Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 4, lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 140 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2






ĐỖ THỊ NGUYỆT




DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG
MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC










HÀ NỘI, 2012




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2






ĐỖ THỊ NGUYỆT




DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG
MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5



Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Huy Quang






HÀ NỘI, 2012


LỜI CẢM ƠN

Học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II; các Thầy, cô giáo khoa Sau đại học;
các Thầy, cô giáo đã giảng dạy và tập thể lớp Cao học K14 Giáo dục học
đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để học viên có thể hoàn
thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, học viên xin được gửi lời biết ơn chân thành nhất tới
Giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Đỗ Huy Quang. Trong suốt
thời gian học tập tại trường, thầy đã dạy dỗ, chỉ bảo tận tình để học viên
hoàn thành Luận văn Cao học này.
Xin chân thành cảm ơn !


HỌC VIÊN
Đỗ Thị Nguyệt



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào khác. Nếu những cam kết trên là không đúng sự thật, tôi xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2012
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Giả thuyết khoa học 5

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY
VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA TIẾNG VIỆT Ở
LỚP 4, LỚP 5 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Cơ sở văn học 6
1.1.2 Cơ sở ngôn ngữ 18
1.1.3 Cơ sở tâm lí 25
1.2 Cơ sở thực tiễn 29
1.2.1 Nội dung văn trong chương trình và SGK ở tiểu học 29
1.2.2 Thực tiến hoạt động dạy văn tích hợp trong các phân môn TV ở lớp
4, lớp 5 33
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VĂN TÍCH HỢP TRONG
CÁC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, LỚP 5 42
2.1 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 42
2.1.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Tập
đọc ở lớp 4, lớp 5 42

2.1.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Tập đọc ở lớp
4, lớp 5. 48
2.1.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá
trình dạy học phân môn Tập đọc ở lớp 4, lớp 5 55
2.2 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Kể chuyện ở lớp 4, 69
2.2.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Kể
chuyện ở lớp 4, lớp 5 70
2.2.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Kể chuyện ở
lớp 4, lớp 5 73
2.2.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá
trình dạy học phân môn Kể chuyện ở lớp 4, lớp 5 75
2.3 Biện pháp dạy văn tích hợp trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4,

lớp 5 83
2.3.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Tập
làm văn ở lớp 4, lớp 5 84
2.3.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Tập làm văn ở
lớp 4, lớp 5 87
2.3.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng văn cho HS trong quá trình dạy học
phân môn Tập làm văn ở lớp 4, lớp 5 89
2.4 Biện pháp dạy văn trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 94
2.4.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn
Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 94
2.4.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 4, lớp 5 96
2.4.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá
trình dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 97

2.5 Biện pháp dạy văn trong phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 100
2.5.1 Biện pháp bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết trong phân môn Chính
tả ở lớp 4, lớp 5 100
2.5.2 Biện pháp bồi dưỡng kiến thức về văn qua trong phân môn Chính tả
ở lớp 4, lớp 5 101
2.5.3 Biện pháp bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS trong quá
trình dạy học phân môn Chính tả ở lớp 4, lớp 5 102
3.1. Mục đích thực nghiệm 104
3.2. Phương pháp thực nghiệm 104
3.3 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 104
3.3.1 Đối tượng thực nghiệm 104
3.3.2 Địa bàn thực nghiệm 104
3.3.3 Thời gian thực nghiệm 105
3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm 105
3.4.1 Lựa chọn bài dạy thực nghiệm và định hướng thiết kế giáo án 105

3.4.2 Giáo án thực nghiệm 106
3.4.3. Giáo án đối chứng 116
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 116
3.5.1 Hình thức đánh giá kết quả thực nghiệm 116
3.5.2 Kết quả thực nghiệm 117

KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124



DANH MỤC VIẾT TẮT

CCGD
: Cải cách Giáo dục
CTVH
: Cảm thụ văn học
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
SGK
: Sách giáo khoa
TV
: Tiếng Việt
GD
: Giáo dục
GV
: Giáo viên
HS

