Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiêp tại thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.55 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





PHẠM THỊ TÂM


Tên đề tài:
“TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành :

Quản lý đất đai
Khoa :

Quản lý Tài nguyên
Khóa học :



2010 - 2014




Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ TÂM


Tên đề tài:
“TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI THỊ XÃ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN”




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo :


Chính quy
Chuyên ngành :

Quản lý đất đai
Khoa :

Quản lý Tài nguyên
Lớp :

42B - QLĐĐ
Khóa học :

2010 - 2014
Giáo viên hướng dẫn :

Ths. Nguyễn Đình Thi




Thái Nguyên, 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kính gửi: - Khoa Quản lý Tài Nguyên
- Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Được sự giới thiệu của Khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự hướng dẫn của quý thầy, cô.

Sinh viên: Phạm Thị Tâm
Lớp: 42B Quản lý đất đai
Đã tham gia thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Bắc Kạn.
Với đề tài: “Tìm hiểu quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông
nghiêp tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”.
Thời gian thực tập tại phòng từ ngày 20/01/2014 – 30/04/2014, sinh viên
Phạm Thị Tâm luôn chấp hành tốt nội quy cơ quan nơi thực tập tốt nghiệp, chịu
khó nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, hoàn thành tốt các nội dung theo yêu cầu của khóa
luận tốt nghiệp. Các tài liệu, số liệu thu thập đảm bảo tính xác thực, độ chính xác
cao. Đề tài có tính thiết thực đối với hoạt động thực tiễn tại địa phương.
Vậy Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Bắc Kạn xác nhận và đề nghị
khoa Quản lý Tài nguyên và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho sinh viên Phạm Thị Tâm hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
một cách tốt nhất.
PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
TRƯỞNG PHÒNG

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt
nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào
tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học Nông lâm nói riêng.
Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến
thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một kỹ sư.
Với lòng biết ơn vô hạn, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
khoa Quản lý Tài nguyên đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực
công tác nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Đình Thi đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị phòng Tài nguyên
Môi trường thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước
đầu mới làm quen với thực tế công việc nên khóa luận của em không tránh
được thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô giáo
cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Tâm
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2
1.5. Yêu cầu của đề tài 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Căn cứ pháp lí 3
2.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị 4
2.2.1. Các khái niệm về đô thị 4
2.2.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị 4
2.2.3. Chức năng đô thị 5
2.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 5

2.3. Lý luận về đô thị hóa 6
2.3.1. Khái niệm về đô thị hóa 6
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa 6
2.3.4. Xu hướng phát triển đô thị hóa 7
2.3.5 .Hình thái biểu hiện của đô thị hóa 7
2.3.6. Quan điểm của đô thị hóa 8
2.3.7. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa 8
2.4. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam 9
2.4.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới 9
2.5. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn nói
chung và thị xã bắc Kạn nói riêng 13
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
3.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Bắc
Kạn ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại đất 14
3.3.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã
Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn 14
3.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến quá trình sử dụng đất 15
3.3.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của hộ nông dân mất
đất nông nghiệp 15
3.3.5. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông
nghiệp và đời sống của hộ nông dân mất đất nông nghiệp trên địa bàn
Thị xã Bắc Kạn 15
3.3.6. Định hướng và một số giải pháp nâng cao đời sống kinh
tế hộ, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong quá trình đô

thị hóa tại thị xã Bắc Kạn 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 16
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và thông tin 16
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu 17
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của thị xã Bắc Kạn 18
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thị xã Bắc Kạn 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã
Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn 32
4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ban hành 32
4.2.2 Công tác quản lý địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ
địa giới hành chính 33
4.2.3. Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất 33
4.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 33
4.2.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất 34
4.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ
địa chính, cấp GCNQSDĐ 34
4.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 34
4.2.8. Việc quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất 35
4.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai 35
4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến quá trình sử dụng đất 36
4.3.1. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của thị xã Bắc Kạn,

