ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
NĂM 2015 TẠI XÃ VĨNH LẠC, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Mai Anh
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em
đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái
Trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
em đã nhận được sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,
sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S. Trần Thị Mai Anh. Nhân dịp này em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa, đặc
biệt là cô giáo Th S. Trần Thị Mai Anh đã tận tình chỉ bảo,hướng dẫn em
trong suốt quá trình học thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ tại UBND xã Vĩnh Lạc,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
trong thời gian thực tập tại xã, cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài một cách thuận lợi và có hiệu quả cao.
Vì thời gian có hạn nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu
sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo trong khoa
Quản lý Tài nguyên và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 09 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Văn Linh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Ỹ nghĩa của từ viết tắt
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 MTTQ Mặt trận tổ quốc
4 NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
5 HĐH Hiện đại hóa
6 QLĐĐ Quản lý đất đai
7 THCS Trung học cơ sở
8 TLSX Tư liệ sản xuất
9 CNH Công nghiệp hóa
10 LĐĐ Luật đất đai
11 BCN Ban chủ nhiệm
12 BGH Ban giám hiệu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý đất đai 4
1.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai 4
1.1.2 khái niệm về đất và đất nông nghiệp 6
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 9
1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái 14
1.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững 15
1.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vĩnh Lạc
năm 2013 19
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Vĩnh Lạc. 19
2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. 19
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Điều tra đánh giá trên cơ sở tài liệu sẵn có (tài liệu thứ cấp) 19
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 19
2.3.3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét 19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Khái quát về đánh giá điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vĩnh Lạc 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 22
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện kinh tế – xã hội 26
3.2. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng đất đai 27
3.2.1.Tình hình quản lý đất đai 27
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Lạc năm 2013 27
3.3.2.Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp 33
3.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất 34
3.4.1. Hiệu quả kinh tế 34
3.3.2. Hiệu quả về xã hội 37
3.3.3. Hiệu quả về môi trường 38
3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 38
3.4.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 38
3.4.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp 39
3.4.3. Định hướng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 40
3.5. Một số đề xuất nhằm sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao 40
3.5.1. Giải pháp chung 40
3.5.2. Giải pháp riêng 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
1. Kết luận 42
2. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất chính năm 2013 28
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 29
Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiêp năm 2013 30
Bảng 1.4: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng 2013 31
Bảng 1.5: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 32
Bảng 1.6: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 33
Bảng 1.7: Kết quả sử dụng đất của một số cây trồng
chủ yếu qua 3 năm 2011 – 2013 35
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ
là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động
kinh tế, xã hội. Không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy,
sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp
bền vững và cân bằng sinh thái.
Do sức ép của đô thị hoá và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang
đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và
đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện
nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản
xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đản bảo môi trường sinh thái ổn định và
phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục
tiêu này chính là vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và
môi trường.
Đứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một
số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại
hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả,
đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của
Quốc gia và của từng địa phương.
Trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp đã được chú trọng đầu
tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năng suất, sản lượng không
ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải
thiện. Song trong nền sản xuất nông nghiệp còn tồn tại nhiều yếu điểm đang
làm giảm sút về chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý: trình
độ khoa học kỹ thuật, chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư
liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc
canh cây lúa ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn
có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị thoái hoá
2
Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng
mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý,
có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy
hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp là vấn đề có
tính chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Trần
Thị Mai Anh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 và định hướng sử dụng đất đến năm
2015 tại xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan với tình
hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương giai
đoạn 2011 – 2013. Tìm ra xu thế và nguyên nhân gây biến động trong sử
dụng đất nông nghiệp của xã.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương đạt hiệu
quả. Từ đó đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp tại xã đến năm 2015.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài sẽ là cầu nối giữa học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận với thực
tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề, có lên quan với chuyên ngành QLĐĐ.
- Qúa trình thực hiện đề tài giúp cho bản thân trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như tư duy, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất nông
nghiệp từ những thuận lợi, khó khăn và hạn chế đã xác định giúp cho địa
phương tham khảo để có định hướng sử dụng đất giai đoạn đến năm 2015 đạt
hiệu quả hơn.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã
Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng đất
nông nghiệp tại xã Vĩnh Lạc, giai đoạn (2011– 2013).
4
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý đất đai
1.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai
Luật đất đai năm 2003 [3] xác định “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”. Mặt khác, “Đất đai” về mặt thuật ngữ
khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như: “Đất đai là một diện tích cụ thể của
bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay
trên và dưới bề mặt như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước
(hồ, sông suối, đầm lầy…), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền,
hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xã, nhà cửa …)”.
