Đề tài: Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực thẩm định giá tại các trường đại học
ở Việt Nam hiện nay.
1
MỤC LỤC
2
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Thẩm định giá là một hoạt động tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế
xã hội. Ngay từ đầu những năm 1940, thẩm định giá được thừa nhận là một nghề
có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù
hợp với thị trường. Đặc biệt, trong những năm sau thời kỳ 1970 của thế kỷ XX,
khi thị trường tài chính quốc tế xuất hiện và việc toàn cầu hóa, đầu tư diễn ra
nhanh chóng, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thẩm định giá phục
vụ cho hoạt động của thị trường này.
Thẩm định giá vào nước ta khi nền kinh tế chuyển cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoạt động thẩm định
giá ra đời nhằm đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của thị trường như: xác định giá trị
tài sản góp vốn, thế chấp bảo đảm cho vay, mua bán chuyển nhượng, đặc biệt là
trong cổ phần hóa các doanh nghiệp… Trong khi thị trường đang có nhu cầu
ngày càng tăng và đa dạng trên mọi ngành nghề lĩnh vực thì nguồn nhân lực
chính cả thẩm định giá là các thẩm định viên lại đang thiếu sót trầm trọng. Vì
thế, hiện nay nguồn nhân lực chính là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then
chốt để phục vụ cho sự phát triển của ngành thẩm định giá nói riêng, cũng như
phục vụ cho những yêu cầu của nền kinh tế hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải đảm
bảo được số lượng thẩm định biên và đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành
với chất lượng cao. Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn lực đang là giải pháp
cơ bản và cần được ưu tiên số một để nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực ngành thẩm định giá đối với nền kinh tế - xã hội cũng như thách thức
mà ngành phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng
hiện nay, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu về hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực thẩm định giá tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”
3
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá ở nước ta hiện nay, từ đó có thể đưa
ra một số giải pháp hữu ích giúp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực trong ngành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu được hướng tới đối tượng là các trường đại học đào tạo
chuyên ngành Thẩm định giá. Các nghiên cứu sẽ được tìm hiểu và thực hiện ở
nước ta, nhằm có thể tìm hiểu rõ được thực trạng đào tạo nguồn nhân lực thẩm
định giá và đưa ra các giải pháp thiết thực nhất giúp nâng cao chất lượng đào
tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu.
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ các tài liệu tham khảo bao gồm
dữ liệu thứ cấp.
Thu nhập từ dữ liệu liệu thứ cấp thông qua: các đề tài, bài báo, tạp chí trong
và ngoài nước, các trang web thống kê dữ liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Với mục đính nghiên cứu, bài viết được chia ra làm 3 phần chính:
- Chương 1: Thẩm định giá và nguồn nhân lực thẩm định giá.
- Chương 2: Thực trang đào tạo nguồn nhân lực ngành Thẩm định giá tại các
trường đại học ở Việt Nam.
- Chương 3: Mục tiêu và giải pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm định
giá tại các trường đại học trong tương lai.
CHƯƠNG 1: THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC THẨM
ĐỊNH GIÁ
I. Khái niệm thẩm định giá
4
Hoạt động thẩm định giá là một dịch vụ chuyên nghiệp rất cần thiết đối với
sự vân hành của nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá là việc xác định giá của
tài sản trên thị trường. Nhưng thẩm định giá là một dạng đặc biệt của việc xác
định giá bởi công việc thẩm định giá do các nhà chuyên môn được đào tạo, có
kiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung thực cao trong nghề nghiệp thực
hiện.
Thẩm định giá có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các
quyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho
thuê, cầm cố, kinh doanh tài sản…
1. Thẩm định giá là gì?
Ở các nước, người ta thường sử dụng hai từ tiếng Anh là Appraisal và
Valuation để nói đến thẩm định giá. Nguồn gốc từ ngữ của cả hai thuật ngữ này
là từ tiếng Pháp. Valuation xuất hiện vào năm 1529 còn Appraisal từ năm
1817.Cả hai thuật ngữ đều có chung ý nghĩa, đó là sự ước tính, đánh giá và có
hàm ý là cho ý kiến của một nhà chuyên môn về giá trị của một vật phẩm nhất
định.
Khi nghiên cứu về thẩm định giá, giới nghiên cứu học thuật trên thế giới đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
• Theo tự điển Oxford: “Thẩm định giá là sự ước tính giá trị bằng tiền của một
vật, của một tài sản”; “là sự ước tính giá trị hiện hành của tài sản trong kinh
doanh”.
• Theo giáo sư W.Seabrooke - Viện đại học Portsmouth,Vương quốc Anh: “Thẩm
định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái
tiền tệ cho một mục đích đã được xác định”.
• Theo Ông Fred Peter Marrone - Giám đốc Marketing của AVO, Úc “Thẩm định
giá là việc xác định giá trị của bất động sản tại một thời điểm có tính đến bản
chất của bất động sản và mục đích của thẩm định giá. Do vậy, thẩm định giá là
áp dụng các dữ liệu của thị trường so sánh mà các thẩm định viên thu thập được
và phân tích chúng, sau đó so sánh với tài sản được yêu cầu thẩm định giá để
hình thành giá trị của chúng”.
