Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phương thức mưu sinh của dân tộc Gia rai ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.54 KB, 20 trang )

Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Đề tài: Phương thức mưu sinh của dân tộc Gia rai ở Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu: Khái quát chung vấn đề nghiên cứu:.......................................................2
Phần hai: nội dung:.........................................................................................................3
Chương I: Đặc điểm dân tộc Gia rai và môi trường tự nhiên..............................3
Chương II: Hoạt động kinh tế..............................................................................5
1. Trồng trọt:............................................................................................5
2. Chăn nuôi:............................................................................................8
3. Các nghề phụ gia đình:........................................................................9
4. Kinh tế chiếm đoạt:............................................................................10
Chương III: Đời sống xã hội.............................................................................12
1. Quan hệ xã hội:..................................................................................12
2. Quan hệ dòng họ:...............................................................................15
3. Quan hệ hôn nhân và gia đình:..........................................................18
Phần ba: Kết luận:.........................................................................................................19
Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................20
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
1
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Phần mở đầu: Khái quát chung vấn đề nghiên cứu:
Những dân tộc ở Tây nguyên nói chung và dân tộc Gia rai nói riêng dần dần
được giới khoa học chú tâm và giới thiệu trên các sách, báo, tạp chí và để tìm hiểu và
nghiên cứu về các dân tộc thì không thể bỏ qua việc tìm hiểu về nguồn gốc tộc người,
các phương thức mưu sinh cổ truyền, lịch sử của dân tộc, những phong tục cổ truyền,
tập quán canh tác cổ truyền của dân tộc Gia rai. Ở trong đề tài này chúng tôi tập trung
trình bày những vấn đề sau: Mục đích là có một cái nhìn tổng quan về dân tộc Gia rai.
- Đặc điểm dân tộc Gia rai, và môi trường tự nhiên của họ: Ở phần này chúng tôi


tập trung giới thiệu về dân tộc Gia rai, những đặc điểm cơ bản về người Gia rai
và môi trường tự nhiên của họ sinh sống, từ đó họ có những phương thức canh
tác về trồng trọt, chăn nuôi và các hình thức kinh tế chiếm đoạt, các ngành nghề
thủ công nghiệp để phù hợp với điều kiện tự nhiên của dân tộc Gia rai nơi mà họ
đang sinh sống.
- Hoạt động kinh tế của dân tộc Gia rai: Chúng tôi giới thiệu ở đây các phương
thức, các cách trồng trọt, chăn nuôi, các nghề kinh tế phụ gia đình (đan lát, rèn)
và nền kinh tế chiếm đoạt của đồng bào.
- Đời sống xã hội của dân tộc Gia rai: Gồm có các quan hệ trong xã hội (có quan
hệ làng xóm, việc phân chia buôn làng, tổ chức buôn làng và các luật tục được đề
ra cho làng); Quan hệ dòng họ: thì có việc xác đình thân tộc, các thuật ngữ thân
tộc trong dòng họ; Quan hệ hôn nhân gia đình thì có xác định chế độ mẫu hệ,
quyền lực của người phụ nữ, phân công lao động trong gia đình…
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
2
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Phần hai: nội dung:
Chương I: Đặc điểm dân tộc Gia rai và môi trường tự nhiên.
Người Gia Rai cư trú trên một dải đất rộng lớn chạy suốt từ trung tâm tỉnh Gia
Lai – Công Tum đến phía bắc tỉnh Đắc Lắc, tây bắc Phú Khánh và những miền biên giới
tiếp giáp thuộc nước bạn Campuchia.
Gia Rai là tên chính thức của dân tộc. Đó là tên tự gọi một tiếng đồng âm và
cũng có thể đồng nghĩa với từ giơ rai (thác nước). Người giải thích tộc danh Giơ rai
theo nghĩa này cho rằng có lẽ tổ tiên của dân tộc đã từng sinh tụ nơi có nhiều thác ghềnh
của một con sông nào đó: Ia Yun, Ia Pa, Ia Ly…
Tên tự gọi thống nhất là một trong những gương mặt biểu hiện ý thức về khối
cộng đồng tộc người. Ý thức đó đã hình thành trong quá trình lịch sử để cấu kết thành
nhóm Gia Rai. Ngược lại bốn, năm thế kỷ về trước xã hội Gia rai cũng đã có thời kỳ

