Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu sử dụng lá cây chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt F1 (Đực rừng x Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN QUỐC TOẢN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI
(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN
ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHAN QUỐC TOẢN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI
(TRICHANTHERA GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN
ĂN CHO LỢN THỊT F1 (♂ RỪNG × ♀ ĐỊA PHƯƠNG ) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỮU DŨNG
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Quốc Toản
ii
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ
khoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà
trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm Khoa Sau Đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y, Viện
Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn; cảm ơn sinh viên Nguyễn Mạnh Cường lớp 42A
khoa Chăn nuôi - thú y đã phối hợp thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang,
UBND các xã Tiến Bộ, Thái Bình, Công Đa, Trung Sơn huyện Yên Sơn; Trang
trại chăn nuôi lợn rừng gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ xã Thái Bình huyện Yên
Sơn và bà con nông dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện và
giúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực để tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
toàn thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và sự giúp đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng
chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 12 năm 2014
Học viên
Phan Quốc Toản
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Nguồn gốc cây Chè đại 3
1.1.2. Đặc tính sinh trưởng 4
1.1.3. Vấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu 8
1.2. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11
1.2.1. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi 11
1.2.2. Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi 14
1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 15
1.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng 15
1.2.2. Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi 17
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng 18
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 20
1.3.1. Yếu tố bên trong 20
1.3.2. Yếu tố bên ngoài 21
1.4. Vài nét về đặc điểm giống lợn rừng, lợn địa phương tại huyện Yên Sơn
tỉnh Tuyên Quang 25
iv
1.4.1. Đặc điểm lợn rừng nuôi tại huyện Yên Sơn 25
1.4.2. Đặc điểm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 26
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 27
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 30
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 30
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34
2.5.1. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 34
2.5.2. Mổ khảo sát, phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 36
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 38
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Nghiên cứu lá cây Chè đại bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn F1(♂R x
♀ĐP) nuôi thí nghiệm tại huyện Yên Sơn 39
3.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 42
3.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 45
3.1.4. Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm 47
3.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 49
3.1.6. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm 51
3.2. Kết quả mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt
của lợn thí nghiệm 54
v
3.2.1. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm 54
3.3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của lợn thí nghiệm 58
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 62
1. Kết luận 62
2. Tồn tại 63

3. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 72
PHỤ LỤC 75
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐB : Đại Bạch
ĐC : Đối chứng
KHKT : Khoa học Kỹ thuật
KPCS : Khẩu phần chăm sóc
MC : Móng Cái
NLN : Nông lâm nghiệp
TĂ : Thức ăn
TN : Thí nghiệm
VCK : Vật chất khô
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31
Bảng 2.2. Kết quả phân tích thành phần lá cây Chè đại 32
Bảng 2.3. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn tinh dùng trong thí nghiệm 33
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh 33
Bảng 2.5. Định mức cho lợn ăn được hộ chăn nuôi áp dụng 33
Bảng 3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 40
Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 43
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46
Bảng 3.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm 48
Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 50
Bảng 3.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 52
Bảng 3.7. Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm 55
Bảng 3.8. Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm 59

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Nhóm lợn địa phương tại huyện Yên Sơn 27
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 45
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 46
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ thịt xẻ của lợn thí nghiệm 56
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ thịt nạc của lợn thí nghiệm 57
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ mỡ của lợn thí nghiệm 58
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ protein trong thịt lợn thí nghiệm 60
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi, thức ăn có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của
vật nuôi, đem lại sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nhất là đối
với ngành chăn nuôi lợn, là vật nuôi sử dụng thức ăn mang tính cạnh tranh
lương thực với con người thì việc nghiên cứu về các nguồn thức ăn thay thế
mang tính quyết định đến sự phát triển về số lượng và chất lượng đàn lợn.
Việt Nam là nước có nhiều giống lợn đặc thù cho từng vùng sinh thái
như vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Lang
Hồng. Các vùng núi và trung du có các giống lợn Mường Khương, lợn Mẹo,
lợn Táp Ná, lợn Vân Pa, Theo Pháp lệnh Giống vật nuôi, Nhà nước sẽ đầu
tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xây
dựng cơ sở lưu giữ và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương
(Cục Chăn nuôi, 2006) [4].
Ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay vấn đề an ninh lương
thực đang được đặt lên hàng đầu bởi vì số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, diện
tích đất nông nghiệp ít, năng suất cây trồng thấp do đó việc đầu tư chăn nuôi
lợn đang gặp rất nhiều khó khăn. Với ưu điểm thích nghi tốt, sử dụng thức ăn
tinh ít, thức ăn thô xanh nhiều, nên chăn nuôi lợn rừng lai đã giải quyết được
vấn đề này và đang được nhân rộng tại huyện Yên Sơn, góp phần nâng cao

