Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 66 trang )


1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐÀO SỸ MINH


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG
NHÀ Ở, BỐ TRÍ CẢNH QUAN NÔNG THÔN TẠI XÃ DŨNG LIỆT
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014

2
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Kiểu nhà truyền thống nơi tiếp khách và thờ phụng
được bố trí tại gian giữa 35
Hình 4.2. Phòng khách với không gian rộng và thoáng ở nhà hiện đại 36
Hình 4.3. Phòng thờ đặt tại lầu trên cùng
đảm bảo sự trang trọng và tôn nghiêm 37
Hình 4.4. Phòng ngủ có kích thước từ 15 - 30m
2
là hợp lý nhất 39
Hình 4.5. Voi tượng trưng cho tình yêu chung thủy 40
Hình 4.6. Không gian bếp cần đảm bảo hài hòa 41
Hình 4.7. Một nhà vệ sinh sạch sẽ, khô và thoáng là rất cần thiết 42
Hình 4.8. Trước cửa nhà thường được bố trí cây cảnh tán thấp 43
Hình 4.9. Hoa cảnh - bonsai bố trí kề cận hàng hiên, hành lang,
gần cửa sổ để dễ dàng chăm sóc và thưởng ngoạn 44
Hình 4.10. Cây phải được cắt tỉa gọn gàng và không làm ảnh hưởng tới nhà bên cạnh 44
Hình 4.11. Cây xanh, mặt nước được bố trí hài hòa 45
Hình 4.12. Hàng rào được cắt tỉa gọn gàng 45
Hình 4.13. Cây xanh được bố trí để cản gió và tầm nhìn 46
Hình 4.14. Cây cảnh được dùng để giảm trực xung 46
Hình 4.15. Ngôi nhà của ông Dương Văn Đức 47
Hình 4.16. Phòng khách được bố trí hướng Tây (Sinh khí)
theo cung mệnh của ông Đức 48
Hình 4.17. Kệ kê loa dài được đặt cạnh cầu thang 48
Hình 4.18. Bếp được đặt theo hướng Tây Nam (Phước đức) 49
Hình 4.19. Bàn ăn làm bằng gỗ theo quan niệm Mộc sinh Hỏa 49


3
Hình 4.20. Ban thờ luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. 49
Hình 4.21. Xung quanh sân trước được bố trí những chậu hoa, cây cảnh 51
Hình 4.22. Giàn hoa giấy mềm mại khắc phục những nét vuông
cứng của ngôi nhà 51
Hình 4.23. Vườn cây ăn quả tán thấp được bố trí bên trái nhà 52
Hình 4.24. Ngôi nhà của ông Nguyễn Công Hòe 53
Hình 4.25. Nơi tiếp khách và ban thờ được bố trí ngay sau cửa chính 53
Hình 4.26. Bếp và nhà bếp đều tọa Tây (Thiên Y) hướng Đông (Họa hại) 54
Hình 4.27. Chậu hoa, cây cảnh và hòn non bộ tạo cảnh quan phía trước sân 55
Hình 4.28. Cau và cây cảnh trồng xen nhau được bố trí dọc theo ngõ vào 55
Hình 4.29. Vườn rau, ao cá được bố trí cạnh nhau thuận tiện cho việc tưới tiêu 56


4
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy 3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của phong thủy 3
2.1.3. Một số khái niệm cơ bản trong Phong thủy 4

2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy 7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới 7
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc 9
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam 11
2.3. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BÀI TRÍ NHÀ Ở,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, CẢNH QUAN 11
2.3.1. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở 11
2.3.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng 13
2.3.3. Ứng dụng phong thủy trong bố trí cảnh quan 15
2.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG 15

5
2.4.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà ở với sơn thủy 15
2.4.2. Tìm hiểu về phương hướng của nhà 17
2.4.3. Cách chọn một nhà đẹp theo Phong thủy 18
2.4.4. Cách chọn hướng cho cửa chính 20
2.4.5. Cách chọn và bố trí cửa ra vào theo Phong thủy 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH 23
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 23
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu 24
3.4.2. Phương pháp thống kê 24
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh 24
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
4.1.2. Các nguồn tài nguyên 26
4.1.3. Cảnh quan môi trường 27
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 27
4.2. KHOA HỌC PHONG THỦY TRONG VIỆC CHỌN ĐẤT, HƯỚNG NHÀ 29
4.2.1. Chọn chất đất và thế đất 29

6
4.2.2. Xác định hướng nhà theo trường phái Bát trạch 32
4.3. KHOA HỌC PHONG THỦY TRONG CÁCH SẮP XẾP,
BÀI TRÍ NỘI THẤT 34
4.3.1. Phòng khách 35
4.3.2. Bàn thờ 37
4.3.3. Phòng ngủ 38
4.3.4. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà bếp 40
4.3.5. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà vệ sinh 42
4.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BỐ TRÍ CẢNH QUAN 43
4.5. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở ĐƯỢC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG CÓ VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHONG THỦY 47
4.5.1. Công trình xây dựng nhà ông Dương Văn Đức 47
4.5.2. Công trình xây dựng nhà ông Nguyễn Công Hòe 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57
5.1. KẾT LUẬN 57
5.2. ĐỀ NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59


7

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khoá học ở
trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Dũng Liệt - Yên Phong - tỉnh Bắc
Ninh với đề tài:
“Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh
quan nông thôn tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ
quan và nhà trường.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài
nguyên, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến cô giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng người đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Dũng Liệt đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khoa luận này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua
đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực hiện




