Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

bài dự thi dạy học môn ngữ văn tích hợp liên môn với các môn học khác ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 20 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
Tên chủ đề:
DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÍCH HỢP LIÊN MÔN
VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC Ở TRƯỜNG THCS
Môn học chính của chủ đề: NGỮ VĂN
Các môn được tích hợp : ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ
MỸ THUẬT- GDCD
Nhóm tác giả : Đinh Thị Hồng Châm
Nguyễn Thị Nga
Giáo viên môn : Ngữ văn - Mỹ thuật


NĂM HỌC 2014 - 2015
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN
Địa chỉ: Số 181 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung,
quận Đống Đa, Hà Nội
Sđt: 0936354812 – Email:
THÔNG TIN VỀ
NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP LIÊN MÔN DÀNH CHO GIÁO VIÊN THCS
1. Họ và tên giáo viên: ĐINH THỊ HỒNG CHÂM
- Môn : Ngữ văn
- Ngày sinh : 14/9/1974
- Điện thoại : 0983.258.391
- Email :


2. Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ NGA
- Môn : Mỹ thuật
- Ngày sinh : 4/8/1974
- Điện thoại : 0985.699.778
- Email :

2
PHIẾU MIÊU TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DẠY HỌC NGỮ VĂN TÍCH HỢP VỚI BỘ MÔN:
ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ, MỸ THUẬT, GDCD
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Mục tiêu:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt
động dạy học nói chung và dạy Ngữ văn nói riêng. Đây được coi là một quan
niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tích cực của học sinh, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục. Đó còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kiến thức
có mối quan hệ gần gũi mật thiết với nhau để chúng hỗ trợ tạo nên một khối
lượng kiến thức tổng hợp vững chắc nhằm giúp người học có đủ khả năng
giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giữa các môn
học có mối quan hệ gần gũi. Ví như giữa Ngữ văn và Lịch sử có mối quan hệ
mật thiết. Kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, Lịch sử sẽ cung cấp
những tư liệu quý mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức tác phẩm văn học một
cách rõ ràng. Như học đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” của
Ngô Tất Tố - Ngữ văn lớp 8 tập I), học sinh sẽ hiểu được những thuế, những
sưu mà nhân dân ta phải gánh chịu. Từ đó biết cảm thông sâu sắc cho tình
cảnh của người nông dân Việt Nam, họ làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất,
bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống.
- Ngược lại Lịch sử cũng góp phần giúp người học văn hiểu sâu sắc và

toàn diện hơn nhiều vấn đề. Khi học một tác phẩm văn học, người học cần
phải hiểu, biết được hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm. Điều đó chi phối rất
3
mạnh đến cảm xúc và các cung bậc tâm trạng của tác giả. Từ đó học sinh mới
nắm bắt được dụng ý cũng như thông điệp mà tác giả gửi gắm.
- Môn Ngữ văn cũng rất cần tích hợp với môn Mỹ thuật:
+ Ngôn ngữ hội họa thuộc nhóm nghệ thuật không gian tĩnh, tạo hình sự
vật một cách cụ thể, đứng yên, hình ảnh được xây dựng theo ấn tượng thị
giác. Khi hiểu được nội dung của tác phẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để học
sinh dựng được những hình ảnh, những không gian đa sắc màu. Thông qua
môn Mỹ thuật giúp các em tìm hiểu về cái hay cái đẹp trong cuộc sống, tạo
nên sự say mê sáng tạo. Ngoài ra còn hình thành thị hiểu thẩm mĩ, khả năng
tư duy độc lập, giúp các em học tốt môn Ngữ văn.
+ Tranh chân dung là tranh vẽ về một người hoặc một mẫu người nào đó,
như chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà trí thức có công
với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bè bạn, có khi là một
mẫu người mình thích, gợi cảm có khi tự họa Dù cụ thể hay mang tính chất
chung, tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực chứ không
phải người vẽ bịa đặt ra. Nếu có sự tưởng tượng (với ý nghĩa sáng tạo) thì
tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực (con người mà
người vẽ được nhìn thấy, được biết tới trong cuộc sống hoặc trong các tác
phẩm văn học, thơ, ca )
+ Đối tượng diễn tả chính của tranh chân dung là con người, vì vậy, một
bức chân dung phải đạt được hai yếu tố: tả được ngoại hình và nội tâm nhân
vật. Có nghĩa là về mặt hình thức phải giống đối tượng, mặt khác nhân vật ấy
trông sinh động, có hồn, phản ánh được nét đặc trưng nhất của tính cách và
tâm trạng nhân vật. Ngoài ra đôi khi tranh chân dung cũng phản ánh được tính
giai cấp, tính xã hội, tính thời đại của nhân vật.
+ Tranh phong cảnh: là loại tranh miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (biển,
trời, mây, nước ) và những hiện tượng của thiên nhiên (bình minh, hoàng

