mẹ hay tự trẻ nghĩ ra
- Sau mỗi lần tạo dáng, cô hỏi vài trẻ : Bạn tạo dáng nghề của ai? Đó là
nghề gì ?

Đề tài : BÉ BIẾT NHỮNG NGHỀ NÀO ?
I.Mục đích yêu cầu
+ Giúp trẻ biết được một số nghề phồ biến trong xã hội:
Nghề sản xuất: công nhân nhà máy giấy
Trẻ biết: công việc , nơi làm việc của họ
+Trẻ thấy được sự khác nhau giữa sản phẩm làm ra của hai người công
nhân:
thợ dệt, thợ làm giấy
+Trẻ biết thương yêu, kính trọng, biết ơn đối với các công việc của người
lớn.
Trẻ tập trung chú ý, biết lắng nghe hưởng ứng các hoạt động cô tổ chức.
II.Chuẩn bị: nhạc đĩa các bài hát, các loại vải giấy, mô hình nhân vật rời.
III.Tổ chức hoạt động:
* HĐ1: Đố bé biết đó là nghề gì?
+ Cô đọc câu đố có nói đến một số nghề: chú bộ đội, cô giáo. Cô đàm
thoại về: nơi làm việc, công việc của họ
+ Cô đặc biệt nhấn mạnh giơiù thiệu cho trẻ biết về nghề sản xuất: người
công nhân thợ dệt, thợ in giấy và sản phẩm của họ làm ra: thợ dệt: vải; thợ
in giấy: giấy
+ Cô trưng bày một số mẫu sản phẩm vải, giấy cho trẻ
Các loại giấy khác nhau: bìa cứng, giấy mỏng, giấy màu, giấy bóng
• HĐ2: Làm thí nghiệm so sánh sản phẩm của người thợ dệt và thợ in
giấy.
Phát mỗi trẻ 1 tờ giấy trắng , trẻ quan sát
Cô hỏi : từ tờ giấy chúng ta có thể làm được những gì ?
+Các con có biết vải và giấy khác nhau như thế nào không?
+ Có phải giấy nào cũng làm hộp, gấp ra các con vật được không?
Cô cho trẻ so sánh ( sờ lên giấy )hai loại giấy : giấy bìa, giấy viết
Cô hỏi : các con thấy 2 loại giấy này như thế nào so với nhau?
- Nếu làm hộp thì chọn loại giấy nào ?

- Tại sao chọn giấy dày và cứng?
- Để gấp ra các con vật đồ chơi thì chọn giấy nào ?
- Tại sao chọn giấy mỏng?
• Hoạt động 3
Cô để trên bàn nhiều lại giấy khác nhau : giấy cứng, giấy màu, giấy trắng,

Cô cho trẻ lên chọn giấy theo yêu cầu của cô : Giấy để viết thư, giấy gói
quà, giấy để gấp kết hỏi lí do vì sao chọn loại giấy đó.
• Giáo dục
Các con có biết cô chú công nhân làm giấy từ đâu?
Từ lá cây, từ gỗ, giấy vụn
Người ta dùng giấy để làm gì ?
Nếu không có giấy thhif sẽ như thế nào?
Vậy muốn có giấy thì chúng ta phải làm gì?
Cô chú công nhân làm giấy rất vất vả nên chúng ta phải đối xử như thế
nào ?
+Cô làm thí nghiệm cho trẻ quan sát thấy sự khác nhau của hai sản phẩm
do hai công nhân làm ra
Kết luận: Vải khi cho vào nước, vò: không bị rách.
Giấy khi cho vào nước vò thì bị rách.
Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn quần áo, sách truyện ngăn nắp.
* HĐ3: Kể chuyện:
+Cô tạo tình huống có bé Tí lười biếng không chịu sắp xếp quần áo, sách
vở ngăn nắp nên bị Chuột tha vào vũng nước gần nhà
+ Cô dẫn trẻ đến nhà bạn Tí và kể chuyện cho trẻ nghe.
+ Đàm thoại:
Trong câu chuyện cô kề có những nhân vật nào?
Bé Tí trong câu chuyện là em bé như thế nào?
Để bé Tí nhận ra lỗi của mình chú Chuột đã làm gì.
Chuyện gì đã xảy ra khi Tí tìm thấy sách vở, quần áo của mình trong vũng