Đào Sỹ Minh



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã lấy khí thiêng sông núi làm nguồn
sống của tâm tư. Khí có tốt, cảnh vật có hài hòa thì cuộc sống của con người
nơi đó mới được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy đã có rất nhiều người nghiên cứu,
tìm hiểu về thế đất, mạch nước, hướng gió ảnh hưởng như thế nào đến đời
sống, tâm tư, tình cảm của con người. Một ngành nghiên cứu mới đã ra đời đó
là Phong thủy học.
Về cơ bản Phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, về các
quy luật bất biến của tự nhiên, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa
với mục đích giúp họ hiểu rõ hơn về thiên nhiên để xây dựng nên một hệ thống
canh tác hiệu quả. Ngoài ra còn với ý nghĩa sâu xa hơn là nghiên cứu sự ảnh
hưởng qua lại giữa con người và tự nhiên.
Phong thủy còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển
động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định
đường đi của thời gian, tiên đoán những thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới
tương lai hay vận mệnh một quốc gia. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch
này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến
ngày nay.
Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong thủy, chúng ta có
thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý
nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần
của dân tộc đó.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ cuả nền kinh tế thì việc ứng
dụng khoa học phong thủy vào các công trình xây dựng ngày càng rộng rãi.
Con người tin rằng một ngôi nhà hợp phong thủy sẽ mang đến may mắn cho
gia đình người sống tại đó. Vậy công trình, nhà ở được xây cất, bài trí như thế

nào thì được gọi là hài hòa, phù hợp với quy luật phong thủy? Môi trường
cảnh quan xung quanh công trình, nhà ở có ảnh hưởng như thế nào đến vận
mệnh công trình, nhà ở và những người sống trong đó?

2
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Dũng Liệt; đặc
biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS. TS Nguyễn Thế Đặng, em
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây
dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Khái quát được những lý luận cơ bản của Phong thủy áp dụng trong
xây dựng nhà ở, bố trí nội thất và bố trí cảnh quan.
- Đánh giá việc áp dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh
quan nông thôn.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập, phân tích được các tài liệu nghiên cứu về khoa học Phong thủy.
- Nắm bắt được một số quy luật cơ bản của phong thủy trong xây dựng nhà
ở, công trình kiến trúc.
- Ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở.
- Cách sắp xếp, bài trí nội, ngoại thất theo quan điểm Phong thủy.
- Phân tích một vài công trình nhà ở có vận dụng khoa học Phong thủy.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học,
giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết
cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn

Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các cách giúp chúng ta có
được một ngôi nhà như ý, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa đảm bảo hài hòa
giữa thiên nhiên và con người, đồng thời đón lành, tránh dữ.
Thấy được mức độ ảnh hưởng khi ứng dụng Phong thủy đến đời sống
con người.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy
Phong thủy là gì? Trước hết chúng ta hãy xem một số cách giải thích:
“Từ Hải” nói: “Phong thủy cũng là kham dư. Một loại mê tín của Trung
Quốc cũ. Cho rằng đất đai nơi ở hay chung quanh nơi mồ mả, các thứ hình thế
như hướng gió, dòng nước chảy,…có thể gây nên phúc, họa cho cả nhà người
ở hay người táng ở nơi đó…cũng chỉ cả cách dựng nhà lập mộ”.
“Từ Nguyên” nói: “Phong thủy là chỉ địa thế, phương hướng…của
đất nhà ở hay đất mồ mả. Thời xưa mê tín cho rằng có thể gây nên họa
phúc may rủi cho con người”.
Vậy thực ra Phong thủy là gì?
Chúng ta có thể hiểu: Phong thủy tức là nước và gió, là sự ảnh hưởng
của vũ trụ, địa lý, môi trường, cảnh quan đến đời sống họa phúc của con
người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi con người và
sự vật.
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải
biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Vì vậy có câu:
Nhất Vận, nhì Mệnh, tam Phong thủy, tứ Gia tiên, ngũ Đèn sách
Trên thực tế, Phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp
nhiều ngành như địa lý, địa chất, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học,

sinh thái học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về
môi trường tự nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý,
tạo ra môi trường sinh sống tốt, được: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của phong thủy
Đến nay nguồn gốc của Phong thủy vẫn đang là vấn đề được đem ra
tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc Phong thủy từ Trung Hoa, nhưng có
ý kiến lại cho rằng nguồn gốc phong thủy từ nước ta bắt đầu từ thời Hùng
Vương dựng nước.

4
Để xác định một học thuyết thuộc về một văn minh nào đó phải thỏa
mãn tiêu chí sau đây:
- Lịch sử phát triển của học thuyết phải chứng tỏ tính hợp lý trong lịch
sử của nền văn minh đó.
- Nền tảng trí thức xã hội trong quá trình lịch sử của nền văn minh đó
phải chứng tỏ là cơ sở để phát triển và hình thành nên học thuyết đó.
- Nội dung của học thuyết đó phải chứng tỏ tính hợp lý một cách có hệ
thống và hoàn chỉnh.
Bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu các tư liệu từ ngàn xưa còn đến ngày
nay, mong rằng sẽ sớm có kết luận chính xác.
2.1.3. Một số khái niệm cơ bản trong Phong thủy
1. Khí
Khí là một khái niệm rất trừu tượng. Thuyết duy vật cho rằng khí là
nguyên tố cấu thành thế giới bản nguyên. Thuyết duy tâm cho rằng khí là vật
phái sinh của tinh thần. Các nhà hiền triết thì cho rằng khí tồn tại ở mọi nơi,
khí tạo nên vạn vật, khí luôn vận động biến hóa.
Trong thuật Phong thủy, khí là một khái niệm phổ biến và quan trọng.
Khí có sinh khí, tử khí, âm khí, dương khí, thổ khí, địa khí, thừa khí, tụ khí,
nạp khí, khí mạch, khí mẫu…Khí là nguồn gốc của vạn vật, khí biến hóa vô
cùng, khí quyết định họa phúc con người.

Nhìn một cách tổng quát, sinh khí là khí của nhất nguyên vận hóa, ở
trên trời thì lưu chuyển xung quanh lục hư, ở dưới đất thì sinh ra vạn vật. Dù
là âm trạch hay dương trạch đều phải chú ý thặng sinh khí, tránh tử khí.
2. Âm dương
Âm và dương theo khái niệm cổ xưa không phải là vật chất cụ thể,
không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn
vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối
lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
Phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng
lên, vô hình, nóng rực, sáng chói…đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm
tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen
tối…đều thuộc âm.

