Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2011-2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.67 KB, 83 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐẶNG MÙI CHÀN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2010 – 2014




Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐẶNG MÙI CHÀN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Hiểu




Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp và viết luận văn cuối khóa là một trong những nội

dung quan trọng của công tác đào tạo sinh viên trong các trường Đại học, Cao
đẳng nhằm đánh giá chất lượng đào tạo, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội
tiếp cận với thực tế.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên –
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trong thời gian từ 10/2/2014 đến
ngày 30/4/2014 em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại huyện Thông Nông
tỉnh Cao Bằng để thực hiện cho việc viết đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý
Nhà nước về đất đai địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng giai đoạn
từ năm 2011-2013”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực tập và viết chuyên đề vừa
qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm và hướng
dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, Phòng
Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thông Nông trong việc cung cấp thông tin,
tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa cũng như các cô, chú, anh, chị tại
phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thông Nông đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt chuyên đề này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn
Văn Hiểu, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian
nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã trang bị cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Do thời gian và kinh nghiệm có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót. Vậy kính mong được sự tham gia đóng góp ý kiến chân thành của các
thầy cô giáo, và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Đặng Mùi Chàn




MỤC LỤC

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
1.2.1. Mục đích của đề tài 2
1.2.2. Yêu cầu 3
1.2.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về đất đai 4
2.1.1. Cơ sở lý luận chung 4
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 5
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của một số nước trên thế giới. 8
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai ở Thụy Điển. 8
2.2.2. Tình hình quản lý đất đai ở Thái Lan. 8
2.2.3. Tình hình quản lý đất đai ở Australia. 9
2.2.4. Tình hình quản lý đất đai ở Pháp. 9
2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của cả nước và
tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua 10
2.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. 10
2.3.2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Cao Bằng. 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu. 21




3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng 21
3.2.2. Khái quát về hiện trạng sử dụng đất của huyện Thông Nông 22
3.2.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng giai đoạn từ năm 2011-2013. 22
3.2.4. Đánh giá chung công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thông Nông. 23
3.2.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện Thông Nông. 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp 23
3.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu 23
3.3.3. Phương pháp phỏng vấn 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội của huyên Thông Nông tỉnh Cao Bằng. . 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 25
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 30
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. 30
4.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội. 33
4.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế- xã hội của
huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng. 38
4.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 và biến động đất đai
giai đoạn từ năm 2011-2013 của huyện Thông Nông. 39
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 39
4.2.2. Biến động đất đai giai đoạn từ năm 2012-2013. 45
4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường
và tính hợp lý của việc sử dụng đất. 47
4.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013. 51

4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 51



4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 52
4.3.3. Khảo sát, đo đạc,đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 53
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 54
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 56
4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 59
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 60
4.3.8. Quản lý tài chính về đất đai 62
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất
trong thị trường bất động sản. 63
4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 64
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 65
4.3.12. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo,
các vi phạm trong quản lý và sử dụng 65
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 66
4.4. Đánh giá chung công tác quản lý và sử dụng đất trên
địa bàn huyên Thông Nông. 67
4.5. Đề xuất một các giải pháp khắc phục những tồn tại và nâng cao
hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông. 68
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74





DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Viết tắt Giải thích
BTN&MT
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
TT
Thông tư

Quyết định
UBND
Uỷ ban nhân dân
CT
Chỉ thị

Nghị định
CP
Chính phủ
STN&MT
Sở Tài Nguyên và Môi Trường
TTCP
Thủ tướng chính phủ
BC
Báo cáo
DS-KHHGD

Dân sô – kế hoạch hóa gia đình
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
TTLT
Thông tư liên tịch
TCĐC
Tổng cục địa chính
BTC
Bộ tài chính
GCN
Giấy chứng nhận
PNN
Phi nông nghiệp
BĐS
Bất động sản
MNCD
Mặt nước chuyên dùng
DT
Diện tích
CTSN
Công trình sự nghiệp





