Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn t ại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỨA THỊ HUỆ

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA
LỢN TẠI HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH
VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Thú y
: K42 - TY
: Chăn nuôi - Thú y
: 2010 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Thị Hồng Phúc
Giảng viên khoa Chăn nuôi thú y - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2014



LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và 5
tháng thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ và chỉ bảo ân cần của các thầy cô
giáo trong trường, lãnh đạo và toàn thể các cán bộ của Chi cục thú y tỉnh
Quảng Ninh và Trạm thú y huyện Hải Hà, đặc biệt là các thầy cô giáo trong
khoa Chăn nuôi Thú y, đến nay em đã hồn thành khóa học và khóa luận tốt
nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn
tại huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị”.
Với lòng biết ơn vơ hạn, em xin tỏ lịng biết ơn chân thành của mình tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm Khoa và tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y đã tận tình dìu dắt và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian thực tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Phan Thị Hồng Phúc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hồn thành bản khóa luận này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và toàn thể các
cán bộ của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh và trạm Thú y huyện Hải Hà và đồng
chí Trương Thị Hồi Thu học viên cao học khóa 21 đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều
kiện vật chất cũng như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Hứa Thị Huệ



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
A.suum
cs
Nxb
PTCN
TT

: Ascaris suum
: cộng sự
: Nhà xuất bản
: Phương thức chăn nuôi
: Thể trọng

tr
VSTY

: trang
: Vệ sinh thú y


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số xã thuộc huyện
Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 26
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn ........................... 28
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn ........................ 31
Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y .. 32
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tháng trong năm ....... 34
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôi ... 35
Bảng 4.7. Sự ô nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh ...................................... 37

Bảng 4.8. Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh
trong phân ở ngoại cảnh................................................................ 38
Bảng 4.9. Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở
ngoại cảnh .................................................................................... 39
Bảng 4.10. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm giun đũa ............................... 40
Bảng 4.11. Bệnh tích đại thể bệnh giun đũa ở lợn ........................................ 41
Bảng 4.12. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu... 42
Bảng 4.13. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố
giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ .......................................... 45
Bảng 4.14. So sánh công thức bạch giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ .. 46
Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn ........................................... 47


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn ở một số xã thuộc huyện
Hải Hà .......................................................................................... 27
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cường độ nhiễm giun đũa lợn ở một số xã thuộc huyện
Hải Hà ........................................................................................... 27
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và cường độ nhiễm theo tuổi lợn ................ 30
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống lợn ................... 31
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh thú y.........33
Hình 4.6. Niêm mạc ruột bị thối hóa, long tróc ........................................... 43
Hình 4.7.Lơng nhung ruột bị tổn thương, một số bị đứt, nát ......................... 44
Hình 4.8. Các tế bào viêm, bạch cầu ái toan (1) và hồng cầu (2) xuất hiện
nhiều ở niêm mạc ruột ................................................................... 44


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1

1.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................ 13
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 13
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................17
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 17
3.3.Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 17
3.3.1.Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc huyện Hải Hà ..... 17
3.3.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh ..................... 18
3.3.3. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) ........................................ 18
3.3.4.Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn.......................................... 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................... 18
3.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu............................................................. 19
3.4.3. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng giun đũa
có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh ..................................................... 20
3.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa ..... 21


3.4.5. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết học của
lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe.................................................................. 21
3.4.6. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể, vi thể ................................... 21
3.4.7. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn ................. 22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 23

3.5.1. Một số tham số thống kê..................................................................... 23
3.5.2. Một số cơng thức tính tỷ lệ (%) .......................................................... 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1.Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn ở một số xã thuộc huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................... 26
4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn .................................... 28
4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn ................................. 30
4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ...... 32
4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tháng trong năm ................ 34
4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi ...... 34
4.7. Sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở nền chuồng nuôi, xung quanh chuồng và
vườn bãi trồng cây thức ăn cho lợn .............................................................. 36
4.8. Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong
phân ở ngoại cảnh ........................................................................................ 37
4.9. Thời gian sống của trứng giun đũa lợn có sức gây bệnh trong phân ở
ngoại cảnh .................................................................................................... 39
4.10. Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn ........................................ 40
4.11. Bệnh tích đại thể của lợn nhiễm giun đũa ............................................ 41
4.12. Biến đổi vi thể của lợn nhiễm giun đũa................................................ 42
4.13. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa
lợn bị nhiễm giun đũa và lợn khoẻ ............................................................... 45
4.14. So sánh công thức bạch cầu của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ ...... 45


4.15. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun đũa cho lợn .................................. 46
4.16. Đề xuất quy trình phịng trị bệnh giun đũa cho lợn .............................. 48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................50
5.1. Kết luận ................................................................................................. 50
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................51