5
Ví dụ như: trong trời đất thì trời là dương còn đất là âm, ngày và đêm
thì ngày là dương còn đêm là âm.
Một quy luật trọng yếu của âm dương đó là “vật cùng tắc biến, vật cực
tắc phản” có nghĩa là khí dương đến cực đỉnh thì sẽ biến thành âm, âm đến
cực điểm sẽ biến thành dương. Thí dụ như luồng địa khí nếu thong thả tiến
vào khu vực kiến trúc thì tốt (sinh khí); nếu ngược lại nguồn địa khí ồ ạt tiến
vào khu vực kiến trúc thì chẳng khác gì giặc cướp xông thẳng vào nhà, chỉ
khác nhau cường độ mà tốt đã thành xấu, dương đã biến thành âm (tử khí).
Như vậy trong âm có dương, trong dương có âm, giữa chúng có thể là
ức chế nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn
nhau. Biết được điều đó chúng ta có thể điều hòa âm dương cho phù hợp.
3. Ngũ hành
Học thuyết âm dương được triển khai rộng ra thành lý luận ngũ hành.
Thực ra ngũ hành cũng chính là âm dương nhưng được nhìn ở góc độ tương
tác của vật chất. Tương tác được chia làm hai loại: Sinh và Khắc. Sinh là loại
tương tác phù hợp, giúp cho đối tượng được thuận lợi phát triển. Khắc là loại

tương tác kìm hãm ngăn trở sự phát triển của đối tượng.
Học thuyết ngũ hành sớm nhất thấy ở sách “Thượng thư – Hồng phạm”
nói: “Ngũ hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ.
Thủy trắng ướt chảy xuống, hỏa nóng bốc lên, mộc cong thẳng, kim theo sự
biến hóa, thổ ưa đồng áng”. Giữa ngũ hành với nhau có tương sinh tương
khắc: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc;
kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim.
Thuật phong thủy cho rằng tướng đất ảo diệu, tất cả ở trong ngũ hành.
Hình thế núi khe có cong có thẳng, có vuông có tròn, có rộng có hẹp đều có
ngũ hành. Khái quát cái cần, đo lường cái “khí”, kiểm nghiệm cái “chất” là
được. Chất do khí thành, khí đi trong đất. Địa lý thiên biến vạn hóa, mấu chốt
là ở khí của ngũ hành.
4. Bát quái
Bát quái sinh ra từ âm dương theo nguyên lý của dịch học là: Thái Cực
sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.

6
Bát quái đại diện cho các hiện tượng tự nhiên và được biểu thị bởi 8
quẻ và được chia làm 8 hướng đều nhau:
Càn (Trời) phương Tây Bắc,
Khôn (Đất) phương Tây Nam,
Chấn (Sấm) phương Đông,
Tốn (Gió) phương Đông Nam,
Khảm (Nước) phương Bắc,
Ly (Lửa) phương Nam,
Cấn (Núi) phương Đông Bắc,
Đoài (Ao, Hồ) phương Tây.
Bát quái đồ là biểu thị của việc phân định bát quái theo các phương các
hướng khác nhau. Từ bát quái đồ 8 phương chia thành 24 hướng (sơn), được
sắp xếp trên la bàn từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ hết 360

o
. Mỗi sơn
được xác định với số độ chính giữa như: sơn Tý 360
o
hay 0
o
, Nhâm tại 345
o
.
5. Phương vị phong thủy
Phương vị là yếu tố quan trọng nhất của địa lý phong thủy. Do đó trước
hết phải đo chính xác phương vị. Muốn đo chính xác phương vị phải dùng
đến la bàn, đó là loại dụng cụ đã có cách đây hai nghìn năm. Tuy kim nam
châm của la bàn chỉ về hướng Bắc, nhưng như vậy cũng là đã chỉ rõ phương Nam.
Nói đến phương vị thường ngụ ý chỉ bốn phương: Đông, Tây, Nam,
Bắc, nhưng trong địa lý phong thủy lại chia thành hai mươi bốn phương. Hai
mươi bốn phương đó vẫn lấy bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc làm cơ sở.
Từ bốn phương cơ sở đó hình thành thêm bốn phương: Đông Bắc, Đông
Nam, Tây Bắc, Tây Nam tức có tám phương vị. Đem tám phương vị cơ bản,
mỗi phương vị chia thành ba phần đều nhau ta sẽ được hai mươi bốn phương
vị, mỗi phương vị chiếm 15
o
. Vì mọi phương vị đều phối với ngũ hành: kim,
mộc, thủy, hỏa, thổ, nên mỗi phương vị thuộc một trong năm hành này. Ý nghĩa
của tám và hai mươi bốn phương vị cũng như sự xác định địa hình của nó trong
thuật phong thủy đều có tầm quan trọng như nhau.
Nhớ đầy đủ ý nghĩa của hai mươi bốn phương vị là điều khó, nhưng để
vận dụng linh hoạt thuật phong thủy của hai mươi bốn phương vị cho chọn
hướng nhà thì ta cần phải nhớ các phương vị đó.


7
Bắc Đông Bắc Đông Đông Nam


Quý Tý Nhâm Dần Cấn Sửu Ất Mão Giáp Tỵ Tốn Thìn

Nam Tây Nam Tây Tây Bắc


Đinh Ngọ Bính Thân Khôn Mùi Tân Dậu Canh Hợi Càn Tuất
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy
Bản chất của môn phong thủy là một ngành khoa học thực sự, là tổng
hợp nhiều ngành nghiên cứu khác nhau như: lịch sử học, tâm lý học, địa lý
học, kiến trúc học, xã hội học…mặc dù nội dung của nó còn những bí ẩn cần
khám phá.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới
Phong thủy cổ Hy Lạp: Từ rất sớm nơi đây đã nuôi dưỡng nên tri thức
địa lý học khiến con người mở rộng tầm nhìn mới mẻ, trong đó có cả luận
thuật về phương diện phong thủy.
Tiêu biểu có nhà y học bậc thầy cổ Hy Lạp và y học phương Tây người
đảo Cô Sơ là Hippôcơrat (khoảng 460 – 377 Trước Công Nguyên) đã thu thập
một trước tác của một thầy thuốc vô danh viết “Bàn về phong thủy và hoàn
cảnh”. Tác giả ở đây đưa hoàn cảnh lên thành một thể hệ quan hệ lẫn nhau để
chế ước sự tồn tại của xã hội, trong đó có quan hệ giữa con người và hoàn
cảnh. Tác giả cho rằng các loại bệnh tật của cư dân thành thị thường xảy ra
theo vị trí ăn ở của cư dân, có liên quan tới sự thịnh hành của gió Đông, Nam,
Tây, Bắc. Các thành thị chịu sự ảnh hưởng của gió Đông thì cư dân ít bệnh tật
còn các thành thị chịu gió Tây thì sức khỏe của cư dân là kém nhất. Tác giả
còn phân tích cả thủy, cho rằng chất nước quyết định sự khỏe mạnh. Tác giả

còn cho hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của con người.
Dân sống nơi khí tù, ở đồng bằng thấp, khí hậu ít thay đổi lớn, không khí ẩm
thấp, người dân ở đó không thích tiêu phí thể lực. Cư dân sống trên cao