thu nhập cho người dân.
Trong những năm gần đây, người dân đã trồng và sử dụng nhiều loại
cây thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong đó có cây Chè đại (Trichanthera
gigantea). Đây là loại cây cho lá, dễ trồng trên mọi loại đất, có năng suất chất
xanh khá cao, nhiều gia súc, gia cầm thích ăn… tại huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang cây Chè đại được trồng khoảng những năm 2003 -2004 và cũng
là loại cây có tiềm năng, năng suất chất xanh khá, hàm lượng dinh dưỡng
2
tương đối cao thường được người dân dùng lá bổ sung vào thức ăn cho lợn
mẹ nuôi con, trâu, bò, dê. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến việc sử dụng làm thức ăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai là loại
vật nuôi sử dụng nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu sử dụng lá cây
Chè đại (Trichanthera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn thịt
F1(♂Rừng × ♀ Địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tỷ lệ bổ sung thích hợp vào khẩu phần ăn và ảnh hưởng
của lá cây Chè đại đến khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt và
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F1(♂R x ♀ĐP) trong nông hộ nuôi
tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về
việc sử dụng thêm một giống cây thức ăn giàu đạm thực vật trong chăn nuôi.
Đề tài đóng góp thêm những số liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu
và giảng dạy trong nhà trường và ứng dụng vào trong sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sử dụng lá cây Chè đại bổ sung thêm nguồn đạm thực vật trong chăn
nuôi lợn rừng lai, giúp người chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa
phương để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và cung cấp sản phẩm

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Nguồn gốc cây Chè đại
Cây Chè đại có tên La tinh là Trichanthera thuộc họ Acanthaceae (họ Ô
rô); họ phụ: Ancanthoideae; bộ: Trichanthera (chi thực vật có hoa); giống Hera;
loài: Trichanthera gigantea. Cây thân bụi, tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt
dài đến 26 cm và rộng 14 cm, đỉnh nhọn, bản hẹp; nở hoa theo chu kỳ.
Cây Chè đại là một loại cây trồng mới làm thức ăn gia súc được nhập
vào Việt Nam năm 1993 từ nước Côlômbia, đây là loại cây thân bụi, lá to
năng suất khá cao, rất giàu prôtêin, khoáng và vitamin. Hiện nay cây Chè đại
đã được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc
nước ta để làm thức ăn cho gia súc và cá. Kết quả cho thấy sử dụng cây Chè
đại làm thức ăn gia súc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi.
Cây Chè đại có nhiều ở vùng núi Côlômbia, dọc theo các dòng suối và
khu vực đầm lầy Costarica tới phía Bắc Nam Mỹ. Đây là loài cây thức ăn cho
gia súc thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể
sống trong khoảng 0 - 2000m (Murgueitio, 1989)[61], 800-1600m, (Acero,
1985)[47] và từ 500-1800m trên mực nước biển (Jaramillo và Correcdor,
1989)[58]. Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa hằng năm khoảng
1000-2800mm (Jaramillo và Correcdor, 1989) [58] cây vẫn có khả năng sinh
sống, ngay cả khi lượng mưa lên đến 5000-8000mm/năm, (Murgueitio, 1989)
[61]. Chè đại phát triển được trong điều kiện đất acid, kém màu mỡ nhưng
thoát nước tốt.
Cây được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành vào các mùa
trong năm đều thấy nảy mầm rất tốt, cây ưa ẩm vừa phải, nếu ở nơi thiếu
nước thì năng suất bị hạn chế vì cây có lá mỏng lại rất to bản nên thoát nước
rất mạnh. Cây có thể thu hoạch lần đầu tiên ở 4 - 6 tháng tuổi, năng suất 15,6