5
• Theo Gs. Lim Lan Yuan - Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa
học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một
thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét
tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa
chọn.
Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam,
trong thẩm định giá được định nghĩa như sau:
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp
với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt
Nam hoặc thông lệ quốc tế.
Nhìn chung, các khái niệm trên đây khi đề cập đến thẩm định giá đều có
chung một số yếu tố là:
+ Sự ước tính giá trị hiện tại.
+ Tính bằng tiền tệ
+ Về tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản, bất động
sản.
+ Theo yêu cầu, mục đích nhất định.
+ Ở địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể.
+ Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường.
Do vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về thẩm định giá như sau:
Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản
phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của
Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế (Theo Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-
UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam, )
2.Chức năng của thẩm định giá
a. Hoạt động tư vấn
Tư vấn về giá trị, giá cả tài sản giúp các chủ thể tài sản giúp các chủ thể tài
sản và các bên có liên quan và công chúng đầu tư đưa ra các quyết định lên quan
đến việc mua – bán, đầu tư, cho vay tài sản.
Đây có thể nói là chức năng quan trọng nhất của thẩm định giá. Thẩm định
viên hoạt động với tư cách là người thứ 3, cung cấp các kết quả định giá một
6
cách khách quan, độc lập cho khách hàng nhằm đưa ra giá đề nghị bán hoặc giá
đề nghị mua một cách thích hợp.
b. Chức năng môi giới
Thẩm định giá như một bên trung gian, đưa ra các mức giá mua hoặc giá
bán cho các bên tham gia. Các tài sản được mua bán là đối tượng của thẩm định
giá khi môi giới.
c. Chức năng bảo lãnh thương mại
Thẩm định giá xác định giá trị tài sản để thế chấp trong các trường hợp cho
vay, cầm cố, bảo lãnh các khoản vay mà các tổ chức tài chính thực hiện chức
năng kinh doanh của mình.
d. Hoạt động quản lý nhà nước.
Hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá được thành
lập và thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Giá để cung ứng
dịch vụ thẩm định giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức, cá nhân
có tài sản và các bên liên quan để phục vụ cho các mục đích ghi trong hợp đồng
thẩm định giá.
e. Hoạt động quản lý nhà nước
Hoạt động thẩm định giá của các cơ quan quản lý nhà nước về giá được
thực hiện đối với tài sản nhà nước để cung cấp kết quả thẩm định giá phục vụ
cho quản lý nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước.
f. Thẩm định giá như một khâu trong hoạt động đầu tư
Hầu hết tất cả các dự án đầu tư đều cần được thẩm định giá trước khi ra
quyết định đầu tư. Thẩm định giá trị dự án để đánh giá khía cạnh chi phí mà dự
án có thể đòi hỏi và lợi ích mà nó có thể mang lại theo những yếu tố và điều
kiện dự kiến trong quá trình thực hiện dự án sau này.
II.Vai trò của ngành thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường
1.Thẩm định giá là công tác cơ bản để thực hiện bố trí vàkinh doanh một
cách hiệu quả
- Bất cứ ở lĩnh vực nào, ở tầm vĩ mô hay vi mô, việc bố trí và kinh doanh tài sản
đều nhằm mục đích đạt hiệu quả cao. Muốn thế phải nắm bắt được giá trị của
7
các tư liệu sản xuất, tài sản, phản ánh đúng giá trị tài sản, tình hình tăng trưởng
và thu lợi.
- Đánh giá thực tế tài sản không phù hợp, giá trị không đúng, giá cả cơ bản của tài
sản bị sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, tính cạnh tranh, làm
cho việc hạch toán lợi nhuận bị sai lệch, ảnh hưởng đến tính trung thực trong
kinh doanh. Giá cả tài sản không chính xác khiến cho công tác phân tích vĩ mô
không chính xác, ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản, bố trí tài sản bị sai lệch,
việc sử dụng tài sản thiếu hiệu quả.
2.Thẩm định giá giúp định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn lực góp
phần để cơ chế thị trường tự động phân bố tối ưu các nguồn lực nhằm đạt
hiệu quả tốt nhất
- Giá cả của hàng hóa không ngừng thay đổi. Nếu như giá cả mất chuẩn xác, tất cả
những định hướng sai sẽ làm tổn hại đến các mặt quan hệ liên quan của quyền
lợi tài sản.
- Với điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
thực hiện hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, hợp tác kinh doanh, cổ phần hóa
doanh nghiệp, chuyển nhượng, cho thuê, liên doanh… đều cần phải tiến hành
thẩm định giá. Thẩm định giá tài sản có lợi cho việc thúc đẩy phát triển nền kinh
tế, bảo hộ quyền lợi cho người sở hữu, phát huy ngày càng lớn tác dụng cải cách
mở cửa.
3.Thẩm định giá giúp huy động nguồn đầu tư từ nước ngoài, duy trì sự minh
bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài sản trong nước
cũng như trên toàn thế giới.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải ổn định, tích cực kêu gọi đầu tư
của nước ngoài và ứng dụng các kỹ thuật quản lỹ tiên tiến, trong đó tiến hành
hợp tác và góp vốn liên doanh là loại hình có hiệu quả.
