Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.99 KB, 16 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục
Lời mở đầu……….............................................................................................2
Nội dung.
ICơ sở lí luận về kinh tế tư nhân.........................................................................3
1Kinh tế tư nhân và nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta.....................
1.1Khái niệm kinh tế tư nhân ..............................................................................
1.2Đặc điểm của kinh tế tư nhân ........................................................................
1.3Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta................................................4
1.4Mục tiêu cụ thể của kinh tế tư nhân ở nước ta................................................5
II Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ..............................................................
III Các chính sách và giải pháp để phát triển ....................................................11
1Chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta .............................................11
2Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta..........................................12
Kết luận ............................................................................................................16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội . Cho đến nay nước ta vẫn là
một nước đang phát triển và đang chuyển từ mô hình kinh kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Nước ta đang
trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới .Trong điều
kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ , trước bối cảnh lịch sử mới , chúng ta có những
thời cơ mới song cũng phải đôi mặt với những thách thức hết sức to lớn .Vì vậy , ta
cần phát huy sức mạnh và dân tộc có nghĩa là huy động các nguồn nội lực của tất cả
các thành phần kinh tế , các tầng lớp nhân dân , không phân biệt đối xử , coi các thành
phần kinh tế kinh doanh bình đẳng theo pháp luật đều là các bộ phận cấu thành quan
trọng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , cùng phát triển lâu dài ,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Phát triển kinh tế tư nhân là một trong những vấn đề chiến lược trong phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , góp phần quan trọng thực hiện thắng


lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế , công nghiệp hoá , hiện đại hoá nâng cao
nội lực đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế .Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân
đang được toàn xã hội quan tâm
Là một sinh viên kinh tế với một mơ được trở thành một doanh nhân thành đạt đóng
góp vào sự phát triển của kinh tế nước nhà , em đặc biệt quan tâm đến đề tài :”Phát
triển kinh tế tư nhân trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta “
Trong quá trình thực hiện làm đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót , và một số
những sai lầm chủ quan cá nhân … Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ thầy giáo và các bạn sinh viên .
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên : Trần Xuân Thắng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
1Kinh tế tư nhân và nội dung phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu
là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân
Sự phát triển của kinh tế tư nhân ( KTTN ) trong lịch sử được thể hiện dưới nhiều
hình thức và phương thức khác nhau , ở nước ta hiện nay kinh tế tư nhân được hình
thành và phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự nghiệp đổi mới. KTTN không là một
thành phần kinh tế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế là : thành
phần kinh tế cá thể tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân .
Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất ( TLSX )
và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có
thuê mướn lao động , tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn
của bản thân và gia đình
Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận của thành phần KTTN , hình thành dựa trên sở

hữu tư nhân về TLSX và sử dụng lao động làm thuê
1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân có một số đặc điểm cơ bản sau :
- KTTN gắn liền với lợi ích cá nhânlà một trong những động lực thúc đẩy xã hội
phát triển .Sự tồn tại của xã hội từ xưa đến nay cho thấy lợi ích của mỗi cá nhân là
động lực trước hết và chủ yếu để thúc đẩy xã hội phát triển .Điều quan trọng là phải
tạo ra và sử dụng động lực đó phù hợp với lợi ích của xã hội .Trong thời kì chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường, với việc tôn trọng lợi ích kinh tế cá nhân đã tạo ra
động lực mạnh mẽ thúc lực lượng sản xuất phát triển .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- KTTN mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân là mô hình tổ chức kinh
doanh của nền sản xuất hàng hóa .Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là sản
phẩm của nền sản xuất xã hội hóa .Nó được phát triển cùng với sự xác lập của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và gắn liền với nền đại công nghiệp
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa đã thực sự thay đổi
về chất gắn liền với sản xuất lớn , hiện đại .Trong đó cơ cấu của kinh tế thị trường chủ
yếu dựa trên mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất , cuối cùng là tạo ra
giá trị thặng dư .Trong lịch sử phát triển xã hội loài người cho đến nay , mô hình tổ
chức doanh nghiệp có hiệu quả nhất , phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại
- KTTN là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường .
Kinh tế thị trường là cách tốt nhất và duy nhất để một nền kinh tế vận hành có hiệu
quả cao , là phương tiện để đạt nền sản xuất lớn và hiện đại.
Kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân , bất
cứ nền kinh tế nào hoạt động theo kinh tế thị trường đều phải thừa nhận và khuyến
khích mô hình tổ chức doanh nghiệp này .
Ở Việt Nam , muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì
phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình doanh nghiệp nói riêng .Sự tham
gia của kinh tế tư nhân là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
- Đặc điểm KTTN ở nước ta :