4
và 16,74 tấn/ha (thân tươi) tương đương 40.000 cây/ha (khoảng cách 0,5m x
0,5m), sau 1,5 - 3 tháng thu hoạch một lần năng suất 17 tấn /ha/1 lần cắt
(khoảng cách 0,75 cm x 0,75 cm). Tổng sản lượng (lá tươi và thân xanh) lên
đến 53 tấn/ha/năm. Cây Chè đại có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong
điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho
thấy quá trình tổng hợp nitơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động
của Mycorrhizahay những vi sinh vật khác. Cây Chè đại đáp ứng tốt với Nitơ
của urea lên đến 240 kgN/ha/năm.
Hàm lượng protein chứa bên trong lá thay đổi từ 18 - 21% và hầu hết là
protein thật. Hàm lượng canxi đặc biệt cao khi so với các loại cây thức ăn
khác. Thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng (Rosales and Galindo,
1987)[66] chứng minh rằng, trong cây Chè đại không có alkaloid hay tannin,
hàm lượng saponin và steroid thấp.
1.1.2. Đặc tính sinh trưởng
1.1.2.1. Đặc tính sinh trưởng chung
Sinh trưởng và phát triển không phải là một chức năng sinh lý riêng
biệt mà là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng trong quá trình
sinh lý của cây.
Theo David W.Pratt, 1993 [54] thì tính hiệu quả của cỏ là làm biến đổi
năng lượng mặt trời thành lá xanh, để động vật có khả năng thu nhận chúng.
Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của
cây. Thực vật nói chung và cỏ nói riêng sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giai
đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng:
Giai đoạn sinh trưởng chậm (giai đoạn I): xảy ra sau khi mới gieo
trồng, mới bị chăn thả hay thu cắt. Lúc này chất dự trữ ở hạt giảm, lá non còn
ít; lá bị mất (do thu cắt) nên cây không có khả năng nhận ánh sáng mặt trời,
trong khi đó cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển.
Giai đoạn sinh trưởng nhanh (giai đoạn II): Đây là thời gian phát triển
nhanh nhất. Trong giai đoạn này lá chứa đủ protein và năng lượng thỏa mãn

cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Cỏ có chất lượng cao và số lượng lớn.
5
Giai đoạn sinh trưởng chậm (giai đoạn III): là giai đoạn gần trưởng
thành hoặc sau khi chăn thả hay thu hoạch cỏ khoảng 40 - 70 ngày. Ở giai
đoạn này, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ. Hàm lượng dinh dưỡng
cao, số lượng nhiều, tuy nhiên khả năng tiêu hóa của vật nuôi đối với lá và
thân cây giai đoạn này thấp (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [3].
Vì vậy, trong quản lý đồng cỏ cần chăn thả hay thu cắt khi kết thúc giai
đoạn II và cần có thời gian nghỉ hợp lý để duy trì cây cỏ lâu dài. Mặt khác,
tránh không cắt cỏ quá thấp hay cho động vật gặm cỏ còn lại quá ngắn gây tái
sinh chậm làm giảm tổng sản lượng cỏ.
1.1.2.2. Động thái sinh trưởng, tái sinh của thân và lá
Lá non của cỏ non phát triển từ chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh.
Hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi
(Langer, R.H.M, 1972) [59]. Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của
kích cỡ tế bào (Esau. K, 1960) [56] và tăng trưởng khối lượng (Coyne. P.I,
1995) [52]. Lá mới sinh lấy cacbonhydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tới
khi chúng hoàn thiện và do đòi hỏi phải sinh trưởng, nên chúng đồng hóa
các sản phẩm từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới (Langer R.H.M, 1972) [59],
(Coyne P.I, 1995) [52].
* Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
như giống, hay các yếu tố ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, đất, nước Trong các
yếu tố đó thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng trong đất là các yếu
tố chủ yếu của đời sống thực vật.
- Sức nảy mầm của cỏ (hạt, hom)
Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt, nếu
hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho sinh trưởng mạnh sau này. Phẩm
chất của hạt thể hiện qua độ thuần và % nảy mầm (Bogdan A. V, 1977) [49].
6

- Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh vật
nói chung và thực vật nói riêng. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh
trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh
trưởng chậm lại. Khi tăng nhiệt độ tới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá
trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và công sự, 1976) [46].
Cũng theo tác giả này, sự hô hấp bắt đầu trong khoảng 10
0
C và tối thích ở
nhiệt độ 35
0
C. Theo Bogdan A. V, 1977 [49] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt
đới nảy mầm là 15 - 20
0
C và tối ưu là 25 - 35
0
C; Nhiệt độ tối ưu cho quang
hợp của cỏ ôn đới là 15 - 20
0
C, và ở cỏ nhiệt đới là 30 - 40
0
C; Sự hình thành
diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 15
0
C.
Vì vậy nhiệt độ hay thời gian trong năm mà ta thu hoạch sẽ ảnh hưởng
tới giá trị của thức ăn (Marten, G.C. 1970) [60].
Nhiệt độ đất có tác dụng đối với nhiệt độ bên trong thực vật lớn hơn
nhiệt độ không khí, nguyên nhân là do vỏ và cây dẫn nhiệt kém còn nhiệt độ
đất thông qua nước hấp phụ từ đất mà chuyển vào cây dễ dàng (Phan Nguyên

Hồng, 1971) [21].
- Ẩm độ
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống
cây trồng. Lượng nước trong đất nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến việc cung
cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật khỏi bị
nóng quá, độ thoáng khí của đất điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh
trưởng và chất lượng cây trồng (Nguyễn Đức Quý, 2007 [32].
- Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng, mối quan hệ giữa ánh sáng và sinh trưởng
của cây rất phức tạp. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và cây mới ra hoa
kết quả bình thường.
7
- Dinh dưỡng trong đất
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ
trồng, trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả
các nguyên tố đa và vi lượng. Phân bón lót P - K rải một lần trong năm có tác
dụng trong cả năm làm tăng năng suất cỏ so với không bón phân. Ngược lại,
sự tăng năng suất do tác dụng của N chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bón
phân (A. Voisin, 1963) [48], cũng chính vì vậy mà người ta có thể sử dụng
đạm một cách hợp lý nhằm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phục
tình trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động rễ của
thực vật bị hạn chế. Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra
nhiều độc tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không mọc ở đất
này (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [17].
* Các nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá
- Tuổi thiết lập
Là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi cỏ thiết lập và có thể đưa vào sử
dụng lần đầu tiên. Lứa tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện cho các bộ
phận dưới đất (rễ, thân ngầm ) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ dinh

dưỡng sau này. Chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ dinh dưỡng
đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh (A. Voisin, 1963) [68].
- Tuổi thu hoạch
Kể từ lứa cắt thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi
thu hoạch. Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch. (A. Voisin,
1963) [68] khẳng định: một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những phần còn
lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có
thể không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng ½ tuổi thu hoạch thích
hợp thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50% thì chỉ
tăng năng suất 20%, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ xơ tăng.
8
- Độ cao thu hoạch
Độ cao thu hoạch cũng quyết định lượng dự trữ của cỏ cho quá trình tái
sinh trưởng. Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ vì một phần sản
lượng nằm ở phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh
sau đó, làm mất đi phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản
để nuôi rễ và toàn bộ lá, không tạo ra các chất hữu cơ khác được.
1.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của rễ
Bộ rễ chùm của cỏ hòa thảo chủ yếu sinh trưởng ở những lớp đất mặt trừ
một số loài như cỏ Voi có thể ăn sâu tới 2m. Bộ rễ cọc của cây họ đậu ăn sâu
hơn. Thường trong những năm đầu tiên sẽ ăn sâu gần mức độ sâu nhất có thể tùy
theo loại cỏ, loại đất và mạch nước ngầm (Whyte R.O. và cộng sự, 1964) [65].
Sau khi bộ rễ được thiết lập, sự sinh trưởng cũng mang tính chất theo
mùa rõ rệt như các bộ phận trên mặt đất. Phần lớn rễ sinh trưởng mạnh vào
mùa xuân đạt tới mức cao nhất trước khi bộ phận trên mặt đất đạt được và
ngừng khi cây ra hoa.
1.1.3. Vấn đề giữ đạm không khí của cây họ đậu
Cây họ đậu có đặc tính sinh học chung đó là rễ có nốt rễ, mang vi
khuẩn cộng sinh Rhizobium cố định được nitơ trong không khí. Mặc dù trong
không khí trên mỗi hecta đất có tới 80 ngàn tấn nitơ ở dạng khó tiêu. Tuy

