Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nâng cao năng lực đấu thầu trong xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.16 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
MỤC LỤC
SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU CHÚ THÍCH
DA Dự án
NHTM Ngân hàng thương mại
NSNN Ngân sách Nhà Nước
QL Quốc lộ
SXKD Sản xuất kinh doanh
XD Xây dựng
XL Xây lắp
SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
SV: Trần Khánh Linh Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở với nhiều thành
phần kinh tế cùng nhau hoạt động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các
doanh nghiệp, các công ty phải làm gì đó để tăng khả năng cạnh tranh tạo chỗ
đứng riêng cho mình. Một trong những ngành kinh tế có tác động mạnh vào
kinh tế nước ta chính là ngành xây dựng. Xây dựng là chủ đề rộng, gồm
những hình thức xây dựng đa dạng: công trình mới, hoàn thiện, nâng cấp, mở
rộng công trình đã có Ở nước ta nhu cầu xây dựng là vô hạn, nhưng nguồn
kinh phí cho nó lại là hữu hạn. Để có được sự thỏa mãn cao từ các nhà đầu tư,
chất lượng công trình cao cùng với giá cả hợp lý thì nhất thiết phải có hoạt
động đấu thầu. Hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được
nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của mình. Hoạt động đấu thầu ra đời nhằm
mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh


tế. Đối với nước ta, đấu thầu đã thực sự trở thành một phương thức đặc thù và
là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây dựng. Trong bối
cảnh như hiện nay của nền kinh tế, đầu tư công giảm, ngành xây dựng gặp
nhiều khó khăn. Điều này kéo theo số lượng dự án nhận thầu của công ty cổ
phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 bị hạn chế và khá nhỏ lẻ, tỷ
lệ thắng thầu khi tham gia dự thầu cũng càng ngày càng giảm.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 đã và
đang tham gia rất nhiều ngành nghề kinh doanh như xây dựng các công trình
giao thông, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong suốt thời gian
hoạt động, công ty đã phần nào khẳng định được vị trí của mình, nhất là trong
lĩnh vực xây dựng. Đây có thể nói là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn nhất cho
công ty, giúp cho công ty có sự phát triển như ngày hôm nay. Tuy nhiên trong
quá trình phát triển và mở rộng thị trường như hiện nay đã đặt ra nhiều thách
thức, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với công ty. Chính vì vậy, vấn đề mà
công ty đang rất chú trọng chính là làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thầu
trong xây dựng của công ty để tạo chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế đầy
biến động như hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc thắng thầu đối
với sự tồn tại và phát triển của công ty, em nhận thấy vấn đề trên là rất cần
thiết đối với công ty, do đó em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu
SV: Trần Khánh Linh 4 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
trong xây dựng của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao
thông 1”.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực đấu thầu trong xây dựng
của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần
đầu thư thương mại và xây dựng giao thông 1.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của công ty
cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1.

Trong quá trình thực tập tại công ty em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên đã giúp đỡ em
nhiều về mặt thực tế cũng như cung cấp số liệu để e hoàn thành bài viết. Và
đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của cô giáo Đỗ Thị
Hải Hà đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Do thời gian và nhiều kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh em
xin khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo
giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn.
SV: Trần Khánh Linh 5 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC ĐẤU
THẦU TRONG XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về đấu thầu
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu
Công tác đấu thầu là một trong những công cụ quan trọng để chọn ra
nhà thầu từ đó có được một dự án như ý tưởng. Đấu thầu là phương thức tổ
chức quá trình cạnh tranh giữa người bán nhằm tối đa lợi ích của người mua.
Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụng
phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Theo luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức
đối tác công tư, dự án đầu từ có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo tính cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
1
Bên mời thầu là các chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư
có dự án cần đấu thầu. Nhà thầu là các tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiện và
có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu.
1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng

Đấu thầu xây dựng (hay gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương
thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà
thầu với cùng một điều kiện cơ bản nhằm dành được công trình (hay dự án)
xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về
đấu thầu của nhà nước.
1.1.3. Vai trò của đấu thầu xây dựng
Có thể nói đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một
trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao, và điều này đã được
khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đấu thầu
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng mang
lại nhiều lợi ích to lớn cho nhà thầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân.
- Đối với các nhà thầu:
1 Luật đấu thầu 43/2013/QH13
SV: Trần Khánh Linh 6 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh
lành mạnh, phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm
kiếm cơ hội tham gia đấu thầu. Cũng nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà đầu tư
phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo
phát triển tay nghề của đội ngũ cán bộ, đầu tư năng lực , …từ đó góp phần
nâng cao năng lực đấu thầu của chính họ. Đồng thời thông qua các cuộc đấu
thầu dù thắng hay trượt sẽ giúp các nhà thầu tích lũy kinh nghiệm, tiếp thu
được những kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại.
- Đối với chủ đầu tư
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu có khả năng đáp
ứng cao nhất yêu cầu đặt ra, tiết kiệm được nguồn vốn. Việc áp dụng đấu thầu
trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả hơn,
hạn chế khắc phục tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá trình
thực hiện dự án.

Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối
tác tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc
quyền. Mỗi nhà thầu thường có một điểm mạnh của riêng mình nên đối với
từng công trình, chủ đầu tư sẽ chọn cho mình một nhà thầu thực hiện gói thầu
đó. Ngoài ra trong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu,
thương thảo hợp đồng, giám sát công trình…đều đòi hỏi đội ngũ cán bộ của
chủ đầu tư phải có trình độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn đươc nhà
thầu tốt nhất và tổ chức giám sát nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án
đảm bảo chất lượng và tiến độ.
- Đối với nhà nước
Thông qua đấu thầu công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng
cơ bản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có
hiệu quả, hạn chế đươc thất thoát lãng phí. Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời qua đó có đủ thông tin thực tế và
khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của chủ đầu tư và của nhà thầu.
1.1.4. Hình thức trong đấu thầu
Hình thức đấu thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên số lượng
nhà thầu tham gia, tính chất của công trình để phân chia. Trong luật đấu thầu
số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013, lựa chọn nhà thầu bao gồm có
các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào
SV: Trần Khánh Linh 7 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng
động. Trong hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta, hình thức đấu thầu chủ
yếu được sử dụng gồm:
- Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà
thầu tham gia, các thông tin liện quan đến dự án được công khai và mang tính
cạnh tranh cao. Chủ đầu tư phải thông báo công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và
ghi rõ điều kiện, thời gian tham dự thầu để các nhà thầu nắm rõ thông tin. Quá

trình xét thầu được thực hiện công khai và nhà thầu nào có giá thầu hợp lý
thuộc phạm vi giá của chủ đầu tư dự kiến và thỏa mãn yêu cầu thì sẽ được
chọn. Hình thức này được gọi là không thành công khi không có người dự
thầu hoặc không có nhà thầu nào đưa ra điều kiện chấp nhận được, khi đó sẽ
tổ chức thầu lại.
- Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà
thầu có đủ năng lực tham dự. Thông thường đó là khả năng về tài chính,
chuyên môn của nhà thầu phù hợp với yêu cầu của công trình. Danh sách các
nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền
chấp nhận. Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ được xem xét áp dụng khi có một
trong những điều kiện sau:
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi.
+ Việc xét thầu và công nhận trúng thầu giống như hình thức đấu thầu
rộng rãi.
- Chỉ định thầu: là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu
để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt. Khi thực hiện chỉ định
thầu phải lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các
yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ theo quy trình thực hiện do Chính Phủ quy
định. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng thì có trường hợp chủ đầu tư là
cá nhân hay tổ chức không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu. Họ có thể lựa
chọn cho mình một nhà thầu nào đó thông qua uy tín, thương hiệu hoặc đã từng
thi công công trình nào đó của bản thân chủ đầu tư. Đây thực chất là một kiểu
cạnh tranh trong xây dựng, mà trong đó nếu bên tham gia đấu thầu có lợi thế về
mọi mặt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
1.1.5. Các phương pháp đấu thầu
SV: Trần Khánh Linh 8 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
1.1.5.1. Đấu thầu một túi hồ sơ

Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và
đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu nộp hồ sơ
dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Việc mở thầu được tiến hành một lần.
1.1.5.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và tài chính riêng
biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần,
trong đó đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá và sau đó là đề
xuất về tài chính.
1.1.5.3. Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức này được áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi và
hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật,
công nghệ mới phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự:
- Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính, nhưng
chưa có giá dự thầu, trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn
này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Bên nhà thầu tham gia nộp đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài
chính và biện pháp đảm bảo dự thầu.
1.1.6. Trình tự thực hiện đấu thầu.
Công tác dự thầu là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của công ty. Ta có thể nhận thấy, công tác dự thầu là bước khởi đầu cho toàn
bộ quá trình kinh doanh tiếp theo, nó liên quan đến sự sống còn của công ty.
Sau đây là quy trình thực hiện đấu thầu trong xây dựng:
Bước 1: Thu thập tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu.
Bước 2: Tham gia sơ tuyển.
Bước 3: Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu.
Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.
Bước 5: Tiếp nhận và thông báo kết quả đấu thầu.
SV: Trần Khánh Linh 9 Lớp: Quản lý kinh tế 53A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
1.2. Năng lực đấu thầu trong xây dựng
1.2.1. Khái niệm năng lực đấu thầu trong xây dựng
Nói đến năng lực đấu thầu của một doanh nghiệp tức là nói đến nội lực
bên trong của doanh nghiệp, đó là năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực…
Trong qua trình tham gia đấu thầu và thực thi công trình, doanh nghiệp sử
dụng tổng hợp toàn bộ các năng lực đó để tạo ra lợi thế cho mình trước các
đối thủ cạnh tranh.
Năng lực đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những năng
lực tài chính, thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý…mà doanh
nghiệp có thể sử dụng tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác trong
quá trình dự thầu.
1.2.2. Yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu trong xây dựng
1.2.2.1. Năng lực tổ chức quản lý
Như ta đã biết “ Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được
mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong
điều kiện môi trường luôn biến động”
2
.Nói đến năng lực tổ chức quản lý
trong đấu thầu xây dựng tức là nói đến trình độ của ban lãnh đạo, mối quan hệ
giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước… Một doanh nghiệp
muốn đạt được thành công thì nhất thiết phải có đội ngũ tổ chức quản lý giỏi.
1.2.2.2. Năng lực tài chính
Tài chính là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động SXKD. Tính chất đặc thù của ngành xây dựng là yêu cầu vốn lớn để
mua sắm tài sản, do vậy năng lực tài chính có ảnh hưởng quyết định tới các
hoạt động của công ty đặc biệt là công tác đấu thầu. Nếu công ty có năng lực
tài chính cao thì có thể tham dự đấu thầu nhiều công trình và những công
trình có giá trị lớn vì những công trình có giá trị lớn yêu cầu tiền bảo lãnh dự

