Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.41 KB, 120 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




ĐỖ THỊ PHƢƠNG LIÊN



NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM







HÀ NỘI, 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





ĐỖ THỊ PHƢƠNG LIÊN



NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI


Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc: PGS.TS TÔN THẢO MIÊN


HÀ NỘI, 2013
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc PGS. TS Tôn Thảo Miên, ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, phòng

Sau đại học, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh cổ vũ,
động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn song không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Phương Liên












LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp “Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất
cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Phương Liên

















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
7. Đóng góp của luận văn 11
8. Cấu trúc luận văn 11
NỘI DUNG 12
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƢƠNG CỦA TRẦN THÙY MAI………… 12
1.1. Những vấn đề lý luận về trần thuật 12
1.1.1 Quan niệm về trần thuật 12
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của trần thuật 14
1.1.3 Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng truyện ngắn 29
1.1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại .32
1.2 Hành trình sáng tác văn chƣơng của Trần Thùy Mai 34
CHƢƠNG 2: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
TRẦN THÙY MAI 37
2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 37
2.1.1. Điểm nhìn gắn với ngôi thứ nhất 38
2.1.2. Điểm nhìn gắn với ngôi thứ ba 52
2.2. Dịch chuyển điểm nhìn 57
2.2.1. Dịch chuyển điểm nhìn từ ngƣời kể chuyện vào nhân vật 57
2.2.2. Dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác 59
CHƢƠNG 3: LỜI VĂN VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 62
3.1. Lời văn trần thuật 62
3.1.1. Lời văn giàu chất thơ, mềm mại 62
3.1.2. Lời văn sắc sảo 78
3.1.3. Lời văn đối thoại, độc thoại 80
3.1.4. Lời văn in đậm dấu ấn văn hóa vùng miền 91

3.2. Giọng điệu trần thuật 96
3.2.1. Giọng điệu trữ tình, sâu lắng 97
3.2.2. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm 100
3.2.3. Giọng điệu đậm đà, nữ tính 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106




























QUY ƢỚC VIẾT TẮT

ĐHSP: Đại học sƣ phạm
GS: Giáo sƣ
KH: Khoa học
NXB: Nhà xuất bản
NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục
PGS: Phó giáo sƣ
TS: Tiến sĩ



















1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phƣơng diện cơ bản nhất
của lý thuyết tự sự - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng đã và
đang đƣợc khai thác rộng rãi. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc
làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, nó giúp ngƣời
nghiên cứu xác lập đƣợc một hệ thống lý thuyết về trần thuật nhƣ một thứ
công cụ để khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. Từ đó thấy đƣợc tài
năng, sự sáng tạo và phong cách cá nhân của họ. Về thực tiễn, với một giáo
viên Ngữ văn việc nắm chắc hệ thống lý thuyết về trần thuật còn có ý nghĩa
thiết thực trong việc khai thác, tìm hiểu những tác phẩm văn học trong
chƣơng trình sách giáo khoa.
1.2. Văn học Việt Nam sau 1975 có sự chuyển hóa mạnh mẽ trên tinh
thần đổi mới. Nền văn học trong bối cảnh xã hội mới vận động xa dần quỹ
đạo của văn học cách mạng với cảm hứng sử thi bao trùm đƣợc hƣớng đến
cảm hứng thế sự, đời tƣ. Hiện thực sau chiến tranh ngổn ngang bề bộn đã trở
thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nghệ sĩ đặc biệt là các cây bút văn xuôi.
Truyện ngắn nhanh chóng bắt kịp với công cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào
bức tranh hiện thực đời sống để mổ xẻ nhiều vấn đề trong xã hội. Tìm hiểu về
truyện ngắn sau 1975 giúp ta có cái nhìn đầy đủ về văn học đổi mới, đồng
thời thấy đƣợc đặc điểm về thi pháp truyện, sự vận động của tƣ duy thể loại
trong hành trình phát triển văn học.
1.3. Xuất hiện trong dòng chảy của các tác giả văn xuôi hậu chiến nói
chung, văn xuôi nữ nói riêng, Trần Thùy Mai đã tạo dựng đƣợc một phong
cách văn xuôi nhẹ nhàng, tinh tế nhƣng để lại những ấn tƣợng sâu đậm trong
lòng bạn đọc. Trƣởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc
ở Sài Gòn, những ngƣời cầm bút đầu tiên sau chiến tranh, có thể nói, Trần