8
nguyên lộng gió thì thân thể cao lớn. Sống ở nơi nghèo nàn, khí hậu bất
thường thì cư dân thân thể gầy yếu, tính cách ngoan cố.
Nhà học giả Pôlypia (208 - 126 Trước Công Nguyên) lại rất coi trọng
địa chí học, đưa thủy văn và núi làm thành nhân tố chủ đạo tạo nên địa khu,
căn cứ vào độ màu mỡ, bạc màu của đất đai mà đánh giá tính cánh của cư dân
nơi đó hòa bình, bạo lực…
Bước vào trung thế kỷ, địa lý học cổ Hy Lạp bị rời rạc, thậm chí còn
đứt giữa chừng. Khi lịch sử phát triển cho tới cận đại, địa lý học cổ Hy Lạp đã
cung cấp tiền đề khoa học cho thời Phục Hưng của phương Tây.
Phong thủy cổ Ai Cập: người Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp
cũng có bài bản, đặc biệt về thuật tướng đất. Mỗi tòa Kim tự tháp đều theo
hướng chính Nam, chính Bắc, chạy đúng tuyến với đường từ lực của trái đất.
Bên trong Kim tự tháp là đá hoa cương xây nên có tính năng tích điện như một
ắc quy, có thể hấp thu các loại sóng vũ trụ để tồn trữ lại. Mặt ngoài được làm
bằng đá tảng và vữa đá xây nên, đá xây đá có thể phòng ngừa sóng vũ trụ ở trong
khỏi khuếch tán đi. Do vậy nên có thể bảo tồn lâu dài các tranh ghép bên trong
Kim tự tháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau tươi để trong tháp sau nửa tháng
vẫn tươi nguyên. Ngoài ra kim tự tháp còn có đường thông gió tiện cho khí lưu
thông, và các Pharaon có thể để linh hồn tự do ra vào.
Nước Mỹ: người Mỹ rất quan tâm tới phong thủy, rất nhiều công trình
xây dựng, vật trang trí có áp dụng phong thủy khi bố trí. Điển hình có tòa nhà
Quốc hội (Nhà Trắng) xây dựng theo nguyên tắc “tọa sơn hướng thủy”, bố
cục có đầy đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước. Cách đây không
lâu, khách sạn MGM nổi tiếng tại Las Vegas theo thuật phong thủy đã cho
xây dựng hai con sư tử bằng đá khổng lồ để tránh kinh doanh thua lỗ.

Phong thủy ở Châu Á: phong thủy Trung Quốc ảnh hưởng sâu sắc tới
các nước Châu Á, đặc biệt là các nước lân cận như: Hàn Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản, Mianma…
Nhật Bản rất thịnh hành Phong thủy, họ cũng lấy Thanh Long, Bạch
Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ làm thần của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc,
rồi cũng xem thủy thổ, cây cối ở trước và sau nhà để suy đoán cát hung.
Người Nhật trước khi xây dựng nhà mới cũng mời người về xem phong thủy,

9
làm lễ “Địa trấn” trước khi động thổ, sau đó rước thần chủ trừ tà, đọc văn tế
rồi chôn xuống bốn góc hình nhân sắt, dao, kiếm…để yểm trừ hung. Khi nhà
mới sắp sửa xong phải làm lễ “dựng xà”, dựng quạt trên xà nhà để mời thần
giáng xuống, lại dựng cả cung tên để bắn ác quỷ.
Người Nhật rất coi trọng ngày lành tháng tốt. Rất nhiều quyển lịch
Nhật từ ngày thứ hai cho đến thứ bẩy, chủ nhật, thường có in thêm vào tờ lịch
hàng ngày chữ dự báo lành dữ hoặc ở phía dưới hoặc ở bên cạnh như: Đại an,
Hữu dẫn, Tiên thắng, Xích khẩu…Người Nhật rất kiêng kỵ “Quỷ môn” (cửa
quỷ). Phương Đông Bắc là quỷ môn có âm khí. Khi làm nhà để trống một góc
Đông Bắc trên chỗ trống khắc hình con vượn để trừ tà.
Mianma: người dân tộc San không chấp nhận dùng cây đổ trôi trong
sông để lợp nhà ở, cũng không lấy những gì ở phòng có người chết lợp lên
nhà. Khi chọn đất làm nhà, lấy thóc đổ thành một đống, ngày hôm sau đếm
lại, số chẵn là tốt, số lẻ là không tốt.
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc
Thuật phong thủy ở Trung quốc bắt đầu rất sớm từ thời Tiên Tần (tức
trước khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tức là chỉ thời Xuân
Thu Chiến Quốc: từ năm 221 Trước Công Nguyên trở về trước) kéo dài cho tới
ngày nay.
Đối với nơi ở, người Trung Quốc xưa đã yêu cầu: về địa thế phải chọn
bờ dốc bậc thang, địa hình phải chọn ở ven sông, chất đất phải khô ráo, nền