nước?
Bé Tí hối hận và đã nói với mẹ như thế nào?
Trong câu chuyện cô nghe vang lên nhiều âm thanh, con nghe thấy âm
thanh gì?
Kết thúc: Cô dặn các bé phải biết giữ gìn quần áo, sách vở ngăn nắp, phải
biết yêu quý sức lao động, sản phẩm của người lao động làm ra.
Hướng dẫn dắt để trẻ có mơ ước về nghề nghiệp trong tương lai khi lớn
lên.
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Cô thợ may
Nhóm lớp: Chồi
Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhận biết công việc của cô thợ may, ích lợi của công việc này.
Gọi tên và nhận biết công dụng của một số dụng cụ sử dụng trong nghề
may
Rèn kỹ năng so sánh, xếp thứ tự ba kích thước.
Rèn luyện kỹ năng cắt, xé, dán của trẻ.
Giáo dục trẻ biết lợi ích các nghề trong xã hội và tôn trọng, yêu quý
những người làm ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Giáo dục trẻ tính tự giác, yêu lao động.
Chuẩn bị:
Một số mẫu quần áo.
Các dụng cụ dùng trong nghề may: vật thật và tranh ảnh.
Rổ Giấy màu, giấy báo, màu, thước kẻ, kéo, bút màu, keo dán, giấy A4 có
vẽ hình búp bê.
Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Bé đến thăm cô thợ may:
Cô và bé cùng lên xe bus đến nhà cô thợ may (Trò chơi nhỏ)
Cho trẻ xem Phim hoặc album về nghề may: cô thợ may đo quần áo cho
khách, cô thợ may đang may đồ, đang ủi đồ v.v…

Đàm thoại: các con vừa thăm nhà ai?
Cô thợ may đang làm gì?
Để làm được công việc đó cô thợ may sử dụng công cụ gì?
Tiếp tục giới thiệu cho trẻ một số công cụ của nghề may
Mỗi công cụ may là một bức tranh, bên ngoài bức tranh được che bởi ba
miếng hình chữ nhật nhỏ, cô gỡ từng miếng hình chữ nhật cho trẻ khám
phá từng phần và đoán xem đó là công cụ gì?
2. Hoạt động 2: Cô thợ may cần gì?
Cô và trẻ cùng đi mua một số dụng cụ về mở tiệm may.
Khi đi đến cửa hàng, khi cô đưa ra bức tranh nào, thì trẻ lựa dụng cụ liên
quan đến bức tranh đó.
Ví dụ: cô đưa ra bức tranh: cô thợ may đang đo quần áo cho khách thì trẻ
lựa thẻ hình thước đo.v v…
Tương tự co cho trẻ chơi và lựa chọn dụng cụ cho đến khi đầy đủ các
dụng cụ.
Kết hợp giáo dục trẻ về lợi ích của nghề may, hình thành tình cảm tốt đẹp
của trẻ đối với những người lao động.
Hoạt động 3: Bé làm thợ may:
Mỗi trẻ về góc lấy một rổ: bút, thước, giấy màu, giấy trắng A4 có vẽ sẵn
hình búp bê, kéo, keo dán…
Cô yêu cầu trẻ: xếp vải (giấy màu) trong rổ theo 3 kích thước từ nhỏ nhất
đến lớn nhất lần lượt từ trái sang phải.
Sau đó cô cho mỗi trẻ lấy vải, bút, kéo cắt thành những chiếc áo, quần từ
giấy màu rồi dán trang trí cho bạn búp bê trên giấy A4.

Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Cháu yêu cô chú công nhân
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát to, rõ lời, đúng nhịp bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
(Tác giả Hoàng Văn Yến).

- Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát.
- Trẻ phối hợp cùng nhóm minh họa cho bài hát.
- Trẻ biết một số dụng cụ của một số nghề quen thuộc như: công
nhân xây dựng thì cần có bay, ximăng, cát, gỗ, thợ may cần có kéo,
vải, thước đo, phấn…
III. Chuẩn bị:
Máy casset, đàn, đĩa nhạc.
Bộ gõ, cây múa, phát trẻ, quạt.
Tranh một số nghề nghiệp.
V. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chơi: đoán nghề qua hành động.
Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có một bạn lên lấy một bức
tranh vẽ một nghề, nhóm sẽ thảo luận tìm cách diễn tả động tác của
nghề đó cho nhóm còn lại đoán.
2. Hoạt động 2:
Vận động theo nhạc:
Trẻ hát bài: “cháu yêu cô chú công nhân”
Trẻ nói tên tác giả của bài hát
Có giới thiệu vỗ tay theo nhịp, cô và trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Cô mời 1 trẻ lên múa minh họa.
Cô và trẻ cùng múa minh họa cho bài hát.
Trẻ tự chọn nhạc cụ và múa minh họa theo nhóm.
TRò chơi: “Nghe bài hát, đoán đồ vật”
Cô hát: “Cô giáo em” trẻ nói dụng cụ như : sách, phấn…
Cô hát: cháu yêu cô chú công nhân, cô giáo miền xuôi…
Nghe hát: “cô nuôi dạy trẻ” (Nguyễn Văn Tý)
Nghe đĩa
Nghe cô hát
Trò chuyện về tác giả và nội dung bài hát
kết thúc.