: Học sinh
ĐC
: Đối chứng
TN
: Thực nghiệm

1
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Bậc tiểu học có dạy văn
Dạy học tích hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là một mục
tiêu quan trọng mà Bộ giáo dục đặt ra đối với các cấp học phổ thông. Trong
chương trình bậc THCS, THPT, ba phân môn: Văn, TV, Tập làm văn đã
được tích hợp thành một môn Ngữ Văn. Ở bậc tiểu học, một câu hỏi lớn đặt ra
là: có dạy văn cho HS không? Trong “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2”,
(Nguyễn Minh Thuyết chủ biên), có nêu ra câu hỏi “Sách Tiếng Việt có dạy
văn học không?”, rồi trả lời: “Chương trình môn TV còn có nhiệm vụ trang bị
kiến thức văn học và nhiều kiến thức kỹ năng khác, đồng thời bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm, nhân cách cho các em. Riêng kiến thức văn học, thông qua hệ
thống bài tập đọc và các văn bản khác, SGK giới thiệu

cho học sinh các tác
phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học có nội dung và hình thức nghệ thuật
phù hợp với trình độ nhận thức của các em” [23] - tr 13,14. Như vậy là bậc
tiểu học có dạy văn, nhưng dạy những gì, dạy thế nào? Mục tiêu dạy TV tiểu
học chỉ ghi ngắn gọn: “Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng
Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa,
văn học của Việt Nam và của nước ngoài”. Cần làm rõ nội dung dạy văn ở
tiểu học.

1.2 Bậc tiểu học cần phải dạy văn và dạy văn tích hợp
Lớp 4 và 5 là hai lớp cuối cấp. Các em sẽ học lên bậc học trên, sẽ học
đọc hiểu văn bản, thuộc môn Ngữ Văn, Ở Phòng giáo dục, hàng năm đều tổ
chức các kỳ thi chọn HS giỏi, trong đó có nội dung thử thách năng khiếu văn.
HS muốn dự thi phải được rèn cách cảm thụ văn và viết văn. Chúng tôi dạy
lớp 4 và 5 phải tìm đủ loại sách: TV nâng cao, bồi dưỡng cảm thụ văn, bài thi
2
HS giỏi để bồi dưỡng năng lực văn cho các em. HS giỏi văn thường có ý
thức đọc thêm nhiều sách, thuộc nhiều thơ, sưu tầm nhiều lời nói hay, ý nghĩa.
Từ đó, các em ham thích và học tốt các phân môn TV. Nhưng thời gian để bồi
dưỡng HS giỏi thường cấp tập trong một thời gian ngắn, để đối phó nên thày
trò đều mệt mỏi, hiệu quả không cao. Chúng tôi nghĩ, nếu xác định được nội
dung văn cần chuẩn bị cho HS, rồi bồi dưỡng cho các em trong suốt năm học,
thông qua các bài học thuộc các phân môn, các hoạt động nội khóa, ngoại
khóa, thì khả năng văn học của các em và chất lượng dạy TV nhất định được
cải thiện.
1.3 Hiểu biết về văn và cách dạy văn là nhu cầu của mỗi người GV
tiểu học
Là GV tiểu học đang trực tiếp đứng lớp, dạy cho khối 4 và 5 chúng tôi
ý thức được tầm quan trọng, sự cần thiết phải dạy văn, bồi dưỡng năng lực
văn cho HS. Các bài tập đọc, câu chuyện kể, đoạn văn đoạn thơ để dạy Tập
làm văn, Luyện từ và câu, đều là những văn bản nghệ thuật. Phải làm cho HS
cảm nhận được cái hay cái đẹp, ý nghĩa sâu xa và ham thích đọc những văn
bản đó thì giờ học mới sinh động, hấp dẫn. Từ đó, mọi mục tiêu rèn kỹ năng
tiếng Việt, hình thành tình yêu tiếng Việt, hình thành nhân cách cho HS mới
đạt được theo chiều sâu một cách tự nhiên. Nhưng dạy văn ở tiểu học rất khó
khăn. Văn vốn trừu tượng, tiếp nhận văn cần đến những khái niệm về văn mà
HS tiểu học đều chưa có. Vậy có thể dạy những gì về văn cho HS lớp 4, lớp 5,
và dạy bằng cách nào. Chúng tôi muốn tự mình khám phá, hiểu biết, bổ sung
cho hành trang kinh nghiệm nghề nghiệp để đảm bảo dạy tốt, hiệu quả cao