đất phải rắn chắc, nguồn nước dồi dào, chất nước phải trong sạch, giao thông
phải thuận tiện, bốn bề phải có cây rừng, phong cảnh u nhã.
Thời Thương, Chu các môn địa hình và thủy văn đã được phân biệt
chính xác, đất liền thì được chia thành núi, đồi, gò, đống, mô, bãi…; về lòng
sông thì có bờ, bãi bồi, đảo, mép nước, bến…; về vùng nước thì có các loại
hình khe, suối, sông nhỏ, ao, đầm, sông lớn…
Thời Tần đã có quan niệm về mạch đất, “vương khí”. Các công trình
“thổ mộc” khổng lồ được xây dựng. Có dương trạch là cung A Phòng chiếm
đất gần 300 dặm, ly cung biệt quán rải khắp thung lũng núi, lấy Nam Sơn làm
cửa cung, lấy Phàn Xuyên làm ao nước, điện trước cung A Phòng có thể ngồi

10
gần một vạn người. Lại có âm trạch là lăng mộ Thủy Hoàng, huy động hơn 70
vạn dân phu đào rỗng cả núi Ly Sơn, đào xuyên cả đến ba tầng đất Tức Nhưỡng.
Vua chúa, quan lại các thời sau đó cũng chọn đất, chọn hướng để xây
cung điện, lăng mộ. Như Đường Thái tôn Lý Thế Dân có Chiêu lăng ở núi
Cửu Nghi so với mặt biển cao1888m, vô cùng hùng vĩ. Chiêu lăng dựa lưng
vào núi Cửu Nghi, trước có Hiến điện, sau có đàn tế. bốn góc lăng núi đều có
cổng: Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ, Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ.
Thuật phong thủy thời Nam Bắc triều (từ năm 420 đến năm 589 sau
Công nguyên) và đời nhà Thanh là hưng thịnh hơn cả. Thời Nam Bắc triều
chọn Kiến Khang (Nam Kinh) làm quốc đô vì nơi đây có núi Thanh Lương
như một con hổ ngồi xổm, phía Đông có núi Chung Sơn giống con rồng nằm
cuộn khúc. Nơi mà Gia Cát Lượng từng than rằng: “Chung Sơn rồng nằm,
Thạch Đầu hổ ngồi, đây là nhà của bậc đế vương”. Thời kỳ này xuất hiện
nhiều thầy tướng số, phong thủy trong dân gian. Người dân tin phong thủy,
vua chúa lại càng tin phong thủy hơn. Tống Minh Đế là một ông vua kiêng kỵ
rất cẩn thận. Khi trăm quan bàn việc nếu ai thốt ra các từ “họa”, “bại”,
“hung”, “táng”…bất kể quan lớn đến đâu cũng bị tội chém. Linh sàng Thái
hậu từ Đông cung đi ra, Minh đế gặp phải cho là chẳng lành, liền bãi chức cả

mười mấy viên quan. Vua Vũ Đế nhà Nam Tề cũng tin phong thủy. Thời đó,
có người nhìn khí bảo: “Tân Lâm, Lâu Hồ, Thanh Khê đều có khí thiên tử, có
thể xây lầu gác, cung điện, vườn ngự ở đó”. Vũ đế nghe theo mà làm.
Qua bao nhiêu năm chìm nổi, đến nay thuật phong thủy lại thịnh hành
trở lại ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, cổng nhà hầu hết đều xây tại góc trái mặt
chính ở trước sân gọi là “cửa Thanh Long”, vì theo phong thủy kết cấu
“Khảm trạch, Tốn môn” là may mắn nhất. Nhà cửa nông thôn đa số chầu về
Nam, Đông hoặc Đông Nam. Không chỉ có người dân tin vào phong thủy mà
nhiều cơ quan chính quyền tin vào phong thủy. Ở Quảng Đông, tại Cục thuế
vụ huyện Yết Dương có mời thầy phong thủy về xem địa lý, sau đó cục lấp ao
phun nước, bít cổng lớn nhà xe, làm lại lầu cơ quan làm việc để hợp phong thủy.




11
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam
Từ xa xưa, cuộc sống của người dân Việt Nam đã gắn liền với thiên
nhiên, coi thiên nhiên như một phần của cơ thể. Các bộ phận trên cơ thể đều
phải tốt, phải cân đối hài hòa thì cả cơ thể mới khỏe mạnh được.
Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta, bắt đầu từ thời Hùng
Vương dựng nước tới nay đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, thủ đô của đất
nước đã được dời đi, đổi lại nhiều lần và vận mệnh dân tộc cũng vì thế biến
đổi theo. Từ Phong Châu (kinh đô của các vua Hùng) đến Cổ Loa, Phiên
Ngung, Hoa Lư, rồi tới Thăng Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế) và Sài
Gòn, đều là những nơi có vận khí và địa thế tốt. Như kinh thành Thăng Long
là vùng đất mới, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, địa thế rồng bay hổ chầu, mạng
lưới sông ngòi bao bọc là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông
núi ở xung quanh. Đây đúng là nơi phong thủy tuyệt đẹp để xây dựng kinh đô.
Người xưa đã dạy “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Vì vậy nhà

ở dân gian nước ta đa số chầu về hướng Nam, Đông Nam, Đông để đảm bảo
Đông ấm, Hè mát. Hệ thống cây xanh được bố trí xung quanh nhà. Tổ chức
không gian nhà ở thân thiện với môi trường tự nhiên.
Người dân nước ta cũng rất coi trọng ngày lành, tháng tốt. Những việc
đại sự như cưới hỏi, động thổ xây nhà…cần phải xem xét kỹ lưỡng để chọn
được ngày giờ hoàng đạo mới đảm bảo mọi việc tốt lành. Trên những quyển
lịch của nước ta thường cho in thêm giờ hoàng đạo của các ng
ày.
Ngày nay, Phong thủy đã trở thành một ngành khoa học được nghiên
cứu chuyên sâu để làm rõ bản chất và đã được ứng dụng rộng rãi ở nước ta.
Người dân làm nhà không chỉ đơn thuần xem tuổi, chọn ngày tháng tốt để
khởi công. Mà còn chọn thế đất đẹp, hướng nhà, hướng cửa bố trí hợp với
cung mệnh chủ nhà, thậm chí cả cách bố trí nội thất, bài trí vật phẩm hợp
phong thủy.
2.3. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BÀI TRÍ NHÀ Ở,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, CẢNH QUAN
2.3.1. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở
Một ngôi nhà mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ cần có sự hài
hòa về Phong thủy

