Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Khảo sát công tác tổ chức thực hiện kế toán quản trị, lập Dự toán sản xuất kinh doanh và lập các Báo cáo kế toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.76 KB, 57 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì mục tiêu hàng đầu của họ không gì khác hơn là lợi
nhuận. Dĩ nhiên, lợi nhuận đạt được càng cao càng tốt, tuy vậy trong các sách
lược hoạch định của từng nhà quản trị để đi đến mục tiêu lợi nhuận không phải
là giống nhau. Một doanh nghiệp được đánh giá có tình hình tài chính sáng sủa
phải có mức lợi nhuận ổn định và phát triển qua từng năm tài chính, nếu trong
quá trình hoạt động không có những rủi ro khách quan bất ngờ và đáng kể. Điều
này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có các quyết định đúng đắn và kịp thời trong
công tác chỉ đạo mọi mặt của doanh nghiệp.
Muốn vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết lập
các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, người quản trị cần
phải hiểu biết, tổ chức, phối hợp, tiên liệu, ra quyết định và kiểm soát mọi thứ
bên trong doanh nghiệp, chỉ đạo và hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả cao nhất. Muốn thực hiện được điều này, cần phải nắm vững tình hình tài
chính của mình, thông qua số liệu kế toán tài chính, phân tích đánh giá và đề ra
những dự toán cho tương lai.
Tổng công ty Giấy Việt Nam với đặc điểm của một doanh nghiệp sản
xuất các loại sản phẩm như: giấy in, giấy viết, giấy Tisue, giấy photocopy…
và có khối lượng sản phẩm tiêu thụ tương đối lớn. Để hòa nhập với điều
kiện chung của nền kinh tế hiện nay, trong suốt quá trình hình thành và phát
triển Tổng công ty đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý cũng như tổ chức công tác kế toán quản trị nhằm đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả hoạt động để ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Tuy nhiên công tác kế toán quản trị của Tổng công ty còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục.
1
Xuất phát từ thực tế trên, qua quá trình thực tập tại Tổng công ty, sau khi
tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán quản trị, chúng em xin lựa chọn đề tài
“Khảo sát công tác tổ chức thực hiện kế toán quản trị, lập Dự toán sản xuất


kinh doanh và lập các Báo cáo kế toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt
Nam” làm bài thu hoạch cho chuyên đề Kế toán quản trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng lý luận vào nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế
toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, lập dự toán sản xuất kinh doanh
và báo cáo kế toán quản trị. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
thực hiện kế toán quản trị tại Tổng công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lập dự toán sản xuất kinh doanh và báo
cáo kế toán quản trị.
- Lập dự toán sản xuất kinh doanh và báo cáo kế toán quản trị cho Tổng
công ty Giấy Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán
quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị, lập dự toán sản xuất kinh
doanh và báo cáo kế toán quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Kế toán quản trị, lập dự toán sản xuất kinh doanh
và báo cáo kế toán quản trị.
- Phạm vi về không gian: Tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Địa chỉ: Khu 9,
Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ
2
- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu của đề tài trong thời gian từ
năm 2010 – 2012, tập trung vào quý I năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Để tiến hành những nội dung nghiên cứu của chuyên đề, quan điểm thống

nhất và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu là quan điểm duy vật biện chứng.
Mọi sự vật, hiện tượng liên quan đến nhau, tuân theo những quy luật nhất định,
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
4.2. Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phương pháp khảo sát tình hình hoạt động tại phòng kế toán
+ Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của phòng kế toán
+ Phương pháp xử lý số liệu
+ Phương pháp so sánh, phân tích
4.3. Phương pháp phân tích, so sánh
- Phương pháp phân tích: Là phương pháp đi sâu nghiên cứu những vấn đề
lớn, quan trọng của đối tượng để tìm ra mối quan hệ, vai trò ảnh hưởng của nó
đối với hoạt động của đơn vị nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện.
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để so sánh
người ta có thể dùng số tuyệt đối, số tương đối.
4.4. Phương pháp kế toán quản trị
- Phương pháp chứng từ kế toán: Dựa vào hệ thống chứng từ bắt buộc và
chứng từ hướng dẫn sử dụng trong kế toán tài chính để thu thập các thông tin
thực hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị (sử dụng chung
nguồn thông tin đầu vào cùng với kế toán tài chính).
3
- Phương pháp tài khoản kế toán: Dựa vào hệ thống tài khoản của kế toán
tài chính (tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết) để tập hợp số liệu thông tin thực
hiện (quá khứ) chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở yêu
cầu quản trị cụ thể đối với từng đối tượng mà kế toán quản trị quan tâm, cần tổ
chức chi tiết hơn nữa các tài khoản đến các cấp 3,4,5,
- Phương pháp tính giá: Đối với kế toán quản trị việc tính giá các loại tài
sản mang tính linh hoạt cao hơn kế toán tài chính(không đòi hỏi tuân theo nguyên
tắc chung về tính giá) và gắn với mục đích sử dụng các thông tin về giá theo yêu
cầu quản trị doanh nghiệp.