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
của huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011 - 2013. 31
Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm chính

giai đoạn từ năm 2011 - 2013. 32
Bảng 4.3: Tình hình biến động dân số, giai đoạn từ năm 2011-2013. 34
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thông Nông năm 2013. 44
Bảng 4.5: Tình hình biến động đất đai giai đoạn từ năm 2011-2013. 45
Bảng 4.6: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính. 53
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả thành lập bản đồ của huyện. 54
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 3013 55
Bảng 4.9: Công tác giao đất giai đoạn từ năm 2011-2013. 56
Bảng 4.10: Công tác cho thuê đất giai đoạn từ năm 2011-2013. 57
Bảng 4.11: Kết quả thu hồi đất trên địa bàn
huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011-2013. 58
Bảng 4.12: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011- 2013. 58
Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ tại
huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011 - 2013. 59
Bảng 4.14: Tình hình biến động đất đai của
huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011-2013. 61
Bảng 4.15 : Kết quả thu ngân sách Nhà nước về đất đai
của huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011-2013. 63
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụ

của người sử dụng đất giai đoạn từ năm 2011-2013. 65
Bảng 4.17: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011-2013. 66


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không có gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản
nằm dưới lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt thậm chí cả sinh vật sống trong
lòng đất.
Đồng thời đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, cố vị trí cố định
trong không. Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng
một cách có hiệu quả, tiết kiệm, bền vững.
Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật
độ dân cư ngày càng tăng. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và
quá trình công nghiệp hóa làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng
các công trình công cộng, khu công nghiệp trong cả nước vốn đã bức xúc nay
còn trở nên nhức nhối hơn. Đây là các vấn đề nan giải không chỉ với nước ta
mà còn đối với các nước đang phát triển và phát triển trên thế giơí. Để giải
quyết các vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương
trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình
để sử đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta- một
đất nước mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn
ra mạnh mẽ ra khắp cả nước. [1]
Từ năm 1945 khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cho
đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn quan tâm thích
đáng đến vấn đề đất đai và đã ban hành, đổi mới Luật đất đai: Luật đất đai
năm 1988, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của
Luật đất đai năm 1993, năm 1998, năm 2001. Đặc biệt Luật đất đai năm 2003
chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2004 đã từng bước đưa pháp luât đất đai phù
hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất.


2

Các văn bản pháp quy của Nhà nước đã giúp rất nhiều cho việc nắm
chắc, quản lý chặt chẽ quý đất đai của quốc gia cũng như phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Theo điều 6 của Luật đất
đai năm 2003 thì quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là 1 trong 13
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia cũng như để người sử dụng
đất yên tâm sử dụng và khai thác tiềm năng từ đất mang lại.
Tuy nhiên việc tổ chức quản lý và sử dụng đất có phần hạn chế, còn
nhiều bất cập, một số vấn đề nảy sinh, việc sử dụng đất đai ngoài sự kiểm soát
của Nhà nước vẫn xảy ra.
Xuất phát từ thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai
cần phải tìm hiểu, đánh giá một cách chi tiết trong công tác quản lý đất đai
của các ngành, các cấp.
Được sự phân công của khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hưỡng dẫn của thầy giáo Thạc sĩ
Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá tình hình quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2011-2013 ”.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác quản
lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất về giai đoạn 2011-2013
trên địa bàn huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và bất cập trong công tác
quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Thông Nông.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời nhằm phát
huy các vấn đề tích cực trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan
quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên.



3
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước
về đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quy định tại điều 6 Luật đất đai năm 2003
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Tìm hiểu và nắm vững những quy định cuả pháp luật về công tác quản lý
và sử dụng đất đai của huyện Thông Nông giai đoạn từ năm 2011-2013.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực,
khách quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đưa ra những kiên nghị, đề xuất phải phù hợp với thực tế, mang tính
khả thi cao.
1.2.3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận gắn với thực tiễn về quản lý
nhà nước về đất đai.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, là tài liệu tham khảo quan
trọng cho cơ quan quản lý đất đai các cấp trong tỉnh, ngoài ra đề tài cũng góp
phần tổng kết thực tiễn thi hành luật và các chính sách đất đai tại cơ sở.




4
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.1. Cơ sở lý luận chung

- Khái niệm về đất đai
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu.
địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện
tích(ha.km
2
) và độ phì nhiêu, màu mỡ. [20]
- Vấn đề sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là “ những hoạt động của con
người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc tác
động lên chúng”.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất… một mặt bị
chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế
bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể
khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian như
diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng…, cần chú ý đến việc thích ứng với
điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như: ánh sáng, lượng mưa, không khí
Điều kiện kinh tế-xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số,
lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai,
các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động , trang thiết bị vật
chât, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.


