Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại thị trấn Ba Chẽ - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.53 KB, 71 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o


HOÀNG THU HÀ


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
THỊ TRẤN BA CHẼ, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2010 - 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Lớp : LTK9 – QLĐĐ
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2012 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài “Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại
thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20010 - 2013”.


Trước hết em xin gửi tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
và Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường lời cảm ơn chân thành,
niềm kính trọng, sự tự hào được học tập và rèn luyện tại trường trong thời
gian qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất em xin được giành cho Thầy Th.S Nguyễn Ngọc Anh
- Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn và
động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Ba Chẽ và UBND Thị trấn Ba Chẽ đã tạo điều kiện giúp đỡ em thu
thập số liệu tại Văn phòng và Uỷ ban trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo
điều kiện, động viên khích lệ để em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình
học tập vừa qua.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu còn ngắn mặc dù đã rất cố
gằng song đề tài tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng
góp của bạn bè để đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Hoàng Thu Hà
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Một số yếu tố khí tượng của thị trấn Ba Chẽ 28

Bảng 4.2. Biến động trong chăn nuôi tại Thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010-2013 30


Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng các loại đất thị trấn Ba Chẽ năm 2013 35

Bảng 4.4. Biến động đất đai thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010-2013 37

Bảng 4.5. Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 43

Bảng 4.6. Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 46

Bảng 4.7. Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 48

Bảng 4.8. Kết quả thế chấp quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 50

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả chuyển quyền SDĐ tại Thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010 - 2013 53



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Diện tích chuyển nhượng quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba
Chẽ 44

Hình 4.2 Diện tích tặng cho quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba Chẽ 47

Hình 4.3. Diện tích thế chấp quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba Chẽ 50

Hình 4.4. Diện tích chuyển quyền SDĐ theo lại đất tại thị trấn Ba Chẽ giai
đoạn 2010 - 2013 54



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
GCN Giấy chứng nhận
SDĐ Sử dụng đất
SXNN Sản xuất nông nghiệp
SXPNN Sản xuất phi nông nghiệp
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1. Mục đích 2

1.2.2. Yêu cầu 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4


2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 4

2.1.1. Cơ sở lý luận 4

2.1.2. Cơ sở pháp lý 6

2.2. Một số quy định chung về chuyển quyền SDĐ 8

2.2.1. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển quyền SDĐ 8

2.2.2. Thời điểm thực hiện các quyền chuyển quyền SDĐ 10

2.2.3. Một số quy định về nhận chuyển QSDĐ 11
2.2.4. Hình thức pháp lý của chuyển quyền sử dụng đất 13
2.2.5. Giá chuyển quyền SDĐ 13
2.2.6. Nguyên tắc chuyển quyền SDĐ 13

2.3.Trình tự, thủ tục chuyển quyền SDĐ theo cơ chế một cửa tại xã, phường,
thị trấn 13

2.3.1. Trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền SDĐ đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân 13

2.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền
SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 15

2.3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, tài sản gắn
liền với đất 16


2.3.4. Trình tự thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền SDĐ, tài sản gắn liền
với đất 18

2.3.5.Trình tự, thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền SDĐ, tài sản gắn liền với
đất 19

2.4. Các loại thuế, phí cần phải nộp khi chuyển quyền SDĐ 22

2.4.1. Chuyển nhượng quyền SDĐ 22

2.4.2. Tặng cho quyền sử dụng đất 23

2.4.3.Các trường hợp miễn, giảm thuế khi chuyển quyền SDĐ 23

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 26

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26

3.2.1. Địa điểm 26

3.2.2. Thời gian 26

3.3. Nội dung nghiên cứu 26

3.3.1. Điều tra cơ bản 26
3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 26

3.3.3.Đánh giá công tác chuyển quyền SDĐ của thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010-2013 26

3.3.4. Định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian tới 27

3.4. Phương pháp nghiên cứu 27

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 27

3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu 27

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh 27

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 27

3.5.5. Phương pháp đánh giá nhận xét 27

PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 28

4.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 28

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 28

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 30

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Ba

Chẽ 34

4.1.4.Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Ba Chẽ 35

4.2. Đánh giá kết quả chuyển quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010 -
2013 41

4.2.1. Đánh giá kết quả chuyển đổi quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010-2013 41

4.2.2. Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai
đoạn 2010-2013 42

4.2.3. Đánh giá kết quả cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ
giai đoạn 2010-2013 45