- Đầu tư trong và ngoài nước rất phức tạp, tài sản thị trường mang tính đặc thù, sự
khác biệt giữa thị trường trong và ngoài nước rất lớn, có nhiều nhân tố không
8
xác định được, do đó cần phải có trình độ quốc tế về thẩm định giá, đây là biện
pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho quốc gia.
III.Nguồn nhân lực thẩm định giá
1.Khái niệm nguồn nhân lực
- Nguồn nhân lực:
Là tổng hợp thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã
hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động
sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật
chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước (Theo
Kinh tế Chính trị).
- Đào tạo nguồn nhân lực
Là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ
cho người lao động để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn
một công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai.
- Phát triển nguồn nhân lực
Là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người lao
động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai.
Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt về
kiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại. Còn phát triển mang nghĩa
rộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều những vấn đề
khác nhằm phát triển nguồn nhân lực trên mọi phương diện. Về mặt thời gian,
phát triển nguồn nhân lực mang tính chất dài hạn, lâu dài hơn trong nền kinh tế.
2.Nguồn nhân lực thẩm định giá
Nguồn nhân lực thẩm định giá là nguồn lực được đào tạo về mặt chuyên
môn, biết áp dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định giá nhằm là trung gian
giúp tư vấn giá trị, giá cả tài sản, định giá đúng giá trị thị trường của các nguồn
lực, góp phần minh bạch thị trường
3.Mục đích đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá
9
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão, cuộc cạnh
tranh giữa các nước và các công ty, tổ chức… ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh
tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt:công nghệ, quản lý, chất lượng, giá cả…
Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh chính là yếu tố con
người. Thực tế đã cho thấy rằng, đối thủ cạnh tranh có thể sao chép mọi bí quyết
của công ty về sản phẩm, công nghệ hiện đại… Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố
con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết.
Ở Việt Nam, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt Nam chỉ có thể đi
tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người.
Chính vì thế, đối với bất kỳ ngành nghề nào cũng cần đặt vấn đề đào tạo và
phát triển nhân lực lên hàng đào. Đối với ngành thẩm định giá non trẻ, công tác
này càng cần được chú trọng.
- Đối với nền kinh tế thị trường
Nguồn nhân lực con người có vai trò đặc biệt quan trọng. Đào tạo tốt
nguồn nhân lực sẽ giúp:
+ Góp phần làm minh bạch thị trường, thúc đẩy sự phát triển thị trường tài
sản trong nước cũng như trên toàn thế giới: Với nguồn nhân lực thẩm định giá
được đào tạo chuyên nghiệp, chất lượng sẽ giúp cho công tác thẩm định nhanh
chóng, thẩm định viên có đạo đức nghề nghiệp hơn, giúp cho thị trường có sự
minh bạch rõ ràng. Chính vì thế, thị trường tài sản sẽ phát triển.
+ Tư vấn các quyết định mua – bán, giúp nền kinh tế đạt hiệu quả cao: đào
tạo ra một nguồn lực tốt sẽ giúp cho quá trình thẩm định giá trị, giá cả tài sản
nhanh chóng, chính các thúc đẩy sự đầu tư, buôn bán trên thị trường, cũng có
vai tròn một phần giúp thị trường phát triển. Dịch vụ thẩm định giá có vai trò
đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế đã chuyển một cách cơ bản từ cơ chế giá
hành chính sang cơ chế giá thị trường, cụ thể: qua thẩm định giá góp phần tích
cực trong việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước trong đầu tư, mua sắm tài
sản; chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư
và của các bên có liên quan tham gia giao dịch.
10
+ Tạo điều kiện cho toàn cầu hóa và hội nhập thế giới: thẩm định giá của
nước ta còn non trẻ, tuy nhiên trên thế giới thì ngành nghề này đã phát triển và
có một chỗ đứng nhất định. Việc đào tạo tốt nguồn lực thẩm định giá là một
phần giúp cho ngành thẩm định giá nước ta có cơ hội phát triển nhanh chóng
như các nước trên thị trường thế giới, phụ vụ cho công tác thẩm định trong và
ngoài nước.
- Đối với ngành thẩm định giá
Trong thời gian qua, ngành thẩm định giá ở Việt Nam đang có những bước
tiến nhanh chóng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với ngành
thẩm định giá, nguồn nhân lực đang trở thành mối quan tâm hàng đầu do sự
thiếu hụt trầm trọng về nhân lực. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo đủ số lượng
nhân lực phục vụ cho thị trường với chất lượng nhân lực được đào tạo tốt nhất
về mặt chuyên môn. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá là giải
pháp cơ bản và cần được ưu tiên số một để nguồn nhân lực đạt được đến chất
lượng như mong muốn. Do vậy công tác đào tạo đang trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết.