tỉnh Bắc Kạn 36
4.3.2. Các biến động về đất đai 43
4.3.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới tình hình chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn giai đoạn
2010 – 2013 50
4.4. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế hộ nông dân bị
thu hồị mất đất nông nghiệp 53
4.4.1. Thực trạng kinh tế của các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp
do đô thị hóa 53
4.4.2. Chuyển đổi hoạt động kinh tế của các hộ nông dân mất đất
nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 53
4.4.3. Ảnh hưởng quả quá trình đô thị hóa tới nghề nghiệp
của các hộ 54
4.4.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới đời sống
của người dân 56
4.4.5. Đánh giá sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới đời sống kinh tế -
xã hội của các hộ thông qua các câu hỏi định tính 57
4.4.6. Kế hoạch của các hộ dân trong thời gian tới 58
4.5. Đánh giá chung tác động của đô thị hóa tới sản xuất nông
nghiệp và đời sống của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 59
4.5.1. Tác động tích cực 59
4.6. Định hướng và giải pháp nâng cao đời sống kinh tế hộ, t
ăng cường vai trò quản lí nhà nước trong quá trình đô thị hóa
tại thị xã Bắc Kạn 62
4.6.1. Định hướng phát triển đô thị tại thị xã Bắc Kạn 62
4.6.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đời sống kinh tế hộ
nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu vực đô thị hóa 62
4.6.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò
quản lí của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa

tại Thị xã Bắc Kạn 65
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1. Kết luận 67
5.2. Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
2 CNH Công nghiệp hóa
3 CP Chính phủ
4 ĐTH Đô thị hóa
5 GCN Giấy chứng nhận
6 GPMB Giải phóng mặt bằng
7 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
8 QSDĐ Quyền sử dụng đất
9 SDĐ Sử dụng đất
10 UBND Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Dân số đô thị qua các giai đoạn 10
Bảng 2.2. Dân số các châu lục (triệu người) 10
Bảng 2.3 Tỷ lệ dân số đô thị các châu lục 11
Bảng 2.4 Tổng dân số và dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1950-2005 12

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 36
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
của thị xã Bắc Kạn năm 2013 38
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
thị xã Bắc Kạn năm 2013 39
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính 41
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất tại thị xã Bắc Kạn năm 2013 41
Bảng 4.6. Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2013 của thị xã Bắc Kạn 43
Bảng 4.7. Biến động đất nông nghiệp trong năm 2012 44
Bảng 4.8. Biến động đất đai giai đoạn 2012 - 2013 47
Bảng 4.9. Các tổ chức quản lí và sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Bắc Kạn 50
Bảng 4.10. Thông tin cơ bản về hộ nông dân mất đất 54
Bảng 4.11. Tình hình nghề nghiệp của hộ dân trước và sau đô thị hóa 55
Bảng 4.12. Kế hoạch sử dụng đất 58




DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2013 thị xã Bắc Kạn 37
Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp năm 2013
của thị xã Bắc Kạn 37
Hình 4.3: Biểu đồ cơ cất đất phi nông nghiệp năm 2013
thị xã Bắc Kạn 40
Hình 4.4 : Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của thị xã Bắc Kạn
năm 2013 42
Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp của các hộ trước và sau ĐTH 55
Hình 4.6. Biểu đồ kế hoạch sử dụng đất 58





1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
đó, Qúa trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, từ miền bắc
tới miền Nam, không đâu là không mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị
mới. điều này đang gây ra áp lực càng ngày càng lớn đối với đất đai. áp lực
đối với đất đai là điều không thể tránh khỏi bởi chúng ta chỉ có thể sử dụng
sao cho hợp lí nguồn của cải quốc gia chứ không thể thay đổi quỹ đất được
quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị đã tác động đến một bộ
phận dân cư. Nói đến đô thị hóa người ta thường nghĩ đến mặt lợi nhiều hơn
là mặt hại, trước tiên các đô thị lớn cung cấp nhiều cơ hội việc làm, dịch vụ
xã hội , năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển
kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông
thôn. Nhưng chúng ta cũng nên nhìn cả mặt trái của quá trình đô thị hóa. Một
trong số đó là quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng trực tiếp tới
người nông dân mất đất.
Thị xã Bắc Kạn có vị trí tiếp giáp Phía bắc, đông bắc và tây giáp huyện
Bạch Thông, phía nam, đông nam và tây nam giáp huyện Chợ Mới.
Nằm trong tiến trình phát triển với mục tiêu Thị Xã Bắc Kạn trở thành
Thành Phố trực thuộc tỉnh vào năm 2015. Thị Xã Bắc Kạn đang có những

bước tiến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Nhưng song song với sự phát triển thì
tình hình sử dụng đất đai có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là đất nông
nghiệp đã bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Từ những vấn đề nêu trên và nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, dưới sự hướng
dẫn của Ths Nguyễn Đình Thi, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quá