12
Yếu tố Phong thủy luôn được coi là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế và
xây dựng nhà cửa. Cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để có một mái ấm bình an và
tài lộc.
2.3.1.1. Môi trường xung quanh
Khi chọn mua đất làm nhà cần chú ý đến điều kiện xung quanh của nó.
Theo Phong thủy truyền thống Trung Quốc, vị trí lý tưởng của ngôi nhà đó là:
Tây cao, Đông hạ, hướng Bắc trường; bên trái là Thanh Long, bên phải là
Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, còn phía sau là Huyền Vũ. Bên cạnh đó,
khi chọn đất làm nhà nên tìm hiểu xem nhà có bị ảnh hưởng bởi xung quanh

không?, ví dụ như nếu xung quanh quá nhiều nhà cao tầng sẽ gây cảm giác
ngột ngạt, bức bối, nơi có quá nhiều tiếng ồn hay tạp âm sẽ khiến ảnh hưởng
đến việc nghỉ ngơi của mọi người.
2.3.1.2. Chú ý đến diện tích nhà
Khi xây nhà, bạn nên tính xem sẽ có bao nhiêu người ở đó để thiết kế
nhà có diện tích phù hợp. Một ngôi nhà có diện tích quá lớn hoặc quá nhỏ đều
không tốt, nếu căn nhà có diện tích quá rộng so với số người ở sẽ gây cảm
giác bất an, trống trải, nếu căn nhà có diện tích quá nhỏ mà số người ở nhiều
sẽ gây ngột ngạt, bức bối cho những người sống trong gia đình. Ngoài ra, khi
lựa chọn đồ đạc, vật dụng bài trí cũng cần lưu ý đến kích cỡ phù hợp với diện
tích trong phòng để tạo nên sự hài hòa, cân bằng lẫn nhau.
2.3.1.3. Hình dạng của phòng
Theo phong thủy, hình dạng của các căn phòng có ảnh hưởng rất lớn
đến tâm lý và sức khỏe của những thành viên trong gia đình. Nếu phòng trong
nhà có hình dạng vuông vắn như hình chữ nhật hay hình vuông, bốn mặt đều
đặn và đối xứng nhau sẽ mang lại cho người sống trong nhà cảm giác bình an,
khỏe mạnh và ổn định. Nên tránh thiết kế phòng chỉ có ba góc hay có quá
nhiều góc sẽ khiến mọi người cảm thấy bất an, dễ cáu gắt.
2.3.1.4. Chú ý đến ánh sáng
Khi thiết kế nhà, nên lưu ý đến việc cân bằng ánh sáng trong phòng,
không nên để tình trạng âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Bóng tối thuộc tính
âm còn ánh sáng thuộc tính dương, khi âm dương cân bằng thì cuộc sống gia
đình mới được an lành.

13
Nếu nhà có quá nhiều cửa sổ khiến ánh sáng tràn ngập sẽ làm cho
dương khí quá vượng, ảnh hưởng không tốt cho vận tài lộc của gia đình. Nếu
nhà có ít cửa, phải sử dụng nhiều ánh sáng của đèn điện cũng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của con người. Do vậy, ánh sáng đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tài lộc và cân bằng âm dương, đảm bảo sức khỏe

cho mọi người trong nhà.
2.3.1.5. Chú ý đến màu sắc
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sắc thái tình cảm, tính
cách của mỗi người. Đương nhiên tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi loại
phòng, cung mệnh, độ tuổi, giới tính người ở lại có những màu phù hợp riêng.
Tuy vậy, nếu chọn màu quá nổi sẽ gây kích thích ảnh hưởng đến tâm lý.
Những màu đỏ hay xanh lá cây thẫm thuộc về tính âm theo phong thủy thì
đều không tốt cho sức khỏe.
2.3.1.6. Chú ý đến ban công và cửa
Cửa và ban công luôn là nơi hút tài lộc vào nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà
nên tìm một vị trí thích hợp cho cửa và ban công để tránh các luồng khí xung
đột lẫn nhau. Nên tránh cửa ra vào đối diện với ban công, cửa ra vào phía
trước đối diện với cửa sau, các cửa sổ cũng nên bố trí, xếp đặt lệch nhau,
tránh tất cả các cửa và ban công đối diện nhau dẫn đến việc hao hụt tài chính
và vượng khí trong nhà.
2.3.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng
Cầu thang: Đóng góp vai trò quan trọng trong việc liên kết gữa các
tầng, không gian nhà, cầu thang là 1 thành phần không thể thiếu được trong
nhà tầng, ngoài vai trò liên kết giao thông, tạo điểm nhấn cho nhà tầng, theo
phong thủy cầu thang còn là nơi dẫn khí từ cửa chính lên các tầng trên của
ngôi nhà. Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách
Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan
niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng
cuộn).
Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên
cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà

14
vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở
góc riêng.

Vị trí cầu thang hài hòa khi tạo được nét cân xứng với không gian ngôi
nhà. Để khí lực đầy đủ, cầu thang phải có chiều ngang rộng, kích cỡ trung
bình là 90 cm.
Số lượng bậc thang được tăng giảm tùy theo không gian của từng nhà,
tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo số bậc theo quan niệm cổ truyền: sinh, lão, bệnh,
tử. Như vậy, số bậc thang phải chia hết cho 4 và cộng thêm 1 hoặc 2. (Ví dụ:
cầu thang thường gồm 17, 18 bậc hoặc 21, 22 bậc).
Không gian dưới gầm cầu thang phải trống.
Xác định vị trí cho một cầu thang thường tránh:
- Nghiêng và gập ghềnh.
- Trụ và tay nắm cầu thang nhỏ.
- Cầu thang quá tối.
- Cầu thang không đủ số lượng bậc thang.
- Cấu thang có lối đi đối diện cửa ra vào (cầu thang và cửa ra vào thẳng hàng)
Tường bao: Mỗi một ngôi nhà đã tự thành một “thế giới riêng”. Tường
bao là giới hạn, là tiêu chí của thế giới đó. Tường bao phản ánh diện mạo và
khoảng không gian của ngôi nhà, có quan hệ đến sự an toàn và thoải mái của
căn nhà.
Quan niệm phong thủy cho rằng nhà ở tốt nhất là theo hình vuông vức,
tường vây tốt nhất là gấp khúc hoặc hình tròn. Xét thấy đây là theo thuyết
“trời tròn đất vuông” để theo ý nghĩa trời đất cùng hòa hợp.
Tường bao không nên có khe nứt nẻ, không nên để dây leo chằng chịt.
Tường bao trước rộng sau chật không tốt, trước chật sau rộng gọi là
“thoái điền bút” không tiến về tài. Tường bao không được quá cao hay
quá thấp, cũng không nên quá sát liền nhà ở. Tường bao ở phía Đông Bắc
không được để lở, khuyết.
Không được xây tường bao xong mới xây nhà, nếu không phạm vào
khẩu quyết “chữ tù”.
Tường ở hai bên cổng chính của nhà phải bằng nhau, cao thấp rộng hẹp
phải như nhau.


