Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận môn vận tải bảo hiểm Tìm hiểu Công ty cổ phần vận tải biển Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.68 KB, 42 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Môn học: Vận tải- Bảo hiểm.
Tiểu luận : Nghiên cứu về công ty vận tải biển
GVHD: ThS.Nguyễn Trần Thu Phương

2
3
đề tài 1D
Mail :
Thành viên
Họ Và Tên MSSV Lớp
Nguyễn Tiến Đạt (NT) 33141020705 VB17ANT01
Bùi Tiến Lê Bảo Giang 33141020189 VB17ANT01
Nguyễn Quốc Trung 33141020307 VB17ANT01
Nguyễn Trần Thanh Duy 33141021210 VB17ANT01
Công ty nghiên cứu  !"#$%
Webside : />1. Giới thiệu về công ty
 Địa chỉ: 09 Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP.HCM
 Điện thoại: (08) 38.296.320 - 38.296.316
 Fax: (08) 38.225.067
 Email:
 Website: www.saigonship.com.vn

Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn (SSC) có trụ sở chính tại Thành phố
Hồ Chí Minh và năm chi nhánh tại các cảng biển lớn và quan trọng nằm dọc
theo đường bờ biển Việt Nam như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng
Tàu và Cần Thơ.



SSC là một thương hiệu lớn và là doanh nghiệp chủ chốt của ngành vận tải
biển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế công ty có những lợi thế khá mạnh
về thương hiệu riêng của mình, góp phần lớn trong quá trình hình thành
những liên doanh với các đối tác vận tải nước ngoài như Hàn Quốc (Korex
Saigon Transport), Thụy sĩ (APM – Saigon Shipping Ltd.), Đan Mạch (Sea
Saigon Ltd.), và sắp tới là Nhật (Mitsui Co.,Ltd và Mitsui-Soko Co.,Ltd ).
4

Tàu biển của SSC, 6500 DWT "Saigon Queen", hiện nay đang vận hành từ
Châu Âu đến Châu Mỹ cùng với giao dịch kinh doanh với chữ tín làm đầu
nên thương hiệu cũng như tên tuổi của SSC đã được nhiều hãng tàu, công ty
môi giới cũng như đại lý hàng hải, đại lý cung ứng vật tư, nhiên liệu biết đến
và cam kết gắn bó hợp tác lâu dài trong giao dịch kinh doanh với SSC. Sắp
tới đội tàu của SSC sẽ bổ sung hai tàu sông 1000 DWT Long Phú 1 và Long
Phú 2.

SSC là thành viên chính thức của VSA (Hiệp Hội Các Chủ Tàu Việt Nam),
VISABA (Hiệp Hội Đại Lý Tàu Biển Việt Nam), VIFFAS (Hiệp Hội Giao
Nhận Việt Nam).
Ngày 22/9/1981:
Công ty Vận tải biển Sài Gòn (SaigonShip) ra đời theo Quyết định số
189/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 05/12/1992:
Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 175/QĐ-UB của Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Theo Nghị định 388/HĐBT ngày
20/11/1991 và Nghị định 156/HĐBT ngày 07/5/1992), là DNNN thuộc
UBND TP. Hồ Chí Minh do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
trực tiếp quản lý.
Ngày 02/6/1999:

Công ty được chọn để xây dựng Đề án cổ phần hóa theo Quyết định số
3171/QĐ-UB-KT của Ủy ban Nhân dân Thành Hồ Chí Minh. Ngày
15/7/2004:Công ty là Công ty con trực thuộc Công ty Mẹ - Tổng Công ty cơ
khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt
động theo Luật DNNN (Quyết định số 172/2004/QĐ-UB của UBND TP.Hồ
Chí Minh).
Ngày 09/12/2004:
Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số:
6205/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển
đổi Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển Sài Gòn thành Công ty Cổ
phần Vận tải biển Sài Gòn.
Ngày 22/12/2005:
Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua Điều
5
lệ tổ chức và hoạt động – Bầu Ban quản lý, Ban kiểm soát theo qui định.
Ngày 14/4/2006:
Công ty được Phòng Đăng ký Kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ
phần lần đầu – Vốn Điều lệ 109 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Tổng Công ty
Samco chiếm 51%.
Ngày 01/5/2006:
Công ty chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
Đến nay:
Công ty hoạt động theo ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận Đăng
ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần - thay đổi lần thứ 8 ngày 24/12/2014.
Mã số Doanh nghiệp 0300424088.
Vốn điều lệ 144.200.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi bốn tỷ hai trăm triệu
đồng)

&'()*+

 Công ty Liên doanh APM – SGS
o Địa chỉ: 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đakao, quận 1, TP.HCM
o Điện thoại: (08) 38.230.015
o Fax: (08) 38.230.013
Liên doanh với Tập đoàn A.P.Moller, Thụy Sĩ.
Hoạt động chính: cho thuê kho bãi container và các dịch vụ off-dock.