2
trình tốc độ đô thị hóa ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp tại thị
xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được tác động và mức độ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa
đến đất nông nghiệp, đời sống của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp
và đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở địa phương.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới đời sống của
nông dân tại thị xã Bắc kạn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người dân thích ứng dễ dàng hơn
với sự thay đổi dưới tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp.
- Chỉ ra được thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của quá
trình đô thị hóa đến đất nông nghiệp tại thị xã Bắc Kạn.
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Bắc Kạn
ảnh hưởng đến sử dụng đất.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Ý nghĩa học tập: Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thu thập được những
kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố và hoàn thiện thêm kiến thức đã
học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được tốc độ đô thị hóa ảnh hưởng tới diện
tích đất nông nghiệp, làm căn cứ để đưa ra các biện pháp quản lý và sử dụng
đất hợp lý.

1.5. Yêu cầu của đề tài
- công tác điều tra thu thập thông tin, số liệu.
+ Thông tin và số liệu thu thập phải chính xác , khách quan.
+ Đánh giá đầy đủ về những mặt tiêu cực và tích cực của quá trình đô thị
hóa đến việc sử dụng đất nông nghiệp qua các nguồn thông tin, tài liệu có sẵn.
+ chỉ ra được những biến động về đất đai của khu vực đánh giá trong
giai đoạn 2010 – 2013.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của địa phương.

3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Căn cứ pháp lí
- Căn cứ vào luật đất đai 2003;
- Căn cứ luật quy hoạch đô thị 2009;
- Căn cứ vào thông tư liên tịch số: 02/2002–TTLT–BXD – BTCCBCB
ngày 08/03/2002 của bộ xây dựng – ban tổ chức cán bộ chính phủ (nay là bộ
nội vụ) hướng dẫn về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị;
- Căn cứ nghị định số 197/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, hỗ trợ về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Căn cứ vào nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của chính
phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 10/2008/TT – BXD ngày 22/4/2008 của Bộ xây dựng
hướng dẫn về đánh giá, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu;
- Căn cứ vào nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của chính
phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị;
- Căn cứ nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của Chính
phủ quy định bổ xung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , trình

tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ – CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ tái định cư;
- Căn cứ nghị định số 37/2010/NĐ – CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 14/20009/TT – BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và
trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

4
- Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc phê duyệt dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã
- Chỉ thị số 681/CT – TT ngày 12/5/2009 của thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
2.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị
2.2.1. Các khái niệm về đô thị
Nước ta theo quy định của chính phủ, các điểm dân cư được gọi là
điểm dân cư đô thị khi thỏa mãn 5 điều kiện:
Thứ nhất: Là trung tâm vùng lãnh thổ hay trung tâm chuyên ngành, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.
Thứ hai: Là quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể
thấp hơn).

Thứ ba: Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65% trong
tổng số lao động, là nơi có sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ thương mại
hàng hóa phát triển.
Thứ tư: Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công trình công cộng phục vụ dân
cư đô thị.
Thứ năm: Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù
hợp với đặc điểm của từng vùng.
2.2.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị
Theo điều 4 Nghị định số 72/2001/NĐ-CP.
- Đô thị được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I,
đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
- Cấp quản lí đô thị gồm:
+ Thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thành phố thuộc tỉnh: thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương.
+ Thị trấn thuộc huyện.

5
2.2.3. Chức năng đô thị
Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng
khác nhau. Nhìn chung đô thị có các chức năng chủ yếu sau đây.
- Chức năng kinh tế : đây là chức năng chủ yếu của đô thị . sự phát
triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là
phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành
khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở
rộng và đa dạng hóa. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư.
- Chức năng xã hội : chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng
với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở ,y tế đi lại… là
những vấn đề gắn liền với kinh tế, với cơ chế thị trường. chức năng xã hội
ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị mà còn vì chính những nhu

cầu về nhà ở,y tế, đi lại,… thay đổi.
- Chức năng văn hóa : hiện nay ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu về giải
trí, giáo dục cao. Do đó cần phải có hệ thống trường học, khu vui chơi, viện
bảo tàng các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
- Chức năng quản lý : tác động của quản lí nhằm hướng nguồn lực vào
mục tiêu kinh tế ,xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến
những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó, nhà nước phải có pháp luật và
quy chế quản lí về đô thị.
2.2.4. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại,
văn hóa của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ
sở vật chất kỹ thuật và văn hóa (Nghị định số 72/2001/NĐ-CP).
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và
sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa nhanh chóng. Đô
thị tối ưu hoa việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận
chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt có năng xuất cao. Các đô thị
tạo điều kiên thuận lợi phân bố sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các

