Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.81 KB, 111 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN LAM CHÂU







NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH







LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC













HÀ NỘI, 2010
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





NGUYỄN LAM CHÂU





NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH




Chuyên ngành: Lí luận văn học
M· sè: 60 22 32





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh





HÀ NỘI, 2010
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Kiều
Anh - người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu
Trường ĐHSP Hà Nội 2, Viện Văn học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, Sở
Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam,
Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội 2
và các thầy cô giáo Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2. Xin chân
thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ để luận văn của tôi được hoàn thành.









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kiều
Anh. Luận văn này chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu
những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 10 - 2010
Tác giả luận văn


Nguyễn Lam Châu
Môc lôc
trang
më ®Çu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Những đóng góp mới 8
8. Cấu trúc của luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về trần thuật học 9
1.1. Nghệ thuật trần thuật 9
1.1.1. Khái niệm trần thuật 9
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật 11
1.2.3. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết 19
1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 21

1.2.1. Hành trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay 21
1.2.2. Những cách tân và thể nghiệm hình thức trần thuật mới 25
1.3. Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn học đương đại 32
Chƣơng 2: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 36
2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 37
2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn 48
2.2.1. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong 49
2.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian 58
Chƣơng 3: Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ
Duy Anh 65
3.1. Ngôn ngữ trần thuật 65
3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 66
3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật 69
3.2. Giọng điệu trần thuật 77
3.2.1. Giọng điệu chất vấn, đay đả 79
3.2.2. Giọng điệu giễu nhại 82
3.2.3. Giọng điệu bỗ bã dung tục 89
3.2.4. Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng 91
3.2.5. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm 93
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lâu nay, tiểu thuyết vẫn được xem là một loại hình tự sự tiêu biểu.
Nó mãi tồn tại ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” (Bakhtin) và có vị trí quan
trọng trong nền văn học nhân loại.

Văn học Việt Nam từ sau 1975 và nhất là sau năm 1986 đã có sự khởi
sắc của văn xuôi, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế
của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
sự thật”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và con
người trong sự vận động, phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của
công chúng đương đại.
Văn học Việt Nam thời kì đổi mới đã có những bước chuyển mình so
với giai đoạn trước đó. Nếu như ở những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), tiểu
thuyết vẫn theo hướng nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trên một
bình diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ
thuật của các nhà văn thì bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ
của đời sống văn học, tiểu thuyết thực sự bùng phát, thăng hoa, đặc biệt là có
sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật. Những mạch nguồn truyền thống đã được
thay thế bằng những cảm hứng mới, những khám phá sáng tạo. Những trang
viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả sự phức tạp và
bề bộn đã xuất hiện, thay thế những cảm hứng sử thi truyền thống trước đó.
Điều đó trước hết là nhu cầu tự thân của giới văn nghệ sĩ và cũng là phù hợp
với đường lối văn nghệ của Đảng được đề ra ở Đại hội Đảng lần VI: “Đối với
nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn
đề có ý nghĩa sống còn”, “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta
mới có thể vượt qua khó khăn, thực hiện được những mục tiêu do Đại hội lần

2
thứ VI đề ra”. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khuyến khích văn nghệ đổi
mới: “…văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi
mới cách nghĩ cách làm”, “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo,
khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng
tạo nghệ thuật, phát triển các loại hình nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”.
Hưởng ứng đường lối đổi mới văn học, các tác giả như Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma
Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ

Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh… đã
góp phần tạo nên diện mạo mới của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
Trong xu hướng cách tân thể loại tiểu thuyết, Tạ Duy Anh được xem là
một hiện tượng nổi bật với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. Đi sâu tìm
hiểu sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy, các tác phẩm của nhà văn
đã đặt ra những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị
thẩm mĩ mới mẻ của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm về
hiện thực, về con người cho đến cách tổ chức truyện, ngôn ngữ, giọng điệu…
Tạ Duy Anh đều có những tìm tòi, cách tân mới lạ, góp phần làm phong phú
thêm cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam.
1.2. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất
của phương thức tự sự, một yếu tố quan trọng để tạo nên hình thức nghệ thuật
của tác phẩm. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa
giúp ta có cơ sở để hiểu sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm, đồng thời thấy được
tài năng và những đóng góp của nghệ sĩ vào tiến trình văn chương.
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, một
mặt cho ta thấy rõ hơn những cố gắng cách tân nghệ thuật của nhà văn, mặt
khác, qua những sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng ta có thể nhìn rõ hơn sự vận
động của tư duy tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay.


