1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Tên đề tài:
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TỎI ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH HÔ HẤP,
TIÊU HÓA TRÊN ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI LỢN ÁNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Thú y
Khoa
: Chăn nuôi thú y
Khóa học
: 2009 – 2013
Giảng viên hướng dẫn
: TS. Nguyễn Thu Quyên
Bộ môn
: Cơ sở
Thái Nguyên, năm 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau 6 tháng thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, em đã hoàn thành bản khóa luận này. Qua đây em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy giáo, cô giáo đã tận
tình dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn
Thu Quyên đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bản khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên tại trại lợn Ánh Dương - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt qua trình thực tập tại trại.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường. Các
bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Văn Chương
3
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đang từng bước tiến trên con đường hội nhập và phát triển.
Để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, góp phần vào công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi sinh viên khi ra trường cần phải trang bị cho
mình vốn kiến thức khoa học, chuyên môn vững vàng và sự hiểu biết xã hội.
Vì vậy, việc thực tập trước khi ra trường là một việc hết sức quan trọng và cần
thiết, giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất, tiếp cận
và làm quen với công việc. Qua đó, sinh viên sẽ nâng cao được trình độ, khả
năng áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất và tạo cho mình tác phong
làm việc khoa học, sáng tạo.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi – Thú y, sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn cũng như sự tiếp nhận của cơ sở,
tôi đã tiến hành thực tập tại trại lợn Ánh Dương - trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên với đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi đến khả năng sinh
trưởng và phòng trị một số bệnh hô hấp, tiêu hóa trên đàn lợn thịt nuôi tại trại
lợn Ánh Dương - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Sau thời gian thực tập tốt nghiệp, với tinh thần làm việc khẩn trương,
nghiêm túc, tôi đã hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên, do trình độ bản thân
có hạn, bước đầu còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu, nên khóa luận của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được những
nhận xét của các thầy giáo, cô giáo và sự góp ý của các bạn để bản khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
4
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT.................................................. 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn ................................................................. 1
1.1.1.3. Điều kiện địa hình ................................................................................ 2
1.1.1.4. Điều kiện giao thông ............................................................................ 2
1.1.3. Tình hình sản xuất của trại lợn ................................................................ 4
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại lợn .................................................................. 4
1.1.3.2. Tình hình phát triển sản xuất................................................................ 4
1.1.4. Đánh giá chung ....................................................................................... 6
1.1.4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 6
1.1.4.2 Khó khăn ............................................................................................... 6
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất ................. 6
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ....................................................... 6
1.2.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ........................................................................ 7
1.2.3.1. Chăm sóc mô hình vườn cỏ tiêu bản .................................................... 7
1.2.3.2. Chuẩn bị chuồng trại ............................................................................ 8
1.2.3.3. Công tác vệ sinh chăn nuôi .................................................................. 8
1.2.3.4. Công tác thú y ...................................................................................... 9
1.2.3.5. Công tác khác ..................................................................................... 11
1.3. Kết luận và đề nghị .................................................................................. 11
1.3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................... 11
1.3.2. Đề nghị .................................................................................................. 12
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................... 13
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 13
2.2. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 14
2.2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 14
5
2.2.1.1. Hội chứng hô hấp ở lợn ...................................................................... 14
2.2.1.2. Bệnh viêm phổi – màng phổi ở lợn .................................................... 20
2.2.1.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn. ................................................................. 26
2.2.1.3. Sử dụng thảo dược trong chăn nuôi ................................................... 31
2.2.1.3. Thành phần hóa học và tác dụng của tỏi. ........................................... 31
2.2.1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 34
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................... 35
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 35
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 35
2.3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 35
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 35
2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 35
2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................... 37
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37
2.3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở lợn .......................... 37
2.4. Kết quả và phân tích kết quả .................................................................... 40
2.4.1. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp và tiêu hóa theo tháng ở lợn ................... 40
2.4.2. Tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp và tiêu hóa theo tính biệt của lợn ........... 43
2.4.3. Kết quả điều trị hội trứng hô hấp và tiêu hóa trên đàn lợn thí nghiệm . 45
2.4.4. Ảnh hưởng của tỏi đến khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn
thí nghiệm............................................................................................ 47
2.4.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi đến khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm..47
2.4.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi đến khả năng sinh trưởng tuyệt đối
và tương đối của lợn thí nghiệm ......................................................... 48
2.4.3.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi đến hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn
thí nghiệm............................................................................................ 49
2.5. Kết luận tồn tại và đề nghị ....................................................................... 49
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 49
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................... 50
2.5.3. Đề nghị .................................................................................................. 51
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi ........................................ 9
Bảng 1.2: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt ............................................................... 9
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất .......................................................... 11
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................... 36
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn thí nghiệm .......................... 36
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ lợn mắc hội chứng hô hấp theo tháng............ 40
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu hóa theo tháng ......... 41
Bảng 2.5: Ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp ở lợn theo tính biệt.... 43
Bảng 2.6: Ảnh hưởng của tỏi đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu hóa ở lợn theo tính biệt ....... 43
Bảng 2.7 : Kết quả điều trị hội chứng hô hấp và tiêu hóa ở lợn thịt
theo phác đồ điều trị ....................................................................................... 45
Bảng 2.8: Khối lượng của lợn qua các kỳ cân ......................................................... 48
Bảng 2.9: Bảng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thí nghiệm (n = 15) ...... 48
Bảng 2.10: Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng ................................................. 49
7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐC
Đối chứng
HH
Hô hấp
Nxb
: Nhà xuất bản
TN
Thí nghiệm
TH
Tiêu hóa
TT
Thể trọng
8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu hóa và hô hấp theo tháng ............ 41
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu hóa và hô hấp ở lợn theo tính biệt ..... 44
Biểu đồ 2.3: Khối lượng của lợn qua các kỳ cân ............................................ 48
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại lợn Ánh Dương - Trường Đai học Nông Lâm Thái Nguyên là mô hình
liên kết đào tạo rèn nghề giữa trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và công ty
cổ phần nông sản Ánh Dương, nằm trên diện tích của khu trung tâm thực hành
thực nghiệm cũ, cách trung tâm thành phố 3km về hướng tây.