2

Thùy Mai là một trong những nhà văn thuộc thế hệ dò đƣờng đi tìm những đề
tài hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu xanh in trên Tạp chí
Sông Hƣơng đến nay, nữ nhà văn ngƣời Huế này đã có hơn 30 năm cầm bút
với hàng trăm truyện ngắn đƣợc nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một
số truyện ngắn nổi tiếng nhƣ: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng,
Thương nhớ hoàng lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy
giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng của chị đã đƣợc dịch sang tiếng Anh, tiếng
Pháp và tiếng Nhật. Là một nhà văn có duyên với điện ảnh, một số truyện
ngắn của chị đã đƣợc lựa chọn chuyển thể thành kịch bản sân khấu hoặc dựng
thành phim nhƣ Hãy khóc đi em (2005), Gió thiên đường, Thập tự hoa (2005),
Trăng nơi đáy giếng (2009). Truyện ngắn Trần Thùy Mai hấp dẫn ngƣời đọc
ở nhiều phƣơng diện, trong đó có nghệ thuật trần thuật, vì vậy, chúng tôi
quyết định chọn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến bàn về truyện ngắn nữ đương đại
Nói đến đội ngũ nhà văn viết truyện ngắn đƣơng đại, không thể không
nhắc đến đội ngũ nhà văn nữ vừa đông đảo về số lƣợng vừa đa dạng về tiềm
năng xuất hiện từ sau thời kì đổi mới. Đó là những gƣơng mặt tạo nên bản sắc
nữ, ghi dấu ấn đậm nét trên văn đàn và tạo nên diện mạo mới cho văn xuôi
với những “thƣơng hiệu” từ lâu đã đi vào lòng công chúng nhƣ Đoàn Lê, Lê
Minh Khuê, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Lý Lan… và
gần đây là Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tƣ, Phong Điệp, Nguyễn Quỳnh
Trang, Nguyễn Thị Cẩm,



3

Nhận diện về sự xuất hiện của những cây bút văn xuôi nữ thời kỳ đổi
mới, lời giới thiệu tuyển tập Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đã
cho rằng “Sự tăng lên đến mức đột biến của các cây bút văn xuôi nữ đã làm
cho những ai quan tâm đến văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại không khỏi ngạc
nhiên và thích thú”[71, tr.5]. Sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ không
chỉ đem lại cho văn chƣơng cái Mới lẫn cái Lạ mà còn là sự khẳng định ý
thức nữ quyền khi ngƣời đàn bà không còn chỉ quẩn quanh nơi xó bếp mà đã
hƣớng đến những khung trời rộng lớn. Hành trình viết văn của họ cũng là
hành trình thể hiện bản lĩnh của ngƣời cầm bút khi dám chấp nhận sự sáng tạo
đơn độc và trả giá cho những niềm tin riêng của mình về cái đẹp.
Là những cây bút nữ, nên điều họ quan tâm nhiều nhất trong sáng tác
của mình là thân phận của những ngƣời cùng giới đƣợc đan cài trong những
câu chuyện thƣờng ngày với những vui - buồn, đƣợc - mất, giữa cho và nhận,
bất hạnh và hạnh phúc. Họ đã viết về những mảnh đời bất hạnh bằng tất cả sự
thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của con ngƣời trong nhiều trạng huống
khác nhau. Bên cạnh những nét chung đó, mỗi cây bút nữ lại có những bản
sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau.
Khai thác đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình, Trần Thùy Mai hƣớng
đến những điều bình dị ấm áp, giàu tình yêu thƣơng. Là phụ nữ, chị thấm thía
nỗi đau, sự tổn thƣơng và mất mát trong tình yêu. Chính vì thế, tình yêu trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai không đơn thuần là một câu chuyện lãng mạn,
thấm đẫm nƣớc mắt để "câu khách" mà đó là cái cớ để chị nói về cuộc sống
với những con ngƣời đang ngày ngày sống, yêu và ruồng bỏ tình yêu của
chính mình.