6
không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn
trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước.
Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn minh.
2.3. Lý luận về đô thị hóa
2.3.1. Khái niệm về đô thị hóa
Trên quan điểm một vùng, đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát
triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
Trên quan điểm kinh tế quốc dân, đô thị hóa là một quá trình biến đổi

về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư
những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị
hiện có theo chiều sâu.
Đô thị hóa là quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô
thị của các nhóm dân cư.
Đô thị hóa nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật; là quá
trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn.
ĐTH ngoại vi là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố
do kết quả phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng…
Đô thị hóa giả tạo là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô
thị và do dân cư từ các vùng khác đến
Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất
trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức
và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo
chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa khoa học kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
- Điều kiện tự nhiên: những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều
khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư
mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại
những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn.
- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị
tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó.

7
Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều nông kiện để công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa.
Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và
nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…
nói chung và các hình thái đô thị nói riêng.

Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định
trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để
xây dựng, nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn.
Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng
cao, các đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kì đổi mới, với
các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
2.3.4. Xu hướng phát triển đô thị hóa
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong
các đô thị lớn: sự hình thành trung tâm có tính chất chuyên ngành trong các
đô thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện
của tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất.
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các
vùng ngoại ô: sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính khách quan
đáp ứng những nhu cầu của sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của
chính vùng đó. Đó là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất.
- Mở rộng các đô thị hiện có: góp phần tạo sự ổn định tương đối và giải
quyết các vấn đề quá tải do đô thị hiện có.
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện
đại được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của Nhà nước. Vấn đề cơ
bản là tạo nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.
2.3.5 .Hình thái biểu hiện của đô thị hóa
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các
khu đô thị mới.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có.

8
2.3.6. Quan điểm của đô thị hóa
CNH và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình
chuyển từ nền văn minh công nghiệp. vấn đề quan trọng đặt ra là làm gì và

bằng cách nào để phát huy tối đa mặt tích cực của ĐTH, đồng thời bhanj chế
mặt tiêu cực của nó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình ĐTH phải
gắn liền với khái niệm “phát triển bền vững”.
Như vậy, ĐTH phải vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa phải đảm
bảo môi trường tự nhiên trong lành, sự công bằng và tiến bộ xã hội. tuy rằng
tăng trưởng kinh tế là yếu tố cần thiết và quan trọng bậc nhất của quá trình
ĐTH song nó vẫn chỉ là một nhân tố, một phương tiện hơn là một mục tiêu tối
thượng. mục tiêu của ĐTH là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống vật chất và tinh thần của con người, túc là phát triển đô thị lấy con người
là trọng tâm.
2.3.7. Các tiêu chí đánh giá mức độ và quá trình đô thị hóa
Quá trình ĐTH sẽ được đánh giá thong qua một số tiêu chí sau:
- Tốc độ tăng dân số cơ học : ĐTH gắn liền với tăng dân số khu vực
thành thị tùy theo số lượng dân số kết hợp với CSHT của khu vực thành thị đó
mà được nhà nước quy định cấp độ đô thị theo 5 loại từ loại 1 đến loại 5. như
vậy có thể thấy tốc độ tăng dân số cơ học là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá mức độ ĐTH.
- Tỷ lệ dân số nông nghiệp/tổng dân số: chúng ta biết ĐTH gắn liền với
CNH do vậy số nhân khẩu, lao động sống bằng các nguồn thu chính từ nông
nghiệp và phi nông nghiệp sẽ giúp ta đánh giá được mức độ ĐTH của mỗi địa
phương, thông thường với các khu đô thị lớn tỷ lệ dân số nông nghiệp/ tổng
số dân là rất nhỏ.
- Cơ cấu thu nhập: một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá mức độ
ĐTH đó là tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng
thu nhập của một địa phương, thường quá trình ĐTH tăng sẽ kéo theo sự
gia tăng của tỷ trọng thu nhập của các ngành nghề phi nông nghiệp trong
tổng thu nhập.


