Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.48 KB, 38 trang )

Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
BÀI THẢO LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG:
Các thành viên trong nhóm:
1. An Quý Quỳnh
2. Lê Ngọc Mai
3. Vũ Thị Văn
4. Trần Vũ Hải Hằng
5. Phạm Xuân Bình
6. Đỗ Quang Tuyến
7. Khổng Văn Hiền
1
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
BÀI THẢO LUẬN
Đề Tài:Chuỗi cung ứng của công ty cocacola
Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta,
đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm
tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được
bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất,
phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình
cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca-Cola đã trở thành nước giải
khát nổi tiếng toàn cầu.
Thời gian trôi đi nhưng Coca-Cola luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp
trong ngành công nghiệp nước giải khát, có được thành công vậy nhờ một phần rất lớn
vào sự điều hòa, kết hợp nhịp nhàng của các thành viên trong chuỗi cung ứng của coca
cola. Vậy chuỗi cung ứng ấy được vận hành và liên kết như thế nào?
I-Giới thiệu về công ty coca-cola
1- Sơ lược về lịch sử hình thành
Coca-cola là công ty xản suất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngày này
tên nước giải khát Cocacola gần như được coi là một biểu tượng cuả nước Mỹ, không
chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường
,làm phong phú nơi làm việc,bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng.


Trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:Bắc Mỹ,Mỹ Latinh, Châu
Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi
Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực:
• Trung Quốc
• Ấn Độ
• Nhật Bản
• Philipin
2
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
• Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc
• Khu vực Tây và Đông Nam Á
2-Tổng quan Coca cola.
2.1 Giới thiệu về tập đoàn coca-cola
Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những
bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn
cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp
dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác
những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ
trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp
tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển
đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải
khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm
nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng
trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn
thế nữa.
 Các mốc phát triển của Coca-cola:
• Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirô sữa
và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ). Nhưng sau 5 năm
kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân được bán trong một ngày,
Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản phẩm do chính ông tạo

ra. Ông mất vào năm 1888, cùng năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệp Asa
G. Candler mua lại cổ phần của Coca-Cola.
• Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầu tư là
2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-Cola” với văn phòng
U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó.
3
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
• Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tại các
bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los Angeles của nước
Mỹ. Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại
“mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.”
• Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủ ngân
hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler. Bốn
năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập
đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoài nước
qua hơn 6 thập kỷ sau đó.
• Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USD cho việc đa dạng hoá thông
qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đã tạo
ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ.
2.2 Giới thiệu về Coca-cola Việt Nam
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh
trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép
Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát
Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.
Tên giao dịch:Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
Tên nước giao dịch nước ngoài:Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore
Tên viết tắt:Coca-cola
Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu
coca-cola

4
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Logo
Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh
Website:www.coca-cola.com.vn
Điện thoại:84 8961 000
Fax:84 (8) 8963016
 Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
 Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
 Vốn pháp định: 163.836.600 USD
 Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite...
 Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
 Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
 Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD
 Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD
 Số lao động: 976 người.
5
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam:
• 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
• Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh
lâu dài.
• Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty
Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
• Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty
Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-
Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
• Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-

Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông
Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát
Đà Nẵng.
• Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh
trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola
6
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông
Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola
Chương Dương – miền Nam.
• Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển
sang hình thức sở hữu tương tự.
• Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước
Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý
của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí
Minh.
• Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho
Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế
giới.
Coca-cola Việt nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc:Hà Tây-Đà Nẵng-
Hồ Chí Minh vơi tổng vỗi đầu tư trên 163 triệu USD.
II. Nội dung chính:
1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm
Chuỗi cung ứng còn gọi là chuỗi nhu cầu hay chuỗi giá trị là một thuật ngữ kinh tế mô
tả đơn giản sự liên kết của nhiều công ty để cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách
hàng trên thị trường.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên tham gia 1 cách trực tiếp hay gián tiếp
trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển thông tin, kho, người bán lẻ, khách hàng…

Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quá trình kinh doanh chủ yếu từ các nhà
cung cấp ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và
thông tin nhằm tạo ra giá trị ra tăng cho khách hàng và các cổ đông của doanh nghiệp.
7
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
1.2 Bản chất
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm
phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với yêu cầu về chất
lượng với mục tiêu giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu
cầu về mức độ phục vụ.
Quản trị chuỗi cung ứng thể hiện tính nhất quán. Thể hiện dựa vào sự phối hợp
chất lượng và số lượng các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong các thành viên của
chuỗi nhằm cải thiện năng suất lao động, chất lượng và dịch vụ khách hàng nhằm đạt thế
lực cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến công tác này. Vì thế để
quản trị thành công chuỗi cung ứng doanh nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách chia
sẻ thông tin về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất,
những thay đổi về công suất, các chiến lược marketing mới, sự phát triển mới sản phẩm
mới và dịch vụ, sự phát triển công nghệ mới, kế hoạch thu mua, các ngày giao hàng và
và bất kỳ điều gì tác động tới phân phối, sản xuất và thu mua.
Quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh tới việc định vị các tổ chức theo cách thức
giúp cho tất cả các thành viên trong chuỗi đều được lợi. Vì thế quản trị chuỗi cung ứng
một cách hiệu quả lệ thuộc rất lớn vào mức tin tưởng , sự hợp tác, sự cộng tác và thông
tin một cách trung thực và chính xác.
Trọng tâm cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng thành công là quản lý luồng hàng dự
trữ và mức dự trữ hàng hóa. Nó cho phép mức dự trữ đủ lớn để thỏa mãn khách hàng
cũng đủ thấp để tối thiểu hóa chi phí chuỗi cung ứng. Để duy trì sự cân bằng giữa cung
và cầu cho kho dự trữ hàng hóa , chuỗi cung ứng đòi hỏi thống nhất quản lý để tránh sự
trùng lặp giữa các thành viên trong chuỗi.
Hữu hiệu và hiệu quả trên toàn chuỗi cung ứng, tổng chi phí cần được tối thiểu

hoá. Thể hiện tính tinh gọn, được thể hiện thong qua việc giảm thiểu chi phí, hạn chế
hang hoá tồn kho vè sử dụng chiến lược Just In Time.
8
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Quản lý hiệu quả các hoạt động của công ty từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật
và tác nghiệp.
Sự dịch chuyển nguyên vật liệu nhanh hơn.
Giao hàng đúng hẹn.
2. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Coca Cola Việt Nam:
9
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
3. Sử dụng các phương pháp để đánh giá chuỗi cung ứng hiện tại của DN:
3.1. Phương pháp đánh giá dựa trên phân tích thị trường
3.1.1 Nhận diện về thị trường nước ngọt ở Viêt Nam:
- Nước giải khát Việt Nam được đánh giá là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao bất
chấp cơn khủng hoảng kinh tế thế giới.
Nhiều nhãn hiệu nước giải khát có doanh thu tăng tới 800%/năm. Với 2 tỷ lít nước giải
khát đạt được trong năm 2010, bình quân đầu người Việt Nam tiêu thụ hơn 23 lít. Nếu
so với khoảng cách 6 năm thì tốc độ tăng từ 3 lên 23 lít cũng là đánh kể. Nhưng so với
mức 50 lít của Philipin thì thấy rõ thị trường nước giải khát của Việt Nam vẫn còn rất
rộng lớn.
10
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Trên thế giới, nước giải khát được chia ra thành mấy loại: nước giải khát có gas, nước
giải khát không có gas, nước giải khát pha chế từ hương liệu, chất tạo màu, nước giải
khát từ trái cây, nước giải khát từ thảo mộc, nước giải khát vitamin và khoáng chất, nước
tinh khiết, nước khoáng... Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây xu thế chung của
thị trường nước giải khát là sự sụt giảm mạnh mẽ của nước giải khát có gas và sự tăng
trưởng của các loại nước không có gas.
Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu thị trường hàng năm, thị trường nước