- Phía Đông giáp với phường Quang Trung.
- Phía Tây giáp với xã Quyết Thắng.
- Phía Nam giáp với phường Tân Thịnh.
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao
động nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè
và mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến
tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi
xuống dưới 100C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Độ
ẩm bình quân trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4).
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 210C - 290C, độ ẩm từ 81
- 86% , lượng mưa trung bình biến động từ 120,6 - 283,9 mm/tháng. Nhìn chung
khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (cây lúa và cây hoa
màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó khăn vì đây là thời điểm xuất hiện
nhiều dịch bệnh. Do vậy người chăn nuôi cần phải chú ý đến công tác phòng
chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu
thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm. Nhiệt độ
trung bình dao động từ 13,70C - 24,80C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
2
Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 100C, mỗi đợt gió mùa về thường kèm
theo mưa nhỏ và sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và
sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi.
Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây nhiều
khó khăn trong chăn nuôi, về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột
ngột gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc
gia cầm. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho ẩm
độ một số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây
bệnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra việc
chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện địa hình
Trại lợn Ánh Dương - Trường Đại học Nông Lâm có tổng diện tích
đất đai khoảng 70,2 ha. Địa hình đất đai của trại lợn khá phức tạp, không
bằng phẳng, nhiều đồi. Đất chủ yếu là đất cát pha, có độ chua cao, nghèo
dinh dưỡng, đất bị xói mòn nhiều, cây trồng chủ yếu là cây chè, cây ăn quả
và cây lâm nghiệp.
1.1.1.4. Điều kiện giao thông
Hệ thống giao thông của trại lợn được xây dựng và đổ bê tông nối liền
từ Trường vào xã Quyết Thắng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại và
các phương tiện xe cơ giới, thuận lợi cho giao lưu, buôn bán giữa trại lợn và
nhân dân quanh vùng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10250 người với 2750 hộ trong đó có
80 % số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là ở thành thị sản xuất công nghiệp,
dịch vụ...
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong địa bàn xã có một số nhà máy như:
nhà máy Z115, nhà máy chế biến xuất khẩu chè Hoàng Bình… đã tạo công ăn
việc làm và thu nhập cho nhiều lao động của xã.
3
Trạm y tế mới của xã được khánh thành và bắt đầu hoạt động vào tháng 6
năm 2009, sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy,
trường học, trung tâm dân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm
việc quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của
các ban ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ
trên xuống, đồng thời liên kết phối hợp với các địa phương trong và ngoài
tỉnh, đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con
người văn hóa, gia đình văn hóa, thôn xóm văn hóa và xã văn hóa. Từ đó
nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản
xuất, tạo công ăn việc làm cho những lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi các
tệ nạn xã hội.
* Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cơ cấu kinh tế đa
dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm
khoảng 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn
nuôi và trồng trọt.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã được tiến hành cách đây gần 10 năm, hiện nay đã phủ xanh được phần lớn
diện tích đất trống đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô
sản xuất chưa lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của
xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là
300 kg/người/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình
quân trên 650.000 đ/ người/ tháng.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ rệt,
hầu hết các gia đình đã có các phương tiện nghe nhìn như: Ti vi, đài, sách báo... đa
4
số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ thống cơ sở
hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thủy lợi phục vụ cho
sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân.
1.1.3. Tình hình sản xuất của trại lợn
1.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của trại lợn
Trại lợn Ánh Dương trước đây còn gọi là trại lợn của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập ngày 03/08/1974 với các nhiệm vụ
như sau:
- Xây dựng và sản xuất theo kế hoạch nhằm phục vụ cho công tác học
tập và giảng dạy, là nơi để hướng dẫn sinh viên thực hành, rèn nghề nhằm rèn
luyện ý thức tổ chức kỷ luật và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Hướng
dẫn cho sinh viên thực tập đúng quy trình kỹ thuật và phương pháp làm việc
có hiệu quả.
- Tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên, sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác, liên kết giúp đỡ, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông, lâm
nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Ban lãnh đạo trại lợn gồm:
+ 01 Giám đốc quản lý chung.
+ 01 Quản lý trại
+ 03 công nhân
Từ tháng 8 năm 2012 trại lợn chuyển sang cho công ty cổ phần nông
sản Ánh Dương quản lý và được sửa chữa, tu bổ lại và đi vào hoạt động từ
tháng 8 năm 2012.
1.1.3.2. Tình hình phát triển sản xuất
Tổng diện tích đất đai của trại lợn rộng trên 10,1ha, được quy hoạch
như sau:
Đất cho chăn nuôi là 1,6 ha, và đất cho ao cá là 8,5 ha.
* Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi bao gồm: Chăn nuôi lợn, cá. Mô hình chăn nuôi có
quy mô lớn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy thực hành và nghiên cứu
khoa học của giáo viên, sinh viên khoa Chăn nuôi thú y.
5
* Tình hình sản xuất chăn nuôi lợn.
Trại lợn là nơi rèn nghề, thực hành, thực tập và là nơi triển khai các
đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên khoa Chăn nuôi thú y
+ Cơ sở vật chất của Trại:
- Khu hành chính: Gồm một dãy nhà 2 tầng, có phòng họp, phòng ở của
công nhân, phòng trực và phòng kỹ thuật.
- Hệ thống chuồng trại: Gồm 6 dãy chuồng, được thiết kế khá hiện đại,
phù hợp cho từng đối tượng lợn nuôi.
- Các công trình phụ trợ: Gồm kho thức ăn và kho chứa vật liệu.
+ Cơ cấu đàn lợn của trại:
Hiện nay cơ cấu đàn lợn gồm: Nái hậu bị: 02 con và lợn thịt: 60
con. Do mới đi vào họat động, trại còn đang từng bước điều chỉnh để phù
hợp với quy mô nuôi nên số lượng đầu lợn còn ít, chỉ đáp ứng nhu cầu
thực tập và rèn nghề, cũng như nghiên cứu khoa học của sinh viên và giáo
viên trong khoa.
+ Công tác nuôi dưỡng.
Phương thức nuôi dưỡng chính ở đây là chăn nuôi theo hướng công
nghiệp với kiểu chuồng hai mái, máng ăn, máng uống tự động, kết cấu
trong chuồng rất tiện lợi cho công việc vệ sinh hàng ngày.
Về thức ăn: Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty Cổ phần nông
sản Ánh Dương với các dạng khác nhau đáp ứng nhu cầu cho từng loại lợn ở
các giai đoạn khác nhau.
+ Công tác thú y
Trại lợn thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn
dịch bệnh xảy ra. Thực hiện phương châm ‘‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’’.
- Vệ sinh thú y
Vệ sinh thú y nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn.
Cùng với công tác vệ sinh ăn uống, vệ sinh sinh sản thì việc vệ sinh chuồng
trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ kỹ thuật và công nhân
quan tâm, thực hiện nghiêm túc.
Hàng ngày chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, máng ăn, máng uống, nền
chuồng được quét rửa 2 lần/ngày, vệ sinh sau khi cho lợn ăn. Đảm bảo
chuồng trại thóang mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
6
- Phòng bệnh:
Do đặc thù của trại là sản xuất lợn thương phẩm nên việc theo dõi và
thực hiện tiêm phòng là rất quan trọng vì ngoài việc bảo vệ sức khoẻ cho đàn
lợn còn phải đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng. Nhận thức được điều đó,
công tác phòng bệnh bằng vắc xin luôn được các cán bộ trại coi trọng và đặt
lên hàng đầu.
Tiêm phòng bằng vắc xin là phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho đàn
lợn. Trong quy trình phòng bệnh, trại đã thực hiện tiêm vắc xin phòng một số
bệnh phổ biến và bắt buộc cho đàn lợn như Dịch tả, Tụ - Dấu,... theo định kỳ.
1.1.4. Đánh giá chung
Qua điều tra tình hình thực tế sản xuất của trại lợn chúng tôi có một số
nhận định như sau:
1.1.4.1. Thuận lợi
- Trại lợn có diện tích đất đai khá lớn, lại nằm tách biệt với trung tâm
thành phố, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, có hệ thống đường giao thông
đến từng khu chăn nuôi nên rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
- Đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân viên có kinh nghiệm, năng động
trong sản xuất, luôn có tinh thần tự rèn luyện nâng cao tay nghề và trình độ
chuyên môn.