Như vậy , “Đất đai” là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực
vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất), theo chiều năm ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ
vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như
cuộc sống của xã hội loài người.
Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của
xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau:
- Chức năng sản xuất: đất đai là cơ sở rất nhiều hệ thống hỗ trợ cuộc
sống của con người hoặc trực tiếp hoặc thông qua chăn nuôi và thông qua
5
việc sản xuất ra sinh khối, đất đai cung cấp thực phẩm, cỏ khô, sợi, nhiên liệu,
củi gỗ và các chất liệu sinh khối khác cho việc sử dụng của con người.
- Chức năng môi trường sinh thái: Đất là cơ sở của tính đa dạng sinh
học trên trái đất vì nó cung cấp môi trường sống cho sinh vật và bảo vệ nguồn
gen cho các thực vật, động vật, vi sinh vật sống trên và dưới mặt đất.
- Chức năng điều tiết khí hậu: Đất và việc sử dụng nó là nguồn, nơi sảy
ra hiệu ứng nhà kính và là một yếu tố quyết định đối với việc cân bằng năng
lượng toàn cầu – phản xạ, hấp thụ, chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và
tuần hoàn nước trên trái đất.
- Chức năng dự trữ và cung cấp nước: Đất điều chỉnh việc dự trữ dòng
chảy của tài nguyên nước mặt, nước ngầm và ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước.
- Chức năng dư trữ: Đất là nơi dự trữ khoáng sản và vật liệu thô cho
việc sử dụng của con người.
- Chức năng kiểm soát ô nhiễm và chất thải: Đất có chức năng tiếp
nhận, làm sạch, môi trường đệm và chuyển đổi các hợp chất nguy hiểm.
- Chức năng không gian sự sống đất cung cấp cơ sở vật chất cho việc
định cư của con người, cho các nhà máy và hoạt động xã hội như thể thao,
giải trí….
- Chức năng lưu truyền và kế thừa: Đất là vật trung gian để lưu giữ, bảo
vệ các bằng chứng lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các
điều kiện thời tiết và việc sử dụng đất trước đây.
- Chức năng không gian tiếp nối: Đất cung cấp không gian cho sự dịch
chuyển của con người, cho việc đầu tư, sản xuất và cho sự di chuyển của thực
vật, động vật giữa các vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên.
Sự thích hợp của đất cho nhiều chức năng trên thể hiện rất khác nhau ở
mọi nơi trên thế giới. Các khu vực cảnh quan là khu vực tài nguyên thiên
nhiên, có động thái riêng của chúng. Nhưng con người lại có rất nhiều tác
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Ỹ nghĩa của từ viết tắt
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 MTTQ Mặt trận tổ quốc
4 NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
5 HĐH Hiện đại hóa
6 QLĐĐ Quản lý đất đai
7 THCS Trung học cơ sở
8 TLSX Tư liệ sản xuất
9 CNH Công nghiệp hóa
10 LĐĐ Luật đất đai
11 BCN Ban chủ nhiệm
12 BGH Ban giám hiệu
7
Theo Luật Đất đai 2003[21] đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất sản xuất nông nghiêp: Đất trồng cây hàng năm; Cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất trồng rừng sản xuất; Rừng phòng hộ;
Rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác: Đất dùng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm,
thực nghiệm về nông nghiệp.
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Vấn đề quản lý và sử dụng đất của vùng nông thôn đang được thế giới
quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Sử dụng đất bền vững,
tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược có tính toàn cầu. Nó đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Bất kỳ nước nào, đất
đai đều là tư liệu sản xuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, là lãnh thổ để phân bố
các ngành kinh tế quốc dân.
Nói đến tầm quan trọng của đất đai (Dẫn theo Lê Bá Sơn (2010)[4]), từ xa
xưa người Ấn Độ, người Ả Rập, người Mỹ đều cho rằng “Đất đai là tài sản vay
mượn của con cháu”. Người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn vàng”.
Người Hà Lan còn coi “mất đất còn tồi tệ hơn là phá sản”. Trong báo cáo về suy
thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng định “mặc cho những tiến bộ khoa học – kỹ
thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”.
