Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí trong quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.8 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ THUẾ
VÀ PHÍ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thu Hằng
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Phan Thị Thu Hằng.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham
khảo đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan
Nguyễn Thu Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động
viên to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
TS. Phan Thị Thu Hằng cùng các thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi
trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn,
đã dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong
cuộc sống.
Đề hoàn thành bài khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh
đạo Sở Tài Nguyên & Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái
Nguyên; Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; Sở Kế hoạch & Đầu
tư; Sở Tài chính; Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn; Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên; Công ty công trình và
môi trường đô thị đã cho tôi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
những kiến thức đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để
khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hương
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
2.1.Mục tiêu tổng quát 2
2.2.Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý 5
1.2. Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường 6
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế 6
1.2.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 7
1.2.3. Thuế bảo vệ môi trường 14
1.2.4. Phí bảo vệ môi trường 18
1.2.5. Tình hình thực hiện thuế, phí bảo vệ môi trường trên thế giới và
ở Việt Nam 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23
iv
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 23
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 24

2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 27
2.3.3. Phương pháp tổng hợp số liệu 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên 28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2005 đến
nay 34
3.2.1. Môi trường nước 34
3.2.2. Diễn biến ô nhiếm môi trường không khí 40
3.2.3. Môi trường đất 41
3.3. Công tác ban hành chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường của tỉnh Thái
Nguyên 42
3.3.1. Công tác quản lý môi trường tỉnh Thái Nguyên 42
3.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường được ban
hành tại địa phương 43
3.3.3. Những tồn tại và hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên 47
3.4. Đánh giá việc thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường theo
Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến nay tại tỉnh Thái Nguyên 49
3.4.1. Công tác thu phí bảo vệ môi trường 49
3.4.1.3. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản 56
3.4.2. Công tác thu thuế tài nguyên, thuế môi trường 59
v
3.4.3. Nhận xét chung về tình hình thu thuế, phí bảo vệ môi trường tỉnh Thái
Nguyên 61
3.5. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường tại tỉnh Thái Nguyên 69
3.5.1. Nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đế thu, quản lý sử dụng thuế, phí bảo vệ môi trường. 70

3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật 70
3.5.3. Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nộp
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, hoạt động
khai thác khoáng sản 71
3.5.4. Giải pháp về kinh tế 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1. Kết luận 73
2. Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Dân số trung bình phân theo giới tính ở tỉnh Thái Nguyên 32
Bảng 3.2. Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ môi
trường được ban hành 45
Bảng 3.3. Tình hình thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên từ năm 2008 đến nay 49
Bảng 3.4. Tình hình thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
từ năm 2007 đến nay 51
Bảng 3.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt nội sinh trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên năm 2013 53
Bảng 3.6. Hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại Thành phố Thái Nguyên 54
Bảng 3.7. Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay 55
Bảng 3.8 . Tổng hợp số thu phí BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản
giai đoạn từ năm 2006 đến nay 57
Bảng 3.9. Tổng hợp số thu thuế tài nguyên tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ
năm 2006 đến nay 59
Bảng 3.10. Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theo
mức thu nhập 66

Bảng 3.11. Mức độ sẵn sàng chi trả thuế phí BVMT của các cá nhân theo
trình độ văn hóa 67
Bảng 3.12. Tình hình sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh
hoạt (10%) của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên năm 2012 69
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.7. Diễn biến ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực trong đô thị trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay . 40
Hình 3.8. Ô nhiễm bụi lơ lửng tại một số khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất
vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008 đến nay 41
Hình 3.9. Tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận tăng phí bảo vệ môi trường 65
Hình 3.10. Tỷ lệ người dân sẵn lòng chấp nhận tăng mức phí 65
Hình 3.11. Đánh giá của người dân và doanh nghiệp về công tác quản lý môi
trường tại địa phương 68
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
NQ/TW
NĐ-CP
TT-BTC
QĐ-UBND
TTLT-BTC-BTNMT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Nghị quyết trung ương
: Nghị định Chính phủ
: Thông tư Bộ tài chính
: Quyết định của Ủy ban nhân dân
: Thông tư liên tịch Bộ Tài chính, Bộ
Tài nguyên và Môi trường