- Trại lợn luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường để xây dựng,
phát triển trại trở thành mô hình phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
1.1.4.2 Khó khăn
- Do đất đai bạc màu, địa hình không bằng phẳng, khí hậu không được
thuận lợi nên việc sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị cho chăn nuôi còn thiếu thốn, chuồng trại chưa thực sự
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dụng cụ thú y còn thiếu chưa đáp ứng được công
tác phòng và trị bệnh.
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công tác phục vụ sản xuất:
- Chăm sóc mô hình vườn cỏ tiêu bản của khoa chăn nuôi thú y
7
- Chuẩn bị chuồng trại, tham gia sửa chữa 6 dãy chuồng
- Công tác chăn nuôi: tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng các loại lợn trong
trại: lợn choai, lợn thịt.
- Công tác thú y:
+ Tiêm vắc xin cho đàn lợn của trại theo định kỳ.
+ Chẩn đoán và điều trị các bệnh mà đàn lợn mắc phải trong thời gian
thực tập tốt nghiệp.
+ Phun thuốc sát trùng và thuốc diệt nội, ngoại ký sinh trùng cho đàn lợn.
+ Tham gia vào các công tác khác.
1.2.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện tốt các nội dung trên, trong thời gian tiến hành đề tài tôi
đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:
- Lên kế hoạch phù hợp với nội dung thực tập và tình hình sản xuất của
trại lợn.
- Đi sâu đi sát vào thực tiễn sản xuất tại cơ sở, tìm hiểu cách thức quản
lý chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của trại và những biện pháp mà
trại đã thực hiện, từ đó rút ra những kết luận và đóng góp ý kiến đề xuất với trại.
- Luôn bám sát cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại để học hỏi về kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, tiếp thu những ý kiến đóng góp của
mọi người xung quanh.
- Thường xuyên xin ý kiến chuyên môn của giảng viên hướng dẫn.
- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi, vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức chuyên môn.
- Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn, chịu khó học hỏi từ
cán bộ công nhân viên trong trại lợn, không ngại khó khăn vất vả.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Chăm sóc mô hình vườn cỏ tiêu bản
Cỏ không những là nguồn thức ăn cho gia súc có chất lượng, rẻ tiền và
phù hợp với điều kiện nhiều nước mà cỏ cũng có những tác dụng khác như bảo
vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng này hay dạng khác. Cỏ là kho dự trữ nguồn
năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hóa năng lượng chứa trong đồng cỏ
thành thức ăn của con người. Con người từ lâu đã biết khai thác đồng cỏ, nhưng
lúc đầu cũng hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi
8
ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được.
Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ.
Vì vậy tôi đã tham gia trồng và chăm sóc vườn cỏ tại vườn cỏ tiêu bản
khoa chăn nuôi thú y với diện tích 1080 m2.
1.2.3.2. Chuẩn bị chuồng trại
Chuồng trại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi
lợn. Kinh nghiệm của một số công ty nước ngoài đang kinh doanh và sản xuất
ở nước ta cho thấy vai trò chuồng trại mang tính quyết định cho sản xuất chăn
nuôi lợn.
Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đặc biệt là phải phù hợp
với đặc điểm sinh lý của lợn. Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức
ăn và nước uống cho heo, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi
dưỡng. Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm bảo đủ
nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và nguyên vật
liệu). Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có những
kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả năng tận
dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, đảm bảo vệ sinh và an toàn
dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho con người.
Do đó trong thời gian thực tập chúng tôi đã cùng với công nhân và cán
bộ kỹ thuật trại tham gia tu sửa các dãy chuồng, nhà kho, nhà cách ly, kiểm
tra hệ thống máng ăn, máng uống nước tự động, tu sửa hệ thống cống rãnh và
tham gia sát trùng chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi với tổng số
diện tích 400m2 và một số công tác khác.
1.2.3.3. Công tác vệ sinh chăn nuôi
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng nó
quyết định rất lớn đến thành quả trong chăn nuôi. Vệ sinh chăn nuôi bao gồm
tổng hợp nhiều yếu tố như: không khí, đất, nước, chuồng trại… hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề này nên trong suốt quá trình thực tập tôi đã cùng công
nhân của trại thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, quan tâm đến tiểu khí hậu
chuồng nuôi, tham gia quét dọn chuồng trại, vệ sinh cống rãnh thóat nước để
tránh mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.
9
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi
Công việc
Quét dọn chuồng trại
Rắc vôi
Phun sát trùng
Vệ sinh hố sát trùng
Đơn vị
Lần
Lần
m2
7 ngày/lần
Kết quả
200
20
4800
12
1.2.3.4. Công tác thú y
Thái Nguyên là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển với nhiều trang
trại, trại, trung tâm chăn nuôi của nhà nước, tư nhân. Bên cạnh đó, việc chăn
nuôi trong các hộ gia đình có quy mô nhỏ vẫn còn. Do đó, tình hình dịch bệnh
trong tỉnh cũng khá phức tạp. Riêng đối với trại lợn, do làm tương đối tốt
công tác phòng và trị bệnh nên tình hình dịch bệnh tại đây chỉ tập trung vào
một số bệnh thường gặp trên đường hô hấp và tiêu hóa.