môn TV ở tiểu học.
Đó là nguồn động lực tinh thần để tôi chọn đề tài nghiên cứu cho
luận văn: “Dạy văn tích hợp trong môn Tiếng Việt ở lớp 4, lớp 5”
3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu vấn đề dạy văn cho HS tiểu học đã được một số tác giả đề
cập tới. Có thể chia các công trình của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này
theo ba hướng chính sau:
- Nghiên cứu hoạt động dạy cảm thụ văn học nói chung cho HS tiểu học
Theo hướng nghiên cứu này nhiều tác giả viết sách để hướng dẫn GV
và HS cách cảm thụ văn học, tìm cái hay cái đẹp trong các văn bản văn
chương như: Đinh Trọng Lạc, “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập
đọc lớp 4 lớp 5” (1996) NXB GD; Trần Mạnh Hưởng “Luyện tập về cảm thụ
văn học ở Tiểu học” (2010) NXB GD; Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn
“Tìm vẻ đẹp bài văn ở Tiểu học” (2004) NXB GD.Tạ Đức Hiển, Nguyễn Việt
Nga, Phạm Đức Minh “Cảm thụ văn tiểu học 4” (2005) NXB GD.
- Nghiên cứu hoạt động rèn kĩ năng văn cho HS trong một phân môn
Tiếng Việt
Nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề dạy văn ở tiểu học thông qua hoạt
động đọc hiểu trong giờ Tập đọc như: Nguyễn Thị Hạnh “Rèn luyện kỹ năng
đọc hiểu cho học sinh lớp 4 lớp 5” (1999). “Dạy đọc hiểu ở Tiểu học” (2002)
NXB ĐHQG. Hoàng Hòa Bình “Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong
sách Tiếng Việt 2” (2003). Tạp chí GD số 73. Lê Hữu Tỉnh- chủ biên (2012)
Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc, lớp 2,3,4,5 NXB Giáo dục
Việt Nam
- Lý luận về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu
học. Hướng nghiên cứu này có các cuốn sách như “Bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn chương cho học sinh tiểu học” (2011) , tác giả Lê Thị Lan Anh – Phạm
Minh Diệu – Nguyễn Đình Mai – Hoàng Thị Mai; Bồi dưỡng học sinh giỏi
Tiếng Việt ở tiểu học (2010) của Lê Phương Nga, NXB ĐHSP Hà Nội. Phương

pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II (2010) của Lê Phương Nga, NXB ĐHSP
4
Hà Nội. Những cuốn sách này đã cung cấp cho GV tiểu học những tri thức
chuyên sâu về năng lực cảm thụ văn học và phương pháp bồi dưỡng cảm thụ văn
chương cho HS.
Trong các công trình nghiên cứu đã công bố, chúng tôi thấy hoạt động dạy
văn tích hợp trong các phân môn Tiếng Việt cho HS lớp 4, lớp 5 chưa có
công trình nào đi sâu tìm hiểu. Các bài báo, cuốn sách nghiên cứu những vấn
đề liên quan đến đề tài đề tài luận văn của chúng tôi sẽ là những gợi ý và định
hướng quan trọng để chúng tôi tham khảo và đi tiếp.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1 Tìm ra các biện pháp dạy văn tích hợp để góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học các phân môn TV lớp 4, lớp 5.
3.2 Nhận thức đầy đủ và thực hiện triệt để quan điểm dạy học tích hợp
Ngữ Văn của Bộ giáo dục và đào tạo.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của các vấn đề về văn, văn trong
các phân môn TV, quan điểm tích hợp và dạy văn tích hợp trong các phân môn
Tiếng Việt ở Tiểu học.
4.2 Đề xuất những biện pháp để dạy văn tích hợp ở lớp 4, lớp 5 phù
hợp với HS tiểu học và đạt kết quả cao.
4.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình, SGK và hoạt động dạy học tích hợp văn trong các phân
môn TV.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu về việc dạy văn tích hợp trong một số phân môn
TV ở khối lớp 4, lớp 5.
5

- Phạm vi thực nghiệm: HS lớp 4, lớp 5 trường Tiểu học Hoàng Hoa
Thám - Quận Ba Đình - Hà Nội và trường Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp các vấn đề lý
luận về văn, cảm thụ văn, văn ở tiểu học, phương pháp bồi dưỡng năng
lực văn cho HS tiểu học.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điểu tra, kháo sát, thống kê,
phân tích, nhận xét, đánh giá từ chương trình, SGK, hoạt động dạy học, sản
phẩm bài làm của HS thuộc môn TV.
6.3 Phương pháp thực nghiệm, gồm thực nghiệm từng phần, thông
qua các bài tập, và thực nghiệm tổng thể, thông qua một số giờ dạy.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác định được cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của vấn đề về
văn ở tiểu học, mối quan hệ văn và tiếng Việt để từ đó đề xuất các biện pháp
dạy văn tích hợp trong các phân môn TV thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học môn TV, bồi dưỡng được tâm hồn tình cảm cho HS, giúp
HS thêm yêu quý, tự hào về sự trong sáng và giàu đẹp của TV.