BVMT
: Bảo vệ môi trường
MTV
: Một thành viên
TN & MT
: Tài nguyên và môi trường
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
UBND
QĐ/TTg
: Ủy ban nhân dân
: Quyết định của Thủ tướng chính phủ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọng
trong việc hoàn thiện công tác quản lý môi trường và hỗ trợ thực thi các hình
thức khuyến khích giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm bằng các công cụ kinh tế.
Bộ chính trị thông qua Nghị quyết Số 41-NQ/TW về công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sử dụng các
biện pháp kinh tế hỗ trợ bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tiếp theo, Chính phủ
đã thông qua Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình Hành
động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Trong số các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình Hành động, nhiệm
vụ 4 có đề cập trực tiếp tới việc sử dụng các công cụ kinh tế. Quan trọng hơn,
năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi nhằm tăng
cường công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam, hỗ trợ tích cực hơn nữa việc
thực hiện các công cụ kinh tế. Bên cạnh các quy định về các công cụ kinh tế
như thuế, phí, lệ phí môi trường, Luật Bảo vệ môi trường còn đặc biệt nhấn
mạnh sự cần thiết phải có Quỹ môi trường trung ương và địa phương [16].

Năm 2010, quốc hội cũng đã ban hành Luật Thuế Bảo vệ môi trường và
áp dụng từ ngày 01/01/2012. Các văn bản dưới luật gồm có Nghị định số
174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn; Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo, phục
hồi môi trường và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản thay thế cho Quyết định 71/2011/QĐ-TTg.
Những điều kiện trên là các tín hiệu cho thấy Việt Nam đang trong quá
trình áp dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế vào quản lý môi trường, coi đó là
một trong những công cụ chính sách tốt nhằm hạn chế suy thoái môi trường
và cải thiện chất lượng môi trường sống.
2
Tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp của miền
Bắc, sự phát triển kinh tế - xã hội luôn đi kèm với vấn đề suy thoái, ô nhiễm
môi trường nếu việc quản lý không đạt hiệu quả. Ô nhiễm môi trường đã,
đang là thách thức cho phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên trong thời
gian tới. Bảo vệ môi trường, thực hiện định hướng phát triển bền vững là một
nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái
Nguyên nhằm giải quyết tốt các vấn đề môi trường đang tồn tại. Việc thu các
loại thuế, phí bảo vệ môi trường đã được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh,
tuy nhiên hiệu quả còn thấp, thông tin về các khoản thuế và phí này thiếu
minh bạch. Vì vậy, cần tìm ra được nguyên nhân tại sao công tác thu thuế, phí
bảo vệ môi trường hiện nay không đạt hiệu quả cao, nguồn thu phí không
được sử dụng hiệu quả, đề xuất những giải pháp hiệu quả để khắc phục tình
trạng này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà
trường và Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng , tôi
tiến hành luận văn: “Đánh giá thực trạng áp dụng công cụ thuế và phí trong

quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu tổng quát
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về thuế, phí bảo vệ môi trường và
những quy định của pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật
cũng như công tác quản lý môi trường về thuế, phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, chất thải rắn và hoạt động khai thác khoáng sản.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu một cách đầy đủ về hệ thống các văn bản pháp luật về thuế,
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và trong hoạt động khai
thác khoáng sản.
3
- Tìm hiểu tình hình diễn biến hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2005 đến nay.
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ thuế và phí trong quản lý
môi trường vào thực tế, cụ thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu tác động của việc thu thuế, phí bảo vệ môi trường đối với
môi trường địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ
thuế và phí trong quản lý môi trường trên địa bản tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ tổng hợp được những số liệu về các khoản thuế, phí bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay và có thể trở
thành tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm
và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
Đưa ra thực trạng áp dụng một số công cụ thuế và phí trong quản lý
môi trường tại tỉnh Thái Nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các công cụ này.

- Ý nghĩa thực tiễn:
Nâng cao năng lực nghiên cứu và áp dụng các công cụ thuế và phí
trong quản lý môi trường, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về sau.
Rà soát các công cụ thuế và phí đang áp dụng để điều chỉnh, đề xuất bổ
sung, giải quyết vướng mắc, bất cập, nghiên cứu hướng áp dụng các công cụ
kinh tế mới.
Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế
cũng như xã hội, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong đó có sự tác động tiêu cực đến môi trường sống. Ô nhiễm môi trường
có nguyên nhân từ các hoạt động khai thác không hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phát triển không cân đối và thiếu quy hoạch đồng bộ. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, nhiều thành phần môi trường được sử dụng miễn phí,
nhiều thiệt hại đến môi trường không được quan tâm khắc phục. Đứng trước
những thách thức đó đòi hỏi phải có biện pháp thích hợp để dung hòa giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ đó các công cụ kinh tế trong quản
lý môi trường đã được áp dụng và ngày càng mang lại hiệu quả nhất định.
Trong các biện pháp kinh tế đang được áp dụng trong công tác quản lý môi
trường tại Việt Nam hiện nay có thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi
trường. Chính sách thu, quản lý và sử dụng thuế, phí liên quan đến tài nguyên,
bảo vệ môi trường được coi là công cụ tài chính quan trọng để quản lý việc
khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của quốc gia, thể hiện vai
trò và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường thông qua việc điều tiết nguồn lực tài chính cho

