Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ứng dụng phần mềm Famis trong quản lý hồ sơ địa chính xã Tri Lễ - Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.09 KB, 70 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ QUỲNH


Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FAMIS TRONG QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH XÃ TRI LỄ - HUYỆN VĂN QUAN – TỈNH LẠNG SƠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 - 2015
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm








Thái Nguyên, năm



LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi
một sinh viên, đó là lúc sinh viên vận dụng những kiến thức từ lý thuyết đã
học từ sách vở và các bài giảng thầy cô từ trong nhà trường đi vào thực tiễn
trong quá trình thực tập tại các cơ sở địa phương. Nó đánh giá được phần nào
khả năng thực hành của sinh viên, đồng thời cũng giúp mỗi sinh viên có thêm
kiến thức từ thực tế để sau khi ra trường có thể làm quen được với công việc
liên quan đến chuyên ngành của mình. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm
Khoa Quản lý Tài nguyên – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng phần mềm Famis trong
quản lý hồ sơ địa chính xã Tri Lễ - Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn”.
Trong quá trình nghiên cứa và viết khóa luận em đã nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo và các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi
trường Huyện Văn Quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp
thông tin, tài liệu cũng như có những đóng góp ý kiến có liên quan đến việc
nghiên cứu giúp em hoàn thành đề tài này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo Th.S Ngô Thị Hồng Gấm giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên
– Trường Đại học Nông lâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt
quá trình em nghiên cứu đề tài của mình.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè là
chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu
của mình trong những năm học vừa qua.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 08 năm 2014

Sinh viên
Nguyễn Thị Quỳnh




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
2 CSDL Cơ sở dữ liệu
3 ĐVT Đơn vị tính
4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng
5 SXKD Sản xuất kinh doanh
6 TTCN Tiểu thủ công nghiệp




















DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua một số năm 29

Bảng 4.2: Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 31

Bảng 4.3: Dân số và lao động của xã Tri Lễ giai đoạn từ năm 2011 -2013 31

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Tri Lễ năm 2013 36

Bảng 4.5: Hồ sơ địa chính xã Tri Lễ năm 2013 38

Bảng 4.6: Các lớp thông tin trên bản đồ số 39


























DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mảnh bản đồ số 5 – xã Tri Lễ 40