phát triển. Với những sự kiện đáng ghi nhớ về ảnh hưởng rộng rãi của Vua Lửa (Pơ tao
Pui), Vua Nước (Pơ tao Ia) đã được nhiều sách sử nhắc tới.
Dân tộc Gia rai hiện nay còn có những nhóm địa phương sau: xuất phát từ thói
quen và nhận thức của đồng bào việc phân chia nhóm địa phương có thể căn cứ vào
vùng địa lý; sự khác biệt trong các chi tiết của một số phong tục, tập quán và cách phát
âm khác nhau trong ngôn ngữ. Hiện nay có thể chia làm năm nhóm chính như sau:
1. Gia rai Chor (Cheo Reo hay Phun):
Chor (chuôr) là thung lũng lòng chảo. Đuốc cũng như La – phông còn dịch là <vùng
thấp> hay vùng đất râm mát, ẩm ướt. Cheo Reo là do phiên âm của Chu và Chreo – tên
hai tù trưởng nổi tiếng cuối thế kỷ XIX của vùng này. Phun (pơphun) bghiax là gốc.
Đồng bào cho rằng người Gia rai ở vùng này còn bảo lưu nhiều đặc điểm mang tính
chất điển hình cho nhóm Gia rai.
2. Gia rai Hđrung:
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
3
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Hđrung là tên một ngọn núi lửa đã tắt, nằm ở ngã ba quốc lộ 14, 19 cách thị xã Plây Cu
8km về phía đông nam. Theo đồng bào, một bộ phận tổ tiên người Gia rai đã từng sinh
tụ quanh ngọn núi này, sau dần dần họ mới tỏa đi ở khắp các nơi khác.
3. Gia rai Aráp:
Aráp là tên một con voi có bốn ngà trong một câu chuyện huyền thoại. Xưa có bốn
chàng trai Gia rai đi săn đuổi con voi. Săn mãi không bắt được, về sau voi mệt mỏi tự
quay về chết trước mặt họ. Aráp là tên một ngọn núi đá ở phía đông Công Tum – nơi
ranh giới giữa vùng người Ba na và Gia rai. Núi ấy cũng lấy tên con voi có bốn ngà (voi
Aráp). Đây là nhóm cư dân vốn gần gũi với người Ba na nên mang nhiều nét đặc trưng
khác với nhiều nhóm địa phương Gia rai ở các nơi.
4. Gia rai Mthur:
Nằm gọn trong địa vực giáp ranh giữa các vùng cư trú của ba dân tộc nói chung một hệ