Chủ đề: Nghề xây dựng bé yêu
Đề tài: Nhà cao tầng bé thích
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết vẽ các kiểu nhà cao tầng khác nhau
- Rèn kỹ năng cầm viết và tư thế ngồi cho trẻ
- Biết tạo bố cục cân đối khi vẽ và cách phối màu sắc hài hòa, hợp lý
- Phát triển thêm ngôn ngữ cho bé qua tranh và giáo dục bé biết giữ gìn
sản phẩm mình tạo ra
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số nhà cao tầng
- Bút màu, giấy vẽ
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Điều bí mật
=> Bé kể về các loại nhà cao tầng
- Cô chuẩn bị các tranh vẽ một số nhà cao tầng cho trẻ quan sát và cùng
trò chuyện với trẻ về bố cục, màu sắc của bức tranh
- Để vẽ nên những ngôi nhà cao tầng thật đẹp các bé sẽ vẽ như thế nào?
Cho mỗi bé nói lên ý tưởng, bí mật của mình trước khi vào thực hành vẽ
2. Hoạt động 2: Nhà kỹ sư tài giỏi
=> Bé thực hiện, phối hợp những kỹ năng vẽ khác nhau tạo thành ngôi
nhà cao tầng
- Cùng chơi với cô trò chơi “Tôi bảo”
- Bé ngồi vào bàn thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho một số bé còn yếu
thực hiện vẽ hoàn chỉnh bức tranh. Khuyến khích các bé giỏi thể hiện sự
sang tạo của mình khi vẽ và tô màu.
3. Hoạt động 3: Ngôi nhà tôi yêu
=> Qua tranh vẽ phát triển ngôn ngữ cho bé, giáo dục bé biết giữ gìn yêu
quí sản phẩm của mình
- Sau khi trẻ vẽ xong, cô cho trẻ đặt tên bức tranh của mình và cùng trẻ

nhận xét tranh vẽ của mình, của bạn
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm vào góc xây dựng
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc gia đình: Bé tập pha nước chanh
* Góc tạo hình: Bé vẽ, cắt, xé dán từ họa báo, tạp chí một số ngôi nhà cao
tầng
* Góc âm nhạc: Hát múa, vận động các bài hát về nghề nghiệp
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Bé sưu tầm những đồ dùng từ họa báo
Chủ đề: Nghề xây dựng bé yêu
Đề tài: Bé yêu cô chú công nhân
Nhóm lớp: Chồi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết lắng nghe và đoán được tên bài hát về một số nghề nghiệp
- Phát triển thính giác cho bé qua trò chơi “Âm thanh cuộc sống
- Mạnh dạn, tự tin biểu diễn diễn cảm bài hát
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số ngành nghề
- Đồ dùng một số ngành nghề bằng kim loại, gỗ phát ra âm thanh
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ai đoán giỏi
=> Bé đoán được tên ngành nghề và kể một số đồ dùng của nghề đó qua
một số bài hát
- Cô chuẩn bị các tranh của một số ngành nghề, sau đó cô hát một đoạn
trong bài hát của ngành nghề đó bằng âm “La” cho trẻ đoán. Trẻ đoán
đúng thì cô gắn tranh của nghề đó lên và mời các bé khác kể tên một số
đồ dùng của ngành nghề đó.
2. Hoạt động 2: Cháu yêu cô chú công nhân