9

2.4. Thực tiễn đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử Việt Nam ta thấy tốc độ đô thị hoá của Việt Nam rất
chậm, kinh tế kém phát triển. Quá trình hình thành và phát triển đô thị Việt
Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2.4.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới
Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày
một tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Theo các chuyên gia
nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các
quốc gia ké m phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng
dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh,
nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển.
Đô thị trên thế giới đã hình thành và phát triển cách đây hàng ngàn năm
trước công nguyên. Minh chứng cho vấn đề này là các thành phố cổ ở Ai cập,
Hy lạp, Trung quốc, Ấn độ … đã được ghi trong sử sách cùng với những công
trình khảo cổ trên thế giới tìm thấy. Đô thị Babylon (Ai cập) được hình thành
bên bờ sông Euphrat từ 4300 năm trước công nguyên, đô thị Ai cập cổ đại
được xây dựng bên dòng sông Nin vào 3500 năm trước công nguyên, các đô
thị Trung quốc như thành phố Trường An, thành phố Ngu Dương, thành phố
Thành Thang cũng được được xây dựng từ 3000 năm trước công nguyên.
Quá trình đô thị hoá trên thế giới được các nhà nghiên cứu về đô thị
chia làm ba giai đoạn tương ứng với ba nền văn minh mà nhân loại đã trải
qua: giai đoạn đô thị tiền công nghiệp – tương ứng với nền văn minh nông
nghiệp với khoảng thời gian khá dài từ những năm trước công nguyên cho
đến những năm 1780 - chiếc máy hơi nước của J. Watt ra đời ; giai đoạn đô
thị công nghiệp – tương ứng với nền văn minh công nghiệp từ những năm
1780 đến những năm 1950 - chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời; giai đoạn
đô thị hậu công nghiệp – tương ứng với nền văn minh khoa học kỹ thuật từ
những năm 1950 đến ngày nay.
Trong khoảng thời gian 50 năm từ 1950 đến năm 2000 dân số thế giới
tăng 2,42 lần, trung bình mỗi năm tăng 1,71%, trong khi đó dân số đô thị tăng

gần 3,89 lần, trung bình mỗi năm tăng 2,65% . Tỷ lệ dân số sống ở đô thị tăng
từ 29% năm 1950 lên 46,7% năm 2000. Dự báo đến 2020 dân số thế giới sẽ

10
đạt mức 8,2 tỷ người, dân số sống ở đô thị đạt khoảng 4,9 tỷ, chiếm gần
60%.(Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Dân số đô thị qua các giai đoạn

Dân số (tỷ người)
Tốc độ tăng bình quân
năm, qua các giai
đoạn
Năm 1950

1975 2000 2005 2030 1950-2005 2005-2030

Tổng dân số 2,52 4,07 6,09 6,46 8,2 1,71 0,95
Dân số đô thị 0,73 1,52 2,84 3,15 4,91 2,65 1,78
Dân số nông thôn 1,79 2,56 33,24 3,31 3,29 1,12 -0,03
Tỷ lệ dân số đô thị % 29 37,2 46,7 48,7 59,9 0,94 0,83
(Nguồn :Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hợp quốc)
Tại các châu lục, châu Phi có tốc độ tăng dân số mạnh nhất trong 50
năm qua là 3,63 lần, nhưng cũng là châu lục tăng trưởng dân số đô thị mạnh
nhất : 8,96 lần ; tiếp đó là châu Mỹ La tinh, dân số tăng 3,13 lần và dân số
đô thị tăng 5,61 lần, Châu Á đứng vào hàng thứ 3 : dân số tăng 2,63 lần, dân
số đô thị tăng 5,81 lần; chậm nhất là châu Đại dương và châu Âu dân số tăng
từ 1,33 -1,88 lần và dân số đô thị tăng 1,89-2,3 lần. [19] Điều đó không có
nghĩa là mức độ đô thị hoá ở châu Âu và châu Đại dương thấp hơn các châu
lục khác mà thực ra là đến những năm 1950 tỷ lệ dân số đô thị ở hai châu lục
này đã khá cao. Dự báo dân số và dân số đô thị tại các châu lục vào các năm