3
2. Lịch sử vấn đề
Các sáng tác của Tạ Duy Anh, ngay từ khi mới ra đời đã thu hút được
sự quan tâm của đông đảo bạn đọc cũng như giới phê bình văn học, đã trở
thành một trong những tâm điểm của báo chí và là đề tài của nhiều công trình
nghiên cứu khoa học.
Trước hết phải kể đến là thành công khởi nghiệp của ông - truyện ngắn
Bước qua lời nguyền - tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi viết về nông thôn do
Tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức

1989. Nhà thơ Hoàng Minh Châu nhận định rằng đây là truyện ngắn báo hiệu
một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người.
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cũng cho rằng đây là tín hiệu về một dòng văn học
mới, dòng văn học “bước qua lời nguyền” và ở đó là một khát vọng đổi mới,
một tiềm năng sáng tạo mới. Tạ Duy Anh đã không làm người đọc thất vọng
bằng một hành trình sáng tạo không mệt mỏi.
Sau Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh đã cho ra đời tiểu thuyết Lão Khổ.
Đây có thể coi là bước ngoặt trong sáng tác của Tạ Duy Anh bởi nó đã thể hiện
một kiểu tư duy khác, một lối viết tiểu thuyết khác. Tác giả Đoàn Ánh Dương
trong bài Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết) khẳng định:
“Không còn là sự nhất phiến, liền mạch của câu chuyện, tiểu thuyết hiện lên
bởi một “chuyện chính yếu” và rất nhiều những “chuyện ngoài rìa”, tức về
mặt hình thức, Lão Khổ là sự lắp ghép từ các phiến đoạn khác nhau, nhiều
truyện ngắn trong một tiểu thuyết. Ý định một cấu trúc như vậy đã khẳng định
một tư duy mới về tiểu thuyết, được Tạ Duy Anh mượn lời Đức Thánh nhân để
tuyên ngôn: “ Ngôi nhà chỉ giá trị ở cái phần không có gì đó sao” [12].
Gần 10 năm sau, năm 1999, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy
Anh ra mắt công chúng. Đây là một tác phẩm lạ, khác hẳn so với tiểu thuyết
Việt Nam đương thời. Nhà văn đã đạt đến lối viết đa âm hiện đại, mà theo

4
Trần Quang: “từ cách đặt vấn đề đầu tiên đến cấu trúc tiểu thuyết, phong
cách ngôn ngữ… đều lạ lẫm với những gì chúng ta được biết về dòng tiểu
thuyết non trẻ Việt Nam” [16, tr.143].
Đến Thiên thần sám hối năm 2004 thì Tạ Duy Anh đã thực sự trở
thành “một hiện tượng văn học nổi bật”, “một gương mặt nhà văn tiêu biểu”.
Trong lời giới thiệu cuốn Thiên thần sám hối của Nhà xuất bản Đà Nẵng
năm 2004 có đoạn viết: “Thiên thần sám hối là một thử nghiệm mới trong
sáng tạo, một thử nghiệm đầy day dứt, trong đó những yếu tố phi lí, hoài
nghi, liên thông, bất ngờ và mang đậm dấu ấn chủ quan, tạo nên cái riêng

của tác phẩm” [1, tr.3].
Tác giả Dương Thuấn trong bài viết Nét đặc sắc của Thiên thần sám
hối là không mượn mồm người biết nói cho rằng: Thiên thần sám hối ra
đời, “Tạ Duy Anh đã chứng minh cho bạn đọc thấy rằng - anh viết theo một
lối viết mới - lối viết tiểu thuyết của riêng Tạ Duy Anh”. Tác phẩm “mang
một lối viết hoàn toàn hiện đại. Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách kể, cách
dẫn chuyện, nghệ thuật mê hoặc bạn đọc” [42].
Báo Thể thao và Văn hóa số 47 năm 2004 viết: “Có thể gọi ông là nhà
văn của đạo đức. Văn chương ông có lúc hiện lên bằng thế sự, đau đáu, riết
róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương… Tiểu thuyết mới nhất
của Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối, gọn nhẹ và giản dị về hình thức… chứa
đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế” [Tạ Duy Anh (2004), Thiên
thần sám hối - Nhà xuất bản Hội Nhà văn (tái bản) - tr.159].
Báo Pháp luật số 140 năm 2004 cũng đã đánh giá: “Tạ Duy Anh là tác
giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những
vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở
với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân
cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí,