Hiện nay, trên thế giới tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, đất đai thì
không phát triển, bên cạnh đó khí hậu ngày càng khắc nghiệt ảnh hưởng rất
lớn đến sản xuất và đời sống của con người. Hiện tại các nước Châu Phi,
Châu Âu, Trung Đông và một số vùng của Châu Á… đời sống nhân dân hết
sức khó khăn, nhiều nơi người dân chết đói do thiếu lương thực. Cụ thể ở
Châu Á đang lâm vào tình trạng khủng hoảng lúa gạo, lượng tiêu thụ ngày
8
càng gia tăng trong khi mùa màng bị thiệt hại liên tiếp vì bão lụt, hạn hán xảy
ra thường xuyên hơn và diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp bởi những
dự án phát triển công nghiệp và du lịch. Do ảnh hưởng của khủng hoảng lúa
gạo nói riêng và giá cả thực phẩm nói chung sẽ tiếp tục gia tăng trong thời
gian tới, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người nghèo khắp Châu Á,
Châu Phi… Năm 1951, Cục cải tạo đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã
phân loại khả năng thích nghi của đất đai. Sau một thời gian nghiên cứu người
ta đã phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn
và lớp không thể trồng trọt được. Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể một
cách chi tiết nhưng những kết quả đạt được của công trình nghiên cứu này đã
có ý nghĩa trong việc sử dụng đất và công tác quản lý đất đai. Bên cạnh đó
yếu tố khả năng của đất cũng được chú ý trong công tác đánh giá đất ở Hoa
Kỳ do Klinggebeil và Montgomery thuộc Vụ bảo tồn đất đai Bộ nông nghiệp
Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở đây đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại đưa
vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay một loại cây tự nhiên nào đó,
chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng với mục
tiêu canh tác dự định áp dụng.
Tài nguyên đất đai là có hạn, đất có khả năng canh tác lại càng ít ỏi.
Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1360 triệu ha) chỉ có 13340
triệu ha. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô,
dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc là quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do
hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến trận. Diện tích đất có khả năng
canh tác của lục đia chỉ có 3030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác
được 1500 triệu héc-ta đất canh tác. Hiện nay, diện tích đất tự nhiên và đất
canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển
của đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích
đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều
quốc gia khu vực Châu Á Thái bình dương là dưới 0,15 ha. Theo tính toán
9
của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện
nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha
đất canh tác.
Quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp
bị giảm nhiều nhất ở Philippin, mất đến 50%. Sau một thời gian thúc đẩy
mạnh mẽ đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp, các chuyên gia cảnh
báo nước này có diện tích đất nông nghiệp quá ít chỉ có 2,3 triệu héc-ta so với
9,9 triệu héc-ta ở Thái Lan. Theo nghiên cứu của tổ chức Sự thật về đất nông
nghiệp ở Mỹ, cứ mỗi phút ở nước này mất đi 1,6 ha đất trồng trọt. Thật ra
điều đáng nói ở đấy là sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoạch đã làm cho
nhiều thành phố lớn ở Mỹ rơi vào tình trạng mất đất đai dành cho trồng trọt.
Một vài nước đang phát triển đang cố gắng làm chậm lại hoặc dừng
tiến độ đô thị hóa. Trung Quốc nhận thấy rằng hàng chục héc-ta đất nông
nghiệp biến mất trong những năm gần đây đã quyết định nghiêm khắc đối với
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Trong khi đó, một số
không nhỏ các quốc gia gần như tuyệt vọng về đất nông nghiệp đang tìm lối
thoát tự cứu mình. Vì vậy, vấn đề quản lý và quy hoạch sử dụng hợp lý đất
nông nghiệp là vấn đề ngày càng được chú trọng và phát triển.
Theo FAO thì việc quy hoạch sử dụng đất là một khâu đánh giá với kết
quả đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý đối với từng đơn vị đất trong
từng vùng. Các tổ chức quốc tế khác như Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB)… đã và đang tiếp tục nghiên
cứu thực hiện các chương trình quy hoạch phát triển ở các vùng nông thôn
trên các nước.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu đất nông nghiệp ở Việt nam
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời, từ thế
kỷ XV. Những hiểu biết về đất đai đã được chú trọng và được tổng hợp thành
10
các tài liệu như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của các nhà khoa
học Lê Quý Đôn, Nguyễn Khiêm…(Trích dẫn theo tác giả Nguyễn Duy Lam
(2008)[2]).
Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều nghiên cứu như:
+ Công trình nghiên cứu “Đất Đông Dương” do E.Mcatagnol thực hiện
và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội.
+ Công trình nghiên cứu đất ở miền nam Việt Nam do Tkatchenco thực
hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam.