hôn, trăng thanh, mưa, chiều nắng đẹp ) Vẽ tranh phong cảnh không đơn
4
thuần là mô phỏng cho giống cảnh và hiện tượng. Người vẽ phải thông qua sự
cảm thụ của mình mà truyền vào tranh một cảm xúc, tình cảm hoặc một ý
tưởng nào đó về tự nhiên. Thông qua những bức tranh phong cảnh người xem
cảm nhận được những đặc trưng riêng của từng vùng từng miền.
+ Tranh lịch sử: Phản ánh về các sự kiện lịch sử hay các nhân vật lịch sử.
Nội dung tranh ch sử không thể tách rời lịch sử, phải trung thành với sự thật
lịch sử. Người vẽ phải nắm được tát cả các tài liệu, kiến thức về lịch sử, xã
hội, con người. Sau đó biết khái quát hóa các sự kiên lịch sử Để miêu tả tội
ác man rợ của thực dân Pháp đối với người tù cộng sản trong nhà tù Côn Đảo,
nơi được coi là “địa ngục trần gian” . Những cảnh thực dân Pháp tra tấn dã
man được đưa vào tranh như một chứng tích để khơi dậy lòng căm thù giặc
sâu sắc đồng thời giáo dục học sinh lòng yêu nước thiết tha và cảm phục khí
phách hiên ngang lẫm liệt của người tù Cách mạng. Chất liêu chì than: Một
chất liệu đơn giản dễ tìm, dễ kiếm, dễ sử dụng đã được sử dụng trong giờ học,
để đạt hiệu quả cao.
Như vậy dạy học theo quan điểm tích hợp sẽ góp phần xóa bỏ lối dạy học
khép kín, tách biệt với các bộ môn, cô lập các kiến thức, kỹ năng vốn có liên
hệ mật thiết với nhau.
2. Phạm vi:
Tích hợp liên môn trong bài học “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu
Trinh
(Ngữ văn lớp 8- tập I):
- Môn Ngữ Văn
- Môn Địa lý
- Môn Lịch sử
- Môn Mỹ thuật
- Môn GDCD
5

3. Đối tượng dạy học của bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh:
Học sinh lớp 8NK (39 em)
4. Ý nghĩa, tầm quan trọng của dạy học liên môn:
- Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Ngữ Văn, giúp
học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Giờ học sẽ trở nên sôi nổi, sinh động hơn vì không có giáo viên là
người trình bày mà cả học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến
thức, từ đó phát huy được tính cực, năng động sáng tạo của học sinh.
- Tạo cho học sinh một thói quen tư duy, lập luận khi xem xét một vấn đề
phải đặt chúng trong hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức được vấn đề
một cách thấu đáo, toàn diện và sâu sắc.
- Rèn cho học sinh khả năng “đọc” ngôn ngữ hội họa, hiểu được nội
dung cũng như tư tưởng mà tác giả muốn đề cập đồng thời giáo dục tư tưởng,
tình cảm, nếp sống đẹp cho học sinh qua bài học. Ngoài ra việc tích hợp liên
môn còn giúp học si nh hiểu kỹ hơn về những giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
với dân tộc, hiểu được khí phách hiên ngang lẫm liệt của những chiến sĩ yêu
nước những năm đầu thế kỷ XX.
5. Thiết bị dạy học:
- Bài soạn của giáo viên
- Bài giảng điện tử
- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam
- Giấy vẽ, chất liệu chì than
- Các tư liệu kèm theo
6
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT DẠY LIÊN MÔN QUA BÀI:
“ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN” CỦA PHAN BỘI CHÂU
- Thơ trong tù là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam giai
đoạn đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ trong
buồng giam tăm tối của ngục tù đã dõng dạc vang lên những lời thơ bất khuất
mang theo hào khí của một Đại Việt không chịu cúi đầu. Nhà ngục của thực

dân đế quốc, đó là nơi mưu toan chôn vùi ý chí chiến đấu của con người, là
bóng đen mờ mịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy rình rập sự sống. Vậy
mà đối với Phan Châu Trinh, đó chỉ là nơi thử lửa, là “nhà trọ” cho những
bước chân bôn ba Cách mạng tạm dừng. Bằng cảm xúc mãnh liệt, bài thơ
“Đập đá ở Côn Lôn”, như một khúc tráng ca vĩ đại và hào hùng, đã thể hiện
rõ phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt
lên hoàn cảnh tù đầy của nhà chí sĩ Cách mạng Phan Châu Trinh.
- Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh sẽ giúp học sinh
hiểu rõ hơn vẻ đẹp của tác phẩm, chân dung của nhà yêu nước vĩ đại và khí
phách của cả một dân tộc anh hùng:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy tram hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh
7
1. Tích hợp với môn Địa lý:
- Thông qua một địa danh được nhắc đến trong bài thơ là Côn Lôn, nhờ
kiến thức của môn Địa lý đã giúp học sinh biết được vị trí địa lý của địa
danh này.