- Phương pháp tổng hợp cân đối: thường được kế toán quản trị sử dụng
trong việc lập báo cáo thực hiện (số liệu quá khứ). Đồng thời nó còn được sử
dụng để lập các báo cáo, các bảng phân tích số liệu chi phí, doanh thu,kết quả để
so sánh các phương án đang xem xét và quyết định trong tương lai.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp mà trong quá trình làm báo cáo có sự tham khảo ý
kiến của những người có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu như ban giám đốc,
nhân viên kế toán tại công ty, sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, sự kế thừa các
kiến thức đã được các chuyên gia đúc kết qua các cuốn sách chuyên ngành.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Phần 1: Một số vấn đề chung về lập dự toán sản xuất kinh doanh và báo
cáo trong kế toán quản trị doanh nghiệp
Phần 2: Lập dự toán báo cáo sản xuất kinh doanh và báo cáo kế toán quản
trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện kế toán quản
trị tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
4
NỘI DUNG
Phần 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ BÁO CÁO TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị
1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội
bộ đơn vị kế toán.
1.1.2. Vai trò kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị thể hiện trong các khâu của quá trình quản lý
được thể hiện cụ thể như sau:

 Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán
Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực
hiện để đạt ra các mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể là kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn.
Kế toán quản trị thu thập thông tin thực hiện (quá khứ) và những thông tin
liên quan đến tương lai (thông tin dự toán, dự tính) để phục vụ cho việc lập kế
hoạch dự toán.
 Trong giai đoạn tổ chức thực hiện
Kế toán quản trị có vai trò thu thập và cung cấp các thông tin đã và đang
thực hiện để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị và chỉ
đạo thực hiện các quyết định. Ngoài ra còn thu thập thông tin thực hiện để phục
vụ cho việc kiểm tra đánh giá sau này.
 Trong giai đoạn kiểm tra đánh giá
5
Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoach đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện
các kế hoạch, đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá hoạt động (kết quả công việc) và
đánh giá việc thực hiện các kế hoạch.
 Trong khâu ra quyết định
Kế toán quản trị có vai trò cung cấp các thông tin, soạn thảo các báo cáo
phân tích số liệu, thông tin; thực hiện việc phân tích số liệu, thông tin thích hợp
giữa các phương án đưa ra để lựa chọn; tư vấn cho nhà quản trị lựa chọn phương
án, quyết định phù hợp và tối ưu nhất.
1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị đối với doanh nghiệp
1.1.3.1. Mục tiêu
Liên kết giữa việc tiêu dùng các nguồn lực (chi phí) và nhu cầu tài trợ với
các nguyên nhân của việc tiêu dùng các nguồn lực đó (chi phí phát sinh) để thực
hiện các mục đích cụ thể của đơn vị.
Tìm cách tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí với giá trị (lợi ích) mà chi
phí đó bỏ ra
1.1.3.2. Nhiệm vụ

Ngoài những nhiệm vụ của kế toán nói chung là: thu thập, xử lý, phân tích
thông tin, số liệu; kiểm tra, giám sát tình hình tài chính, tài sản; Cung cấp thông
tin, tổ chức phân tích thông tin, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị, nhiệm vụ cụ thể của kế toán quản trị là:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán
quản trị của đơn vị xác định theo thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự đoán.
- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo
cáo kế toán quản trị.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra
quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
6
1.1.4. Nội dung kế toán quản trị
Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm:
+ Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: nhận diện, phân loại chi
phí, giá thành; Lập dự toán chi phí; Tập hợp tính toán, phân bổ chi phí, giá thành,
+ Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh: phân loại doanh thu,
xác định giá bán, lập dự toán doanh thu,…
+ Phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận.
+ Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
+ Lập dự toán sản xuất, kinh doanh
+ Kế toán quản trị một số khoản mục khác như tài sản cố định, hàng tồn kho,
1.2. Khái quát chung về dự toán sản xuất kinh doanh
1.2.1. Khái niệm:
Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và
các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới
dạng số lượng và giá trị
1.2.2. Tác dụng của dự toán
Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị là cung cấp phương
tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của doanh nghiệp. Một khi