2010, 2015, 2030 do Cơ quan nghiên cứu các vấn đề kinh tế và xã hội của của
Liên Hợp Quốc đưa ra được trình bày trong các bảng 2.2.
Bảng 2.2. Dân số các châu lục (triệu người)
Năm 1950 1975 2000 2005 2010 2015 2030
Châu Phi 224,1

415,8

812,5

905,9

1006,9

1115,4

1463,5

Châu Á 1396,3

2395,2

3675,8

3905,4

4130,4

4351,0


4872,5

Châu Âu 547,4

675,6

728,5

728,4

725,8

721,1

698,1

Châu Mỹ LaTinh 167,3

322,5

522,9

561,4

598,8

634,1

722,4


Châu Đại dương 184,4

264,7

345,9

363,7

381,1

397,9

442,6

(Nguồn :Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hợp quốc)

11
Tỷ lệ dân số sống ở đô thị trên toàn thế giới vào năm 1950 là 29% trong
đó châu Đại dương đã có tỷ lệ dân số đô thị cao nhất thế giới : 63,77% ; tiếp
đó là châu Âu : 50,54%; Thấp nhất là châu Phi và châu Á : 14,66- 16,79%
dân số sống ở đô thị. Trong khi đó châu Á là khu vực đông dân nhất thế giới
(trên 55% dân số thế giới). Vào năm 2005 tỷ lệ dân số đô thị của toàn thế giới
là 48,7% tại châu Á, châu Phi đã đạt khoảng 38 – 39% tức là vẫn thấp hơn tỷ
lệ trung bình chung của thế giới.
Dự báo của Liên Hợp Quốc đến năm 2010 sẽ có hơn một nửa dân số thế
giới sống ở khu vực đô thị nhưng châu Á và châu Phi mới chỉ đạt trên 40%.
Đến 2030 thì hai châu lục này mới đạt mức bình quân chung của thế giói hiện
nay (Xem bảng 2.3).
Bảng 2.3 Tỷ lệ dân số đô thị các châu lục
Đơn vị: %

Năm 1950 1975 2000 2005 2010 2015 2030
Châu Phi 14,66

25,36

36,23

38,32

40,51

42,82

50,71

Châu Á 16,79

24,00

37,08

39,76

42,49

45,28

54,11

Châu Âu 50,54


65,60

71,67

72,16

72,87

73,86

78,30

Châu Mỹ La-tinh 41,98

61,23

75,39

77,39

79,09

80,58

84,30

Châu Đại dương 63,77

73,66


78,36

79,82

81,14

82,35

85,43

(Nguồn: Vụ các vấn đề kinh tế xã hội, Liên Hợp quốc)
Về quy mô các đô thị, trước năm 1950 số đô thị có quy mô lớn trên thế
giới không nhiều, các thành phố cần kể đến như Paris, London, New York.v.v
2.4.2. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
Nhìn lại lịch sử Việt Nam ta tấy tốc độ đô thị hoá của Việt Nam rất
chậm, kinh tế kém phát triển. Quá trình hình thành và phát triển đô thị Việt
Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thời kỳ từ 1945 đến 1975
Sau khi dành được độc lập, Việt Nam trong tình trạng vừa có hoà bình
vừa có chiến tranh.
Vào những năm 1945 dân số Việt Nam có khoảng 23 triệu người, dân
số đô thị khoảng 10%. Trong vòng 25 năm (từ 1951 đến 1975) dân số Việt
Nam tăng gấp đôi, tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 10% lên 21,5%.