5
lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người” [Tạ Duy Anh (2004), Thiên
thần sám hối - Nhà xuất bản Hội Nhà văn (tái bản) tr.160].
Tiểu thuyết gần đây nhất của Tạ Duy Anh, Giã biệt bóng tối, cũng là
một tiểu thuyết gây sự chú ý trong bạn đọc và giới phê bình. Tiểu thuyết đã
được Phòng Văn học Việt Nam đương đại đem ra tọa đàm bởi tính chất đặc
biệt của nó trong bối cảnh đời sống văn học đương đại. Có rất nhiều ý kiến
đưa ra trong buổi tọa đàm. Những thành công, hạn chế của nhà văn ở tiểu
thuyết này được chỉ ra trên tinh thần thẳng thắn.
Theo PGS.TS Bích Thu, “Với Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh không chỉ
đổi mới tư duy tiểu thuyết, đổi mới cách nhìn thế giới và con người mà còn

đổi mới bút pháp khiến độc giả có thể đọc một mạch và cảm thấy lôi cuốn với
tác phẩm” [5, tr.14].
PGS.TS Tôn Phương Lan lại khẳng định: “Sự nỗ lực của Tạ Duy Anh
thể hiện ở chỗ anh luôn luôn tự làm mới mình: từ Lão Khổ, Đi tìm nhân vật,
Thiên thần sám hối cho đến Giã biệt bóng tối. Trong cuốn tiểu thuyết, tác
giả đã có những cách tân trong quá trình triển khai đề tài: Từ điểm nhìn trần
thuật đến giọng điệu giễu nhại, việc sử dụng yếu tố huyền ảo… Chính những
yếu tố này đã làm mới sáng tác của Tạ Duy Anh so với đồng nghiệp và cũng
làm anh không lặp lại mình trong từng tác phẩm” [5, tr.34]
Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viết Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy
Anh (nhìn từ lối viết) cũng đưa ra nhận xét: “về mặt tư duy nghệ thuật, rõ
ràng Giã biệt bóng tối là một bước chuyển về mặt lối viết, đúng hơn là một câu
hỏi về lối viết: tiểu thuyết bây giờ cần phải được viết như thế nào?” [12, tr.65].
Bên cạnh những ý kiến, bài viết nêu trên, các sáng tác của Tạ Duy Anh
cũng đã trở thành đề tài nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp và các luận
văn thạc sĩ. Có thể kể đến là các luận văn Nông thôn trong sáng tác của Tạ
Duy Anh của Nguyễn Thị Mai Loan (năm 2004), Thế giới nghệ thuật tiểu

6
thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Ninh (năm 2005), Nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thanh Hùng (năm 2008),
Tinh thần hậu hiện đại qua “Đi tìm nhân vật” và “Giã biệt bóng tối” của
Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Tươi (năm 2009)
Năm 2007, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam đã cho ra mắt bạn đọc
cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh trong đó trình bày ba luận văn của các
tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang - Tạ Duy Anh với việc làm mới nghệ thuật
tiểu thuyết; Vũ Lê Lan Hương - Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ
Duy Anh; Võ Thị Thanh Hà - Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Nhìn chung các tác giả của cuốn sách đã đề cập rất nhiều vấn đề về các

sáng tác của Tạ Duy Anh. Chẳng hạn như đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu,
thế giới nhân vật, quan niệm về con người… Tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang
nghiên cứu một cách nhìn về việc “làm mới” văn chương, “làm mới” trong
tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, làm mới thực chất từ sự đổi mới tư duy nghệ
thuật trần thuật; tác giả Vũ Lê Lan Hương đi sâu khám phá hành trình văn học
Tạ Duy Anh, một thế giới nhân vật ngoại biên và những thủ pháp xây dựng
nhân vật đáng chú ý trong sáng tác của Tạ Duy Anh; tác giả Võ Thị Thanh Hà
nghiên cứu Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau
1975, quan niệm nghệ thuật về con người và đặc sắc thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của ông.
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên, chúng tôi nhận
thấy từ nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã nêu được những nét đặc sắc
làm nên giá trị trong sáng tác của Tạ Duy Anh, trong đó ít nhiều cũng đã đề
cập đến nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh như là một đối tượng nghiên cứu khoa học độc lập.