* Phòng bệnh.
Thực hiện phương châm ‘‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’’ cho thấy tầm
quan trọng của công tác phòng bệnh, trong đó công tác tiêm phòng vắc xin
cho vật nuôi đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh.
Bảng 1.2: Lịch tiêm phòng cho đàn lợn thịt
Loại lợn
Tuổi của lợn
Bệnh
Loại vắc xin
5-7 ngày
Suyễn
M+PAC hoặc Respisure
30 ngày
Dịch tả
Dịch tả nhược độc
60 ngày
Dịch tả
Dịch tả nhược độc
Lợn thịt
67-70 ngày
Tụ - Dấu
Tụ - Dấu
2,5 tháng
Hội chứng hô hấp
Vaccine vô hoạt
3-3,5 tháng
Lở mồm long móng
Vaccine vô hoạt
Tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiêm phòng các loại vắc xin và kết
quả đều đạt 100% an toàn.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Để việc điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán
kịp thời và chính xác giúp đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp sẽ làm giảm
được: Tỷ lệ tử vong, thời gian sử dụng thuốc và thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,
10
hàng ngày tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn ở tất cả
các ô chuồng, nhằm phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh lợn ít biểu hiện triệu
chứng điển hình. Khi quan sát thấy những triệu chứng như: ủ rũ, mệt mỏi,
giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng tôi tiến hành tập trung
theo dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập tôi đã chẩn đoán và điều
trị được một số bệnh xảy ra trên đàn lợn của trại:
+ Hội chứng hô hấp ở lợn thịt
Triệu chứng: Lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp
tăng, thở giật cục, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, chảy
nước mũi.
Điều trị: Dùng Bio Genta-Tylosin, tiêm bắp, liều 1ml/20kg thể trọng/
ngày. Thuốc đều dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Analgin C: 1ml/10-15kg TT có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
MD-Bromhexin có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cắt cơn ho.
B. Complex, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Kết quả: điều trị 27 con, khỏi 23 con đạt tỷ lệ 85,19%.
+ Hội chứng tiêu chảy ở lợn
* Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn đường tiêu hóa gây ra, khi thay đổi
thức ăn lợn chưa thích nghi kịp hoặc do quá trình nuôi dưỡng quản lý chưa
thích hợp, khí hậu thay đổi, nhất là khi trời lạnh và độ ẩm cao.
* Triệu chứng: Lợn ỉa chảy liên tục kém ăn, mệt mỏi, có con bụng
trướng to, phân lỏng mùi hôi khắm, hậu môn dính phân be bét.
* Điều trị: Chúng tôi thường dùng một số thuốc sau:
- Ampiseptol. Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. Complex, vitamin C.
- Spectime: (thuốc tiêm) liều dùng 1ml/10 - 12 kg khối lượng/lần/ngày.
Dùng liên tục 3 - 5 ngày. Những ngày đầu nên dùng liều tấn công bằng
cách tiêm 2 lần/ngày. Kết hợp với các loại thuốc điện giải như B. Complex,
vitamin C.
Nhận xét: Bệnh tiêu chảy ở lợn con là một bệnh phổ biến của trại.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng theo em là do chuồng trại ẩm
thấp kém thông thóang.
Kết quả điều trị 24 con bị tiêu chảy thì khỏi 22 con đạt 91,67%
11
1.2.3.5. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn, chúng tôi
còn tham gia vào một số công việc khác như:
Chăm sóc, theo dõi tình hình sức khoẻ của đàn lợn.
Trộn chế tỏi trong phòng bệnh hội chứng tiêu chảy, hô hấp
Tham gia mổ hecni và điều trị áp xe cho lợn.
Tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho lợn.
Tham gia dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ, trồng
cây xanh tạo bóng mát…
Kết quả công tác sản xuất được trình bày ở bảng 1.4.
Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
1. Tiêm phòng vắc xin
- Dịch tả lợn
- Lở mồm long móng
- Tụ dấu
- Mycoplasma
2. Điều trị
- Hội chứng hô hấp
- Hội chứng tiêu chảy
3. Công tác khác
- Tẩy nội ngoại KST cho lợn
- Mổ hecni và điều trị áp xe cho lợn
Số lượng
(con)
60
60
60
60
27
24
60
3
Kết quả (con)
Số lượng
Tỷ lệ
(con)
(%)
An toàn
60
100
60
100
60
100
60
100
Khỏi
23
85,19
22
91,67
An toàn
60
100
3
100
1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra
Trong thời gian thực tập tại trại lợn Ánh Dương – Trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo trại, cán bộ phụ
trách, công nhân viên trong trại và cô giáo hướng dẫn, tôi đã trưởng thành về
nhiều mặt. Được củng cố và nâng cao kiến thức đã học trong trường, tiếp xúc
12
và đi sâu vào thực tiễn chăn nuôi, vận dụng được nhiều kiến thức lý thuyết vào
thực tế, rèn luyện cho mình tác phong làm việc. Qua đây, tôi cũng rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn và thực tiễn sản xuất như:
- Biết cách chẩn đoán một số bệnh thông thường xảy ra ở đàn lợn ngoại
và biện pháp phòng trị.