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM
I.Sự cần thiết phát triển chuyên ngành thẩm định giá ở nước ta hiện nay
1.Xuất phát từ nhu cầu thị trường
Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các
nguồn lực vốn vật tư, lao động, đất đai… đã trở thành hàng hóa và tham gia vào
các giao dịch kinh doanh rất đa dạng. Khi Nhà nước “rời bỏ” quyền định giá
trực tiếp đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường thì xuất hiện
nhu cầu cần phải đánh giá khách quan. Chính xác giá trị của các nguồn lực để
đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra sâu
rộng, nhu cầu về liên doanh liên kết kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài,
vay nợ của Chính phủ và vay nơ nước ngoài của doanh nghiệp cần có sự bảo
lãnh của Chính phủ cho các dự án ngày một gia tăng, xuất hiện yêu cầu ngày
càng nhiều, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nước ta: xác định giá trị tài sản để
góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thế chấp mua bán… của các bên liên quan.
Việc xác định đúng giá trị của các nguồn lực, từng loại hình tài sản thuộc nguồn
lực này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa.
Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán trên thị trường không phải bao giờ
giá trị thị trường cũng xuất hiện và vận động đúng giá trị thị trường do các yếu
tố khác nhau chi phối. Do vậy, khi đầu tư mua bán cả hai phía đều muốn có giá
trị thị trường để thực hiện ra quyết định mua bán, đầu tư. Họ cần có một tổ chức
thẩm định giá, và đội ngũ thẩm định viên đã được đào tạo để xác định chính xác
nhất giá trị. Nhu cầu này đang xuất hiện ngày càng nhiều và đang dạng trên các
lĩnh vực của nước ta: như xác định giá trị tài sản mua sắm từ nguồn vốn ngân
sách Nhà nước, xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, mua bán, chuyển
nhượng… Điều đó đòi hỏitổ chức trung gian tài chính có đủ điều kiện cung cấp
12
dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật, hơn thế nữa lại cần có các
thẩm định viên là lực lượng chính góp phần định giá giá trị thị trường tài sản
phục vụ cho công việc trao đổi, giao dịch về tài sản, hàng hóa trên thị trường tạo
môi trường kinh doanh minh bạch, làh mạnh, góp phần đề cao trách nhiệm và
tinh thần tôn trọng kỷ cương, pháp luật của mọi người dân, mọi doanh nghiệp và
làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Những nhu cầu nói trên đã và đang đòi hỏi đội ngũ thẩm định giá cần được
phát triển về cả chất lượng cũng như số lượng, mang lại cho nền kinh tế dịch vụ
chuyên nghiệp, độc lập, khách quan, trung thực, có hiệu quả cao, đáp ứng nhu
cầu xã hội.
2.Thực tế trong thời gian qua hoạt động thẩm định giá đã và đang trở thành
yêu cầu bức thiết của nền kinh tế thị trường
. Từ khi Pháp lệnh giá ra đời, nhất là nghị định số 101/2005/NĐ – CP ngày
3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá được ban hành, các cơ quan có thẩm
quyền đã cho phép hơn 135công ty thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm
định giá theo yêu cầu của pháp luật.
Qua quá trình hoạt động, thẩm định giá đã góp phần rất lớn vào viễ xác
định giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư trong nước, cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí mua sắm từ nguồn ngân
sách Nhà nước…Theo báo cáo của các doanh nghiệp thâtm định giá, kết quả
thẩm định giá đã giúp tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước khoảng 10 – 15%
giá trị thẩm định; góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, thất
thoát nguồn lực của xã hội; làm cho hoạt động thị trường công khai minh bạch
hơn.
3.Từ yêu cầu phải khắc phục những bất cập hiện tại để phát triển ngành
thẩm định giá
13
Từ khi xuất hiện đến nay, bằng kinh nghiệp thực tiễn của các nước trong
khu vực và trên thế giới đã cho thấy, để hoạt động thẩm định giá phát triển bền
vững thì phải giải quyết rất nhiều vấn đề về pháp lý, tiêu chuẩn, xây dựng cơ sở
dữ liệu thông tin, đào tạo đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp… Việt Nam
trong qua trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới,
nghề thẩm định giá cũng đã ra đời và bước đầu phát triển. Với chuyên ngành
thẩm định giá Chính pủ và Bộ tài chính cũng đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật như: quy định các phương pháp thẩm định giá phù hợp với tiêu
chuẩn thẩm định giá quốc tế và ASEAN, xây dựng và ban hành được 12 tiêu
chuẩn thẩm định giá, cho phép các loại hình doanh nghiệp nếu đủ điều kiện thì
được tổ chức hoạt động thẩm định giá… Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới
theo tinh thần Nghị quyết của Đảng là phải xây dựng các dịch vụ tài chính
(trong đó có dịch vụ thẩm định giá) phát triển trở thành trung tâm của các nước
trong khu vực thì thẩm định giá đang gặp những bất cập đòi hỏi phải được giải
quyết đó là:
• Khung pháp lý cho hoạt động thẩm định giá còn thiếu và chưa đồng bộ, vì thế
rủi ro nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định giá luôn có khả năng xảy ra.