ngân sách, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Ngoài
ra, chính sách thu, quản lý, sử dụng liên quan đến tài nguyên, môi trường còn
là công cụ quan trọng để nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt
động khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy hoạt động
khai thác tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường
sống cho cộng đồng [1].
5
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
- Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ
môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/N Đ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013
của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải;
- Luật Khai thác khoáng sản số 60/2010/QH12 15/11/2010;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ Quy định
chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
6
- Thông tư số 39/2008/TT - BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007
của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành “Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2007 - 2010 và những
năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”;
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành.
1.2. Các công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường
1.2.1 Khái niệm các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công
cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt
động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến
hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường [3].
Để quản lý môi trường tốt hơn, ngoài các công cụ kinh tế người ta sử
dụng song song, bổ trợ nhiều công cụ quản lý khác nhau như công cụ pháp lý,
hành chính; công cụ giáo dục, truyền thông… Trong những thập kỷ gần đây,
cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và tự do hóa thương mại, công cụ
kinh tế trong quản lý môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước,
đặc biệt là các nước phát triển [3].
Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có hai đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất: Công cụ kinh tế hoạt động thông qua cơ chế giá cả trên thị
trường, chúng có chức năng nâng giá cả các hành động làm tổn hại đến môi
trường, lên hoặc hạ giá các hành động bảo vệ môi trường xuống.
- Thứ hai: Công cụ kinh tế sẽ tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức
cá nhân hành động vừa đặt được mục tiêu kinh tế vừa đáp ứng yêu cẩu bảo vệ
môi trường, phù hợp với năng lực của mình [3].
7
1.2.2. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
 Thuế tài nguyên
Pháp lệnh Thuế tài nguyên ra đời ngày 30/3/1990 và được sửa đổi
năm 1998. Ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tài nguyên.
Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh
nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản
xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là:
- Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.
- Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hòa quyền lợi của các tầng lớp
dân cư về việc sử dụng tài nguyên [16].
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như: thuế sử dụng
đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài
nguyên khoáng sản.
Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc
mọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai
thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu động
hay cố định, có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước [18].
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng
công nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện
địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để đảm bảo có sự phân biệt
đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy
thoái môi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: Hoạt động

càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu
thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rất
quan trọng, sẽ góp phần thúc đầy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, kỹ
thuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc biệt là tài
nguyên không tái tạo [1].
8
Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độ
xác định trữ lượng:
- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng
địa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp
được phép khai thác.
- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính
xác: có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có
thăm dò địa chất về trữ lượng bổ sung.
 Thuế/phí bảo vệ môi trường
Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải
quyết các vấn đề môi trường. Đây là khoản thu cho ngân sách nhà nước từ
những đối tượng gây ô nhiễm, làm thiệt hại cho môi trường. Nó góp phần hạn
chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khích
các hoạt động bảo vệ môi trường. Thuế môi trường được thiết kế để nội hóa
chi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ chức thúc đẩy
các hoạt động sinh thái bền vững [6].
Thuế môi trường thông thường đánh chủ yếu vào các chất gây ô
nhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất, sử dụng
chúng có tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: thuế
đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…) và thuế
đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc
bảo vệ thực vật…).
Phí môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước dành cho hoạt
động bảo vệ môi trường như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc

phục ô nhiễm môi trường Mục đích chính của việc thu phí môi trường là
hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải
ra môi trường, mà các chất thải này có khả năng xử lý được. Phí môi trường
buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử lý các chất thải trước khi
9
thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ gây
ra ô nhiễm. Vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh,
những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải trước
khi thải ra môi trường. Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thải
của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm [5].
Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải, phí gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon,
thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế chôn lấp rác, thuế xăng dầu,
thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc áp dụng mới các loại
thuế liên quan đến chất thải rắn, và tăng thuế suất đối với thuế chất thải rắn.
Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được áp
dụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO
2
[16].
 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên thiên
nhiên khó có thể xác định quyền sở hữu và các tài nguyên được sử dụng công
cộng như không khí, đại dương,…
Giấy phép xả thải có thể mua bán được là thị trường mà trong đó hàng
hóa thường là giấy phép thải khí hoặc thải nước, người bán là các đơn vị sở
hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thài [10].
Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế
của công tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm. Các
nhà máy hoặc công ty sẽ lựa chọn giải pháp mua giấy phép để trả phí môi
trường cao hơn, hoặc bán giấy phép để đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm.