6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY
VĂN TÍCH HỢP TRONG CÁC PHÂN MÔN CỦA TIẾNG VIỆT
Ở LỚP 4, LỚP 5

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Cơ sở văn học
1.1.1.1 Tầm quan trọng của hoạt động dạy văn trong trường tiểu học
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh
thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư
tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo cho con
người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngôn từ,
phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức,
kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển.
Văn học có chức năng xã hội, thẩm mỹ to lớn, cho nên tác phẩm văn
học được đưa vào chương trình giáo dục trẻ em từ trước tuổi đến trường phổ
thông và trong suốt những năm học phổ thông.
* Văn bản và tác phẩm
- Văn bản:
Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời hay phát ngôn,
mang một nội dung giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ
viết. Văn bản có tính hoàn chỉnh, được triển khai một cách đầy đủ, chính xác,
mạch lạc. Các phần, các đoạn, các câu được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự
hợp lí để thể hiện nội dung của văn bản. Văn bản có tính mạch lạc về nội
dung và liên kết chặt chẽ về hình thức.
Văn bản gồm có văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản hành
chính, văn bản công vụ,…. Văn bản nghệ thuật thể hiện rõ quan điểm, ý
tưởng, cảm xúc của người viết. Các văn bản còn lại đòi hỏi tính chính xác và
khách quan cao. Trong văn bản nghệ thuật, nếu xét về mặt ngữ nghĩa sẽ bao
7
gồm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh là nghĩa được
biểu hiện trên bề mặt của các từ ngữ, câu, đoạn trên văn bản. Nghĩa hàm ẩn là
nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh và từ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của
văn bản. Nghĩa tường minh lại bao gồm nghĩa sự vật sự việc, còn gọi là nghĩa
miêu tả, và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái là nghĩa thể hiện tình cảm, cảm xúc,

thái độ của người viết (nói) với sự vật sự việc và với người đọc, người nghe.
Trong phân môn Tập đọc ở tiểu học, văn bản các bài đọc chủ yếu là
văn bản nghệ thuật, là những câu chuyện, bài thơ và là phần để HS luyện đọc.
Giờ Tập đọc, HS được rèn luyện các năng lực đọc trơn, đọc nhanh, đọc lướt;
đọc to, đọc nhỏ, đọc thầm; đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm; đọc đúng tiếng,
từ, câu, đoạn, trên văn bản. Đọc văn bản để HS từng bước nhận ra và hiểu
nghĩa tường minh và một phần nghĩa hàm ẩn của văn bản. Còn nói theo sách
Ngữ Văn THCS, THPT thì đọc văn bản để làm hiện ra và cảm hiểu tác phẩm
trong văn bản.
- Tác phẩm:
Tác phẩm là linh hồn chứa trong văn bản. Thông qua thao tác tinh thần
là hình dung, tưởng tượng kết hợp với những hiểu biết vốn có khi đọc văn bản
mà tác phẩm hiện lên trong đầu mỗi người đọc. Phân tách tác phẩm ra khỏi
văn bản là quan điểm của Lý thuyết tiếp nhận. Đi theo lý thuyết này, môn văn
ở THCS và THPT không gọi là giảng văn hay phân tích tác phẩm nữa mà là
đọc hiểu. Đọc văn bản để hiểu tác phẩm. Lý thuyết tiếp nhận đề cao vai trò
bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
“Văn bản là duy nhất, tác phẩm là vô vàn” , trong tiếp nhận văn học, người
đọc có thể tán thành, đồng cảm với tác phẩm, tác giả hoặc chối bỏ một số vấn
đề trong tác phẩm, người ta gọi đó là khoảng cách thẩm mĩ. Điều này phụ
thuộc vào sự từng trải của mỗi cá nhân, điều kiện xã hội, nhu cầu, hứng thú,
trình độ của người đọc.
8
Kayser, nhà lí luận văn học theo chủ nghĩa cấu trúc viết: "Tác phẩm
văn học sống và phát sinh không phải là hào quang của một cái gì khác mà là
một cấu trúc ngôn ngữ khép kín”
Trong chương trình, SGK TV ở tiểu học không có yêu cầu phải phân
biệt văn bản và tác phẩm, nhưng là GV thì phải nhận thức rõ điều này.
1.1.1.2 Thành phần văn trong các phân môn Tiếng Việt
Để có cơ sở xác định thành phần văn, chúng tôi bắt đầu từ việc phân

