Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu bệnh tiên mao trùng do Trypanosama Evansi gây ra trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN NHẬT THẮNG
NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DO
TRYPANOSOMA EVANSI GÂY RA TRÊN
ĐÀN TRÂU TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2.TS. Phạm Thị Tâm
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn đều đã được cảm ơn.
Học
viên
Trần Nhật Thắng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan – trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; TS. Phạm Thị Tâm – Viện đại học Mở Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn
Thạc sỹ này.


Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại
học, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y, các trạm Thú y tỉnh Tuyên Quang
và các hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Khóa 41,42 chuyên ngành Thú
y đã giúp tôi thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Học viên
Trần Nhật Thắng
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân loại và chu kỳ phát triển của tiên mao trùng
Trypanosoma evansi 3
1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng 6

1.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh 9
1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 10
1.1.6. Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 15
1.2. Tình hình nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng 19
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trong nước… …………………19
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh tiên mao trùng trên thế giới 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 34
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 35
2.3. Nội dung nghiên cứu 35
2.3.1. Xác định thành phần loài tiên mao trùng phân lập từ trâu bệnh tại tỉnh Tuyên
Quang …….35
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của
tỉnh Tuyên Quang 35
2.3.3. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên động vật thí nghiệm 36
2.3.4.Ứng dụng Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 36
iv
2.3.5. Thử nghiệm và lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiện mao trùng có hiệu quả cao
và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu 36
2.4.2. Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu 38
2.4.3. Phương pháp định danh tiên mao trùng 39
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do T. evansi gây
ra trên động vật gây nhiễm 40
2.4.5. Phương pháp ứng dụng Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu 43
2.4.6. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 45

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 46
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang47
3.1.1. Định danh loài tiên mao trùng phân lập từ đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang 47
3.1.2. Tình hình nhiễm tiên mao trùng ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang 48
3.1.3. Nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu, truyền bệnh tiên mao trùng 52
3.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên một số động vật 60
3.2.1. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột bạch 60
3.2.2. Đặc tính gây bệnh của T. evansi trên trâu gây nhiễm 66
3.3. Thử nghiệm Kit CATT và Kit ELISA trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 75
3.4. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng và đề xuất biện pháp phòng
chống bệnh 77
3.4.1. Thử nghiệm trên diện hẹp 77
3.4.2. Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ở Tuyên Quang 79
3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu của tỉnh
Tuyên Quang 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs : Cộng sự
spp. : Species pluralis
T. evansi : Trypanosoma evansi
T. rubidus : Tabanus rubidus
T. kiangsuensis: Tabanus kiangsuensis
S. calcitrans : Stomoxys calcitrans

Nxb : Nhà xuất bản
TMT : Tiên mao trùng
Tr : Trang
TT : Thể trọng
PBS : Dung dịch muối đệm photphat
EDTA : Ethylene diamine tetraacetic acid
OIE : Tổ chức Thú y thế giới (World Organisation for
Animal Health).
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of United Nation).
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Các kết quả có thể có của một xét nghiệm chẩn đoán 45
Bảng 2.2. Phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu 46
Bảng 3.1. Kết quả định danh loài tiên mao trùng gây bệnh tại tỉnh Tuyên Quang 47
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm ở trâu tại ba huyện của tỉnh Tuyên Quang 48
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi trâu 50
Bảng 3.4. Kết quả định danh, sự phân bố và tần suất xuất hiện các loài ruồi, mòng
hút máu 52
Bảng 3.5. Tỷ lệ loài ruồi, mòng trong số mẫu thu thập ở 3 huyện nghiên cứu 55
Bảng 3.6. Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng hút máu 57
Bảng 3.7. Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu 59
Bảng 3.8. Thời gian T. evansi xuất hiện trong máu của chuột bạch gây nhiễm 60
Bảng 3.9. Thời gian chết của chuột bạch sau gây nhiễm T. evansi 62
Bảng 3.10. Triệu chứng lâm sàng ở chuột sau gây nhiễm 63
Bảng 3.11. Bệnh tích đại thể ở chuột bạch bị bệnh tiên mao trùng do gây nhiễm 65
Bảng 3.12. Thời gian T. evansi bắt đầu xuất hiện và thời gian trâu gây nhiễm có
biểu hiện lâm sàng 66
Bảng 3.13. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở trâu gây nhiễm 71