4


Ghi nhận thành tựu của văn học đổi mới cũng là khẳng định sự đóng
góp lớn lao và sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ những ngƣời cầm bút,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các cây bút nữ. Họ đã mang vào văn
học một làn gió mới hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi đƣơng đại.
2.2. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Trần Thùy Mai
Trần Thùy Mai là nhà văn "viết khỏe và đều tay" với hàng trăm truyện
ngắn nhƣng vẫn không gây nhàm chán cho bạn đọc. "Những truyện ngắn của
chị rất đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, quan tâm đến mọi mặt
của cuộc sống, nhất là lớp trẻ và nhìn họ với một con mắt đầy yêu thƣơng và
hy vọng" [20]. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai viết
nhiều về đề tài lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ in bóng trong lịch sử
triều Nguyễn, gắn liền với Kinh thành Huế. Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với
tôi, viết là một nghề. Nó giống nhƣ mọi nghề khác ở chỗ phải có kỹ năng và
lƣơng tâm. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhƣng chƣa
bao giờ thấy chán viết, chƣa bao giờ muốn bỏ bút” [63]. Đọc văn Trần Thùy
Mai, ngƣời ta không tìm thấy những ý đồ cách tân lối viết một cách mạnh mẽ
nhƣ các trào lƣu viết bây giờ (nhƣ “lối viết hậu hiện đại” chẳng hạn). Chúng
ta cũng không tìm thấy trong truyện của Trần Thùy Mai những chủ đề “nóng”
mà văn học hiện nay đang cố gắng khoét sâu vào thị hiếu bạn đọc nhƣ dục
tính. Văn của Trần Thùy Mai xa lạ với những trận gió mới của thời đại, văn
của chị vẫn ƣớp hƣơng của truyền thống và mang đậm chất Huế. Trần Thùy
Mai từng tâm sự: “Cho đến nay mình vẫn thích viết về những mảnh đời gần
gũi quanh mình, của bạn bè, của những ngƣời cùng sống, viết nhƣ một cách
trao đổi tâm tƣ với ngƣời cùng thời và mở rộng cuộc sống nội tâm của chính
mình” [79]. Với lối hành văn nhẹ nhàng, những câu chuyện của chị nhƣ tâm
sự thƣờng ngày, những chủ đề “muôn thuở” của con ngƣời, tƣởng thoáng qua


5


trong cuộc đời nhƣng lại ở lại đậm sâu trong ký ức, sự lựa chọn trong tình
yêu, tình bạn, những sa ngã đời thƣờng, những mảnh đời, những số phận khác
nhau trong đời sống. Mỗi một câu chuyện nhƣ một lời kể nhẹ nhàng, chậm
rãi, đầy tình cảm cứ chuyên chở vào hồn ngƣời những trăn trở, nghĩ suy và
day dứt. Cũng là tình yêu nhƣng nó khiến ngƣời ta hƣớng về nơi sâu kín nhất,
cái góc khuất không lý giải đƣợc nhƣng lại vô cùng huyền nhiệm của tình
yêu. Tình yêu với Trần Thùy Mai không phải là triết lý mà là chân lý, một
chân lý có khả năng cứu rỗi cuộc sống. Trong những trang viết của chị sự
nhân ái trong cuộc đời luôn hiện diện, là cái đọng lại đằng sau mỗi câu
chuyện. Đã là ngƣời thì phải biết yêu thƣơng, che chở, cảm thông cho nhau,
nhất là mỗi khi vấp ngã trong đời. Thông điệp truyện ngắn của Trần Thùy
Mai hấp dẫn ngƣời ta bởi lòng nhân hậu, nhƣng không phải là sự rao giảng
nhân hậu, mà thực hành nhân hậu. Ngƣời với ngƣời cần tình thƣơng yêu
không phải vì đề cao đạo đức con ngƣời, mà đơn giản tình ngƣời cần hiện
diện, bởi đó là một sự nƣơng tựa lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời trong thế
giới, chung vai sát cánh để cùng nhau sống tốt hơn, đẹp hơn.
Về văn chƣơng của Trần Thùy Mai, PGS. TS Hồ Thế Hà từng nhận
định: “ Những nhân vật của Trần Thùy Mai thƣờng không bình lặng. Họ cô
đơn, hẫng hụt, tiếc nuối nhƣng không bao giờ từ bỏ khát vọng sống của mình
bằng cách bơi ngƣợc dòng sông ký ức để làm sống lại những điều tốt đẹp
Đọc Trần Thùy Mai, tôi bị cuốn hút bởi chất nhân ái và triết lý này. Con
ngƣời dù giận hờn, hằn học nhƣng trong tận cùng sâu thẳm của ý thức cộng
đồng, họ âm thầm sẻ chia và nhận nỗi đau về mình để đƣợc kéo dài ra trong
niềm vui của ngƣời khác, để đƣợc yêu trong trắc ẩn dù có khi không tránh
khỏi sự đối xử thờ ơ, nguội lạnh của tha nhân ”[15, tr 56]. Nhà báo Hoàng
Nguyên Vũ cho rằng: “Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ mặn