• Số lượng đội ngũ thẩm định viên về giá còn ít, tính chuyên nghiệp còn hạn chế,
trình đọ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao… Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
ngành thẩm định giá còn nhiều bất cập (chưa có chiến lược đào tạo…)
• Số lượng các doanh nghiệp thẩm định giá thành lập theo quy định của pháp luật
chưa nhiều, cơ cấu sản lượng dịch vụ thẩm định giá cung ứng chưa cân đối (chủ
yếu thẩm định giá bất động sản…)
4.Kinh nghiệm các quốc gia trên khu vực và trên thế giới cho thấy, nguồn
nhân lực thẩm định giá là yếu tố then chốt quan trọng hàng đầu trong công
tác thẩm định giá
Tại hầu hết các quốc gia, hoạt động thẩm định giá được quản lý và quán
triệt theo quy định của pháp luật, các thẩm định viên được đào tạo bài bản và
hành nghề độc lập, hoạt động theo mô hình hiệp hội nghề nghiệp.
14
- Hoạt động thẩm định giá (đất đai, công trình, doanh nghiệp…) được coi là một
nghề hình thành từ lâu và không thể thiếu được trong việc góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
- Thẩm định viên về giá được đào tạo bài bản, chính quy phân theo nhiều trình độ
khác nhau (cao học, đại học, cao đẳng…) phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực
của thế giới và khu vực. Thẩm định viên về giá thường có trình độ đại học thẩm
định giá. Một số nước như Singapor, Thái Lan… còn đào tạo thẩm định viên có
trình độ chuyên sâu về từng lĩnh vực như: cử nhân về bất động sản, cử nhân
quản lý bất động sản, cử nhân kinh tế học về bất động sản… Trong quá trình
hành nghề, thẩm định viên luôn phải cập nhật kiến thức về thẩm định giá hàng
năm theo các hình thức tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo về thẩm định
giá.
II.Nhu cầu của nước ta về nguồn nhân lực thẩm định giá hiện nay
Với những điều kiện đảm bảo về cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển,
ngành thẩm định giá đang thực hiện giai đoạn phát triển và khẳng định vai trò
của mình trong hệ thống kinh tế quốc dân. Với nhu cầu ngày càng gia tăng trong
các lĩnh vực kinh tế, nguôn nhân lực hiện tại của ngành đang là một vấn đề cần
được quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan chức năng, hội thẩm định giá, các
doanh thẩm định giá, Trong giai đoạn đầu, cả nước chỉ có 02 Trung tâm Thẩm
định giá ở trung ương thuộc Ban Vật giá Chính phủ trước đây được thành lập,
với số lượng nhân viên gần 300 người, tuy nhiên không ai trong số các nhân
viên là thẩm định viên về giá.
Khi Pháp lệnh Giá được ban hành và có hiệu lực năm 2002, hoạt động
thẩm định giá bắt đầu được thực hiện theo quy định tại pháp lệnh này. Nghị định
số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá ra đời ngày 03/8/2005 và
sau đó là việc ban hành các Thông tư và Quyết định của Bộ Tài chính liên quan
đến hoạt động thẩm định giá có thể coi là một bước đánh dấu sự phát triển của
nghề thẩm định giá ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, hoạt động thẩm định giá
15
có nhiều thay đổi, phát triển cả về số lượng thẩm định viên và số lượng các tổ
chức tham gia thị trường thẩm định giá.
Cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước, nhu cầu về thẩm định
giá ở nước ta đã xuất hiện và ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực do đòi hỏi
của hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác trong nền kinh tế thị
trường, nhất là giai đoạn từ 1993-1994 đến nay.Điều đó đòi hỏi phải hình thành
các tổ chức tài chính hoặc tổ chức thẩm định giá trung gian, hình thành đội ngũ
thẩm định viên về giá có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn cung cấp dịch vụ
thẩm định giá theo yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật để xác
định đúng giá trị thị trường của tài sản, phục vụ cho việc trao đổi, giao dịch về
tài sản, hàng hóa trên thị trường để góp phần ngăn ngừa hoạt động của “thị
trường ngầm”.Từ khi Pháp lệnh Giá ra đời, nhất là từ khi Nghị định số
101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá được ban hành
cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã cho phép thành lập và công bố đủ
điều kiện hoạt động hơn 160 doanh nghiệp thẩm định giá.
16
Bảng 1: Khái quát số lượng Thẩm định viên
Tổng số TĐV đã cấp thẻ 1037
Tổng số TĐV hành nghề năm 2014 538
Tổng số chi nhánh 2014 28
Tổng số doanh nghiệp thẩm định giá 2014 106
Tổng số TĐV chưa hành nghề 499
(Nguồn: )
Sang 2015, có 105 doanh nghiệp được cấp phép đủ điều kiện hành nghề
thẩm định giá tài sản, và hơn 500 thẩm định viên đủ điều kiện thẩm định giá tài
sản. ( Theo Thông báo số 38/TB-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
chính)
Đánh giá chung
- Các trung tâm thẩm định giá đã chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp. Những trung tâm không đủ tiêu chuẩn đã phải chấm dứt hoạt động thẩm
định giá.
- Trình độ thẩm định viên ngày càng được nâng cao do bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm
định giá một cách cơ bản, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về thẩm
định giá, về các quy định của Nhà nước về thẩm định giá.
- Hoạt động thẩm định giá của các thẩm định viên, các doanh nghiệp thẩm định
giá đã tuân thủ nguyên tắc, phương pháp thẩm định giá, hệ thống tiêu chuẩn.