5
Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất đai là
sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. [13]

- Vấn đề quản lý đất đai:
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến
việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất
đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất và giải quyết những tranh chấp
liên đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Để thực hiện những chức năng,
nhiệm vụ này Nhà nước đã thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập chế độ pháp
lý về quản lý và sử dụng đất đai, đồng thời xác lập một hệ thống cơ quan Nhà
nước do Nhà nước lập ra đảm nhận. Hoạt động trên thực tế của cơ quan Nhà
nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai thể hiện
bằng 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai( Quy định tại khỏan 2 điều 6 –
Luật đất đai năm 2003).
Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai đước quy định trong luật đất
đai năm 2003 tập trung vào 4 hoạt động cơ bản sau:
+ Hoạt động thứ nhất là nắm chắc tình hình quản lý đất đai.
+ Hoạt động thứ hai Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối
lại đất đai
+ Hoạt động thứ ba là Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế
độ quản lý và sử dụng đất.
+ Hoạt động thứ tư là Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi
từ đất.
Các hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất nhằm mục
đích là bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Do đó ta
có thể hiểu và đưa ra khái niệm về quản lý Nhà nước về đất đai như sau:
“Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo về quyền sở hữu của nhà nước đối
với đất đai ” [15]
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Dựa trên luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất. Hệ thống
văn bản pháp luật về đất đai [3] bao gồm:



6
- Hiến pháp năm 1992
- Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chình phủ về việc
hưỡng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 189/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất,
trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa
đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004
về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại giá đất.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chinh phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồ thường và tái
định cư.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chịnh trong lĩnh vực đất đai. Chỉ thị 05/ 2004/CT-TTCP
ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật đất đai năm
2003.
- Chỉ thị 05/ 2004/CT-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hưỡng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên

& Môi Trường về việc hưỡng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.


7
- Thông tư 116/2004/TT-BTN&MT ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường về hưỡng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-
CP ngày 30/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất.
- Quyết định số 08/2006. QĐ- BTN&MT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường ban hành quy định về câp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTN&MT ngày 42/05/2006 của Bộ Tài
Nguyên & Môi Trường hưỡng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
- Quyết định số: 3336/ 2009/ QĐ- UBND ngày 31/12/2009 của UBND
tỉnh Cao Bằng về việc ban hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 30/5/2006 về việc ban hành quy
định hạn mức giao đất ở đô thị, nông thôn hạn mức công nhận đất ở đối với
thửa đất có vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 về việc ban hành quy
định về trình tự thu tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích
sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số: 638/2011/QĐ-UBND ngày 09/04/2011 của UBND
sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 3336/2009/QĐ-UBND ngày
31/12/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 1110/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 về việc ban hành quy
chế đấu giá quyền sử dụng đất để Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Quyết định số 2868/QĐ- UBND ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt
đề án thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.



8

- Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 về việc phê duyệt hệ
số điều chỉnh giá đất để tình đơn giá thuê đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Như vậy thông qua hiến pháp, pháp luật và hệ thống các văn bản dưới
luật, nhà nước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến
địa phương để đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững.
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của một số nước trên thế giới.
2.2.1. Tình hình quản lý đất đai ở Thụy Điển.
Ở Thụy Điển phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý
và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ
pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi chung của Nhà nước.
Bộ luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào
loại hoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt
động của toàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.
Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng
đất, đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi
ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hóa. Pháp luật và chính sách đât
đai ở Thụy Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh
tế thị trường, có sự giám sát chung của xã hội.[14]
2.2.2. Tình hình quản lý đất đai ở Thái Lan.
Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á nên có điều kiện tự

nhiên, kinh tế-xã hội khá tương đồng với nước ta, đó là đất đai manh
mún, chủ yếu chuyên trồng lúa nước, vì thế công tác quản lý đất đai
cũng gặp không ít khó khăn. Để quản lý đất đai, Thái Lan tiến hành cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước và đước thống nhất theo
các loại như sau:
- Đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì được cấp số đỏ.