7
Trên cơ sở học tập, tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
của Tạ Duy Anh”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về
nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, từ đó thấy được
những đóng góp mới trong tư duy nghệ thuật của Tạ Duy Anh ở lĩnh vực tiểu
thuyết trong văn xuôi đương đại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những lí luận cơ bản về nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết. Đây là nhiệm vụ cần thiết, là nền tảng và cơ sở để người viết thực hiện
những nhiệm vụ tiếp theo.

- Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật qua một số tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi
tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, qua đó
thấy được những nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài đã chọn, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu một số
phương diện cơ bản như điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần
thuật nhằm làm sáng tỏ những nét đặc sắc về nghệ thuật trần thuật trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Tạ Duy Anh sáng tác ở cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy
nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu ở thể loại tiểu thuyết, trong một phương diện cụ thể, đó là Nghệ
thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.


8
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi khảo sát 4 tiểu thuyết:
+ Thiên thần sám hối (2004), Nhà xuất bản Đà Nẵng.
+ Lão Khổ (2005), Nhà xuất bản Hội Nhà văn (tái bản).
+ Đi tìm nhân vật (2008) - in trong tập Trò đùa của số phận, Nhà xuất
bản Tổng hợp Đồng Nai (tái bản).
+ Giã biệt bóng tối (2008), Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
7. Những đóng góp mới
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi muốn đề xuất một hướng

tiếp cận mới về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh từ phương diện trần thuật. Từ đó,
chỉ ra sự độc đáo về điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.
Trên cơ sở của những kết quả thu được, tác giả luận văn hy vọng sẽ góp
phần giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn các giá trị của tiểu thuyết Tạ Duy Anh,
đồng thời thấy được những đóng góp của nhà văn đối với tiến trình phát triển
của văn xuôi đương đại Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về trần thuật học
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh
Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết
của Tạ Duy Anh


9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT HỌC
1.1. Nghệ thuật trần thuật
Khái niệm trần thuật
Ngay từ đầu thế kỉ XX, trần thuật đã là một vấn đề lý thuyết tự sự thu
hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia trên thế giới. Từ đó đến nay lí luận
trần thuật đã đạt được một số thành quả quan trọng. Có thể kể đến là các
nghiên cứu về tự sự của các nhà hình thức Nga (V.Propp, V.Shklovski,
Eikhenbaum); nguyên tắc đối thoại của M.Bakhtin; loại hình học về kĩ thuật
trần thuật Anh Mĩ do P.Lubbock khởi thảo và N.Friedman tu chỉnh; các
nghiên cứu về loại hình trần thuật của các học giả Đức (E.Leibfried, W.Fưger,
F.K.Stanzel, W.Kayser, O.Ludwig, K.Friedman); các quan niệm của nhà cấu
trúc người Czech Z.Doleze, các học giả Nga Ju.Lotman và B.Uspenski.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta, trần thuật cũng là một vấn
đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa
khác nhau về thuật ngữ này. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chưa thể
bao quát được tất cả những quan niệm ấy mà chỉ dẫn ra một số định nghĩa mà
chúng tôi cho là tiêu biểu và được nhiều người quan tâm hơn cả.
Trong bài Việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn
học ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân có viết: “Trần thuật (narration) trỏ
phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc văn học tự sự
(tương tự, trầm tư / méditation / đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc
trưng cho văn học kịch)”, “Thực chất của hoạt động trần thuật là kể, là thuật,
là cái được kể, được thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện” [32, tr.147].

10
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật“là phương diện cơ bản
của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với
nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất
định” [17, tr.364].
Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong Giáo trình lí luận văn
học: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh
trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện nhân
vật theo một thứ tự nhất định.” [35, tr.59].
Qua đây có thể thấy, khái niệm trần thuật được sử dụng không phân
biệt với khái niệm kể chuyện. Chúng đều là những cách dịch khác nhau của từ
“narrative” trong tiếng Anh. Tuy nhiên đây là khái niệm gắn bó chặt chẽ với
loại hình tự sự cho nên nó thường được nhắc đến trong khi nghiên cứu tự sự.
Gắn với những cách gọi này là một số quan điểm đánh giá khác nhau.
Bàn về kể chuyện, J.Lintvelt cho rằng: “Kể - là một hành vi trần thuật,
và theo nghĩa rộng là cả một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật
(narrateur) và người nghe kể (narrataire)” [32, tr.154].
F. M. Forstes nhận định: “Kể chuyện là cách kết hợp những đơn vị

ngôn ngữ thành những cấu trúc lớn hơn và trên thực tế mọi việc sử dụng ngôn
ngữ thì đều liên quan đến hoặc kéo theo cảm giác về thời gian chiều hướng
hành động” [18, tr.67].
Như vậy, trần thuật là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên, tựu
trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc
trưng trong các tác phẩm thuộc thể loại văn học tự sự, thực chất của hoạt động
trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh… theo
một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần

11
thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng
định tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn chương.
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật
Như trên đã trình bày, trần thuật là vấn đề lí luận thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, vì thế, các yếu tố cấu trúc của nó cũng không
ngừng được tìm hiểu và khám phá.
Đề cập đến các yếu tố của trần thuật, M.Gorki trong cuốn Bàn về
văn học đã chỉ ra rằng: “Trong tiểu thuyết hay truyện, những con người
được tác giả miêu tả đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả, tác giả
luôn luôn ở cạnh họ, mách cho người đọc biết rõ phải hiểu họ như thế nào,
giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn
phía sau những hành động của các nhân vật được miêu tả, tô đậm thêm
cho tâm trạng họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàn
cảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ thực hiện những mục đích của
mình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi khéo léo, mặc dù người đọc
không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những
mối tương quan của họ” [17, tr.364].
Như vậy, M. Gorki đã kể ra các thành phần của trần thuật không chỉ
gồm lời thuật, chức năng của nó, không chỉ là kể việc mà nó bao hàm cả việc

miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình
luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú tác giả.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử thì trần thuật gồm sáu yếu tố cơ bản
là người kể chuyện, ngôi trần thuật và vai trần thuật; điểm nhìn trần thuật;
lược thuật; miêu tả chân dung và dựng cảnh; phân tích, bình luận; giọng điệu.
Theo chúng tôi, trần thuật đòi hỏi trước hết phải có người kể. Chủ
thể của hoạt động kể phải xử lí tốt mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi
các sự kiện và nhân vật. Và như vậy có hai nhân tố quy định tới trần thuật

12
là người kể chuyện và chuỗi ngôn từ. Từ người kể chuyện ta có ngôi trần
thuật, điểm nhìn trần thuật; từ chuỗi ngôn từ ta có ngôn ngữ trần thuật,
giọng điệu trần thuật, không gian trần thuật, thời gian trần thuật… Trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố tiêu
biểu thuộc nghệ thuật trần thuật của Tạ Duy Anh. Vì thế chúng tôi sẽ tiến
hành xác lập những khái niệm cơ bản có liên quan đến những vấn đề nằm
trong phạm vi nghiên cứu.
1.1.2.1 Điểm nhìn trần thuật
Một trong những thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học và thi
pháp học bàn tới nhiều nhất ở thế kỉ XX là điểm nhìn trần thuật (Điểm
nhìn nghệ thuật).
Vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết được nhà văn Anna Barbauld nêu ra
từ đầu thế kỉ XIX, khi nhận thấy mọi sự đều thay đổi, nếu người ta kể theo
ngôi thứ nhất. Đến cuối thế kỉ XIX, vấn đề được Henry James và F. Schlegel
trình bày cụ thể hơn. Đầu thế kỉ XX, K. Friedeman (1910) rồi Percy Lubbock
(1921) và E. M. Foster (1927) lại đề cập đến điểm nhìn trong tiểu thuyết. Từ
những năm bốn mươi trở đi, vấn đề được nghiên cứu sâu với M. Scholer, Tz.
Tôđôrốp, G. Genette. Các tác giả từ những năm hai mươi như B. Tômasépxki,
M. Bakhtin, V. Vinôgrađốp cùng bàn về điểm nhìn văn bản.
Thuật ngữ điểm nhìn được định danh bằng nhiều từ khác nhau trong

các tài liệu, chẳng hạn viewpoint, view, point of view, vision… Thực tế cho
thấy, các nhà lí luận phê bình cũng sử dụng rất nhiều những thuật ngữ khác
nhau để cùng nói về khái niệm này. Chẳng hạn, với Henry James là trung tâm
của nhận thức (centre of consciousness), Percy Lubbock: điểm nhìn (Point of
view), Jean Pouillon: tầm nhìn (vision), Allen Tate: vị trí quan sát (post of
obeservation), Cleanth Brooks và Robert Penn Warren: tiêu điểm truyện kể
(focus of narrative)…