I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 51
II. Tài liệu dịch ............................................................................................. 53
III. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................... 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni nước ta nói chung và của
huyện Hải Hà nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm
của ngành chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Điều này địi hỏi sự
nâng cao khơng ngừng về số lượng và chất lượng của gia súc, gia cầm đem lại
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Để thực hiện được điều đó, ngành chăn ni nước ta đã sớm áp dụng
các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc chăm sóc và phịng bệnh
cho gia cầm có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến thành quả của người
chăn ni.
Chăn ni lợn giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp ở Việt
Nam. Cung cấp phần lớn thực phẩm cho con người, phân bón cho ngành
trồng trọt và các sản phẩm phụ: da, lông, mỡ... cho ngành cơng nghiệp chế
biến. Chăn ni lợn cịn góp phần rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm ở
nông thơn, xóa đói giảm nghèo và cơ hội làm giàu cho nơng dân.
Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh, gây thiệt
hại lớn thì bệnh ký sinh trùng cũng gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn
ni. Bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa ở lợn nói riêng khơng gây
chết lợn ngay nhưng chúng làm cho lợn mắc bệnh trở lên còi cọc, chậm lớn…
ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, để góp phần hạn chế tác hại của bệnh giun đũa gây ra trên đàn
lợn, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất trên cơ sở thừa kế kết quả của
các tác giả trong và ngoài nước, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài:


2

“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn tại huyện Hải Hà,
tỉnh Quảng Ninh và biện pháp phòng trị”.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một số
xã thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định hiệu lực tẩy của một số loại thuốc tẩy giun đũa lợn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những thơng tin về bệnh giun đũa lợn, có cơ sở khoa học
để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa lợn. Từ đó sử dụng các biện
pháp điều trị.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: đề tài là thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của
bệnh giun đũa lợn tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh; về một số đặc điểm
bệnh lý lâm sàng ở lợn do giun đũa gây ra.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh một
cách hiệu quả, từ đó hạn chế những thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa thường là những bệnh tiến triển thể
thể mãn tính, triệu chứng khơng rõ, thường bị triệu chứng của các bệnh khác
che lấp. Do đó chính những con vật bị nhiễm đã trở thành nguồn reo rắc mầm
bệnh ra bên ngoài và lây ra các con khác làm cho bệnh càng có điều kiện phát
triển mạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật ni.
*Đặc điểm hình thái, kích thước của giun đũa lợn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [6] giun đũa lợn thuộc họ Ascaridae,
loài Ascaris suum ký sinh ở ruột non lợn: giun màu trắng sữa, hình ống, hai đầu
hơi nhọn. Đầu giun đũa có 3 mơi bao bọc quanh miệng (1 mơi ở phía lưng, 2
mơi ở phía bụng). Trên rìa mơi có một hàng răng cưa rất rõ, cấu tạo của răng
này rất khác nhau giữa hai loài giun đũa. Giun đực dài 12 - 22cm, đường kính
2,7 - 3mm. Đoạn đi cong về phía bụng. Trên mặt bụng ở mỗi bên có từ
69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu mơn, những gai thịt khác xếp trên một
rồi trên hai hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn. Con cái dài từ 29 - 35cm,
đường kính 4 - 5mm, đoạn sau thẳng. Đi mang hậu mơn về phía bụng, hậu
mơn có hình dạng một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên, âm hộ có hình dáng
một lỗ nhỏ, hình bầu dục ở về phía bụng khoảng 1/3 đoạn trước thân.
Phân biệt giữa giun đực và giun cái là giun đực nhỏ, đuôi cong về mặt
bụng, đi giun cái thẳng. Giun đực có hai gai giao hợp dài bằng nhau,
khoảng cách 1,2 - 2mm khơng có túi giao hợp.
Trứng giun đũa hình bầu dục hơi ngắn, kích thước từ 0,056 0,087mm x 0,046 - 0,067mm, vỏ dày gồm 4 lớp vỏ, lớp ngoài cùng là
màng protit, màu vàng cánh dán, nhấp nhô làn sóng.


4

*Vòng đời của giun đũa lợn
Theo Phan Lục (2006) [12], giun đũa ký sinh ở ruột non. Sau khi thụ tinh,
giun cái đẻ trứng, số lượng trứng từ 10.000 - 150.000 trứng/ngày. Trứng theo
phân ra mơi trường ngồi, sau 2 - 3 tuần trong trứng phát triển thành ấu trùng

gây nhiễm. Nếu lợn nuốt phải trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm ở đường tiêu
hố, ấu trùng được giải phóng ra xuyên qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch màng
treo, theo tuần hoàn về tim, phổi. Ấu trùng được ho lên miệng, cùng niêm dịch
viêm phổi trở lại đường tiêu hoá, lột xác thành giun trưởng thành, ký sinh ở ruột
non và tiếp tục đẻ trứng sau 2 - 2,5 tháng.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [6], cho biết: vòng di chuyển của giun
đũa và vòng di chuyển từ gan - phổi - ruột.
To,Ao,pH

Phân

Ascaris suum
(Ký sinh ở ruột non lợn)

Trứng

Ấu trùng
(có sức gây bệnh)