Bảng 3.14. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý máu trâu sau gây nhiễm 72
Bảng 3.15. Số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu của trâu gây nhiễm và đối chứng 73
Bảng 3.16. Bệnh tích đại thể chủ yếu của trâu bị bệnh TMT do gây nhiễm 74
Bảng 3.17. Tỷ lệ phát hiện của Kit CATT và Kit ELISA trong số mẫu huyết thanh
trâu nhiễm tiên mao trùng 76
Bảng 3.18. Đánh giá độ nhạy của Kit CATT và Kit ELISA đã thử nghiệm 76
Bảng 3.19. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp 78
Bảng 3.20. Kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên Quang 79
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấu trúc của tiên mao trùng T.evansi 5
Hình 1.2: Sự phân bố của T.evansi trên thế giới 6
Hình 1.3: Cơ chế lây truyền bệnh tiên mao trùng 7
Hình 1.4: Chu kỳ sống của T. evansi trong vật chủ 7
Hình 1.5: Chu kỳ phát triển của ruồi, mòng. 8
Hình 1.6: Phương pháp ngưng kết trên phiến kính 13
Hình 1.7: CATT/T. evansi 13
Hình 1.8: Phương pháp ELISA 14
Hình 2.1: Các ô đếm trong buồng đếm Neubauer (đếm tiên mao trùng trong các ô
bôi đen)……………………………………………………………………………. 41
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại tỉnh Tuyên Quang 49
Hình 3.2: Đồ thị tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi 51
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ loài ruồi, mòng ở các địa phương nghiên cứu 56
Hình 3.4: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 1 67
Hình 3.5: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 2 68
Hình 3.6: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu gây nhiễm 3 68
Hình 3.7: Đồ thị diễn biến thân nhiệt của trâu đối chứng 68
Hình 3.8: Biểu đồ về kết quả điều trị bệnh tiên mao trùng ở trâu tại Tuyên
Quang

79
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trypanosoma evansi là ký sinh trùng đơn bào đường máu (Protozoa) thuộc
lớp trùng roi (Flagellata) có tầm quan trọng lớn đối với ngành Thú y. Bệnh
Trypanosoma evansi thấy phổ biến ở các loài gia súc như: trâu, bò, dê, ngựa, hươu,
lạc đà…, bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế ở các nước châu Phi, Nam Mỹ và châu
Á do những vùng này có số lượng gia súc chết hàng năm lớn và đều là do
Trypanosoma evansi gây nên (Brun R. và cs., 1998 [37]).
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], tại Việt Nam bệnh tiên mao trùng xuất
hiện ở nhiều vùng với tỷ lệ mắc khá cao: ở trâu 13 – 30%, bò 7 – 14%, trong đó tỷ
lệ gia súc chết/gia súc mắc bệnh chiếm từ 6,3% đến 20%.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông
Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, phía
Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Yên
Bái. Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô, có dòng sông
Gâm chảy qua theo hướng Bắc - Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc của
huyện Yên Sơn, chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, tính đến thời
điểm cuối năm 2013, tổng đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang là 105.078 con. Đàn trâu
của tỉnh được đánh giá là có tầm vóc lớn và có khả năng sinh trưởng tốt. Tuy nhiên,
trong thời gian qua, cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác giống, chăm
sóc nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là việc phòng trị bệnh tiên mao
trùng chưa được chú trọng. Hàng năm, trâu bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông -
Xuân, khi thời tiết giá lạnh và thức ăn trở nên khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ
công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiều
hạn chế, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng
hơn và gây thiệt hại lớn hơn.
Những phân tích ở trên cho thấy mức độ phổ biến cũng như những tác hại về

kinh tế do bệnh tiên mao trùng gây ra trên gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng ở
nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Để
có cơ sở khoa học phục vụ công tác chủ động phòng, trị bệnh tiên mao trùng, chúng
2
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây
ra trên đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định loài tiên mao trùng và một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao
trùng trên đàn trâu của tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định một số đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh tiên mao trùng trên
các động vật gây nhiễm (chuột bạch, trâu).
- Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả và phù hợp với
điều kiện chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị về đặc điểm dịch tễ,
bệnh lý, lâm sàng, chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu
đạt hiệu quả cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi cách
nhận biết và áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng hiệu quả; từ đó hạn
chế tỷ lệ nhiễm và những thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra; góp phần nâng
cao năng suất chăn nuôi trâu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về một số đặc điểm dịch tễ, bệnh
lý và lâm sàng, chẩn đoán và phòng trị bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu của tỉnh
Tuyên Quang.
- Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho đàn trâu có
hiệu quả cao, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi ra các nông hộ chăn nuôi trâu tại tỉnh
Tuyên Quang.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Tiên mao trùng được Blanchard (1886) phát hiện đầu tiên trong mẫu máu
của một con la bị bệnh ở miền Bắc Việt Nam. Sau đó, bệnh được thấy phổ biến ở
hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Trâu mắc bệnh tiên mao trùng bị thiếu máu,
suy nhược, giảm sức sản xuất, giảm hoặc mất khả năng sinh sản, nếu mắc bệnh
nặng gia súc rất dễ chết.
1.1.1. Lịch sử phát hiện ra loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Năm 1841, Valentine tại Bern (Thụy Sỹ) đã tìm thấy tiên mao trùng trong
máu của một loài cá hồi (Salmo fario). Thuật ngữ Trypanosoma được bác sỹ Gruby
(Hungary) đưa ra năm 1843. Tác giả đã sử dụng kết hợp hai từ Hy Lạp (τρυπάνο:
cái khoan và σώμα: cơ thể) để gọi những cơ thể nhỏ bé có những chuyển động
giống hệt loài lươn mà ông phát hiện trong máu ếch (dẫn theo Itard J., 1989 [77]).
Sau đó, Griffiths Evans (1880) phát hiện tiên mao trùng là một tác nhân gây
bệnh cho lạc đà và ngựa tại Dara Ismail Khan, Punjab (Ấn Độ).
Năm 1885, Steel lại phát hiện ra những ký sinh trùng giống với những mô tả
của Griffiths Evans, ký sinh trong máu lừa có nguồn gốc từ Myanmar. Để tưởng
nhớ công lao của Griffiths Evans, Steel đã gọi tên loài tiên mao trùng này là
Trypanosoma evansi (dẫn theo Stephen L. E., 1986 [118]).
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân loại và chu kỳ phát triển của tiên mao
trùng Trypanosoma evansi
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
* Đặc điểm hình thái của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Tiên mao trùng di chuyển được là nhờ roi và màng rung động. Tiên mao trùng
có hình mũi khoan, di động được trong máu nhờ roi tự do xuất phát từ phía sau
thân, chạy vòng quanh thân tạo thành màng rung. Khi rung động, roi tự do vung ra
phía trước và màng rung chuyển động, giúp cho tiên mao trùng di chuyển nhanh
trong máu vật chủ (Phạm Sỹ Lăng, 1982 [10]).