15
Cổng: Thầy phong thủy cho rằng cổng lớn ngôi nhà mà quá nhỏ là
không tốt, không thích hợp cho không khí lưu thông, không hợp với chuyện ra
vào mà cũng không đẹp mắt. Cổng phù hợp với nhà và tường bao là tốt nhất.
Cổng và cửa chính không nên đối diện nhau vì theo phong thủy thì sát
khí đi đường thẳng còn sinh khí đi theo đường vòng.
Cổng phải xây cao hơn tường bao, nếu bằng hoặc thấp hơn tường bao là
rất xấu.
2.3.3. Ứng dụng phong thủy trong bố trí cảnh quan
Hoa và cây cảnh sẽ mang lại nhiều nhân tố tích cực cho môi trường làm
việc. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, nó còn cải thiện chất lượng không khí, hoà
đồng chúng ta với thế giới tự nhiên bên ngoài và màu sắc xanh tươi sẽ khích
lệ những phát triển kinh doanh và cá nhân.
Theo quan niệm phong thủy đối với cây xanh không chỉ yêu cầu tạo
cảnh quan mà còn phải phù hợp với ngôi nhà, phù hợp với gia chủ.
Đối với nhà có phố không nên trồng cây tán rộng, thấp hoặc những cây
thân gỗ lớn trước cửa chính. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới đường đi của sinh
khí, đồng thời khả năng tận dụng ánh sáng tự nhiên cũng bị giảm.
Hướng Đông, Đông Nam và Nam nên trồng những cây tán thấp hoặc
cây thân cao như cau để đón được gió mát.
Phía Tây bắc nhà ở tốt nhất có cây lớn, có thể che chở cho chủ nhà.
2.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG
2.4.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà ở với sơn thủy
Người xưa nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa sơn thủy với con
người. Nơi ở của con người lấy đất lớn núi sông làm chủ, cho nên khí đất
mạnh của núi sông là rất quan trọng. Chúng liên hệ mật thiết tới họa phúc của
con người. Ông cha ta cho rằng, nơi nào non xanh nước biếc thì nhất định chỗ
đó sẽ sản sinh nhiều nhân tài, vì “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài lộc”.
Trong Phong thủy học, mối quan hệ giữa nơi ở và sơn thủy thông thường

được thể hiện như sau:
2.4.1.1. Nhà dựa vào núi
Thể núi là bộ xương giá đỡ cho dương trạch (nhà ở), là cái kho của
thiên nhiên chứa tư liệu sinh hoạt cho con người. Thôn trang của người xưa
chủ yếu xây dựng dựa vào núi.

16
Sau nhà có núi để dựa vào giống như sự nghiệp của bạn có một chỗ dựa
vững chắc, tài khí dồi dào, gia đình bình an. Chính vì vậy, những ngôi nhà
được xây dựa lưng vào núi không quá cao là những ngôi nhà đẹp, và lí tưởng
nhất là những ngôi nhà được xây ở thế trước thấp sau cao.
2.4.1.2. Những điều cần chú ý khi xây nhà dựa vào núi
Khi xây dựng ta phải chọn những mảnh đất lưng dựa vào núi, hoặc phía
sau lưng có bố cục để dựa vào được coi là phù hợp với nguyên tắc trong
Phong thủy. Tuy nhiên, trong vài trường hợp dưới đây không nên xây nhà:
Địa thế trước cao sau thấp thì không nên kiến tạo nhà ở. Xây nhà trên
mảnh đất có thế như vậy sẽ tạo một khoảng không ở phía sau nhà, thường
khiến cho người ở trong đó có cảm giác bất an về địa hình.
Không nên xây nhà trên những vách núi cao và dốc như thế sẽ hao tài
tán của và rất nguy hiểm bởi vách núi tượng trưng cho sự hoại sinh, dễ gây sạt
lở đất, không thích hợp để ở.
Không nên xây biệt thự theo kết cấu “đỉnh núi”. Địa thế quá cao, quá
dốc, ít người sinh sống, bốn bề vắng lặng…đều không thích hợp để xây nhà vì
sống ở không gian này sẽ nguy hiểm, khi mùa mưa lũ đến và dễ khiến người
ta có cảm giác cô độc.
2.4.1.3. Bàn về tốt xấu của nước đối với nhà ở
Thuật tướng đất không chỉ xem tướng sơn mà còn cả tướng thủy nữa.
Tướng thủy là đánh giá sự tốt xấu của thủy.
Như thế nào thì thủy tốt đối với nhà ở?
Nghe nói sơn quý ở bát ngát, thủy quý ở chỗ quanh co. Thường nhà ở

mà phía đông có nước chảy sông dài là rất tốt. Nguồn sinh thủy sâu, dài thì
khí long vượng, phát phúc dài lâu. Nguồn thủy cạn, ngắn thì phát phúc không
xa. Thủy phải nhập minh đường lại phải có cửa dưới, để thu thủy hoặc giả
thủy long ngầm cung cấp cũng đều là thủy tốt. Phàm thủy đã tới thì phải
đường đi khuất khúc chỗ nằm ngang phải chảy vòng ôm ấp, nước đi phải liên
tiếp, chỗ quay về phải ngưng lắng lại. Nếu là hải thủy (nước biển) thì đầu
sóng phải cao, sắc thủy phải trắng thì mới tốt. Nếu là suối khe thì tiếng róc
rách phải bình ổn mới tốt. Nếu là đầm hồ thì mặt hồ phải như gương mới tốt.
Nếu là ao chuôm thì phải có nguồn mới tốt. Nếu là vũng thì phải thẳm sâu
không bao giờ cạn mới tốt. Trước nhà có ao hình bán nguyệt, cong ở ngoài,