ngôn ngữ - Gia rai, Ê đê, Chăm. Đó là những dân tộc được hình thành và phát triển từ
một cuội nguồn, nên rất gần gũi nhau, thậm chí còn có những nét thống nhất trên các
mặt phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa. Bởi vậy hiện nay có hiện tượng đồng bào
Mthur tự giác nhận mình ở trong thành phần của hai dân tộc Ê đê hoặc Gia rai.
5. Gia rai Tbuăn (Puôn):
Cư trú suốt dải biên giới Việt Nam – Campuchia. Ở nước bạn đồng bào sinh tụ ở dọc
sông Xê Xan nên có thể đồng bào cũng tự nhận là nhóm gọi theo tên dòng sông này.
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
4
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Chương II: Hoạt động kinh tế.
1. Trồng trọt:
Người Gia rai lấy kinh tế trồng trọt làm gốc, trong đó việc trồng lúa có tính chất
quyết định cuộc sống của cư dân.
Ở mức độ kỹ thuật phát triển còn thấp, nền sản xuất nông nghiệp cổ truyền của
đồng bào còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tuy nằm hoàn toàn trong đới khí
hậu nóng vùng cư trú của họ lại phân chia thành hai vùng khí hậu khác nhau. Vùng đất
đỏ badan, cao nguyên Plây Cu mát mẻ và vùng thung lũng đất cát Ayun Pa, Krông Pa
nóng nực. Đất đai tuy bằng phẳng, màu mỡ, nhưng sông suối lại thấp và không đều
khắp, không thuận lợi lắm cho việc làm thủy lợi theo phương pháp thủ công.
Cây lúa không thể phát triển được trong vùng đất cạn. Bởi vậy việc trồng trọt
được tiến hành hoàn toàn trong mùa mưa. Nước mưa đối với cư dân nông nghiệp vốn đã
quí, đặc biệt với người Gia rai càng quí hơn. Nơi nào có nước mưa ứ đọng thành hồ, ao,
chuôm, vũng, nơi đó thường biến thành khu trồng trọt trù phú. Đnao là tên chỉ những
nơi trũng thấp và thường có nước đủ để con người có thể trồng trọt được ngoài ra,
những vùng đất khác đều gọi chung là glai rưng – rừng, hoặc chử - núi. Đây vừa là đất
làm nương theo kiểu phát đốt trồng tỉa vừa là vùng hoang vu.
Trước cách mạng, nông nghiệp dùng cuốc chiếm ưu thế trong đại bộ phận người

Gia rai. Mặc dù việc thuần dưỡng gia súc, đặc biệt việc nuôi trâu có rất sớm, nhưng trâu
ở đây vẫn chưa dùng làm sức kéo trong nông nghiệp.
Đồng bào đã biết phân chia đất đai ra làm hai loại. Đất không canh tác được gọi
bằng các thuật ngữ: dế, tná, lơn. Đất trồng trọt được gọi là hma – một thuật ngữ vốn gốc
chỉ riêng nương rẫy; nay đã được dùng chỉ cả ruộng đồng, vườn tược…Tùy từng đối
tượng trồng trọt cụ thể mà có tên gọi riêng.
Hma mnai (moa dế, moa pú) là những khoảnh đất trồng trọt ở trạng thái nửa
vườn, nửa nương thuộc quyền sở hữu của các gia đình. Ở thung lũng Cheo Leo, loại đất
này tập trung vào giải ven sông Ia Yun và Ia Pa bằng phẳng. Tuy nhiên, những mảnh đất
này vẫn ở địa thế cao chưa biến thành ruộng nước để trồng lúa được.
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
5
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Hma mnai còn tương ứng với dang là vườn, đồng bào ở quanh thị xã Plây Cu đã
có loại đang gá sang (vườn quanh nhà).
Trên các thửa hma mnai dang. Người ta trồng các loại cây ăn quả: chuối, mít,
dứa, đu đủ, mía, rau xanh, vừng, cà, tỏi, hành, bầu bí…cây có chất bột: khoai lang,
mạch, ý dĩ, sẵn, kê, kê chân vịt (gao)…Ở quanh vùng Ayun Pa người ta còn trồng bắp.
Nếu ở ven sông hay soi bãi, đồi thì trồng lúa sớm xen với bắp.
Hma rưng (hma ró). Thuật ngữ rưng có nghĩa là rừng. Mảnh đất nào đang trồng
lúa thì gọi là hma hay hma rưng. Khi bỏ hóa người ta gọi mảnh đất đó là hma ksor.
Cũng như việc làm nương rẫy ở các dân tộc miền núi khác, khi tiến hành làm hma bao
giờ cũng bắt đầu bằng động tác phát, ngả cây rừng, để cho khô nó rồi đốt. Sau đó tiến
hành dọn, cuốc, xới đất chờ mưa xuống thì gieo trồng. Ở người Gia rai rẫy thường chỉ
làm hai vụ rồi bỏ hóa. Rẫy làm năm đầu gọi là hma tna chưa cuốc xới. Từ năm thứ hai
trở đi nếu vẫn trồng trọt, đất đều gọi là hma pú (a pú) hay hma dir. Ở đây khâu cuốc đất
mới được xem trọng. Chu kỳ bỏ hóa khoảng từ 8 – 12 năm. Sau khi rừng tái sinh chủ
rẫy bắt đầu trở lại canh tác.