Phần sau tiên mao trùng Trypanosoma evansi có có dạng củ hành, rộng và có
4
hình thoi, trong khi phần trước thì lại mảnh hơn (Brun R. và cs., 1998 [37]).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9], cơ thể tiên mao trùng có hình thoi,
chiều dài là 18 - 34 m. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tiên mao trùng chỉ đạt 14 –
33 m chiều dài và 1,5 – 2,2 m chiều rộng. Giữa thân có một nhân, phía cuối cơ
thể có một roi, roi này chạy dọc theo thân và tạo thành nhiều màng rung động, cuối
cùng roi lơ lửng ở phần đầu và thành roi tự do.
* Đặc điểm cấu tạo của tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Cấu trúc cơ bản của loài tiên mao trùng T. evansi cũng giống như cấu trúc của
các loài tiên mao trùng khác thuộc họ Trypanosomatidae. Cấu trúc từ ngoài vào
trong được chia thành 3 phần chính:
Vỏ: Ngoài cùng là lớp vỏ hay còn gọi là màng bao (periplast) dày 8 - 10 nm,
vỏ được chia làm 3 lớp (lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong; lớp ngoài và lớp trong tiếp
giáp với nguyên sinh chất dày hơn lớp giữa). Lớp vỏ ngoài cùng được cấu tạo từ các
phân tử glycoprotein. Lớp vỏ (Variant Glycoprotein Surface -VGS) có khả năng
biến đổi, nhờ vậy mà kí sinh trùng có thể né tránh đáp ứng miễn dịch của vật chủ.
Tiếp giáp với lớp trong cùng là 9 cặp vi ống xếp song song dọc theo chiều dài của
thân tiên mao trùng. Chính nhờ sự sắp xếp của các cặp vi ống này nên tiên mao
trùng có hình dạng suốt chỉ mảnh (Juste M. C., 2000 [132]).
Nguyên sinh chất: trong nguyên sinh chất có vài hạt lơ lửng, trong đó có nhân
– trung tâm điều khiển tế bào, giữ vai trò quan trọng trong việc sinh sản của ký sinh
trùng. Ngoài ra, trong nguyên sinh chất còn có chứa ribosome (có màu thẫm xen kẽ
vùng không bào màu sáng), kinetoplast (thể cơ động), mitochrondno, reticulum và
mạng lưới Golgi (De Souza W. và Da Cunha-e-Silva N. L., 2003 [50]).
Bộ Kinetoplastida chỉ chung các loài đơn bào có một bào quan riêng biệt trong
nguyên sinh chất, gọi là kinetplast. Kinestoplast chứa rất nhiều ADN ngoài nhân, ở
tiên mao trùng T. evansi, kinetoplast có đường kính là 0,7 m. Từ kinetoplast có
một roi chạy vòng quanh thân lên đầu và ra phía ngoài cơ thể thành roi tự do. Roi
của tiên mao trùng có lớp vỏ ngoài cùng giống lớp vỏ của thân. Trong roi có 9 cặp

vi ống ở xung quanh và một cặp ở trung tâm, xếp song song dọc chiều dài roi
(María Forlano và cs., 2011 [133]).
5
Nhân: Nhân tiên mao trùng có thể ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. Nhân
chứa ADN, có hình bầu dục hoặc hình trứng.
Kinetoplast
Màng rung
Nhân
Roi tựdo
Hình 1.1. Cấu trúc của tiên mao trùng T. evansi
[Nguồn: Desquesnes M., 2004 [52])]
1.1.2.2. Phân loại tiên mao trùng ký sinh ở gia súc
Theo Levine N. D. và cs. (1980) [84], dựa trên các nghiên cứu siêu cấu trúc
của tiên mao trùng và theo Adl S. M và cs. (2005) [23] dựa vào đặc điểm hình thái
và sinh học phân tử, vị trí của tiên mao trùng trong hệ thống phân loại nguyên bào
(Protozoa) như sau:
Giới Protozoa
Ngành Sarcomastigophora
Lớp Zoomastigophorea
Bộ Kinetoplastida
Họ Trypanosomatidae Donein, 1901
Giống Trypanosoma Gruby, 1843
Loài Trypanosoma evansi Steel, 1885
Trong các loài tiên mao trùng đã được phát hiện, có 7 loài được tổ chức Thú y
thế giới (OIE) thông báo là có khả năng gây bệnh cho người và động vật có vú, đó
là: Trypanosoma brucei, Trypanosoma congolense, Trypanosoma cruzi,
Trypanosoma evansi, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma siminae và
Trypanosoma vivax (OIE, 2010 [99]).
1.1.2.3. Chu kỳ sống của tiên mao trùng
Theo Alan Gunn và Sarah J. P. (2012) [25], không giống nhiều loài ký sinh