 Công ty Liên doanh KOREX – SAIGON
o Địa chỉ: 09 Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP.HCM
o Điện thoại: (08) 38.213.211 - 38.213.212 - 39.143.481
o Fax: (08) 38.213.214
Korex Saigon Logistics Co., LTD là liên doanh giữa 3 đối tác:
- Saigon Shipping Joint Stock Company
- The Korea Express Co., Ltd
- KEC International Co., Ltd
,,-+
Tiếp vận hàng hoá xuất nhập khẩu trong và ngoài nước cho cả hai lĩnh vực
-Hàng Không và Hàng hải
Vận tải container, hàng siêu trường siêu trọng bằng đường bộ đường bộ (22
xe đầu kéo, 120 rơ-moóc 40 feet, 25 rơ-moóc 20 feet)
Nhà thầu vận tải cho các dự án lớn tại Việt nam hiện nay như: POSCO VN,
KUMHO TIRE VN, HYOSUNG VN, DOOSAN VINA
6

 Công ty TNHH Liên doanh Giao nhận Kho vận Bình Minh
Đối tác: Mitsui-Soko Co, Ltd, Tri-net Logistics ( Asia) Pte Ltd
- Tổng vốn đầu tư: USD 4,000,000.00
- Cơ cấu vốn đầu tư: SSC 51%, Mitsui-Soko 24% , Tri-net Logistics 25%
- Hoạt động chính: Đầu tư khai thác dịch vụ kho bãi và các dịch vụ hậu cần
hỗ trợ như cho thuê kho bãi, khai thác bãi trung chuyển Container, vận tải

đường bộ, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa Container, dịch vụ giao nhận và
khai quan.Trong đó 6000m
2
để xây kho CFS, 9000m
2
làm bãi Container và
các công trình phụ trợ khác.

+

 Chi nhánh Hải Phòng
o Địa chỉ: 57 Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
o Điện thoại: 0313.823097
o Fax: 0313.821565
o Email:
 Chi nhánh Đà Nẵng
o Địa chỉ: 2A Cao Xuân Dục, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
o Điện thoại: 05113.886535-887889
o Fax: 05113.835301
o Email:
 Chi nhánh Quy Nhơn
o Địa chỉ: 45 Tôn Đức Thắng, quận Lý Thường Kiệt, TP. Qui Nhơn.
o Điện thoại: 056.829749–818159-240048-824281
o Fax: 056.824281
o Email:
 Chi nhánh Cần Thơ
o Địa chỉ: 512/35 Cách Mạng Tháng 8, P. An Thới, quận Bình Thủy, TP.
Cần Thơ.
o Điện thoại: 0710.887523-251299
o Fax: 0710.887524

o Email:
 Chi nhánh Vũng Tàu
o Địa chỉ: 187 Võ Thị Sáu, TP. Vũng Tàu
o Điện thoại: 064.859417-064.251139
o Fax: 064-859418
7
• Email:

Mô hình tổ chức của công ty
./#012"
Chặng đường 10 năm thành lập và phát triển 09/1981 - 12/1992:
Vào những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80, nền kinh tế Việt
Nam nói chung và kinh tế Tp.Hồ Chí Minh nói riêng gặp muôn vàn khó
khăn. Sản xuất bị ngừng trệ do thiếu nguyên vật liệu, giá hàng hóa tiêu dùng
và lạm phát ngày càng tăng cao, đời sống của nhân dân gặp khó khăn, khi
đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ 30 năm và đang
trong thời kỳ khắc phục hậu quả hàn gắn chiến tranh, khôi phục kinh tế
8
nhưng lại xảy ra cuộc hiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, các
nước XHCN cắt giảm viện trợ, bị đế quốc thù địch phong tỏa, cấm vận.

Tp.Hồ Chí Minh với vị thế của mình, được Đảng và Chính phủ khẳng định
là Trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước để làm động lực cho cả nền nền
kinh tế Việt Nam. Sau chiến thắng 30/4/1975, Ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí
Minh tiếp quản toàn bộ các cơ sở hạ tầng, các nhà máy, các cơ sở sản xuất
của chế độ cũ để lại. Nhằm duy trì các cơ sở này hoạt động phục vụ dân
sinh, an ninh quốc phòng, đồng thời Thành phố phải có ngoại tệ, lưu thông
hàng hóa với các nước để mua, trao đổi nguyên vật liệu, hàng hóa sinh hoạt.
Xuất phát từ nhu cầu cấp bách trên, lãnh đạo thành phố đã chủ động, sáng
tạo, dám chịu trách hiệm, tìm mọi biện pháp đưa thành phố duy trì sản xuất,

giải quyết khó khăn đời sống nhân dân. Trong đó đã kiên trì thuyết phục
Đảng, Chính phủ cho phép Ủy ban Nhân dân Thành phố được thành lập
Công ty Vận tải biển Sài Gòn có đội tàu viễn dương và cảng biển phục vụ
đội tàu.

Ngày 22/9/1981 Ủy ban Nhân dân Thành phố ra quyết định số 189/QĐ-UB
về việc thành lập Công ty Vận tải biển Sài Gòn trực thuộc Sở Giao thông
Vận tải, tên giao dịch quốc tế "SaigonShip". Công ty là đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập với nhiệm vụ: Ký kết và thực hiện các hợp đồng vận tải biển
các loại hàng hóa, vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, lương
thực, thực phẩm phục vụ yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế của Thành phố;
thực hiện các yêu cầu vận chuyển của Bộ Giao thông Vận tải giao và của các
Tỉnh lân cận. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải là: Lập dự toán đầu tư
vốn để từng bước xây dựng trang bị đầu tàu và cơ sở hậu cần Công ty ; Phê
duyệt qui định bộ máy tổ chức của Công ty để đáp ứng được nhu cầu phát
triển từng thời kỳ của Công ty và đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Để
Saigonship thực hiện được nhiệm vụ, Tp.Hồ Chí Minh và Sở Giao Thông
Vận tải đã giao cho Công ty: 1,2 triệu Đôla Mỹ tiền mặt để làm vốn đầu tư
sản xuất; cùng với Nhà số 09 Nguyễn Công Trứ, Quận I để làm trụ sở văn
phòng (1981); Kho số 3 Tôn Thất Thuyết, Quận 4 – 600 m2 (1988) để làm
Kho vật tư phục vụ cho Đội tàu Saigonship. Cảng Bến Nghé (tiền thân là
cảng cá của XNQD đánh cá Thành phố) từ 1984-1987 để quản lý sử dụng
làm căn cứ hậu phương cho Đội tàu Công ty: Neo đậu, Giao nhận hàng hóa,
9
sửa chữa. Sau này Công ty đã giao lại Cảng Bến Nghé cho Sở Giao thông
Vận tải, do thời gian đầu thành lập, bộ máy tổ chức nhân sự Công ty còn
thiếu và chưa có kinh nghiệm về công tác quản lý về Cảng biển; Đồng thời
nghiệp vụ chuyên môn về Vận tải Biển, khai thác hàng; Quản lý tàu biển;
Quản lý Thuyền viên; Giao dịch với nước ngoài; . . v.v còn rất hạn chế vừa
làm vừa học. Nhưng với tinh thần khẩn trương, chủ động, sáng tạo, vừa học