Phổi< Gan< Máu< Niêm mạc ruột
Ấu trùng
Thời gian hồn thành vịng đời của giun đũa lợn là 54 - 62 ngày. Giun
đũa lợn phát triển không cần ký chủ trung gian. Giun cái đẻ mỗi ngày 200.000
trứng, trung bình một giun cái đẻ 27 triệu trứng. Trứng theo phân ra ngoài, ở
nhiệt độ khoảng 24oC và độ ẩm thích hợp, được hai tuần trong trứng có phơi
thai, sau một tuần nữa thì phơi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Lợn
nuốt phải trứng này thì ấu trùng nở ở ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo
máu về gan. Một số ít chui vào ống lâm ba và màng treo ruột, vào tĩnh mạch
màng treo ruột, vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành
tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ muộn nhất là sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào



5

phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III, ấu trùng này từ mạch
máu phổi chui vào tế bào, qua khí quản và cùng với niêm dịch lên hầu, rồi
được nuốt xuống ruột non, lột xác lần nữa và phát triển thành giun trưởng
thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần, trong khi di hành một số ấu
trùng có thể vào lách, tuyến giáp trạng, não...
Giun đũa sống bằng chất dinh dưỡng của ký chủ, đồng thời tiết dịch
tiêu hóa, phân giải tổ chức ở niêm mạc ruột và lấy tổ chức đó ni bản thân.
Tuổi thọ của giun đũa khơng q 7 - 10 ngày. Nhưng nếu điều kiện sống bất
lợi (ký chủ sốt cao) thì tuổi thọ giun ngắn hơn.
*Sức đề kháng của giun đũa lợn
Theo Nguyễn Phước Tương (2002) [20], trứng giun đũa khi thải qua
phân đã có phơi. Trứng tiếp tục phát triển phụ thuộc vào áp lực, oxy, nhiệt độ,
ẩm độ, mơi trường.
Ni trong phịng thí nghiệm trứng phát triển thành phơi thai bình
thường trong dụng dịch formol 2%. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trứng bị
tiêu diệt trong một tuần. Theo Phạm Chức (1980) [2], trứng giun đũa phát
triển bình thường trong axit axetic và axit lactic 20% nhưng axit picric đặc có
thể dung giải vỏ kitin. Trứng bị phá hủy trong NAOH 10% ở 70oC trong vòng
15 - 20 phút. Formalin 10% làm cho trứng không nở và ấu trùng trở nên
không gây nhiễm.
Theo Nguyễn Thị kim Lan (2012) [6], trứng giun đũa có sức đề kháng
rất cao do có 4 lớp vỏ dày, trong điều kiện tự nhiên sống được 1 - 2 năm, có
sức đề kháng mạnh đối với một số chất hóa học như formol 2%, Creolin 3%,
H2SO4 10%, NAOH 2%.
Ở nhiệt độ 45 - 50oC chết trong nửa giờ, nước nóng 60oC diệt trứng
trong 5 phút, nước 70oC chỉ cần 1 - 10 giây. Vì vậy ủ phân theo phương pháp

nhiệt sinh học sẽ diệt được trứng giun đũa.
* Dịch tễ học
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9] bệnh giun đũa lợn là bệnh phổ
biến ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển của châu Á và


6

châu Phi. Nguyên nhân bệnh giun đũa lợn rất phổ biến vì vịng đời của nó đơn
giản, có thể truyền trực tiếp và có sức đề kháng cao.
- Tuổi mắc bệnh giun đũa: Chu Thị Thơm và cs (2006) [20] cho biết,
lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao và cường độ lớn ở lợn từ 3 - 5 tháng tuổi.
Theo Bùi Quý Huy (2006) [4], lợn từ 2 - 6 tháng tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao,
tuy nhiên mọi lứa tuổi đều mắc. Nhìn chung, lợn nhiễm giun đũa cao ở lứa
tuổi 2 - 6 tháng tuổi, sau đó giảm dần.
Ngun nhân có tình trạng này là do điều kiện khí hậu nước ta nóng và
ẩm, thuận lợi cho trứng giun phát triển. Mặt khác công tác thú y ở các cơ sở
chăn nuôi mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa được thực hiện tốt, chưa ủ
phân, cịn bón phân tươi vào ruộng trồng cây thức ăn cho lợn...
- Động vật cảm nhiễm: theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [11], lợn nhà
và lợn rừng ở các lứa tuổi 1 - 4 tháng tuổi nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất
và bị bệnh nặng hơn lợn trưởng thành. Lợn con dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm
giun đũa 39,2%; 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 48,0%; trên 8 tháng tuổi tỷ lệ
nhiễm 24,9%.
- Đường bài xuất mầm bệnh: lợn mắc bệnh thải trứng theo phân ra ngoại
cảnh. Ở ngoại cảnh những trứng này được phát tán rộng rãi và bắt đầu quá
trình phát triển để trở thành trứng giun đũa có sức gây bệnh.
- Đường truyền bệnh: theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1], Nguyễn Thị
Kim Lan (2012) [6], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [11], bệnh được truyền chủ
yếu qua đường miệng, qua thức ăn, nước uống có nhiễm trứng giun đũa. Lợn

liếm dụng cụ, máng ăn, nền chuồng và đất ở bãi chăn nên trứng dễ theo vào
đường tiêu hóa. Khi bón phân tươi cho cây trồng, cây thức ăn thì trứng giun
đũa sống được vài tháng. Khi lợn ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Lợn con nhiễm
bệnh do lúc bú nhiễm phải trứng giun đũa nhiễm ở đầu vú mẹ.