Trong trường hợp thứ nhất, việc đầu tư công nghệ xử lý môi trường không
mang lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại, trong trường hợp thứ hai đầu tư công
nghệ xử lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ở cả hai trường hợp,
ô nhiễm môi trường khu vực sẽ giảm, còn các doanh nghiệp giảm được chi
phí cho công tác bảo vệ môi trường [11].
10
 Hệ thống đặt cọc – hoàn trả
Đặt cọc – hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường
bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ô
nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm
bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần còn lại
của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa
điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an toàn đối
với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản
đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại [11].
Công cụ này nhằm mục đích khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái
chế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách an toàn đối với môi trường. Đây
là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường
thông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản phẩm hoặc phần còn lại của sản
phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng.
Công cụ đặt cọc hoàn trả và hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất (take
back) là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra động cơ làm giảm phát sinh chất
thải và tăng cường tái chế, tái sử dụng. Đặt cọc hoàn trả phổ biến ở các nước
như Australia, Áo, Canada (Quebec, New Brunswick, British Columbia), Séc,
Đan Mạch, Phần Lan, Hungary, Aixơlen, Ý, Hàn Quốc, Mehico, Hà Lan,
Nauy, Ba Lan, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ…[11].
 Ký quỹ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh
tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất môi trường. Nguyên lý hoạt động của
hệ thống ký quỹ môi trường cũng tương tự như của hệ thống đặt cọc – hoàn

trả. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp, các
cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải ký
gửi một khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý, hoặc các giấy tờ có giá trị như
tiền) tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhằm đảm bảo sự cam kết về thực
11
hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Số tiền ký quỹ
phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh
nghiệp, các cơ sở kinh doanh gây ra ô nhiễm suy thoái môi trường. Trong quá
trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ
động khắc phục không để xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đúng như cam
kết thì số tiền ký quỹ được hoàn trả lại còn ngược lại nếu doanh nghiệp không
thực hiện đúng như cam kết hoặc phá sản thì số tiền đó được rút ra khỏi tài
khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm [3].
Ký quỹ môi trường thường được áp dụng trong các ngành kinh tế dễ
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, xây dựng các
nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường cao…và là công cụ kinh tế cần
thiết trong quản lý môi trường, tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách
nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp thông qua việc khuyến khích họ
tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi
trường để nhận lại số tiền đã ký quỹ. Ngoài ra, ký quỹ môi trường còn giúp
cho Nhà nước không phải mất một khoản tiền trong ngân sách nhà nước chi
cho việc đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đây là một công cụ
kinh tế cần thiết trong quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác động
trực tiếp đến thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay sau khi khai thác
tài nguyên của các tổ chức, cá nhân [1].
 Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc tổ chức OECD. Trợ cấp
môi trường có thể dưới các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại

- Các khoản cho vay ưu đãi
- Cho phép khấu hao nhanh
- Ưu đãi thuế (miễn, giảm thuế)
12
Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công -
nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều
kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính
của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp
cũng còn nhằm khuyến khích các cơ quan nghiên cứu và triển khai các công
nghệ sản xuất có lợi cho môi trường hoặc các công nghệ xử lý ô nhiễm [3].
Tuy nhiên, trợ cấp có thể gây ra sự không hiệu quả. Các nhà sản xuất
có thể đầu tư quá mức vào kiểm soát và xử lý ô nhiễm (làm giảm ô nhiễm
nhiều hơn so với mức tối ưu cũng là không hiệu quả).
Trường hợp ngược lại, trợ cấp không được hạch toán toàn bộ vào chi
phí giảm ô nhiễm mà một phần được dùng để hạ thấp chi phí sản xuất cá
nhân, làm tăng lợi nhuận.
Trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không
thích hợp hoặc kéo dài sẽ dẫn đến phi hiệu quả kinh tế vì trợ cấp đi ngược với
nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, nó tạo ra sự thay đổi số công ty
(vào - ra tự do đối với ngành công nghiệp), thay đổi mức hoạt động của ngành
công nghiệp mà mục đích giảm ô nhiễm lại không đạt được [3].
Vì vậy, trợ cấp môi trường chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố
định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng, thường xuyên.
 Nhãn sinh thái
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB
thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn
một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được
chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá
tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản
phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng

cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu
13
chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả
năng tái chế, v.v… [2].
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinh
thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so
với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm.
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định,
biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một
bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài
liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.
Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở
từng nước. Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có
nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh.
Ngoài nhãn sinh thái do một cơ quan đứng ra cấp, còn có một loại
nhãn khác do nhà sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thức
quảng cáo với người dùng. Ta thấy có tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC"
(CFC là một loại hợp chất gây phá huỷ tầng ozone) hoặc có loại pin ghi
"Không có thuỷ ngân".
Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu
dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trong
việc thay đổi quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường,
giảm thiểu các tác động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng
nguyên nhiên liệu đầu vào Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và
của nhà sản xuất, giúp cho nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế
trên thị trường vì những sản phầm loại này thường có sức cạnh tranh cao và giá
thành cũng cao hơn so với các sản phẩm cùng loại khác. Đồng thời nó cũng
thông tin, giáo dục cho người tiêu dùng về những tính năng thân thiện với môi
trường của sản phẩm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường [3].
14

 Quỹ môi trường
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế nhận tài
trợ vốn từ các nguồn khác nhau, từ đó phân phối các nguồn này để hỗ trợ quá
trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường.
Nguồn thu cho quỹ môi trường có thể được hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như:
- Phí và lệ phí môi trường
- Đóng góp tự nguyện của các cá nhân và doanh nghiệp
- Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức trong nước, chính
quyền địa phương và Chính phủ trung ương
- Đóng góp của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế
- Tiền lãi và các khoản lợi khác thu được từ hoạt động của quỹ
- Tiền xử phạt hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
- Tiền thu được từ các hoạt động như văn hóa, thể thao, từ thiện, xổ
số, phát hành trái phiếu [6].
1.2.3. Thuế bảo vệ môi trường
1.2.3.1. Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường
Năm 1920, ý tưởng về thuế ô nhiễm lần đầu đã được giáo sư kinh tế
chính trị Arthur C.Pigou đề cập đến trong tác phẩm “ Kinh tế học phúc lợi”.
Pigou đã nêu ra nguyên tắc đánh thuế là: “Mức thuế ô nhiễm (mức thuế môi
trường) tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí
ngoại ứng do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu
xã hội”. Về bản chất, thuế Pigou đánh trực tiếp vào người tạo ra ảnh hưởng
xấu tới môi trường, làm tăng chi phí tạo ra ảnh hưởng của họ. Đồng thời,
nguồn thu từ thuế được sử dụng vào việc khắc phục những hậu quả do ảnh
hưởng xấu đó tạo ra [7].
Cơ quan thống kê châu Âu (EURROSTAT) thì đưa ra một định nghĩa
về thuế môi trường theo cách tiếp cận thống kê như sau: “Một loại thuế được
15
xếp vào loại thuế môi trường nếu căn cứ tính thuế là một đơn vị vật chất (hoặc

đại diện cho nó) của một vật gì đó đã được chứng minh sẽ gây ra một tác
động có hại đặc biệt đến môi trường”[17].
Tại Mục 1, Điều 2, Chương I, Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định: “Thuế bảo vệ môi trường là loại
thuế gián thu, thu vảo sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến
môi trường”. Định nghĩa trên đã nêu được những điểm cơ bản về thuế môi
trường như phương pháp đánh thuế (gián thu), và đối tượng chịu thuế (sản
phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường) [21].
1.2.3.2. Phân loại Thuế bảo vệ môi trường
Việc phân loại thuế, phí môi trường cũng có nhiều cách khác nhau, song
có ba cách phân loại thuế môi trường chính như sau:
 Dựa vào lĩnh vưc hoạt động: có 3 loại
- Thuế năng lượng: đánh vào loại năng lượng sử dụng cho động cơ xe
cộ hoặc dùng cho mục đích sưởi ấm và làm mát. Cách đánh thuế dựa trên cơ
sở số lượng. Do vậy, tiền thuế phải nộp tương ứng với số lượng năng lượng
được tiêu thụ nhân với thuế suất tuyệt đối trên một đơn vị số lượng. Số lượng
hoặc trọng lượng của năng lượng bị đánh thuế là số lượng hoặc trọng lượng
thực tế nhập khẩu hoặc tiêu thụ trong kì tính thuế.
- Thuế giao thông: đánh vào đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện
giao thông. Đối tượng tính thuế là các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xe
tải… Cơ sở tính thuế dựa trên tiêu chí ảnh hưởng môi trường như tiêu chuẩn
về chất thải. Nó có thể kết hợp với một chỉ tiêu truyền thống như trọng lượng
hoặc thể tích (cm³).
- Thuế tài nguyên: đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
lĩnh vực khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài
nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ

×