12
Bảng 2.4 Tổng dân số và dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1950-2005
Năm
Tổng dân số
(Người)

Dân số đô thị
(Người)
Tỷ lệ dân số đô thị
(%)
1951 23061 2306 10,0
1975 47638 10242 21,5
1985 60032 11526 19,2
1990 66233 13281 20,05
1995 71995,5 14938,1 20,7
2000 77685,5 18619,9 24,0
2005 84155,8 22823,6 27,1
(Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm từ 1985 đến 2006)
Đô thị hoá thời kỳ từ 1975 đến nay
Từ 1975 đất nước thống nhất nhưng khó khăn chồng chất : hậu quả của
chiến tranh rất nặng nề; chính sách cấm vận của Mỹ với Việt Nam sau chiến
tranh làm kinh tế Việt Nam chậm phát triển và do đó đô thị cũng không phát
triển, hai miền với hai hệ thống đô thị có cấu trúc khác nhau. Các chính sách
của chính phủ chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế để
đưa đất nước ra khỏi tình trạng lạc hậu.
Từ sau 1990 thời kỳ “đổi mới” của đất nước được coi là sự bắt đầu cất
cánh của kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như quá trình đô thị hoá. Từ 1995
đến 2005 quá trình đô thị hoá Việt Nam diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các
phương diện, thể coi đây là thời kỳ bùng nổ dân số đô thị Việt Nam. Mạng
lưới đô thị cả nước được hình thành trên cơ sở các đô thị trung tâm được phân
bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá đặc trưng của cả nước là : 1.Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ và đồng bằng Sông Hồng; 2.Vùng kinh tế trọng điểm Nam
Bộ và Đông nam Bộ; 3.Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Trung Bộ;
4.Vùng đồng bằng Sông Cửu long; 5.Vùng Nam Trung Bộ (Bình định, Phú
yên, Ninh thuận, Bình Thuận); 6.Vùng Tây nguyên; 7.Vùng Bắc trung Bộ
(Thanh hoá, Nghệ an, hà tĩnh); 8.Vùng Cao bằng, Bắc cạn, Lạng sơn, Hà bắc;

9.Vùng Lào cai, Yên bái, Hà giang, Tuyên quang, Vĩnh phúc, Phú thọ; và 10.
vùng Tây Bắc.

13
Hệ thống các đô thị đã được hình thành, đô thị hoá đang diễn ra với tốc
độ cao, biểu hiện cụ thể là mở rộng quy mô đô thị theo mô hình phát triển
từng phần theo một quy hoạch thống nhất, đô thị hoá nông thôn và các vùng
ngoại vi; Việc làm ở đô thị được tăng thêm đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng
việc làm còn chưa phù hợp với tốc độ tăng dân số đô thị, chất lượng sống của
người dân đô thị chưa cao. Cơ chế mới của Chính phủ đang mở ra cho các đô
thị nhiều triển vọng mới. Hệ thống đô thị cũng đã thu hút nhiều dự án đầu tư
của nước ngoài và nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đang được
xây dựng. Những yếu tố mới đó đang thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và
mức thu nhập tính theo đầu người, đồng thời cũng làm cho tốc độ đô thị hoá
tăng mạnh mẽ.
Tuy nhiên cũng còn rất nhiều vấn đề của đô thị đang được đặt ra và chưa
có giải pháp hữu hiệu… Các nhà quản lý đô thị đang phải đối đầu với vấn đề
quản lý giao thông, quản lý môi trường, quản lý kinh tế - xã hội ở đô thị.
2.5. Thực trạng quá trình đô thị hóa trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn nói
chung và thị xã bắc Kạn nói riêng
Bắc Kạn là một tỉnh với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hứa
hẹn nhiểu tiềm năng phát triển. Đây cũng là địa bàn có nhiều tiềm năng phát
triển bởi nguồn khoáng sản đa dạng như nguồn đá vôi, đá xây dựng, vàng và
đá quý với trữ lượng tương đối lớn; Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt nó là một
trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm trong vườn quốc gia ba bể,
nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam, tạo lợi thế đặc biệt
cho ngành dịch vụ du lịch. Bắc Kạn có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển khá
đồng bộ: hệ thống giao thông đường bộ, khu du lịch, các dịch vụ bưu chính
viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng…
Đô thị hóa song hành với quá trình công nghiệp hóa ở Bắc Kạn đang

từng ngày làm đổi thay diện mạo của tỉnh, cung cấp những công năng đô thị
đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng ở
một bình diện khác, làn sóng đô thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy
sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch,
kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái , gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển
của tỉnh.

14

Phần3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của thị xã, hiện trạng
sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Bắc Kạn.
- Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất của
thị xã Bắc Kạn.
- Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống của người nông dân
bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển đô thị
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2010 – 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 25/1/2014 đến ngày 30/4/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Bắc Kạn ảnh
hưởng đến việc sử dụng các loại đất
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Thị xã Bắc Kạn.

- Đánh giá tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa của thị xã Bắc Kạn.
3.3.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Bắc Kạn
tỉnh Bắc Kạn
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ban hành
- Công tác quản lý địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính.
- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất

×