giải khát không gas tăng 10% trong khi đó nước có gas giảm 5%. Điều này cho thấy
cùng với xu thế chung trên thế giới, người tiêu dùng Việt Nam đã chú ý lựa chọn dùng
các loại nước giải khát có nguồn gốc thiên nhiên, giầu vitamin và khoáng chất, ít có hóa
chất kể cả các hóa chất tạo hương vị màu sắc. Chính vì thế, các công ty sản xuất kinh
doanh nước giải khát tích cực đầu tư dây chuyền, thiết bị, công nghệ theo hướng khai
thác nguồn trái cây, trà xanh, thảo mộc và nước khoáng rất phong phú đa dạng trong
nước,chế biến thành những đồ uống hợp khẩu vị, giầu sinh tố bổ dưỡng cho sức khỏe...
đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
- Những đặc điểm của thị trường khiến Coca-cola phải đối đầu khó khăn khi mà sản
phẩm không gas của các hãng nước ngọt như Tribeco, Tân Hiệp Phát… đang được
người tiêu dùng Việt Nam ưu ái
3.1.2. Đánh giá Dịch vụ khách hàng:
Trong bản “:Quy tắc đạo đức doanh thương cho nhà cung cấp của hãng Coca
Cola” có ghi rõ:
“Hãng quý trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng,nhà cung cấp và người tiêu
dùng. Phải đối xử với các đối tác này theo cách chúng ta mong muốn được đối xử.
Luôn đối xử công bằng vơí khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng, tôn trọng
và đối đãi với họ một cách trung thực:
- Không tham gia vào các hoạt động không công bằng, lừa dối hoặc sai trái.
- Luôn mô tả sản phẩm của hãng một cách trung thực và thẳng thắn.”
11
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Coca-cola là một công ty lớn,có uy tín và thương hiệu, chất lượng dịch vụ khách
hàng cao, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam dịch vụ khách hàng của coca-cola mắc phải
một số vụ việc làm giảm hình ảnh của thương hiệu Coca-cola trong lòng người tiêu
dùng:
- Ngày 13/12/2005, ông Minh ( Thái Nguyên ) mua một lon coca-cola và phát hiện có
mùi hôi thối và có vật lạ trong lon nước. thấy lạ ông đã gọi điện tới đại diện coca-cola
hỏi vì sao nước coca trong lon có mùi thối thì nhận được câu trả lời của một nhân viên: “
Thối sao còn uống”. ngay sau đó ông đã có đơn kiện công ty coca-cola gửi Chi cục Quản

lý thị trường Thái Nguyên. Khi được hỏi ông cho biết sở dĩ ông kiện vì thấy bị xúc phạm
bởi cách giải thích vô trách nhiệm của đại diện công ty.
- Đầu tháng 5/2010 anh Võ Quốc Hưng (ngụ tại Tô Hiến Thành, phường 12, quận
10, TP.HCM) tấp vào quán nước ven đường mua vội 1 chai nước tinh khiết Joy để giải
cơn khát dưới trời nắng nóng. Vừa định mở nắp chai, anh vội rụt tay lại, rùng
mình khi thấy những mảng rêu xanh đen uốn lượn trong chai. Anh Hưng cho biết, những
dải rêu trong chai nước tinh khiết chưa khui không khiến anh ngạc nhiên bằng thái độ
"chăm sóc" khách hàng của Coca Cola VN. Sau khi nghe anh trình bày qua điện thoại,
nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng đã hỏi hạn sử dụng của chai nước là ngày mấy.
Anh Hưng bảo không nhớ chính xác là ngày bao nhiêu, chỉ nhớ là đến năm 2011 sản
phẩm mới hết "date". Bất ngờ nhân viên này hỏi lại anh: "Thế mục đích anh mua chai
nước để làm gì?".Câu hỏi có kì không, người ta mua chai nước uống mà hỏi mua để làm
gì. Thiệt là quá coi thường người tiêu dùng. Nhân viên chăm sóc khách hàng mà như
vậy thì cho nghỉ việc đi là vừa”.
Về phía công ty TNHH nước giải khát Coca Cola, khi được hỏi về vụ việc này thì đã đổ
lỗi cho bên sản xuất chai nhựa. Cội nguồn của những dải rêu trong chai nước, Coca Cola
VN "chuyển" cho nhà cung cấp chai nhựa PET: "Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng
12
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
này là do quy trình sản xuất và bảo quản phôi nhựa chưa được kiểm soát tốt (vật nhiễm
rơi vào bên trong phôi nhựa)". Vậy mà khi quảng cáo nước uống này, nhà sản xuất đã
khẳng định là tinh khiết từ nước đến vỏ chai và nắp chai.
Biện pháp khắc phục của Coca Cola VN không phải là lời xin lỗi gửi đến quý khách
hàng, mà là: "Tiến hành làm việc với nhà cung cấp sản xuất chai nhựa PET về việc tăng
cường kiểm tra giám sát chất lượng phôi nhựa đầu vào cũng như kiểm tra quy trình thổi
chai nhựa PET để đảm bảo chắc chắn rằng sự cố này sẽ không lặp lại".
Anh Hưng bình luận, cách giải quyết khiếu nại này đúng kiểu "đại gia"! Thế nên anh hay
có thể một số khách hàng nào đó của "đại gia nước giải khát" Coca Cola nếu còn trót chi
tiền mua nước có rêu, đừng bao giờ mong một lời xin lỗi (đừng nói chuyện đền bù).
Hầu hết người tiêu dùng không đồng tình với cách giải quyết này của công ty Coca Cola