thầu cao, tiền đầu tư thi công tốn kém đồng thời đảm bảo được khả năng
thanh toán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng muốn tăng khả năng
thắng thầu của doanh nghiệp thì họ phải tạo được mối quan hệ tốt với các tổ
chức tín dụng, NHTM để đảm bảo có được nguồn tài chính vững chắc.
Khi doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh thì họ sẽ đưa ra quyết
2 Giáo trình Quản lý học(2012), trang 39
SV: Trần Khánh Linh 10 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
định giá bỏ thầu một các hợp lý; có khả năng hoàn thành công trình theo đúng
tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình, tạo được uy tín cho doanh nghiệp,
niềm tin đối với khách hàng.
1.2.2.3. Năng lực nguồn nhân lực
Yếu tố con người là nhân tố đặc biệt và quan trọng nhất làm nên dự
thành công của công ty xây dựng. Chủ đầu tư thường đánh giá cao nguồn
nhân lực của doanh nghiệp qua đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên
của bên tham gia đấu thầu.
- Đội ngũ lãnh đạo: là những con người chèo lái giúp doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Họ chính là người vạch ra phương hướng chiến lược, kế hoạch
kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu đội ngũ này có
trình độ cao, có tầm nhìn chiến lược thì doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng
và phát triển về phạm vi và quy mô; ngược lại sẽ làm công ty rơi vào tình
trạng suy yếu có thể phá sản. Chủ đầu tư đánh giá rất cao năng lực của đội
ngũ lãnh đạo cũng như kinh nghiệm khả năng tổ chức quản lý nhân viên, khả
năng nhạy bén trong kinh doanh và đây cũng là một trong những điểm mạnh
của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh.
- Đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp: là lực lượng chiếm số lượng lớn
trong doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp cũng thể hiện qua đội ngũ
công nhân viên này, nó cho phép doanh nghiệp có thể cùng lúc thực hiện
nhiều công trình cũng như tham gia đấu thầu nhiều công trình. Mặt khác đội
ngũ này đông đảo cũng tạo được lòng tin cho chủ đầu tư góp phần tăng năng

lực trong đấu thầu xây dựng.
1.2.2.4. Năng lực công nghệ
Máy móc thiết bị là nhân tố giữ vị trí quan trọng nhất của tài sản cố
định công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công trình và tiến độ công
trình. Năng lực thể hiện ở tính hiện đại hóa, tính đồng bộ, tính đổi mới, tính
hiệu quả của chúng. Năng lực này cũng là một trong những tiêu chí mà chủ
đầu tư quan tâm tới khi đánh giá những nhà thầu tham gia vì yếu tố này sẽ
quyết định phương hướng thi công, bố trí sắp xếp con người và thiết bị thi
công hợp lý sẽ rút ngắn được tiến độ thi công, giảm được chi phí xây dựng
dẫn tới gói thầu sẽ thấp hơn góp phần tăng khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng.
SV: Trần Khánh Linh 11 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
1.2.2.5. Năng lực thi công
- Về tiến độ thi công
Tiến độ thi công thể hiện ở việc bố trí tổng thể của doanh nghiệp trong
quá trình thi công công trình. Thông qua các công trình đã và đang thi công
chủ đầu tư có thể đánh giá nhà thầu về các khía cạnh trình độ quản lý, trình độ
kỹ thuật thi công và năng lực, năng lực nhân công của nhà thầu. Trước đây,
chủ đầu tư khi lựa chọn nhà thầu thường chọn nhà thầu nào bỏ giá thầu thấp
nhất mà không chú trong đến tiến độ thi công, chất lượng công trình và hậu
quả là nhiều công trình bị trì trệ, chất lượng thấp ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế xã hội. Chính vì vậy, hiện nay các chủ đầu tư đã đặc biệt chú trọng về tiến
độ thi công và chất lượng công trình.
- Về kỹ thuật thi công
Kỹ thuật thi công được xem xét trên nhiều khía cạnh đó là khả năng
đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn
công nghệ, tính năng kỹ thuật, khả năng xử lý công việc; khả năng thi công,
năng lực của cán bộ kỹ thuật… Dựa vào kỹ thuật thi công, ta sẽ biết được
năng lực thi công của doanh nghiêp đó đến đâu, hay nói rộng hơn là biết được

năng lực đấu thầu của doanh nghiệp mạnh như thế nào.
1.2.2.6. Năng lực quan hệ với chủ đầu tư
Trong lĩnh vực xây dựng, mối quan hệ giữa nhà thầu và chủ đầu tư luôn
được xem trọng. Ban đầu khi mới hình thành, các doanh nghiệp phải luôn chú
trọng mối quan hệ này bởi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Để tạo được mối quan hệ tốt với chủ đầu tư và gìn giữ nó lâu
dài thì trước hết phải quan tâm đến chất lượng công trình, tiến độ thi công do
doanh nghiệp mình đang thực hiện. Bởi nhà đầu tư sẽ quan tâm đến những
vấn đề đó, nếu dự án đầu thỏa mãn được yêu cầu mà họ đề ra thì những công
trình sau sẽ được nhà đầu tư ưu ái hơn.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu xây dựng
1.2.3.1. Môi trường ngành
- Các đối thủ tiềm năng: là những người mà ý tưởng nhảy vào cuộc được hình
thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến và đi đến những nhận định cuộc
cạnh tranh hiện đại. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này có khả năng gây ra
những cú sốc mạnh cho doanh nghiệp xây dựng vì thông thường những người
đi sau thường có nhiều căn cứ hơn cho việc ra quyết định dự thầu và những
SV: Trần Khánh Linh 12 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ. Hiện nay, trong ngành xây dựng xuất
hiện rất nhiều tình trạng như vậy khiến các bản thân các doanh nghiệp phải
luôn đổi mới kỹ thuật thi công, giao công trình đúng thời hạn và quan tâm đến
chất lượng hơn.
- Sức ép của người cung ứng
Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình kinh
doanh như: nguyên vật liệu,… và quyền lực của nhà cung ứng thể hiện thông
qua sức ép về giá của những sản phẩm đó. Cùng với sự phát triển không
ngừng của thị trường trong và ngoài nước, nhà cung ứng cũng xuất hiện ngày
càng nhiều, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho nhà thầu. Để giảm bớt các ảnh
hưởng xấu từ phía nhà cung ứng, các doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ

tốt với họ, đồng thời tích cực nghiên cứu tìm nguyên vật liệu thay thế, dự trữ
nguyên vật liệu hợp lý.
- Sức ép từ chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt
chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Họ luôn
muốn nhà thầu bỏ giá dự thầu thấp xuống và chất lượng công trình đạt chuẩn.
Họ sẽ đưa ra các yêu cầu cơ bản trong vòng lựa chọn nhà thầu để chọn được
nhà thầu phù hợp nhất thực thi công trình, dự án đó. Việc chủ đầu tư tạo ra
sức ép khiến nhà thầu phải thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, từ nhà
đầu tư, xem xét kỹ lưỡng loại công trình để có phương pháp phù hợp nhất
giành được gói thầu.
- Đối thủ cạnh tranh
Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không
ít thách thức trong kinh doanh. Sự cạnh tranh trở nên khắc nghiệt không chỉ
các doanh nghiệp xây dựng trong nước mà còn cả doanh nghiệp nước ngoài.
Từ đó các doanh nghiệp phải xác định, dự đoán được các xu hướng của thị
trường, quan tâm nhiều hơn đến các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay doanh
nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu xây dựng bằng 4 phương thức: Cạnh
tranh về giá dự thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công và biện pháp tổ
chức thi công.
1.2.3.2. Môi trường bên ngoài
- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường Nhà nước đóng vai trò
quản lý vĩ mô. Nhà nước ra các chính sách, điều luật và buộc các doanh
SV: Trần Khánh Linh 13 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
nghiệp xây dựng phải tuân theo. Các luật lệ quy định sẽ tạo ra môi trường
cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Việc chấp hành luật pháp nghiêm minh của các doanh nghiệp sẽ đưa lại hiệu
quả cao.

Không những thế môi trường chính trị ổn định cũng là điều kiện thuận
lợi để doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh, liên doanh liên kết. Sự
ổn định của môi trường pháp lý cũng như sự ổn định chính trị sẽ là một nhân
tố thuân lợi cho doanh nghiệp phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh.
- Điều kiện thị trường
+ Thị trường lao động: Cung lao động của thị trường nước ta là tương
đối lớn, giá nhân công rẻ. Với các công trình xây dựng việc sử dụng nhân
công theo hợp đồng ngắn hạn sẽ giảm giá thành các công trình tăng khả năng
cạnh tranh về giá dự thầu.
+ Thị trường các nhà thầu xây dựng: Việc xuất hiện nhiều nhà thầu
trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các công trình sẽ làm giảm sút
khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu có năng lực yếu kém về tài chính,
kinh nghiệm thi công,…
Vì vậy, các nhà thầu cần thường xuyên nâng cao năng lực của mình,
luôn cập nhật những thông tin mới nhất về dự án đang quan tâm.
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu xây dựng
1.2.4.1. Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng
năm
Giá trị trúng thầu hằng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình mà
doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm đó. Chỉ
tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm cho ta biết
khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của doanh nghiệp, từ đó để đánh giá
hiệu quả công tác dự thầu trong năm.
1.2.4.2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu
Chỉ tiêu xác suất trúng thầu cũng được đánh giá theo từng năm. Chỉ
tiêu này đánh giá chính xác năng lực đấu thầu của doanh nghiệp. Nếu xác suất
trúng thầu càng lớn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang trên đà
phát triển, được lòng tin của các chủ đầu tư. Để thấy rõ được năng lực của
doanh nghiệp thì tiêu chí này được xác định theo 2 mặt biểu hiện là:
Xác suất trúng thầu theo số công trình =