Hma đnao và hma ia – đnao là nơi thấp có nước đọng thành ao, chuôm, đầm
nước có lau lách mọc. Hma đnao là ruộng được khai phá từ các đầm lầy, quanh năm có
nước. Hma ia là ruộng được tạo ra bởi những mảnh rẫy lâu năm ở vùng đất trũng. Bình
thường hma ia không có nước, trời mưa xuống nước đọng lúc đó việc canh tác mới bắt
đầu làm được. Đồng bào còn gọi là na (hma na) – một từ có gốc Tày – Thái.
Hma đnao (ia) là đất chuyên canh lúa. Hiện nay người ta đã dần dần chuyển nó
thành ruộng nước, làm cơ sở sản xuất vững chắc cho công cuộc định canh, định cư.
Vì đất hma rất phức tạp nên người ta phải làm nhiều loại cuốc khác nhau.
Vùng hma rưng thường có nhiều gốc cây cụt và đá nên phải sử dụng knông, một
loại cuốc cầm một tay, hẹp bản (6 cm), nhưng lại dài (20 cm), có tác dụng xới đất xen
đá và gốc cây, có nhiều khe kẽ hiểm hóc.
Khi chỉ cần xới cỏ, cuốc sơ đất, không đòi hỏi tới độ sâu thì dùng chông, một
loại cuốc nhỏ cầm một tay, dùng rất phổ biến ở hầu khắp vùng Tây Nguyên.
Làm cỏ ở vùng đất có độ dốc cao thì dùng knor. Có thể gọi đây là một thứ cuốc
giẫy cỏ làm bằng một miếng sắt đánh bẹt đầu tựa con dao rựa, vuốt nhỏ thuôn đều về
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
6
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
phía đuôi, rồi uốn cho quẹo và tra vào cán tre hay gỗ. Đây là loại công cụ rất phổ biến ở
hầu khắp cư dân nương rẫy ở nước ta.
Dọn cỏ, dùng cào để kéo chất thành đống rồi đốt. Ở một số vùng Gia rai, chiếc
cào không giống các loại thông thường ta vẫn thấy. Nó là một loại công cụ làm bằng gỗ
có ba răng. Khi dọn cỏ nương, người ta cũng cầm cào một tay như cuốc để cào (hsar) và
xới (chố).
Cuốc bàn là một loại công cụ dùng rất phổ biến. Đồng bào gọi là chong (achong).
Đối với đất bằng như hma mnai, hma đnao, hma ia thường chỉ thấy cuốc bàn.
Xưa kia, vì không kiếm được cuốc lưới sắt, đồng bào đã dùng xương bả vai trâu,
đem đẽo gọt tạo ra chuôi cầm làm cuốc.