dự toán đã được công bố thì không có sự nghi ngờ gì về mục tiêu mà doanh
nghiệp muốn đạt và đạt được bằng cách nào. Ngoài ra dự toán còn có những tác
dụng sau:
- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này.
- Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương án
đối phó kịp thời và đúng đắn.
- Kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng các kế hoạch của
từng bộ phận khác nhau. Nhờ vậy phải dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của
từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
1.2.3. Kỳ dự toán
7
- Dự toán về mua sắm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng nói chung cho các
khoản mục thuộc loại tài sản cố định được lập cho một kỳ thời gian dài, có thể là
20 năm hoặc lâu hơn.Thời gian kết thúc đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn sàng
để đáp ứng nhu cầu mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp.
- Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ 1
năm, phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh đánh
giá giữa kế hoạch và thực hiên.
- Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý 1 được chia theo
từng tháng, các quý còn lại của năm dự toán vẫn giữ nguyên, khi quý 1 kết thúc
thì quý 2 được chia theo từng tháng Cứ thế tiếp tục cho đến hết năm. Dự toán
hàng năm cũng được lập theo kỳ 12 tháng và cứ tháng đầu kỳ thực hiện sau thì
lại cộng thêm dự toán của một kỳ vào kế tiếp tháng cuối cùng của kỳ đó. Dự
toán lập theo cách này được gọi là dự toán liên tục vì lúc nào nhà quản trị cũng
phải suy nghĩ và hoạch định trước cho kỳ 12 tháng sắp tới.
1.2.4. Trình tự lập dự toán
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên. Trình tự chuẩn bị số liệu dự
toán được mô tả trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Trình tự chuẩn bị dự toán
Trình tự dự toán như trên có những ưu điểm sau :

- Mọi cấp quản lý của doanh nghiệp, từ thấp đến cao, đều góp phần vào
quá trình xây dựng dự toán.
8
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp
cơ sở
Quản trị cấp
cơ sở
Quản trị cấp
cơ sở
Quản trị cấp
cơ sở
- Dự toán được lập từ cấp cơ sở nên có dộ tin cậy và tính chính xác cao.
- Do được tham gia vào quá trình dự toán,và các chỉ tiêu được tự đề đạt
nên nhà quản trị cấp cơ sở sẽ thực thiện kế hoạch một cách chủ động hơn, thoải
mái hơn và khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu không
hoàn thành kế hoạch thì trách nhiệm trước hết là ở cấp cơ sở đó.
1.2.5. Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm
Hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh hang năm bao gồm những bản
dự toán riêng biệt nhưng có quan hệ qua lại lẫn nhau như sơ đồ 9 sau:
Sơ đồ 1.2: Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự toán tiêu thụ
Dự toán tồn kho
cuối kỳ
Dự toán sản xuất Dự toán phí tổn
lưu thông và
quản lý
Dự toán chi phí
lao đông trực

tiếp
Dự toán chi phí
NVL trực tiếp
Dự toán chi phí
sản xuất
Dự toán báo cáo
KQHĐKD
Dự toán bảng
cân đối kế toán
Dự toán báo cáo
lưu chuyển tiền
tệ
Dự toán tiền mặt
9
Dự toán tiêu thụ: Việc soạn thảo dự toán SXKD được bắt đầu bằng dự
toán tiêu thụ sản phẩm. Dự thảo tiêu thụ sản phẩm trình bày chi tiết dự kiến việc
tiêu thụ sản phẩm trong các kỳ sắp tới. Dự toán tiêu thụ là chìa khóa của toàn bộ
quá trình lập dự toán vì tất cả các dự toán khác trong dự toán SXKD đều phụ
thuộc vào dự toán này. Chính vì thế các nhà quản lý thường phải mất nhiều thời
gian và công sức để lập bảng dự toán này được chính xác.
Các dự toán hoạt động:
Doanh nghiệp sẽ xây dựng các dự toán hoạt động chỉ rõ các hoạt động của
doanh nghiệp phải như thế nào để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Trình tự lập các dự toán hoạt động như sau:
Căn cứ trên dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất được thiết lập, chỉ rõ số
lượng sản phẩm cần phải sản xuất. Từ dự toán sản xuất, các dự toán nguyên vật
liệu, dự toán lao động trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung sẽ được thiết lập.
Dự toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý được soạn căn cứ trên dự
toán tiêu thụ. Các dự toán này có tác động vào dự toán về tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào các dự toán trên, dự toán tiền mặt sẽ được thiết lập. Nó là một