=> Bé vận động nhịp nhàng, sáng tạo, biết thể hiện tình khi hát bài “Cháu
yêu cô chú công nhân”
- Bây giờ cô sẽ hát cho các bé nghe một bài hát về cô chú công nhân,
chúng ta hãy cùng lắng nghe nhé.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát và giới thiệu tên bài hát, tác giả của bài hát
đó
- Dạy trẻ hát cùng cô. Cô chú ý lắng nghe và giúp trẻ hát to, rõ lời và
đúng nhịp.
- Tổ chức cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân. Khuyến khích trẻ vận động tự
do, sang tạo theo nhịp bài hát
3. Hoạt động 3: Âm thanh cuộc sống
=> Luyện tai nghe và phản xạ cho bé
- Cô chuẩn bị một số đồ dùng của một số ngành nghề phát ra âm thanh
khác nhau bằng kim loại, gỗ (búa, kiềm, thước đo ). Cho trẻ nghe qua
những âm thanh của dụng cụ đó phát ra.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi bằng cách bịt mắt trẻ lại và mời một trẻ khác lên
gõ cho bạn đoán: Đó là âm thanh của đồ dùng nào?. Có thể bịt mắt từ 2 –
3 trẻ củng chơi và đoán âm thanh của các đồng dùng đó
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát và vận động các bài hát về nghề nghiệp
* Góc tạo hình: Bé cắt, dán từ họa báo, tạp chí một số ngành nghề để làm
sách
* Góc xây dựng: Bé đóng vai chú câng nhân “Xây dựng công viên
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: cái gì trong chai
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Đọc thơ: Ước mơ của bé
Chủ đề: Nghề xây dựng bé yêu
Đề tài: Bé yêu cô chú công nhân
Nhóm lớp: Chồi

I. Mục đích yêu cầu:
- Bé biết lắng nghe và đoán được tên bài hát về một số nghề nghiệp
- Phát triển thính giác cho bé qua trò chơi “Âm thanh cuộc sống
- Mạnh dạn, tự tin biểu diễn diễn cảm bài hát
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ một số ngành nghề
- Đồ dùng một số ngành nghề bằng kim loại, gỗ phát ra âm thanh
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Ai đoán giỏi
=> Bé đoán được tên ngành nghề và kể một số đồ dùng của nghề đó qua
một số bài hát
- Cô chuẩn bị các tranh của một số ngành nghề, sau đó cô hát một đoạn
trong bài hát của ngành nghề đó bằng âm “La” cho trẻ đoán. Trẻ đoán
đúng thì cô gắn tranh của nghề đó lên và mời các bé khác kể tên một số
đồ dùng của ngành nghề đó.
2. Hoạt động 2: Cháu yêu cô chú công nhân
=> Bé vận động nhịp nhàng, sáng tạo, biết thể hiện tình khi hát bài “Cháu
yêu cô chú công nhân”
- Bây giờ cô sẽ hát cho các bé nghe một bài hát về cô chú công nhân,
chúng ta hãy cùng lắng nghe nhé.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát và giới thiệu tên bài hát, tác giả của bài hát
đó
- Dạy trẻ hát cùng cô. Cô chú ý lắng nghe và giúp trẻ hát to, rõ lời và
đúng nhịp.
- Tổ chức cho trẻ hát theo nhóm, cá nhân. Khuyến khích trẻ vận động tự
do, sang tạo theo nhịp bài hát
3. Hoạt động 3: Âm thanh cuộc sống
=> Luyện tai nghe và phản xạ cho bé
- Cô chuẩn bị một số đồ dùng của một số ngành nghề phát ra âm thanh
khác nhau bằng kim loại, gỗ (búa, kiềm, thước đo ). Cho trẻ nghe qua

những âm thanh của dụng cụ đó phát ra.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi bằng cách bịt mắt trẻ lại và mời một trẻ khác lên
gõ cho bạn đoán: Đó là âm thanh của đồ dùng nào?. Có thể bịt mắt từ 2 –
3 trẻ củng chơi và đoán âm thanh của các đồng dùng đó
4. Hoạt động 4: Hoạt động góc
* Góc âm nhạc: Bé hát và vận động các bài hát về nghề nghiệp
* Góc tạo hình: Bé cắt, dán từ họa báo, tạp chí một số ngành nghề để làm
sách
* Góc xây dựng: Bé đóng vai chú câng nhân “Xây dựng công viên
5. Hoạt động 5: Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: cái gì trong chai
- Chơi tự do
6. Hoạt động 6: Hoạt động chiều – Đọc thơ: Ước mơ của bé
TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH
Đề tài : VŨ ĐIỆU SÔI ĐỘNG
GVTH: NGUYỄN THỊ THU HÀ
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
I. Mục đích yêu cầu:
- Bé cảm nhận tốt nhịp điệu âm nhạc, điều khiển cơ thể để có những
vận động nhịp nhàng theo nhạc.
- Bé biết thêm về điệu múa của nước ngoài.
- Bé yêu thích việc rèn luyện cơ thể qua hoạt động múa .
- Bé rèn kĩ năng cắt , dán, xỏ hạt, thiết kế trang phục múa
II. Chuẩn bị :
- Giáo án điện tử
- Khăn voan
- Kim sa, dây xỏ
- Kéo, hồ dán
- Chuông nhỏ
III. Tiến hành:

1. Hoạt động 1 : Xin chào Alibaba
- Cô tặng bé một món quà  slide 2
- Mở quà ra là hình chiếc tivi slide 3
- Cô cho bé xem video clip bài “ Alibaba” của bé Xuân Mai.
- Trò chuyện về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về ai?
+ Alibaba sống ở đâu?
+ Quần áo alibaba có gì khác với chúng ta?
- Gợi ý bé đi thăm đất nước của Alibaba
- Hát bài “ Nào mình cùng lên xe buýt” để đi thăm Alibaba slide 4
2. Hoạt động 2: Nhà thiết kế nhí
- Bé đến thăm đất nước của Alibaba và cùng nhau nhảy tự do theo
nhạc > slide 5
- Cùng xem clip dạy múa bụng của các bạn nước ngoài.
- Cho trẻ nhận xét về trang phục, cách múa
- Cho trẻ xem một số mẫu trang phục múa slide 6
- Bé chia nhóm cùng nhau thiết kế trang phục múa cho bản thân.
3. Hoạt động 3 : Vũ điệu sôi động
- Cho trẻ tự mặc trang phục vừa thiết kế.
- Tham gia biểu diễn và nhảy múa theo nhạc > slide 7
Chủ đề: Bác nông dân vui tính
Cân và đong
I.Mục tiêu giáo dục:
Kiến thức:
• Trẻ biết thêm sản phẩm của nhà nông ngoài thóc lúa còn có các sản
phẩm khác: đậu, bắp, mè, trái cây…
• Củng cố một số hiểu biết về nhà nông.
Kỹ năng:
• Cân bằng bàn cân hay bằng đĩa
• Đong bằng lon và ghi nhận lại: 1kg = ? lon

II. Chuẩn bị:
• Lúa , đậu phộng, mè, đậu , xanh
• Thẻ từ: Lúa – Đậu phộng – Mè – Đậu xanh
• Bảng ghi nhận số lon đong được
• Túi nylon, hủ nhựa trong
III. Hoạt động
Hoạt động 1: Chuyện về Bác nông dân
Hát và vận động bài: “ Tía má em”
Trò chuyện với trẻ: Trẻ nói những hiểu biết của mình về Nhà nông:
• Sống ở đâu? (nông thôn)
• Quang cảnh nông thôn có gì?
• Trang phục thường thấy của người Nông dân? ( áo bà ba, khăn
rằn…)
• Người nông dana đang làm gì? Ngoài lúa gạo ra còn trồng gì nữa? (
Trái cây, đậu)
Hoạt động 2: Cân - đong
Cách 1: Cân
• Mỗi nhóm nhận 1 rổ, cùng khám phá và nói về những gì mình xem
được: gọi tên là gì? Đặt thẻ từ. Nó như thế nào? Các con có bao
nhiêu? Để biết có bao nhiêu thường khi đi mau người ta gọi thế
nào? (bán cho tôi…kg)- cân.
• Giới thiệu cho trẻ: cân đĩa, cân đồng hồ - ccáh định lượng 1kg
• Yêu cầu mỗi nhóm 1kg loại thực phẩm nhóm mình có.
• Đổ vào trong lọ nhựa – thấy sự chênh lệch vơi – đầy, vì sao?
• Đổ vào trong lọ nhựa – thấy sự chênh lệch vơi đầy, vì sao?
=== Nhưng tất cả đều là 1kg
Cách 2: Đong
Giới thiệu cho trẻ lon để đong, cô thực hành cách đong – gạt lon cho
trẻ thấy
Yêu cầu các nhóm đong lại thực phẩm mình có và ghi lại vào bảng