4.2.4. Đánh giá kết quả tặng cho quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010-2013 46

4.2.5. Đánh giá kết quả thừa kế quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010-2013 48

4.2.6. Đánh giá kết quả thế chấp bằng giá trị quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ
giai đoạn 2010 - 2013 49

4.2.7. Đánh giá kết quả bảo lãnh bằng giá trị quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ
giai đoạn 2010-2013 51

4.2.8. Đánh giá kết quả góp vốn quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010-2013 52


4.2.9. Tổng hợp và đánh giá kết quả chuyển quyền SDĐ tại Thị trấn Ba Chẽ
giai đoạn 2010- 2013 53

4.3. Một số nhận xét về kết quả đã đạt được và tồn tại trong công tác chuyển
quyền SDĐ tại thị trấn Ba Chẽ 55

4.3.1. Kết quả đạt được 55

4.3.2. Tồn tại 56

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền SDĐ
tại thị trấn Ba Chẽ 57

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.1. Kết luận 59

5.2. Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Lịch sử phát triển lâu dài của loài người đã chứng minh rằng: Đất đai

có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, không có đất thì không thể có sự tồn
tại của con người.
Luật Đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.”
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra
trên quy mô toàn cầu gây ra những lo ngại như: ô nhiễm môi trường, bùng nổ
dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề thay đổi đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề trong quản lý và sử dụng đất trong khi đó quỹ đất đai có hạn thì việc sử
dụng đất như thế nào là một vấn đề phức tạp, là áp lực đặt lên vai các nhà
quản lý đất đai.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý và sử dụng đất
đai, nhà nước ta đã sớm ban hành các văn bản pháp luật để quản lý quỹ đất
đai và liên tục bổ sung, chỉnh sửa nhằm giải quyết những vấn đề mới. Luật đất
đai 2003 là văn bản pháp luật hiện hành quy định quản lý và sử dụng đất ở
Việt Nam.
Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của
người sử dụng đất đã được quy định tại Luật Đất Đai 2003. Đó là một hoạt
động diễn ra thường xuyên và liên tục từ xưa đến nay và tồn tai dưới nhiều
hình thức đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến Luật Đất đai năm 1993, chuyển quyền
sử dụng đất mới được nhà nước công nhận và khi Luật Đất đai năm 2003 ra
đời đã hoàn thiện hơn khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai 1993, những
vấn đề về chuyển quyền SDĐ được quy định chặt chẽ, cụ thể hơn về số hình
thức chuyển quyền và trình tự thủ tục chuyển quyền cũng như những vấn đề
liên quan khác.

2
Thị trấn Ba Chẽ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa chính của huyện
Ba Chẽ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc

độ đô thị hoá của thị trấn cũng diễn ra khá mạnh trong giai đoạn từ năm 2010
- 2013. Với quá trình đô thị hoá nhanh chóng như vậy khiến cho đất đai trên
địa bàn biến động khá mạnh, nhiều khu dân cư mọc lên đồng nghĩa với việc
phát triển về dân cư, do đó việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra khá sôi
động và phức tạp. Do đó, để thấy được những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong
công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền
lợi cũng như nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất cần
có những đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp nhằm làm cho công tác quản
lý và sử dụng đất đạt được hiệu quả cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên và tầm quan trọng của công tác chuyển
quyền sử dụng đất trong quản lý nhà nước về đất đai, được sự đồng ý của Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài
Nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo Th.s
Nguyễn Ngọc Anh, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác
chuyển quyền sử dụng đất tại thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2010 - 2013”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền SDĐ trên địa
bàn thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2013.
- Xác định kết quả đạt được trong công tác chuyển quyền SDĐ trên địa
bàn thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2013.
- Đánh giá hiểu biết của người dân và cán bộ quản lý về công tác
chuyển quyền SDĐ
- Phân tích, đánh giá những tồn tại, yếu kém trong công tác chuyển
quyền SDĐ tại địa phương.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý nhà nước về đất đai và khắc phục những tồn tại đó.
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1. Một số yếu tố khí tượng của thị trấn Ba Chẽ 28

Bảng 4.2. Biến động trong chăn nuôi tại Thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010-2013 30

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng các loại đất thị trấn Ba Chẽ năm 2013 35