một chút nào. Khi khách hàng gặp những sự cố về sản phẩm của mình sản xuất thì phải
trấn an khách hàng để người ta yên tâm và lần sau có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm của
mình chứ. Đằng này nhân viên chăm sóc khách hàng thì lại hỏi một câu xúc phạm đến
người ta, công ty thì đổ lỗi cho nhà sản xuất chai nhựa, chẳng ai đặt quyền lợi của
khách hàng lên trên cả.
Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định : Cocacola là thương hiệu liên tục dẫn đầu trên toàn
thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam thì Cocacola lại có thị phần kém xa Pepsico. Nguyên
nhân là dịch vụ khách hàng ở Việt Nam thật sự chưa tốt.
Bên cạnh việc chưa hoàn thành tốt dịch vụ khách hàng cá nhân coca-cola còn làm chưa
tốt trong việc đảm bảo lợi ích cho những nhà phân phối, nhà bán buôn bán lẻ của họ.
đơn cử là vụ việc tại cửa hàng tạp hóa Phương Quỳnh ( Đồng Nai ). Nhân viên tiếp thị
của công ty đã tới cửa hàng cung cấp các thông tin khuyến mại khi mua và bày bán các
sản phẩm của công ty nhưng rất lâu sau đó chủ cửa hàng không nhận được các sản phẩm
khuyến mại mà công ty đưa ra. Chủ cửa hàng gọi điện cho nhân viên phụ trách phân
phối sản phẩm tại Đồng Nai nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
13
Quản Trị Chuỗi Cung Ứng K5QTDNCNB
Như vậy Coca-cola Việt Nam đã bị điểm trử so với đối thủ cạnh tranh của nó là Pepsi về
khâu dịch vụ khách hàng mà nguyên nhân chính là do thái độ làm việc của nhân viên.
Công ty cần khắc phục nhược điểm nếu không muốn bị các đối thủ khác vượt qua bởi
trong thị trường tăng trưởng này thì dịch vụ khách hàng là yếu tố quyết định sự thành
công của các công ty.
3.1.3. Hệ thống đo lường khả năng phát triển sản phẩm:
Coca-cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống
không cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu
mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hang như: Coke ít gas, sprite,
Fanta, Coke hương vani, Coke, nước trái cây…. Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển
thêm nhiều sản phẩm mới như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái
cây sunfill, đồng thời bổ sung thêm nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống

đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta dâu, Soda
chanh… Công ty Coca-cola tiếp tục cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và luôn đổi mới
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở thị trường nước giải khát năng động và đầy tiềm
năng ở Việt Nam.
Theo tạp chí Media ở Hồng Koong cho biết: Tổng doanh số của thị trường nước giải
khát VN đã tăng trưởng đến 93% so với cùng kỳ 2009, đạt 36,1 triệu USD trong nửa đầu
năm 2010. Trong đó, nước uống Coca cola đạt doanh số quảng cáo 3,1 triệu USD nhưng
đến tháng 11.2010 đã tăng gần 100% so với nửa đầu năm, đạt 6 triệu USD. Đồng thời
lượng tiêu thụ nước giải khát của VN năm 2009 là 10,1 lít/ người.
Nhận định về cách đầu tư của Coca Cola, ông Damien Duhamel- GĐ điều công
ty nói: “tính luôn cả nước uống không gas, trong năm 2009, Coca cola Việt Nam đã đạt
tăng trưởng 12%. Chúng tôi tin rằng thị trường nước giải khát Việt nam sẽ “Phình” thêm
40% nữa từ năm 2010-2015 và điều này phù hợp với công bố gia tăng đầu tư thêm 200
triệu USD của công ty tại Việt Nam trong vòng 3 năm như đã thông báo”.
14

×