+ Công trình nghiên cứu “Vấn đề đất nông nghiệp ở Đông Dương” do
E.Mcatagnol thực hiện và ấn hành năm 1950.
Từ sau năm 1950, rất nhiều các nhà khoa học ở Việt Nam như: Tôn
Thất Chiều, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm… và các nhà khoa
học nước ngoài như: V.M.Filand, F.E.Moorman cùng hợp tác nhiên cứu xây
dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ 1:1.000.000), phân vùng
địa lý bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất tổng quát miền nam
Việt Nam. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về tính chất địa lý, hóa học đất
vùng đồng bằng sông Cửu Long, các nghiên cứu về đất sét, đất phèn Việt
Nam, bước đầu đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc, từng bước nghiên
cứu và áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO đưa ra. Trong nghiên cứu
và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam, phân loại khả
năng của FAO đã được áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân
lớp thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
Năm 1993, Tổng Cục địa chính xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng
sử dụng đất. Nội dung của báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản xuất
thông qua hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, Tổng Cục địa chính đã thực hiện
từng bước việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất
cho các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lý đất đai 4
1.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai 4
1.1.2 khái niệm về đất và đất nông nghiệp 6
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 9
1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái 14
1.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững 15
1.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vĩnh Lạc
năm 2013 19
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Vĩnh Lạc. 19
2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. 19
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Điều tra đánh giá trên cơ sở tài liệu sẵn có (tài liệu thứ cấp) 19
12
cán bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai lại mang tính hành chính, thủ tục đã
làm cho tình trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hết sức lãng phí thậm chí là
sử dụng bừa bãi và kém hiệu quả, làm cho nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh
tế nông nghiệp không có sự bền vững và có thể nảy sinh nhiều vấn đề bất cập
khác trong xã hội.
1.2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nước ta đang trên đà phát triển rất mạnh gắn liền với việc sản xuất
nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp đóng góp một phần hết sức quan trọng
trong an ninh lương thực cũng như góp phần rất lớn vào việc tăng GDP cho
nước ta. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển xã hội và vấn đề đô thị hóa nên
diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nếu chúng ta không có biện
pháp quản lý một cách thích hợp thì chẳng bao lâu nữa đất nông nghiệp sẽ bị
thu hẹp gây ra sự mất an toàn lương thực.
Ở nước ta diện tích đất đai hạn hẹp chỉ có gần 33 triệu ha trong đó 3/4
là đồi núi và cao nguyên. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng
1/3 diện tích tự nhiên của đất nước, trong đó diện tích đất trồng lúa không
nhiều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long
và một số vùng duyên hải miền Trung. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi đã giúp
người dân thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu giống lúa mới thường xuyên,
phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu chống chịu được các loại dịch hại nên năng
suất, chất lượng, hiệu quả vừa đáp ứng yêu cầu về lương thực cho cuộc sống
của người dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ về cho
đất nước.
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp cho nên trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quan trọng là phải tính đến việc sử
dụng đất nông nghiệp ra sao? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả trong tương
lai, đừng để con cháu chúng ta nhiều năm sau phải gánh chịu hậu quả khó
lường do việc sử dụng đất không hợp lý của chúng ta gây ra.
13
Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Nhà nước, nước ta cũng
có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp có
nhiều lợi thế và đem lại năng suất cao. Đi đôi với khai thác quỹ đất nông
nghiệp trong đó có đất lúa chủ động nước, bởi loại đất này phân bố ở những
nơi có vị trí thuận lợi, chi phí bồi thường thấp… là những nguyên nhân làm
cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm.
Những năm qua, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta đã bị thu hẹp đáng
kể để thực hiện xây dựng các dự án đầu, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
khu công nghiệp, khu đô thị… Điều này làm cho một bộ phận lớn người dân
lao động ở nông thôn không còn tư liệu sản xuất, vấn đề chuyển dịch cơ cấu
lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người dân trở nên hết sức nhạy
cảm, phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng
dân cư nông thôn.
Tính đến ngày 1/1/2008, diện tích đất nông nghiệp của cả nước là
24.997.000 ha, trong đó diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng là
21.455.931 ha. Đối tượng đang sử dụng phần lớn là diện tích đất nông nghiệp
là các hộ gia đình, cá nhân (khoảng 58,88%); tiếp đến là các tổ chức trong
nước (40,26%); tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ sử dụng 0,1% diện tích đất
nông nghiệp đã giao cho các đối tượng sử dụng. Tổng số diện tích đất trên
chia làm 3 loại chính bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 9,4 triệu
ha), đất lâm nghiệp (14,8 triệu ha) và đất nuôi trồng thủy sản (728.577 ha).