Bảng 4.4. Biến động đất đai thị trấn Ba Chẽ giai đoạn 2010-2013 37

Bảng 4.5. Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 43

Bảng 4.6. Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 46

Bảng 4.7. Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 48

Bảng 4.8. Kết quả thế chấp quyền sử dụng đất của thị trấn Ba Chẽ 50

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả chuyển quyền SDĐ tại Thị trấn Ba Chẽ giai đoạn
2010 - 2013 53




4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.1. Những khái niệm về chuyển quyền SDĐ
Theo khoản 4 Điều 4 luật đất đai 2003 quy định:
“ Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do
được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông
qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới”.
Các hình thức cụ thể như sau:
* Chuyển đổi quyền SDĐ
Là phương thức đơn giản nhất của việc chuyển quyền SDĐ. Hành vi
này chỉ bao hàm việc “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể SDĐ, nhằm mục đích
chủ yếu là tổ chức lại sản xuất cho phù hợp, khắc phục tình trạng manh múm,
phân tán đất đai hiện nay.
* Chuyển nhượng quyền SDĐ
Là việc chuyển quyền SDĐ cho người khác trên cơ sở có giá trị. Trong
trường hợp này người được nhận đất phải trả cho người chuyển quyền sử
dụng một khoản tiền hoặc hiện vật ứng với mọi chi phí mà họ đã bỏ ra để có
được quyền SDĐ và tất cả chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất đó. Đây là
hình thức phổ thông nhất của việc chuyển quyền SDĐ.
* Cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ
Là việc người SDĐ nhường quyền SDĐ của mình cho người khác theo
sự thoả thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng theo quy định của
pháp luật.
Cho thuê khác cho thuê lại là đất mà người sử dụng nhường quyền sử
dụng cho người khác là đất không phải có nguồn gốc từ thuê còn đất mà
người sử dụng cho thuê lại là đất có nguồn gốc từ thuê.

5
* Thế chấp quyền SDĐ
Là việc người SDĐ mang quyền SDĐ của mình đến thế chấp cho một
tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo quy định của pháp

luật để vay tiền hoặc mua chịu hàng hoá trong một thời gian nhất định theo
thoả thuận. Vì vậy, người ta còn gọi thế chấp là chuyển quyền nửa vời.
* Thừa kế quyền SDĐ
Là việc người SDĐ khi chết để lại quyền SDĐ của mình cho người
khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.
* Quyền tặng cho quyền SDĐ
Là một hình thức chuyển quyền SDĐ cho người khác theo quan hệ tình
cảm mà người chuyển quyền sử dụng không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả.
* Quyền bảo lãnh bằng giá trị quyền SDĐ
Là quyền mà người SDĐ sử dụng giá trị quyền SDĐ của mình để bảo lãnh
cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hoá khi chưa có tiền trả ngay.
* Quyền góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ
Là việc người SDĐ có quyền coi giá trị quyền SDĐ của mình như một
tài sản dân sự đặc biệt để góp với người khác cùng hợp tác sản xuất kinh
doanh. [8]
2.1.1.2. Đối tượng chuyển quyền SDĐ
Chương 4, Luật Đất đai 2003 quy định các đối tượng có quyền chuyển
quyền SDĐ có bao gồm:
- Tổ chức kinh tế sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
sử dụng đất
Tuy nhiên, Luật đất đai 2003 cũng quy định rõ về các hình thức chuyển
quyền áp dụng cho riêng cho các đối tượng.
2.1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của quyền SDĐ
Luật Đất đai năm 1993 lần đầu tiên đã thiết chế các quyền năng cụ thể
của người SDĐ thông qua các quy định từ việc được chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền SDĐ. Để thực hiện các quyền
này trên thực tế, Bộ luật Dân sự 1995 đã cụ thể hóa các quyền này về nội