Kinh tế tư nhân mới được phục hổi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo
Kinh tế tư nhân mới được phục hổi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo
trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa -hiện đại hóa , giải phóng sức sản xuất , chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm .
1.3 Nội dung phát kinh tế tư nhân ở nước ta
- Đổi mới trong nhận thức và thống nhất chỉ đạo phát triển KTTN trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trước năm 80 do nhận thức nhận thức được sai lầm về KTTN, xuất phát từ quan niệm
cho rằng KTTN gắn liền với bóc lột nên bộ phận kinh tế này được coi là đối tượng cải
tạo của xã hội và từng bước bị thu hẹp và xóa bỏ .
Kể từ khi thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế , nhất là sau đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của đảng , KTTN đã được hồi sinh trở lại và mở rộng quy mô , phạm
vi hoạt động khá nhanh .
- Đổi mới tổ chức quản lí kinh tế tư nhân theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế qua
việc định rõ tiêu chuẩn doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế ; định hướng rõ
hơn chính sách ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp kinh tế tư nhân phát triển đúng
hướng .
Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tiếp cận với một thị trường toàn cầu rộng lớn , tăng khả năng thu hút vốn , tiếp cận
chuyển giao công nghệ và nguồn tri thức , tăng cường năng lực quản lý , nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam nhiều thách thức .Nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ với các biện pháp
ứng phó tốt để vượt qua khó khăn và phát triển bền vững thì nguy cơ “ thua ngay trên
sân nhà “ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam không xa sẽ thành hiện thực
.

1.4 Mục tiêu cụ thể của kinh tế tư nhân ở nước ta
- Phát triển mạnh mẽ các hộ kinh doanh cá thể ở lĩnh vực phù hợp .Tăng thêm vốn
và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ . Một bộ phận không ít các hộ sản xuất ,
kinh doanh sẽ phát triển chuyển thành doanh nghiệp .Khi trở thành các doanh nghiệp
thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển với
quy mô lớn hơn , làm ăn lâu dài hơn .
- Mục tiêu phát triển trang trại trong thời gian tới là kết hợp giữa trồng trọt , chăn
nuôi , sản xuất , chế biến và kinh doanh tổng hợp .Vì vậy , sẽ có những trang trại quy
mô lớn , sản xuất kinh doanh mới , mở rộng và phát triển theo chiều sâu. Hình thành
một số doanh nghiệp của tư nhân có năng lực cạnh tranh cao , tham gia các tập đoàn
kinh tế mạnh do doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt .Đến năm 2010 sẽ có 50 vạn
doanh nghiệp của tư nhân được đăng kí .Đến thời điểm đó , các doanh nghiệp của tư
nhân sẽ trở thành nòng cốt của kinh tế tư nhân , trở thành động lực cho phát triển kinh
tế - xã hội .
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tăng tỉ trọng doanh nghiệp của tư nhân hoạt động trong các ngành công
nghiệp , trước hết là công nghiệp chế biến .Khuyến khích họ tham gia những dịch vụ
có giá trị gia tăng cao.Tăng cường sự tham gia vào các hoạt động công ích .Từng
bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Một trong những thành tựu lớn của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua ở nước ta là
đã hình thành một nền kinh tế đa thành phần , với các khu vực kinh tế khác nhau
ngày càng phát triển năng động .Trong số đó khu vự trẻ trung và năng động nhất là
khu vực KTTN trong nước.Nhưng trong bước đường phát triển vừa qua cũng như
trong thời gian tới , khu vực kinh tế này còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn ,
trở ngại .Để có thể trở thành động lực tăng trưởng thực thụ và tham gia hội nhập quốc
tế thành công , họ sẽ phải vượt qua những thử thách rất lớn .
Khu vực KTTN ở nước ta bao gồm hơn 200.000 doanh nghiệp hoạt động theo luật
doanh nghiệp , hơn 2,6 triệu hộ kinh doanh cá thể , một bộ phận của gần 100.000

trang trại và hơn 10 triệu hộ nông dân có sản xuất nông sản hàng hóa không tham gia
các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác.Trong số này, 200.000doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ,
với các hình thức tổ chức khác nhau ( công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần ,
công ty hợp danh , doanh nghiệp tư nhân một chủ ) , có đủ tư cách pháp nhân , thường
được coi là khu vực doanh nghiệp tư nhân chính thức ; số còn lại được tổ chức kinh
doanh ở hình thức thấp hơn, chưa có tư cách pháp nhân và do đó thường được coi là
khu vực tư nhân phi chính thức hoặc phi hình thức .
Từ khi luật doanh nghiệp được thi hành ( 1-1-2000) DNTN ở nước ta đã phát triển
mạnh mẽ .Trước đó , trong thời gian 10 năm chúng ta đã thi hành được một đội ngũ
khoảng 40.000 doanh nghiệp ,nhưng với quyền kinh doanh còn hạn chế, dị trói buộc
và kỳ thị nặng nề .DNTN của chúng ta vẫn chỉ là một lực lượng nhỏ yếu , bị xem nhẹ
và đóng góp không đáng kể vào nền kinh tế. Trong suốt hơn một thập kỷ đầu cải
cách , kinh tế nước ta tăng trưởng chủ yếu nhờ hai động lực xuất khẩu và đầu tư nước
ngoài , còn khu vực tư nhân chưa trở thành động lực phát triển như ở các “ con rồng
châu Á “ và hầu hết các nước khác.
Cơ hội lớn :
Từ năm 200 trở lại đây , khu vực KTTN nói chung , DNTN nói riêng , đang phát triển
mạnh , đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
và ngày càng khẳng định vai trò động lực của mình .
Website: Email : Tel : 0918.775.368

×