trùng khác, T. evansi không có giai đoạn phát triển ở trong bất kì một ký chủ trung
6
gian nào. T. evansi sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính (trực phân) ở trong cơ
thể động vật máu nóng. Tuy nhiên, ruồi và mòng là vật môi giới truyền bệnh tiên
mao trùng từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe.
1.1.3. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng
1.1.3.1. Phân bố địa lý của bệnh
Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau
như: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [10],
bệnh tiên mao trùng có ở tất cả các tỉnh miền Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Thái Nguyên,…). Trâu nhiễm bệnh với tỷ lệ cao và khác nhau giữa các vùng.
Ở châu Á, bệnh thấy phổ biến ở Trung Á (thuộc Liên Xô cũ), Ấn Độ,
Malaysia, bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Indonesia, Philippine.
Tại châu Úc, các nhà khoa học cũng đã xác định được sự tồn tại của bệnh tiên
mao trùng trên lục địa này (Reid S. A., 2002 [106]).
Ở châu Âu, lần đầu tiên người ta đã phát hiện được hai trường hợp nhiễm bệnh
tiên mao trùng trên loài chuột có nguồn gốc từ Nam Mỹ và chó có nguồn gốc Nepal
(Gutierrez C. và cs., 2010 [67]).
Bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở châu Mỹ từ thế kỷ 16 do thực dân Tây Ban
Nha mang những con ngựa bị bệnh tiên mao trùng từ Ả rập đến Colombia
(Desquesnes M. và cs., 2013 [55]).
Hình 1.2. Sự phân bố của T. evansi trên thế giới
(Nguồn: Desquesnes M. và cs., 2013 [55])
1.1.3.2. Vật chủ và côn trùng trung gian môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
Loài tiên mao trùng T. evansi được truyền từ gia súc nhiễm bệnh sang gia súc
7
khỏe bằng cơ chế lây truyền thông qua các loài ruồi, mòng hút máu thuộc Bộ
Diptera. Bằng phương thức lây truyền này ruồi, mòng hút máu động vật mắc bệnh
rồi lại hút máu động vật khỏe và truyền tiên mao trùng vào máu của động vật khỏe.
Những tiên mao trùng có trong vòi hút của ruồi, mòng được đưa vào động vật khỏe

do sự co bóp của dạ dày và thực quản của ruồi, mòng. Tiên mao trùng chỉ có thể
sống một thời gian ngắn trong vòi hút của ruồi, mòng (khoảng 22 – 44 giờ).
Hình 1.3. Cơ chế lây truyền bệnh tiên mao trùng.
Theo Desquesnes M. (2004) [52], bệnh tiên mao trùng từ trâu ốm sang trâu
khoẻ bởi các loài ruồi hút máu (thuộc họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng hút
máu (thuộc họ Tabanidae). Ruồi và mòng hút máu gia súc bị bệnh có chứa tiên mao
trùng, sau đó lại hút máu gia súc khoẻ, trong khi hút máu sẽ truyền tiên mao trùng
từ vòi hút vào máu con vật khoẻ. Sự lây truyền này mang tính chất cơ học.
Hình 1.4. Chu kỳ sống của T. evansi trong vật chủ
(Nguồn: Desquesnes M. và cs., 2013 [55])
8
Evans (1880) đã nghiên cứu và kết luận rằng, ruồi Stomoxys và mòng
Tabanus là những vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng tại Ấn Độ. Tuy nhiên, tác
giả không phát hiện thấy sự phát triển của tiên mao trùng trong các loài ruồi, mòng
này (dẫn theo Ketsarin Kamyingkird, 2009 [79]).
* Chu kỳ phát triển sinh học của ruồi, mòng:
Theo Luckins A. và Dwinger H. (2004) [86]: ruồi, mòng nói chung và ruồi,
mòng hút máu nói riêng đều có chu kỳ phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng
(dòi), nhộng và trưởng thành. Ruồi cái trưởng thành có thể sống 1 - 2 tháng và cần
hút máu vật chủ để nuôi dưỡng trứng. Thông thường thì ruồi, mòng cần hút máu
bốn lần trong khoảng một tuần hoặc hơn.
Wall R. và Shearer D. (2010) [135] cho biết, giống Stomoxys có 18 loài, trong
đó phổ biến và quan trọng nhất đối với sự truyền lây bệnh tiên mao trùng là loài
Stomoxys calcitrans.
Khác với các loài Tabanus spp., con cái và con đực của loài Stomoxys
calcitrans ở cả hai giống đực và cái đều hút máu, thời gian hoàn thành vòng đời của
chúng là 15 - 28 ngày, tuổi thọ trung bình là 20 - 30 ngày.
Hình 1.5. Chu kỳ phát triển của ruồi, mòng.
* Thành phần loài ruồi, mòng hút máu ở nước ta:
Theo Phan Địch Lân (2004) [15], phần lớn các loài mòng tập trung ở khu vực