vừa làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể lãnh đạo Công ty và cán bộ -
Công nhân viên – Thuyền viên. Được sự hỗ trợ , giúp đỡ của Thành phố, Sở
Giao thông Vận tải, các cơ quan quản lý Nhà nước và các Công ty Vận tải
biển Đàn anh của Bộ Giao thông Vận tải về vật chất, nhân lực, kinh nghiệm
quản lý nên Saigonship đã sớm ổn định bộ máy tổ chức điều hành sản xuất
với các bộ phận ban đầu: Tài vụ, Tổ chức, Hành chính, Kinh doanh, Kỹ
thuật-Vật tư để thực hiện các Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đáp ứng kịp
thời nhu cầu cho phát triển kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ Giao thông Vận tải. Lực lượng Thuyền viên
Tàu biển là lực lượng lao động trực tiếp mang tính đặc thù và rất quan trọng
để đảm bảo cho Công ty hoàn thành Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển, và đây là đội ngũ lao động đòi hỏi phải qua đào tạo chuyên
môn, kỹ thuật, có kinh nghiệm, năng lực, sức khỏe, ngoại ngữ,. . . thì mới
bảo đảm vận hành, khai thác tàu biển an toàn về người, hàng hóa, tài sản.
Giai đoạn đầu thành lập Đội tàu, lực lượng thuyền viên Saigonship được
tuyển dụng từ Công ty VOSCO, Hải quân và các nguồn khác, nhưng từ đó
vào cuối những năm 1980 đội ngũ thuyền viên Công ty đạt đến số lượng gần
600 Người mới đáp ứng được nhu cầu quản lý, khai thác đội tàu Saigonship
với đủ chủng loại như: chuyên chở hàng bách hóa, đông lạnh, ô tô đến nhiên
liệu. Đến cuối năm 1991 đội tàu biển Công ty tăng lên 15 chiếc – Tổng trọng
tải khoảng 30.000 DWT.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả vận tải và duy trì tốt hoạt động tàu biển
đáp ứng ứng được yêu cầu qui phạm của Đăng kiểm Việt Nam và Quốc tế,
Công ty tập trung học hỏi kinh nghiệm, tuyển dụng bổ sung lực lượng
chuyên môn, kỹ thuật có trình độ đại học, trung cấp, công nhân lành nghề,
để đẩy mạnh hoạt động duy tu, sửa chữa cải tiến kỹ thuật cho phương tiện
nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí cho Công ty,
phù hợp với điều kiện vật tư, năng lực người thợ, thuyền viên lúc bấy giờ.
10

Thời gian này Saigonship đã thành lập Trạm sửa chữa, với 02 Tàu kéo Sài
gòn 01 và Sài Gòn 02 để trực tiếp phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng
Đội tàu Công ty. Giai đoạn này Công ty tập trung vận chuyển hàng theo yêu
cầu của các Công ty xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng kịp
thời khó khăn của thành phố về thiếu nguyên vật liệu, thiếu hàng hóa nhằm
giúp Thành phố hoàn thành nhiệm vụ chính trị: ổn định sản xuất, giải quyết
một phần khó khăn sinh hoạt của người dân. Đặc biệt Đội tàu biển
Saigonship còn tham gia chiến dịch chở gạo ra Bắc theo yêu cầu của Chính
phủ và chở vật liệu xây dựng cho Đảo Trường Sa theo yêu cầu của Bộ Quốc
phòng.Với thành tích trên Saigonship được Ủy ban Nhân dân Thành phố,
Chính phủ nhiều lần biểu dương, khen thưởng. Giai đoạn 1986-1991 là giai
đoạn Đội tàu biển Công ty Saigonship hoạt động nhộn nhịp nhất, đạt được
những kết quả đáng ghi nhận về doanh thu, lợi nhuận và đặc biệt tạo cho
Công ty nhiều kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh vận tải biển viễn
dương, công tác quản lý Đội tàu biển, công tác quản lý thuyền viên. Đồng
thời tên tuổi SaigonShip đã có vị thế trong hàng ngũ Công ty Vận tải biển
Việt Nam và trong khu vực.