kế hoạch chi tiết, chỉ ra các khoản tiền thu và các khoản tiền chi ra cho các hoạt
động của doanh nghiệp
Các dự toán báo cáo tài chính:
Các dự toán báo cáo tài chính gồm báo cáo KQHĐKD dự kiến, bảng cân
đối kế toán dự kiến, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Những dự toán này trình
bày các kết quả tài chính của các hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán.
1.3. Khái quát chung về báo cáo kế toán quản trị
1.3.1. Các yêu cầu thiết lập đối với hệ thống báo cáo kế toán quản trị
- Hệ thống báo cáo quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung
cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể
- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy
đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý,
điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp
10
- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù
hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể
thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
1.3.2. Nội dung báo cáo kế toán quản trị
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường
bao gồm:
 Báo cáo tình hình thực hiện:
- Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ
- Báo cáo khối lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ theo đối
tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mãi khác
- Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm hoàn thành, tiêu thụ
- Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho
- Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành
- Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng
hóa

- Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn nợ, khách nợ và khả năng
thu nợ
- Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ
nợ
- Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm
- Báo cáo chi tiết tăng giảm vốn chủ sở hữu
 Báo cáo phân tích
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất và tài chính.
- Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ
thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác
11
Phần 2
LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.1.1. Tên và địa chỉ Tổng công ty
- Tên công ty: Tổng công ty Giấy Việt Nam
- Tên viết tắt: VINAPACO
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION
- Mã số thuế: 0600357502
- Vốn điều lệ: 1.521.000.000 đồng
- Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Hà Nội:
Địa chỉ: 25A- Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Điện thoại: ( 043)8 247 773, Fax: ( 043)8 260 381
Email:
- Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Phú Thọ

Địa chỉ: Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ
Điện thoại: ( 0210) 3 829 755, Fax: ( 0210) 3 829 177
Email:
- Giám đốc: Vũ Thanh Bình
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty
Tổng công ty Giấy Việt Nam tiền thân là công ty Giấy Bãi Bằng thành lập
và đi vào hoạt động từ 26/11/1982. Đây là kết quả của sự lao động sáng tạo
không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật, các kỹ sư và tập thể
công nhân Việt Nam và Thụy Điển trong suốt 8 năm ( từ năm 1974 đến năm
1982), bằng vốn viện trợ không hoàn lại gần 2,7 tỷ Kuron (tương đương với 448
triệu USD) của Chính phủ Vương quốc Thụy Điển. Địa điểm kinh doanh chính
của Tổng công ty đặt tại Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
với tổng diện tích khoảng 100 ha. Sản phẩm chính của Tổng công ty là bột giấy
và các loại giấy phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt.
12
Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã trải qua 4 giai
đoạn phát triển.
* Giai đoạn 1 (1974 – 1982)
Đây là giai đoạn xây dựng và chuẩn bị sản xuất. Ngày 5/10/1974, nhà
máy giấy Bãi Bằng được khởi công xây dựng. Đến ngày 26/11/1982, kết thúc 8
năm xây dựng, lế khánh thành nhà máy được tổ chức trọng thể. Nhà máy được
lấy tên gọi chính thức là Nhà máy bột và giấy Vĩnh Phú.
* Giai đoạn 2 ( 1983 – 1990)
Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên
phải sát cánh cùng các chuyên gia Thụy Điển cùng vươn lên để tiếp quản công
trình, vừa sản xuất, vừa học tập, chuyển giao kiến thức tiến tới làm chủ vận hành
nhà máy. Mặc dù có thuận lợi là được sự giúp đỡ toàn diện của các chuyên gia
Thụy Điển nhưng sản lượng giấy trong những năm 1990 trở về trước cao nhất
cũng chỉ đạt 55% công suất thiết kế. Ngày 25/4/1986, Nhà máy bột và giấy Vĩnh
Phú đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú.