6


ngọt đắng cay của những phận đời trong đó Dù những cái kết đƣợc báo
trƣớc nhƣng ngƣời đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác
cho đến những dòng cuối cùng”[80].
Tác giả Bùi Việt Thắng trong Truyện ngắn hôm nay đã dùng hai chữ
“hiện tƣợng” để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thù
: “miệt mài với nghiệp văn và trở
thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị vƣợt ra
ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nƣớc” [72, tr.53].
Một số bài viết xuất phát từ con ngƣời, cuộc sống đời tƣ
( 3/2007) :
ít dùng đến lý trí để phân tích mà dựa hẳn vào dòng
cảm xúc đầy nữ tính của mình để hiểu Trần Thùy Mai: "Văn chƣơng của chị
nhƣ một trái cây chín muộn, càng có thời gian vị càng ngọt, hƣơng càng nồng,
màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dƣ vị riêng mà những cây bút cùng
thời với chị không có đƣợc"[61]. Dƣờng nhƣ Lê Mỹ Ý không chỉ viết bằng
cảm quan của một ngƣời xem nhƣ đồng nghiệp của Trần Thùy Mai, một
ngƣời viết văn, làm thơ, mà còn bởi cùng là phụ nữ nên tác giả thấu hiểu
những đa đoan, những khúc quanh trong đời sống tình cảm của Trần Thùy
Mai nhƣ một ngƣời em gái. Ở bài viết này tác giả gọi tên những “ám ảnh” hé
lộ nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống, gia đình, thói quen, sở thích của
nhà văn xứ Huế này.
Người đương thời số tháng 5/2007, Lê
Mỹ Ý tiếp tục khẳng định giá trị nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai:
một giọng văn, ngôn ngữ, phong cách thật trong sáng. Trong sáng đến mức


7

luôn có cảm giác nhƣ chị là ngƣời luôn đam mê, đắm đuối và đuổi theo một
thứ ánh sáng kỳ ảo giữa cuộc đời” [62].

Tác giả Lý Hạnh có bài "
Công an nhân dân 3 năm
2008 đƣa ra nhận định mang hƣớng mở cho những phân tích về truyện ngắn
Trần Thùy Mai:
trong “cuộc sống vốn đa chiều và phức tạp”[17] cụ thể ở đây là trong tình
yêu. Tình yêu dẫu mất mát, phụ bạc và đớn đau đến nhƣờng nào thì con ngƣời
. Mỗi nhân vật một hoàn cảnh,
một vết thƣơng lòng khác nhau nhƣng tất cả đều mang khát vọng về một tình
yêu mãnh liệt và bất tử.
Nhà thơ Mai Văn Hoan có bài viết nhan đề khá ấn tƣợng: "
"
: từ cốt truyện, cách xây dựng nhân vật,
giọng điệu… trong đó không thể không nhắc đến cách kể truyện “theo ngôi
thứ nhất”. Đây là bài viết hiếm hoi bàn đến nghệ thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai.
Tác giả Minh Phƣơng trong bài giới thiệu: Đọc sách Mưa đời sau đăng
trên báo Nhân dân, số 305 có những nhận định sâu sắc về nội dung, phong
cách tác giả và tác phẩm Trần Thuỳ Mai. Tác giả đã nhận xét về thế giới nhân
vật truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: “ngòi bút Trần Thuỳ Mai hƣớng tới phát hiện
vẻ đẹp phẩm cách và lòng hƣớng thiện của những nhân vật trong truyện”[64]
và đặc biệt nhân vật của chị đƣợc “khéo léo khắc hoạ diễn biến tâm lí với lối
kết hợp tự nhiên, bất ngờ, lôi cuốn”[64]. Tác giả cho rằng, Trần Thuỳ Mai đề
cập đến những “vấn nạn trong xã hội” bằng cảm nhận riêng “phản ánh bằng


8

cách cảm, cách nghĩ của nữ gi
[64]. Và đặc
biệt, tác giả phát hiện cách kết cấu truyện hiện đại, lắp ghép kiểu điện ảnh,

giàu kịch tính nên nhiều truyện ngắn của chị đƣợc chuyển thể thành kịch bản
phim và đƣợc dựng thành phim. Trong bài viết, tác giả cũng đã có một vài
nhận xét ban đầu về giọng văn và cả kết cấu tác phẩm, những dấu hiệu nếu
đƣợc khai thác ở mức độ cần thiết sẽ góp phần chỉ ra phong cách tác giả.
Đi tìm nét cách tân độc đáo trong truyện ngắn Trần Thùy Mai sẽ phá vỡ
chất lãng mạn, huyền ảo kết dính trên từng trang văn mƣợt mà của chị. Những
vấn đề xã hội nhức nhối lọc qua sự mẫn cảm của trái tim phụ nữ trở nên nhân
tình, nhân bản hơn. Mọi sự cách tân chƣa đến độ sẽ nhạt dần, càng ngày
ngƣời đọc càng thấy Trần Thùy Mai chín và sâu, thống nhất và biến hóa trong
phong cách riêng của mình. Việc lựa chọn nghiên cứu và tìm hiểu truyện ngắn
Trần Thùy Mai ở phƣơng diện nghệ thuật trần thuật sẽ giúp ta tìm ra con
đƣờng ngắn nhất để bƣớc vào thế giới nghệ thuật của nhà văn đầy tài năng
này. Qua đó, chúng ta cũng có cái nhìn chân thực, rõ nét, đầy đủ hơn bức
tranh đời sống hàng ngày và tâm hồn của những con ngƣời bƣớc ra từ những
trang văn của chị.
2.3. Những ý kiến liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn
Trần Thùy Mai
Nói đến Trần Thùy Mai là nói đến một nhà văn đƣợc quý mến về cả
văn chƣơng và nhân cách. Nghệ thuật là niềm vui, là chốn nƣơng tựa trong
cuộc đời, nghệ thuật đem lại cho chị không ít vinh quang nhƣng chị không
giống nhƣ một số ngƣời, trút hết cho nghệ thuật mà đánh mất bản thân mình.
Trần Thùy Mai đẹp trong trang văn và đẹp trong cuộc sống. Chị là một ngƣời
phụ nữ sống hiền hòa, nhân hậu, lặng lẽ với văn chƣơng, cẩn trọng, tinh tế từ