miền núi và trung du. Trong 53 loài mòng thì có tới 44 loài phân bố ở vùng rừng núi
có độ cao dưới 1.000 mét so với mặt nước biển, càng lên cao số loài càng ít dần (độ
cao trên 1.000 mét chỉ có 26 loài). Những loài mòng phổ biến ở tất cả các vùng là:
9
Tabanus rubidus, Tabanus striatus, Chrysops dispar, Chrysozoma assamensis.
Miền Bắc nước ta có 4 loài ruồi hút máu, 2 loài phổ biến ở tất cả các vùng là
Stomoxys calcitrans và Liperosis exigua; 2 loài chỉ thấy ở những vùng sinh cảnh đặc
biệt: loài Bdellolarynx sanguinolentus (chỉ xuất hiện ở vùng có độ cao dưới 1.000
mét), loài Stomoxys indica (chỉ thấy ở vùng núi Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá).
* Thời gian hoạt động của ruồi, mòng hút máu:
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1]: ở các tỉnh miền Trung của nước ta, mòng
hoạt động 9 tháng, ruồi hút máu hoạt động kéo dài suốt 12 tháng trong năm, nhưng
đạt cao điểm vào tháng 5 - 8. Đây là thời gian nóng, ẩm nên ruồi, mòng hoạt động
mạnh nhất. Ruồi Stomoxys calcitrans hoạt động quanh năm từ tháng 1 đến tháng 12,
đạt cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8.
Bùi Quý Huy (2006) [8] cho rằng: thời gian xâm nhập của tiên mao trùng càng
lâu thì tỷ lệ gây bệnh càng giảm, điều này có thể do thời gian càng lâu thì số lượng
và độc lực của Trypanosoma evansi trong ruồi, mòng càng giảm dần.
Theo Wall R. và Shearer D. (2010) [135], nhiệt độ môi trường thuận lợi cho
ruồi, mòng phát triển là 27
0
C. Chu kỳ sinh học của ruồi, mòng ở vùng nhiệt đới là 4
tuần, có thể dao động 3 - 7 tuần tùy theo biến đổi nhiệt độ môi trường.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết: mùa phát sinh bệnh tiên mao trùng
có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động. Ruồi và mòng thường hoạt động
mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, sau đó giảm đi.
1.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh
1.1.4.1. Đặc điểm bệnh lý
Sống trong máu vật chủ, tiên mao trùng sản sinh ra độc tố Trypanotoxin, độc
tố này gồm: độc tố do tiên mao trùng tiết ra qua màng thân trong quá trình sống và

độc tố do xác chết của tiên mao trùng phân huỷ trong máu. Độc tố của tiên mao
trùng tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu điều hoà thân
nhiệt, làm con vật sốt cao. Khi sốt cao thường có rối loạn về thần kinh như run rẩy,
bại chân…. Độc tố phá huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu làm cho vật chủ thiếu
máu và suy nhược dần. Độc tố còn tác động tới bộ máy tiêu hoá, làm con vật ỉa
chảy (Navarrete I. và Acosta I., 2010 [134]).
Hiện tượng phù thũng xuất hiện trên vật nuôi là do tiên mao trùng sử dụng
10
protein huyết tương, làm giảm áp lực keo trong máu, nước sẽ từ máu thẩm thấu qua
thành mạch quản vào gian bào của tổ chức gây phù (Barman D. và cs., 2010 [31]).
1.1.4.2. Đặc điểm lâm sàng
Theo Taylor K. và Authié E. M. L. (2004) [122], bệnh tiên mao trùng do T.
evansi gây ra, trâu mắc bệnh thường có những triệu chứng lâm sàng điển hình như
sốt cao 40 – 42
0
C, sốt gián đoạn, trâu thiếu máu, gầy gò ốm yếu, thủy thũng ở các
phần dưới của cơ thể, đau mắt, nước mắt chảy nhiều, các hạch bạch huyết và lá lách
sưng, có triệu chứng thần kinh, biểu hiện ngã qụy, kêu rống, đi vòng tròn, giai đoạn
cuối bại liệt chân sau.
Ở thể mãn tính, các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, con vật ngày càng gầy, da
khô do mất nước, niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu. Sức khoẻ
suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi phân lỏng, mùi
thối khắm. Thường thấy có thuỷ thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trong trường
hợp bệnh nặng, trâu cái có thể bị sảy thai, gây nên chứng suy giảm miễn dịch
(Luckins A. và Dwinger H., 2004 [86]).
Hiện tượng thủy thũng có thể quan sát ở các vùng hầu, chân và bụng. Ngoài
ra, hiện tượng này còn thấy ở trên các mô mặt, mi mắt và tai (Da Silva A.S. và cs.,
2009 [42]).
1.1.4.3. Bệnh tích của trâu bị bệnh tiên mao trùng
Theo Espaine L. và cs. (1996) [130]: trâu bị bệnh tiên mao trùng khi chết gầy