9
- Thiếu giấy tờ hợp lệ thì được cấp số vàng.
- Nguồn gốc đất đai không rõ ràng thì được cấp số xanh.
Mỗi loại sổ có những hạn chế nhất định trong quá trình xét hồ sơ, nếu
giấy tờ thiếu sót đã được bổ sung hợp lệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài
chính đối với Nhà nước thì được xét cấp số đỏ. Cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở Thái Lan là một chương trình trọng điểm của quốc gia.[14]
2.2.3. Tình hình quản lý đất đai ở Australia.
Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở
hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Austalia công nhận Nhà nước và
tư nhân có quyề sở hữu đất đai và bất đông sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu
đất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường, Nhà
nước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng
sản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ…( theo sắc luật về đất đai khoáng
sản năm 1993)
Luật đât đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa
kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đấ đai. Tuy
nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử
đụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng
thu đó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng.[14]
2.2.4. Tình hình quản lý đất đai ở Pháp.

Là một quốc gia thuộc khối Đông Âu. Tại đây, hầu hết đất đai thuộc sở
hữu của tư nhân, do đó việc quản lý đất đai ở Pháp dựa trên cơ sở hệ thống
thông tin tin học hóa đước truy cập, nối mạng từ trung ương đến địa phương.
Vì vậy, ở Pháp không tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nhưng mỗi chủ sở hữu đất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng
thực tính chính xác của các dấu hiệu địa chính đối với bất kỳ một bất động
sản cần đăng ký.[14]


10
2.3. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của cả nước và tỉnh Cao Bằng
trong thời gian qua
2.3.1. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
Để quản lý quỹ đất có hạn của đất nước, trước năm 1993 Nhà nước
cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai một cách chặt
chẽ. Song các văn bản chưa đắp ứng đước công tác quản lý và sử dụng đất.
Từ năm 1993 đến nay, ngành địa chính đã xây dựng được một hệ thống chính
sách tương đối đồng bộ, luật đất đai năm 1993, luât sửa đổi bổ sung năm
1998, năm 2001, các nghị định của Chính phủ và các văn bản của tổng cục,
các văn bản liên ngành. Hệ thống các văn bản đó về cơ bản đã giải quyết được
các quan hệ đất đai, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định chính trị xã hội.
Ngày 10/12/2003 Chủ tịch nước cộng hóa xã hội chủ nhĩa Việt Nam
chính thức công bố luật đất đai đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 thông
qua ngày 26/11/2003. Tại điều 6 chương I mục 2 đã nêu rõ 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai như sau: [2]
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, lập

bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoach, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Thống kê, kiểm kê.
8. Quản lý tài chính về đất đai.


11
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Sau khi luật đất đai năm 2003 được ban hành, trong thời gian qua, Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường đã tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ
ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm hưỡng dẫn thi hành luật đất đai để
luật đi vào cuộc sống, làm cho công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề
nếp, sử dụng đất có hiệu quả hơn, đạt kết quả như sau:
Tính đến năm 2013 Chính phủ đã ban hành 99 nghị định, 1018 quyết
định liên quan đến lĩnh vực đất đai – nhà ở.
 Xác địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
Mặc dù đây là một nội dung mới của luật đất đai 2003 so với 1993,

nhưng công tác này đã được chính phủ, các cấp các bộ ngành từ trung ương
đến địa phương triển khai thực hiện từ những năm trước. Đến nay, tất cả các
địa phương đã hoàn thành việc cắm mốc địa giới hành chính và lập bản đồ
hành chính, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam
– Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia được thực hiện theo
đúng kế hoạch. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của Đảng và Nhà nước
ta trong việc đàm phán, phân chia ranh giới đất liền giữa ba nước có biên giới
chung.
Riêng công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam -
Lào đã hoàn thành cắm mốc trên thực địa trong năm 2013. Đo vẽ, thành lập
bản đồ biên giới quốc gia Việt Nam-Lào tỷ lệ 1/10.000 khu vực 16 cặp cửa


12
khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 2 khu vực. Kiểm tra nghiệm thu, giám sát
thi công, hoàn chỉnh bộ bản đồ khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, bộ
bản đồ trực ảnh khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia. Các địa phương
giáp với Campuchia và Lào đã phối hợp chặt chẽ với Bộ thực hiện tốt nhiệm
vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền
Tính đến nay nước ta hầu hết các tỉnh, huyện, xã đều đã thành lập bản
đồ địa giới hành chính. Bản đồ hành chính của các nước và các vùng kinh tế
được xây dựng bằng công nghệ số, còn bản đồ ở các xã, phường thì đo vẽ
bằng phương pháp thủ công. Bên cạnh những kết qua đạt được ở trên thì trong
quá trình đo vẽ ở các địa phương còn gặp phải những thiếu sót do hạn chế về
trang thiết bị; tình độ công nghệ của các cấp, các địa phương rất khác nhau,
nên độ chính xác, chất lượng của bản đồ còn kém, dẫn đến tình trạng ranh
giới giữa các địa phương chưa rõ ràng còn chồng chéo. Do vậy trong thời gian
tới Chính phủ càn phải trực tiếp tổ chức thực hiện cắm mốc giới và chỉ đạo
các địa phương phân chia ranh giới rõ ràng, chính xác để dễ dàng trong việc
quản lý và sử dụng giữa các địa phương.[6]