Cho trẻ xem bảng và hướng dẫn cách ghi: đong được 1 lon đầy thì tô
màu vào hình cái lon, lon cuối cũng nếu đong không đầy thì trẻ sẽ tô
màu vào khoảng ước lượng == cuối cùng cô sẽ xem mỗi nhóm đong
được bao nhiêu lon.
Cho các nhóm thực hiện, cô quan sát- các nhóm so sánh kết quả với
nhau.
CÔNG VIỆC CỦA BÁC ĐẦU BẾP LÀ GÌ?
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp trẻ hiểu ý nghĩa, công việc của bác đầu bếp: làm ra những
món ăn ngon từ nhiều loại thực phẩm.
- Trẻ làm quen một số từ: Tạp dề, cắt, nấu…
- Ôn phân loại các nhóm thực phẩm.
II/ Hoạt động trong ngày:
*Hoạt động 1: Xem tranh có ai ?
o Cho cả lớp xem tranh và trò chuyện với bác đầu bếp, công
việc của bác
*Hoạt động 2: Bác đầu bếp làm gì?
o Trò chơi 1: Vè dinh dưỡng
• Chia trẻ làm 2 nhóm, thi xem nhóm nào đọc
được nhiều câu vè về dinh dưỡng.
o Trò chơi 2: Bác đầu bếp làm gì ?
• Cho trẻ xem tranh các món ăn, thảo luận nhóm.
• Trò chuyện với trẻ, ai đã làm ra các món ăn đó.
• Bác đầu bếp làm ra những món ăn đó như thế
nào? ( Trẻ suy luận và phán đoán )
• Trẻ vừa nói vừa mô phỏng các động tác của bác
đầu bếp khi nấu.
• Cho trẻ chia làm 3 nhóm
• Phân loại các món ăn xào, kho, nấu canh
• Diễn đạt các mùi vị về các món ăn

o Trò chơi 3: Làm đầu bếp
• Cho trẻ đi chợ để đến chợ phải chạy qua con
đường dích dắt. Đến chợ mua các thực phẩm gia
vị cần thiết để chế biến.
• Tập sắc thái, rửa sạch, chế biến
• Cho trẻ chia 3 nhóm cùng thảo luận nấu món
mình thích, sau đó diễn đạt về món ăn mình nấu
*Hoạt động 3: Bác đầu bếp giỏi
• Làm quen 1 số dụng cụ nhà bếp, nối các dụng
cụ phù hợp với nghề làm bếp
• Sao chép từ đúng với dụng cụ
• Tập làm nội trợ: Pha nứơc cam, trang trí bánh
mì kẹp chả
*Hoạt động 4: Mắt ai tinh
• Cho trẻ tham quan nhà bếp, quan sát, trang
phục, dụng cụ, thao tác làm việc
• Trò chuyện với bác cấp dưỡng
• Trò chơi vận động :người đầu bếp giỏi (vận
động tay chân nhịp nhàng, nhanh thoăn thoắt
*Hoạt động 5: Bắt chước ai
o Cho trẻ trực nhật bày bàn ăn, trang trí bàn ăn
o Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn
Ăn hết suất để bác đầu bếp vui
*Hoạt động 6: Thỏ con nấu bếp
Dạy cả lớp hát bài “ Thỏ con nấu bếp”.
Em yêu chú bộ đội
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một vài công việc của chú bộ đội.
- Trẻ biết ý nghĩa của bộ quân phục, long dũng cảm, can đảm của
các chú bộ đội, nhiệm vụ bảo vệ đất nước của các cô, chú bộ đội.

- Giáo dục trẻ lòng kính yêu các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị:
- Cho trẻ tham quan doanh trại bộ đội.
- Tranh ảnh về các chú bộ đội.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - giới thiệu:
- Hát "Chú bộ đội".
- Các con đã bao giờ nhìn thấy chú bộ đội
chưa?
- Có bạn nhìn thấy rồi, có bạn chưa nhìn
thấy.
- Vậy hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về
công việc các chú bộ đội nha.
2. Hoạt động nhận thức:
* Quan sát - đàm thoại:
- Cô có bức tranh vẽ về ai đây?
- Các con quan sát kỹ xem chú bộ đội
thường mặc quần áo như thế nào?
- Đầu đội mũ gì?
- Tại sao chú bộ đội phải mặc như vậy?
- Các con nhìn xem cô có bức tranh vẽ về
chú bộ đội nào nữa nha.
- Bức tranh vẽ về chú bộ đội nào?
- Về chú bộ đội hải quân.
- Thế chú bộ đội hải quân mặc đồ như thế
nào?
- Bộ đội không quân mặc đồ ra sao?
- Bây giờ ai giỏi nói cho cô và các bạn nghe
xem các chú bộ đội làm công việc gì nào?