7

- Theo Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [13] thường 70% lợn ni ở các
gia đình theo phương thức truyền thống như cho lợn ăn bèo, rau sống đều mắc
bệnh ký sinh trùng. Lợn nuôi theo phương pháp mới không cho ăn bèo, rau
sống thì ít mắc bệnh hơn. Lợn nuôi ở vùng đồi núi, trung du không ăn rau
sống dưới nước, lợn con chưa ăn rau bèo cũng mắc bệnh.
* Cơ chế sinh bệnh
Giun đũa gây bệnh cho lợn ở cả giai đoạn là ấu trùng và giai đoạn
trưởng thành.
Ấu trùng di hành gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào
cơ thể. Ấu trùng di hành qua phổi làm cho bệnh suyễn lợn càng nặng hơn, tỷ
lệ phát bệnh suyễn có thể tăng gấp 10 lần. Khi ấu trùng từ mạch máu vào gan
gây xuất huyết lấm tấm, đồng thời gây hủy hoại tế bào gan. Khi ấu trùng từ
mạch máu phổi di chuyển tới phế bào gây vỡ mạch máu, ở phổi có nhiều điểm
xuất huyết, phổi bị viêm.
Khi là giun trưởng thành, do giun bám vào niêm mạc ruột non làm loét
niêm mạc ruột non, gây đau bụng, nếu nhiều thì làm tắc và thủng ruột. Có
những trường hợp giun trưởng thành chui vào ống dẫn mật làm tắc ống dẫn
mật, gây hoàng đản, làm cho con vật đau dữ dội.
Sở dĩ, có tác hại này là do ba tác động sau của ký sinh trùng đến cơ thể
vật chủ.
Tác động cơ giới: hầu hết các ký sinh trùng đều gây nên những biến
loạn cơ giới, ngăn trở ít hay nhiều khí quan mà nó xâm nhập, làm tắc, chèn

ép, phá vỡ các tổ chức hoặc làm thủng, rách, do khí quan bám hút của ký sinh
trùng mà làm tróc niêm mạc, gây xuất huyết và viêm thường gặp ở thể cấp
tính, thứ cấp tính, mãn tính.
Tác động đầu độc: ký sinh trùng bài tiết các chất độc hằng ngày, ký chủ
hấp thụ chất độc, sinh ra những biến loạn khác nhau nhưng thường thấy nhất
là biến loạn thần kinh và tuần hồn. Nói chung, chất độc do ấu trùng bài tiết
mạnh hơn thanh trùng.


8

Tác động truyền bệnh: một số loài tiết túc đốt súc vật, làm cho con vật khó
chịu có thể bị viêm ngồi da nhưng khơng nguy hiểm mà cái nguy hiểm là chúng
truyền bệnh truyền nhiễm có thể thành dịch lưu hành giết hại nhiều súc vật.
* Triệu chứng:
Theo Chu Thị Thơm và cs, 2006 [19] lợn nhiễm ít giun, triệu chứng
không rõ. Bệnh giun đũa thường biểu hiện rõ ở những lợn nuôi thiếu dinh
dưỡng, thiếu vitamin, nhiễm nhiều giun.
Phạm Sỹ Lăng (2007) [10] cho biết, bệnh giun đũa thường có triệu
chứng rõ rệt và tác hại nhiều ở lợn 2 - 4 tháng tuổi.
Giun ký sinh trong ruột non của lợn, lấy chất dinh dưỡng từ ký chủ, tiết
độc tố. Lợn trưởng thành biểu hiện lâm sàng không rõ, phần nhiều mang giun
đũa, trở thành nguồn reo rắc mầm bệnh: gầy, chậm lớn, sút cân, rối loạn tiêu
hóa. Từ đó con vật gầy yếu suy nhược, cịi cọc, thiếu máu. Lúc này bệnh hay
thể hiện ở thể mãn tính.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] khi ấu trùng ở phổi gây
viêm phổi (thân nhiệt cao, ăn kém, hơ hấp nhanh, ho). Khi nhiều giun thì làm
tắc, thủng ruột, đau bụng. Một số con có triệu chứng thần kinh, nổi mẩn. Lợn
lớn thì triệu chứng khơng rõ.
Thể cấp tính ít xảy ra, thường gặp ở giai đoạn ấu trùng di hành trong cơ

thể và trong điều kiện nuôi dưỡng kém. Biểu hiện con vật suy nhược, kém ăn,
ỉa chảy, chướng bụng, miệng hôi, sốt, gan sưng và đau, thiếu máu, vàng da và
niêm mạc, đơi khi có triệu chứng thần kinh: đi xiêu vẹo, quay cuồng kiệt sức.
Lợn nhiễm trứng giun đũa nặng có các biến chứng: co giật do độc tố tác
động đến hệ thần kinh trung ương, tắc ruột, tắc ống dẫn mật do quá nhiều
giun đũa. Đôi khi giun đũa chọc thủng ruột chui vào xoang bụng, con vật chết
đột ngột hoặc viêm phúc mạc cấp.