nhiên, cây trồng không thể sử dụng được loại nitơ phân tử này. Trong khi đó,
có một số vi sinh vật có khả năng đồng hóa dễ dàng nitơ của không khí, người
ta gọi là vi khuẩn nốt sần .
Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, pH đất và dinh dưỡng
khoáng gồm N, P, K, Ca ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nốt sần.
Cây họ đậu ngoài việc có vi khuẩn cố định đạm ở rễ, nó còn có một số
đặc tính như: có biên độ sinh thái rộng, có nhiều loài có khả năng chịu được
đất khô nóng, nghèo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với khả năng sinh trưởng
nhanh hàng năm cây họ đậu trả lại cho đất một lượng chất xanh khá lớn, đặc
9
biệt trong các bộ phận của cây (thân, cành, lá) chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cành lá của cây họ đậu thường mọc dày phủ kín đất và hạn chế được
sự phát triển của cỏ dại.
- Vai trò sinh lý của nitơ: so với CHO, N không nhiều (1 - 3%) nhưng
nó có vai trò hết sức quan trọng, thiếu nitơ cây không thể tồn tại được.
+ Nitơ được xem như là nguyên tố quan trọng bậc nhất và hạn chế lớn
nhất đối với năng suất cây trồng vì nhu cầu dinh dưỡng nitơ của cây cao trong
khi đó khả năng cung cấp của đất cho cây rất thấp. Hàm lượng nitơ thay đổi
từ 0,1 - 0,2 % (dưới dạng hữu cơ), khả năng cung cấp cho cây 30 - 40
kg/ha/năm. Đây là một lượng quá nhỏ so với nhu cầu của cây
+ Cây có thể hấp thu dưới hai dạng đạm: NH
4
+
và NO
3
-
, hàm lượng nitơ
chiếm 1 - 3% khối lượng khô của cây tùy theo bộ phận. Nitơ tham gia vào
thành phần của hầu hết các hợp chất hữu cơ trong cây.
+ Nitơ có mặt trong axit nucleic nên quyết định đặc tính di truyền của