Hình 4.2 Quy trình tổng thể xây dựng CSDL địa chính 42

Hình 4.3 Màn hình làm việc của phần mềm Famis 2010 43

Hình 4.4 Chức năng làm việc với CSDL bản đồ của Famis 44

Hình 4.5 Tự động tìm và sửa lỗi cho bản đồ địa chính 44

Hình 4.6 Cửa sổ của MRFCLEAN 45

Hình 4.7 Sửa lỗi trên level 10 45

Hình 4.8 Hoàn thành sửa lỗi trên bản đồ số 46

Hình 4.9 Tạo vùng cho bản đồ địa chính xã 46


Hình 4.10 Hoàn thành tạo vùng cho bản đồ 47

Hình 4.11 Đánh số thửa tự động trên bản đồ 48

Hình 4.12 Gán thông tin địa chính ban đầu trên Famis 48

Hình 4.13 Thông tin được nhập trong CSDL địa chính 49

Hình 4.14 Gán thông tin từ nhãn 49

Hình 4.15 Tạo nhãn thửa cho bản đồ 50

Hình 4.16 Tạo nhãn theo tên trường cho bản đồ 50

Hình 4.17 Hiển thị nhãn qui chủ 51

Hình 4.18 Sửa nhãn thửa 51

Hình 4.19 Chức năng tìm kiếm có điều kiện của Famis 52

Hình 4.20 Kết quả tìm kiếm với tên chủ sử dụng trong CSDL địa chính 52

Hình 4.21 Tạo hồ sơ kỹ thuật cho thửa đất 53

Hình 4.22 Giao diện tạo các loại hồ sơ thửa đất 53

Hình 4.23 Hiển thị hồ sơ kỹ thuật thửa đất trên màn hình dạng file đồ họa 54

Hình 4.24 Bản mô tả ranh giới thửa 55


Hình 4.25 Bản trích lục cho thửa đất 55

Hình 4.26 Chọn sơ đồ giải toả trong hồ sơ kỹ thuật thửa 56

Hình 2.27 Hiển hị sơ đồ giải toả trên màn hình Famis 56




Hình 4.28 Tạo cấp GCN QSDĐ cho thửa đất 57

Hình 4.29 Nhập thông tin vào giấy chứng nhận 57

Hình 4.30 Chức năng liên kết với CSDL hồ sơ địa chính 58

Hình 4.31 Chuyển dữ liệu sang file . dbf 59

Hình 4.32 Chia thửa đất trên Famis 59

Hình 4.33 Giao diện chia thửa 60

Hình 4.34 Kết quả chia thửa đất số 17 61

Hình 4.35 Kết quả tạo topology cho thửa đất mới tách 61

Hình 4.36 Hộp thoại Element information for cell header [type 17] 62

Hình 4.37 Kết quả sau khi tách thửa đất 62


Hình 4.38 Bản trích lục khu đất được in ra từ Famis 64

Hình 4.39 Bản trích đo khu đất được in ra từ Famis 65

Hình 4.40 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in ra từ Famis 66



















MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 9

1.2. Mục đích, yêu cầu 10


1.2.1. Mục đích 10

1.2.2. Yêu cầu 10

1.3. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 11

Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 12

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 12

2.1.1. Cơ sở pháp lý 12

2.1.2. Cơ sở khoa học 13

2.1.3. Cơ sở lý thuyết 15

2.2. Hệ thống hồ sơ địa chính 17

2.2.1. Bản đồ địa chính 17

2.2.2. Sổ mục kê 18

2.2.3. Sổ theo dõi biến động đất đai 18

2.2.4. Sổ địa chính 18

2.3. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai 18

2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai trên thế giới 18


2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai ở Việt Nam 19

2.3.3. Tình hình công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai ở xã Tri Lễ -
huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn 21

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23

3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 23

3.2. Nội dung nghiên cứu 23




3.3. Phương pháp nghiên cứu 24

3.3.1. Phương pháp bản đồ 24

3.3.2. Phương pháp thống kê 24

3.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 24

3.3.4. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 24


Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 25

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội 34

4.2. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Tri Lễ - huyện Văn Quan – tỉnh
Lạng Sơn 35

4.2.1. Tình hình quản lý đất xã Tri Lễ 35

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Tri Lễ - huyện Văn Quan 36

4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và ứng dụng phần mềm Famis để quản lý hồ sơ địa
chính xã Tri Lễ - huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn 38

4.3.1. Thu thập dữ liệu 38

4.3.2. Chuẩn hoá dữ liệu bản đồ 39

4.3.3. Xây dựng CSDL địa chính 40

4.3.4. Ứng dụng phần mềm Famis trong quản lý hồ sơ địa chính xã Tri Lễ 51

4.3.5. Ưu và nhược điểm của phần mềm Famis trong quản lý hồ sơ địa chính 66


4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai bằng công nghệ số trên
địa bàn xã Tri Lễ 67

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

5.1. Kết luận 69

5.2. Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70





Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thế kỷ 21 là thiên nhiên kỷ của công nghệ thông tin toàn cầu, trên thế
giới cũng như ở Việt Nam kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin đã và đang
phát triển vô cùng mạnh mẽ. Công nghệ thông tin được hiểu là một nhánh
ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu
trữ, bảo vệ, xử lý truyền tải và thu thập thông tin. Ở Việt Nam công nghệ
thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ số: 49/CP kí
ngày 04 tháng 08 năm 1993: “ Công nghệ thông tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ
thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực

hoạt động của con người và xã hội”. Hiện nay, công nghệ thông tin được tận
dụng tối đa ở hầu hết các ngành nghề, nhất là các ngành có liên quan đến
hành chính (thủ tục, giấy tờ, văn bản…) nhằm thực hiện công việc một cách
nhanh chóng và có hiệu quả, tiết kiệm thời gian chi phí và lao động con
người. Cũng như các ngành khác việc ứng dụng công nghệ thông tin là một
trong những định hướng hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường trong
giai đoạn hiện nay nhằm mục tiêu thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai hiện hành, đo đạc và thành lập
các loại bản đồ có liên quan, lập và quản lý hồ sơ địa chính thay thế việc lập,
lưu trữ thủ công trên giấy tờ như trước và hơn hết là giúp cho công tác bảo
mật các loại tài liệu được tốt hơn.
Đánh giá được tầm quan trọng của khoa học công nghệ Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã ban hành việc sử dụng phần mềm Microstation và Famis



vào trong công tác quản lý đất đai ở khắp các tỉnh thành phố trên cả nước
thông qua Thông tư số: 09/2007/TT – BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007
về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính trên phần mềm Famis đã và đang
được triển khai thực hiện bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định,
tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số những bất cập đòi hỏi cần có các nghiên cứu,
nguồn lực đầu tư và nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin, có các giải
pháp chiến lược cụ thể để thực hiện được các mục tiêu quan trọng của ngành.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà
trường. Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Th.S Ngô Thị Hồng Gấm, em đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng phần mềm Famis trong quản lý hồ
sơ địa chính xã Tri Lễ – huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục đích, yêu cầu

1.2.1. Mục đích
- Xây dựng được hệ thống CSDL để lập và quản lý hồ sơ địa chính
phục vụ công tác quản lý, tra cứu, truy cập thông tin một cách nhanh chóng và
chính xác cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương.
- Hiểu thêm một số tính năng và công cụ trong phần mềm Famis
- Sử dụng thành thạo phần mềm chuyên dùng trong ngành quản lý đất
đai bổ sung kiến thức trong nhà trường phục vụ cho công việc sau này.
- Tìm hiểu được thực tế công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính của địa
phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Số liệu, tài liệu thu thập và sử dụng trong đề tài phải chính xác, khách
quan và trung thực.
- Nắm vững các nội dung và quy định có liên quan đến công tác lập và
quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ số.



- Đánh giá đúng thực trạng, tình hình thực hiện của địa phương.
- Có kỹ năng sử dụng phần mềm Famis.
- Ứng dụng phần mềm tin học để xây dựng CSDL địa chính phục vụ cho
công tác quản lý hồ sơ địa chính: CSDL không gian và CSDL thuộc tính.
1.3. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: Trong quá trình học tập và
nghiên cứu, giúp sinh viên chủ động, làm quen, năng động sáng tạo gắn kết và
củng cố, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác ứng
dụng công nghệ thông tin xây dựng CSDL địa chính phục vụ công tác lập và
quản lý hồ sơ địa chính ở địa phương.
- Đánh giá được thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính bằng
công nghệ số.

















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
2 CSDL Cơ sở dữ liệu
3 ĐVT Đơn vị tính
4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng
5 SXKD Sản xuất kinh doanh
6 TTCN Tiểu thủ công nghiệp




















2.1.2. Cơ sở khoa học
2.1.2.1. Giới thiệu phần mềm Famis
- Là phần mềm tích hợp cho đo vẽ và lập bản đồ địa chính, nằm trong hệ
thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ cho việc lập
bản đồ địa chính và quản lý hồ sơ địa chính, phần mềm chạy trên nền
Microstation. Famis có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp xây dựng, xử
lý và quản lý bản đồ địa chính dưới dạng số và có khả năng liên kết với
CADDB là phần mềm về thành lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Hệ thống phần mềm này gồm 2 phần:
+ Phần tích hợp chuyên dùng để đo vẽ, lập bản đồ địa chính (Field Work
and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS): Phần mềm có khả
năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần
mềm này phụ trách giai đoạn sau khi đo vẽ đến khi hoàn thành bản đồ địa
chính số. CSDL bản đồ địa chính kết hợp với CSDL hồ sơ địa chính để thành
một CSDL về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
+ Xây dựng CSDL hồ sơ địa chính (Cadastral Document Database