13
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng khái niệm điểm nhìn dễ hiểu
hơn và nội dung phong phú hơn, nó không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang
học như khái niệm tiêu cự, tụ tiêu, mà còn mang nội dung quan điểm, lập
trường tư tưởng, tâm lí của con người.
Theo Từ điển văn học thế giới (Dictionnary of the World Literaturre)
khẳng định điểm nhìn “là mối tương quan trong đó chỉ vị trí đứng của người
kể chuyện để kể câu chuyện… Nó có thể chi phối hoặc là từ bên trong hoặc là
từ bên ngoài. Ở điểm nhìn từ bên trong, người kể chuyện là một trong các
nhân vật; do đó câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất. Điểm nhìn từ bên ngoài
được mang lại từ một ý nghĩ từ bên ngoài, của người không phải là một phần
của câu chuyện; trong trường hợp này, câu chuyện thường được kể từ ngôi
thứ ba” [18, tr.84]
Bàn về vai trò của điểm nhìn trong cấu trúc của loại tác phẩm tự sự,
Pospelov cho rằng “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan
giữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người
trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [31, tr.90].
Trong công trình Bản chất của tự sự của R. Scholes và R. Kellogg
xuất bản lần đầu vào năm 1966, vấn đề điểm nhìn đã được xem xét như là một
trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình
truyện kể. Theo R. Scholes và R. Kellogg thì “điểm nhìn là vấn đề chính của
nghệ thuật kể chuyện, nó không chia sẻ với thơ ca hoặc là văn học kịch. Ở

đây mối quan hệ giữa người kể chuyện - truyện kể và mối quan hệ giữa người
kể chuyện - độc giả thực chất là nghệ thuật kể chuyện” [33, tr.138].
Trong bài Quan niệm về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R.
Kellogg và một số vấn đề khi áp dụng các mô hình lí thuyết phương Tây
vào nghiên cứu tác phẩm tự sự của tác giả Cao Kim Lan thì điểm nhìn được
hiểu một cách đơn giản “chính là “mánh khóe” thuộc về kĩ thuật, một phương

14
tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của
truyện kể. Và dù có sử dụng cách thức nào, phương pháp hay kĩ thuật nào thì
mục đích cuối cùng của người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc
anh ta phải đọc” [33, tr.134].
Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn
chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính
bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh tự trị đối với cá nhân nhà văn” và
“Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp
của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự
nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [33, tr.135]. Quan niệm này đã đánh
dấu một bước phát triển đáng kể trong nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, kể từ
đó, điểm nhìn nghệ thuật được coi là một nhân tố bộc lộ kĩ thuật tiểu thuyết
của nhà văn, một mắt xích khách quan, nội tại duy nhất mà theo đó chúng ta
có thể đánh giá được “tay nghề” của tác giả.
Giáo sư Trần Đình Sử so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính
camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào
thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu
một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực.
Điểm qua một số quan niệm trên, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên
cứu đều coi điểm nhìn nghệ thuật là yếu tố đặc biệt quan trọng giữ vai trò then
chốt trong sáng tạo nghệ thuật. Điều này rất có cơ sở bởi không thể có nghệ
thuật nếu không có điểm nhìn, nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm

của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Trên thực tế, giá trị của sáng
tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một
cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay
điểm nhìn. Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu
tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và phong cách của nhà văn.

15
1.1.2.2. Ngôn ngữ trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ngôn ngữ mang tính nghệ thuật
được dùng trong văn học”, “là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học”
[17, tr.215]. Vì vậy văn học mới được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ.
M. Go-rơ-ki cũng khẳng định:“ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”
[17, tr.215]. Một nhà văn đích thực phải tự ý thức về mình như một nhà ngôn
ngữ vì ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử” [32, tr.351]
của anh ta, là phương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc. Đối với
văn chương, ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là tài năng, cá
tính và quan điểm nghệ thuật, do đó giọng điệu của tác phẩm trước hết cũng
là giọng điệu ngôn ngữ.
Ở mỗi thể loại văn học, ngôn ngữ lại có những đặc trưng riêng. Nếu
như kịch chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đối thoại, thơ trữ tình khai thác ngôn ngữ
ở phương diện bộc lộ cảm xúc thì văn xuôi tự sự (trong đó có tiểu thuyết) là
ngôn ngữ trần thuật. So với ngôn ngữ thơ ca thì ngôn ngữ văn xuôi có phạm
vi hoạt động tự do, dân chủ và linh hoạt hơn.
Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách
bao gồm ngôn ngữ của người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và lời nói nước
đôi. Trong đó, ngôn ngữ người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò quyết
định tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự.
Ngôn ngữ người trần thuật “là phần lời văn độc thoại thể hiện quan
điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả)
đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc

lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ” [17,
tr.212-213]. Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt
trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn,
truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