- Biết cách dùng một số loại vacxin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
- Củng cố một cách rõ rệt về tay nghề và chuyên môn.
- Qua thực tế sản xuất tôi đã mạnh dạn và tự tin vào khả năng của mình,
củng cố được lòng yêu nghề. Bên cạnh đó, tôi tự nhận thấy mình cần phải học
hỏi thêm rất nhiều về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của các thầy, cô
giáo, các đồng nghiệp đi trước. Đồng thời còn phải tích cực nghiên cứu, tham
khảo tài liệu và kiến thức mới để cập nhật những thông tin về tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nghề nghiệp.
- Trong quá trình đi sâu vào thực tiễn sản xuất của trại lợn Ánh Dương
tôi nhận thấy có một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể là:
- Việc sử dụng kháng sinh còn tuỳ tiện về số lượng và cả liệu trình điều trị.
- Việc điều trị bệnh chỉ được tiến hành trên những con vật bị bệnh nặng,
còn những con mới bị không được điều trị ngay nên hiệu quả điều trị thấp mà
chi phí tiền thuốc lại cao.
- Hầu như những lợn ốm không cách ly mà vẫn nhốt chung cùng lợn
khoẻ nên không ngăn chặn được bệnh kịp thời.
- Vấn đề quản lý giết mổ, chôn xác lợn chết do bệnh ở trại còn nhiều bất cập.
- Việc vệ sinh, sát trùng chỉ được coi trọng khi có dịch bệnh xảy ra.
1.3.2. Đề nghị
Từ những tồn tại trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề nghị với trại lợn
Ánh Dương như sau:
- Cán bộ phụ trách kỹ thuật cần hướng dẫn chu đáo và theo dõi chi tiết
việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh.
- Cần tiến hành điều trị ngay những lợn mới bị bệnh, không để đến giai
đoạn cuối của bệnh mới tiến hành điều trị.
- Nên cách ly lợn ốm ngay khỏi đàn khi con vật mới có triệu chứng của
bệnh để dễ theo dõi, điều trị và tránh lây lan bệnh sang những con khoẻ.
13
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi đến khả năng
sinh trưởng và phòng trị một số bệnh hô hấp, tiêu hóa trên đàn lợn thịt
nuôi tại trại lợn Ánh Dương - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
2.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài thảo dược có trong thiên
nhiên làm thuốc chữa bệnh.Ở các nước Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung
Quốc... đã nghiên cứu ứng dụng thành công các loại thảo dược và chiết xuất
của chúng trong lĩnh vực chăn nuôi khi có nhiều loại vi khuẩn đề kháng
kháng sinh như hiện nay. Việc sử dụng thảo dược với mục đích thay thế
kháng sinh phòng trị bệnh và kích thích tăng trưởng càng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới nhằm đảm bảo nguồn “ Sản phẩm sạch” phục vụ cho nhu
cầu của người tiêu dùng.
Một số loài thực vật có giá trị sinh học cao đang được trồng phổ biến và
làm món ăn, gia vị hay làm thuốc tại nước ta cũng như các vùng nhiệt đới và
bán nhiệt đới, trong đó có tỏi. Theo các báo cáo khoa học, tỏi có một số tác
dụng trong y học như tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, kháng vi
rút, diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật, phòng chống rối loạn tiêu hóa
và gan, chống các bệnh hô hấp (theo Võ Văn Chi, 2005 [2]). Hiện nay ở Việt
Nam các công trình nghiên cứu vệ sử dụng tỏi trên gia súc cũng chưa có nhiều.
Trong quá trình chăn nuôi, công đoạn nuôi lợn sau cai sữa rất quan trọng.
Lợn con dễ bị stress do xa mẹ, chuyển chuồng, đổi thức ăn và ghép đàn, nên
các mầm bệnh có cơ hội tấn công và gây bệnh cho lợn con nhất là tiêu chảy
và hô hấp. Bảo vệ lợn con giai đoạn này là rất cần thiết vì sẽ ảnh hưởng đến
năng xuất của giai đoạn tăng trưởng. Câu hỏi được đặt ra là “ việc bổ sung tỏi
trong khẩu phần ăn cho lợn từ khi cai sữa đến khi giết thịt có thể cải thiện sức
khỏe đường tiêu hóa và hô hấp, từ đó tăng năng suất vật nuôi hay không?”
Xuất phát từ vấn đề nêu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
"Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi, đến khả năng sinh trưởng và
14
phòng trị một số bệnh hô hấp, tiêu hóa trên đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn
Ánh Dương - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên "
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Hội chứng hô hấp ở lợn
Bệnh đường hô hấp ở lợn được phát hiện từ lâu, với triệu chứng bệnh lý
đặc thù là ho, khó thở. Triệu chứng này thường gặp ở lợn mọi lứa tuổi, đặc
biệt là lợn choai.
Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi
bẩn, vi khuẩn… kích thích niêm mạc đường hô hấp thông qua phản xạ ho có
thể biết được tình trạng bệnh của con vật.
Ho từng cơn do viêm phế quản, viêm thanh quản, lòng khí quản có
nhiều đờm, ho đến lúc tống hết các chất kích thích đó ra.
Ho mạnh, nhiều, vang thường do bệnh ở họng, ở khí quản, phế quản.
trong trường hợp này tổ chức phổi ít bị tổn thương.
Ho yếu, tiếng trầm do tổ chức phổi thường bị tổn thương nặng, bị thấm ướt,
tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính giống như bệnh viêm phổi – màng phổi.
Tiếng ho ngắn hay dài chủ yếu do thanh quản quyết định: Ho ướt do
viêm khí quản, viêm phổi có nhiều niêm dịch; ho khan do viêm khí quản,
viêm màng phổi…; ho đau biểu hiện lúc gia súc ho khó chịu, cổ vươn dài, gặp
trong bệnh viêm phổi – màng phổi, viêm nội mạc đường hô hấp nặng.
Khó thở là một rối loạn hô hấp phức tạp mà biểu hiện ra ngoài là thay
đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thể thở và hậu quả là cơ thể thiếu oxy,
niêm mạc tím bầm, trúng độc toan huyết.
Hít vào khó do đường hô hấp trên bị hẹp. Gia súc hít vào cổ vươn dài,
vành mũi nở rộng, 4 chân dạng ra, lưng cong, ngực ưỡn: Do viêm thanh quản,
liệt thanh quản, thanh quản thuỷ thũng do các bộ phận bên cạnh viêm sưng
chèn ép.
Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất tính đàn hồi. Lúc gia súc
thở ra khó, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên, lòi rom. Các bệnh hay gặp: Phổi
khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi – màng phổi.
15
Thở khó hỗn hợp là tác động hít vào và thở ra đều khó khăn do các
bệnh: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi, những bệnh truyền nhiễm cấp tính (Hồ
Văn Nam và cs, 1997) [7].
Bệnh phổi bao gồm viêm tổ chức phổi (viêm phổi); bề mặt của phổi và
lớp màng ngực được lót một lớp màng mỏng gọi là màng phổi, nếu lan rộng
bệnh sẽ nặng, con vật biểu hiện đau đớn ở vùng ngực.
Ngoài triệu chứng ho, khó thở thì chảy dịch ở mũi có thể cho biết bệnh
đường hô hấp đang diễn ra có liên quan tới phổi cũng như đường hô hấp trên.
Ngoài ra, tần số hô hấp tăng cường có thể là một biểu hiện của các bệnh về
phổi. Tuy nhiên, bệnh đường hô hấp không nhất thiết gây ra những triệu
chứng lâm sàng nói trên. Gia súc thường có hiện tượng viêm phổi nhưng ít
biểu hiện ra ngoài, trừ khi đến lò mổ hoặc điểm giết mổ. Chủ yếu do năng lực
của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn chức phận nên quá trình viêm của phổi
vẫn giữ tương đối ổn định ở mức độ trung bình nếu con vật không bị stress
hay làm việc quá sức (Lê Minh Chí, 2004) [2].
Theo Cù Hữu Phú và cs (2004) [9]: các bệnh đường hô hấp có thể gây
ra những tổn thất kinh tế đáng kể cho công nghiệp nuôi lợn của nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong điều kiện chăn nuôi của chúng ta hiện nay, hầu như chưa có
một khu vực chăn nuôi tập trung nào có thể khống chế và loại trừ được hoàn
toàn bệnh đường hô hấp. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa
khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí tăng cao.
Để khống chế được hội chứng hô hấp là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi lẽ, hội chứng này liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau như: yếu tố
ngoại cảnh, môi trường khí hậu, dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
các nguyên nhân do vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút… Trong đó có yếu tố được
xem là nguyên phát, có yếu tố được xem là nguyên nhân thứ phát và việc
phân biệt cụ thể từng nguyên nhân là rất khó khăn. Việc phân biệt một nguyên
nhân cụ thể chỉ có tính chất tương đối, chỉ nêu lên được yếu tố gây bệnh nào
chính xuất hiện trước, yếu tố gây bệnh nào là phụ xuất hiện sau để từ đó có
biện pháp phòng trị hiệu quả, kịp thời.
16
* Một số nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng
hô hấp ở lợn
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng hô hấp ở lợn,
việc xem xét thật đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến hội chứng hô hấp đến nay
chưa thật thống nhất, song với đối tượng nghiên cứu là lợn thịt chúng tôi thấy
có một số nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh như: ẩm độ, nhiệt độ cao, các
chất khí độc trong chuồng nuôi như H2S, NH3, CO2; do thức ăn khô ở dạng
bột… Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây
tiết dịch (Vũ ĐìnhVượng, 2004) [11]. Dịch tiết ra nhiều là môi trường thuận
lợi cho các vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp trên sinh trưởng, phát triển.