Management System CADDB): Phần mềm lập và quản lý các thông tin về hồ
sơ địa chính có chức năng hỗ trợ tra cứu các thông tin liên quan đến đất đai,
quản lý các chủ sử dụng đất, cấp GCN QSDĐ, thống kê tình hình sử dụng
đất…
+ Phần mềm Famis có 2 chức năng lớn đó là chức năng làm việc với
CSDL trị đo và chức năng làm việc với CSDL bản đồ. [8]
2.1.2.2. Các chức năng của Famis
Chức năng làm việc với CSDL trị đo gồm:
- Quản lý khu đo: Famis quản lý các số liệu đo theo khu đo, một đơn vị
hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo và lưu trong một hoặc nhiều
file dữ liệu người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu.
- Giao diện hiển thị qua màn hình.



- Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy theo những nguồn tạo số liệu
như: Từ sổ điện tử hoặc từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của
DATACOM.
+ Từ các sổ đo điện tử của SOKKIA, TOPCON
+ Từ các số liệu thủ công được ghi trong sổ đo
- Xử lý trị đo: Thông qua hiển thị và sửa chữa trên màn hình
Phương pháp 1: Qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn
trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình
Phương pháp 2 : Qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với
một bản ghi trong bảng này.
Chức năng làm việc với CSDL bản đồ:
- Quản lý bản đồ thông qua các đối tượng trên bản đồ theo phân lớp
chuẩn: Famis cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính
việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm thành
lập bản đồ. Bao gồm: Kết nối với CSDL, mở một bản đồ, tạo mới một bản đồ,

chọn lớp thông tin.
- Nhập và xử lý số liệu đo ngoại nghiệp
- Tạo topology để tạo vùng cho thửa đất và các yếu tố khác: Topology là
mô hình đảm bảo cho việc thực hiện tự động tính diện tích, là đầu vào
cho các chức năng tạo hồ sơ địa chính, tạo hồ sơ kỹ thuật thửa, tạo bản
đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa…
- Đăng kí sơ bộ, quy chủ từ nhãn: phục vụ cho công tác quy chủ tạm thời
bao gồm: gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
Các thông tin địa chính ban đầu của thửa đất được bao gồm:
+ Số hiệu bản đồ: Từ bảng chắp phân mảnh của hồ sơ địa chính
+ Số hiệu thửa: Được đánh tự động bằng các chức năng tự động đánh số
thửa hoặc do người dùng tự đánh trong quá trình quy chủ từ nhãn.
+ Diện tích: Đánh tự động trong quá trình tạo vùng.



+ Loại đất (tạm thời)
+ Tên chủ sử dụng (tạm thời)
+ Địa chỉ (tạm thời)
Quá trình quy chủ từ nhãn: Tự động lấy thông tin từ các nhãn quy chủ
gán cho thửa , nếu trong thửa có nhiều hơn một nhãn thì thửa đó có nhiều chủ
sử dụng.
- Tạo hồ sơ địa chính.
- Xử lý hồ sơ địa chính: Bao gồm các thao tác:
+ Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống tọa độ này sang hệ thống tọa độ khác
theo các phương pháp nắn affine, porjective.
+ Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu, xây dựng các bản đồ theo bậc số
liệu, vẽ nhãn bản đồ từ trường dữ liệu các số liệu thuộc tính gắn với các đối
tượng bản đồ hiển thị thành các đối tượng đồ họa.
- Liên kết hồ sơ địa chính (CADDB): Thực hiện việc giao tiếp và kết nối

với CSDL và Hệ quản trị hồ sơ địa chính. Đảm bảo cho hai phần mềm Famis
và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. [8]
2.1.3. Cơ sở lý thuyết
2.1.3.1. Bản đồ địa chính cơ sở
- Là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp
đo vẽ trực tiếp từ công tác ngoại nghiệp ngoài thực địa, hay đo vẽ bằng các
phương pháp sử dụng ảnh hàng không chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh kết hợp
với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ
từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có sẵn. Đặc điểm của bản đồ địa chính cơ sở
được đo vẽ kín ranh giới và kín khung, chia thành các mảnh bản đồ. [4]
- Là nguồn tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành
lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Lập phủ
kín một hay một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nhằm thể hiện vị trí,
hiện trạng, diện tích, hình thể các thửa đất sử dụng ổn định, lâu dài. [4]