 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Tháng 12 năm 2004: Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hoàn
thành lưới tọa độ hạng III (lưới địa chính cơ sở) phủ trùm toàn quốc bộ
bản đồ địa hình cơ bản tỷ lệ 1:50000 phủ trùm toàn quốc trong Hệ quy
chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
Ngày 26/12, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng
kết công tác năm 2012 và triển khai công tác năm 2013.Tại Hội nghị, Phó
Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam Vũ Quý Lân cho biết: Năm
2012, Cục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, dự án theo đúng kế hoạch đề ra.
Cụ thể, đã hoàn thành Dự án “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ
lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm toàn quốc” và Dự án "Thành
lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô
thị, khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm"; 4 dự án cấp bách về thành
lập bản đồ địa hình, địa chính khu vực Nam Phú Yên, Hòn La, Cầu Treo,


13
Nghi Sơn. Cục cũng đã trình Bộ TN&MT thẩm định Dự án “Hoàn thiện, hiện
đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa
giới hành chính” đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt số
513/QĐ-TTg ngày 2 tháng 5 năm 2012, giao cho các đơn vị thi công nội
nghiệp một số tỉnh, thành phố…
Bên cạnh đó, Bộ đã hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia
bao gồm ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh, máy bay. Hệ thống bản đồ địa hình các
loại tỷ lệ phủ trùm cả nước, các loại tỷ lệ phục vụ quản lý đường biên giới
quốc gia và địa giới hành chính các cấp; hệ thống địa danh các đối tượng địa
lý thể hiện trên bản đồ, các loại bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên
dụng phục vụ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các hệ thống được
cập nhật thường xuyên.[6]
 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo
Quốc hội kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết
số 17/2011/QH13 của Quốc hội.
Trong năm 2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2011/QH13
về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011
- 2015) cấp quốc gia.
- Mục tiêu của Nghị quyết là quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo
quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết
kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững.
Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của đất nước.
- Chỉ tiêu:


14
Chỉ tiêu
Diện tích theo Quy
hoạch sử dụng đất
đến năm 2020
Diện tích theo Kế
hoạch sử dụng đất 5
năm (2011 - 2015)
Đơn vị tính: 1000 ha
1.Đất nông nghiệp 26.732 26.550
2. Đất phi nông nghiệp 4.880 4.448
3. Đất chưa sử dụng

- Đất chưa sử dụng còn lại
1.483 2.097
-
Diện tích đưa vào sử dụng 1.681 1.067

Thực hiện Nghị quyết trên, trong thời qua, Chính phủ đã ban hành các
Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm (2011 - 2015) cho các tỉnh, thành phố…[4]
 Công tác đăng kí quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến nay cả nước đã cấp
41,6 triệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất (GCN) với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8%
diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN, trong đó 5 loại đất chính
cả nước đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt
94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 94,6% số các trường hợp sử dụng
đất đủ điều kiện cấp GCN
Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng
xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất
chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất
nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp
còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy


15
chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon
Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương.
Để tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai bền
vững và bảo đảm tăng tỷ lệ cấp GCN đối với những địa phương có loại đất
cấp GCN đạt thấp, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc đo

đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo
Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội; trong hai năm (2014 - 2015) ưu
tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi
Giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp huyện để
làm mẫu nhằm rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trong những năm tới.
Đồng thời rà soát tình hình sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới và
đo đạc lập bản đồ địa chính, giao đất, cấp GCN cho các công ty nông, lâm
nghiệp để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các công ty và xử lý dứt điểm
các tồn tại, vi phạm đất nông, lâm trường.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương còn loại đất chưa hoàn thành
(dưới 85%) thì tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ cấp GCN
trong năm 2014.[8]
 Tình hình khiếu nại, tố cáo
Theo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành
chính về đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