9

* Bệnh tích
Lương Văn Huấn và cs (1997) [3], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9], đã
mô tả những tổn thương bệnh lý qua mổ khám những lợn nhiễm giun đũa
nặng như sau:
Khi viêm phổi thấy trên mặt phổi có đám xuất huyết màu hồng thẫm, có
nhiều ấu trùng giun đũa ở phổi.
Trường hợp nhiễm giun đũa với số lượng lớn thì lịng ruột giãn rộng và
sưng to, gan phổi viêm, xơ hoá thành những vệt dài, ruột viêm cata, khi ruột
bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.
Mổ khám lợn bị nhiễm giun đũa nặng thấy ruột có nhiều giun, lịng ruột
chứa nhiều dịch nhầy, niêm mạc ruột có tổn thương, tăng sinh dày ra. Bề mặt
gan có nhiều điểm hoại tử màu trắng. Nếu viêm cata thứ phát sẽ thấy niêm
mạc dạ dày, ruột có tụ huyết từng đám, đơi khi có vết lt.
* Chẩn đốn
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [6], chẩn đoán bệnh đối với con vật
sống, kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi tìm trứng giun. Có thể dùng
phản ứng biến thái nội bì (dùng kháng ngun pha lỗng 1:200 tiêm nội bì
vành ngồi tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt) phương pháp này rất tốt,
không gây phản ứng chéo với các giun khác, có kết quả dương tính sau khi

nhiễm giun đũa 8 - 11 ngày.
Đối với súc vật chết, mổ khám tìm giun trưởng thành, ấu trùng và
kiểm tra bệnh tích. Lợn dưới hai tháng tuổi: mổ khám tìm ấu trùng giun ở
phổi vì giun chưa đẻ trứng.
* Phịng bệnh
Phịng bệnh ký sinh trùng có nhiều biện pháp nhưng đều nhằm mục
đích khơng cho mầm bệnh ký sinh trùng phát triển, thực hiện tốt các chu trình
tiến hóa của nó, để nó khơng thể sinh ra ký sinh trùng trưởng thành mới được.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5], các phương pháp tấn công
ký sinh trùng ở từng giai đoạn như sau:


10

Giai đoạn thứ nhất: ký sinh trùng trưởng thành đẻ trứng ở ký chủ cuối
cùng. Có thể tiêu diệt nó bằng hai phương pháp: dùng thuốc đặc hiệu diệt ký
sinh trùng (việc tẩy ký sinh trùng này có tính chất dự phòng, tức là thực hiện
trước khi súc vật phát hành triệu chứng bệnh và trước khi súc vật reo rắc mầm
bệnh ra bên ngồi mơi trường), tiêu diệt ký sinh trùng bằng cách giết tất cả
những vật mắc bệnh (phương pháp này triệt để nhưng tốn kém mặc dù thịt súc
vật vẫn sử dụng được).
Giai đoạn thứ hai: trứng. Có thể dùng hai phương pháp: tiêu diệt hầu
hết trứng bằng cách thu nhặt hết phân của gia súc ốm trong chuồng và đem
chôn (biện pháp này phải làm đi làm lại nhiều lần để trứng khơng có thời gian
phát triển thành phơi thai) hoặc có thể ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh
học. Đối với súc vật chăn thả, phải ngăn không cho trứng trên đồng cỏ phát
triển bằng cách làm cho đồng cỏ khô ráo.
Giai đoạn thứ ba và thứ tư: phôi thai và ấu trùng tự do ngồi thiên
nhiên có hai cách:
Diệt tồn bộ phơi thai và ấu trùng ngồi đồng cỏ và ao tù bằng vơi bột,

sunfat sắt, sunfat đồng với lượng dùng 400 kg cho 1 ha đồng cỏ, 5 kg cho
100 m3 nước ao.
Không cho phôi thai hay ấu trùng xâm nhập vào cơ thể ký chủ (cách ly
súc vật ốm, tiêu độc dụng cụ và chuồng nuôi, vệ sinh thức ăn, nước uống, diệt
ký chủ trung gian).
Theo Skrjabin. K.I. (1963) [27] đã đề ra học thuyết tiêu giệt tận gốc
bệnh giun sán. Học thuyết này có thể áp dụng cho các bệnh ký sinh trùng
khác. Nội dung của học thuyết là dự phòng có tính chất chủ động như dùng tất
cả các biện pháp cơ giới, vật lý, hóa học, sinh vật học nhằm tiêu diệt ký sinh
trùng trên cơ thể ký chủ, tiêu diệt ký sinh trùng ngoại giới, tiêu diệt ký sinh trùng
ở tất cả các giai đoạn phát dục, tiêu diệt ký sinh trùng ở cả người và gia súc.
Về mặt điều trị gia súc bệnh, nội dung của nó cũng là dự phòng: chữa
cho súc vật khỏi bệnh, diệt được ký sinh trùng trong cơ thể súc vật là trừ được
một con vật mang ký sinh trùng, trừ được một nguồn gieo mầm bệnh.