9

lời nói đến việc làm. Hơn ba mƣơi năm cầm bút chị đã tạo dựng cho mình
một phong cách riêng độc đáo với 15 tập truyện ngắn đƣợc xuất bản.
Vấn đề nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đã đƣợc

nhắc đến trong một số đề tài nghiên cứu trong các tiểu luận, luận văn tốt
nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ nhƣ: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Trần Thùy Mai (Phùng Thu Phƣơng), Truyện ngắn Trần Thùy Mai nhìn từ
góc độ thi pháp thể loại (Nguyễn Thu Hà), Đặc điểm truyện ngắn Trần Thùy
Mai (Đinh Thanh Huyền),
(Nguyễn Thị Hồng Lê),
nữ thời kỳ đổi mới (Trần Thị Lệ Thanh), ngắn Trần Thuỳ
Mai (Trần Thị Hậu)… Ở đó, ngƣời viết quan tâm đến những vấn đề nhƣ quan
niệm nghệ thuật, hành trình văn học, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật,
thế giới nhân vật, phong vị Huế,… thể hiện trong truyện ngắn Trần Thùy Mai.
Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào tập trung đi sâu tìm hiểu các yếu tố cơ bản làm
nên nghệ thuật trần thuật độc đáo của nữ tác giả này.
Trên cơ sở kế thừa và sáng tạo, tác giả luận văn đã tiến hành nghiên
cứu vấn đề này nhằm tìm ra nét độc đáo, riêng biệt trong nghệ thuật trần thuật
của Trần Thùy Mai, khám phá những cách thức, phƣơng tiện nhà văn dùng để
"chuyên chở" thông điệp của mình đến độc giả. Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật
trong truyện ngắn của chị có thể coi là việc đi tìm chiếc chìa khóa để bƣớc
vào con đƣờng văn chƣơng, tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau sự dịu nhẹ, đậm
chất Huế của nhà văn nữ Trần Thùy Mai.
3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống những ý kiến bàn về trần thuật, nghệ thuật trần thuật, đƣa ra một
cách nhìn về vấn đề này.
- Vận dụng lý thuyết về tự sự để khám phá cách thức trần thuật của Trần Thùy
Mai.


10

- Khẳng định đóng góp của Trần Thùy Mai đối với văn học Việt Nam đƣơng
đại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tiến hành khảo sát các ý kiến bàn về trần thuật, phân tích và xác
lập cơ sở lý thuyết hợp lý, tin cậy.
- Đánh giá sự thành công trong lối viết văn của Trần Thùy Mai, từ đó khẳng
định vị trí của nhà văn trong dòng chảy chung của văn học đƣơng đại.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng: Nghệ thuật trần thuật
- Điểm nhìn trần thuật
- Ngƣời trần thuật
- Lời văn trần thuật
- Giọng điệu trần thuật
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số tập truyện ngắn tiêu biểu của Trần Thùy Mai
- Thị trấn hoa quỳ vàng, Tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội - 1994
- Trò chơi cấm, Tập truyện ngắn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 1998
- Đêm tái sinh, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003
- Thập tự hoa, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003
- Biển đời người, Tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2003
- Thương nhớ hoàng lan, Tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn Mới,
California, USA - 2003
- Mưa ở Trasbourg, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội – 2007
- Một mình ở Tokyo, Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ
Chí Minh - 2008
- Trăng nơi đáy giếng, tập truyện ngắn chọn lọc, Nhà xuất bản Thanh Niên -
2010


11

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phƣơng pháp loại hình
7. Đóng góp của luận văn
Vận dụng lý thuyết về trần thuật, chúng tôi phân tích và tìm ra những
nét độc đáo, thành công, cũng nhƣ những hạn chế trong nghệ thuật trần thuật
của Trần Thùy Mai. Từ đó khẳng định đóng góp của nhà văn đối với nền văn
học Việt Nam đƣơng đại.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về trần thuật và hành trình sáng tác
văn chƣơng của Trần Thùy Mai
Chƣơng 2: Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai
Chƣơng 3: Lời văn và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai




12

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƢƠNG
CỦA TRẦN THÙY MAI

1.1. Những vấn đề lý luận về trần thuật

1.1.1. Quan niệm về trần thuật
Trần thuật là vấn đề lí thuyết mang tính thời sự, nó thu hút đƣợc nhiều
sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu trong nƣớc và thế giới. Tuy nhiên,
có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Điều đó thể hiện sự chƣa
thống nhất trong các quan điểm ở các nhà nghiên cứu. Trong phạm vi của
luận văn, ngƣời viết xin đƣợc dẫn ra một số định nghĩa mà chúng tôi cho là
tiêu biểu và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm hơn cả.
Xét về thuật ngữ, trần thuật (narration) còn có tên gọi khác là kể
chuyện đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đƣa ra những cách hiểu
khác nhau.
Khi bàn về kể chuyện, J.Lin Velt cho rằng: "Kể là một hành vi trần
thuật và theo nghĩa rộng là một tình thế hƣ cấu bao gồm cả ngƣời trần thuật
(narrateur) và ngƣời nghe kể (narrataire)"[67, tr.154].
Cũng bàn về kể chuyện, nhà nghiên cứu Hayden White chú ý đến động
cơ của hành động kể và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát cả
đời sống: "Động cơ khiến ngƣời ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên, hình
thức tự sự dƣờng nhƣ là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tƣờng thuật nào
về những gì đã thực sự xảy ra"[70, tr.119].


13

Ở Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng trần thuật là một
hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm
nhất là tác phẩm tự sự.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: "Trần thuật là phƣơng diện cơ bản của
phƣơng thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự việc theo cách nhìn của ngƣời trần thuật nhất
định"[19, tr.307].
Bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150

thuật ngữ văn học cho rằng: "Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các
hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của
hành động, tả ngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của nhân
vật. Do vậy, trần thuật là phƣơng thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm tự sự
hoặc của ngƣời kể, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói
trực tiếp của các nhân vật"[2, tr.338].
Trong bài Việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn
học ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân có viết: "Trần thuật (narration) chỉ
phƣơng thức nghệ thuật đặc trƣng trong các tác phẩm thuộc văn học tự sự
(tƣơng tự, trầm tƣ/meditation/ đặc trƣng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc
trƣng cho văn học kịch)", "Thực chất của hoạt động trần thuật là kể, là thuật,
là cái đƣợc kể, đƣợc thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện"[67, tr.146].
Trong Giáo trình lí luận văn học: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới
thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn
ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định”[69, tr.59].
“Trần thuật là một sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự
kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp
dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định. Trần thuật là sự thể hiện của
hình tƣợng văn học, truyền đạt nó tới ngƣời thƣởng thức”[69, tr.59].


14

Có thể nói, quan niệm trần thuật đƣợc sử dụng không phân biệt với
khái niệm ngƣời kể chuyện. Chúng đều là những cách dịch khác nhau của một
từ tiếng Anh “Narrative”. Trên thế giới, trong các sách lí luận văn học hiện
đại rất ít thấy xuất hiện khái niệm này với tƣ cách là đối tƣợng cần xác định
nội hàm mà thay vào đó là các thuật ngữ mang tính cụ thể hơn nhƣ: Ngƣời kể
chuyện, điểm nhìn… Dù vậy, nhƣng đó là khái niệm gắn bó chặt chẽ với loại
hình tự sự của văn học nên nó thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu nhắc tới trong

nghiên cứu tự sự.
Thông qua những quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy ở vấn đề đang
nghiên cứu đƣợc khẳng định là một khái niệm gắn liền với kết cấu và bố cục
của tác phẩm văn học. Trần thuật chính là phƣơng thức nghệ thuật đặc trƣng
trong các tác phẩm tự sự, thực chất của trần thuật là kể lại, thuật lại những sự
kiện, con ngƣời, hoàn cảnh,… nhằm dẫn dắt, tổ chức, kết nối các chi tiết sự
kiện trong tác phẩm. Và khi ấy, nhà văn đã hình thành sợi dây vô hình xâu
chuỗi các sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Trong khi kể, nhà văn có thể tuân
theo hoặc không tuân theo trật tự tuyến tính thông thƣờng tùy theo dụng ý sắp
đặt của ngƣời viết. Vì vậy nghệ thuật trần thuật là phƣơng diện cho thấy rõ tài
năng và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, đồng thời nó có vai trò quan trọng
trong việc tạo ra sức hấp dẫn của các văn bản nghệ thuật ở cả chiều sâu và ở
mặt cụ thể cảm tính. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để
khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng
góp của nhà văn trong tiến trình văn học.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật
Nhƣ đã nói ở trên, trần thuật là vấn đề lí luận thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, là một thuật ngữ mang tính “động”. Theo đó, các yếu tố
cấu trúc của nó cũng không ngừng đƣợc nghiên cứu và đi sâu tìm hiểu khám
phá.