16
Ngôn ngữ nhân vật “là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc
các loại hình tự sự và kịch” [17, tr.214]. Ngôn ngữ nhân vật chính là một
trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc
sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ
nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc
biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói…
Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằng cách nào thì ngôn ngữ nhân
vật cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát.
Nghĩa là một mặt, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, mặt
khác ngôn ngữ ấy phải phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp
người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, trình độ văn hóa…
M. Gorki đã gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Ngôn ngữ
không chỉ đóng vai trò nuôi dưỡng mà còn làm nên thần thái, đặc tính mĩ học
của văn xuôi nghệ thuật.
1.1.2.3. Giọng điệu trần thuật
Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật
của văn học. Đại văn hào Lep Tônxtôi đã từng nhận xét: “Cái khó nhất khi bắt
tay viết một tác phẩm mới không phải chuyện đề tài, tài liệu mà phải lựa chọn
một giọng điệu thích hợp”. Giọng điệu không những thể hiện bản lĩnh mà còn
quyết định bản sắc tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng
điệu nhưng luôn phải có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm
nhận giữa người đọc và người kể, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở
nên mờ nhạt.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam thường coi giọng điệu là “thái độ, tình

cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu
tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu

17
tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm…” [17, tr.134].
Tác giả Nguyễn Thái Hoà trong cuốn Những vấn đề thi pháp của
truyện khẳng định: “giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện
thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc
định hướng đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình
huống cụ thể” [20, tr.154]
Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cũng chỉ ra rằng: “Giọng
điệu giúp ta nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây không giản đơn là
một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một
giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng
đời sống” [34, tr.142].
Các nhà nghiên cứu nước ngoài lại phân biệt giọng điệu ra làm
“voice” (giọng), và “tone” (giọng điệu). Trong Từ điển phong cách học,
Katie Wales quan niệm: “voice” được dùng “để miêu tả ai là người nói
trong trần thuật”. “tone” “được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh
đặc biệt nào đó có liên quan đến những cảm xúc hoặc tình cảm đặc biệt
nào đó” [18, tr.100].
G. N. Pospelov coi giọng điệu là “cái kiểu cách dùng để kể câu
chuyện” [30, tr.89]. Theo nhà bác học Nga M. Bakhtin thì “giọng điệu bao
giờ cũng thể hiện thái độ lập trường của chủ thể” [14, tr.16].
Là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, giọng điệu
cho phép ta hiểu hơn chiều sâu, sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Trên
thực tế, giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật kết tinh sự độc đáo
của nhà văn, vừa là một hiện tượng có tầm văn hóa ảnh hưởng to lớn đến
các thời đại văn học.


18
M. B. Khrapchenco trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển của văn học cũng đã dành một số lượng trang không ít để nói về giọng
điệu. Theo ông, giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật.
Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra được một giọng điệu độc đáo.
M. B. Khrapchenco cũng khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được
thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng
tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể
chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu
chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống
nhất hoàn chỉnh” [21, tr.167 -168].
Nhìn một cách tổng quát, các ý kiến của M. B. Khrapchenco đã đề cập
đến ba vấn đề chính: thứ nhất, giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng
điệu góp phần tăng, giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương; thứ
hai, trong tác phẩm, có sự xuất hiện của giọng điệu chủ yếu và các sắc điệu
bao quanh với tư cách bè đệm; thứ ba, giọng điệu thể hiện ở nhiều cấp độ
khác nhau: từ ngữ, kết cấu, cách thức tạo nhịp, gieo vần, cách sử dụng môtip
và xây dựng hình tượng… Đây có thể coi là một cái nhìn khá đầy đủ và xác
đáng về giọng điệu trong tác phẩm văn học nói chung.
Điểm qua các khái niệm về giọng điệu, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu đã gặp nhau ở một số điểm: đó là kiểu cách dùng giọng để kể, là
lập trường quan điểm và nổi bật nhất là “thái độ” đối với hiện tượng được
miêu tả. Như vậy giọng điệu trần thuật chính là một phạm trù thẩm mĩ của tác
phẩm văn học, cùng với các phạm trù nghệ thuật khác, nó góp phần không
nhỏ tạo nên sự thành công và bản sắc riêng cho tác giả. Chính vì thế khi
nghiên cứu sáng tác của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu
nghệ thuật của họ bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong
cách nhà văn.