Ổn Định, Đầu Tư và Hội Nhập (1993-2005):
Với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) là thực
hiện đổi mới đất nước nên từ 1988 nền kinh tế Việt nam đã bước sang giai
đoạn đổi mới và hội nhập với thế giới và khu vực. Ngành hàng hải Việt nam
cũng dần hội nhập để phù hợp với các qui định của tổ chức hàng hải Quốc tế
(IMO). Đây cũng là thời cơ và thách thức cho Saigonship để phát triển trong
tương lai. Ngày 05/12/1992 Ủy ban Nhân dân Thành phố ra quyết định
175/QĐ-UB thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển Sài
Gòn (thành lập lại Công ty Vận tải biển Sài Gòn) hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố và Sở Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý. Với vốn kinh doanh:
5.379 Triệu đồng (với ngân sách Nhà nước cấp 18.761 Triệu đồng và vốn

vay 16.618 Triệu đồng) – Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Kinh doanh
vận tải hàng hóa bằng đường biển trong và ngoài nước; Đại lý và môi giới
hàng hải cho các tàu trong và ngoài nước. Saigonship đã tiến hành kiện toàn,
sắp xếp lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất mới.
Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý của các Công ty
11
nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, dịch vụ hàng hải (Giao
nhận hàng hóa, Đại lý tàu biển, Cung ứng, Kiểm đếm, ), và Quản lý thuyền
viên, tiếp cận với phương thức vận chuyển hàng hóa container từ các đối
tác.Công ty mong muốn thực hiện dần từng bước trẻ hóa, hiện đại hóa đội
tàu và đầu tư phát triển các dịch vụ hàng hải.

Vào những năm đầu 1990 Công ty thực hiện bán những tàu không còn phù
hợp khai thác và thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động khác. Saigonship góp
vốn (18%) cùng Công ty Vận tải biển hắc hải-Liên Xô để thành lập Công ty
Liên doanh Vận tải biển KaTran, Công ty này hoạt động đến 1995 thì chấm
dứt hoạt động; Trong thời gian này, Saigonship cũng ký Hợp đồng hợp tác
kinh doanh với Cty E.A.C (Đan Mạch) về hợp tác vận tải chuyên tuyến
Container Tp.Hồ Chí Minh – Singapore, Công ty cũng đã đưa tàu MIMOSA
vào vận tải và thực hiện nghiệp vụ giao nhận container tại đầu Tp.Hồ Chí
Minh. Đồng thời Saigonship cũng mạnh dạn là doanh nghiệp đầu tiên trong
nước hợp tác với công ty nước ngoài vận chuyển hàng hóa container. Qua
hợp tác này tạo thêm doanh thu, Saigonship đã học hỏi và làm quen được
phương thức vận tải container và dịch vụ, nghiệp vụ giao nhận container.
Sau đó hai bên tiến hành thành lập Công ty Liên doanh APM-SaigonShip
theo Luật định vốn Điều lệ 01 Triệu USD (Saigonship góp vốn 25%) thời
hạn hoạt động đến 2011, Công ty Liên doanh này hoạt động rất hiệu quả,
đem lại cổ tức cao hằng năm cho Saigonship.
Năm 1991, Saigonship thành lập bộ phận cho thuê Thuyền viên để thực hiện
Hợp đồng hợp tác dịch vụ đưa Thuyền viên tàu biển Việt Nam đi làm việc

có thời hạn ở nước ngoài; Đầu tiên Saigonship hợp tác với Công ty ShapFuJi
(Nhật) sau đó hợp tác với Công ty MitsuiKinkai, Công ty Inlaco Japan,
Công ty F.A.B (Đan Mạch). Dịch vụ này, Saigonship cũng là Công ty đầu
tiên trong cả nước hợp tác với Công ty nước ngoài để xuất khẩu thuyền viên
tàu biển; Qua các Hợp đồng hợp tác, Saigonship đã tổ chức đưa thuyền viên
Công ty và thuyền viên ngoài Công ty đi làm việc cho các chủ tàu nước
ngoài trên các tàu container, bách hóa, đông lạnh, tàu chở rau-quả, đạt được
nhiều kết quả nhất định trong đào tạo đội ngũ có kinh nghiệm. Bình quân
hàng năm đưa 200-400 lượt Thuyền viên, hiệu quả bình quân hàng năm 2-3
Tỷ đồng, Nhà nước thu được ngoại tệ thông qua tiền lương thuyền viên gửi
về nhà.Thuyền viên được tiếp cận những loại tàu hiện đại, học hỏi nâng cao
12
tiếng Anh, trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật của từng loại tàu theo quy
trình quốc tế; Công ty không mất chi phí đào tạo.

Những sự kiện đáng nhớ từ năm 1993 - 2005:
Từ 1993 – 1995, giai đoạn Saigonship gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức,
sản xuất kinh doanh do đội tàu biển Công ty còn lại là loại tàu đã qua sử
dụng, tuổi tàu cao nên chi phí sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu cũng tăng cao.
Ngoài ra, Công ty có xảy ra chuyên án “Cố ý làm trái với các qui định nhà
nước” cấp lãnh đạo Công ty, nên Saigonship vừa tập trung phục vụ yêu cầu
của cơ quan pháp luật vừa duy trì sản xuất, xử lý công nợ, Tuy khó khăn
nối tiếp khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì được sản xuất, bảo đảm được
việc làm cho số lao động hiện hữu và mua trên 2000m2 đất tại 187 Võ Thị
Sáu, TP.Vũng Tàu để làm văn phòng chi nhánh; mua nhà số 07 Phạm Ngọc
Thạch, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh để xây dựng văn phòng cho Công ty Liên
doanh Vận tải biển Katran.