2.1.3.2. Bản đồ địa chính
- Là bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng
đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung trọn thửa đất,
xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất
trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh theo số liệu với các số liệu trong
hồ sơ địa chính. [4]
- Là bản đồ chi tiết đến từng thửa đất được lập theo đơn vị hành chính
cấp xã, là một trong những tài liệu có vai trò quan trọng trong hồ sơ địa chính,
yêu cầu trên bản đồ phải thể hiện được vị trí , hình thể, diện tích, số thửa và
loại đất của từng thửa đất theo từng chủ sử dụng hoặc đồng sử dụng, nhằm
đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý đất đai của Nhà nước ở tất cả
các đơn vị hành chính cơ sở. [4]
2.1.3.3. Bản trích đo

- Là tên gọi của bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa
chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các
ô, thửa đất có tính chất sử dụng ổn định, lâu dài thể hiện chi tiết các yêu cầu
về quản lý đất đai. [4]
2.1.3.4. Thửa đất
- Là tên gọi phạm vi ranh giới sử dụng đất của các chủ sử dụng, tồn tại
trên thực tế và phải được xác định trên thực địa về: Diện tích, vị trí, hình thể,
tính pháp lý của thửa đất. Trên bản đồ tất cả các thửa đất đều phải được xác
định các thông tin rõ ràng và chính xác, ranh giới mỗi thửa đất phải khép kín
và được đánh số thứ tự. Nếu trong trường hợp diện tích thửa đất quá nhỏ thì
ghi chú số thứ tự thửa đất và diện tích thửa bên cạnh có mũi tên chỉ dẫn đến
thửa đất đó. [4]






DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội qua một số năm 29

Bảng 4.2: Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 31

Bảng 4.3: Dân số và lao động của xã Tri Lễ giai đoạn từ năm 2011 -2013 31

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất xã Tri Lễ năm 2013 36

Bảng 4.5: Hồ sơ địa chính xã Tri Lễ năm 2013 38


Bảng 4.6: Các lớp thông tin trên bản đồ số 39

























2.2.2. Sổ mục kê
- Là một trong những tài liệu trong hồ sơ địa chính, được lập theo đơn
vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, thể hiện thông tin của tất cả các thửa
đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất và phải phù

hợp với hiện trạng sử dụng đất. [6]
- Mục đích: quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất. phục vụ công
tác thống kê, kiểm kê đất đai. Được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính
theo trình tự thời gian lập bản đồ.
- Sổ mục kê được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
+ Có chỉnh lý bản đồ địa chính
+ Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên
+ Thay đổi mục đích sử dụng đất
2.2.3. Sổ theo dõi biến động đất đai
- Là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh
lý trên sổ địa chính. Được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến
động về sử dụng đất. [6]
- Mục đích: để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất,
làm cơ sở để thực hiện công tác thống kê diện tích đất đai hàng năm.
2.2.4. Sổ địa chính
- Là sổ được in từ cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã
để thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của
người đó đối với thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận. [6]
2.3. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất
đai
2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai trên thế
giới
Trên thế giới các nước phát triển như: Mỹ, Pháp, Canada, Australia,
Nhật Bản…từ năm 1996 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tính khả thi của