Khi sức đề kháng của con vật giảm sút, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh
chóng, tăng cả về số lượng và độc lực để gây bệnh.
- Nguyên nhân do vi khuẩn: Nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng
hô hấp ở lợn cuối cùng cũng đi đến một nhận định: Vi khuẩn là nguyên nhân
chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp ở lợn. Một số vi khuẩn thường tham
gia gây bệnh đường hô hấp ở lợn như:
+ Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae là nguyên nhân gây bệnh
suyễn lợn còn được gọi là viêm phổi địa phương. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thể
mãn tính với triệu trứng như ho kéo dài nhiều ngày, có thể hàng tháng, ho
khan, ho chủ yếu vào sáng sớm và về đêm, con vật vẫn ăn uống bình thường
nhưng sinh trưởng chậm. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae
gây ra đối với lợn thường không hoặc chỉ làm chết với tỷ lệ rất thấp, nhưng
nếu có sự bội nhiễm của các vi khuẩn khác thì sẽ làm cho lợn bị bệnh trầm
trọng hơn và bị chết với tỷ lệ cao hơn (Đàm Văn Phải và cs, 2006) [8].
+ Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng phổi, bệnh có tính chất lây lan mạnh. Bệnh chủ yếu xảy ra ở lợn choai,
giai đoạn đầu chủ yếu là ho ướt sau đó tiến triển thì chuyển sang thể thở, con
vật thở rất khó khăn, thở thể bụng (hóp bụng lại để thở), thường có máu lẫn
bọt chảy từ mũi và miệng . Bệnh không gây chết nhiều nhưng lợn sinh trưởng
chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn/kg thể trọng.
17
+ Vi khuẩn Pasteurella multocida được biết đến là nguyên nhân gây ra
bệnh Tụ huyết trùng cho các loài gia súc, gia cầm trong đó có lợn. Tuy nhiên,
Pasteurella multocida còn được coi là một trong những nguyên nhân gây nên
bệnh viêm phổi ở lợn. Bệnh viêm phổi do Pasteurella multocida xuất hiện
rộng khắp trên thế giới nhưng hay xảy ra và gây thiệt hại nặng ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới như ấn Độ, Pakistan, Irac, Iran, Thái Lan, Philipin,
Lào, Indonesia, Campuchia, Hàn Quốc, Việt Nam… Vi khuẩn Pasteurella
multocida thường kết hợp với những tác nhân khác như vi khuẩn Mycoplasma
hyopneumoniae làm cho quá trình viêm phổi càng thêm phức tạp. Triệu chứng
của bệnh là con vật ho, khó thở, thở thể bụng, tần số hô hấp tăng, giai đoạn
sau của bệnh có ỉa chảy, xuất hiện các nốt đỏ ở tai, cổ, bụng, phía trong đùi.
+ Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica là nguyên nhân gây bệnh viêm
phổi, viêm teo mũi ở lợn với triệu chứng bệnh như: Con vật ngứa mũi, hắt
hơi, nước mắt nước mũi chảy liên tục, trong sau đục như nước cơm; con vật
bị khịt mũi, thở khò khè, ho thở khó khi biến chứng viêm phế quản phổi.
Đồng thời xương sụn mũi viêm, biến dạng làm cho hàm dưới dài hơn hàm
trên, làm cho con vật khó lấy và nhai thức ăn. Bệnh ít chết nhưng kìm hãm sự
sinh trưởng và phát triển của lợn.
+ Vi khuẩn Haemophilus parasuis là nguyên nhân gây bệnh thể kính
hay bệnh Glases và viêm phổi lợn, triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật
viêm các khớp như khớp gối và khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở,
bệnh “thể kính” không thường xuyên xuất hiện ở các trại lợn, bệnh chỉ thấy ở
một số lợn trong đàn, còn ở thể viêm phổi thường thấy sự có mặt của
Haemophilus parasuis trong một số bệnh khác như viêm phổi hóa mủ.
+ Vi khuẩn Streptococus suis gây bệnh viêm phế quản và viêm phổi
hóa mủ ở lợn. Triệu chứng chủ yếu là con vật sốt cao, chán ăn, lờ đờ, thẫn
thờ, suy yếu, có triệu chứng thần kinh: lợn xuất hiện triệu chứng mất thăng
bằng, liệt, đi lại chập chững, ưỡn người ra phía sau, run rẩy, co giật, bệnh
nặng có thể mù, điếc, đi lại khập khiễng, què, viêm khớp trong trường hợp
mãn tính. Bệnh gây chết tỷ lệ không cao nhưng con vật chậm sinh trưởng phát
triển, tổn hại kinh tế lớn.