Từ 1996-1999, giai đoạn tiếp tục ổn định tổ chức, lao động, duy trì sản xuất
kinh doanh.Đội tàu biển Saigonship còn 06 tàu, nhưng Công ty chỉ trực tiếp

khai thác hai tàu; Các tàu khác cho sĩ quan, thuyền viên Công ty thuê khoán
khai thác để giảm chi phí. Do tàu cũ, nên chỉ khai thác khu vực Đông Nam
Á và sau đó bán tiếp các tàu còn lại. Ngoài ra, Công ty tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động dịch vụ: Đại lý tàu biển, giao nhận hàng hóa tại khu vực Sài Gòn,
Vũng Tàu, Hải phòng và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ công nợ. Công ty cũng
thanh lý luôn Công ty Liên doanh Katran, sắp xếp lại lao động, nhất là
thuyền viên tàu biển để phù hợp với thực tế sản xuất. Sau đó Saigonship
thành lập Công ty TNHH Vận tải container đường bộ với đối tác Hàn Quốc,
vốn điều lệ 1,2 triệu USD, vốn góp Công ty 45%, thời hạn hoạt động đến
năm 2006.

Giai đoạn từ năm 2000 – tháng 5/2006, Công ty thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp và duy trì phát triển sản xuất. Đội tàu biển còn 03 chiếc,
Saigonship khai thác 02 chiếc tàu biển, thành lập thêm các chi nhánh tại
TP.Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ để mở rộng hoạt động kinh doanh. Phải
mất gần 5 năm, Công ty mới hoàn tất hồ sơ đề án cổ phần hóa theo Luật
định, do cần nhiều thời gian để tập hợp hồ sơ, chứng từ và xử lý công nợ.
Đến tháng 12/2004 Saigonship được Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh phê
13
duyệt chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển Sài Gòn thành
Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn. Giai đoạn này Saigonship tập trung
phát triển dịch vụ giao nhận, kho, bãi. Năm 2000, Công ty cũng được Thủ
tướng Chính phủ giao 4,2 ha đất tại phường Linh Xuân, Thủ Đức để đầu tư
xây dựng bãi trung chuyển container. Công ty tiến hành đền bù san lấp xây
dựng hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, công trình hoàn thành đến đâu đưa
vào khai thác ngay đến đó. Tổng mức đầu tư, đền bù, san lấp, xây dựng, máy
móc thiết bị lúc ấy là 40 tỷ đồng từ vốn tự có; Xây dựng hai kho CFS
(6000m2/Kho) trên khuôn viên 28.000 m2, bãi chứa container rỗng:
14.000m2.


Từ tháng 7/2004, Saigonship là Công ty con thuộc Tổng Công ty cơ khí
Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) nay là Tổng Công ty cơ khí Giao
thông Vận tải Sài Gòn TNHH Một thành viên (SAMCO) theo Quyết định
của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 22/12/2005, Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thành
lập, Đại hội đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động, bầu Ban quản lý Hội
đồng quản trị 07 người, Ban Kiểm soát 03 Người và HĐQT bổ nhiệm Tổng
giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng theo qui định. Cuối năm
2005, sau khi có quyết định của Bộ Tài chính về xuất quỹ Hỗ trợ lao dộng
dôi dư do sắp xếp lại Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Vận tải biển Sài Gòn
trên cơ sở phương án sắp xếp lại lao động do cơ cấu lại Công ty để chuyển
sang Công ty cổ phần đã được Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh phê duyệt,
Saigonship đã tiến hành giải quyết thôi việc cho 84 Lao động dôi dư và thực
hiện trả kinh phí hỗ trợ 02 Tỷ đồng.

Giai đoạn 1993-2005, Saigonship đã vượt qua được khó khăn, trả hết các
khoản nợ lớn 750.000USD cho Thành phố, 800.000USD cho Công ty Kolon
(Hàn Quốc); ổn định tổ chức, linh hoạt trong khai thác tàu biển, đẩy mạnh
phát triển dịch vụ giao nhận, Đại lý tàu biển , Hợp tác liên doanh với nhiều
Công ty nước ngoài để tạo thêm việc làm và doanh thu; Hoàn tất đề án cổ
phần hóa doanh nghiệp qua đó tạo đà với luồng sinh lực mới để Công ty
chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần theo Luật doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thách thức.

14
Công ty cổ phần Vận tải biển Sài Gòn Từ 2006 đến nay:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thành lập (tháng 12/2005),
Saigonship đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, lao động cho phù hợp với
phương án nhiệm vụ kinh doanh đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua

để đảm bảo các hoạt động phải có hiệu quả vì lợi ích cổ đông, Công ty,
Người lao động và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Tháng 4/2006, Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
Cty với vốn Điều lệ 109 Tỷ đồng; Hiện nay vốn Điều lệ là 144,2 Tỷ đồng,
trong đó Samco góp vốn 51%, vốn góp nước ngoài chiếm 34,7% còn lại vốn
góp của Người lao động và đối tượng khác. Công ty chính thức hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty từ ngày 01/5/2006, trên cơ sở vật
chất, nguồn lực và tồn tại của Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển
Sài Gòn chuyển sang, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vận
hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, hội nhập với kinh
tế thế giới;

Tuy nhiên với Luật pháp, cơ chế, chính sách của Việt Nam thiếu tính ổn
định, minh bạch; Nền kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh của suy thoái tài
chính toàn cầu cộng với nền kinh tế thiếu tính bền vững nên bị lạm phát, tỷ
giá ngoại tệ, lãi vay ngân hàng, thị trường chứng khoán, bất động sản, giá cả
nguyên vật liệu còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm khó khăn cho các doanh
nghiệp trong đó có Saigonship trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh. Giai đoạn này Công ty phải tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức, sắp
xếp lại lao động, hoàn thiện các dự án dở dang từ Doanh nghiệp Nhà nước
chuyển sang, tìm nguồn vốn để đầu tư phát triển lâu dài.