hệ thống CSDL về đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS – Land
Information System ). Ngoài ra cùng với đó một số nước trên thế giới cũng
đạt được một số thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý đất như: Đăng ký đất, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai của
Thụy Điển, ứng dụng công nghệ số trong quản lý đất đai của Hà Lan, quy
hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất và bồi thường về đất đai của Hàn Quốc,
quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc…từ đó làm cho công tác quản lý đất
đai trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng và người dân có thể biết những thông
tin về đất đai khi cần thiết.
Tại Thụy Điển đất đai được quản lý trong CSDL của ngân hàng dữ liệu
đất đai LDBS (Land Data Bank System) do Cục quản lý đất đai quốc gia quản
lý và được bắt đầu triển khai vào năm 1970 và hoàn thành vào năm 1995.
LDBS cho phép giảm một số lượng lớn nhân lực trong việc quản lý hồ sơ bất
động sản và các dữ liệu liên quan đến đất đai khác.
Tại Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng một hệ thống thông tin quản lý
đất đai LMIS (Land Manage Information System) vào năm 1988 nhằm cung
cấp các thông tin về đất đai, làm tăng hiệu quả cho quản lý đất công và hỗ trợ
thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai. [1]
2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai ở Việt
Nam
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để thu thập, lưu trữ, xử lý, tích hợp
và cung cấp dữ liệu đất đai dưới dạng số đã được bắt đầu từ những năm 1990
khi công nghệ đo đạc chuyển từ công nghệ Analog với các loại máy đo quang
cơ sang công nghệ số bằng việc ứng dụng công nghệ GPS và máy toàn đạc
điện tử, ảnh hàng không và ảnh viễn thám dạng số.
Ở Việt Nam năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
179/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm



2020. Yêu cầu thiết lập và phát triển hệ thống thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử
lý, tích hợp, đồng bộ dữ liệu, chia sẻ dữ liệu và phân phối thông tin đất đai

trực tuyến qua hệ thống mạng thông tin ngành tài nguyên môi trường, đảm
bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống thông tin được thống nhất và đồng bộ từ
Trung ương đến địa phương. Từ những yêu cầu trên việc xây dựng CSDL để
quản lý đất đai là nhiệm vụ dược đặt lên hàng đầu đối với ngành quản lý đất
đai.
Để đảm bảo việc tích hợp dữ liệu về thửa đất dưới dạng đồ họa với các
dữ liệu về chủ sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất Việt Nam đã kế thừa các
thành tựu của các hãng phần mềm lớn trên thế giới: Famis, Elis, Vilis….Hệ
thống phần mềm thông tin đất đai được thiết kế là một hệ thống gồm nhiều
mô đun liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng CSDL địa chính số
đã được chú trọng đầu tư và phát triển như:
+ Dự án xây dựng CSDL hồ sơ địa chính số tại Tp. Hồ Chí Minh triển
khai tại các tỉnh: Bình Dương, Long An, An Giang, Đồng Nai, Bình Thuận,
Đà Nẵng.
+ Miền Bắc có các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định,
Thái Nguyên….
+ Ở cấp Trung ương có các dự án: Xây dựng CSDL kiểm kê đất đai từ
năm 2000 đến năm 2010 ( hệ thống biểu mẫu thống kê: TK05 ), dự án xây
dựng hệ thống thông tin đất đai và môi trường bằng phần mềm ELIS, dự án
xây dựng dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường…
Nhìn chung kết quả đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng được yêu cầu
tình hình thực tế của đất nước và các địa phương trong công tác đăng ký đất
đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp GCN QSDĐ, góp phần không nhỏ
vào công tác quản lý tài nguyên đất của quốc gia.