15

Nói về các yếu tố của trần thuật, M.Gorki đã chỉ ra rằng: "Trong tiểu
thuyết hay truyện, những con ngƣời đƣợc tác giả miêu tả đều hành động với
sự giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở cạnh họ, mách cho ngƣời đọc biết
rõ phải hiểu họ nhƣ thế nào, giải thích cho ngƣời đọc hiểu những ý nghĩa
thầm kín, những động cơ bí ẩn phía sau những hành động của các nhân vật
đƣợc miêu tả, tô đậm thêm cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên

nhiên, trình bày hoàn cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện
những mục đích của mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi khéo léo,
mặc dù ngƣời đọc không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những
việc làm những mối tƣơng quan của họ"[Dẫn theo 19, tr.307].
Nhƣ vậy, M.Gorki đã kể ra các thành phần của trần thuật không chỉ
gồm lời thuật, chức năng của nó, không chỉ là kể việc mà nó bao hàm cả việc
miêu tả đối tƣợng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình
luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú tác giả.
Nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử cho rằng có 6 yếu tố cơ bản cấu
thành nên trần thuật đó là: ngƣời kể chuyện, ngôi trần thuật và vai trần thuật;
điểm nhìn trần thuật; lƣợc thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích,
bình luận; giọng điệu.
Cũng theo tác giả, trần thuật đòi hỏi phải có ngƣời kể chủ thể của lời
kể, khi trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi sự kiện
và nhân vật. Nhƣ vậy có hai nhân tố quy định trần thuật là: Ngƣời kể và chuỗi
ngôn từ. Từ ngƣời kể ta có ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật. Từ chuỗi
ngôn từ ta có 4 yếu tố là: Lƣợc thuật; dựng cảnh; phân tích bình luận và giọng
điệu. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu
tố tiêu biểu thuộc nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai. Vì thế, chúng tôi
sẽ tiến hành xác lập những khái niệm cơ bản liên quan đến những vấn đề nằm
trong phạm vi nghiên cứu.


16

1.1.2.1. Người trần thuật
Để tái hiện câu chuyện nhà văn phải tạo ra ngƣời kể bởi nếu không có
ngƣời kể thì sẽ không có truyện. Nói về điều này, Tz. Todorov từng khẳng
định: "Ngƣời kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tƣởng
tƣợng…không thể có trần thuật nếu thiếu ngƣời kể chuyện"[70, tr.197].

Ngƣời kể chuyện hay còn gọi là "ngƣời trần thuật" cũng nhƣ nhiều khái
niệm khác, cho đến nay vẫn chƣa đƣợc các nhà lí luận văn học thống nhất
hoàn toàn về quan điểm. Theo Pospelov thì ngƣời kể chuyện là "ngƣời môi
giới giữa các hiện tƣợng đƣợc miêu tả và ngƣời nghe (ngƣời đọc), là ngƣời
chứng kiến, cắt nghĩa các sự việc xảy ra"[70, tr.196].
Trong quan niệm của W.Kayser, ngƣời kể chuyện là một khái niệm
mang tính chất cực kì hình thức: "Đó là một hình hài đƣợc sáng tạo ra, thuộc
về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể, ngƣời kể chuyện
không bao giờ là vị tác giả đã hay chƣa nổi danh, nhƣng là cái vai mà tác giả
bịa ra và đã chấp nhận"[70, tr.196].
Với Todorov thì ngƣời kể chuyện không chỉ là ngƣời kể mà còn là
ngƣời định giá: "Ngƣời kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo
thế giới hƣ cấu. Chính ngƣời kể chuyện là hiện thân của những khuynh hƣớng
mang tính xét đoán và đánh giá"[70, tr.197].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngƣời kể chuyện (tiếng Nga:
Rasskachik; tiếng Pháp: Narrateur) “là hình tƣợng ƣớc lệ trong tác phẩm văn
học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đƣợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong
tác phẩm. Đó có thể là hình tƣợng của chính tác giả (ví dụ “tôi” trong "Đôi
mắt”), dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời; có thể là nhân vật
đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví dụ: ngƣời điên trong “Nhật kí ngƣời điên”
của Lỗ Tấn; có thể là một ngƣời biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm
có thể có một hoặc nhiều ngƣời kể chuyện. Hình tƣợng ngƣời kể chuyện đem


17

lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề
nghiệp hay lập trƣờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo
con ngƣời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”[19,
tr.191].