Các dự án đầu tư từ 2006 đến nay:
Năm 2005, Công ty được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân
quận Thủ Đức giao 37.123 m2 đất tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức để
thực hiện Dự án mở rộng Trung tâm Kho vận với tổng mức đầu tư là 30 Tỷ
đồng từ nguồn vốn phát hành thêm cổ phiếu. Đến nay, công ty đã hoàn tất
đền bù, san lấp khoảng 24.000m2 đất trong đó năm 2008 đã đưa 15.000m2
đất góp vốn 51% vào Công ty TNHH Liên doanh Giao nhận Kho vận Bình
Minh.

Công ty TNHHLD Giao nhận Kho vận Bình Minh được thành lập ngày
31/12/2008 (Giấy chứng nhận đầu tư số 411022000401 do UBND TP.Hồ
15
Chí Minh cấp) với tổng vốn điều lệ 4 triệu USD (trong đó Cty 51% bằng chi
phí đền bù, san lấp, 15.000m2 và tiền mặt; hai Cty Trinet và Mitsui Soko
(Nhật) chiếm 49%) hoạt động 50 năm.
Saigonship đưa tàu Saigon Queen 6.500DWT chở hàng rời vào khai thác.
Tàu được đóng mới tại Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn – Vinashin
theo thiết kế Nhật bản với tổng mức đầu tư là 118 tỷ đồng từ nguồn vốn vay
ưu đãi của Ngân hàng đầu tư phát triển nhà nước (77%) và vốn tự có của
Công ty.
Tháng 12/2007, Công ty đưa 02 tàu sông (Long Phú 1 và Long Phú 2) trọng
tải 980T (đóng mới tại Công ty 76-Vinashin) là tàu chở hàng rời hoặc 36
Teu container lạnh vào khai thác vận tải hàng hóa khu vực đường sông
TP.Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Tổng mức đầu tư 13 Tỷ
đồng từ vốn tự có của Công Ty
Tháng 5/2009 Công ty Cổ phần thương mại, dịch vụ Quảng trường Quốc tế
với vốn điều lệ là 300 tỷ (trong đó Cty có 4% vốn góp bằng tiền mặt).
Tháng 10/2009 Công ty đưa tiếp con tàu biển thứ hai vào khai thác đó là tàu
Saigon Princess 6.800 DWT – chở hàng tổng hợp với mức đầu tư 252 Tỷ
đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng 85% và vốn tự có của Công ty.Tàu được
đóng tại Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son.
Tháng 5/2010 thành lập Cty cổ phần SaigonShip Đà Nẵng- Vốn Điều lệ 16
Tỷ đồng, Cty góp vốn 56,12% bằng tài sản của Chi nhánh Đà Nẵng.

Sau 05 năm hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bộ máy điều hành sản xuất
đã gọn, linh hoạt và năng động hơn, phù hợp với nhu cầu sản xuất từng thời
kỳ của Công ty; Các hoạt động sản xuất kinh doanh đa số các dịch vụ đều có
hiệu quả, nhưng hoạt động khai thác tàu sông và tàu biển hiệu quả thấp hoặc
bị lỗ do khó khăn về tìm hàng, giá cước, giá nguyên vật liệu, và lãi vay

ngân hàng nên làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của
Saigonship. Mặc dù tập thể Ban lãnh đạo cùng tập thể Cán bộ-Công nhân
viên-Thuyền viên có rất nhiều cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan nên hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với nguồn vốn,
công sức bỏ ra.

Tuy nhiên đến nay, Saigonship vẫn trân trọng những kết quả đã làm được,
trước hết là nhờ tập thể Cán bộ-Công nhân viên-Thuyền viên Công ty qua
từng thời kỳ đã luôn đoàn kết, gắn bó, cống hiến nhiều công sức, trí tuệ của
16
mình để góp phần xây dựng Công ty 30 năm qua. Đồng thời Công ty cũng
rất vinh dự bởi luôn nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo
từ Ủy ban Nhân dân Thành phố đến Sở Giao thông Vận tải, Tổng Công ty
Samco và các cơ quan ban ngành khác.

Cùng với nền tảng đã làm được, Công ty sẽ tiếp tục vươn lên, đối mặt với
mọi khó khăn, thử thách trên từng chặng đường đi qua. Đứng trước sự khốc
liệt của cơ chế thị trường hiện nay, để Công ty phát triển bền vững và xứng
đáng là Công ty Vận tải biển duy nhất của Tp.Hồ Chí Minh thì ngoài sự nỗ
lực tìm kiếm các giải pháp vế quản lý, chiến lược phát triển, chú trọng đổi
mới cơ chế quản lý, tổ chức sản xuất, công nghệ, theo đó Công ty còn cần sự
cảm thông, góp ý kiến của cổ đông, sự hợp tác của các đối tác, đồng nghiệp
của các Cán bộ - Công nhân viên – Thuyền viên Cty và cộng với sự quản lý,
điều hành tận tâm, hiệu quả vì lợi ích chung, cố gắng giữ vững và phát triển
thương hiệu Công ty trong nước và quốc tế.
hành Phần Cổ Đông
Quá trình tăng vốn điều lệ:
Thời điểm Văn bản
Vốn điều lệ(triệu
đồng)

Năm 1992 (khi thành
lập)
Quyết định số 175/QĐ-UB ngày 05/12/1992 của UBND Thành
phố Hồ Chí Minh
35.379
31/12/2002 QĐ số 6205/QĐ-UB ngày 09/12/2004 của UBND Tp.HCM 109.000
11/08/2006
GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 3 của Sở KH và ĐT Tp.HCM
ngày 29/12/2006
140.000
28/04/2011
GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 7 của Sở KH và ĐT Tp.HCM
ngày 28/04/2011
144.200

17

2. Các Dịch vụ mà công ty cung cấp
2.1 Dịch vụ Khai thác Tàu biển :
 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường biển;

2.2 Dịch vụ Hàng hải :
 Đại lý và môi giới hàng hải ;
 Dịch vụ cung ứng tàu biển;

2.3 Dịch vụ Logistics :
 Giao nhận hàng hóa trong nước và quốc tế;
 Kinh doanh khai thác bãi container, kho chứa hàng trung chuyển;
 Kinh doanh và dịch vụ vận tải thủy nội địa;
 Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô, bằng đường sắt;

 Đại lý vận tải hàng không;
 Kinh doanh vận tải đa phương thức;
 Sửa chữa container.