6
dung. Tuy nhiên, để bảo đảm việc quản lý thống nhất của Nhà nước về đất
đai, năm 1999, Chính phủ mới ban hành Nghị định 17/CP quy định về trình
tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn
bằng quyền SDĐ.
Mặt khác khi các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển, việc hoàn thiện
thể chế pháp luật đất đai là hết sức cần thiết.Vì vậy, Luật Đất đai tiếp tục
được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998, 2001và được ban hành mới năm
2003 đã mở rộng thêm nhiều quyền cho người SDĐ như: quyền cho thuê lại,
quyền bảo lãnh, quyền tặng cho quyền SDĐ theo quy định của pháp luật dân
sự và được cụ thể hóa tại phần thứ năm Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định
188/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 và Nghị định
84/2007/NĐ-CP quy định về cấp giấy chứng nhận, về thu hồi đất, về thực
hiện quyền sử dụng đất Việc cho phép chuyển quyền SDĐ một mặt nhằm
cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho
phép đất đai tích tụ với quy mô thích hợp trong quá trình phát triển kinh tế
hàng hóa, nhất là ở nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền
kinh tế. Bên cạnh đó, việc cho phép chuyển dịch đất đai giữa các chủ thể SDĐ
còn tạo điều kiện cho Nhà nước điều tiết lại một bước về chệnh lệnh địa tô
đem lại cho các quá trình phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục tình trạng mua
bán đất đai bất hợp pháp trong những năm qua.[9]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
2.1.2.1. Các văn bản của Nhà nước
Bộ luật Dân sự 2005 ngày 14

tháng 6 năm 2005
Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Luật thuế SDĐ và nhà ở ngày 6 tháng 11 năm 2009
Luật thuế chuyển quyền SDĐ phi nông nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2010

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành luật đất đai 2003
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính
phủ qui định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

7
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính
phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
Nghị định số 198/2004/NĐ–CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất
Nghị định của Chính phủ số 120/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm
2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP
ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 8/6/2000 quy định chi tiết thi hành
luật thuế chuyển quyền SDĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế chuyển quyền SDĐ
Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2004 về thu tiền sử dụng đất
Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ TN&MT

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/ 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-
BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ TN&MT hướng dẫn việc
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền SDĐ, tài sản gắn liền với đất
Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ TN&MT
hướng dẫn thực hiện, một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất,
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Diện tích chuyển nhượng quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba
Chẽ 44

Hình 4.2 Diện tích tặng cho quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba Chẽ 47

Hình 4.3. Diện tích thế chấp quyền SDĐ theo loại đất tại thị trấn Ba Chẽ 50

Hình 4.4. Diện tích chuyển quyền SDĐ theo lại đất tại thị trấn Ba Chẽ giai
đoạn 2010 - 2013 54



9
1- Có giấy chứng nhận quyền SDĐ
2- Đất không có tranh chấp
3- Quyền sử dụng không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
4- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài điều kiện cơ bản trên, một số hình thức chuyển quyền SDĐ còn
có các điều kiện riêng như sau:

* Chuyển đổi quyền SDĐ
- Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp
phải là người cùng một xã, phường, thị trấn với người chuyển đổi.[12]
- Hộ gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp do được Nhà nước giao đất
hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền
SDĐ hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp
đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp.[12]
* Chuyển nhượng, tặng cho quyền SDĐ

Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định như sau:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận
tặng cho quyền SDĐ đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển
nhượng, tặng cho quyền SDĐ.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền SDĐ chuyên
trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá
nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo qui hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không
được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền SDĐ chuyên trồng lúa nước.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền SDĐ ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu
phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu
không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng
quyền SDĐ trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

10
2.2.2. Thời điểm thực hiện các quyền chuyển quyền SDĐ

Thời điểm mà người SDĐ được thực hiện các quyền của mình được qui
định tại Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP như sau:
1- Thời điểm người SDĐ được thực hiện các quyền chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền SDĐ theo qui định của pháp luật về đất đai đối với đất do
Nhà nước giao có thu tiền SDĐ, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng
phải nộp tiền sử dụng đất được qui định như sau:
- Trường hợp người SDĐ không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài
chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các
quyền của người SDĐ kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo qui
định của pháp luật.
- Trường hợp người SDĐ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì
được thực hiện các quyền của người SDĐ kể từ khi có quyết định đó;
- Trường hợp người SDĐ được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật thì được thực hiện
các quyền của người SDĐ kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển
mục đích SDĐ, ký hợp đồng thuê đất.
2- Thời điểm hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ theo qui định của pháp luật về đất đai đối với
đất nông nghiệp do Nhà nước giao không thu tiền SDĐ được xác định từ khi
quyết định giao đất có hiệu lực thi hành.
3- Thời điểm người SDĐ được thực hiện các quyền chuyển nhượng,
cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền SDĐ theo qui định của pháp luật về đất đai đối với đất chuyển hình
thức thuê đất sang hình thức giao đất được xác định từ khi thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật.
4- Thời điểm người SDĐ được thực hiện các quyền chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp

vốn bằng quyền SDĐ theo qui định của pháp luật về đất đai đối với trường

11
hợp được miễn nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật được xác định
từ khi có quyết định giao đất, ký hợp đồng thuê đất.
5- Thời điểm người thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán
và cho thuê được chuyển nhượng quyền SDĐ thực hiện như sau: Tổ chức
kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân
nước ngoài sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để
bán hoặc cho thuê chỉ được phép chuyển nhượng quyền SDĐ đối với diện
tích đất đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án được xét duyệt;
trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở có dự án thành phần thì được phép
chuyển nhượng quyền SDĐ sau khi đã hoàn thành việc đầu tư theo dự án
thành phần của dự án đầu tư được xét duyệt; không cho phép chuyển nhượng
quyền SDĐ dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở.[7]
2.2.3. Một số quy định về nhận chuyển quyền SDĐ
Điều 99 Nghị đinh 181/2004/NĐ-CP quy định như sau:
1. Người nhận quyền SDĐ:
- Hộ gia đình, cá nhân được nhận quyền SDĐ nông nghiệp thông qua
chuyển đổi quyền SDĐ quy định tại khoản 2 Điều 113 của Luật Đất đai và
Điều 102 của Nghị định này;
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận quyền SDĐ thông
qua nhận chuyển nhượng quyền SDĐ trừ trường hợp quy định tại Điều 103
của Nghị định này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền
SDĐ thông qua nhận chuyển nhượng quyền SDĐ trong khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu kinh tế;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền
SDĐ thông qua nhận tặng cho quyền SDĐ theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều 110 và khoản 6 Điều 113 của Luật Đất đai trừ trường hợp quy định tại
Điều 103 của Nghị định này;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận quyền
SDĐ thông qua nhận thừa kế quyền SDĐ;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại
Điều 121 của Luật Đất đai được nhận quyền SDĐ ở thông qua mua nhà ở,
nhận thừa kế nhà ở, được tặng cho nhà ở gắn liền với quyền SDĐ ở;

12
- Tổ chức kinh tế là pháp nhân mới được hình thành thông qua góp vốn
bằng quyền SDĐ được nhận quyền SDĐ từ người tham gia góp vốn;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền SDĐ thông qua việc
Nhà nước giao đất;
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhận quyền SDĐ thông
qua việc Nhà nước cho thuê đất;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được
nhận quyền SDĐ thông qua việc Nhà nước công nhận quyền SDĐ đối với đất
đang được sử dụng ổn định;
-Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài được nhận quyền SDĐ theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai
được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền SDĐ phù hợp với
pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền SDĐ phù hợp với pháp luật đối với
hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền SDĐ chung;
- Tổ chức là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia tách
hoặc sáp nhập theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn

bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được
nhận quyền SDĐ từ các tổ chức là pháp nhân bị chia tách hoặc sáp nhập.
2. Người nhận chuyển quyền SDĐ phải sử dụng đất đúng mục đích đã
được xác định trong thời hạn SDĐ.
3. Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền SDĐ tại nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú và tại địa phương khác trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 và khoản 4 Điều 103 và Điều 104 của Nghị định này.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
GCN Giấy chứng nhận
SDĐ Sử dụng đất
SXNN Sản xuất nông nghiệp
SXPNN Sản xuất phi nông nghiệp
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất


14
- Trường hợp 1: Chuyển đổi theo chủ trương chung về “dồn điền đổi
thửa”, thực hiện theo quy định sau:
+ Các hộ gia đình, cá nhân SDĐ nông nghiệp tự thoả thuận với nhau
bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp; nộp văn bản thoả
thuận kèm theo GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ
quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có);
+ UBND xã, phường, thị trấn lập phương án chuyển đổi quyền SDĐ
nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời
gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng TN&MT
+ Phòng TN&MT có trách nhiệm thẩm tra phương án và chuẩn bị hồ sơ