xơ xác, mổ khám thấy có những biến đổi bệnh tích đại thể rõ rệt ở hệ tuần hoàn và
hô hấp: tim nhão, xoang bao tim tích nước vàng; phổi sung huyết và tụ máu từng
đám nhỏ, các phế nang teo lại nhưng không có dịch chảy ra trong các phế nang này;
gan sưng to, nhạt màu, các tế bào Kuppfer viêm nặng; lách sưng, mềm nhũn và nhạt
màu; hạch lâm ba sưng và tụ máu trong hạch; cơ nhão, màu nhợt nhạt, nhát cắt rỉ
nước, có thể quan sát thấy tiên mao trùng trong vùng phù thũng; xoang ngực và
xoang bụng tích dịch màu vàng nhạt; có những đám keo nhầy màu vàng dưới vùng
da thuỷ thũng.
1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
1.1.5.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
11
Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng,
nhưng việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng tiếp tục là vấn đề khó khăn, người ta đã
thấy được những hạn chế nhất định trong các phương pháp chẩn đoán đang được sử
dụng (Ramírez-Iglesias J. R. và cs., 2011 [101]).
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh tiên mao trùng trên gia súc thường rất khó khăn
do các triệu chứng lâm sàng có thể trùng lặp với các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh
ký sinh trùng khác. Ngoài ra, T. evansi không chỉ nhiễm trên một loài gia súc; vì
vậy, ngoài cách chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng điển hình, cần phải tiến
hành các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm khác để có thể chẩn đoán đúng
bệnh (Desquesnes M. và cs., 2013 [55]).
1.1.5.2. Các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm
* Phương pháp phát hiện tiên mao trùng
Theo Desquesnes M. (2004) [52]: việc phát hiện tiên mao trùng được thực
hiện trên các mẫu máu, có thể sử dụng các mẫu này dưới hình thức soi tươi, cố
định, nhuộm giemsa và một số phương pháp huyết thanh học khác.
Muốn phát hiện tiên mao trùng trực tiếp, có thể áp dụng những phương pháp
chẩn đoán sau:
- Phương pháp xem tươi (Direct smear)
- Phương pháp nhuộm giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)

- Phương pháp tập trung tiên mao trùng
Trong phần lớn vật chủ, T. evansi có thể gây nên triệu chứng lâm sàng chỉ với
một số lượng nhỏ tiên mao trùng trong máu, vì vậy rất khó phát hiện ra gia súc
nhiễm bệnh tiên mao trùng. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp tập trung tiên
mao trùng (Concentration method) là cần thiết (OIE, 2010 [99]).
Phương pháp ly tâm tập trung bằng ống Haematocrit: cho máu động vật nghi
mắc bệnh vào ống Haematocrit, một đầu ống được bịt kín bằng chất dẻo matit, một
đầu ống để hở. Ly tâm với tốc độ 12.000 vòng/phút trong 5 phút. Sau đó kiểm tra sự
tập trung của tiên mao trùng tại vị trí tiếp giáp giữa huyết tương và bạch cầu (độ
phóng đại 10 x 10) (Nguyễn Như Thanh, 2000 [21]).
Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, ngoài phát hiện tiên mao trùng còn có
12
thể cho biết vật súc có chứng thiếu máu hay không. Tuy nhiên, để tiến hành phương
pháp này có hiệu quả nên làm sau khi lấy máu con vật 3 giờ, mẫu máu nên bảo quản
ở nhiệt độ 4
0
C, tránh ánh sáng trực tiếp (Holland W. G. và cs., 2001 [74]).
- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm:
Đây là phương pháp thường được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng
ở Việt Nam. Phương pháp này có ưu điểm là chính xác, do trực tiếp phát hiện thấy
tiên mao trùng sau khi nhân chúng lên trong động vật thí nghiệm mẫn cảm. Song,
nhược điểm của phương pháp này là khi cần chẩn đoán nhanh, với số lượng nhiều
và thời gian ngắn thì phương pháp này không đáp ứng được (Nguyễn Như Thanh,
2000 [21]).
* Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học
Bằng các phương pháp huyết thanh học đặc hiệu có thể phát hiện kháng thể
hoặc kháng nguyên tiên mao trùng.
- Các phương pháp phát hiện kháng thể kháng tiên mao trùng
Khi tiên mao trùng ký sinh, cơ thể vật chủ sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại
tiên mao trùng. Những phương pháp sau cho phép phát hiện kháng thể kháng tiên

mao trùng trong máu vật chủ:
+ Phản ứng ngưng kết trên phiến kính (CATT/T. evansi: Card Agglutination
Test for Trypanosomiasis):
Phương pháp CATT/T. evansi đã được chứng minh là có độ đặc hiệu cao hơn
để phát hiện ra kháng thể hoặc kháng nguyên trên trâu nhiễm bệnh tiên mao trùng
tự nhiên, so với các phương pháp đánh giá khác (Davidson H. C. và cs, 1999) [48].
Phản ứng ngưng kết trên phiến kính được đánh giá như là một phương pháp
chẩn đoán thực nghiệm để phát hiện bệnh tiên mao trùng trên lạc đà, trâu và bò
(Reid S. A. và Copeman D. B., 2003 [107]).
Như vậy, phương pháp CATT/T. evansi là một phương pháp kiểm tra tiên mao
trùng cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện, có thể áp dụng trong điều kiện thực
địa thiếu các dụng cụ chẩn đoán đặc biệt. Ngoài ra, phương pháp này còn dùng để
phát hiện những con vật bị bệnh và chọn lựa phác đồ điều trị kịp thời (Gutiérrez
C.và cs., 2014 [68]).
13
Hình 1.6. Phương pháp ngưng kết trên phiến kính
(Nguồn : Desquesnes M. và Truc P., 2013 [56])
Hình 1.7. CATT/T. evansi (Nguồn: OIE, 2010 [99]).
+ Phương pháp LATEX (Latex Agglutination Test)
Phương pháp LATEX được dùng để phát hiện kháng thể lưu động có trong
máu của gia súc mắc bệnh tiên mao trùng.
Phương pháp này có thể ứng dụng trong kiểm tra dịch tễ và trên thực địa. Tuy
nhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh không cao, do phương pháp này cho kết quả dương tính
ngay cả khi con vật khỏi bệnh nhưng vẫn còn kháng thể tồn tại trong huyết thanh
(Holland W. G. và cs, 2005 [75]).
+ Phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFAT (Indirect
Fluorescent Antibody Test):
Đây là phản ứng huyết thanh học có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu kém hơn
hai phương pháp CATT và ELISA. Ngoài mục đích dùng làm phản ứng chuẩn để so
14