19
1.1.3. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại lớn, tiêu biểu cho loại hình tự sự, “cỗ máy cái”
của nền văn học hiện đại. Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng phương
thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một
cách đa chiều và phong phú. Nói cách khác, trong văn xuôi tự sự nói
chung, tiểu thuyết nói riêng, cách thức tổ chức phản ánh được thể hiện
thông qua nghệ thuật trần thuật. “Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc
bố cục, kết cấu tác phẩm”, “là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự
thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này”
[17, tr.364 - 365].
Bàn về vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự, Pospelov trong Dẫn
luận nghiên cứu văn học cho rằng đóng vai trò quyết định trong loại tác
phẩm tự sự là trần thuật. Ông còn xác định các thành phần cơ bản của nghệ
thuật kể chuyện như sau: “Với sự trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận,
tác giả, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sống được nắm bắt
một cách tự do, sâu rộng” [31, tr.68].
Tuy nhiên, đã có thời, sự thành công của tác phẩm văn xuôi chủ yếu
được đánh giá thông qua những phương diện như: Chủ đề tư tưởng, nhân vật,
cốt truyện, ngôn ngữ. Người ta thừa nhận có “phong cách cá nhân” hay
“phong cách ngôn ngữ” (tức là dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn) nhưng
vẫn chưa đi đến chỗ thừa nhận vai trò quan trọng của nghệ thuật trần thuật.
Trong khi đó, chính nhờ lối kể chuyện mà người đọc phân biệt được nhà văn
này với nhà văn khác chứ không phải nhờ bản thân các biến cố, các câu
chuyện được kể. Trong văn xuôi nghệ thuật, nhiều khi ta nhận thấy, truyện chỉ
là một “mảnh” quen thuộc, bình thường, một “lát cắt của đời sống”, bản thân
chúng không có khả năng phản ánh các quy luật, các giá trị sâu sắc của đời
sống. Song thông qua cách kể, chỉ nhờ lối kể chuyện mà người đọc sẽ bị cuốn

20

hút vào mạch truyện. Sự sinh động của lối kể, nghệ thuật trần thuật đã tạo ra
trong truyện một ý nghĩa mới mẻ, trở nên hấp dẫn hơn. Cho nên có thể thấy,
nghệ thuật trần thuật hay cách kể chuyện chính là đặc trưng của tác phẩm tự
sự, nó giữ vai trò then chốt, là nhân tố góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật
của tác phẩm.
Đối với tiểu thuyết, trần thuật là đặc trưng bản thể bao gồm phương
thức biểu đạt thông tin và phương thức vận dụng ngôn ngữ. Nghệ thuật trần
thuật được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong phương thức biểu
hiện của tiểu thuyết bởi có nó, nhà văn mới có thể sắp đặt một cách cuốn hút
các câu chuyện, các nhân vật, sự kiện, tình huống lại một cách có logic và
chuyển tải một cách hiệu quả, sinh động cái hiện thực cần phản ánh đến với
độc giả. Từ góc độ hình thức mà nói, tiểu thuyết chính là lịch sử thiên biến
vạn hóa của phương thức trần thuật. Văn bản trần thuật là câu chuyện được kể
hay chính bản thân hành vi kể sự thể hiện quá trình phát triển từ đơn giản đến
phức tạp của phương thức trần thuật.
Misen Buytor (nhà văn Pháp hiện đại thuộc trường phái Tiểu thuyết
mới) đã có những ý kiến sâu sắc về vấn đề kể chuyện trong văn xuôi nói
chung và trong tiểu thuyết nói riêng: “Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện
đặc biệt vượt quá giới hạn của văn chương; đó là một trong những phương
thức hết sức quan trọng giúp con người nắm bắt được thực tại (…). Cái được
kể liên quan đến cả những con người, những sự vật, những đồ vật và nơi chốn
mà bản thân chúng ta chưa bao giờ đến, nhưng có một ai đó đã mô tả cho
chúng ta nghe (…) Tiểu thuyết là những phòng thực nghiệm kể chuyện… Các
hình thức kể chuyện khác nhau cũng tương ứng với các hình thức khác nhau
của thực tại” [32, tr.379 - 380].
Tác giả Dương Tinh Ánh (nữ giáo sư văn học Đại học Sư phạm Trùng
Khánh và Học viện Tân Văn) đã vận dụng khá thành công lí thuyết tự sự học

×