cơ thể do đó điều chỉnh sự tổng hợp protein và phân chia tế bào, các acid
amine - do đó là thành phần bắt buộc của protein. protein trong cơ thể thực
vật là không thể thiếu vì nó tham gia vào cấu tạo nên membrane, hệ thống
enzyme, phitocrom, các phitohormone - điều chỉnh quá trình sinh trưởng phát
triển của cây kể cả hợp chất hữu cơ thứ cấp như tanin, cafein
+ Nitơ tham gia cấu tạo nên nhiều enzym quan trọng: dehydrogenaza,
FAD, NAD
+ Nitơ tham gia vào cấu trúc vòng poorphiril, đây là cấu tử quan trọng
của chlorophil, cytocrom→ Nitơ quyết định quá trình trao đổi chất, những
biến đổi sinh lý sinh hóa, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển;
năng suất và chất lượng cây trồng. Do đó, để tăng năng suất và phẩm chất cây
trồng thì việc thỏa mãn nhu cầu nitơ có ý nghĩa quyết định.
+ Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá màu vàng nhạt, cây đẻ ít nhánh,
sinh chồi, kém diện tích lá nhỏ, năng suất và phẩm chất thấp (thậm chí không
có quả tùy thuộc mức độ thiếu nitơ).
10
+ Tuy nhiên nếu bón quá nhiều nitơ và bón không cân đối với các
nguyên tố đa lượng khác thì thân lá sinh trưởng rậm rạp, lá màu xanh đục
đậm, cây mềm yếu, khả năng chống đổ kém, đối với cây lấy hạt thì hạt lép
nhiều, thậm chí không ra hoa kết quả. Cây sinh trưởng mạnh thân lá, nhưng
khả năng chống chịu kém, dễ bị sâu bệnh phá hại.
- Mối quan hệ dinh dưỡng nitơ với cây họ đậu
Với cây họ đậu mối quan hệ giữa dinh dưỡng nitơ có sự tác động qua
lại. Nghĩa là nó có thể hút chất dinh dưỡng nitơ từ trong đất dưới dạng NH
4
+
và NO
3-
, vừa có thể tổng hợp dinh dưỡng nitơ nuôi cây và để lại trong đất
dinh dưỡng đạm. Điều đó tùy thuộc vào khả năng tạo nốt sần và thời gian tạo

nốt sần của cây họ đậu.
+ Giai đoạn cây còn non chưa hình thành nốt sần:
Ở giai đoạn này cây họ đậu với bộ rễ mới hình thành thì nó chưa có khả
năng tạo nốt sần nên không có khả năng tổng hợp đạm. Do đó cây phải hút
dinh dưỡng nitơ dưới dạng ion NH
4
+
và NO
3
-
ở trong đất. Sự hấp thụ dinh
dưỡng nitơ vào cây có thể theo hai kiểu:
Hấp thụ thụ động:
Các ion NH
4
+
và NO
3
-
theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Các ion NH
4
+
và NO
3
-
hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
Các ion NH
4
+

và NO
3
-
hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ
trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là
hút bám trao đổi.
Hấp thụ chủ động:
Phần lớn các ion NH
4
+
và NO
3
-
được hấp thụ vào cây theo cách chủ
động. Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh
chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với quy
luật khuếch tán, nghĩa là vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng
độ cao. Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gadrien
11
nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là sự tham gia của ATP và một
chất trung gian thường gọi là chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ
quá trình chuyển hóa vật chất (chủ yếu từ quá trình hô hấp).
Ở giai đoạn này của các loại cây họ đậu, quá trình phát triển của rễ
càng nhanh càng tốt. Do đó, chúng ta phải bón phân đạm với lượng nhỏ và
kèm theo bón phân lân vì phân lân sẽ kích thích sự phát triển của bộ rễ.
1.2. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi
1.2.1. Một số cây họ đậu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi
Cây Chè đại: Cây Chè đại có nguồn gốc ở Nam Mỹ, trồng bằng hom đạt
tỷ lệ sống 90% - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thể
cao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn át. Ngoài cung cấp dinh dưỡng,

lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi.
Trong thời gian gần đây, nhà nước đa bắt đầu triển khai các nghiên cứu
nhằm khuyến khích việc trồng cây thức ăn thô xanh cho phát triển chăn nuôi .
Do đó cây Chè đại có thể là một giải pháp thay thế nhằm tận dụng tốt hơn
nguồn thức ăn sẵn có làm nguồn bổ sung cho gia súc gia cầm. Các hộ chăn
nuôi có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn vì tận dụng được protein sẵn có từ
lá cây là nguồn protein rẻ tiền vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cho vật nuôi vừa
góp phần cải thiện môi trường sinh thái cho con người.
Lá cây Chè đại rất giàu đạm, khoáng, sinh tố, tỉ lệ chất xơ tương đối
thấp, là loại thức ăn ngon, bổ, rẻ cho các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Ngoài cung cấp dinh dưỡng, cây Chè đại còn có tác dụng chống bệnh đường
ruột cho vật nuôi (Đậu Thế Năm, 2010) [28].
Các cuộc thử nghiệm cho thấy, Chè đại được chế biến ở dạng bột hoặc
tươi trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ tạo nguồn cung cấp protein, caroten.
Thử nghiệm nuôi 150 gà đẻ thương phẩm, 800 cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có
bổ sung 2-4% bột lá Chè đại và 0,2-0,3% Carophyll trong khẩu phần. Kết quả
trung bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và cút giữa thí nghiệm và
12
đối chứng tương đối giống nhau. Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn.
Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30-90 ngày tuổi có dùng lá Chè đại trong khẩu
phần, kết quả cho thấy, dùng lá Chè đại làm da có màu vàng tốt hơn so với vịt
ở nghiệm thức đối chứng.
Kết quả thử nghiệm cho thấy: sử dụng lá cây Chè đại cho gia súc, gia
cầm và cá ăn tươi ở dạng bột cỏ mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao hơn. Đặc biệt, chất lượng thịt, trứng vàng, thơm ngon hơn so với
lô đối chứng không sử dụng lá cây Chè đại.
Nhiều hộ nông dân ở thành phố Cần Thơ đã và đang sử dụng lá cây
Trichanthera gigantea tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo:
4,2kg/con/ngày cho heo nái và 3,6kg/con/ngày cho heo thịt, tương đương 110 -
130g protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọng

cao. Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây Chè đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kết
quả tốt: đẻ trứng nhiều hơn, chất lượng trứng tốt hơn (Đậu Thế Năm, 2010) [28].
Sử dụng lá cây Chè đại làm thức ăn chăn nuôi sẽ giảm 1/3 chi phí mua
thức ăn, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với khi cho ăn bằng các thức ăn truyền
thống. Sau khi cho ăn lá Chè đại, thịt, trứng, sữa thu được sẽ vàng, thơm ngon
hơn so với các sản phẩm của gia súc, gia cầm không sử dụng lá cây này. Gà
đẻ cho ăn Chè đại lòng đỏ rất đỏ, gà con có da, mỏ vàng hơn, rất hợp thị hiếu
người tiêu dùng.
Khoa Nông nghiệp - Trường đại học Cần Thơ trồng thử nghiệm có thể
thay 30-40% lượng tấm cám trong khẩu phần thức ăn cho heo, dê. Lá cây Chè
đại ở dạng bột còn bổ sung 2-4% khẩu phần thức ăn cho gà, vịt, cút nuôi. Đã
có trên 500 nông dân mua hom giống cây Chè đại với giá 10.000 đồng/kg về
trồng. Theo tính toán, trồng khoảng 30 cây Chè đại sẽ cung cấp thức ăn cho
một con heo hoặc dê trong suốt thời gian nuôi .
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cây Chè đại ảnh hưởng tới sinh trưởng
và hiệu quả chăn nuôi gà Broiler từ 1 - 42 ngày tuổi tại Thái Nguyên cho thấy:
13
Sử dụng bột lá Chè đại thay thế một phần thức ăn hỗn hợp không làm
ảnh hưởng tới tỷ lệ nuôi sống của gà Broiler, kết thúc thí nghiệm ở 6 tuần tuổi
gà đạt tỷ lệ nuôi sống 94 - 96 % tương đương như lô đối chứng không thay thế.
Với tỷ lệ thay thế bột lá Chè đại đã dùng từ 1 - 3% và 3 - 5% trong thức
ăn hỗn hợp tương ứng với 2 giai đoạn nuôi gà Broiler từ 1 - 42 ngày tuổi đã
có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng của gà: với tỷ lệ thay thế 3 - 5% lô thí
nghiệm 2 đã cho khối lượng cơ thể cao hơn đối chứng 295g/con, tương ứng
cao hơn 11,3%, đạt độ tin cậy (P<0,05); tốt hơn tỷ lệ thay thế 1 - 3% ở lô thí
nghiệm 1 chỉ có chênh lệch so với lô đối chứng 68g/con, tương ứng cao hơn
2,8% (P>0,05).
Kết quả nghiên cứu tại Trạm Thực nghiệm Thu cúc huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ đã thử nghiệm cho lợn nái ăn chè đại theo cách nấu cám chung
với cám gạo, ngô như nấu với rau, khoai lang. Kinh nghiệm của trạm cho