Cung như các cư dân khác sống ở vùng núi Tây Nguyên, đồng bào dùng các loại
dao: rbóc, tgạ và rìu (giông) để phát nương rẫy. Động tác chọc lỗ, gieo hạt ở người Gia
rai cũng khác với nhiều dân tộc khác. Đàn ông cầm hai chiếc gậy vót nhọn chọc lỗ với
một động tác liên tiếp khá nhanh. Chọc hết lượt khắp vùng đất trồng rồi mới lấy hạt
giống đã bỏ sẵn vào ống nứa, dốc ra tay tra xuống lỗ. Đến mùa thu hoạch, phổ biến vẫn
là động tác suốt từng bông bằng đôi bàn tay trai cứng của mình. Họ tuốt lúa bỏ vào gùi
quẩy về nhập kho (hgiai pđai), dựng ngay cạnh hma. Nay ở một số nơi, đồng bào đã
dùng liềm.
Giống lúa đã có hàng chục loại thích nghi với từng vùng khí hậu và loại đất.
Thóc tẻ (pđai), lương thực chính của họ, có các loại: mching, blá, bla, cham, diênh, han,
ptoanh, pdô…trừ một số nơi làm ruộng nước, người ta gieo mạ cấy lúa, còn thường vẫn
gieo thẳng. Năng suất lúa ở đây khá cao. Ngoài lúa tẻ , đồng bào còn gieo trồng lúa nếp
(pđai nhar) ngô, bo bo (pđai brếch), sẵn.
Để có thể chủ động trong sản xuất và sinh hoạt, đồng bào đã định ra được lịch
nông nghiệp. Xu thế làm ăn theo dương lịch hiện nay đang ngày càng phổ biến. Tuy
nhiên người Gia rai vẫn chưa quên lịch tính theo chu kỳ sản xuất và sinh hoạt riêng của
mình. Tháng giêng bắt đầu tính từ những ngày có giọt mưa rơi trên mặt đất, bắt đầu sau
tháng khô hanh. Đó cũng là lúc những hạt giống đầu tiên của vụ sản xuất được gieo
xuống vùng hma.
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
7
Bài tiểu luận: Các loại hình kinh tế - văn hóa.
Nhìn trên lịch ta thấy công việc sản xuất của đồng bào khá khẩn trương, đòi hỏi
phải tăng cường độ lao động trong những tháng cần thiết để kịp thời vụ. Ở đây họ lấy
khâu trồng tỉa làm mốc để định ra ngày mở đầu của vụ sản xuất. Các công việc đồng
áng phải dồn vào mùa khô (từ tháng 7 đến tháng 11 theo lịch Gia rai). Trước khi bước
vào hai tháng 11, 12 để nghỉ ngơi , mọi việc sản xuất được coi như đã hoàn tất vừa thu
hoạch xong vụ mùa, lại chuẩn bị được đất đai cho vụ tới. Tháng 12 mang tên blan vơr

(tháng quên) “quên” cầm cuốc, rìu, rựa; “quên những ngày tháng lao động.
Trồng trọt là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng không phải duy nhất. Do những nhu
cầu cần thiết của cuộc sống con người đã phải mở rộng nhiều hoạt động kinh tế khác.
Về mặt này ta thấy ở người Gia rai đã nổi lên những nét đặc biệt trên các lĩnh vực: chăn
nuôi, nghề phụ gia đình và săn bắn.
2. Chăn nuôi:
Chăn nuôi gia đình là một trong những ngành hoạt động kinh tế phát triển rất
sớm ở người Gia rai. Họ nuôi khá nhiều gia súc, trong đó có: trâu, bò, ngựa, voi, lợn,
gà…
Trâu nuôi để phục vụ cho lễ thức tôn giáo và để trao đổi lấy những vật phẩm cần
thiết cho đời sống. Trước đây, mỗi gia đình thường nuôi từ năm ba đến 15 con trâu trở
lên. Trâu đã được chọn làm vật nngang giá trong việc trao đổi những vật quý. Có những
chiếc chiêng Lào trị giá tới 15 – 20 con trâu, ché (túc) có loại phải đổi 30 con trâu, nô lệ
từ 1 – 5 con trâu.
Xưa việc nuôi ngựa cũng phát triển. Ngựa dùng để cưỡi, thồ hàng, dùng trong
việc săn bò tót và làm vật trao đổi với thương lái từ Lào và Campuchia sang hoặc từ
vùng xuôi tới.
Tây Nguyên nói chung hay vùng Gia rai nói riêng vốn là đát nuôi voi. Voi không
những để cưỡi, thồ như ngựa mà còn được sử dụng để káo gỗ. Người Gia rai chưa biết
bắt voi rừng về nuôi, mặc dù đất của họ cũng là quê hương của loài dã thú này. Theo
đồng bào, người Gia rai chưa biết huấn luyện voi chọi, như ở cao nguyên Bôlôven
(Lào).
Lương Văn Đoàn
Lớp: VHK31
MSSV: 0711443
8

×