- Thị trường về thẩm định giá có tốc độ tăng rất nhanh về nhu cầu tài sản thẩm
định giá theo yêu cầu xã hội và đòi hỏi về thẩm định giá rất lớn, vì vậy xã hội
cần nhanh chóng tăng cả số lượng thẩm định viên, số lượng doanh nghiệp thẩm
định giá cũng như chất lượng của hoạt động thẩm định giá để phục vụ nhu cầu
của nền kinh tế thị trường
17
Qua quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã góp phần tích cực vào việc
xác định giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt các dự án FDI, dự án đầu tư trong nước, cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, dự toán cấp phát kinh phí mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước Để
hoạt động thẩm định giá phát triển đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phải thực
hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, có vấn đề hết sức quan trọng là phát triển
nguồn nhân lực
III.Tình hình chung đào tạo nhân lực ngành thẩm định giá tại các trường
đại học
Hiện nay, đào tạo thẩm định giá được thiết lập ở 2 cấp độ ngắn hạn và dài
hạn. Chương trình đào tạo dài hạn là các chương trình đào tạo cử nhân cao
đẳng, cử nhân đại học về thẩm định giá tại các trường cao đẳng và đại học, kéo
dài từ 3 đến 4 năm. Đối với chương trình đào tạo dài hạn, tính đến nay công tác
đào tạo sinh viên chuyên ngành thẩm định giá chỉ được thực hiện ở 05 trường
đại học, cao đẳng trong cả nước (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện
Tài chính, Cao đẳng tài chính Quản trị kinh doanh, Đại Học Tài chính -
Marketing và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
18
Bảng 2: Các trường đào tạo thẩm định giá ở Việt Nam
ST
T
Tên trường Khoa/Viện đào tạo Bậc đào tạo
1 Trường Cao đẳng tài
chính Quản trị kinh
doanh
Khoa Thẩm định giá
Ngành Thẩm định giá
Cao đẳng
2 Trường Học viện Tài
chính
Khoa Tài chính doanh
nghiệp
Chuyên ngành đào tạo:
“Định giá tài sản”
Đại học
3 Trường Đại học kinh
tế thành phố Hồ Chí
Minh
Khoa Kinh tế
Chuyên ngành “Thẩm
định giá”
Đại học
4 Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân
Khoa Tài chính – Ngân
hàng
Chuyên ngành “Thẩm
định giá”
Đại học
5 Trường Đại học Tài
chính – Marketing
Khoa Thẩm định giá –
Kinh doanh Bất động sản
Chuyên ngành “Định giá
tài sản”
Đại học
Cao đẳng
1.Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Khoa Thẩm định giá – Kinh doanh bất động sản đào tạo cử nhân chuyên ngành
thẩm định giá trình độ cao đẳng khóa đầu tiên vào năm 2000 và đào tạo trình
độ đại học vào năm 2004. Đến năm 2006, khoa Thẩm định giá – Kinh doanh
bất động sản được nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Kinh doanh
bất động sản với 2 trình độ cao đẳng và đại học. Năm 2004 – 2005, trường đại
học Tài chính – Marketing đã có chiêu sinh hệ đại học với khoảng 81 học viên,
năm học 2006 – 2007 trường đã chiêu sinh khoảng 100 sinh viên học khoa
Thẩm định giá, năm học 2008 – 2009 chiêu sinh hệ cao đăng là 107 học viên
và hệ đại học là 66 học viên.
19
- Trường đào tạo kiến thức cung cấp cho người học kiến thức chung về quản trị
kinh doanh và kiến thức chuyên môn về thẩm định giá để người học có khả năng
vận dụng kiến thức thực hiện được trong thực tế các cuộc thẩm định giá tài sản
bao gồm: bất động sản, máy thiết bị, doanh nghiệp.Sinh viên tốt nghiệp có kiến
thức cơ bản về chính trị, pháp luật, kinh tế, quản trị, tin học, lý thuyết thẩm định
giá tài sản và thực hành thẩm định giá chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp có kỹ
năng: thu thập và phân tích thông tin thị trường tài sản; xây dựng kế hoạch và tổ
chức việc thẩm định giá: bất động sản, máy - thiết bị; tham gia thẩm định giá:
doanh nghiệp, thương hiệu, nguồn tài nguyên.
2.Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
- Hình thành tổ bộ môn định giá và nay đã có chuyên ngành thẩm định giá riêng
biệt. Năm học 2007 – 2008 đã chiêu sinh khoảng 50 sinh viên. Liên tục cho
đến nay, hằng năm trường Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn liên tục tuyển sinh
đều đặn khoảng 50 -70 sinh viên vào học chuyên ngành Thẩm định giá.
- Trường đào tạo chuyên ngành Thẩm định giá với những môn bắt buộc: Nguyên
lý giá cả thị trường, Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá; Thẩm định giá sản
phẩm xây dựng; Định giá bất động sản; Đánh giá giá trị doanh nghiệp.