* Giai đoạn 3 (1990 – 2005):
Giai đoạn Công ty giấy Bãi Bằng đổi mới toàn diện. Tháng 7/1990 các
chuyên gia Thụy Điển về nước, bàn giao lại toàn bộ việc quản lý, điều hành,
khai thác nhà máy cho cán bộ công nhân viên Việt Nam. Bằng sự năng động
sáng tạo, kết hợp đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất và chế độ khen
thưởng xứng đáng, các cán bộ công nhân viên của nhà máy đã khắc phục được
khó khăn và dần làm chủ máy móc thiết bị. Năm 1992 được nhà nước tặng
thưởng huân chương lao động hạng nhì. Năm 1993, Xí nghiệp liên hợp giấy
Vĩnh Phú đổ tên thành Công ty giấy Bãi Bằng.
* Giai đoạn 4 ( 2006 đến nay):
Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc với những thành tựu to lớn và năm
2006 cũng là thời điểm lịch sử đối với Công ty Giấy Bãi Bằng. Theo Quyết định
số 29/QĐ/TTg ngày 01 tháng 02 năm 2005 và Quyết định số 09/QĐ-BCN ngày
04 tháng 03 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương): Chuyển
đổi hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công
13
ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam được hình thành trên cơ sở tổ
chức lại Văn phòng Tổng công ty và công ty giấy Bãi Bằng và các đơn vị hạch
toán phụ thuộc gồm các lâm trường nay là các Công ty Lâm Nghiệp, Công ty
Giấy Tissue Sông Đuống, Công ty chế biến và xuất khẩu Dăm Mảnh, Ban quản
lý dự án Giấy Bãi Bằng giai đoạn II và các chi nhánh. Năm 2007, thương hiệu
giấy Bãi Bằng lọt vào Top 100 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Ngày nay
với mô hình này, kinh doanh đa ngành của Tổng công ty Giấy Việt Nam, giấy
Bãi Bằng trở thành hạt nhân quan trọng, là một trong những nhân tố tọa nên
năng lực cạnh tranh của giấy Việt Nam trên thị trường quốc tế, đã, đang và sẽ có
nhiều đóng góp cùng ngành giấy Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, cùng cả nước hội nhập và phát triển.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.1.2.1. Chức năng của Tổng công ty
- Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấy

như: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói có chất lượng cao: bao gồm
các loại giấy cuộn, giấy ram từ khổ A
0
– A
4
, giấy photocopy, giấy tập, vở học
sinh, giấy vi tính, giấy telex…
- Sản xuất kinh doanh chế biến các loại nông lâm sản gỗ và các loại sản
phẩm chế biến từ gỗ…
- Sản xuất kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm…
Theo đó công ty có các quyền hạn sau:
- Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp.
- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu
của thị trường.
- Có quyền tuyển chọn, thuê mướn sử dụng lao động và cho thôi việc theo
quy định của của bộ luật lao động và pháp luật liên quan khác.
- Có quyền thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty.
- Được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
14
- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực,
nguồn hàng không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức cá nhân nào.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ
các quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất
với Bộ công nghiệp và nhà nước giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất
kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị, đảm bảo kinh
doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý vật tư chặt chẽ,
nâng cao chất lượng các mặt hàng sản xuất kinh doanh nhằm tăng cương sức
cạnh tranh và mở rộng thị trường.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi
mới của yêu cầu sản xuất kinh doanh đặt ra.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Tổng công ty hoạt động theo Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 06 tháng
6 năm 2011 của Thủ tướng Chính Phủ, VINAPACO có cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành gồm:
15
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
KẾ TOÁN TRƯỞNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Phó TGĐ Tài chính
Kinh doanh
- Phòng Tài chính KT
- Phòng Kinh doanh
- Tổng kho
- CN Tcty tại TP HCM
- CN TCT giấy tại Đà Nẵng
- TT DVKD giấy tại Hà Nội
Phó TGD đầu tư XDCB
- Phòng XDCB
- Ban quản lý dự án
Giấy Bãi Bằng giai
đoạn II
Phó TGĐ Kỹ thuật,
sản xuất
- Phòng kỹ thuật

- Nhà máy giấy
- Nhà máy Hóa chất
- Nhà máy Điện
- XN Bảo dưỡng
- C.ty Giấy Tissue
Sông Đuống
- Văn phòng
- Phòng tổ chức lao
động, tiền lương
- Phòng Kế hoạch
- Phòng XNK và
Thiết bị phụ tùng
Phó TGĐ Lâm nghiêp
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
- Phòng QL TN rừng
- Cty CB&XNK dăm mành
- Cty vận tải và CB lâm sản
- Cty Khảo sát và thiết kế lâm
sản
- Các Cty lâm nghiệp
16
- Hội đồng thành viên: Là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà
nước tại VINAPACO và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các
công ty con.
- Ban kiểm soát nội bộ: Do Hội đồng thành viên lập để giúp HĐ thành viên
kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh trong việc ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành
điều lệ của VINAPACO
- Tổng Giám đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của VINAPACO theo
mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, chịu trách

nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó Tổng giám đốc: Các Phó Tổng giám đốc giúp các TGĐ điều hành
VINAPACO theo phân công và ủy quyền của TGĐ; chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được TGĐ phân công hoặc ủy quyền.
- Kế toán trưởng: Thực hiện công tác kế toán của công ty, đề xuất các giải
pháp và điều kiện tạo nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển
VINAPACO; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính và phát huy các nguồn lực tài
chính tại VINAPACO theo pháp luật về tài chính, kế toán; có các quyền hạn, nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật.
- Bộ máy giúp việc: gồm văn phòng, các ban (phòng) chuyên môn, nghiệp vụ
của VINAPACO có chức năng tham mưu, giúp việc cho hội đồng thành viên, Tổng
Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc của VINAPACO.
2.1.4. Mô hình kế toán quản trị tại Tổng công ty
Tại tổng công ty áp dụng mô hình kết hợp kế toán quản trị với kế toán tài
chính.
Loại mô hình này được sử dụng ở hầu hết các nước. Theo mô hình này kế
toán trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanh
nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng
tài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Các bộ
phận kế toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp,
17
vừa chi tiết đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý. kế
toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch định
các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung bao quát toàn bộ hoạt động của phòng
phân công công việc cho các Phó trưởng Phòng Tài Chính - Kế toán và toàn bộ
các nhân viên trong phòng.

Phó kế toán trưởng về tài chính: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành
tổ máy tính và tổ tài chính.
18
Phó kế toán trưởng về xây dựng cơ bản: Giúp kế toán truởng phụ trách
điều hành theo dõi trực tiếp toàn bộ mảng xây dựng cơ bản và các hạm mục đầu
tư về vấn đề tài chính.
Phó kế toán trưởng tổng hợp: Giúp kế toán trưởng trực tiếp điều hành
chung các phần hành kế toán phụ trách lập báo cáo tổng hợp.
Các kế toán viên thì được phân công cụ thể với từng phần hành và các chức năng:
Kế toán đời sống ăn ca: Theo dõi tiền chi ra cho các bếp ăn hàng tuần,
nhận chứng từ mua hàng vào sổ chi tiết, cuối tháng lên NKCT số 10.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm XH: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ phân
xuởng, tổ, đội SX gửi lên để phối hơp với các bộ phận khác thanh toán lương.
Kế toán thanh toán: Theo dõi thu chi tiền mặt, thanh toán với ngân hàng.
Kế toán sử dụng bảng kê, nhật ký chứng từ số 1,2 sổ chi tiết, sổ quỹ tiền mặt.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình N-X-T kho của thành phẩm giấy
Cuối tháng lên bảng kê số 11, lên NKCT số 8 và các báo cáo khác.
Kế toán vật liệu: Ghi chép số liệu tổng hợp tình hình mua, vận chuyển,
bảo quản, N-X-T kho nguyên vật liệu, tính giá thực tế vật liệu xuất kho. Hàng
tháng lên bảng kê số 3, bảng phân bổ
Kế toán thống kê tổng hợp: Thống kê sản lượng, tính giá trị sản xuất
Thông tin kinh tế hàng ngày về tình hình sản xuất kinh doanh để chỉ đạo cho việc SX
hàng ngày.
Kế toán XDCB: Căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ để tập hợp chi phí
giá thành XDCB phát sinh trong kỳ.
Kế toán tổng hợp giá thành: căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ của kế toán
chi tiết, tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành chi tiết theo khoản mục yếu tố
định kỳ.
19
2.1.5. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 – 2012

Bảng 2. 1 . Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 20 10 – 201 2 )
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tốc độ tăng trưởng(%)
2011/2010 2012/2011 BQ
1. Tổng DT 128.127.542,7 3.330.379.851.921 3.386.839.580.239 47,67 17.92 32,80
2. Tổng CP 127.822.418,5 3.247.299.997.167 3.337.822.866.468 47,70 17,91 32,81
3. Tổng LNTT 301.124,2 83.079.854.754 49.016.713.771 16.69 19.60 18,15
4. Thuế TNDN 80.281,1 13.953.738.668 9.564.308.192 9,68 19,60 14,64
5. Tổng LNST 228.843,1 69.126.116.086 39.452.405.579 15.43 19.60 17,52
Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
năm 2011 – 2012 ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012
có sự giảm sút so với năm 2011. Điều này có thể do ảnh hưởng chung của sự
suy thoái kinh tế năm 2012, năm 2012 được coi là một trong những năm nền
kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Chịu
sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty Giấy Việt Nam cũng thể hiện sự giảm sút, cụ thể qua các chỉ tiêu:
- Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 giảm 29.673.710.507
đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ giảm 42,93%. Lợi nhuận sau thuế
giảm là do mức tăng của tổng doanh thu nhỏ hơn mức tăng của tổng chi phí, cụ
thể:
+ Tổng doanh thu năm 2012 tăng 56.459.728.318 đồng so với năm 2011,
tương ứng với tỷ lệ tăng 1,70%,
+ Tổng chi phí lại tăng 90.522.869.301 đồng so với năm 2011, tương ứng
với tỷ lệ tăng 2,79%.
Lợi nhuận trước thuế do đó mà cũng giảm 34.063.140.983 đồng, tương
đương với tỷ lệ giảm 41% và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 4.389.430.468
đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 31,46%.
20
2.2. Lập dự toán sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.2.1. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất

Xây dựng định mức chi phí là việc xác định số tiền tối thiểu để hoàn
thành một đơn vị sản phẩm. Xây dựng các định mức chi phí phải đảm bảo các
yêu cầu:
- Dựa vào tài liệu lịch, căn cứ vào tính chất của sản phẩm để xem xét tình
hình chi phí thực tế cả về hiện vật và giá trị liên quan đến đơn vị sản phẩm.
- Phù hợp với đặc điểm tổ chức SXKD và yêu cầu quản lý của đơn vị
- Đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường
Dưới đây nhóm em sẽ xây dựng định mức chi phí sản xuất cho sản phẩm
giấy 84 ISO.
2.2.1.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với nguyên vật liệu, khi xác định mức chi phí cần xem xét 2 yếu tố:
Số lượng NVL tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm và Đơn giá vốn thực tế của NVL đó.
Định mức CP NVL tiêu
hao cho 1 đv sản phẩm
=
Số lượng NVL
tiêu hao cho 1 đv
sản phẩm
x
Đơn giá NVL tiêu
hoa cho 1 ĐVSP
Ví dụ: Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 1 tấn giấy 84 ISO
 Định mức CP NVL chính trực tiếp:
- Định mức giá cho 1 đơn vị NVL chính trực tiếp phản ánh giá cuối cùng của 1
đv NVL chính trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
Bảng 1: Định mức giá của 1 tấn NVLCTT
ĐVT: đồng
Giá mua 1 tấn 975,000
Chi phí chuyên chở, bốc xếp 150,000

Trừ: chiết khấu 13,000
Định mức giá của 1 sản phẩm 1,138,000
21
- Định mức lượng cho 1 đv sản phẩm về NVLC TT phản ánh số lượng NVL tiêu
hao trong 1đv thành phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường.
Bảng 2: Định mức lượng NVLC tiêu hao trong 1 tấn giấy
ĐVT: tấn
Nguyên liệu cần thiết để SX 1đv sản phẩm 3.11
Mức hao hụt cho phép 0.42
Mức sản phẩm hỏng cho phép 0.62
Định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm 4.15
Như vậy, định mức chi phí NVLC TT của 1 tấn giấy là:
1.138.000 x 4,15 = 4.722.700đ
 Định mức CP NVL phụ tiêu hao:
Dự kiến tỷ lệ khối lượng VLP tính cho 1 đvsp bằng 35% khối lượng NVL
chính trực tiếp tiêu hao. Đơn giá 1 tấn VLP bằng 805.000đ
 Định mức CP VLP tính cho 1 đvsp:
= (4,15 x 35%) x 805.000 = 1.169.263đ
- Định mức CP NVLTT: là sự tổng hợp của định mức giá và định mức lượng
của NVLTT (gồm NVLCTT, NVL phụ):
 Định mức CP NVLTT = 4.722.700 + 1.169.263
= 5.891.963đ
STT Chi phí ĐVT Đơn giá
Giấy 84 ISO(41000 tấn)
Đơn vị
ĐM (tấn) Tiền (đ)
1 NVL chính Tấn 1,138,000 4.150 4,722,700
2 Vật liệu phụ Tấn 805.000 1.4525 1,169,263
Chi phí NVL trực tiếp 5,891,963
22