địa chính; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối
với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và trình UBND
cùng cấp quyết định.
+ UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem
xét, ký GCNQSDĐ đối với các thửa đất chuyển đổi và gửi cho Phòng
TN&MT.
- Trường hợp 2: Chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp giữa hai hộ gia
đình, cá nhân, được thực hiện như sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp
nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn.
+ Trong thời hạn không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Phòng TN&MT.
+ Trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Phòng TN&MT có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và chỉnh lý
GCNQSDĐ hoặc thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp phải
cấp mới giấy chứng nhận.
b) Thành phần hồ sơ :
- Đối với trường hợp 1:
+ Văn bản thoả thuận về việc chuyển đổi quyền SDĐ nông nghiệp
+ GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
- Đối với trường hợp 2:

15
+ Hợp đồng chuyển đổi quyền SDĐ có chứng thực của UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất
+ GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền SDĐ quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (nếu có).
c) Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày kể từ ngày Phòng TN&MT
huyện nhận đủ hồ sơ hợp lệ có trách nhiệm chỉnh lý GCNQSDĐ hoặc nếu

thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ (đối với trường hợp phải cấp mới Giấy
chứng nhận) thì thời hạn giải quyết sẽ áp dụng như đối với thủ tục cấp mới
GCNQSDĐ quy định.
2.3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền
SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
a) Thành phần hồ sơ :
Theo Điều 23 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định bộ hồ sơ như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng đối với trường hợp nhận chuyển nhượng;
- Di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án, quyết định giải
quyết tranh chấp của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật đối với trường
hợp thừa kế hoặc đơn đề nghị của người thừa kế nếu người thừa kế là người
duy nhất;
- Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định
tặng cho đối với trường hợp nhận tặng cho;
- GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền SDĐ ở hoặc GCNQSDĐ và
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công
trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và
5 Điều 50 của Luật Đất đai và một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9
và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;
- Trường hợp bên chuyển nhượng, tặng cho là chủ sở hữu tài sản không
đồng thời là người SDĐ thì phải có văn bản của người SDĐ đồng ý cho chủ
sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền
với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã,
cấp huyện theo quy định của pháp luật.

16
.
b) Trình tự thực hiện:
Điều 24 Quyết định 1179/2011/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh quy định

về trình tự thực hiện chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền SDĐ, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Quảng Ninh như sau:
Bước 1: Cá nhân tới nộp hồ sơ tại VPĐKQSDĐ thuộc Phòng TN&MT
Bước 2: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính, thời hạn giải
quyết không quá mười lăm (15) ngày làm việc), VPĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ,
viết Giấy chứng nhận.
Bước 3: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc UBND cấp
huyện ký cấp lại Giấy chứng nhận.
Bước 4: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ khi
UBND cấp huyện ký cấp Giấy chứng nhận, phòng TN&MT gửi Giấy chứng
nhận đã cấp cho VPĐKQSDĐ.
VPĐKQSDĐ vào sổ cấp Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận sau
khi người được cấp nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp
Giấy chứng nhận theo quy định; thời hạn giải quyết một (01) ngày làm việc.
c) Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày (không kể thời gian người
sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ,
hợp lệ.
2.3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, tài sản
gắn liền với đất
A. Trình tự, thủ tục đăng ký
a) Thành phần hồ sơ:
Điều 24 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định bộ hồ sơ như sau:
* Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ và tài sản gắn liền với
đất, hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy tờ về quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của Thông tư này
* Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ


17
- Giấy tờ về quyền SDĐ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 của
Thông tư này
* Trường hợp cho thuê tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng cho thuê tài sản gắn liền với đất
- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 23 của Thông tư này
-
Văn bản của người SDĐ đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất được cho thuê tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng
hoặc chứng thực của UBND cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật
đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người SDĐ.
b) Trình tự thực hiện:
Khoản 2, Điều 24 Thông tư 17/2009/TT-BTNMTquy định như sau:
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, VPĐKQSDĐ có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:
- Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp phải cấp Giấy chứng
nhận ở nơi chưa có bản đồ địa chính;
- Đăng ký việc cho thuê vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính;
thực hiện thủ tục trình cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp Giấy
chứng nhận; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND xã,
thị trấn để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn.
c) Thời hạn giải quyết: Không quá mười (10) ngày kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người SDĐ, sở hữu tài sản gắn liền với đất
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật).
B. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký
a) Thành phần hồ sơ:
- Hợp đồng đã được xác nhận thanh lý hợp đồng hoặc hợp đồng và văn
bản thanh lý hợp đồng kèm theo

.
-
GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về quyền SDĐ được quy định
tại Điểm 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai
b) Trình tự thực hiện
Điều 25 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định như sau:

×