3.Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Có tổ bộ môn Thẩm định giá thuộc khoa Kinh tế phát triển đảm nhiệm việc
giảng dạy về thẩm định giá với 7 giáo viên và đã tuyển sinh được gần 10 khóa,
mỗi khóa 1 lớp. Kết thúc khóa học đầu tiên 2005 -2006 có 40 người ra trường,
trường, trường có dự kiến sẽ hình thành và phát triển bộ môn chuyên ngành
Thẩm định giá, là một trong năm chuyên ngành của khoa kinh tế phát triển
thuộc trường. Từ khóa 2006 – 2007 đến nay, trường đã chiêu sinh hằng năm
khoảng 80 sinh viên mỗi khóa theo học chuyên ngành thẩm định giá.
- Thời gian đào tạo ở trường Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là 4 năm – 124 tín
chỉ. Với những môn chuyên ngành bao gồm: Thẩm định giá bất động sản;
20
Thẩm định giá máy móc thiết bị; Thẩm định giá trị doanh nghiệp; Thẩm định
giá thương hiệu.
4.Học viện Tài chính
Đã tuyển sinh học viên theo học chuyên ngành Thẩm định giá từ năm học
2004 – 2005, mỗi khóa 1 lớp với khoảng 40 -50 sinh viên/lớp. Năm 2008 có 45
sinh viên được đào tạo chuyên ngành thẩm định giá ra trường, hằng năm luôn
có đều đặn khoảng 50 sinh viên tốt nghiệp chuyên nghành thẩm định giá ra
trường.
Đào tạo những cử nhân chuyên ngành định giá tài sản có kiến thức chuyên
sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá máy móc thiết bị
và kinh doanh bất động sản; nắm vững các nguyên lý và cơ chế vận hành giá cả
trong nền kinh tế thị trường; am hiểu các quy định nghề nghiệp cũng như của
Nhà nước về định giá tài sản và kinh doanh bất động sản
5.Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh
Bắt đầu chiêu sinh từ năm 1998 – 1999, mỗi khóa đào tạo khoảng 50-60
sinh viên. Trường Cao đẳng Tài Chính – Quản trị kinh doanh năm 2007 – 2008
chiêu sinh 100 học viên và từ năm 2008 – nay hằng năm đều chiêu sinh gần
100 sinh viên học khoa thẩm định giá.
Đánh giá chung:
Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực thẩm định giá ngày càng lớn. Tuy nhiên,
ngược lại với đó thì số lượng các trường Đại học đào tạo chuyên ngành thẩm
định giá rất ít (05 trường), số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thẩm
định giá hằng năm của mỗi trường chưa đầy 100 sinh viên/trường.
Một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thẩm định giá không tìm
được việc làm, hay không theo đúng ngành nghề, khó khăn trong việc tìm việc
làm đúng chuyên ngành theo học, từ đó đã làm lãng phí một nguồn lực lớn của
xã hội.
21
Các trường đào tạo chuyên ngành thẩm định giá chưa có chương trình học thống
nhất, chưa đầy đủ các môn cơ sở của chuyên ngành. Mặt khác, sinh viên trong
quá trình học tập không thường xuyên được trau dồi kiến thức, thực tế làm việc
mặc dù yêu cầu đối với thẩm định viên tương lai là luôn phải bám sát với kiến
thức thực tế. Điều đó đã là một cản trở lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực
thẩm định giá.
IV.Khó khăn và hạn chế đối với việc đào tạo chuyên ngành thẩm định giá
tại các trường đại học hiện nay
1.Hạn chế về công tác đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường
đại học
- Việc đào tạo các cử nhân đại học chuyên ngành Thẩm định giá đã được đưa
vào chương trình đạo tạo ở một số trường đại học, chứ chưa được đào tạo sâu
rộng tại nhiều trường đào tạo về kinh tế - tài chính.
- Đội ngũ giảng viên chuyên ngành thẩm định giá còn mỏng, số lượng giảng
viên được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành thẩm định giá không nhiều.
Lực lượng giảng viên chuyên ngành thẩm định giá ở các trường chủ yếu tốt
nghiệp chuyên ngành vật giá trước đây và các ngành kinh tế khác, chưa được
đào tạo chuyên sâu dài hạn về thẩm định giá.
- Nội dung, chương trình đào tạo dựa trên tài liệu đã ban hành trong nước và
ngoài nước do từng trường tự thu thập và biên soạn, chưa gắn liền với thực tiễn
thẩm định giá ở Việt Nam, giáo trình biên soạn chưa đầy đủ, chưa có giáo trình
mang tính chuẩn mực thống nhất.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành thẩm định giá các trường đại học là một
trong các nguồn nhân lực rất quan trọng cung cấp nhân lực cho thị trường thẩm
định giá trong tương lai. Tuy nhiên số lượng sinh viên nhập học ngành này quá
ít so với nhu cầu thực tế của thị trường; việc đào tạo dài hạn hằng năm của các
trường chưa hình thành.
22
- Ngành thẩm định giá là một ngành kinh tế tổng hợp, trong khi đó các sinh viên
được đào tạo dài hạn chỉ được giảng dạy chuyên về lý luận chung làm cho khả
năng đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định giá đặt ra là chưa cao.
- Xã hội mới chỉ có những bước đầu nhận thức cơ bản về vai trò của nghề thẩm
định giá, sinh viên ít có xu hướng muốn vào học chuyên ngành này do chưa
hiểu rõ về chuyên ngành, và tỷ lệ sinh viên xin được đúng việc sau khi tốt
nghiệp không cao.