sánh với các phương pháp huyết thanh học khác, phương pháp kháng thể huỳnh
quang gián tiếp còn được dùng trong nghiên cứu các dòng kháng nguyên và phát
hiện kháng thể (Vương Thị Lan Phương, 2004 [19]).
Trong phương pháp IFAT, huyết thanh dương chuẩn được lấy từ trâu, bò mắc
bệnh tiên mao trùng, huyết thanh âm chuẩn được lấy từ trâu bò khoẻ mạnh, huyết
thanh cần chẩn đoán là huyết thanh lấy từ gia súc nghi mắc bệnh.
Cách tiến hành: Sử dụng huyết thanh dương chuẩn đã gắn với thuốc nhuộm
huỳnh quang trộn với huyết thanh của động vật nghi mắc bệnh, rồi cố định trên
slide. Sau đó, rửa sạch slide để loại bỏ kháng thể huỳnh quang không gắn với kháng
nguyên rồi đem soi dưới kính hiển vi huỳnh quang. Nếu thấy kháng nguyên phát
sáng dưới kính hiển vi huỳnh quang là phản ứng dương tính, nếu không phát sáng là
âm tính (Gary E. Kaiser, 2012 [65]).
+ Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)
Cách đây hơn 35 năm, Luckins A. G. và cs. (1991) [85] đã ứng dụng phương
pháp ELISA trong việc chẩn đoán bệnh tiên mao trùng. Phương pháp ELISA hiện
đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng.
Hình 1.8. Khay phản ứng trong phương pháp ELISA
(Nguồn : Desquesnes M. và Truc P., 2013 [56])
*Các phương pháp phát hiện kháng nguyên tiên mao trùng
+ Phương pháp ELISA kháng nguyên (Ag - ELISA)
Đây là phương pháp sử dụng phản ứng ELISA kháng nguyên để phát hiện
kháng nguyên lưu động trong máu của gia súc nhiễm bệnh. Phản ứng dựa trên
kháng thể đơn dòng đặc hiệu với tiên mao trùng.
15
+ Phương pháp phát hiện ADN của tiên mao trùng bằng phản ứng PCR
(Polymerase Chain Reaction)
PCR là phương pháp hiện đại nhất được đưa vào ứng dụng để chẩn đoán bệnh
tiên mao trùng trong những năm gần đây. Phương pháp này cho phép xác định loài
tiên mao trùng gây bệnh trên gia súc (Fernández D. và cs., 2009 [64]; Ramírez-
Iglesias J. R. và cs., 2012 [102]).

1.1.6. Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu
1.1.6.1. Phòng bệnh
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu để
phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng bệnh
tiên mao trùng bằng các phương pháp sau đây:
* Diệt tiên mao trùng trên cơ thể vật chủ:
- Phát hiện gia súc nhiễm tiên mao trùng ở vùng có bệnh và những vùng lân
cận, nhốt riêng gia súc trong chuồng có lưới để ngăn côn trùng và điều trị triệt để
cho gia súc bệnh.
- Ở những vùng không có bệnh thì không nhập gia súc từ vùng có bệnh về.
Nếu thật cần thiết thì chỉ nhập những gia súc khoẻ (đã có kết quả kiểm tra âm tính
với tiên mao trùng), song vẫn cần nhốt riêng để theo dõi. Nếu không bị bệnh mới
cho nhập đàn.
* Diệt ruồi, mòng (vector) môi giới truyền bệnh:
- Phương pháp diệt ruồi, mòng hút máu không dùng chất hóa học:
Hiện nay có rất nhiều loại bẫy ruồi, mòng sử dụng chất kích thích, thu hút thị
giác, khứu giác (dioxid carbon, octenol, amoniac), dễ dàng cho việc bắt và tiêu diệt
chúng. Các loại bẫy này nên được để ở những nơi tập trung nhiều ruồi, mòng như ở
chuồng nhốt gia súc, nơi nước tù đọng (Hall M. J. và Wall R., 2004 [70]).
Phát quang cây cối, không để nước tù đọng, ủ phân chuồng, phân xanh, tiêu
hủy cành, lá cây trong vùng chăn thả để diệt trứng và ấu trùng ruồi, mòng, làm
chuồng gia súc có lưới ngăn là các biện pháp hữu hiệu, tạo ra những điều kiện bất
lợi cho đời sống của ruồi, mòng. Ngoài ra, biện pháp tách đàn đối với những gia súc
mang bệnh với gia súc khỏe cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc phòng
16
chống bệnh tiên mao trùng (Barros A. T. M. và Foil L. D., 2007 [32]).
- Diệt ruồi, mòng bằng thuốc hoá học:
Có thể dùng các hoá dược tiêu diệt ruồi, mòng môi giới truyền bệnh tiên mao
trùng bằng cách tắm hoặc phun vào các vùng của cơ thể như chân trước, chân sau,
đầu và bụng - là những nơi ruồi, mòng tấn công gia súc nhiều nhất. Những thuốc