Xác suất trúng thầu theo giá trị =
SV: Trần Khánh Linh 14 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
Một số doanh nghiệp có xác suất trúng thầu theo công trình lớn nhưng
chỉ tiêu xác suất trúng thầu theo giá trị lại không cao chứng tỏ số gói thầu mà
doanh nghiệp nhận được chỉ ở mức vừa và nhỏ. Phải đánh giá song hành 2 chỉ
tiêu này mới biết chính xác được tình hình đấu thầu của doanh nghiệp ra sao.
1.2.4.3. Chỉ tiêu thị phần và uy tín của công ty trên thị trường xây dựng
- Chỉ tiêu thị phần
Như ta biết, một doanh nghiệp có thị phần lớn đối với toàn ngành và
các đối thủ mạnh của mình chứng tỏ công ty hiện tại đang có chỗ đứng vững
mạnh trên thị trường. Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng 2 mặt biểu hiện đó
là thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối.
+ Đối với phần thị trường tuyệt đối được xác định là tỷ lệ giữa giá trị
các công trình mà doanh nghiệp thực hiện và tổng giá trị công trình thực hiện
của toàn ngành.
+ Đối với phần thị trường tương đối của doanh nghiệp được xác định
trên cơ sở so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với thị phần
tuyệt đối của một hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Đây là chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm. Sự uy tín của một
doanh nghiệp không phải được hình thành ngày một ngày hai mà là cả một
quá trình. Nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như
mối quan hệ của doanh nghiệp với chủ đầu tư, hoạt động marketing…
1.2.4.4. Giá dự thầu
Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà
thầu xây dựng với giá trần của chủ đầu tư đối với công trình được đưa ra đấu
thầu. Mức giá dự thầu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công
của công ty trong quá trình tham gia dự thầu. Muốn có mức giá thầu hợp lý và
bên nhà thầu và chủ đầu tư đều hài lòng thì doanh nghiệp tham gia đấu thầu

cần phải điều tra thị trường, nghe ngóng các thông tin từ đối thủ cạnh tranh,
Việc đưa ra giá thầu như thế nào cũng là chỉ tiêu để đánh giá năng lực đấu
thầu của doanh nghiệp.
SV: Trần Khánh Linh 15 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG
GIAO THÔNG SỐ 1
2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao
thông 1.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1
- Tên giao dịch: Transport contruction and investment trading joint stock
company no 1
- Tên viết tắt: Trico
- Địa chỉ trụ sở chính: 548 Nguyễn Văn cừ, Phường Gia Thuy, Quận Long
Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 04.38724903 - 04.36522903
- Fax: 04.38274908 - 04.36552910
- Email: ;
- Website:
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (gọi tắt
là Trico) được thành lập ngày 28 tháng 12 năm1982 thuộc Liên hiệp các xí
nghiệp xây dựng giao thôn khu vực I.
Sau nhiều lần đổi tên, năm 2004 (Quyết định 3429/QĐ –BGTVT ngày
9 tháng 11 năm 2004) phê duyệt phương án chuyển công ty Vật tư giao thông
1, đổi đơn vị hạch toán thuộc tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1
thành Công ty cổ phần Đầu tư, Thương mại và xây dựng Giao thông 1. Với

tên viết tắt là: Trico.
Ra đời trong giai đoạn xây dựng cầu Chương Dương lịch sử (1982),
Công ty đã từng bước phát triển về các mặt kỹ thuật, quản lý, công nghệ, dịch
vụ thương mại, đầu tư… và đã dành được uy tín trên thị trường đưa vị thế của
công ty đứng vào hàng ngũ những đơn vị xây dựng cơ bản giao thông hàng
đầu, luôn đạt được các mục tiêu về tiến độ, chất lượng và hiệu quả trong
SXKD.
SV: Trần Khánh Linh 16 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh:
Với sự phát triển hung hậu của mình, đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư
thương mại và xây dựng giao thông 1 đã đa dạng hóa được ngành nghề kinh
doanh của mình. Cụ thể:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thủy điện, lắp đặt
đường dây và trạm điện đến 35KV.
- Xử lý nền đất yếu, san lấp mặt bằng, nạo vét, đào đắp nền, móng công trình.
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước bao gồm các công
trình: cầu, đường, sân bay, cầu tàu, bến cảng).
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi, thủy
điện, kiểm tra chất lượng các công trình giao thông, tư vấn giám sát các công
trình giao thông, thủy điện, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng
- Thiết kế các công trình giao thông cầu, đường bộ; thiết kế giao thông đường
bộ.
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy điện, thủy lợi,
cụm dân cư, khu đô thị, hệ thống cấp thoát nước.
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, kết cấu thép, bê tông đúc sẵn, bê
tông nhựa, nhựa dính bám, nhũ tương.
- Kinh doanh bất động sản; đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà đất và khu đô
thị; cho thuê nhà, mặt bằng, sân bãi. Đặc biệt công tác đấu thầu được đẩy
mạnh khiến số lượng công trình cũng như uy tín của công ty được nâng cao.

- Công ty cũng mở các lớp để đào tạo ngoại ngữ, thợ cơ khí và cung ứng lao
động không bao gồm đào tạo và cung ứng lao động cho các đơn vị có chức
năng xuất khẩu lao động đáp ứng được sự phát triển không ngừng của mình.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc
tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch và kinh doanh khách sạn.
- Đại lý xăng, dầu, mỡ, gas.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, tin học,
lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm công ty kinh doanh.
- Sửa chữa, bảo dưỡng, trung đại tu xe máy, thiết bị, gia công các sản phẩm cơ
khí.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây
dựng giao thông 1 là mô hình hiện đại gồm: Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban, dưới phòng là các tiểu ban
SV: Trần Khánh Linh 17 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
10 Đơn Vị Thi CôngXưởng Sửa Chữa
Đội Thi Công Cơ Giới
Đại Hội Đồng Cổ Đông
ng
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Phòng Tài Chính Kế ToánPhòng Kế Hoạch Thị TrườngPhòng Tổ Chức Hành Chính Phòng kinh doanh xuất nhập khẩuPhòng Máy Thiết BịPhòng Kỹ Thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
nhỏ. Mỗi phòng, ban phụ trách những mảng, nhiệm vụ khác nhau của công ty.
Sau đây là sơ đồ tổ chúc hoạt động của công ty cổ phần đầu tư thương mại và
xây dựng giao thông 1:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây
dựng giao thông số 1

( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Nhìn vào mô hình cơ cấu tổ chức thì công ty hoạt động theo mô hình
trực tuyến chức năng. Đây là mô hình hiện đại được nhiều doanh
nghiệp lớn trong nước ta áp dụng. Nó giúp cho việc ra quyết định của
công ty được nhanh chóng, không bị chồng chéo. Tuy nhiên cơ chế
quản lý còn cồng kềnh, các thủ tục hành chính phải đi qua nhiều phòng
ban dẫn đến sự chậm trễ về thông tin.
Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty bao gồm:
SV: Trần Khánh Linh 18 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
a. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có quyền quyết định những vấn
đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định.
b. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty. Hội đồng quản trị
có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục
đích của Công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Chu Thị Ánh Mai
- Phó chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Xuân Sinh
- Ủy viên hội đồng quản trị kiêm Thư ký hội đồng quản trị: Nguyễn Văn
Yến.
- Ủy viên hội đồng quản trị: Nguyễn Thủy Nguyên, Vũ Kim Chung, Võ
Thành Công.
c. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc điều hành: là người quyết định tất cả
vấn đề liên quan đến các hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những nhiệm vụ, quyền hạn
được giao. Các Phó Tổng Giám đốc là cánh tay đắc lực cho Tổng
Giám đốc và chịu trách nhiệm trước họ về những công việc được
phân công, những công việc được ủy quyền.
Các phó tổng giám đốc: Đỗ Như Thanh, Phạm Ngọc Tú, Trần Quốc
Dương, Vũ Xuân Thạo

d. Ban kiểm soát: đây là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do
Đại hội đồng cổ đông bầu ra, giao cho nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt
động từ lớn đến nhỏ của công ty. Ban kiểm soát có nhiệm vụ cụ thể
là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quá trình báo cáo tài chính,
hoạt động kinh doanh của Công ty. Để giữ được tính chính xác và
công bằng ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và
Ban Tổng Giám đốc.
Trưởng ban kiểm soát: Trần Hoàng Mai
e. Các phòng ban nghiệp vụ: có chức năng tham mưu và giúp việc cho
ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên mô
và chỉ đạo của ban Giám đốc. Công ty có các phòng ban cụ thể như
sau:
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng xây dựng phương án kiện
toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý về nhân sự, thực hiện công
việc hành chính quản trị.
Số lượng: 10 người
SV: Trần Khánh Linh 19 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Yến
Phó phòng: 01
Nhân viên: 08
- Phòng Kế hoạch - Thị trường: Có chức năng trong xác định mục tiêu,
phương hướng hoạt động SXKD để đạt kết quả cao nhất; lập kế hoạch
về sản lượng, doanh thu và thực hiện các biện pháp để đạt được mục
tiêu; Phụ trách thanh toán các công trình với chủ đầu tư; thanh quyết
toán với khách hàng đối với sản phẩm xây lắp hoàn thành. Đặc biệt
phòng kế hoạch thị trường còn phụ trách công tác đấu thầu.
Số lượng: 8 người
Trưởng phòng: Lê Đức Tĩnh
Phó phòng: 02

Nhân viên: 05
- Phòng Tài chính - Kế toán: Nhiệm vụ của phòng này là lập kế hoạch
quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt
động kinh tế, tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống
kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Số lượng: 8 người
Kế toán trưởng: Nguyễn Hồng Minh
Phó phòng:01
Nhân viên: 06
- Phòng Vật tư, Kinh doanh – Xuất nhập khẩu: Phụ trách các hợp đồng
vật tư, các mã hàng hóa vật tư, vật liệu phục vụ để SXKD, quản lý các
kho hàng của Công ty, hoạt động về xuất - nhập khẩu, thủ tục hải
quan…
Số lượng: 4 người
Trưởng phòng: Nguyễn Quang Liệu
Phó phòng: 01
Nhân viên: 02
- Phòng máy – Thiết bị: phụ trách quản lý theo dõi xe máy, thiết bị thi
công trên các công trình, bảo dưỡng, sửa chữa…
Số lượng: 4 người
Trưởng phòng: Trần Minh Tân
Phó phòng: 01
Nhân viện 02
- Phòng kỹ thuật: Phụ trách vấn đề quản lý kỹ thuật, thi công các công
trình. Đảm nhận công tác bản vẽ thi công, quản lý chất lượng, tiêu
chuẩn thi công đảm bảo theo yêu cầu của từng dự án.
Số lượng: 5 người
SV: Trần Khánh Linh 20 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
Trưởng phòng: Trần Văn Quyết