- Muốn canh gác bảo vệ đất nước các chú bộ
đội phải làm như thế nào?
- À đúng rồi, muốn canh giữ bảo vệ đất
- Cả lớp cùng hát.
- Trẻ trả lời.
- Chú bộ đội.
- Trẻ trả lời.
- Mũ tai bèo.
- Cho gọn và phù hợp với
màu trái cây.
- Trẻ trả lời.
- Áo trắng, cổ xanh, quần
trắng.
- Canh gác.
- Phải có lòng dũng cảm,
gan dạ.

nước thì cần có lòng dũng cảm gan dạ. Các
chú ngày đêm canh giữ bảo vệ đất nước
được hoà bình cho nên các con phải biết ơn
kính trọng và yêu mến các cháu.
- Để đền đáp công ơn các chú bộ đội, các
con phải học ngoan, biết vâng lời ba mẹ, các
cô để mai sau lớn lên con sẽ giống các chú
bộ đội nhé.
- Ở nhà các con có ai là bộ đội không?
- Bạn nào lớn lên muốn làm chú bộ đội nè?
Vì sao?
- Cô cùng các con làm chú bộ đội hành quân
nha.

- Hát chú bộ đội.
* Kết thúc:
Nhận xét - tuyên dương.
- Cả lớp cùng hát.

Biết ơn cô giáo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu ý nghĩa ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt nam và truyền
thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt nam.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, thuộc thơ và diễn đạt cảm xúc
văn học theo khả năng của trẻ.
- Nghe cô hát và cùng hát với cô, thể hiện cảm xúc âm nhạc theo
tâm trạng của trẻ.
- Phát triển tai nghe âm nhạc, trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ văn học,
rèn thói quen mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động
- GD trẻ lòng kính trọng, biết ơn cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của ngày Lễ Hiến Chương
Nhà Giáo …
- Ôn các bài hát về cô giáo mà trẻ đã biết …
- Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc.
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- Cô đọc cho trẻ nghe các câu tục ngữ:
“ Không thầy đố mày làm nên”
“ Trọng thầy mới được làm thầy ”
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các câu tục ngữ này nói về điều gì ?
+ Nếu không có cô giáo dạy, các bạn đến trường để làm gì?
+ Các bạn biết ơn cô giáo thế nào? … Biết ơn về những gì ?

+ Vì sao ở Việt Nam mình lại có ngày lễ Hiến chương Nhà
Giáo?
- Cô giảng giải cho trẻ biết về truyền thống “ tôn sư trọng đạo” ở
Việt Nam từ xưa đến nay
- Gợi cho trẻ nhớ bài thơ về cô giáo mà trẻ đã học , bài thơ
“Bàn tay cô giáo”
- Cô cho trẻ đọc chung, khuyến khích trẻ đọc chậm rãi, diễn
cảm theo từng ý thơ …
- Tổ chức thi đọc thơ theo nhóm với yêu cầu: đọc đều, đọc
diễn cảm …
- Chọn cá nhân khá thi đọc thơ …
* Hoạt động 2:
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “Bàn tay cô giáo” của
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu ( trong CD “Giấc mơ của bé” )
- Trò chuyện với trẻ về cảm nhận với bài hát:
+ Nội dung bài hát có giống với bài thơ các bạn vừa đọc
không?
+ Bạn cảm thấy thế nào khi nghe giai điệu bài hát ?
- Mở nhạc cho trẻ nghe lần nữa và khuyến khích trẻ hát
theo nhạc …
* Hoạt động 3:
- Cô giới thiệu TCAN “ Hãy lắng nghe cô ” : chia trẻ thành 2
nhóm, ngồi theo đội hình vòng tròn , mỗi nhóm nửa vòng …
- Cách chơi: cô chọn các bài hát về cô giáo mà trẻ biết, la
la giai điệu hay đàn một câu cho trẻ đoán
và hát tiếp theo … Nhóm nào đoán nhanh và hát tiếp theo
trước là nhóm đó thắng cuộc …
- Động viên trẻ chú ý lắng nghe và hát tiếp theo cho chính xác giai
điệu và lời hát …
Đề tài : Cô giáo của em