- Côn Lôn còn có một tên gọi khác là Côn Đảo, đó là một quần đảo ngoài
khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách sông Hậu 45 hải lý, cách Vũng Tàu
97 hải lý, có cùng kinh độ với thành phố Hồ Chí Minh (106
0

36') và cùng vĩ độ
với Cà Mau (8
0
36'). Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, tổng diện tích là
76km
2
.
8
2. Tích hợp với môn Lịch sử:
- Ngày 1/2/1862, thực dân Pháp ký quyết định thành lập nhà tù Côn
Đảo để giam cầm những người yêu nước. Từ đó chúng biến Côn Đảo thành
địa ngục trần gian. Vậy tại sao nhà tù Côn Đảo lại được gọi như vậy?
Kiến thức Lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tội ác dã man của thực
dân Pháp:
+ Đây là một nhà tù nằm trơ trọi giữa biển khơi, tách biệt hẳn với đất
liền, khí hậu ở đây thì vô cùng khắc nghiệt.
+ Tại nhà tù này thực dân Pháp đã áp dụng những kiểu đầy ải, tra tấn tù
nhân một cách dã man, tàn nhẫn, độc ác và vô nhân đạo nhất. Chúng không
những đầy đọa con người về thể xác mà còn quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý
chí, lý tưởng của những người tù yêu nước. Những kiểu tra tấn tại nhà tù Côn
Đảo thật khủng khiếp. Chính vì thế mà không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả thế
giới đều phải thốt lên: Đây chính là một địa ngục trần gian kinh khủng nhất.
9
Nhưng cũng tại nơi này, đã tôi luyện bản lĩnh cho những người tù yêu nước.
Phan Châu Trinh là một trong số những tù nhân Cách mạng tại đây.
- Ngoài ra kiến thức Lịch sử còn giúp học sinh hiểu rõ cuộc đời và sự
nghiệp của nhà yêu nước vĩ đại Phan Châu Trinh:

+ Cuộc đời: Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng
Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện

Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ
sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh. Mẹ ông là Lê Thị
Trung, con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm,
huyện Tiên Phước.
10
+ Sự nghiệp: Năm 1892 ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Khoa Canh
Tý (1900) Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm
sau (1901) triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng đồng khoa với tiến
sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người
anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì
được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ. Năm 1905 ông từ quan, rồi cùng với hai bạn
học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng làm một cuộc Nam du, với
mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Năm 1906,
ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý
kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây và
xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này. Tháng 3 năm 1908, phong trào
chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và Chính phủ bảo hộ
Pháp đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong
trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt
Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam
triều đều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những
người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội,
họ buộc lòng phải kết ông án (tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn
dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Đảo ngày 4 tháng
4 năm 1908.
- Phan Châu Trinh vốn xuất thân là nhà Nho nhưng lại là con người tiên
tiến của thời đại mới. Ông đau đớn, xót xa cho đồng bào phải chịu cảnh lầm
than nô lệ nên đã say sưa cổ động duy tân đất nước, đánh đuổi giặc thù. Đang
hoạt động Cách mạng thì ông bị bắt giam. Trong tù, ông đã làm thơ để bày tỏ
chí khí của mình.