tích mục tiêu môn TV
* Mục tiêu, nhiệm vụ chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
Chương trình tiểu học mới (ban hành theo Quyết định ngày 9/11/2001
của Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định mục tiêu, nhiệm vụ như sau:
“Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:
1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các
thao tác tư duy.
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học
của Việt Nam và nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Dựa theo các cuốn sách viết về bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn
chương cho HS Tiểu học, có thể xác định kiến thức và kỹ năng văn ở Tiểu
học gồm 3 nội dung như sau:
- Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh bằng cách cung cấp nhiều câu
chuyện, bài thơ, đoạn văn, trong đó chứa đựng những tri thức phong phú và
9
đa diện về cuộc sống, con người để học sinh tích lũy tri thức và kinh nghiệm
cuộc sống.
- Bồi dưỡng vốn tri thức Ngữ Văn cho học sinh Tiểu học, bao gồm tri
thức về thể loại văn học, về thành phần của nội dung, nghệ thuật tác phẩm
văn học, về đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, về cách đọc hiểu các tầng
nghĩa trong văn bản nghệ thuật.
- Rèn kỹ năng tư duy và trau dồi vốn ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm:
+ Kỹ năng đọc hiểu, gồm nhiều thao tác của tư duy lôgic như phân tích,
tổng hợp, so sánh, đánh giá, suy luận của tư duy hình tượng như: quan sát,

lựa chọn, liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm. Đọc hiểu cũng bao gồm nhiều
yếu tố: cảm xúc, thái độ, sự rung cảm thẩm mỹ.
+ Kỹ năng diễn đạt và biểu đạt, thể hiện nhận thức, suy nghĩ, tình cảm,
thái độ một cách mạch lạc, tạo lập được những văn bản có hình ảnh, cảm xúc,
sinh động, giàu chất văn, chất thẩm mỹ.
+ Góp phần rèn luyện những phẩm chất như: tính cẩn thận, lòng yêu
thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng
người khác (thể hiện qua chữ viết).
* Thành phần văn trong phân mônTập đọc:
Tập đọc là phân môn quan trọng nhất trong hoạt động dạy tích hợp kiến
thức văn cho HS. Những văn bản mà SGK lựa chọn sử dụng trong chương
trình rất phong phú nhưng hầu hết là các văn bản nghệ thuật, gồm nhiều thể
loại (văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, truyện cổ tích, truyền thuyết,
truyện ngụ ngôn, thơ, ca dao tục ngữ,…)
Ví dụ:
- Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV 4 – Tập 1 – Trang 4, 15)
Đây là một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu kí
của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm kể về những cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn.
10
Nhà văn tô Hoài viết truyện từ năm 1941 được in lại nhiều lần và đã được
đông đảo bạn đọc thiếu nhi trong nước và quốc tế yêu thích.
- Bài Ca dao về lao động sản xuất (TV 5 – Tập 1 – Trang 168)
Đây là tổng hợp một số câu ca dao về lao động trên đồng ruộng, một
nghề nặng nhọc. Người nông dân đã phải vô cùng vất vả để làm ra hạt gạo
cho mọi người.
Trong phân môn Tập đọc, định hướng khai thác thành phần văn còn
thể hiện ở hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. HS được diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ và
cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập. Hệ thống câu hỏi cuối
mỗi bài giúp HS nắm được nội dung của bài học, phát hiện các từ quan trọng,
những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chi tiết có giá trị tiêu

biểu, hiểu được nội dung, ý nghĩa, lời khuyên của bài. Sự thông hiểu nội dung
sẽ chi phối trở lại tạo ra một cách đọc có chất lượng hơn. Có những bài là
trích đoạn của các tác phẩm lớn nhưng hệ thống câu hỏi khai thác bài phù hợp
với trình độ nhận thức của từng khối lớp. Từ đó, HS hiểu được chất văn chứa
đựng trong mỗi tác phẩm. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài mà SGK biên soạn
bao gồm những câu hỏi tái hiện (yêu cầu thuật lại câu chữ, hình ảnh, chi tiết,…
trong bài học) và câu hỏi suy luận (yêu cầu phán đoán, phân tích, tổng hợp, nêu
ý kiến riêng,…).
Ví dụ:
- Bài “Mẹ ốm” (TV4 - tập 1)
1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
11
2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể
hiện qua những câu thơ nào?
3. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của
bạn nhỏ đối với mẹ?
* Ngoài ra, định hướng rèn luyện năng lực văn trong phân môn Tập đọc
còn thể hiện rõ nét ở phần “Luyện đọc diễn cảm”. Đọc diễn cảm là một yêu
cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn
ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ
ngừng giọng, cường độ giong v.v để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà
tác giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm
thụ của người đọc đối với tác phẩm.
* Thành phần văn trong phân môn Kể chuyện
Kể chuyện cũng là phân môn chiếm nhiều thời lượng trong chương
trình TV, đó là vì vị trí và tầm quan trọng của nó trong việc hình thành nhân