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, “ngƣời trần thuật có thể là một
nhân vật hƣ cấu hoặc có thật, mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của
anh ta tạo thành. Trong khi kể miệng, ngƣời trần thuật là một ngƣời sống sinh
động. Trong trần thuật viết phi văn bản (nhƣ báo chí, lịch sử), ngƣời trần thuật
nói chung đồng nhất với tác giả. Nhƣng trong trần thuật có tính chất văn học
thì ngƣời trần thuật lại khác, nó bị trừu tƣợng hóa đi, nó trở thành một nhân
vật hoặc ẩn hoặc hiện trong tác phẩm tự sự”[19, tr.221].
Nhƣ vậy, khi bàn về ngƣời kể chuyện nhƣ trên, chúng tôi nhận thấy
rằng ngƣời kể chuyện hiểu một cách đơn giản là một nhân vật do nhà văn
sáng tạo ra để thực hiện hành vi trần thuật. Khác với ngƣời kể chuyện trực
tiếp nhƣ trong diễn xƣớng dân gian, ngƣời kể chuyện trong văn bản viết ẩn
mình trong dòng chữ.
Ngƣời kể chuyện thống nhất nhƣng không đồng nhất với tác giả. Khi
nói tới điều này, W.Kayser đã nhấn mạnh: "Trong nghệ thuật kể, ngƣời kể
chuyện không bao giờ là tác giả đã hay chƣa từng đƣợc biết đến, mà là một
vai trò tác giả nghĩ và ƣớc định"[70, tr.196]. Sở dĩ có thể khẳng định ngƣời kể
chuyện thống nhất với tác giả bởi ngƣời kể chuyện là ngƣời mang tiếng nói,
quan điểm của tác giả. Đọc truyện ngắn viết về đề tài ngƣời nông dân của
Nam Cao ta nhƣ thấy nỗi day dứt, ám ảnh, thƣơng xót của nhà văn trƣớc
những mảnh đời bất hạnh. Với truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trƣớc
Cách mạng ngƣời đọc đƣợc thấy thái độ mỉa mai châm biếm của ông với xã
hội. Sự thống nhất giữa tác giả và ngƣời kể chuyện biểu hiện rõ nhất ở những
tác phẩm có hình thức tự truyện. Trong những tác phẩm này, qua cái tôi của


18

ngƣời kể chuyện, ta có thể thấy khá rõ cái tôi của tác giả ngoài đời. Chẳng
hạn, qua lời kể chân tình, mộc mạc của nhân vật tôi trong bộ ba tự thuật Thời
thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi của M.Gorki, ngƣời đọc đã

phần nào thấy đƣợc cuộc đời cơ cực, gian khổ và những nỗ lực để vƣơn tới
đỉnh cao văn hóa của tác giả này. Tuy thống nhất nhƣng ta không đƣợc phép
đồng nhất ngƣời kể chuyện với tác giả bởi lẽ tƣ tƣởng của tác giả rộng hơn tƣ
tƣởng của ngƣời kể chuyện, nếu chỉ dựa vào quan điểm của ngƣời kể để đánh
giá tác giả sẽ khó tránh đƣợc sự cực đoan, phiến diện.
Ngƣời kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó
không chỉ dẫn dắt, nối kết, làm trung gian để bạn đọc tiếp cận với thế giới
nghệ thuật mà còn có chức năng tổ chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm.
Bởi vậy, khi trần thuật, nhà văn thƣờng cân nhắc trong việc lựa chọn ngôi kể
làm sao cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc. Có nhiều cách phân loại
về ngƣời kể chuyện dựa trên những tiêu chí khác nhau: ngƣời kể chuyện gắn
với ngôi kể (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba); ngƣời kể chuyện tham
gia vào câu chuyện hoặc ngƣời kể chuyện bên ngoài câu chuyện; ngƣời kể
chuyện sử quan, chứng nhân hay ngƣời kể chuyện toàn tri… Trong luận văn
này, bám sát thực tế nghệ thuật trần thuật của Trần Thùy Mai, để đảm bảo sự
thống nhất, chúng tôi dùng thuật ngữ ngƣời kể chuyện theo ngôi: ngôi thứ
nhất và ngôi thứ ba.
Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện muộn
vào những năm đầu thế kỉ XX, ở châu Âu và đƣợc sử dụng cho tới ngày nay.
Nói về vấn đề này, Bakhtin đã có một ý kiến xác đáng: "Trần thuật từ ngôi
thứ nhất là tƣơng tự với sự trần thuật của ngƣời kể chuyện. Đôi khi hình thức
này do dụng ý dựa trên lời kể của kẻ khác quy định; đôi khi nhƣ lối kể của
Tuôcghênhiep, nó có thể tiếp cận và cuối cùng là hòa nhập với lời trực tiếp
của tác giả, tức là hoạt động với lời một giọng của ngôi thứ hai"[67, tr.380].

×