thấy, với lợn nái, việc bổ sung chè đại cần đi theo một quá trình thêm dần để
cho lợn quen với thức ăn mới, nghĩa là cần cho lợn tập ăn. Chỉ sau 3 bữa là
lợn sẽ quen “mùi”, và ăn nhiều trở lại. Theo tài liệu nước ngoài, thức ăn từ
chè đại có thể thay thế 30% thức ăn tinh cho thỏ. Với thỏ của Trạm Thực
nghiệm, chè đại được bẻ là và chặt cành non và cho thỏ ăn, không cần chế
biến. Thỏ được ăn chè đại và qua đó giảm khẩu phần thức ăn tinh. Trong năm
2010, chè đại được trạm dùng phổ biến làm thức ăn bổ xung cho đàn gà sau
12 ngày tuổi. Khi gà còn bé (ở 12 -30 ngày tuổi), chè đại có thể thái nhỏ cho
gà ăn. Khi gà lớn, khoảng 1 tháng tuổi, thì không cần phải thái. Mỗi ngày, gà
của trạm thực nghiệm được cho ăn chè đại hai bữa vào lúc 9h sáng và 2h
chiều với mức 1 sọt (khoảng 4 kg) thân và lá một bữa. Chẳng hạn, với
lượng thức ăn một ngày cho gà khoảng 20 kg, nếu có chè đại bổ sung thì
chỉ cần 12 kg là đủ. Với khả năng thay thế tới 40% thức ăn tinh, khi dùng chè
đại làm thức ăn bổ sung, người chăn nuôi có thể giảm lượng thức ăn đáng kể
(Phạm Thị Thanh, 2011) [70]
14
Trong tự nhiên, nguồn thực vật làm thức ăn cho gia súc gia cầm rất nhiều
như: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, rau cỏ…
Theo Nguyễn Đức Trân và cs (1997) [44] cho biết: Ở vùng núi, có thể
lấy lá và cả cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bò
thường ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ.
Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức,
thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng
theo thị hiếu người tiêu dùng. Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế
biến từ cỏ alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea),
có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm
lượng protein thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng,
vitamin. Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá
xanh khác như bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo
(Stylosanthes gracilis).

Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa,
tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.
Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% protein
trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột
đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm.
Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm
lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo
5,5%, xơ thô 21% .
Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại
đất khác nhau. Lượng protein thô trong lá keo dậu khá cao 270-280 g/kg chất
khô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn
bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm.
1.2.2. Các hạn chế của cây thức ăn họ đậu đối với vật nuôi
Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: lá sắn có độc tố
HCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi
sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần.
15
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [11] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá
thực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6%
tính theo đơn vị khẩu phần. Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó
không nên dùng quá 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong
khẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dưỡng) bột cỏ alfalfa thường
chứa saponin với hàm lượng 0,2-1,8% gây tác dụng dung huyết và kìm hãm
sinh trưởng ở gia súc, gia cầm, gây chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò, cho nên bột
cỏ alfalfa chỉ được sử dụng với tỷ lệ hạn chế trong khẩu phần ăn của gia súc.
Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm hao
hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là B-caroten, vitamin bị mất đi.
Đối với cây Chè đại đã có thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh
dưỡng (Rosales and Galindo, 1987) [66] chứng minh rằng trong cây Chè đại
không có alkaloids hay tannins, hàm lượng saponin và steroids thấp do đó có

thể bổ sung lá cây Chè đại vào khẩu phần ăn cho hầu hết các loại gia súc gia
cầm như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm, cá
1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt
1.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền
như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu
hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về
di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân và cs, (1983) [2]; Trần Đình Miên
và cs, (1975) [27]; Nguyễn Thiện và cs (1998) [38]: hầu hết các tính trạng về
năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt,
khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng
số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P) của
tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi trường
(Environmental deviation - E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công
thức P = G + E.

×