cách cho HS.
Cũng giống như phân môn Tập đọc, chất văn trong phân môn Kể
chuyện cũng thể hiện ở ngữ liệu bài học là những câu chuyện hấp dẫn, cảm
động, giàu ý nghĩa. Phần lớn những câu chuyện được đưa vào chương trình là
những tác phẩm văn học, là hệ thống các tác phẩm truyện kể trong nước và
quốc tế phù hợp với lứa tuổi. Cũng có một số truyện kể không thuộc loại sáng
tác văn học nhưng cũng có tính văn chương (tính nghệ thuật). Những câu
chuyện này tác động mạnh đến tâm hồn HS, giúp các em rút ra được những
bài học nhận thức thấm thía. HS sẽ được bồi dưỡng về nhận thức, tình cảm,
được làm giàu vốn từ và phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng.
Ngoài việc được nghe chuyện, kể chuyện, HS còn được tìm hiểu ý
nghĩa của truyện. Phần lớn các câu hỏi nhằm tìm hiểu nội dung, ý nghĩa nhân
văn, ý nghĩa GD, nhưng cũng có một số câu hỏi nhằm tìm hiểu giá trị nghệ
thuật, phát hiện các yếu tố thẩm mĩ trong truyện kể.
12
Ví dụ:
- Bài Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (TV5 – Tập 1 – Trang 40)
Câu 2: Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa của câu chuyện.
Văn trong phân môn Kể chuyện còn thể hiện ở việc rèn kĩ năng nói
biểu cảm cho học sinh trước đông người. Để truyền tải được cảm xúc đến
người nghe, người kể chuyện ngoài việc rèn lời nói gãy gọn mạch lạc còn
phải biết nhập vai nhân vật và diễn xuất có hồn. Qua các tiết Kể chuyện, HS
sẽ dần hoàn thiện và có kĩ năng giao tiếp sao cho người nghe cảm thấy hứng
thú, ý thức được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ.
* Thành phần văn trong phân môn Luyện từ và câu
Theo quan điểm giao tiếp, các kiến thức và kĩ năng về từ và câu cần
cung cấp, hình thành cho HS phải theo hướng thực hành. HS thực hành rèn
luyện kĩ năng trên cơ sở ngữ liệu được rút ra từ thực tiễn giao tiếp sinh động.
Các ngữ liệu trích đoạn từ văn bản nghệ thuật được đặt ở vị trí ưu tiên số một.
Thông qua ngữ liệu từ thực tiễn giao tiếp phong phú, đa dạng, HS được

mở rộng vốn hiểu biết về đời sống. Các em được tiếp xúc với các mảng hiện
thực khác nhau và hiểu rõ hơn về nhà trường, bạn bè, thầy cô, biết thêm về
cây cối, vật nuôi trong nhà, về thế giới tự nhiên bao la xung quanh,… Ngữ
liệu cung cấp cho HS vẻ đẹp tiếng Việt có trong hàng trăm tình huống giao
tiếp tự nhiên khác nhau, từ đó giúp các em học cách dùng tiếng Việt sao cho
chính xác, tinh tế, biểu cảm
Ngữ liệu được lấy từ những mảng giao tiếp tươi nguyên sự sống sẽ giúp
GV và HS dễ dàng vượt qua những nội dung môn học từ ngữ, ngữ pháp mà
xưa nay vẫn bị định kiến là: khô, khó. Ngữ liệu với nội dung gần gũi quen
thuộc và được diễn đạt trong sáng, nghệ thuật ngoài mục đích làm vật liệu
mẫu để mở rộng vốn từ, nhận biết các kiểu câu,… còn phải đáp ứng yêu cầu
là ngữ liệu về lời nói chuẩn mực, lời nói văn hóa để các em học tập.
13
Ví dụ:
Bài Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt Nam (TV4 – tập 1)
Câu 1: Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng hài, Hàng Khay
Mã vĩ, Hàng Điếu, hàng giày
Hàng Lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn

GV cũng có thể khai thác chất văn từ những bài học Luyện từ và câu về
biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa; các kiến thức về tiếng Việt. Bởi vì khi dạy
HS nắm vững các biện pháp này, GV một mặt giúp HS hiểu cái hay cái đẹp
của ngôn từ tiếng Việt, mặt khác giúp các em có kĩ năng viết các câu văn giàu
hình ảnh.
Ví dụ:
Bài Đại từ xưng hô (TV5 – Tập 1 – Trang 104)

Phần Luyện tập
Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của
nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau:
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à?
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Tôi với anh thử chạy thi coi ai hơn!
Thỏ ngạc nhiên:
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
Theo La Phông – Ten
14
Cũng có thể khai thác thành phần văn trong các bài học mở rộng vốn từ.
HS chỉ có thể phát triển vốn từ trên cơ sở có vốn sống phong phú, có năng lực
gọi tên chính xác các sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái,… một cách hệ
thống. Muốn HS có năng lực đó GV phải có biện pháp dạy HS kĩ năng quan
sát, liên tưởng, tưởng tượng đúng hướng.
* Thành phần văn trong phânTập làm văn
Tập làm văn là một phân môn có ý nghĩa thực hành - tổng hợp. Ở đây,
tất cả các kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống và kĩ năng của HS đều được huy
động để giải quyết một tình huống sáng tạo cụ thể. Khác với trước đây, Tập
làm văn hiện nay không chỉ coi trọng phương diện ngôn ngữ viết, cũng không
chỉ rèn luyện một số thao tác diễn đạt…, mà mở rộng kĩ năng diễn đạt bằng
ngôn ngữ nói, tăng cường quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh và thể
nghiệm,…
Việc hướng dẫn HS tạo ra các sản phẩm giao tiếp phải triệt để tuân theo
nguyên tắc giao tiếp. Theo nguyên tắc này vai người nói (tả, kể) trong từng
ngôn bản phải được thể hiện rõ và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Yêu cầu
cá thể hóa từng đề văn để mỗi sản phẩm văn bản sáng tạo của từng em in rõ
cảm xúc cá nhân là hướng đến mục đích đó.

Trong phân môn Tập làm văn, một số kiểu văn bản (như miêu tả, kể
chuyện) có liên quan mật thiết đến việc dạy các yếu tố văn cho HS. Các bài
văn, đoạn văn mẫu được chọn lựa cũng phải là những văn bản nghệ thuật.
Ví dụ:
Bài Luyện tập tả cảnh (TV5 – Tập 1 – Trang 31)
Câu 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Mưa rào
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, nặng và
đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền
15
đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước.
từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống bên kia
sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
Mưa đến rồi, lẹt đẹt lẹt đẹt mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn
xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không
tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây
giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật
ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa
trắng xóa .
(Theo Tô Hoài)
Tập đọc và Kể chuyện cung cấp sẵn một ngữ liệu văn chương, còn các
kiểu bài Tập làm văn này lại yêu cầu HS phải sáng tạo nên các ngữ liệu ấy.
Những kết quả sáng tạo của các em chưa hẳn đã có được chất văn, nhưng từ
góc nhìn của người dạy học thì đây chính là con đường đi đến với thế giới văn
chương của các em. Bồi dưỡng năng lực văn là một trong những nội dung
quan trọng trong dạy học phân môn Tập làm văn.
* Thành phần văn trong phân môn Chính tả
Nếu hiểu văn là cái đẹp thì việc dạy HS suy nghĩ hướng tới cái đẹp, biết
nói lời đẹp, tạo ra những văn bản đẹp là GV đã dạy văn cho HS. Phân môn

Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn đã dạy cho HS có vốn
sống phong phú, từ ngữ đa dạng và biết diễn đạt cảm xúc, nhận thức của mình
sao cho đúng và hay thì phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn luyện cho các em
cách trình bày các nội dung đó bằng nét chữ đẹp, văn bản đẹp.
Từ yêu cầu viết đúng, viết đẹp các bài chính tả trong chương trình; viết
đúng cỡ chữ, trình bày bài hợp lí trong một bài chính tả góp phần hỗ trợ cho
các môn học khác và đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Qua hai phân môn
16
này, HS sẽ biết cách trình bày một đoạn văn, bài văn,… đạt được yêu cầu về
mặt thẩm mĩ cho bài viết.
1.1.1.3 Bồi dưỡng kỹ năng CTVH và năng lực văn cho HS Tiểu học
- CTVH là khả năng nhận thức và rung cảm trước cái hay cái đẹp trong
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Rèn kỹ nắng CTVH cho HS
tiểu học thường được coi là nhiệm vụ của phân môn Tập đọc. Lê Hữu Tỉnh
cùng một nhóm tác giả đã dựa vào từng bài tập đọc ở lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5,
viết cuốn “Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua các bài tập đọc” để giúp các
thày cô giáo tiểu học khai thác cái hay cái đẹp, chất văn trong các văn bản đọc.
- Bồi dưỡng năng lực văn cho HS tiểu học không phải chỉ có CTVH mà
còn phải thông qua tất cả các phân môn TV để dạy cho các em biết lĩnh hội
văn bản (cảm thụ) và tạo lập văn bản. Bên cạnh đó, muốn cho HS phát triển
năng lực văn, GV còn phải hướng dẫn để HS nhận thấy được cái hay, cái đẹp
trong cuộc sống
- Dạy văn tích hợp trong các phân môn TV chính là thông qua quá trình
dạy học các phân môn để bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho HS, cung
cấp dần cho HS những kiến thức về văn, bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy
cho HS.
+ Tại sao phải bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết :
Vốn sống là một khái niệm rộng, bao gồm toàn bộ tri thức, kinh
nghiệm về cuộc sống của mỗi cá nhân. Đó là tất cả những hiểu biết và cách
ứng xử của mỗi người trong những mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội.

Trong lý thuyết tiếp nhận văn chương, ta đã biết rằng, để tiếp nhận một
cách tốt nhất thì người đọc phải có một tầm đón nhất định, và ta cũng cần
quan tâm đến khoảng cách giữa bạn đọc và tác phẩm, bạn đọc và nhà văn.
Tầm đón của bạn đọc ở mức độ nào thì tiếp nhận văn chương ở mức độ đó. Vì
thế trường học phải có kế hoạch nâng cao tầm đón cho HS. Khoảng cách về
17
thời điểm sống, văn hóa, phong tục, biểu tượng của người đọc so với nhà văn,
với tác phẩm không giống nhau. Chính vì thế người dạy cần hướng dẫn cho
HS biết lấp đầy dần khoảng cách bằng việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết
cho HS.
+ Bồi dưỡng kiến thức về văn :
Kiến thức về văn là những hiểu biết về tác phẩm văn học và ngôn ngữ
nghệ thuật. Những kiến thức đó trước hết là sự hiểu biết về nội dung, nghệ
thuật, giá trị của tác phẩm văn học.
Cung cấp dần cho HS những kiến thức về văn như tác phẩm, văn bản,
văn bản nghệ thuật, nhà văn, hình ảnh, cốt truyện, nhân vật, chi tiết nghệ thuật,
biện pháp tu từ, Đây chính là công cụ để HS khám phá văn bản.
Chương trình và SGK TV tiểu học đã lựa chọn, giới thiệu những đoạn
văn, câu thơ và những tác phẩm có giá trị thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
Có khi chúng được chế tác lại sao cho phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Đó là
ngữ liệu của các bài Tập đọc, Kể chuyện và Tập làm văn Nói chung, với các
câu thơ, đoạn văn, bài thơ hay truyện kể đều có yêu cầu đọc – hiểu, có câu
hỏi tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, nhằm giúp các em có được những hiểu
biết cụ thể về giá trị mỗi tác phẩm.
Tổng số những hiểu biết cụ thể đó cho phép các em sau này sẽ tiến xa
hơn trong việc khám phá ý nghĩa xã hội – nhân văn, lịch sử văn học, phong
cách nhà văn trong từng tác phẩm cụ thể, cũng như trong các giai đoạn, các
thời đại
Quá trình đó cũng giúp HS tích lũy được vốn từ, ngày càng phong phú,
có được khả năng diễn đạt một cách chính xác, mạch lạc, linh hoạt và tinh tế.

+ Bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ và tư duy cho HS
Kỹ năng cảm thụ ở tiểu học được thể hiện trước hết là kĩ năng đọc -
hiểu văn bản và đọc diễn cảm văn bản. Đó là mức sơ giản và chung nhất của

×