2.4 Dịch vụ đa ngành :
 Cho thuê văn phòng;
 Hoạt động xuất khẩu lao động;
 Kinh doanh bất động sản.
 Nạo vét luồng lạch đường thủy, đường biển.
18
 Khai thác, mua bán khoáng sản.
 Sản xuất, chế biến hàng thủy-hải sản.
 Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng.
 Đầu tư xây dựng, khai thác cảng sông, cảng biển
3.Chi tiết về dịch vụ mà công ty cung cấp
3.1 Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường biển trong và ngoài nước

• Dịch vụ giao nhận
 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 Dịch vụ giao nhận tận nơi trọn gói
 Giao hàng phát chuyển nhanh từ cửa đến cửa
 Giao hàng từ cửa đến cửa bao thuế nhập khẩu
 Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
• Dịch vụ vận chuyển
 Dịch vụ vận chuyển hàng dự án
19
 Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
 Dịch vụ vận chuyển hàng rời bằng đường biển
 Vận chuyển hàng không từ Việt Nam đi các nước trên thế giới

 Vận chuyển hàng lẻ từ Việt Nam đi các nước trên thế giới
 Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
Tàu biển của SSC, 6800 DWT "Saigon Princess", hiện nay đang vận hành từ
Châu Âu đến Châu Mỹ cùng với giao dịch kinh doanh với chữ tín làm đầu, nên
thương hiệu cũng như tên tuổi của SSC đã được nhiều hãng tàu, công ty môi giới
cũng như đại lý hàng hải, đại lý cung ứng vật tư, nhiên liệu biết đến và cam kết gắn
bó hợp tác lâu dài trong giao dịch kinh doanh với SSC.
Thêm vào đó, đội tàu của SSC còn có hai tàu sông 1000 DWT Long Phú 1 và Long
Phú 2. Là tàu chở hàng rời hoặc 36 Tue container lạnh, khai thác vận tải hàng hóa
khu vực đường sông TP.HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
Đội Tàu Sông
+Tàu Long Phú 1
Nơi đóng: Xí Nghiệp Đóng Tàu 76
20
Loại Tàu: Bách Hóa (gạo, cám, đậu nành, v.v , và Container)
Trọng Tải: 1000 DWT
Tàu hoạt động trên nhiều tuyến nhưng hiện tại đang hoạt động trên 03 tuyến sau:
* Tuyến Sài Gòn - Phú Mỹ - Sài Gòn
* Tuyến Sài Gòn - Đồng Tháp - Sài Gòn
* Tuyến Sài Gòn - Cần Thơ - Sài Gòn

THÔNG SỐ CHUNG
NHỮNG THÔNG SỐ
CHÍNH
Tốc độ khai thác 9 Hải Lý/giờ Chiều dài 54,89m
Thuyền bộ 5 người
Chiều dài
thiết kế
50,90m

Chiều cao từ
đuờng mớn nước
không tải
6,0m Chiều rộng 9,90m
Dung tích hầm
hàng L x B x H
(m)
37,00 x 7,70
x 4,44
Chiều cao
cabin
4,00m
Neo 02 cái Mớn nước 3,13m
Kiểu neo Matrsov Trọng tải 980 Ts
Neo trái
75m x
202,5kg
Dung tích
toàn phần
1265m
3
Neo phải
100m x
202,5kg
Máy lái thủy
lực
KOBEL -
T 7093
Máy chính: 02 bộ Moment M
2

: 1,6Tm
21
Cummin 6
Vòng tua khai
thác
1850
vòng/phút
Góc Lái
phải, trái tối
đa
35
0

Tình trạng trang thiết bị trên tàu:
Neo tàu x Máy lái x
Còi x Đồng hồ vòng tua(v/ph) x
Tốc độ kế x Máy bộ đàm x
+Tàu Long Phú 2
Nơi đóng: Xí Nghiệp Đóng Tàu 76
Loại Tàu: Bách Hóa (gạo, cám, đậu nành, v.v , và Container)
Trọng Tải: 1000 DWT
Tàu hoạt động trên nhiều tuyến nhưng hiện tại đang hoạt động trên 03 tuyến sau:
* Tuyến Sài Gòn - Phú Mỹ - Sài Gòn
* Tuyến Sài Gòn - Đồng Tháp - Sài Gòn
* Tuyến Sài Gòn - Cần Thơ - Sài Gòn

THÔNG SỐ CHUNG
NHỮNG THÔNG SỐ
CHÍNH
Tốc độ khai thác 9 Hải Lý/giờ Chiều dài 54,89m

Thuyền bộ 5 người Chiều dài 50,90m
22
thiết kế
Chiều cao từ
đuờng mớn nước
không tải
6,0m Chiều rộng 9,90m
Dung tích hầm
hàng L x B x H
(m)
37,00 x 7,70
x 4,44
Chiều cao
cabin
4,00m
Neo 02 cái Mớn nước 3,13m
Kiểu neo Matrsov Trọng tải 980 Ts
Neo trái
75m x
202,5kg
Dung tích
toàn phần
1265m
3
Neo phải
100m x
202,5kg
Máy lái thủy
lực
KOBEL -