đến tháng 11-2012, trong
528 vụ việc tồn đọng kéo dài có 509 vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo. Khiếu nại về
đất đai là 422 vụ việc (chiếm 79,9%), trong đó bồi thường giải phóng mặt
bằng, dự án thu hồi đất là 217 vụ việc (chiếm 51%); tranh chấp đất đai 115 vụ
việc (chiếm 27%); đòi lại đất cũ 78 vụ việc (chiếm 18%) và các khiếu nại
khác có liên quan về đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu
hồi giấy phép 12 vụ việc; khiếu nại về nhà ở 42 vụ việc (chiếm 7,9%). Theo
thống kê, có những vụ việc kéo dài trên 20 năm, đã qua nhiều cấp, nhiều
ngành và hầu hết đều có tới 03 đến 04 quyết định giải quyết hành chính


16

nhưng do không thỏa mãn với quyết định nên người dân tiếp tục khiếu kiện
lên cấp cao hơn.
Nội dung khiếu nại,tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai chủ yếu tập
trung vào các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư (chiếm 70%); về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất (chiếm 20%); về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(chiếm 10%). Trong tổng số quyết định hành chính về đất đai bị KN,TC thì tỷ
lệ KN,TC đúng và có đúng, có sai chiếm 47,8%. Trong số các vụ được đưa ra
xét xử tại Tòa án thì tỷ lệ khởi kiện đúng và đúng một phần chiếm 19,5%.
Điều này cho thấy, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân là có cơ sở,
việc ra quyết định hành chính về đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều
thiếu sót.

Thực hiện chủ trương của Đảng và trên cơ sở pháp luật hiện hành, thời
gian qua, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ương và các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm tập trung giải quyết để giảm số
vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Kết quả là, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã tiếp nhận 10.137 đơn thư vào năm 2005, đến năm 2011 giảm xuống
còn 5.298 đơn thư. Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
307.912 vụ việc, trong đó số vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai là
69.806 vụ việc, chiếm 22,70%. Các cấp chính quyền địa phương đã có nhiều
cố gắng và giải quyết được phần lớn các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ
sở, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, từng bước hạn chế khiếu kiện vượt cấp,
góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Một số
địa phương đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo về đất đai
là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; đổi mới công tác tiếp
công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công
tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo về đất đai. Việc
đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo đã giảm so với
trước đây. Công tác xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quản lý, sử

dụng đất đai đã cơ bản bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của người sử dụng
đất. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án được nhân dân đồng tình ủng hộ và
bảo đảm hiệu lực thi hành.


17
Tuy nhiên, nhìn chung tình hình tranh chấp, khiếu nại, tô cáo về đất đai
vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt, kéo dài, tập trung vào lĩnh vực bồi thường
giải phóng mặt bằng phát triển các khu đô thị (chiếm gần 70% tổng số vụ
khiếu nại, tố cáo), trong đó, chủ yếu là khiếu nại về giá đất bồi thường. Đây là
nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định ở một số địa phương.[7]
 Công tác thanh tra, kiểm tra
Để thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 về tăng cường
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất. Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 06/12/2011 về một số giải
pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản và Chỉ thị số 07/CT-TTg
ngày 02/3/2012 về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Chỉ thị số
32/CT-TTg ngày 07/12/2012, về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ
chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có nội dung về vấn đề
dự án không đưa đất vào sử dụng của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã ban hành các kế hoạch thực hiện chỉ thị, các công văn
hướng dẫn, đôn đốc thực hiện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ trên phạm vi cả nước. Đồng thời Bộ đã thành lập các Đoàn
thanh tra, kiểm tra thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
có 02 đoàn liên ngành (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Thanh
tra Chính phủ và Bộ Xây dựng) tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh; 06 đoàn thanh tra và 09 đoàn kiểm tra tại 42 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.

Tổng hợp số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đến ngày 30/06/2013, có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện
tích 128.033,131 ha. Các địa phương đã xử lý đạt kết quả như sau:
- Kết quả xử lý về đất đai: Đã thu hồi đất của 819 tổ chức với diện tích
38.771 ha (trong đó có: 479 tổ chức kinh tế/25.138 ha; 158 tổ chức sự nghiệp
công/551 ha; 17 nông, lâm trường/12.794 ha; 161 cơ quan nhà nước/275 ha;
02 tổ chức chính trị/1,6 ha; 02 tổ chức chính trị - xã hội/10 ha và 06 tổ chức
xã hội nghề nghiệp/0,6 ha). Đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích

×