2.Hạn chế cơ sở vật chất, thông tin dữ liệu
. Cơ sở dữ liệu chung phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, thực
hành thực tế thẩm định giá bất động sản, máy móc thiết bị còn sơ khai và rất
thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Việt Nam chưa xây dựng được trung tâm cơ sở dữ liệu, thông tin thị
trường cho hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp và tài sản toàn quốc.
+ Thông tin giá cả, cung cầu, thị trường tài sản sử dụng trong hoạt động
thẩm định giá còn hạn chế về nguồn tin, độ tin cậy chưa cao, ảnh hưởng nhất
định tới độ chính xác của mức giá tài sản cần thẩm định
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TRONG TƯƠNG LAI
23
I.Mục tiêu phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các trường
đại học
Với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và với xu thế hội nhập,
chắc chắn rằng trong những năm tới đây, số lượng và chất lượng đội ngũ thẩm
định viên sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, là một đội ngũ năng động cống hiến
và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Tại các trường đại học đào tạo về chuyên ngành thẩm định giá với mục
tiêu:
Đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá có kiến thức, kỹ năng và đạo đức
nghề nghiệp đạt trình độ được thừa nhận trong khu vực cũng như trên thế giới.
Đào tạo nguồn lực đủ để đáp ứng được yêu cầu cần thiết của thị trường:
trong khi thị trường đang vô cùng cần tới nguồn lực thẩm định giá, thì số lượng
đào tạo ra trường và theo đúng ngành nghề thẩm định giá tạic ác trường đại học
chưa cao. Vì vậy, mục tiêu lớn là phải thu hút được số lượng sinh viên theo học
và làm khi tốt nghiệp chuyên ngành.
II.Giải pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực thẩm định giá tại các
trường đại học
Để đào tạo được cử nhân thẩm định giá có đầy đủ kỹ năng chuyên môn, có
đạo đức nghề nghiệp phục vụ cho ngành thẩm định giá thì ngay tại nơi đào tạo
cốt lõi là các trường đại học cần có định hướng, giải pháp cụ thể.
Hiện tại việc đào tạo chuyên viên về thẩm định giá của Việt Nam nói chung
chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ đề ra, quá trình đào tạo chủ yếu là lý
thuyết, chưa kết hợp việc huấn luyện thực tế, hệ thống các môn cơ sở phục vụ
cho việc đào tạo về thẩm định giá là chưa phù hợp… đó là vấn đề mà ngay tại
cơ sở đào tạo cần phải điều chỉnh cho hợp lý.
- Xây dựng một chương trình cụ thể đào tạo cử nhân thẩm định giá.Chương trình
đào tạo và phát triển cần được tính toán từ kế hoạch đào tạo của nhà trường, đi
kèm với đó là nhu cầu thực tế của xã hội.
• Phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung giảng dạy chuyên
ngành thẩm định giá thống nhất, đưa việc giảng dạy về thẩm định giá thành
24
chương trình giáo dục chính thức (phải được đào tạo chính quy tại một số trường
đại học thuộc khối kinh tế đảm nhận) theo hướng: 2 năm đầu sinh viên khoa
thẩm định giá sẽ học theo chương trình chung theo quy định của Bộ giáo dục và
Đào tạo. Hai năm cuối sinh viên khoa thẩm định giá phải học các môn theo quy
định về chuyên ngành thẩm định giá và tiến hành khảo sát, thực tập tại các
doanh nghiêp thẩm định giá.
• Nội dung đào tạo tại cácmôn chuyên ngành thẩm định giá ở các trường đại học
cụ thể là:
A. Môn cơ bản bao gồm:
+ Kinh tế học
+ Đầu tư, tài chính
+ Nguyên lý cơ bản về thẩm định giá
+ Nguyên lý cơ bản về hình thành giá cả thị trường
+ Tin học
+ Ngoại ngữ
B. Môn chuyên ngành bao gồm
+ Thẩm định giá bất động sản
+ Thẩm định giá máy móc thiết bị
+ Thẩm định giá giá trị doanh nghiệp
+ Những phương pháp thẩm định giá tài sản
+ Kỹ năng phân tích và lập báo cáo thẩm định giá
+ Thẩm định giá sản phẩm xây dựng
- Tại các trường đại học, cụ thể là 5 trường đào tạo thẩm định giá (Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính, Cao đẳng tài chính Quản trị kinh
doanh, Đại Học Tài chính - Marketing và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh) cần có những chương trình hội thảo giới thiệu về chuyên ngành thẩm
định giá, đưa thẩm định giá tới gần hơn với các sĩ tử, có những buổi tọa đàm
giúp sinh viên hiểu rõ hơn chuyên ngành mình theo học bao gồm: nội dung thẩm
định giá, nội dung học của chuyên ngành, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển của
chuyên ngành, khó khăn và thách thức đối với nghề thẩm định giá, tọa đàm gặp
gỡ các thẩm định viên ưu tú để chia sẽ những kinh nghiệm thực tế nhằm thu hút
sinh viên theo học chuyên ngành thẩm định giá.
25