Ngoài ra còn phải kể đến các chương trình hợp tác quốc tế về xây dựng

và đổi mới hệ thống địa chính trong đó có phần phát triển và ứng dụng hệ
thống thông tin đất đai ở cấp tỉnh và thử nghiệm tại một số tỉnh…Kết quả của
dự án là đã nâng cao nhận thức của các địa phương trong việc huy động và sử
dụng các nguồn lực khác nhau để xây dựng hệ thống thông tin đất, chuyển
giao công nghệ số thay thế cho việc viết tay trước đây. Dự án hoàn thiện và
hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP) có vốn đầu tư là 100
triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn vay ODA của ngân hàng thế giới đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường chính thức khởi động trên 9 tỉnh, thành phố thuộc 3
miền Bắc, Trung, Nam nhằm tăng cường sự tiếp cận mọi đối tượng với dịch
vụ thông tin đất đai bằng cách phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn
thiện tại các địa phương qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và bản
đồ địa chính dạng số. [1]
Tuy nhiên CSDL đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong ngành
Tài nguyên và Môi trường là chủ yếu và cũng chỉ chủ yếu là do ngành xây
dựng nên do vậy mà hiệu quả chưa cao và đôi khi dẫn đến lãng phí trong đầu
tư chồng chéo và thiếu chia sẻ thông tin. Yêu cầu đặt ra là cần phải nhanh
chóng xây dựng một hệ thống CSDL đa mục tiêu, đa người sử dụng và có sự
tham gia của nhiều cơ quan, Ban ngành.
2.3.3. Tình hình công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất
đai ở Xã Tri Lễ - Huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn
Thực hiện theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ
địa chính, được sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn
và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan UBND xã Tri Lễ đã
được định hướng trên cơ sở thực trạng tình hình quản lý đất đai trong những
năm qua xã Tri Lễ xác định nhiệm vụ của công tác địa chính và xây dựng
CSDL quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 của




xã là tập trung đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất sản xuất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp; số hóa và chuyển đổi bản đồ địa chính đã đo đạc chính quy về
hệ tọa độ VN-2000.
2.3.3.1. Thuận lợi
- Xã đã thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và bản
đồ địa chính của xã vào năm 2009 dưới dạng số với 157 mảnh bản đồ theo dự
án số 42/2009 về đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL đất
đai cho các xã thuộc huyện Văn Quan, bước đầu đang tiến hành áp dụng
công nghệ số vào công tác quản lý đất đai.
- Được sự chỉ đạo tận tình của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, xã đã
có sự đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- Cán bộ địa chính được tập huấn các kỹ năng cơ bản sử dụng các phần
mềm thông dụng trong ngành địa chính: Microstation, Famis, ViLis,
Acrview…
- Bước đầu đang tiến hành xây dựng CSDL đất đai cấp địa phương
thống nhất với CSDL đất đai cấp Trung ương theo quy định của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
2.3.3.2. Khó khăn
- Trên địa bàn xã có cán bộ địa chính nhưng do diện tích tự nhiên của
xã rộng, cán bộ địa chính chủ yếu là người địa phương trình độ chuyên môn
và năng lực còn hạn chế, chưa có kỹ năng nhiều trong việc quản lý đất đai
bằng công nghệ số, thời gian tập huấn không nhiều và phải kiêm nhiều việc
trong xã như: Môi trường, giao thông, xây dựng, thủy lợi…nên ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác quản lý đất đai của địa phương.
- Máy móc kỹ thuật còn thiếu nhiều nên thực hiện công tác quản lý đất
đai, lưu trữ các thông tin về đất và chủ dụng đất vần còn thực hiện thủ công
trên giấy gây khó khăn cho việc bảo quản, khai thác thông tin khi cần thiết.





Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ số
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai tại địa
phương.
- Quản lý hồ sơ địa chính của địa phương bằng phần mềm Famis.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phần mềm Famis và hệ thống hồ sơ địa chính xã Tri Lễ - huyện Văn
Quan – tỉnh Lạng Sơn.
3.1.3. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan – tỉnh
Lạng Sơn.
- Thời gian: Từ ngày 26 /05 đến ngày 25 /08/2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tri Lễ - huyện Văn Quan – tỉnh
Lạng Sơn.
+ Điều kiện tự nhiên
+Điều kiện kinh tế - xã hội
* Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Tri Lễ - huyện Văn
Quan – tỉnh Lạng Sơn.
* Xây dựng CSDL và ứng dụng phần mềm Famis trong quản lý hồ sơ địa
chính xã Tri Lễ - huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn.
* Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai bằng công nghệ
số trên địa bàn xã Tri Lễ - huyện Văn Quan.





DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mảnh bản đồ số 5 – xã Tri Lễ 40

Hình 4.2 Quy trình tổng thể xây dựng CSDL địa chính 42

Hình 4.3 Màn hình làm việc của phần mềm Famis 2010 43

Hình 4.4 Chức năng làm việc với CSDL bản đồ của Famis 44

Hình 4.5 Tự động tìm và sửa lỗi cho bản đồ địa chính 44

Hình 4.6 Cửa sổ của MRFCLEAN 45

Hình 4.7 Sửa lỗi trên level 10 45

Hình 4.8 Hoàn thành sửa lỗi trên bản đồ số 46

Hình 4.9 Tạo vùng cho bản đồ địa chính xã 46

Hình 4.10 Hoàn thành tạo vùng cho bản đồ 47

Hình 4.11 Đánh số thửa tự động trên bản đồ 48

Hình 4.12 Gán thông tin địa chính ban đầu trên Famis 48

Hình 4.13 Thông tin được nhập trong CSDL địa chính 49

Hình 4.14 Gán thông tin từ nhãn 49


Hình 4.15 Tạo nhãn thửa cho bản đồ 50

Hình 4.16 Tạo nhãn theo tên trường cho bản đồ 50

Hình 4.17 Hiển thị nhãn qui chủ 51

Hình 4.18 Sửa nhãn thửa 51

Hình 4.19 Chức năng tìm kiếm có điều kiện của Famis 52

Hình 4.20 Kết quả tìm kiếm với tên chủ sử dụng trong CSDL địa chính 52

Hình 4.21 Tạo hồ sơ kỹ thuật cho thửa đất 53

Hình 4.22 Giao diện tạo các loại hồ sơ thửa đất 53

Hình 4.23 Hiển thị hồ sơ kỹ thuật thửa đất trên màn hình dạng file đồ họa 54

Hình 4.24 Bản mô tả ranh giới thửa 55

Hình 4.25 Bản trích lục cho thửa đất 55

Hình 4.26 Chọn sơ đồ giải toả trong hồ sơ kỹ thuật thửa 56

Hình 2.27 Hiển hị sơ đồ giải toả trên màn hình Famis 56





Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tri Lễ nằm ở phía Tây Nam huyện Văn Quan, cách trung tâm huyện 20
km về phía Tây. Diện tích tự nhiên là 5.021,12 ha, vị trí giáp ranh:
- Phía Đông giáp xă Běnh Phúc vŕ Yęn Phúc.
- Phía Tây giáp xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn.
- Phía Nam giáp xã Hữu Lễ và xã Bằng Hữu huyện Chi Lăng.
- Phía Bắc giáp xã Tú Xuyên và xã Lương Năng.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã tương đối phức tạp hầu hết là địa hình núi bị chia cắt
mạnh. Độ cao trung bình từ 300 – 647 m, cao ở phía Tây và phía Tây Bắc
thấp dần về phía Đông Nam và phía Đông Bắc.
- Địa hình núi thấp và đồi: Đây là phần địa hình tiếp giáp với địa hình
đồng bằng thung lũng, chủ yếu là những quả đồi nằm kế tiếp nhau, được cấu
tạo bởi đá vôi, đá biến chất, đá trầm tích, độ dốc trung bình 25
0
– 30
0
, độ cao
trung bình là 20 – 100 m.
- Địa hình thung lũng: Địa hình khá bằng phẳng, nằm xen kẽ vùng đồi
núi.
- Địa hình núi đá vôi: Chủ yếu phân bố ở phía Tây và phía Bắc, có độ
cao trung bình 420 – 650 m, độ dốc trên 35
0
.

4.1.1.3. Khí hậu
Tri Lễ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ
rệt. Mùa mưa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.

×