này không nên sử dụng thường xuyên cho gia súc vào mùa mưa, vì các thuốc này có
thể bị nước mưa rửa trôi, giảm tác dụng (Seidl A. F. và cs., 2001 [114]).
* Phòng bệnh cho gia súc bằng hoá dược:
Hiện nay, thuốc trypamidium samorin, liều 0,5 mg/kg TT được khuyến cáo
dùng để phòng bệnh tiên mao trùng cho gia súc.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết: để phòng bệnh tiên mao trùng, cần
thực hiện các biện pháp tổng hợp sau:
- Ở những vùng có bệnh, vào mùa ruồi trâu và mòng hoạt động, cần kiểm tra
máu cho toàn bộ gia súc. Nếu có bệnh hoặc nghi có bệnh thì cần cách ly và điều trị
kịp thời.
- Khi có bệnh xảy ra, phải báo cáo chính quyền và các cơ quan thú y để công
bố dịch.
- Tiêm phòng bằng thuốc: dùng thuốc trypamidium; liều 0,5 mg /kg TT, pha
thành dung dịch 1 - 2 %, tiêm bắp thịt làm nhiều điểm để phòng bệnh tiên mao
trùng (thuốc trypamidium thải trừ chậm, có thể tồn tại trong máu 1,5 - 2 tháng nên
có tác dụng phòng bệnh tốt hơn các thuốc khác).
1.1.6.2.Điều trị bệnh
Có thể điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu bằng một số loại hóa dược có tác
dụng đặc hiệu với tiên mao trùng.
Một số loại hoá dược đã được dùng để điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu,
bò, ngựa ở nước ta từ những năm 60 đến nay, gồm:
- Naganin, liều 10 mg /kg TT. Pha thuốc với dung dịch nước muối sinh lý
hoặc nước cất thành dung dịch 10 %, tiêm tĩnh mạch.
- Novarsenobenzol, liều 10 mg /kg TT.
- Trypamidium, liều 1 mg /kg TT, pha với nước cất thành dung dịch 1 - 2 %,
17
tiêm sâu vào bắp thịt thành 2 - 3 điểm.
- Berenil, liều 5 mg /kg TT, pha thuốc với nước cất theo tỷ lệ cứ 0,8 gam thuốc
trong 5 ml nước cất. Tiêm sâu bắp thịt (không dùng quá 9 gam cho một gia súc).
- Trypamidium samorin, liều 1 mg /kg TT. Tiêm sâu bắp thịt.

- Trypazen liều 3,5 mg /kg TT.
Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [12] đã cho biết về thành phần, chỉ định,
liều lượng và cách sử dụng của một số thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng như sau:
*Berenil (Hãng Intervet - Hà Lan):
Berenil là dung dịch tiêm, được hoàn nguyên từ dạng hạt, dùng điều trị bệnh
đơn bào ký sinh trong máu của gia súc.
Thành phần: mỗi gam dạng hạt chứa 445 mg diminazene aceturate và 555 mg
phenuldimethyl parazolone (antipyrin). Sau khi pha, 1 ml chứa 70 mg diminazene
aceturate và 87,3 mg phenuldimethyl parazolone (antipyrin).
Chỉ định: thuốc dùng điều trị bệnh đơn bào đường máu cho gia súc như trâu,
bò, cừu, dê, ngựa.
Liều áp dụng chung là 3,5 mg /kg TT. Tùy thuộc vào thể trọng của gia súc mà
liều áp dụng có thể đến 8 mg /kg TT, nhưng liều tối đa cho mỗi gia súc không vượt
quá 4 gam /con.
Đường tiêm: pha thuốc với nước cất, tiêm bắp thịt.
Quy cách: gói lớn gồm 100 gói nhỏ (23,6 g /gói), mỗi gói nhỏ chứa 10,5 g
hoạt chất.
Chống chỉ định: không dùng cho chó và lạc đà.
*Azidin (Công ty Hanvet): trong 1 lọ azidin 1,18 g có chứa 525 mg
diminazene aceturate.
- Tác dụng: chữa và phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho trâu, bò, ngựa.
- Liều lượng và cách sử dụng: Pha 1 lọ azidin 1,18 g với 7 ml nước cất, lắc
cho đến khi tan hết, dùng cho 150 kg TT. Tiêm sâu vào bắp thịt.
Chú ý:
+ Nếu tiêm lượng thuốc lớn, nên tiêm 2 điểm khác nhau.
+ Nếu cần thiết có thể tăng liều gấp đôi, song tổng liều không quá 7 lọ.
+ Nếu thân nhiệt không giảm, tiêm nhắc lại sau 24 giờ.

×