2.2.1.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức CPNCTT phụ thuộc vào thời gian lao động trực tiếp cần thiết
để SX 1 đơn vị sản phẩm và đơn giá của thời gian lao động đó (đơn giá thời gian
lao động tính cho 1 giờ công)
Định mức CPNCTT cho
1 đv sản phẩm
=
Định mức số lượng
thời gian LĐTT cho 1
đv sản phẩm
x
Định mức đơn giá giờ
công LĐTT cho 1 đv
sản phẩm
Bảng 4: Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục ĐVT Giá trị
Định mức thời gian LĐ (1) h 4.4
- Thời gian cơ bản h 4
- Thời gian bảo dưỡng máy h 0.2
- Thời gian nghỉ h 0.2
Định mức đơn giá 1h công (2) đ 87,247
- Lương cơ bản đ 67,633
- Phụ cấp đ 6,763
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đ 12,881
Định mức chi phí nhân công trực tiếp = (1)x(2) đ 383,886
2.2.1.3. Định mức chi phí sản xuất chung
Bảng 5: Trích Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đơn vị SX 2012
Chi phí ĐVT Nhà máy hóa chất Nhà máy điện PX Giấy PX Bột
Chi phí SXC đ 26,743,864,590 64,886,186,883 99,867,448,223 142,208,275,256
KHTSCĐ đ 7,285,000,000 1,342,000,000 20,300,000,000 43,400,000,000

Chi phí bảo dưỡng đ 15,028,126,159 39,161,348,074 13,285,000,000 61,182,222,523
Chi phí vận tải đ 1,384,721,831 18,778,168,265 16,848,245,916 24,710,942,349
Chi phí chung PX đ 3,046,016,600 5,604,760,544 49,434,202,307 12,915,110,384
23
1) Tổng CPSXC thực hiện năm 2012 của PX Giấy là 99.867.448.223đ
- Trong đó: + Biến phí (BP) = 66.282.448.223đ
+ Định phí (ĐP) = 33.585.000.000đ
2) Sản lượng sản phẩm năm 2012:
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 41.000 tấn
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 30.000 tấn
3) Dự kiến kế hoạch SX năm 2013:
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 61.500 tấn (tăng 50%)
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 45.000 tấn (tăng 50%)
4) Tiêu chuẩn phân bổ CPSX chung lựa chọn là giờ công định mức
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 61.500 tấn (tăng 50%)
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 45.000 tấn (tăng 50%)
- Tổng CP SXC dự kiến:
+ Biến phí = 66.282.448.223 x 150% = 99.423.672.335đ
+ Định phí = 33.585.000.000đ
Cộng = 133.008.672.335đ
- Tổng giờ công LĐTT:
+ Sản phẩm: Giấy 84 ISO: 4,4h x 61.500 = 270.600 h
+ Sản phẩm: Giấy 90 ISO: 4,9h x 45.000 = 220.500 h
- Dự kiến đơn giá CPSX phân bổ:
Biến phí =
99.423.672.335
= 202.450,97 đ/h
491.100
Định phí =
33.585.000.000

= 68.387,29 đ/h
491.100
- Định mức CP SXC của Giấy 84 ISO:
+ BP = 202.450,97 x 4,4 = 890.784,27
+ ĐP = 68.387,29 x 4,4 = 300.904,08
Cộng = 1.191.688 đ/tấn
24
Bảng 6: Bảng tổng hợp định mức chi phí sản xuất Giấy 84 ISO
Khoản mục
ĐM
lượng
Đơn giá Thành tiền
1) CP NVLTT 5,891,963
- VL chính 4.15 1,138,000 4,722,700
- VL phụ 1.4525 805,000 1,169,263
2) CP NCTT 4.4 h 87,247 383,886
3) CP SXC (BP) 4.4 h 202,450.97 890,784
4) Định mức CPSX tính cho 1 tấn SP 7,166,613
2.2.2. Lập dự toán sản xuất kinh doanh cho Quý II năm 2013
Lập các dự toán SXKD quý II năm 2013 cho Tổng công ty Giấy Việt Nam:
- Dự toán tiêu thụ sản phẩm (gồm cả kế hoạch thu tiền)
- Dự toán sản xuất
- Dự toán NVL trực tiếp
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
- Dự toán chi phí sản xuất chung
- Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ
- Dự toán tiền mặt
- Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Dự toán bảng cân đối kế toán
2.2.2.1. Dự toán tiêu thụ

Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các
dự toán khác.
Cơ sở để xác định dự toán tiêu thụ là khối lượng sản phẩm, hàng hóa và
đơn giá bán của sản phẩm hàng hóa dự kiến sẽ tiêu thụ. Đơn giá bán của sản
phẩm, hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như chất
lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, sức mua và khả năng cung cấp sản
phẩm cùng loại trên thị trường.
Khối lượng tiêu thụ dự kiến hàng tháng không giống nhau, thường phụ
thuộc vào mức tiêu dùng ở những thời kỳ khác nhau trong năm.
Trong quá trình lập dự toán tiêu thụ, kế toán quản trị cũng cần phải dự
kiến lịch thu tiền bán hàng. Dự kiến lịch thu tiền bán hàng, ngoài việc căn cứ
25

×