11

Như vậy, đối với con vật mắc bệnh là điều trị nhưng đối với các con
khác là tích cực đề phịng. Vì vậy, việc phịng và trị bệnh giun sán tuy là hai
vấn đề khác nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ
nhau để tiêu diệt giun sán tận gốc, tránh lây lan mầm bệnh.
Mỗi hộ gia đình, mỗi trại chăn ni cần phải thực hiện các biện pháp
phòng trừ tổng hợp như sau:
+ Định kỳ cho thuốc tẩy giun sán.
+ Dùng thuốc đặc hiệu để tẩy giun sán, chống tái nhiễm, bội nhiễm.
+ Ni dưỡng chăm sóc tốt.
+ Xử lý phân để diệt các mầm bệnh giun sán.
+ Điều trị trên quy mô lớn.
+ Để đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường hạn chế việc lây

nhiễm mầm bệnh.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1997) [7], căn cứ vào kết quả nghiên cứu
sinh thái, chu trình sinh học của giun đũa lợn, kết quả nghiên cứu của thuốc điều
trị giun đũa cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp và các khâu sau:
Diệt căn bệnh ở cơ thể lợn:
+ Đối với từng cá thể: tẩy giun 3 tháng 1 lần. Nếu sau khi tẩy, vệ sinh
tốt, cho ăn thức ăn chín một đời lợn bột thì chỉ cần tẩy 1 lần vào lúc tách mẹ.
+ Đối với lợn nuôi tập trung: cả đàn lợn 100 - 1000 con, 3 - 4 tháng/1
lần tẩy giun, cho tất cả lợn ở diện cần tẩy (lợn con mới tách mẹ, lợn mới tách
con, lợn nuôi thịt và các loại lợn khác).
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, hạn chế việc lây lan mầm
bệnh cho lợn. Vệ sinh thức ăn nước uống. Không nên cho lợn ăn sống các loại
rau được tưới bằng phân tươi.
- Ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài.
Ủ bằng phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng và ấu trùng.
- Xử lý phân theo các biện pháp sau:
+ Dùng ánh sánh mặt trời, nhiệt độ để diệt mầm bệnh (như phơi các
dụng cụ chăn nuôi...).


12

+ Dùng hóa chất để diệt trứng và ấu trùng.
+ Biện pháp sinh học: ủ phân.
Nguyên lý của biện pháp ủ phân: lợi dụng hệ vi sinh vật yếm khí và
hiếu khí phân hủy và lên men các chất hữu cơ ở trong phân làm nhiệt độ phân
tăng lên (55 - 60oC), ở nhiệt độ đó có thể diệt trứng và ấu trùng giun đũa. Đây
là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao, tốn ít cơng sức và tiền bạc,
không gây ảnh hưởng đến súc vật, đảm bảo vệ sinh môi trường cho người và
súc vật.

Nguyên lý ủ: phân chuồng + lá xanh + vôi bột + tro bếp.
+ Ủ nổi trên mặt đất: trộn 4 loại trên, đem đánh đống để ủ, bên ngoài
trát bùn dày 10cm.
+ Ủ chìm: trộn 4 loại trên, đào hố ủ sâu dưới đất và bên trên trát bùn
dày 10cm.
Điều trị:
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] cho biết, có thể dùng một trong
các loại hóa dược sau đây để tẩy giun đũa cho lợn:
- Natri fluorat (NaS): 0,1 g/kgTT. Cho lợn nhịn ăn 12 giờ, trộn thuốc
với một số loại thức ăn ngon, sau khi uống thuốc cho lợn nhịn ăn 8 giờ nữa.
Không cho lợn ăn quá 8 g thuốc vì dễ trúng độc (chảy nước bọt, run rẩy).
Hiệu quả đạt 70 - 80%.
- Silici flucorat natri (Na2SiF6): không cần nhịn ăn trước và sau khi cho
thuốc. Trộn lẫn với thức ăn ngon cho lợn ăn hết liều. Hiệu quả đạt 75 - 100%.
Lợn 4 - 6 kg: 1,2 g chia đều cho mỗi bữa 0,2 g.
Lợn 7 - 20 kg: 1,8 g chia đều cho mỗi bữa 0,3 g.
Lợn 20 - 40 kg: 3,0 g chia đều cho mỗi bữa 0,5 g.
- Piperazin hydrat: 250 mg/kg TT. Trộn thuốc vào thức ăn ngon cho lợn
ăn hoặc pha nước uống. Nếu lợn trúng độc thì dùng Atropin để giải độc.
- Piperazin citrate: 150mg/kg TT. Trộn vào thức ăn.
- Mebenvet: 0,2 g/kg TT. Trộn vào thức ăn.
- Levanmisol: 6 - 6,5 mg/kg TT. Tiêm bắp.