T 7093
Máy chính:
Cummin 6
02 bộ Moment M
2
: 1,6Tm
Vòng tua khai
thác
1850
vòng/phút
Góc Lái
phải, trái tối
đa
35
0

Tình trạng trang thiết bị trên tàu:
Neo tàu x Máy lái x
Còi x Đồng hồ vòng tua(v/ph) x
Tốc độ kế x Máy bộ đàm x

Quyết toán và hoàn trả hồ sơ cho khách hàng
Lấy lệnh giao hàng – kiểm tra D/O
Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
Nhận hàng tại cảng, kiểm tra và khiếu nại
Thanh lý cổng
Giao hàng cho công ty khách hàng
Thuê tàu và mua bảo hiểm
Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu
Kí kết hợp đồng dịch vụ

23
3.2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
24
3.2.1 Kí kết hợp đồng dịch vụ
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp nhỏ không có
một bộ phận riêng về xuất nhập khẩu hoặc là không nắm rõ về các thủ tục giao
nhận hàng xuất nhập khẩu nên có thể kí kết hợp đồng ủy thác với một doanh
nghiệp logistics để họ thực hiện dịch vụ trọn gói từ khâu thuê phương tiện vận tải
quốc tế, nội địa, làm chứng từ xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, giao nhận hàng
và chở về kho cho khách hàng.
3.2.2 thuê tàu và mua bảo hiểm
Công ty xác lập rõ ràng các vấn đề sau:
+Đặc điểm quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá vận chuyển bằng đường biển.
quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá có liên quan đến nhiều bên, trong đó có
bốn bên chủ yếu là: người bán (bên xuất khẩu), người mua (bên nhập khẩu), người
vận chuyển và người bảo hiểm. Vì vậy, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm của
các bên liên quan và khi tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá các bên liên quan phải
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
+Trách nhiệm của các bên liên quan.
Trách nhiệm của người bán (bên xuất khẩu): phải chuẩn bị hàng hoá theo
đúng hợp đồng trong mua bán ngoại thương về số lượng, chất lượng, quy cách, loại
hàng, bao bì đóng gói và tập kết hàng đến cảng tới ngày nhận, thông báo tàu đến
nhận chuyên chở, giao hàng cho tàu khi qua lan can an toàn mới hết trách nhiệm về
những rủi ro tai nạn đối với hàng hoá. Ngoài ra, người bán phải làm các thủ tục hải
quan, kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm định phẩm chất, đóng gói bao bì phải
chịu được điều kiện vận chuyển bốc dỡ thông thường. Cuối cùng, người bán phải
lấy được vận tải đơn sạch. Nếu bán hàng theo điều kiện CIF người bán còn có
trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng hoá sau đó ký hậu vào đơn bảo hiểm để
chuyển nhượng quyền lợi bảo hiểm cho người mua.

25
Trách nhiệm của người mua (bên nhập khẩu): nhận hàng của người chuyên chở
theo đúng số lượng, chất lượng đã ghi trong hợp đồng vận chuyển và hợp đồng
mua bán ngoại thương, lấy giấy chứng nhận kiểm đếm, biên bản kết toán giao nhận
hàng với chủ tàu, biên bản hàng hoá hư hỏng đổ vỡ do tàu gây lên (nếu có), nếu có
sai lệch về số lượng hàng đã nhập khác với hợp đồng mua bán nhưng đúng với hợp
đồng vận chuyển thì người mua bảo lưu quyền khiếu nại đối với người bán. nếu
phẩm chất, số lượng hàng hoá được nhận có sai lệch với vận tải đơn thì người mua
căn cứ vào biên bản trên bảo lưu quyền khiếu nại với chủ phương tiện chuyên chở.
Ngoài ra, người mua còn có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu mua
hàng theo giá CF và mua bảo hiểm, thuê tàu trả cước phí vận chuyển hàng hoá nếu
mua hàng theo gía FOB hay nhận lại chứng từ bảo hiểm do người bán chuyển
nhượng nếu mua hàng theo giá CIF.
-Trách nhiệm của người vận chuyển: chuẩn bị phương tiện chuyên chở theo yêu
cầu kỹ thuật thương mại và kỹ thuật hàng hải, giao nhận hàng đúng quy định theo
hợp đồng vận chuyển. Theo tập quán thương mại quốc tế thì tàu chở hàng bắt buộc
phải tham gia bảo hiểm thân tàu và P and I. Người vận chuyển còn có trách nhiệm
cấp vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn (Bill of Loading) là một chứng từ vận
chuyển hàng hải trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói
lên mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận
hàng. Có nhiều loại vận đơn, nhưng ở đây chỉ quan tâm đến hai loại cơ bản là: vận
đơn hoàn hảo (Clean B/L) hay còn gọi là vận đơn sạch và vận đơn không hoàn hảo
(Unclean B/L). Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm với những rủi ro xảy ra
đối với hàng hoá theo quy định và phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho lô
hàng hoá chuyên chở trong hành trình từ cảng đi đến cảng đích.
Trách nhiệm của người bảo hiểm: có trách nhiệm với những rủi ro được bảo hiểm
gây ra cho lô hàng hoá tham gia bảo hiểm, người bảo hiểm cũng có trách nhiệm
kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá, hành trình vận chuyển và bản thân
tàu chuyên chở. Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm,
người bảo hiểm có trách nhiệm tiến hành giám định, bồi thường tổn thất và đòi

người thứ ba nếu họ gây ra tổn thất này.

×