- Phan Châu Trinh vừa là một nhà Cách mạng, đồng thời là một người
giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất đanh thép, thơ
trữ tình thì thấm đẫm tinh thần yêu nước, ngùn ngụt nhiệt tình cứu nước cứu
11
dân. Theo Giáo sư Lê Trí Viễn: Phan Châu Trinh là con người ưu tú, cốt
cách dân tộc đã bồi thêm khí tiết đại trượng phu, nên đã sớm coi đó là trường
học thiên nhiên, làm trai thế kỷ XX phải nếm trải, hơn nữa đã vì quốc dân mà
hy sinh thì gặp tù đầy cũng chẳng chút gì buồn. Cái thung dung, khảng khái
từ đó mà ra.”
- Ông là tác giả của một số tác phẩm tiêu biểu. (Kiến thức văn học sẽ
giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự nghiệp sáng tác của Phan Châu Trinh):
- Kiến thức Lịch sử còn giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh sáng tác của
bài thơ:
+ Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn
trong phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nên bị bắt đầy ra Côn Đảo; đến
tháng 6 năm 1910, nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền (Pháp), ông mới
được tha. Khi mới vào tù, để khẳng định chí khí, để khẳng định chí khí của
mình và động viên khích lệ tinh thần của các bạn đồng chí trong tù, Phan
12
Châu Trinh đã viết vào một mảnh giấy như sau: “Đây là một trường học thiên
nhiên. Mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỷ XX này, không thể không
nếm cho hết.” Sau đó mảnh giấy ấy được chuyển đi khắp nhà giam. Bài thơ
“Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác chính trong giai đoạn Phan Châu Trinh bị
đày tại đảo này, gắn với hoàn cảnh hiện thực khi ông và các bạn tù khác bị bắt
lao động khổ sai đập đá.
+ Tựa đề của bài thơ đã cho phép người đọc hình dung cụ thể hoàn cảnh
của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ.
3. Tích hợp với môn Mỹ thuật:
- Không phải ai cũng như Phan Châu Trinh, giữa chốn địa ngục của nhà
tù mà vẫn giữ được khẩu khí ngang tàng:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con.
- Đây có lẽ là hai câu thơ sâu sắc và giàu ý nghĩa nhất, kết tinh tư tưởng
và tỏa sáng toàn bài, nên giáo viên cần định hướng và nâng đỡ sự sáng tạo của
học sinh để qua đó giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc về hình ảnh
người tù Cách mạng.
- Giáo viên định hướng cho học sinh:
+ Có thể phân tích hai câu thơ để khắc họa lên hình ảnh người tù
Cách mạng hiên ngang lẫm liệt giữa chốn lao tù. (Ở hai câu thơ cuối, cảm
hứng lãng mạn hào hung cùng mạch thơ khoa trương tiếp tục được đẩy
lên đỉnh điểm. Kết tinh tư tưởng và tỏa sáng toàn bài là hình ảnh thơ
mang đậm chất sử thi. Hai chữ “Vá trời” được lấy từ điển tích bà Nữ Oa
đang tạo lập ra thế giới, để khẳng định tầm vóc oai phong lẫm liệt cùng
sức mạnh phi thường của người tù Cách mạng, đồng thời thể hiện một
chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa lớn lao mà người tù đang
theo đuổi. Đang hoạt động bị sa vào chốn tù đầy, người anh hùng chỉ xem
13
là lúc “lỡ bước” thường tình. Qua đó người đọc cảm nhận được ý thức
của tác giả về trách nhiệm thiêng liêng cao cả với đất nước, muốn làm trụ
cột cho nước nhà. Xuất phát từ ước nguyện ấy, ông đã xác định: gian khổ
trên con đường đấu tranh Cách mạng chỉ là việc thường, việc nhỏ là điều
tất yếu sẽ vượt qua.
+ Tuy nhiên cũng có học sinh biết vẽ, yêu môn Mỹ thuật, nên các em có
thể phác họa bức chân dung của Phan Châu Trinh hiên ngang lẫm liệt trong
cảnh tù đầy.
+ Khi học sinh đã hiểu được nội dung của hai câu thơ, các em có thể
khắc họa hình ảnh người tù Cách mạng oai phong lẫm liệt qua bức chân dung:
14

(Bức chân dung Phan Châu Trinh do nhóm hs lớp 8NK vẽ)