Nhân viên: 04
- 10 đơn vị thi công: thực hiện việc thi công các công trình của công ty.
- Xưởng sữa chữa: Chịu trách nhiệm sửa chữa máy móc, thiết bị của
công ty.
- Đội thi công cơ giới: thực hiện việc vận hành máy móc.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2014
Trong những năm gần đây, thị trường xây dựng phát triển mạnh. Điều này
cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài
nước. Tuy vậy, công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1
vẫn tham gia và thắng thầu khá nhiều công trình có giá trị lớn làm tăng lợi
nhuận cho công ty. Khi đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của bất kỳ
một công ty nào thì đầu tiên ta sẽ xem xét đến doanh thu và lợi nhuận hằng
năm của công ty đó. Sau đây là doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau
thuế của công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 giai
đoạn 2012 – 2014:
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư thương mại
và xây dựng giao thông 1 giai đoạn 2012 – 2014
( Đơn vị: 1.000 đồng)
STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014
1 Doanh thu 559.538.920 600.159.150 614.720.023
2 Lợi nhuận trước thuế 13.118.879 16.698.845 17.645.009
3 Lợi nhuận sau thuế 10.687.650 12.380.210 13.920.140
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của phòng Tài chính - Kế toán năm 2012 – 2014)
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty có xu
hướng tăng đều từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể, năm 2013 doanh thu tăng
7,3% so với năm 2012; đến năm 2014 doanh thu đạt đến con số 614,7 tỷ
đồng, tăng khoảng 14,6 tỷ đồng so với năm 2013. Có thể hiểu rằng, từ trước
đến nay doanh của công ty thu được chủ yếu từ việc xây dựng thi công các
công trình và đặc biệt các công trình thường có độ trễ khác nhau, thời gian
hoàn thành khác nhau, thời gian nghiệm thu cũng khác nhau. Việc này phụ

thuộc rất nhiều yếu tố như vốn của bên đầu tư rót xuống, công trình lớn hay
bé, thời tiết… điều khiến cho doanh thu của công ty vào các năm 2012, 2013,
2014 tăng cao hơn so với các năm khác phần lớn là do trong những giai đoạn
SV: Trần Khánh Linh 21 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
này công ty có nhiều công trình nghiệm thu.
Hoạt động SXKD của công ty luôn có lãi, thể hiện ở giá trị lợi nhuận
sau thuế luôn dương. Vào năm 2011 thị trường bất động sản cũng như nền
kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng. Điều này cũng khiến cho lợi nhuận
sau thuế của công ty bị sụt giảm đáng kể trong năm 2011 và năm 2012. Tuy
nhiên bước sang năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng 15,8% so với năm 2012
và vào năm 2014 tiếp tục tăng xấp xỉ 1,539 tỷ đồng so với lợi nhuận sau thuế
của năm 2013. Đây là một chuyển biến đáng mừng cho sự phát triển của công
ty Trico. Nhìn chung tình hình SXKD của công ty là rất tốt, làm ăn có lãi và
đã đóng góp một phần thu nhập vào NSNN là không nhỏ.
2.2 Thực trạng đấu thầu xây dựng của công ty giai đoạn 2011 – 2014
2.2.1 Hình thức và phương thức dự thầu mà công ty áp dụng
2.2.1.1 Hình thức dự thầu xây dựng của công ty
Mỗi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng đều lựa chọn cho mình
những hình thức đấu thầu riêng phù hợp với năng lực thực tại của mình. Việc
lựa chọn hình thức và phương thức dự thầu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sau này của công ty. Hiện nay ở Việt Nam có các hình thức đấu thầu như sau:
Đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 đã sử
dụng 2 hình thức đó là đấu thầu hạn chế và đấu thầu rộng rãi.
- Thường đối với hình thức đấu thầu hạn chế nhà đầu tư sẽ áp dụng đối
với những gói thầu có giá trị lớn. Bởi hình thức này chỉ áp dụng đối với
một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu.
Chủ dự án sẽ là bên quyết định danh sách được tham dự thầu trên cơ sở
xem xét kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu có đạt yêu cầu hay

không.
- Còn đối với hình thức đấu thầu rộng rãi thì các nhà thầu sẽ dựa vào
phương tiện thông tin đại chúng như: Internet, báo, ti vi… để tìm
những gói thầu mà mình có thể tham gia. Đây là hình thức đấu thầu
không hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Các thông tin về điều
kiện, thời gian dự thầu sẽ được bên mời thầu công khai. Đối với những
gói thầu quy mô lớn đòi hỏi sự phức tạp về công nghệ, kinh nghiệm của
nhà thầu thì bên mời thầu sẽ tiến hành sơ tuyển những nhà thầu có khả
năng đáp ứng các chỉ tiêu của họ.
SV: Trần Khánh Linh 22 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
2.2.1.2 Phương thức đấu thầu xây dựng
Về phương thức đấu thầu, công ty đã lựa chọn phương thức đấu thầu
một túi hồ sơ tức là phương pháp đấu thầu mà nhà đầu tư sẽ xem xét nội dung
kỹ thuật và tài chính của công ty cùng một lúc. Hình thức này sẽ tiết kiệm
được thời gian của 2 bên tham gia đấu thầu.
2.2.2 Quy trình thực hiện hoạt động đấu thầu của công ty
Như ta đã biết, đấu thầu là hình thức tìm kiếm đối tác làm ăn một cách
hiệu quả và hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu bên mời thầu cũng như bên dự
thầu. Việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu sẽ được phòng kế hoạch thiết kế và thực
hiện. Sau đây là quy trình thực hiện hoạt động đấu thầu xây dựng của công ty
Trico:
Bước 1: Thu thập tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu.
Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc thực hiện việc tìm kiếm thông tin
phòng kế hoạch thị trường sẽ phải theo sát mục tiêu để lấy được thông tin,
tiếp cận một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Những thông tin đòi hỏi
phải có sự sàng lọc cao sau đó được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm về xây
dựng xem xét ưu, nhược điểm của gói thầu.
Bước 2: Đăng ký dự thầu, tham gia sơ tuyển.
Sau khi đã có thông tin về gói thầu, công ty sẽ xem xét sự khả thi của