17
căng ở trong, có thể phát tài. Giếng nước làm ở các phương Hợi, Quý, Ất,
Tốn, Đinh, Khôn là đại cát.
Như thế nào là thủy không tốt đối với nhà ở?
Phàm thủy tới nếu chảy thẳng phụt lớn, chảy xiết ào ào, vọt ngược lật
cung đều không tốt. Nếu thủy vô tình mà không đến được minh đường thì dù
có cũng như không. Nếu nhìn mà không thấy nước, cạn mà ướt cả đế giày
hoặc đào hố thì đầy nước đến Thu Đông thì cạn khô như thế là sơn tàn mạch
tán, không tốt. Nước có mùi hôi thối không tốt. Nếu là nước bùn mưa xuống
thì lầy, trời trong thì khô, đó là địa mạch dò rỉ cũng không tốt. Nhà ở bốn phía
nước chảy, đường xá giao xung là không tốt. Trước nhà kỵ có hai ao. Trước
nhà có ao, sau nhà có ao, địa khí không có chỗ dựa không tốt.
2.4.2. Tìm hiểu về phương hướng của nhà
Trong Phong thủy, việc chọn hướng nhà là rất quan trọng. Phương
hướng tốt thì âm dương mới điều hòa, nhà cửa mới bình an. Một trong những
nguyên tắc về phương hướng của lí luận Phong thủy truyền thống chính là
ngôi nhà có hướng Nam, vì Nam là hướng mà cây cối phát triển xanh tốt, khí
Dương rất nhiều. Nếu xét từ môi trường học mà nói, tọa Bắc hướng Nam có
những ưu thế sau: tận dụng được ánh sáng mặt trời, mùa đông tránh được gió

bắc và đông bắc rét buốt thổi từ lục địa xuống, mùa hè đón gió nam và đông
nam thổi từ biển Đông vào, không khí lưu thông mát mẻ.
Có tám phương vị đó là Đông, Tây, Nam, Bắc là tứ chính và Đông
Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc là tứ ngẫu.
Trong phong thủy mỗi phương vị đều có ý nghĩa riêng của nó:
1. Hướng Đông: Tốt cho việc làm ăn và sự nghiệp. Nhà không nên
khuyết hướng này.
2. Hướng Đông Nam: Tốt với những người kinh doanh ăn uống, nhưng
cần cố gắng.
3 Hướng Nam: Có vận khí tốt lành.
4. Hướng Tây: Hướng nghỉ ngơi, cần yên tĩnh và tối.
5. Hướng Bắc: Gió rét, đại diện cho sự bình tĩnh, trí tuệ, sáng tạo. Ở
hướng này nhà ở phải có phòng nhỏ nhô về phía trước thì mới tốt.
6. Hướng Đông Bắc: Tốt với người làm ăn kinh doanh.

18
7. Hướng Tây Nam: Xấu, không nên mở cửa hướng này.
8. Hướng Tây Bắc: Có phúc đức, người giúp đỡ, sự nghiệp. Tốt với đàn ông.
Những điều cần lưu ý khi chọn bố trí hướng nhà:
- Khi chọn hướng nhà thì phải căn cứ vào cung mệnh của chủ nhà và
chủ yếu là người đàn ông để chọn hướng nhà.
- Dựa theo vận khí của căn nhà tức là phải dùng phương pháp lập trạch
vận theo Huyền không phi tinh, để xem nhà có nhận được vận khí hay không
trước khi tuyển chọn.
- Hướng phải thuần khí tức nhà ở cần phải được chính sơn, chính
hướng. Nếu trường hợp nhà không thể chọn chính hướng, mà bắt buộc phải
kiêm hướng, thì lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó không quá 3
o
.
- Tránh bố trí hướng vào tuyến Đại không vong và Tiểu không vong.

Một vòng tròn trên la bàn bao gồm 360
o
, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng
chiếm đúng 45
o
. Những tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại
không vong. Mỗi hướng chia thành 3 sơn, tổng có 24 sơn, mỗi sơn chiếm 15
o
,
tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn.
- Bí quyết Thành môn: Thành môn chính là cửa ngõ để vào nhà, hoặc
nơi thủy đến, thủy đi, hội tụ ở 2 bên phía trước. Đối với nhà cửa thì nếu khu
vực đó có ngõ rẽ vào nhà hay ngã ba, ngã tư, ao, hồ, biển hoặc chỗ 2 dòng
sông tụ hội…thì những nhà đó được xem như có thành môn.
- Phối hợp phi tinh với địa hình (loan đầu): tức là những nơi có thủy
của sông, hồ, ao, biển, hoặc đường đi, sân rộng, đồng trống…phải nằm trùng
với những nơi có sinh khí hay vượng khí của Hướng tinh. Còn những nơi có
núi đồi, gò cao, hay nhà cửa, cây cối…thì phải nằm trùng với những khu vực
có sinh khí hay vượng khí của Sơn tinh.
2.4.3. Cách chọn một nhà đẹp theo Phong thủy
Khi bạn chọn một ngôi nhà, bạn cần nắm vững mối quan hệ giữa địa
hình và môi trường, sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiến trúc biệt
thự. Việc chọn địa hình đất là một điều rất quan trọng trong việc xây dựng nhà.
Các nhà khoa học thường xuất phát từ các yếu tố cần thiết sau để chọn đất:
Thế đất phải bằng phẳng: Bởi nếu xây nhà trên một thế đất bị
nghiêng sẽ khiến những người sống trong ngôi nhà đó có cảm giác lo lắng.
Nếu xét từ góc độ khoa học, thế đất bằng phẳng sẽ có khả năng chịu lực tốt và

×