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết được ý nghĩa ngày lễ Nhà giáo Việt nam và truyền thống tôn
sư trọng đạo của
dân tộc Việt nam.
- Thuộc bài hát, hát rõ lời đúng giai điệu bài hát, thể hiện cảm xúc
hồn nhiên, chân thật.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, thuộc thơ và diễn đạt cảm
xúc văn học theo khả năng của trẻ.
- Phát triển trí nhớ có chủ định, thói quen mạnh dạn, tự tin
- GD trẻ lòng kính trọng, biết ơn cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc.
- Một số bài thơ, bài hát về cô giáo …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- TC “ Cô bảo ” : cô yêu cầu trẻ thực hiện các động tác cùng
với cô …
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Trong năm có ngày nào là ngày tết của cô nhỉ?
+ Vì sao các bạn biết đó là ngày Tết của cô?
+ Các bạn có biết ngày Tết của cô có tên là gì không?
+ Bạn biết gì về ngày lễ Hiến chương Nhà Giáo Việt Nam?
- Cô giảng giải cho trẻ biết về truyền thống “ tôn sư trọng đạo” ở
Việt Nam từ xưa đến nay
- Cho trẻ làm quen với các câu tục ngữ:
“Không thầy đố mày làm nên”
“ Trọng thầy mới được làm thầy ”
- Cô giới thiệu bài hát “Cô giáo” của Nhạc sĩ Hoàng Vân ,
hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát

theo cô …
- Trò chuyện với trẻ:
+ Bài hát nói về ai? … Vì sao nói mẹ của em ở trường là
cô giáo?
+ Cô giáo mong cho các bạn thế nào? … Bạn nhỏ đối với
cô giáo thế nào?
- Cô khuyến khích trẻ cùng hát với cô cho thuộc bài hát:
chung, nhóm …
* Hoạt động 2:
- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe bài “Ngày đầu tiên đi học”
của Nguyễn Ngọc Thiện …
- Đàm thoại cùng trẻ:
+ Các bạn có còn nhớ ngày đầu tiên đi học không ?
+ Các bạn có cảm nhận giống như bạn nhỏ ấy không?
+ Vì sao bây giờ đã khôn lớn, bạn nhỏ ấy vẫn còn nhớ
đến ngày đầu tiên đi học?
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe và hát theo nhạc cùng với cô …
* Hoạt động 3:
- Hỏi trẻ: “ Các bạn có còn nhớ bài thơ nào nói về cô giáo
không?
- Cho trẻ đọc chung một lần, hỏi trẻ về nội dung bài thơ …
- Tổ chức cho trẻ thi đọc thơ diễn cảm: nhóm, cá nhân kh
Đề tài :Làm thiệp tặng cô 20/ 11
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thể hiện lòng biết ơn cô giáo qua tấm thiệp mừng ngày Tết
của cô.
- Tạo ra được những sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương bằng
những kỹ năng tạo hình đã học.
- Phát triển khiếu thẩm mỹ, óc tưởng tượng sáng tạo trong
nghệ thuật.

- Giáo dục trẻ khả năng tự lực trong hoạt động tạo hình.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số mẫu gợi ý của cô.
- Các NVL tạo hình cho trẻ.
- Các mẫu thiệp nhiều hình dạng (chữ nhật, vuông, tròn ,
hình ô van, trái tim)
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ cùng hát bài “Cô giáo, khuyến khích trẻ sáng tạo
các động tác minh họa theo cảm xúc
của trẻ …
- Cô cầm rối búp bê trò chuyện cùng trẻ:
+ Các bạn ơi, ngày mai là một ngày rất quan trọng, các
bạn có nhớ không?
+ Mình không biết sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo?
+ À! Mình nghe nói có cuộc triễn lãm về ngày 20/ 11,
các bạn cùng mình đến xem nha!
- Cô hướng dẫn trẻ đến nơi có treo sẵn những tấm thiệp , trò
chuyện cùng trẻ:
+ Đẹp không các bạn? Đó là những gì vậy?
+ Làm sao có những tấm thiệp xinh xắn như thế này nhỉ?
+ Đó là món quà do chính tay các bạn nhỏ làm để tặng
cho cô giáo của mình đó! Các bạn ấy
đã làm thế nào mà có những tấm thiệp dễ thương, ngộ
nghĩnh thế?
- Gợi ý cho trẻ quan sát:
+ Những tấm thiệp được tạo nên thế nào?
+ Xung quanh đường viền là những hình gì? ( gọi tên
hình kèm màu sắc)
+ Những hình này được dán thế nào? ( xen kẽ, cách đều

… )
+ Bạn nhìn thấy hình ảnh gì trong tấm thiệp?
- Cô phân tích vài nét chính, nhắc lại vài kỹ năng đã học,
cách phối hợp các kỹ năng để tạo ra những
sản phẩm giống như mẫu, gợi ý vài mẫu khác
* Hoạt động 2:

×