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hay
nói cách khác là việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ở
nước ta tất yếu diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình,
nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có
0,7 – 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng
bằng Bắc bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít đất người nông dân càng khó
14
có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động…Cái
vòng luẩn quẩn đó đang đeo đuổi phần đông nông dân nước ta.
Việc thu hẹp đất canh tác tiềm ẩn những nguy cơ: Chỉ trong vòng 3
năm, từ 2001 – 2004, diện tích đất lúa của cả nước giảm 338 nghìn ha. Trong
khi đó để đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai, riêng tại đồng bằng
Sông Hồng, diện tích đất sản xuất lương thực, thực phẩm phải có 615 nghìn
ha đất, trong đó đất trồng lúa mất đi của cả nước đã bằng ½ diện tích cần có
để đảm bảo an ninh lương thực của đồng bằng Sông Hồng nói riêng và của cả
nước nói chung.
1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Theo tài liệu tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc -
Đông Bắc và Trung du Bắc bộ. Yên Bái có phạm vi giới hạn ở toạ độ địa lý từ
21024’ - 22016’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp
tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang,
Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Tính đến 1/1/2013, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha.
Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.088,51 ha, chiếm 85% diện
tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 53.711,31 ha chiếm
8%; diện tích đất chưa sử dụng là 49827,82 ha chiếm 7%.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là
109.319,12 ha; đất lâm nghiệp 474.120,99 ha; đất nuôi trồng thủy sản
1.585,96 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi
nông nghiệp thì đất ở 5.066,88 ha; đất chuyên dùng 15.604,04 ha, còn lại là
đất sử dụng vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất
bằng chưa sử dụng là 713,06 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 45.620,90 ha,
còn lại là núi đá không có rừng cây.
15
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất
phù sa, đất glây, đất đỏ…
1.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
các ngành công nghiệp cũng có những bước phát triển vượt trội, công nghiệp
cơ khí tạo ra cho nông nghiệp nhiều máy móc động cơ, nhờ có máy móc mà
nông nghiệp được cơ khí hóa và cơ giới hóa, công nghiệp hóa học tạo ra
nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại
hóa chất con người đã nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ở mức độ cao và
rất cao trong khoảng thời gian ngắn, công nghiệp năng lượng phát triển tạo
điều kiện cho công cuộc điện khí hóa nông nghiệp nông thôn. Điện cùng với
cơ khí làm tăng năng suất, giảm lao động chân tay, làm cho sản xuất nông
nghiệp đa dạng và phong phú hơn. Tuy nhiên cùng với điều kiện máy móc
ngày càng hiện đại, tác động của hóa chất ngày càng mạnh thì tác động của
con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn.
Hiện tượng hủy hoại thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái sảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới, trước tác động mạnh mẽ và liên tục của con người thì
thiên nhiên cũng phản ứng, chống trả lại gay hắt. Những phản ứng này trong
thiên nhiên thể hiện ở sự hủy hoại nhiều hệ sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sâu
bệnh, dịch bệnh nhiều.
Đứng trước những tác động sâu sắc, có tính hủy hoại đến thiên nhiên và
phản ứng của thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ của thiên nhiên, trước nạn phá
hoại môi trường, hủy hoại tầng ôzôn, khí quyển…Thì vấn đề đặt ra là phải
ngăn trặn những tác động mạnh mẽ đến thiên nhiên, nghĩa là sản suất nông
nghiệp trong thời đại hiện nay không chỉ dựa vào các công cụ máy móc, phân
bón, thuốc trừ sâu, chế phẩm hóa học. Mà sản xuất nông nghiệp phải dựa vào
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 19
2.3.3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét 19
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Khái quát về đánh giá điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vĩnh Lạc 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 22
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện kinh tế – xã hội 26
3.2. Khái quát về tình hình quản lý và sử dụng đất đai 27
3.2.1.Tình hình quản lý đất đai 27
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Lạc năm 2013 27
3.3.2.Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp 33
3.4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đất 34
3.4.1. Hiệu quả kinh tế 34
3.3.2. Hiệu quả về xã hội 37
3.3.3. Hiệu quả về môi trường 38
3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 38
3.4.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 38
3.4.2. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp 39
3.4.3. Định hướng sử dụng đất nuôi trồng thủy sản 40
3.5. Một số đề xuất nhằm sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao 40
3.5.1. Giải pháp chung 40
3.5.2. Giải pháp riêng 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
1. Kết luận 42
2. Đề nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
17
Trên cơ sở nghiên cứu giống cây trồng và mỗi quan hệ của chúng với
môi trường để định hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của
từng vùng.