- GV lưu ý học sinh: Để hiểu và cảm về một con người, một người tù
Cách mạng oai phong, lẫm liệt giữa chốn lao tù như Phan Châu Trinh, học
sinh không chỉ diễn tả bằng ngôn từ mà có thể tái hiện lại bằng bức tranh chân
dung của chính Phan Châu Trinh. Bức tranh nhân vật ấy không chỉ được vẽ
trên giấy trắng, bằng đôi bàn tay khéo léo cùng các loại bút màu mà bức chân
15
dung ấy phải được vẽ bằng cả tấm lòng yêu mến, tự hào, bằng sự trân trọng
ngưỡng mộ của học sinh dành cho nhà yêu nước vĩ đại Phan Châu Trinh: hiên
ngang lẫm liệt trong cảnh tù đầy.
4. Tích hợp với môn Giáo dục công dân:
Trong thời loạn lạc, Phan Châu Trinh đã xác định rất rõ quan niệm về chí
“làm trai”. Còn bây giờ, trong thời đại mới, thời kỳ hội nhập thì học sinh thấy
quan niệm ấy như thế nào? Hay nói cụ thể, trong điều kiện của trường mình,
nhà trường kỳ vọng rất nhiều ở các em, thì các em có suy nghĩ gì?
- Giáo viên để học sinh tự do phát biểu
- Giáo viên chốt lại: Quan niệm của Phan Châu Trinh hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên khi chúng ta học tập, hay vận dụng quan niệm ấy cần phải linh
hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Hãy sống hết mình, hãy biết
chinh phục những khó khăn gian khổ trong công việc đời thường để biến ước
mơ trở thành hiện thực, để sống có ý nghĩa hơn Mong rằng mỗi con học
sinh luôn vững vàng, tự tin trong hành trình phía trước
IV. Kiểm tra, đánh giá
Sau quá trình dạy học theo chủ đề, chủ điểm của môn Ngữ văn có nội
dung liên quan đến nhiều môn học, đồng thời gắn với thực tiễn, tôi đã thu
được những ưu điểm và hạn chế như sau:
1. Ưu điểm:
- Về kiến thức: Học sinh đã tiếp thu được những đơn vị kiến thức đầy đủ,
phong phú toàn diện và sâu sắc. Cụ thể là từ những môn học riêng lẻ, học sinh
đã tích hợp được những điều muốn tìm hiểu, khám phá về chủ đề, chủ điểm
thích hợp. Học sinh sẽ thu thập những kiến thức từ thực tiễn, từ các phương

tiện thông tin đại chúng như Internet, tivi, báo đài, hay qua phỏng vấn để
làm phong phú thêm những kiến thức của các bộ môn riêng rẽ từ Chương
trình, từ Sách giáo khoa
16
- Về kỹ năng: Học sinh được phát triển tư duy phán đoán, năng lực sáng
tạo ở mức cao hơn như phân tích, đánh giá sau đó tổng hợp các vấn đề theo
hướng tích hợp để tạo thành những chủ đề, chủ điểm của bộ môn.
- Giờ học rất sôi nổi, học sinh hoàn toàn tự tin chủ động, tích cực trong
việc tìm hiểu khám phá các đơn vị kiến thức.
- Các hoạt động của học sinh: phong phú đa dạng góp phần đáp ứng
được mục tiêu đào tạo những con người có năng lực hoạt động tích cực, linh
hoạt chủ động sáng tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội.
- Về phía giáo viên: Cung cấp thêm cho giáo viên lượng kiến thức phong
phú đa dạng, để giáo viên hiểu thêm tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện.
2. Hạn chế:
- Giáo viên còn gặp một số khó khăn trong mỗi bài học. Chương trình
Sách giáo khoa còn nặng nên nhiều khi việc tích hợp liên môn bị chồng chéo
- Học sinh phải học nhiều môn nên thời gian đề giáo viên hướng dẫn cho
học sinh ở trên lớp và thời gian để học sinh hợp tác làm việc nhóm ngoài giờ
lên lớp còn hạn chế.
VI. Kết quả học tập của học sinh
- 100% học sinh hiểu bài, yêu thích môn học, đáp ứng tốt mục tiêu cần đạt.
- Từ một môn học, học sinh có thể hiểu được nhiều đơn vị kiến thức
của nhiều môn nên các em có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về nội
dung bài học.
- 100% học sinh hứng thú với cách học này và từ đó các em có niềm đam
mê với bộ môn.
- Học sinh được chủ động khám phá các đơn vị kiến thức, nên cách học
này đã khơi dậy trong mỗi em sự say mê sáng tạo.
- Học sinh được rèn luyện các kỹ năng cần thiết, giúp các em mạnh dạn,

tự tin tỏa sáng trong học tập.
17
- Qua bài học giúp các em có lối sống lành mạnh, biết hướng tới những
điều Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống


18
LỜI KẾT
Trên đây là một vài suy nghĩ của nhóm chúng tôi trong vấn đề dạy học
tích hợp các môn học khác như Địa lý, Lịch sử, Mỹ thuật, Giáo dục công dân
vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi
nhận thấy cách dạy học này rất hiệu quả, mang nhiều tính khả thi. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân chúng tôi còn gặp nhiều hạn chế.
Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các đồng
nghiệp, bạn bè để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện, tạo ra một sân chơi trí
tuệ lí thú và bổ ích cho học sinh để khuyến khích các em ngày một tự tin, đam
mê, sáng tạo và tỏa sáng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Thay mặt nhóm tác giả

Đinh Thị Hồng Châm
19
MỤC LỤC
Trang
20

×