dự án, tính toán về một số chỉ tiêu, khả năng đáp ứng yêu của công ty rồi sau
đó mới quyết định có nên tranh gói thầu này hay không. Nếu thấy có khả
năng tham dự thầu thì phòng kỹ thuật có nhiệm vụ mua hồ sơ dự thầu để đăng
ký dự thầu.
Bước 3: Mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu là do bên mời thầu lập nhằm đưa ra những hướng dẫn
cụ thể hoặc các yêu cầu về gói thầu mà họ tham gia. Đây là cơ sở để chủ đầu
tư đánh giá hồ sơ dự thầu xem có đủ điều kiện để nhận gói thầu không. Sau
đó, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc công ty sẽ lập hồ sơ dự thầu, quá trình
này đòi hỏi sự tham gia phối hợp của các phòng ban.
Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Ở bước này công ty sẽ nộp hồ sơ dự thầu và sau đó tham dự buổi mở
thầu. Bên mời thầu sẽ mời đại diện của công ty để dự xét thầu.
Bước 5: Tiếp nhận và thông báo kết quả thầu.
SV: Trần Khánh Linh 23 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
- Trong trường hợp không trúng thầu thì hồ sơ sẽ được công ty lưu lại để
tìm ra nguyên nhân trượt thầu và nêu ra các biện pháp khắc phục,
phòng ngừa từ đó rút kinh nghiệm cho những lần đấu thầu tiếp theo.
- Trong trường hợp trúng thầu, ban lãnh đạo của công ty phải có trách
nhiệm thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng với chủ dự án. Kế tiếp
phòng kỹ thuật sẽ tiếp nhận kết quả và chuyển cho phòng kế hoạch.
2.2.3 Kết quả hoạt động đấu thầu trong xây dựng của công ty
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 có lịch sử
hoạt động lâu dài với phạm vi hoạt động trải dài từ Bắc vào Nam. Lĩnh vực
hoạt động chính của công ty đó là xây dựng. Hiện nay, công ty đã và đang thi
công những công trình có quy mô lớn với giá trị hợp đồng rất cao thông qua
hoạt động đấu thầu, từ đó tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sau
đây là bẳng liệt kê các công trình lớn mà công ty đã thi công từ năm 2012 đến
năm 2014:

SV: Trần Khánh Linh 24 Lớp: Quản lý kinh tế 53A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà
Bảng 2.2: Các công trình đã và đang thi công từ năm 2012 đến năm 2014
của công ty TRICO
(Đơn vị: 1.000 đồng)
Tên công trình và địa điểm Tổng giá trị
hợp đồng
Giá trị do
nhà thầu
thực hiện
Thời hạn
hoàn thành
dự án
Tên cơ quan
ký hợp đồng
Gói thầu số A2: TCXL cọc khoan
nhồi (gồm cả thí nghiệm); Trụ cầu,
mố cầu, bản quá độ; Thi công kết
cấu thượng tầng: Dầm ngang, bản
mặt cầu, BTN mặt cầu, dải phân
cách, lan can, tấm che lan can, khe
co giãn, sơn cầu – Hạng mục XD
nút giao thông và dải phân cách
giữa làn xe cơ giới/xe thô sơ trên
tuyến QL1A đoạn An Sương – An
Lạc.
159.587.015 TRICO: 30%
44.965.406
T2/2012 –
T11/2013

Công ty Đầu
tư phát triển
hạn tầng
IDICO
(IDICO-IDI)
Hợp đồng NW7.2b “Nâng cấp các
cầu Tân Lập, Cây Me” thuộc gói
thầu NW7.2: Xây dựng các cầu trên
hành lang đường thủy số 2 thuộc
hợp phần B – giai đoạn 1 dự án
WB5
183.556.629 TRICO: 50% T5/2012 –
31/12/2014
Ban QLCDA
Đường thủy
nội địa phía
nam
Gói thầu số XL – XD đường 127
đoạn Nậm Nhùn – Mường tè từ
km81+00 – km91+00, DA đường
GT tránh ngập (Nậm Nhùn –
Mường Tè – Pác Ma) thuộc DA
ĐTXDCT thủy điện Lai Châu
175.983.601 TRICO 51% 20/4/2012 –
15/12/2014
BQLDA
NMTĐ Sơn
La Tập đoàn
Điện Lực VN
Gói thầu: xây lắp đoạn 1 (cầu Rạch

lân, đường, hệ thống thoát nước
mưa, hệ thống thoát nước thải, dải
phân cách, ATGT – từ km0+121,10
đến km1+545,24, DA: XD đường
giao thông D2 – giai đoạn II Khu
công nghệ cao TP.HCM
201.297.196 201.297.196 10/4/2013 –
11/2015
Công ty
TNHH một
thành viên
Phát triển
khu CNC
TP.HCM
Dự án xây dựng Đường cao tốc Bắc
Nam (đoạn Đà Nẵng – Quảng
Ngãi), Gói thầu 3B: XD đường cao
tốc từ km18+100 – km21+500
1.158.908.3
97
TRICO:
40,02%
465.519.752
T12/2013 –
T12/2016
Công ty đầu
tư và phát
triển đường
cao tốc VN
(VEC)

Gói thầu xây lắp XL04: Đoạn
km1432 – km1441 và cầu Cây Gạo
thuộc DA đầu tư XD công trình mở
rộng QL1 đoạn km1392 – km1405
và km1425 – km1445, tỉnh Khánh
Hòa
196.147.273 196.147.273 T12/2013 –
T12/2015
Ban QLDA7
SV: Trần Khánh Linh 25 Lớp: Quản lý kinh tế 53A

×