13

Theo Trịnh Văn Thịnh (1996) [17] nên tẩy giun cho lợn mẹ trước khi
đẻ 1 tháng để khỏi lấy bệnh sang lợn con. Lợn thịt phải được tẩy giun 2 lần: 1
lần sau khi cai sữa và một lần vào 4 tháng tuổi trước khi vỗ béo.
- Những thuốc nam thường dùng để điều trị bệnh giun sán là:

+ Hạt cau 5 - 10 g, tùy theo lợn lớn, nhỏ.
+ Sử quân tử (bột) 20 g.
+ Vỏ rễ xoan: 20 g, cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng ngâm vào nước trong, để
cách đêm, sang hơm sau gạn lấy nước, hịa thêm bột diêm sinh 10 g, cho lợn uống
lúc đói. Cho uống 3 sáng liền. Liều này dùng cho lợn nặng trên 20 kg.
+ Lá đu đủ tươi 200 g, thái nhỏ, trộn với 15 - 20 kg cám, ăn vào buổi
sáng, sau khi ăn cho lợn nhịn ăn 1 bữa.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [9] cho biết, có thể tẩy giun đũa cho lợn
bằng một trong các hóa dược sau:
- Febetel: 20 mg/kg TT. Cho uống.
- Menbedazol: 5 mg/kg TT. Cho uống.
- Ivermectin: 0,3 mg/kg TT. Tiêm bắp.
Theo kinh nghiệm của nhân dân thì ni lợn bằng bỗng rượu cũng hạn
chế được sự phát triển của giun đũa.
Theo Nguyễn Phước Tương (2002) [20], Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn
Hữu Vũ (2003) [13], có nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho lợn: Piperazine,
Levamisol, Mebendazol, Ivermectin,...
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Giun đũa lợn được phân bố rộng khắp trong toàn quốc, gây bệnh vào
tất cả các tháng trong năm, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, mọi giống lợn và
gây bệnh cho cả lợn chăn ni hộ gia đình và chăn ni tập trung.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [6] bệnh giun đũa lợn là một bệnh
phổ biến ở nước ta, lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao từ 13,2% - 43,6% (điều
tra qua mổ khám lợn ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Yên Bái...). Bệnh
phân bố ở tất cả các vùng núi, trung du và đồng bằng. Biến động theo độ , lợn


14


nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao ở lứa tuổi dưới 4 tháng tuổi sau đó tỷ lệ nhiễm
giảm dần.
Nguyễn Thiện và cs (2004) [18] cho biết, trứng giun đũa lợn có khả
năng sống rất lâu từ 11 - 24 tháng vì trứng có sức đề kháng rất mạnh với tất cả
cá hóa chất (kiềm, axit), chống đỡ kém với thời tiết khô ráo và ánh sáng mặt
trời chiếu trực tiếp. Tuổi thọ của giun đũa lợn khoảng 7 - 10 tháng. Hết tuổi
thọ giun đũa theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị
bệnh truyền nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun đũa ngắn lại. Số lượng
giun có thể vài con đến hàng nghìn con trên một cơ thể lợn.
Trương Thị Thu Trang (2010) [21], nghiên cứu bệnh giun đũa lợn tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên với tổng số 2022 mẫu phân lợn
kiểm tra có 805 mẫu phân lợn nhiễm giun đũa , tỷ lệ nhiễm chung là 39,81%
trong đó cường độ nhiễm nặng và rất nặng chiếm 11,92%.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên
đàn lợn tại một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, Trần Văn Quyên
và cs (2008) [16] cho biết: xét nghiệm 221 mẫu phân lợn tại một số địa
phương, kết quả cho thấy lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ 22,4 - 37,3%.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2005) [1] biện pháp phòng và trị bệnh giun đũa
đối với lợn con từ sơ sinh đến 2,5 tháng tuổi phải tẩy giun một lần. Sau 2 - 3
tháng phải tẩy giun lần 2. Nếu để nái phải tẩy giun lần 3 trước khi phối giống.
Nguyễn Phước Tương (2002) [20] cho rằng, bệnh giun đũa có thể
truyền qua người nhưng hiếm thấy. Tuy vậy, bệnh giun đũa lợn do ấu trùng
trên người khơng phải do giun trưởng thành thì khá nhiều, gây nên các phản
ứng tăng dị ứng và hội chứng Loeffer. Những người có thể trạng suy nhược,
thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch dễ mắc bệnh giun đũa lợn do nuốt phải
đất hay thực vật nhiễm trứng giun đũa lợn chứa ấu trùng. Chu kỳ phát triển
của giun đũa trên người cũng giống như ở lợn.