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cũng chính là xác định các loại
hình sử dụng đất phù hợp với mỗi đơn vị đất đai cụ thể. Định hướng sử dụng
đất nông nghiệp phải dựu trên các căn cứ sau:
+ Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hoặc tiềm năng
nông nghiệp của từng vững.
+ Khả năng cải tại hệ thống tưới tiêu.
+ Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ khả năng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp.
Hiện nay trên thế giới, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp phải
dựa trên cơ sở quan điểm sinh thái và phát triển bền vững trong sử dụng đất
nông nghiêp. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp với những vùng đất mới
khai hoang hoặc chuyển mục đích sử dụng đất khác sang sản xuất nông
nghiệp là sự áp dụng hoàn toàn mới hệ thống giống cây trồng, vật nuôi
nguyên vẹn, còn đối với những vùng đất đã và đang sản xuất nông nghiệp thì
đó là định hướng chuyển đổi các giống cây trồng hiện tại không phù hợp, hiệu
quả thấp sang một hệ thống cây trồng vật nuôi phù hợp hơn và đem lại hiệu
quả cao hơn.
+ Chuyển đổi các giống cây trồng theo quan điểm điểm sản xuất hàng
hóa và đem lại hiệu quả cao. Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường thì sản xuất nông nghiệp phải gắn với
chuyên môn hóa, tập trung hóa. Chuyên môn hóa đòi hỏi người sản xuất phải
có trình độ nhất định. Tập trung hóa sản xuất chính là tập trung vào một vài
sản phẩm chủ yếu mà ở đó sản xuất làm chứa đựng một dạng khoa học kĩ
thuật và tổ chức quản lý cao, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
18
sản phẩm và hạ giá thành phẩm tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm
của mình trên thị trường, (Nguyễn Duy Tính, 1995).
+ chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm,
nhưng được thực hiện ở vùng kinh tế nông hộ ở vùng ít đất. trong điều kiện
kinh tế thị trường hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập người nông
dân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó
không thể áp dụng một hệ thống giống cây trồng nào đó, do vậy chỉ vận động
họ thông qua con đường khuyến nông để nông dân chủ động nắm bắt tình
hình khoa học kĩ thuật, nhanh chóng áp dụng mô hình kĩ thuật vào sản xuất.
Các chủ hộ nông dân căn cứ khả năng của nông hộ để lựa chọn giống cây
trồng thích hợp (Nguyễn Duy Tính, 1995).
+ Chuyển đổi giống cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững, an toàn lương thực.
Đối với nước ta đất đai là nguồn tài nguyên hạn chế, đất chật người đông và
đang trên đà phát triển về mọi mặt do vậy nhu cầu sử dụng đất đai của các
ngành kinh tế là rất lớn, vì vậy đất đai phải được sử đụng đúng mục đích, hợp
lý tiết kiệm theo những quan điểm sau đây:
+ Đất đai phải được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch điều này
đảm bảo được sự thống nhất công tác quản lý đất đai của nhà nước, phát huy
được quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất.
+ Hạn chế mất đất trong sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa.
+ Trong việc sử dụng đất nông nghiệp phải thục hiện theo quan điểm
tích cực: Thâm canh tăng vụ. tăng hệ số sử dụng đất áp dụng khoa học kĩ
thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả cao, khai hoang mở rộng diện tích.
+ Sử dụng đất phải gắn với cải tạo, bảo vệ đất nâng cao độ phì của đất
đâi duy trì, cải tạo môi trường sinh thái để sản xuất được lâu bền.
19
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: Từ 10/06/2014 đến 25/08/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vĩnh Lạc năm 2013
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai xã Vĩnh Lạc.
2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra đánh giá trên cơ sở tài liệu sẵn có (tài liệu thứ cấp)
Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử
dụng đất của xã Vĩnh Lạc, thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích những tài
liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan hữu quan của địa phương (UBND
xã Vĩnh Lạc, UBND huyện Lục Yên).
2.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Được thực hiện theo hướng dẫn của Quy trình đánh giá đất theo FAO ở
Việt Nam do Viện Quy hoạch và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp ban
hành năm 1991.
2.3.3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
Theo phương pháp thông dụng, có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính
Microsoft office Excel…