15


Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8] cho biết, trứng giun đũa lợn có thể sống
rất lâu ngồi ngoại cảnh từ 11 tháng đến 5 năm và tuổi thọ của giun đũa khoảng
7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun sẽ theo phân lợn ra ngồi mơi trường.
Đồn Văn Phúc và cs (2005) [14] đã cho 7 lợn nuốt trứng giun đũa
người, qua 66 ngày theo dõi tác giả cho thấy: với liều 10.000 trứng có ấu
trùng, lợn khơng có triệu chứng dấu hiệu khác thường. Kết quả mổ khám 2
lợn và xét nghiệm phân của 7 lợn thì khơng thấy giun đũa và trứng giun đũa
người. Điều này cho thấy lợn không bị nhiễm giun đũa người.
Lê Thị Tài và cs (2002) [16] đã đưa ra phương pháp điều trị giun đũa
bằng thuốc nam: vỏ xoan cho vào nước đun sơi, cơ đặc thành cao mềm, sau
đó triết cao bằng cồn etylic, thu hồi cồn được nhựa màu vàng nâu, vị đắng,
mùi hăng, thuốc có tác dụng làm chết giun trong vòng 30 phút.
Phạm Thế Việt và cs (1997) [24] đã nghiên cứu thành phần, đặc tính giun
sán ký sinh ở Nam Bộ cho thấy giun sán ký sinh ở lợn là 21 lồi và biết tình hình
nhiễm giun sán ở lợn ở 2 miền Nam, Bắc có những điều kiện khác nhau.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Holmqvis A. và cs (2002) [29] cho biết: A. suum ở lợn rất giống
A.lumbricoides ở người. Trứng giun đũa lợn có sức đề kháng cao với ngoại
cảnh. Theo tác giả thì số lượng trứng trong phân là một chỉ tiêu đánh giá
cường độ nhiễm giun đũa ở lợn.
Lợn có thể bị nhiễm số lượng giun đũa khác nhau. Ở lợn 2 - 5 tháng
tuổi, giun gây tiêu chảy, giảm cân, gây viêm phổi, gây ho và có thể gây nhiễm
trùng phổi do ấu trùng di hành mang vi khuẩn vào, lợn con có thể chết. Bề
mặt gan của lợn bệnh có các đốm trắng hay cịn gọi là điểm hoại tử .
Theo Anderdahl (1997) [25] nếu cho lợn nhiễm trứng giun đũa, sau 5
ngày cho nhiễm bệnh suyễn thì bệnh tích gây ra ở phổi rộng gấp 10 lần so với
lợn chỉ bị nhiễm bệnh suyễn.
Johanes Kaufman (1996) [30] cho biết, sự lây nhiễm giun đũa cho lợn
con có thể được ngăn chặn bằng cách điều trị cho lợn mẹ trước khi đẻ.



16

Bezimidazle, Febatel và Levamisol có tác dụng hữu hiệu để chống lại sự lây
nhiễm. Ivermectin (30 microgam/kg TT) dùng cho lợn trưởng thành, dùng
trước khi đẻ 1 - 2 tuần có thể kiểm sốt được sự lây nhiễm cho lợn con sau
khi sinh.
Mixinkova E.A. (1977) [26] đã chứng minh hiệu quả thụt formalin
0,5% với liều 200ml cho lợn nặng 120 - 140 kg. Chữa bằng formalin nên tiến
hành ở chỗ nhốt đặc biệt, nền chuồng nghiêng 30 - 40o, đầu lợn thấp hơn phần
thân sau, như vậy thuốc được ngấm nhiều nhất trong ruột, tức ngấm nhiều chỗ
giun sán ký sinh.
Bowman D.D (1995) [28], cho biết: Các phương pháp miễn dịch như
phương pháp ngưng kết (SAT), phương pháp ELISA, phương pháp huỳnh
quang gián tiếp (IFAT) cũng được dùng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.


17

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lợn nuôi ở các lứa tuổi trên địa bàn huyện Hải
Hà tỉnh Quảng Ninh; lợn mắc bệnh giun đũa.
- Vật liệu:
+ Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại một số xã huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh.
+ Kính hiển vi, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, lưới thép, lam kính.
+ Dung dịch muối NaCl bão hịa, kính hiển vi.

+ Lọ đựng mẫu và một số dụng cụ thí nghiệm khác
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
+ Xã Đường Hoa, xã Quảng Thịnh, xã Quảng Long (thuộc huyện Hải
Hà, tỉnh Quảng Ninh).
+ Chi cục tỉnh Quảng Ninh.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu:
+ Phịng thí nghiệm Bộ môn Bệnh động vật, khoa Chăn nuôi- Thú y,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
+ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: 9/6/2014 - 24/11/2014
3.3.Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc huyện Hải Hà
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc
huyện hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ


×